Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA METHIONINE HYDROXY ANALOGUE (MHA) LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ MÀU SẮC CƠ THỊT CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 67 trang )

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA METHIONINE HYDROXY
ANALOGUE (MHA) LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ MÀU SẮC CƠ THỊT
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Tác giả

NGUYỄN VĂN KIM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Lê Thanh Hùng

Tháng 10 năm 2008
1


CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm và các Thầy Cô Khoa Thuỷ Sản đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Xin biết ơn sâu sắc đến Thầy LÊ THANH HÙNG đã tận tình hướng dẫn và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn cô VÕ THỊ THANH BÌNH, gia đình và các
bạn sinh viên trong lớp đã động viên , giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Trong suốt thời gian thực hiên đề tài, mặc dù tôi đã cố gắng nhưng không thể


tránh khỏi thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô
và các bạn.

2


TÓM TẮT
Đề tài được tiến hành tại trại thực nghiệm Khoa Thủy sản, trường Đại học
Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh từ 24/04/2008 đến 20/06/2008 với mục tiêu
khảo sát ảnh hưởng của MHA lên tăng trưởng và màu sắc cơ thịt của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus)”.
Đề tài được bố trí bởi hai thí nghiệm. mỗi thí nghiệm gồm hai nghiệm thức:
nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức bổ sung MHA. Kết quả sau 8 tuần nuôi:
Thí nghiệm I:
Tỉ lệ sống của nghiệm thức có bổ sung MHA (98%) cao hơn so với đối
chứng (95%)
Bổ sung MHA làm cân bằng acid amin trong thức ăn, làm tăng lượng ăn của
cá thí nghiệm.
Tăng trọng của cá thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các
nghiệm thức (P > 0,05). Điều này cho thấy việc bổ sung MHA giúp cá giảm sử
dụng bột cá trong thức ăn
Màu sắc của cá thí nghiệm không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các
nghiệm thức (P > 0,05).
Thí nghiệm II:
Không có sự sai khác rõ ràng của các yếu tố (nhiệt độ, pH, do, mật độ tảo,
ammonia) giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức bổ sung MHA

3



MỤC LỤC
Đề Mục

Trang

Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các bảng ................................................................................................... viii
Danh sách đồ thị và bảng...............................................................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề ...............................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài ......................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................3
2.1 Một số đặc điểm sinh học cá tra ...............................................................................3
2.1.1 Vị trí phân loại.......................................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái.................................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm sinh thái .................................................................................................4
2.1.3.1 Sự phân bố ..........................................................................................................4
2.1.3.2 Các yếu tố môi trường ........................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ...........................................................................................5
2.1.5.Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh sản..................................................................................................6
2.2. Các nguồn nguyên liệu cung cấp protein trong thức ăn ..........................................7
2.2.1 Protein động vật.....................................................................................................7
2.2.2 Protein thực vật......................................................................................................8
2.3 Methionine .............................................................................................................11
2.3.1 Sự sinh tổng hợp methionine...............................................................................11

4


2.3.2 Những con đường sinh hóa khác .........................................................................11
2.3.3. Giới thiệu về Methionine và Methionine Hydroxy analogue.............................12
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................14
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu.....................................................................14
3.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................14
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................14
3.2.2 Hệ thống bể thí nghiệm ......................................................................................14
3.2.3. Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm....................................................................15
3.3. Thành phần cơ bản trong thức ăn ..........................................................................16
3.4. Mật độ tảo..............................................................................................................16
3.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm ...............................................................................17
3.5.1 Bố trí thí nghiệm..................................................................................................17
3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi môi trường ........................................................................19
3.5.3 Phương Pháp Thu Thập số liệu ...........................................................................19
3.5.4 Các chỉ tiêu theo dõi cá .......................................................................................19
3.6 Phương pháp phân tích và sử lí số liệu...................................................................20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................21
4.1 Thành phần dinh dưỡng khi phân tích....................................................................21
4.2 Thí nghiệm I ..........................................................................................................22
4.2.1 Các thông số môi trường ....................................................................................20
4.2.1.1 Nhiệt độ ............................................................................................................22
4.2.1.2 Hàm lượng oxy hòa tan ....................................................................................23
4.2..1.3 Độ pH ............................................................................................................24
4.2.1.4 Hàm lượng amonia ...........................................................................................25
4.2.2. Tỉ lệ sống ............................................................................................................26
4.2.3 Tăng trưởng và lượng thức ăn sử dụng của cá thí nghiệm..................................27
4.2.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn ....................................................................................30

4.2.5 Đánh giá cảm quan màu sắc cơ thịt.....................................................................33
4.3. Thí nghiệm II .........................................................................................................33
4.3.1 Các yếu tố môi trường .........................................................................................33
4.3.1.1 Nhiệt độ ............................................................................................................34
5


4.3.1.2 Hàm lượng oxy hòa tan ....................................................................................35
4.3.1.3 Độ pH ...............................................................................................................37
4.3.14 Hàm lượng amonia ............................................................................................38
4.3.2 Mật độ tảo............................................................................................................39
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ .....................................................................41
5.1 Kết Luận .................................................................................................................41
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................42
PHỤ LỤC ....................................................................................................................44

6


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tên đầy đủ

MHA

Methionine hydroxy analogue

FAO


Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông Lương)

T503

Nghiệm thức đối chứng

T503(vs)

Nghiệm thức bổ sung MHA

7


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá ..................................................................6
Bảng 3.1: Thành phần cơ bản trong thức ăn.................................................................16
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.........................................................16
Bảng 4.1: Thành phần dinh dưỡng khi phân tích thức ăn ............................................21
Bảng 4.1: Thành phần acid amin thiết yếu ...................................................................22
Bảng 4.3: Tăng trọng của cá thí nghiệm ......................................................................28
Bảng 4.4: Lượng ăn tuyệt đối, lượng ăn tương đối của cá qua 56 ngày thí nghiệm ....29
Bảng 4.5: Đánh giá cảm quan màu sắc cơ thịt cá tra ...................................................32
Bảng 4.6: Nhiệt độ nước vào buổi sáng (thí nghiệm II)...............................................34
Bảng 4.7: Nhiệt độ nước vào buổi chiều (thí nghiệm II) .............................................34
Bảng 4.8: Hàm lượng ôxy hòa tan vào buổi sáng (thí nghiệm II)................................35

Bảng 4.9: Hàm lượng ôxy hòa tan vào buổi sáng (thí nghiệm II)................................36
Bảng 4.10: Độ pH vào buổi sáng của các nghiệm thức qua 8 tuần (thí nghiệm II) .....37
Bảng 4.11: Độ pH vào buổi sáng của các nghiệm thức qua 8 tuần (thí nghiệm II) .....37
Bảng 4.12: Hàm lượng ammonia vào buổi sáng (thí nghiệm II)..................................38
Bảng 4.13: Hàm lượng ammonia vào buổi chiều (thí nghiệm II) ................................39
Bảng 4.14: Mật độ tảo của các nghiệm thức ................................................................40

8


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Đồ thị

Trang

Đồ thị 4.1: Nhiệt độ nước ở thí nghiệm I .....................................................................23
Đồ thị 4.2: Hàm lượng oxy hòa tan ở thí nghiệm I ......................................................24
Đồ thị 4.3: Độ pH ở thí nghiệm I .................................................................................25
Đồ thị 4.4: Hàm lượng amonia ở thí nghiệm I .............................................................26
Đồ thị 4.5: Tỉ lệ sống của cá thí nghiệm ở thí nghiệm I...............................................27
Đồ thị 4.6: Lượng ăn tuyệt đối, lượng ăn tương đối của cá tra ....................................30
Đồ thị 4.7: Hệ số biến đổi thức ăn................................................................................31
Đồ thị 4.8: Đánh giá cảm quan màu sắc cơ thịt của cá ................................................33
Đồ thị 4.9: Nhiệt độ nước ở thí nghiệm II....................................................................35
Đồ thị 4.10: Hàm lượng oxy hòa tan ở thí nghiệm II ...................................................36
Đồ thị 4.11: Độ pH ở thí nghiệm II ..............................................................................38
Đồ thị 4.12: Hàm lượng amonia ở thí nghiệm II..........................................................39

Hình


Trang

Hình 2.1: Hình dạng ngoài của cá tra .............................................................................4
Hình 3.1: Thí nghiệm I .................................................................................................15
9


Hình 3.2: Thí nghiệm II................................................................................................15
Hình 3.3: Mật độ tảo.....................................................................................................17
Hình 4.1: Màu sắc cơ thịt của cá thí nghiệm ở thí nghiệm I ........................................32

10


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Trong thời gian qua, nghề nuôi thủy sản cũng liên tục phát triển, mở rộng
diện tích nuôi trồng cũng như thâm canh để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Điều này tất yếu kéo theo nhu cầu về thức ăn có chất lượng tốt và chi phí thức ăn
hợp lý cho các đối tượng thủy sản. Cá da trơn là một trong những đối tượng có giá
trị kinh tế và có thể sử dụng một lượng lớn thức ăn có nguồn gốc protein thực vật
sẵn có.
Hiện nay, trên xu thế sử dụng protein thực vật thay thế bột cá, nguồn nguyên
liệu đang bị hạn chế do số lượng và giá cả, nhưng một vấn đề đặt ra là khi thay thế
protein động vật bằng protein thực vật mà cụ thể là thay bột cá bằng bánh dầu đậu
nành. Trong bánh dầu đậu nành có hàm lượng protein cao, hàm lượng lipid thấp,
chứa tương đối đầy đủ các acid amin thiết yếu bao gồm cả lysine, nhưng hàm
lượng methionine thấp so với nhu cầu của cá (FAO, 1999). Để bổ sung methionine,

thị trường thường sử dụng L,D- Methionine tổng hợp. Nhưng cơ thể cá chỉ biến
dưỡng L-Methionine do đó, việc sử dụng MHA là nguồn cung cấp L- Methionine
rất hữu dụng lên gia súc và gia cầm.
Xuất phát từ thực tế trên, theo sự phân công của Khoa Thủy Sản, trường Đại
học Nông Lâm, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của MHA lên tăng
trưởng và màu sắc cơ thịt của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)”.

11


1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung MHA lên lượng ăn sử dụng và màu sắc
cơ thịt của cá tra trong khẩu phần chủ yếu là protein thực vật.
Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung MHA lên tốc độ tăng trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn của cá thí nghiệm

12


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Một Số Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Robert Tyson (1991) thì cá tra thuộc:
Nghành: Chordata
Lớp:Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius

Loài:Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1787)
Tên địa phương: tra
Tên tiếng Anh: tra catfish
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá tra có thân dài, dẹp ngang, không có vẩy bao phủ, có màu hơi xanh nhạt
trên thân lưng, màu xanh nhạt dần hai bên hông, phía đuôi vây màu hơi vàng, vây
lưng và vây đuôi màu xám đen, phần cuối của vây đuôi màu hơi đỏ, bụng màu
trắng bạc. Đầu nhỏ vừa phải, rộng và dẹp bằng, mắt tương đối to, miệng rộng, phần
sau hơi dẹp bên, có hai đôi râu hàm trên ngắn hơn nửa chiều dài đầu, râu hàm dưới
ngắn bằng ¼ chiều dài đầu, có răng lá mía và khẩu cái rất mịn tạo thành vòng cung.
Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây hậu môn tương
đối dài (Trần Thanh Xuân, 1994).

13


Hình 2.1 Hình dạng ngoài của cá tra
2.1.3 Đặc điểm sinh thái
2.1.3.1 Sự phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mê kông và
Chao Phraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá
bột và cá giống tra được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy
trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam, do cá có tập tính di cư
ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu
kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến
tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (fistenet.gov.vn).
2.1.3.2 Các yếu tố môi trường



Nhiệt độ: Cá tra là loài chịu lạnh kém vì cá tra là một trong những

loài đặc trưng cho loài phân bố ở vùng nhiệt đới. Ở nhiệt độ 15oC thì cường độ bắt
mồi của cá giảm, nhưng cá vẫn sống, ở nhiệt độ 39oC cá sẽ bơi lội không bình
thường (Trần Thanh Xuân, 1994).


pH: cá có khả năng chịu đựng pH từ 5-11 nhưng pH thích hợp cho cá

phát triển là 6,5-7,5 . Ở pH =5 cá có biểu hiện mất nhớt, các đuôi râu teo dần, hoạt
động chậm chạp, khi pH = 11 cá sẽ hoạt động lờ đờ và mất nhớt.

14




Độ mặn: độ mặn cá có khả năng chịu đựng là 10%0 (Mai Đình Yên và

ctv, 1992)


Oxy hòa tan: cá tra chịu được hàm lượng oxy hòa tan thấp. Do đó cá

có thể nuôi trong các ao nước tù, nước bẩn, nơi có nhiều chất hữu cơ hay nuôi trong
bè có mật độ dày.
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá sau khi nở tiêu hết noãn hoàng, có chiều dài từ 1-1,5 cm. Sau 14 ngày
ương, cá có thể đạt chiều dài trung bình từ 2-2,3 cm và có khối lượng trung bình là
0,25g. Cá ương 5 tuần tuổi có chiều dài từ 5 – 6 cm và trọng lượng cá từ 1,28 1,5g/ con. Sau một năm nuôi cá có thể đạt trọng lượng 1,5 kg, sau 3 – 4 năm cá đạt

3 – 4 kg. Tất nhiên tốc độ tăng trưởng của cá tùy thuộc rất nhiều vào mật độ, chất
lượng và số lượng thức ăn được cung cấp (Trần Thanh Xuân, 1994).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sồng, vì vậy chúng ăn thịt lẫn
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho
ăn đầy đủ. Ngoài ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của
chúng có rất nhiều phần cơ thể và mắt cá con các loài cá khác. Dạ dày của cá phình
to hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính
vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là
đặc điểm của cá thiên về ăn thịt. Ngay khi vừa hết noãn hoàng cá thể hiện rõ tính ăn
thịt và ăn lẫn nhau, do đó để tránh hao hụt do ăn nhau trong bể ấp, cần nhanh chóng
chuyển cá ra ao ương. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn
các loại phù du động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn
nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng
dễ chuyển đổi loại thức ăn. Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì
vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá
ương không được cho ăn đầy đủ, thậm chí cá thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các
lọai thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật.
Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như
cám, rau, động vật đáy.
15


Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra
D.Menon và P.I.Cheko (1955)
Nhuyễn thể

35,4%

Cá nhỏ


31,8%

Côn trùng

18,2%

Thực vật dương đẳng

10,7%

Thực vật đa bào

1,6%

Giáp xác

2,3%

2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành
thục lần đầu từ 2,5-3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận
của Campuchia và Thái lan. Ngay từ năm 1966, Thái lan đã bắt cá tra thành thục
trên sông (trong đầm Bung Borapet) và kích thích sinh sản nhân tạo thành công.
Sau đó họ nghiên cứu nuôi vỗ cá tra trong ao. Ðến năm 1972 Thái lan công bố quy
trình sinh sản nhân tạo cá tra với phương pháp nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục trong
ao đất.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ (sinh dục thứ cấp), nên nếu chỉ nhìn
hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến
sinh dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng

trứng hay noãn sào. Tuyến sinh dục của cá tra bắt đầu phân biệt được đực cái từ
giai đoạn II tuy màu sắc chưa khác nhau nhiều. Các giai đoạn sau, buồng trứng tăng
về kích thước, hạt trứng màu vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng
chuyển dần sang màu trắng sữa. Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự
nhiên từ 1,76-12,94 (cá cái) và từ 0,83-2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông

16


cỡ từ 8-11kg (Nguyễn văn Trọng, 1989). Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra
cái có thể đạt tới 19,5%.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6 dương lịch, cá
có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp
thuộc địa phận Campuchia và Thái lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt
Nam. Bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao tiếp 2 con sông Mêkông và
Tonlesap, từ thị xã Kratie (Campuchia) trở lên đến thác Khone, nơi giáp biên giới
Campuchia và Lào. Nhưng tập trung nhất từ Kampi đến hết Koh Rongiev thuộc địa
giới 2 tỉnh Kratie và Stung Treng. Tại đây có thể bắt được những cá tra nặng tới 15
kg với buồng trứng đã thành thục. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của
loài cây sống ven sông Gimenila asiatica, sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và
trôi về hạ nguồn. Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ
sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục
1-3 lần trong một năm.
Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản tuyệt
đối. Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản
tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương
đối nhỏ và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1mm. Sau khi đẻ ra
và hút nước đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5-1,6mm.
2.2 Các Nguồn Nguyên Liệu Cung Cấp Protein Trong Thức Ăn
Trong chế biến thức ăn cho động vật thủy sản, protein là thành phần quan

trọng nhất, quyết định chất lượng của sản phẩm cũng như năng suất của vụ nuôi.
Các nguyên liệu chủ yếu cung cấp protein cho thức ăn đực phân làm hai nhóm theo
nguồn gốc: động vật và thực vật.
2.2.1 Protein động vật
Protein động vật là nhóm cung cấp protein chất lượng cao, thường được sử
dụng trong công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và các loài thủy sản.
Nhóm này gồm nhiều loại như: bột thịt, bột cá, bột máu, bột lông vũ, các phụ phẩm
lò mổ… trong đó bột cá là nguyên liệu được ưa chuộng nhất.
17


Bột cá có hàm lượng protein cao (60-80%) và thay đổi tùy theo loại cá,
phương pháp chế biến, mùa vụ và phạm vi đánh bắt. Bột cá có đầy đủ các acid
amin thiết yếu, đặc biệt là lysine và methionine, hai loại amino acid thiết yếu
thường bị giới hạn ở các nguồn protein thực vật. Bột cá cũng là nguồn cung cấp
đáng kể các acid béo không bão hòa (polyunsaturated fattyacid-PUFA), đặc biệt là
các acid béo họ n-3 (Hertrampf và cs .,2000), năng lượng thô của bột cá khoảng
4.100-4.200 kcal/kg.
Bột cá có hàm lượng muối khoáng cao đặc biệt là Ca, P và Mg, là nguồn cung
cấp lưu huỳnh, giàu vitamin tan trong nước, còn hàm lượng vitamin tan trong mỡ
thì không đáng kể
Bột cá có độ tiêu hóa cao (80-90%), đồng thời còn có một vai trò quan trọng
là làm cho thức ăn có mùi vị ngon và hấp dẫn.
Ngoài ra trong thành phần hóa học của bột cá còn có thể có một số yếu tố
kích thích tăng trưởng trên thủy sản mà bản chất chưa được khảo sát. Điều này
được thấy rõ khi thay thế bột cá bằng một nguồn nguyên liệu nào cũng đều có hệ
quả là cá giảm sút tăng trưởng dù thức ăn thay thế chứa đầy đủ các dưỡng chất như
bột cá.
Nhu cầu bột cá dùng cho nuôi trồng thủy sản trên thế giới ngày càng
tăng. Năm 1990, ngành nuôi trồng thủy sản chỉ sử dụng 10% lượng bột cá sản xuất

nhưng đến năm 2000 số lượng đã tăng lên 34%. Theo dự kiến, vào năm 2010 con
số này sẽ lên đến 60% lượng bột cá của thế giới. Sự cạnh tranh nhu cầu bột cá giữa
nuôi trồng thủy sản và các ngành chăn nuôi khác càng làm giá bột cá tăng cao (Lê
Thanh

Hùng,2003).

2.2.2 Protein thực vật
Đây là nguồn cung cấp protein đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu và
sử dụng trong chế biến thức ăn cho các loài động vật nuôi, nhằm góp phần giải
quyết vấn đề hạn chế về sản lượng và chi phí cao của các protein động vật nhất là
bột cá. Tuy nhiên, vấn đề thường gặp nhất trong các loại nguyên liệu thực vật là sự
hiện diện của các chất kháng biến dưỡng (antimetabolites). Những chất này cũng
được xem như là những nhân tố kháng dinh dưỡng (antinutritional factor) khi
18


chúng hiện diện trong thức ăn và ảnh hưởng đến quá trình biến dưỡng của động vật.
Các động vật khi tiêu hóa các loại thức ăn có chứa các chất antimetabolite có thể
chết do bị ức chế tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, sưng tuyến tuy, giảm
glucose trong máu, tổn thương gan và một số bệnh lý khác.
Các nhân tố kháng dinh dưỡng của các sản phẩm thực vật được biết có thể
chia làm 4 nhóm chủ yếu (Tacon,1987) như sau:
Protein: protease inhibitor, haemagglutinins
Glycosides: goitrogens, cyanogens, saponine, oestrogens
Phenols: gossypols, tannins
Miscellaneous: chất kháng vitamin (anti - vitamins), kháng chất khoáng (anti
- minerals), kháng enzymes (anti - enzymes), chất gây dị ứng thực phẩm (food
allergens),


chất

gây

ung

thư



nguồn

gốc

thực

vật/vi

khuẩn

(microbiae/prantcarcinogens), những amino acid có độc tố (toxicaminoacid).
Các nhân tố kháng dinh dưỡng rất đa dạng, mỗi loài thực vật thường có nhiều
hơn một nhân tố kháng dinh dưỡng. Phần lớn những chất này không bền với nhiệt
độ và tương đối dễ bị phá hủy khi bị đun nấu, cụ thể như haemagglutinin,
trypsininhibitor dễ bất hoạt ở nhiệt độ 100OC, trong 15-20 phút (FAO, 1999).
Những sản phẩm thực vật thường được sử dụng trong chế biến thức ăn cho
các loài thủy sản là bánh dàu đậu nành , đậu phộng, hạt bông, bột mì và cám gạo.
Trong đó bánh dàu đậu nành được xem là loại có giá trị dinh dưỡng nhất (Lovell,
1988; Trích bởi Webster và CS., 1989). Ở Mỹ bánh dầu đậu nành là nguồn cung
cấp protein chủ yếu cho cá trơn Mỹ (Mohansen và cs., 1990). Bánh dầu đậu nành

có hàm lượng protein cao, hàm lượng Lipid thấp, chứa tương đối đầy đủ các acid
amin thiết yếu bao gồm cả lysine, nhưng hàm lượng methionine thấp so với nhu
cầu của cá (FAO, 1999). Đậu nành sau khi li trích chất béo, phần còn lại là bánh
dầu đậu nành chứa 0,3-3% lipid, đậu nành giầu acid béo n-6 như 18:2n6. Tuy nhiên
theo Viola và cs,. (1983), việc sử dụng bánh dầu đậu nành thay thế bột cá sẽ gây ra
mất cân bằng amino acid thiết yếu và năng lượng đối với cá chép (Cyprinus
carpio). Bên cạnh đó khi thay thế hoàn toàn bột cá bằng bánh dầu đậu nành cũng
thường làm cá tăng trưởng kém, điều này được lý giải do những nguyên nhân sau:
19


Trong bánh dầu đậu nành có chứa chất ức chế trypsin (trypsin inibitor), liên
kết với trypsin nên ngăn cản hoạt động tiêu hóa của enzyme này (Wilsonetal.,1985;
trích bởi Webster và cs., 1995).
Bên cạnh đó đậu nành còn chứa haemagglutinin có tác dụng gắn với hồng cầu
làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu (Tacon, 1992). Haemagglutinin
làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất trong đường ruột và cũng có thể gây xuất
huyết ruột và giảm tăng trưởng (Silva và cs., 1995).
Mặt khác, khi sử dụng nhiệt độ cao để khử độc tố trong bánh dầu đậu nành,
một số acid thiết yếu nhậy cảm với nhiệt độ như lysine sẽ tạo thành những phức hệ
với đường theo phản ứng Maillard nên giá trị dinh dưỡng của của lysine sẽ giảm đi
rất nhiều (Smith và cs., 1972 ; trích bởi Lê Thanh Hùng, 1989). Mặt khác, Jackson
và cs., (1982), đã phát hiện Methionine là loại amino acid giới hạn trong bánh dầu
đậu nành và tốc độ tăng trưởng của cá sẽ giảm nhanh khi mức độ Methionine giảm
thấp hơn 0,65% trong khẩu phần có bánh dầu đậu nành thay thế 50% bột cá. Điều
này cũng tạo nên sự mất cân bằng acid amin trong thức ăn có bánh dầu đậu nành
(Dabrowski và cs., 1989; trích bởi Webster và cs., 1995).
Khi sử dụng bánh dầu đậu nành, khả năng hấp thu muối khoáng, đặc biệt là
phospho của cá bị giảm vì phospho thường gắn với acid phytic tạo thành phytate và
giá trị dinh dưỡng của nó không đáng kể đối với các loài cá (Liebowitz , 1981; trích

bởi webster và cs., 1995). Trong khi đó cá lại không có khả năng hấp thu phospho
trong nước như việc hấp thu calcium và các muối khoáng khác (Lovell, 1978; trích
bởi Lê Thanh Hùng, 1989).
Năng lượng của bánh dầu đậu nành cũng thấp hơn bột cá (Viola, Mokady và
Arieli, 1983; Hilton và Slinger, 1986; trích bởi Webster và cs., 1995). Đối với cá
trơn Mỹ, bánh dầu đậu nành có giá trị năng lượng tiêu hóa (2,58 kcal/g DE ) thấp
hơn so với bột cá (3,90 kcal/g DE ) (NRC, 1983; trích bởi Lê Thanh Hùng, 1989 ).
Khi thay thế bột cá bằng bánh dầu đậu nành thường kèm theo việc bổ sung dầu để
đảm bảo cung cấp đủ acid béo thiết yếu cho cá.

20


2.3 Methionine
2.3.1 Sự sinh tổng hợp methionine
Methionine là một amino acid, cơ thể cá không tự tổng hợp được. Do đó
chúng ta phải hấp thu methionine từ thức ăn hoặc protein có chứa methionine.
Trong thực vật và vi sinh vật methionine được tổng hợp bằng con đường đó là
đó là sử dụng cả aspartic acid và cysteine. Theo chu trình sau:

Nguồn: en.wikipedia.org/wiki/Methionine
2.3.2 Những con đường sinh hóa khác
Động vật không thể tổng hợp được methionine. Do đó methionine được dự
trữ trong cơ thể dưới dạng Homocysteine khi cơ thể bị thiếu thì Homocysteine
chuyển đổi thành methionine theo phương trình (4). Cụ thể theo chu trình sau:
21


Nguồn: en.wikipedia.org/wiki/Methionine
2.3.3 Giới Thiệu về Methionine và Methionine Hydroxy analogue

Trong dinh dưỡng thủy sản hiện nay việc thay thế protein động vật bởi
protein thực vật hay giảm tỉ lệ bột cá trong thức ăn kèm theo đó là việc bổ sung
methionine để cân đối acid amin đang ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng vào
trong thực tế. Ở nước ta hiện nay mới chỉ sử dụng D,L-Methionine nhưng trên thế
giới người ta còn dùng cả D-MHA và L-MHA (Methionine Hydroxy analogue ) và
trong thí nghiệm này chúng tôi cũng sử dụng dạng analogue như là nguyên liệu
cung cấp methionine nhưng cũng xin lưu ý rằng cơ thể chỉ hấp thụ L-Methionine.
Sơ đồ biến dưỡng của L,D-MHA thành L-Methionine được trình bày theo sơ đồ
sau: ( Dibner, 1984)

22


All isomers are completely and
efficiently converted to L-methionine
D-MHA

L-MHA

D-met

Hydroxy acid
dehydrogenase

Hydroxy acid
oxidase

Amino acid
oxidase


Mitochondria
all tissues

Peroxisomes
liver, kidney

Peroxisomes

liver, kidney
NH2

-keto-methionine

Same
intermediate
metabolite

NH2

Transaminases

L-methionine
Only form incorporated into protein

Cấu tạo hóa học của methionine

Cấu trúc không gian của methionine

Nguồn: en.wikipedia.org/wiki/Methionine


23

Dibner, 1984
J. Nutr. 114, 1716-1723


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu
Địa điểm: Đề tài được Thực hiện tại trại thực Nghiệm Khoa Thuỷ Sản, Đại
Học Nông Lâm TP.HCM.
Thời gian: thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của MHA nên tốc độ tăng trưởng
của cá tra được tiến hành từ ngày 24/04/2008 đến 20/06/2008.
3.2 Vật Liệu Thí Nghiệm
3.2.1 Đối Tượng Nghiên Cứu
Cá tra giống cỡ từ 9-10 gram. Cá trước thí nghiệm được ương nuôi trong bể
xi măng và cho ăn cùng loại thức ăn để cá thích nghi với điều kiện môi trường và
sức khỏe ổn định. Cá có chất lượng tốt, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ đồng đều, màu
sắc đặc trưng.
3.2.2 Hệ Thống Bể Thí Nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên hệ thống gồm: 4 bể xi măng và 8 bể
composite nhựa. Các bể được vệ sinh trước khi bố trí thí nghiệm bằng formol và
chlorine nước sử dụng là nước máy được chứa trong bể trữ để làm bay hơi chlorine
và cho tảo phát triển, nhằm đảm bảo chất lượng nước phù hợp và ổn định cho cá thí
nghiệm.

24



Hình 3.1: Thí nghiệm I

Hình 3.2: Thí nghiệm II

3.2.3 Dụng Cụ Và Nguyên Liệu Thí Nghiệm
Cá tra được vận chuyển từ trại sản xuất giống Củ Chi có trọng lượng trung
bình 2 – 3 gram.
Nguyên liệu: 2 loại thức ăn T503 (đối chứng) và T503 (VS) có bổ sung MHA
(0,035%) do công ty Uni president sản xuất.
Cân điện tử
Máy đo pH (HANNA Instruments HI 8424 microcomputer pH meter)
Bộ test NH4+/NH3
Bộ test O2
Nhiệt kế thuỷ ngân 00C – 1000C
Thuốc gây mê (Ethylenglycol monophenylether với liều lượng 500 ppm)
Ống siphon, thau nhựa và một số dụng cụ có liên quan

25


×