Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LỊCH SỬ DU NHẬP VÀ KHẢO SÁT TÍNH ĂN CỦA CÁ HOÀNG ĐẾ (Cichla ocellaris, Bloch and schneider, 1801) Ở HỒ TRỊ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

LỊCH SỬ DU NHẬP VÀ KHẢO SÁT TÍNH ĂN
CỦA CÁ HOÀNG ĐẾ
(Cichla ocellaris, Bloch and schneider, 1801) Ở HỒ
TRỊ AN

Sinh Viên Thực Hiện : TRẦN NGỌC PHỤNG
Ngành
: Nuôi Trồng Thủy Sản
Niên Khóa
: 2004 – 2008

Tháng 10/2008


LỊCH SỬ DU NHẬP VÀ KHẢO SÁT TÍNH ĂN CỦA CÁ HOÀNG ĐẾ
(Cichla ocellaris, Bloch and Schneider, 1801) Ở HỒ TRỊ AN

Thực hiện bởi

Trần Ngọc Phụng

Khoá luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thuỷ Sản

Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Cẩm Lương

Thành phố Hồ Chí Minh


Năm 2008
i


TÓM TẮT
Hồ Trị An là hồ chứa lớn ở tỉnh Đồng Nai, với diện tích 32.400 ha, trong đó
diện tích mặt nước có hiệu quả khoảng 2.500 ha, hồ có một tiềm năng rất lớn về phát
triển thuỷ sản. Việc phát triển nghề cá ở hồ Trị An đóng vai trò quan trọng trong việc
cải thiện dinh dưỡng và nâng cao thu nhập cho các hộ ngư dân sống ven hồ, tạo công
ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.
Tuy nhiên, ở hồ Trị An xuất hiện một số loài cá ngoại lai như: cá Chim trắng
(Colossoma brachypomum), cá Tỳ bà (Hypostomus plesostonius), và cá Hoàng đế
(Cichla ocellaris, Bloch and Schneider, 1801). Trong số này cá Hoàng đế hiện có sản
lượng khai thác thương mại cao nhất. Được sự phân công của Khoa thuỷ sản, tôi tiến
hành thực hiện đề tài “ Lịch sử du nhập và khảo sát tính ăn của cá Hoàng đế (Cichla
ocellaris, Bloch and Schneider, 1801) ở hồ Trị An”.
Đề tài được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2008, ở Hồ Trị An tỉnh Đồng
Nai. Điều tra ngư dân và thu mẫu cá Hoàng đế sau đó phân tích thức ăn trong dạ dày.
Kết quả dạt được như sau:
- Cá Hoàng đế có nguồn gốc ở Nam Mỹ, do người nuôi cá cảnh thả vào hồ Trị
An năm 2002.
- R2 = 0,9664 cho thấy cá rất thích nghi với môi trường hồ Trị An.
- Li/Lo trung bình là 0,43 0,04 cho thấy cá Hoàng đế là loài ăn động vật
- Thức ăn chủ yếu là cá có kích thước nhỏ như cá Cơm, cá Sơn, cá con, Ba
dong….
- Số lượng thức ăn của cá Hoàng đế phụ thuộc nhiều vào kích thước con mồi.

ii



CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Thuỷ Sản.
Quý thầy cô trong và ngoài khoa đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cho
tôi trong những năm học vừa qua, đồng thời đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian
thực hiện đề tài.
Dự án CRSP đã hỗ trợ kinh phí thu mẫu cá. Thầy Lê Thanh Hùng, cô Phạm Thị
Thanh Bình và các thành viên dự án đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài.
Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Vũ Cẩm Lương đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện
và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
Tập thể cán bộ Công ty thủy sản Đồng Nai.
Chi cục thủy sản tỉnh Đồng Nai
Bà con ngư dân ở hồ Trị An.
Xin cảm ơn các bạn sinh viên cùng lớp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập cũng như khi tiến hành đề tài tốt nghiệp.
Do còn hạn chế về mặt thời gian, cũng như kiến thức chuyên môn nên luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo và đóng góp của quý thầy
cô và các bạn.

iii


MỤC LỤC
Trang
TÊN ĐỀ TÀI

i


TÓM TẮT

ii

CẢM TẠ

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH BẢNG

vii

DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ

viii

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

ix

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1

1.1


Đặt vấn đề

1

1.2

Mục tiêu của đề tài

2

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1

Thông tin chung về Hồ Trị An

3

2.1.1

Lịch sử hình thành hồ

3

2.1.2

Vị trí địa lý


6

2.1.3

Địa chất thổ nhưỡng

6

2.1.4

Điều kiện tự nhiên

6

21.4.1 Đặc điểm khí hậu thuỷ văn

6

2.1.4.2 Chế độ thuỷ lý, hoá, sinh của hồ

7

2.2

7

Chức năng của hồ

2.2.1 Hoạt động thuỷ điện ở hồ Trị An


7

2.2.2 Các chức năng khác

8

2.3

9

Tình hình phát triển thuỷ sản ở Hồ Trị An

2.3.1 Tình hình thả nuôi

9

2.3.1.1 Nuôi cá trên diện tích mặt nướclớn

9

2.3.1.2 Nuôi cá bè

12
iv


2.3.1.3 Các hình thức nuôi khác

13


2.3.2

Tình hình khai thác

15

2.4

Các cơ quan quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở Hồ Trị An

16

2.4.1

Trung tâm thuỷ sản Đồng Nai

16

2.4.2 Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

17

2.5

Cá Hoàng đế

18

2.5.1


Vị trí phân loại

18

2.5.2

Phân bố

19

2.5.3

Đặc điểm phân biệt

19

2.5.4

Đặc điểm sinh học

20

2.5.5

Khả năng tác động môi trường

21

2.5.6


Tình hình khai thác cá Hoàng đế ở hồ Trị An

23

CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

3.1

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

25

3.2

Đối tượng thu mẫu

25

3.3

Phương pháp nghiên cứu

25

3.3.1

Thu thập số liệu


25

3.3.2

Phương pháp thu và cố định mẫu

26

3.3.3

Lịch sử du nhập

27

3.3.4

Tương quan chiều dài trọng lượng

27

3.3.5

Tính ăn của cá

27

3.3.6

Thời điểm ăn


27

3.3.7

Loại thức ăn

27

3.3.8

Thành phần phần trăm số lượng thức ăn

28

3.3.9

Trọng lượng thức ăn trung bình của một cá Hoàng đế

28

3.3.10 Kích thước thức ăn

28

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1


Lịch sử du nhập cá Hoàng đế

29

4.2

Tương quan chiều dài trọng lượng

29

v


4.3

Tính ăn

30

4.4

Khảo sát thời điển ăn

31

4.5

Loại thức ăn


34

4.6

Thành phần trăm số lượng thức ăn

38

4.7

Trọng lượng thức ăn trung bình của một cá Hoàng đế

39

4.8

Kích thước thức ăn

41

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

42

5.1

Kết luận

42


5.2

Đề nghị

42

TẦI LIỆU THAM KHẢO

44

PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng câu hỏi điều tra ngư dân về lịc sử du nhập cá Hoàng đế
Phụ lục 2 Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá Hoàng đế
Phụ lục 3 Tỷ lệ chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn
Phụ lục 4 Thời điểm ăn của cá
Phụ lục 5 Thành phần thức ăn của cá Hoàng đế

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1

Số lượng cá thả và sản lượng khai thác hàng năm


10

Bảng 2.2

Số lượng bè qua các năm ở hồ Trị An

12

Bảng 2.3

Các eo nghách nuôi thuỷ sản

14

Bảng 2.4

Các địa phương nuôi cá trong ao vùng bán ngập

15

Bảng 4.1

Tỉ lệ Li/Lo

30

Bảng 4.2

Các khoảng thời gian thu mẫu


31

Bảng 4.3

Trọng lượng thức ăn trung binh của một cá Hoàng đế

31

Bảng 4.4

Số lượng con mồi trung bình của một cá Hoàng đế

31

Bảng 4.5

Số lượng và tỉ lệ phần trăm cá Hoàng đế ăn từng loại thức ăn

35

Bảng 4.6

Số lượng và phần trăm từng loại thức ăn

38

Bảng 4.7

Trọng lượng thức ăn trung bình của một cá Hoàng đế


40

Bảng 4.8

Chiều dài và trọng lượng trung bình các loại thức ăn

41

vii


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

TRANG

Đồ thị 4.1

Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng cá Hoàng đế

BIỂU ĐỒ

NỘI DUNG

30
TRANG


Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ phần trăm số lượng cá Hoàng đế theo từng loại thức ăn

35

Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ phần trăm số lượng các loại thức ăn

39

Biểu đồ 4.3 Trọng lượng thức ăn trung bình của một cá Hoàng đế

40

viii


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 2.1

Bản đồ khu vực hồ Trị An

5

Hình 2.2


Một số loài trong giống Cichla

19

Hình 2.3

Cá Hoàng đế

20

Hinh 3.1

Lọ nhựa dùng chứa mẫu

26

Hình 4.1

Xoang bụng cá Hoàng đế

32

Hình 4.2

Dạ dày cá lúc không có thức ăn

33

Hình 4.3


Dạ dày cá lúc đầy thức ăn

33

Hình 4.4

Thức ăn đã phân huỷ không nhận dạng được

34

Hình 4.5

Cá Cơm

36

Hình 4.6

Cá Sơn

37

Hình 4.7

Cá con

38

ix



Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hồ Trị An là hồ chứa dạng sông và hiện là hồ chứa có diện tích ngập lớn nhất
nước ta, chức năng chính của hồ là để phục vụ cho nhà máy thuỷ điện Trị An. Ngoài ra
hồ còn cấp nước phục vụ cho hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng, khai
thác thuỷ sản, nước phục vụ sinh hoạt cho người dân và còn là địa điểm du lịch (Sở
NN&PTNT Đồng Nai, 2007).
Nghề cá ở hồ Trị An được quan tâm phát triển, cả trong nghề nuôi và khai thác,
và đã đạt được những kết quả nhất định, hằng năm cung cấp hàng vạn tấn cá thịt và
các loại thuỷ sản phục vụ người dân.
Tuy nhiên những năm gần đây thì sản lượng khai thác thuỷ sản trên hồ Trị An
đang bị giảm sút rất rõ rệt. Nguyên nhân của vấn đề này là do trên hồ chứa còn tồn tại
một số bất cập như: ô nhiễm môi trường các vùng nuôi trên sông, hồ; tình trạng sử
dụng chất nổ, xung điện để đánh bắt thuỷ sản;…
Vài năm trở lại đây ở hồ Trị An xuất hiện một số loài cá ngoại lai, gây ảnh
hưởng không ít đến sinh thái vùng hồ. Do nhu cầu kinh tế, một số hộ dân sống trong
vùng lòng hồ Trị An đã xây dựng ao thả nuôi một số loài cá ngoại lai có giá trị kinh tế
và có lẽ đây là nguyên nhân bắt nguồn của những thảm hoạ môi trường xảy ra. Đó là
các loài cá Tỳ bà (Hypostomus plesostonius), cá Chim trắng (Colossoma brachypomum)
và gần đây nhất là cá Hoàng đế (Cichla ocellaris, Bloch and Schneider, 1801). Có
nhiều dư luận cho rằng cá Hoàng đế có khả năng làm thay đổi hệ sinh thái, nơi mà nó
du nhập và nó cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sút sản lượng thủy sản
ở hồ Trị An. Nhưng thiếu những nghiên cứu thực tế. Tôi được sự phân công của Khoa
Thuỷ Sản tiến hành thực hiện đề tài “Lịch sử du nhập và khảo sát tính ăn cá Hoàng đế
(Cichla ocellaris, Bloch and Schneider, 1801) ở hồ Trị An”

1



1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài nhằm tìm hiểu nguồn gốc, lịch sử du nhập và khảo
sát thức ăn tự nhiên của cá Hoàng đế.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
Tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân và thời gian cá Hoàng đế xuất hiện ở hồ Trị
An.
Khảo sát thức ăn tự nhiên của cá Hoàng đế.

2


Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Thông tin chung về Hồ Trị An
2.1.1 Lịch sử hình thành hồ
Hồ Trị An được hình thành do xây đập chắn ngang sông Đồng Nai tại thị trấn
Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu. Thượng lưu của hồ là nơi hợp lưu giữa sông Đồng Nai và
sông La Ngà. Hồ được thành lập với nhiệm vụ tích nước phục vụ cho thủy điện và
cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân vùng hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.
+ Sông Đồng Nai: Sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai ở bậc địa hình thứ 3
và là vùng trung lưu của sông. Đoạn từ ranh giới Đồng Nai - Lâm Đồng đến cửa sông
Bé Tân Uyên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình lưu vực đoạn
trung lưu từ 100-300 m, đoạn từ Tà Lài đến Trị An có nhiều thác ghềnh. Đoạn sau Trị
An sông chảy êm đềm, lòng sông mở rộng và sâu. Các phụ lưu lớn của sông Đồng Nai
có sông La Ngà, Sông Bé.
+ Sông La Ngà: Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài 55 km, khúc
khuỷu, nhiều ghềnh thác (ví dụ: thác Trời cao trên 5m). Đoạn này sông La Ngà hẹp, có
nhiều nhánh đổ vào, điển hình là suối Gia Huynh và suối Tam Bung. Suối Gia Huynh
có lưu vực 135 km2, mô đun dòng chảy 91/s km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa

mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc Lộ 1, ranh giới Đồng Nai - Bình Thuận. Suối Tam Bung
có diện tích lưu vực 155 km2, bắt nguồn từ phía bắc cao nguyên Xuân Lộc, mô đun
dòng chảy 101/s km2 vào mùa khô và 651/s km2 vào mùa mưa. Sông La Ngà đổ vào hồ
Trị An một lượng nước khoảng 4,5x109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô
đun dòng chảy năm 351/s km2.

3


Công trình thuỷ điện Trị An được khởi công từ năm 1982 và hoàn tất năm
1987. và bắt đầu đưa vào hoạt động năm 1988 với sản lượng điện hàng năm là 1,7 tỉ
Kw.
Các thông số chính của hồ:
- Chiều dài trung bình: 43,5 km
- Chiều rộng trung bình: 7,5 km
- Độ sâu lớn nhất: 34 m
- Độ sâu trung bình: 10-12 m
- Diện tích ngập nước vào mùa mưa: 32.400 ha
- Diện tích ngập nước vào mùa khô: 7.500 ha
- Diện tích mặt nước sử dụng có hiệu quả: 25.000 ha
- Mức nước cao nhất (so với mặt nước biển): 63,9 m
- Mực nước thấp nhất (so với mặt nước biển): 49 m
- Mực nước trung bình (so với mặt nước biển) : 62 m
- Lưu tốc nước trung bình vào mùa khô: 0,6-0,9 m/s
- Lưu tốc nước trung bình vào mùa mưa: 0,8-1,2 m/s
- Lưu lượng nước trung bình: 477m3/s
- Lưu lượng ở đỉnh lũ thiết kế: 21.000m3/s
- Dung tích toàn hồ: 2.760 tỷ m3
- Dung tích hữu ích: 2.754 tỷ m3
(Nguồn: Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Đồng Nai, 2001)


4


5
Hình 2.1 Bản đồ khu vực hồ Trị An


2.1.2 Vị trí đị lý
Hồ nằm ở vị trí 100-12020’ vĩ bắc và 1070-108030’ kinh đông, cách thành phố
Biên Hoà tỉnh Đồng Nai 40 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km.
Hồ Trị An thuộc địa phận của 3 huyện: Vĩnh Cửu, Thống Nhất và Định Quán,
theo ranh giới sau:
Phía nam giáp xã Gia Tân, xã Cây Gáo thuộc huyện Thống Nhất.
Phía bắc giáp lâm trường Mã Đà, lâm trường Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh Cửu.
Phía tây giáp Nhà máy thuỷ điện Trị An và thị trấn Vĩnh An thuộc huyện Vĩnh
Cửu.
Phía đông giáp xã Phú Túc, xã Phú Cường, xã Phú Ngọc thuộc huyện Định
Quán.
2.1.3 Địa chất thổ nhưỡng
Nền đáy hồ trước đây là rừng núi, gò đất, chất đất ở hạ lưu hồ là đất sét pha sỏi,
ở trung và hạ lưu là đất thịt.
2.1.4 Điều kiện tự nhiên
2.1.4.1 Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
Khí hậu vùng hồ thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự phân chia hai mùa
rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, khí hậu
ẩm ướt và lượng mưa lớn (chiếm 90-95% lượng mưa cả năm)
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên gần
như không có mưa hoặc lượng mưa rất nhỏ (chiếm 5-10% lượng mưa cả năm).

Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm là 25,40C, dao động từ 23,80C đến
28,20C.
Nhiệt độ nước biến động từ 12-310C
Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 2000 mm
Độ ẩm tương đối vào mùa mưa: 86-87%
Độ ẩm tương đối vào mùa khô: 74-77%
Chế độ thủy văn của lưu vực sông Đồng Nai hoàn toàn phù hợp với đặc điểm:
Mùa lũ: kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11. Lưu lượng nước vào mùa này lớn chủ
yếu là do lượng mưa nhiều, lưu tốc dòng chảy trung bình từ 0,6-1 m/s.
6


Mùa kiệt: kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6, kiệt nhất là vào tháng 5 đến tháng 6.
Lưu lượng nước vào mùa này giảm đi rất nhiều, lưu tốc dòng chảy trung bình từ 0,30,5 m/s.
2.1.4.2 Chế độ thuỷ, lý, hoá, sinh của hồ
Theo kết quả khảo sát qua 3 tháng (tháng 10, 11, 12 năm 2000) của Chi cục bảo
vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Đồng Nai thì hồ Trị An có:
Nhiệt độ: 29,30C
pH: 7,2
Độ trong: 72 cm
Oxy hoà tan: 5,0 mg/l
Độ mặn: 0 ppt
Độ kiềm: 17,4 mg CaCO3/l
Độ cứng: 11,5 mg CaCO3/l
Nitrit: 0,005 mg/l
Amonia tổng cộng: 0,77 mg/l
Photphat hoà tan: 0,17 mg/l
Hàm lượng chất dinh dưỡng hoà tan: hàm lượng chất dinh dưỡng mùa mưa cao
hơn mùa khô, do lượng phù sa và mùn bã hữu cơ từ các sông suối đổ về cùng với sự
phân hủy các thảm cỏ khi hồ ngập nước. Qua quá trình hình thành, hồ Trị An ngày

càng trở nên giàu chất khoáng. Đây là yếu tố thuận lợi cho các nguồn lợi thủy sản tự
nhiên phát triển. (Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Đồng Nai, 2001).
2.2 Chức năng của hồ
2.2.1 Hoạt động thuỷ điện ở hồ Trị An
Công trình thuỷ điện Trị An là công trình năng lượng lớn nhất ở phía Nam được
xây dựng đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, nhằm tạo ra nguồn điện mới để
giải quyết cơ bản tình hình thiếu điện trầm trọng ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
trong khu vực.
Công trình được khởi công xây dựng năm 1982 và chính thức đưa vào vận hành
các tổ máy vào năm 1988, từ đó đến nay công trình làm việc liên tục theo chế độ và
thông số thiết kế, cung cấp cho hệ thống điện miền nam một nguồn điện với 1,7 tỷ Kw

7


hằng năm, thực sự góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế ngày càng gia tăng của
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam.
2.2.2 Các chức năng khác
Ngoài nhiệm vụ chính là sản xuất điện năng cho hệ thống điện miền Nam, công
trình Trị An còn đóng góp một phần hết sức quan trọng trong việc duy trì lượng nước
xả tối thiểu ( trung bình 200 m3/s) phục vụ công tác đẩy mặn và tưới tiêu khoảng 30
vạn ha ruộng đất khu vực trong mùa khô ở vùng hạ lưu và cắt được đỉnh lũ để đảm bảo
an toàn cho hạ lưu trong mùa lũ. Việc hình thành một hồ chứa nước lớn cũng góp phần
cải thiện giao thông đường thủy.
Ngoài ra, còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là đảm bảo nguồn nước cho công
nghiệp và sinh hoạt của nhiều triệu dân thuộc trung tâm kinh tế lớn ở phía Nam là
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu (N.N.T. Hương,
2005).
Qua kết quả phân tích cho thấy nước hồ Trị An đạt yêu cầu là nguồn nước dùng
cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường – TCVN

5492:1995, cột A.
Tuy nhiên hồ Trị An có dấu hiệu ô nhiễm môi trường cục bộ thể hiện qua nhóm
thông số hoá lý cơ bản, tập trung chủ yếu tại một số vị trí quan trắc. Kết quả phân tích
phát hiện các thông số gây ô nhiễm đặc trưng như: Tổng chất rắn lơ lửng - TSS, nhu
cầu oxy hoá học- COD, sắt- Fe, Amoniac (N-NH3) vượt tiêu chuẩn chất lượng môi
trường cho phép, cụ thể:
Khu vực cầu La Ngà huyện Định Quán: đoạn từ vị trí chân cầu La Ngà đến vị
trí cách cầu La Ngà 1.000 m về phía thượng lưu: TSS vượt tiêu chuẩn cho phép 1,9
lần; COD vượt tiêu chuẩn cho phép 1,8 lần; Fe vượt tiêu chuẩn cho phép 2,2 lần.
Khu vực xã Thanh Sơn huyện Định Quán: TSS vượt tiêu chuẩn cho phép 3,9
lần; COD vượt tiêu chuẩn cho phép 1,4 lần; Fe vượt tiêu chuẩn cho phép 4,5 lần; NNH3 vượt tiêu chuẩn cho phép 3,6 lần.
Khu vực xã La Ngà huyện Định Quán: Fe vượt tiêu chuẩn cho phép 2,8 lần; NNH3 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,2 lần.
Khu vực xã Phú Cường huyện Định Quán: TSS vượt tiêu chuẩn cho phép 3,0
lần; COD vượt tiêu chuẩn cho phép 1,6 lần; Fe vượt tiêu chuẩn cho phép 3,9 lần.
8


Khu vực xã Mã Đà huyện Vĩnh Cửu: TSS vượt tiêu chuần cho phép 2,0 lần;
COD vượt tiêu chuẩn cho phép 1,3 lần; Fe vượt tiêu chuẩn cho phép 1,3 lần; Fe vượt
tiêu chuẩn cho phép 1,4 lần; N-NH3 vượt tiêu chuẩn cho phép 1,8 lần.
So sánh với kết quả quan trắc quý I/2007 với kết quả quan trắc quý II/2007 cho
thấy: ô nhiễm độc học và vi sinh giảm đáng kể, hầu hết các vị trí quan trắc đều đạt về
thông số vi sinh và không phát hiện ô nhiễm cục bộ độc học. Tuy nhiên, trong quý
II/2007, mức độ ô nhiễm do nhóm thông số hoá, lý cơ bản đều cao hơn so với quý
I/2007 và tập trung hầu hết tại các vị trí ven hồ thuộc địa bàn huyện Định Quán (Trung
tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường, 2007).
2.3 Tình hình phát triển thuỷ sản ở hồ Trị An
2.3.1 Tình hình thả nuôi
2.3.1.1 Nuôi cá trên diện tích mặt nước lớn
a. Thả nuôi

Hồ Trị An sau khi được hình thành và bắt đầu dâng nước (tháng 10/1987), Ban
quản lý hồ đã thu dọn lòng hồ và thả khoảng 2 triệu con cá giống vào hồ, dựa theo
kinh nghiệm phát triển nghề cá ở các hồ chứa ở miền Bắc và miền Trung, cán bộ kĩ
thuật Ban quản lý lòng hồ đã thả các loài cá nuôi truyền thống gồm cá Trắm cỏ, Mè
trắng, Mè hoa, Chép. Công việc thu dọn lòng hồ được hoàn thành trong năm 1988. Để
tận dụng mặt nước tự nhiên và góp phần làm sạch môi trường nước bằng con đường
sinh học, trong 2 năm 1988- 1989 các cán bộ quản lý lòng hồ đã thả ra hồ 7 triệu con
cá giống (cỡ 12- 18 cm) gồm: cá Mè hoa, Mè trắng, Trôi Ấn Độ…cá tự nhiên đã tạo ra
một nguồn lợi to lớn trong hồ Trị An. Do thời gian đầu ngập nước nguồn thức ăn tự
nhiên phong phú nên cá thả nuôi lớn nhanh, sau 8 tháng cá Mè trắng đạt trọng lượng từ
1,2- 2 kg/con; cá Trôi đạt 1 kg/con. Cuối năm 1989 ban quản lý lòng hồ đã tổ chức
đánh bắt bằng lưới rê 3 lớp và cho dân đánh bắt ăn chia sản phẩm. Do số công nhân
đánh cá chưa thành thạo nên kết quả đánh bắt bằng lưới rê 3 lớp thấp. Để hạn chế cá
vượt tràn trong mùa lũ 1989, được sự hỗ trợ của Bộ Thủy Sản, Ban quản lý lòng hồ đã
cho xây dựng tuyến đăng thu cá trước đập nhưng do không lường trước được khối
lượng chướng ngại vật và rong rêu tràn về trong mùa lũ nên thiết kế tuyến đăng lưới
không chịu nổi sức chảy của dòng lũ nên đã phải tháo dỡ, kết quả thu cá đăng tuyến
không đạt. Năm 1990, Ban quản lý lòng hồ chỉ thả vào hồ 150.000 con cá giống các
9


loại. Từ đó đến nay Ban quản lý lòng hồ nay là Công ty thuỷ sản Đồng Nai thả thêm
cá giống vào hồ với một lượng rất ít. Công ty thuỷ sản chỉ quản lý hồ thông qua việc
thu thuế đánh bắt và nuôi cá bè trên hồ.
Bảng 2.1: Số lượng cá thả và sản lượng khai thác hàng năm
Năm

Số lượng cá thả (con)

Sản lượng khai thác (tấn) Ghi chú


1995

1.300.000

1.757

1996

1.900.000

1.959

1997

5.060.000

2.125

1998

-

1.840

1999

10.200.000

2.035


2000

1.100.000

2.238

2001

1.200.000

2.586

2002

1000.000

3.358

2003

868.000

2.903

2004

-

3.246


Không thả

2005

-

2.832

Không thả

2006

500.000

3.358

2007

1000.000

Không thả

Nguồn: Trung tâm thuỷ sản Đồng Nai, 2007
Từ năm 1995 bằng nguồn vốn tự cân đối từ nguồn thu hợp đồng khai thác cá
với ngư dân, Công ty thuỷ sản (nay là Trung tâm thuỷ sản) đã thả vào hồ các loại cá:
Mè, Trắm, Trôi, Rô phi, Chép, Mè vinh. So với các năm đầu hồ mới ngập nước, các
năm sau này đối tượng cá thả vào hồ ngoài các loài ăn phù du sinh vật, mùn bã hữu cơ
có tác dụng làm sạch môi trường nước, Trung tâm thuỷ sản còn thả các loài cá có khả
năng tự sinh sản trong hồ nhằm tăng sản lượng khai thác.

b. Quản lý đàn cá tự nhiên và đàn cá nuôi
Từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm Trung tâm thuỷ sản bắt đầu thả cá giống bổ
sung vào hồ.
Về hình thức quản lý: Trung tâm thủy sản là đơn vị sự nghiệp có thu chịu trách
nhiệm sản xuất và quản lý các hoạt động thủy sản trên hồ Trị An. Để quản lý đàn cá tự
10


nhiên và đàn cá nuôi, Trung tâm đã tổ chức một đơn vị chuyên trách là Trạm thủy sản
hồ Trị An trực tiếp quản lý các hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản trên hồ,
biên chế của trạm là 27 người được tổ chức thành 3 đội quản lý bảo vệ ghi thu tại 3 địa
bàn trọng điểm, 2 đội bảo vệ cơ động trên toàn hồ, phương tiện được trang bị 5 tàu gỗ
và 2 ca nô hoạt động thường xuyên trên hồ. Trạm còn bố trí có mặt tại các bến cá để
kiểm tra và ghi phiếu thu tiền ăn chia sản phẩm trước khi ngư dân xuống hồ khai thác.
Việc khai thác thủy sản được hợp đồng thông qua hình thức ăn chia sản phẩm
với ngư dân (sản phẩm được quy đổi thành tiền). Về mức thu theo công văn số
277/UBT ngày 13/06/1987 của UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ Tài Chính, Bộ Thủy Sản,
đại diện các ban nghành của tỉnh và UBND các huyện đối với đàn cá thả nuôi thu
50%, cá tự nhiên thu 25% sản lượng đánh bắt. Năm 1993 Công ty thu bình quân 10%
sản lượng đánh bắt. Từ 1999 đến nay Trung tâm thu 30% đối với cá nuôi, 15% đối với
cá tự nhiên. Song thực tế việc giám sát sản lượng đánh bắt bao gồm cả cá tự nhiên và
cá nuôi Trung tâm không thể thực hiện được. Vì thế Trung tâm tính toán mức thu bình
quân cho từng loại ngư cụ trên một đơn vị thuyền nghề và có thay đổi theo mùa vụ.

11


2.3.1.2 Nuôi cá bè
Bảng 2.2: Số lượng bè qua các năm ở hồ Trị An
STT


Địa phương

I.

Huyện Định Quán

1

Năm 1990

Năm 1998

Năm 2005

Năm 2006

116

680

574

532

Phú Cường

-

8


2

0

2

La Ngà

-

240

203

199

3

Phú Ngọc

-

351

216

192

4


Thanh Sơn

-

81

53

140

5

Ngọc Định

-

0

0

1

II.

Huyện Vĩnh Cửu

37

151


195

166

1

Thị trấn Vĩnh An

-

63

47

37

2

Phú Lý

-

67

16

16

3


Mã Đà

-

221

132

113

III. Huyện Trảng Bom

-

0

1

0

1

-

0

1

0


III. Huyện Thống Nhất

-

43

1

1

1

-

43

1

1

153

1.074

711

Thanh Bình
Gia Tân 1


Tổng số bè

699

Nguồn: Chi cục thuỷ sản, Ban chỉ đạo tái định cư
Việc nuôi cá bè trên hồ Trị An được hình thành ngay từ năm 1990. Thời gian
này ngư dân đã tiến hành nuôi cá bè trên sông La Ngà và một số vùng hồ có dòng chảy
ổn định, nơi neo đậu thuận lợi. Bè được đóng bằng gỗ kích thước tuỳ theo nguồn vốn,
cỡ bè phổ biến lúc này là: 4m x 6m x 1,5m. Có 149 bè nuôi cá với đối tượng nuôi là
cá Lóc bông (75 bè), cá Bống tượng (35 bè), cá Trê lai ( 38 bè), cá Rô Phi ( 1 bè). Sản
lượng bình quân 0,5 – 1 tấn/năm/bè.
Theo số liệu của Chi cục thuỷ sản Đồng Nai, Ban chỉ đạo tái định cư ngư dân
trên hồ Trị An thì số lượng bè năm 1998 là 1.074 bè, năm 2005 là 782 bè, năm 2006 là
699 bè.

12


Do ở hồ Trị An mực nước biến động nhiều trong năm nên khu vực neo đậu bè
cũng thay đổi nhưng nhìn chung số lượng bè vẫn tập trung nhiều ở khu vực huyện
Định Quán dọc theo 2 bờ sông La Ngà thuộc xã Phú Ngọc và xã La Ngà do ở đây
thuận tiện giao thông, kín gió, lưu tốc dòng chảy ổn định.
Mật độ cá thả nuôi trong bè dao động rất cao tuỳ theo đối tượng nuôi (khoảng
80- 150 con/m3), các đối tượng cá Diêu hồng, Chép, Lóc người dân thả nuôi với mật
độ cao. Với mật độ nuôi dày như hiện nay trong điều kiện mùa khô khi mực nước hồ
xuống thấp, số lượng bè neo đậu tập trung lại trong một khu vực cao, nguồn nước
không thể khống chế thì độ rủi ro rất lớn. Huyện Định Quán là nơi tập trung số lượng
bè nhiều vì thế sản lượng nuôi cá bè ở đây cũng cao hơn những nơi khác trên hồ.
2.3.1.3 Các hình thức nuôi khác
a. Nuôi cá sử dụng lưới đăng chắn eo ngách

Sau khi kí kết hợp đồng với Công ty thủy sản vào thời điểm tháng 6 hàng năm
(lúc này là mực nước trên hồ thấp nhất). Công ty tiến hành bàn giao mặt bằng, ngư dân
dùng cọc đóng với khoảng cách 5 – 10 m một cây, sau đó dùng lưới 2a < 1cm để đăng
chắn. Khi mực nước dâng cao đến cao trình 62 m ngư dân tiến hành kéo lưới lên và thả
cá giống bổ sung vào khu vực nuôi. Với hình thức nuôi này người dân không bổ sung
thêm thức ăn. Sau 6 – 7 tháng nuôi khi nước bắt đầu rút thì ngư dân bắt đầu thu hoạch.

13


Bảng 2.3: Các eo ngách nuôi thuỷ sản
STT

Tên eo nghách

Kích thước (m)

Diện tích mặt nước ( ha)

(dài – ngang)
I.

Thị trấn Vĩnh An

1

Eo Cây Gáo

2.000-300


60

2

Eo Trường Đảng

650-150

08

3

Eo Mã Đà

600-170

10

4

Eo Trảng B

400-200

08

5

Ùng Ba Thâu


500-400

20

6

Eo Cầu Chiến Khu D

500-400

10

7

Eo Suối Rộp

600-100

06

II.

Xã gia Tân

1

Eo Suối Reo

III.


Xã La Ngà

1

400-125

05

Ùng Suối 30

800-350

28

2

Ùng Chùa

400-200

08

IV.

Xã Suối Nho

1

Eo La Hoa


500-240

12

V.

Xã Ngọc Định

1

Eo Suối Lớn

500-200

10

Nguồn: Trung tâm thuỷ sản Đồng Nai
b. Nuôi cá trong các ao vùng bán ngập
Vùng bán ngập Hồ Trị An có 273 trường hợp người dân tự ý đào đắp ngăn các
eo ngách để làm ao nuôi cá với tổng diện tích khoảng 551,7 ha.
Bờ ao tiếp giáp với lòng hồ có chiều dài bờ từ 30- 60 m, chiều rộng từ 2- 8 m,
chiều cao được nâng lên cao trình 62 m. Diện tích ao từ 0,5 – 6 ha. Đối tượng nuôi
chính là cá Diêu hồng, Chép, Rô phi. Thực hiện thông báo kết luận số 54/TP-VPCP
ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính Phủ, UBND tỉnh đã ra chỉ đạo các ngành, điạ
phương liên quan xử lý nghiêm các trường hợp đào đắp này. Đến nay các ao trong khu
vực hồ phụ đã phá bỏ hoàn toàn trả lại nguyên trạng, các ao nằm trong hồ chính cũng
14


đã phá bỏ một phần để trả lại nguồn nước cho hồ Trị An. Hầu hết các ao này hiện nay

không còn nuôi cá và chờ hướng xử lý tiếp.
Bảng 2. 4: Các địa phương nuôi cá trong ao vùng bán ngập
STT

Tên xã

Số eo ngách vùng bán ngập

Diện tích mặt nước (ha)

I. Huyện Định Quán
1 Xã La Ngà

92

146,75

2 Xã Phú Ngọc

69

229,75

3 Xã Phú Cừơng

06

6,4

4 Xã Thanh Sơn


14

33,9

1 Xã Mã Đà

06

33,8

2 Xã Phú Lý

14

33,9

III. Huyện Thống Nhất

01

0,5

II. Huyện Vĩnh Cửu

Nguồn: Trung tâm thuỷ sản Đồng Nai
2.3.2 Tình hình khai thác
Hiện nay lực lượng khai thác chủ yếu là ngư dân sống xung quanh hồ, họ là
những người di dân tự do từ nhiều nơi đến, trong số đó có rất đông bà con Việt kiều
trở về từ Campuchia cũng đến đây định cư sinh sống và hoạt động nghề cá. Vào năm

1993 chỉ có khoảng 300 hộ khai thác, nhưng đến năm 2000 số hộ khai thác đã lên đến
1.078 hộ. Hiện nay số hộ khai thác là 1.100 hộ, nhưng chỉ có 884 hộ là có đăng kí hợp
đồng khai thác với Trung tâm thủy sản Đồng Nai. Điều này dẫn đến tình hình xã hội
và hoạt động khai thác ở đây diễn ra khá phức tạp. Một số ngư dân sử dụng chất nổ,
xung điện và các loại ngư cụ không đúng quy định để đánh bắt cá (Trung tâm thủy sản
Đồng Nai, 2007).
Hầu hết ngư dân ở hồ Trị An đều kết hợp khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy
sản, sản phẩm khai thác chủ yếu bán cho thương lái, một số khác được dùng làm thức
ăn cho cá nuôi. Ngư dân khai thác rộ vào các tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa. Hàng
năm, Trung tâm thủy sản Đồng Nai tiến hành thả cá vào hồ, vì thế nguồn lợi thủy sản
trong hồ được bổ sung hàng năm. Chính nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích mặt
nước lớn và nguồn nhân lực bảo vệ hồ chưa dày nên tình hình khai thác thủy sản tự
15


×