Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHO ĂN CEFALEXIN VÀ COLISTIN LIỀU CAO LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ HẤP THU DƯỠNG CHẤT CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHO ĂN CEFALEXIN
VÀ COLISTIN LIỀU CAO LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG
VÀ HẤP THU DƯỠNG CHẤT CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878)

Sinh viên thực hiện: TRẦN THANH LƯU
NGUYỄN THỊ THU THÚY
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khoá: 2004 – 2008

Tháng 10/2008


ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHO ĂN CEFALEXIN VÀ
COLISTIN LIỀU CAO LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ HẤP
THU DƯỠNG CHẤT CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus
Sauvage, 1878)

Tác giả

TRẦN THANH LƯU
NGUYỄN THỊ THU THÚY

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:


NGÔ VĂN NGỌC

Tháng 10/2008
i


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của việc cho ăn Cefalexin và Colistin liều cao lên
khả năng tăng trưởng và hấp thu dưỡng chất của cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage, 1878)” được tiến hành nhằm tìm hiểu sự tác động của kháng
sinh liều cao lên khả năng tăng trưởng, sức sống và khả năng hấp thu dưỡng chất của
cá tra trong điều kiện nuôi giai đặt trong ao đất.
Đề tài được thực hiện từ 13/05/2008 đến 27/08/2008 tại Trại Thực Nghiệm
Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Thí nghiệm được bố trí hoàn
toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là thức ăn và các điều kiện khác như môi trường sống,
cho ăn, quản lý và chăm sóc là như nhau.
Thí nghiệm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) với trọng lượng trung
bình của cá bắt đầu thí nghiệm là 8,31 ± 0,17 g và chiều dài trung bình là 8,17 ± 0,09
cm, TN gồm năm nghiệm thức (NT) và được lặp lại ba lần (tương ứng là 3 lô).
Liều lượng kháng sinh tăng dần theo từng NT như sau:
 Nghiệm thức 0 (NT 0): không bổ sung cefalexin và colistin.
 Nghiệm thức I (NT I): bổ sung 2 ppt cefalexin và 2 ppt colistin.
 Nghiệm thức II (NT II): bổ sung 4 ppt cefalexin và 4 ppt colistin.
 Nghiệm thức III (NT III): bổ sung 6 ppt cefalexin và 6 ppt colistin.
 Nghiệm thức IV (NT IV): bổ sung 8 ppt cefalexin và 8 ppt colistin.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Mật độ vi khuẩn trong đường ruột của cá giảm hẳn khi cá ăn kháng sinh và
tăng trở lại khi không cho ăn kháng sinh. Cụ thể là khi cá ăn kháng sinh thì mật độ vi
khuẩn đường ruột NT 0 là 6,03 x 105; NT I là 5,63 x 105; NT II là 5,07 x 105; NT III là
3,83 x 105 và NT IV là 2,5 x 105 CFU/g.


ii


- Việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn đã làm biến đổi các nếp gấp trong ruột
cá tra. Chiều dài nếp gấp trung bình của cá NT 0 đều lớn hơn của cá ở NT I; NT II; NT
III và NT IV. Ngoài ra, số lượng nếp gấp trong ruột của cá có cho ăn kháng sinh cũng
thấp hơn so với cá không cho ăn kháng sinh.
- Cá tra ở NT IV có độ tiêu hóa (ĐTH) protein và lipid thấp nhất, lần lượt là
79,19 và 24,91%. Kế đến là NT III (83,26 và 36,93%); NT II (83,97 và 41,9%); NT I
(80 và 32,49%). Cuối cùng, NT có ĐTH cao nhất là cá của NT 0 với ĐTH protein là
87,57% và ĐTH lipid là 55,15%.
- Việc bổ sung 8 g cefalexin và 8 g colistin cho mỗi kg thức ăn (NT IV) cho
thấy các chỉ số tăng trưởng (tăng trọng, tốc độ tăng trưởng đặc biệt) của cá tra đạt
được thấp nhất, cá có trọng lượng trung bình là 60,48 g và cao nhất là NT không bổ
sung kháng sinh (NT 0), cá có trọng lượng trung bình là 80,32 g.
- Tỷ lệ sống của cá tra ở NT 0 đạt cao nhất (89,05%); kế đến là NT III
(86,19%); NT I (84,28 %); NT II (82,38 %) và thấp nhất là NT IV chỉ đạt 81,43%.
Dựa trên kết quả đạt được thì việc bổ sung cefalexin và colistin vào thức ăn đã
ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng trưởng của cá tra, thông qua việc giảm khả năng hấp
thu dưỡng chất trong thức ăn.

iii


CẢM TẠ
Chúng tôi xin gởi lòng biết ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh;
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản;
Quý thầy cô ở trường, đặc biệt là thầy cô Khoa Thủy Sản đã hết lòng dìu dắt,

truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức và những kinh nghiệm thật quý báu.
Đặc biệt là thầy Ngô Văn Ngọc đã giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những
kiến thức quý báu để chúng tôi hoàn thành khóa luận này.
Các anh nhân viên Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực hiện khóa
luận.
Anh Nguyễn Tấn Lành: cán bộ kỹ thuật của công ty GreenFeed đã tận tình tạo
mọi điều kiện thuận lợi và hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chúng con xin cảm ơn cha mẹ và những người thân trong gia đình đã tạo mọi
điều kiện cho chúng con trong suốt quá trình theo học tại trường.
Cuối cùng, chúng tôi xin gởi lòng biết ơn đến các bạn sinh viên trong và ngoài
lớp đã động viên giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế, thời gian thực hiện đề tài có hạn nên
khóa luận này không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Tóm tắt

ii


Cảm tạ

iv

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

ix

Danh sách đồ thị và hình ảnh

x

Danh sách các bảng

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1

Đặt Vấn Đề

1

1.2

Mục Tiêu Khóa Luận


2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Một Số Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Tra

3

2.1.1 Vị trí phân loại và phân bố

3

2.1.2 Đặc điểm hình thái

4

2.1.3 Đặc điểm sinh thái

4

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng

5

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

5


2.1.6 Đặc điểm sinh sản

5

2.2

6

Sơ Lược Về Kháng Sinh Cefalexin và Colistin

2.2.1 Cefalexin

6

2.2.2 Colistin

8

2.3

Cấu Trúc Ruột Cá

10

2.4

Hệ Vi Khuẩn Đường Ruột

11


2.5

Tác Dụng Tiêu Cực của Việc Dùng Thuốc Kháng Sinh Trong Nuôi Trồng Thủy
Sản

13

2.5.1 Tác động đến môi trường sinh thái

13

2.5.2 Ảnh hưởng tới vật nuôi

13
v


2.5.3 Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh

14

2.5.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

14

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện


16

3.2

Vật Liệu và Trang Thiết Bị

16

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

16

3.2.2 Hệ thống giai thí nghiệm

17

3.2.3 Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm

18

3.2.4 Thức ăn

20

3.2.5 Nguồn nước

21

3.3


Phương Pháp Bố Trí Thí Nghiệm

21

3.3.1 Nội dung I: Xác định tốc độ tăng trưởng

21

3.3.2 Nội dung II: Kiểm tra nếp gấp của ruột cá

21

3.3.3 Nội dung III: Khảo sát hệ vi khuẩn trong đường ruột

22

3.3.4 Nội dung IV: Xác định độ tiêu hóa thức ăn

23

3.4

Cho Ăn

24

3.5

Các Chỉ Tiêu Theo Dõi


24

3.5.1 Các chỉ tiêu môi trường

24

3.5.2 Kiểm tra tăng trưởng

24

3.5.3 Tỷ lệ sống

25

3.5.4 Độ tiêu hóa thức ăn

26

3.5.5 Kiểm tra nếp gấp của ruột cá

27

3.5.6 Khảo sát hệ vi khuẩn đường ruột

28

3.6

29


Phương Pháp Phân Tích Số Liệu

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

Một Số Yếu Tố Chất Lượng Nước trong Thí Nghiệm

30

4.1.1 Nhiệt độ

30

4.1.2 Độ pH

31

4.1.3 Hàm lượng ôxy hòa tan

32

4.1.4 Hàm lượng amonia tổng số

33
vi


NỘI DUNG I: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CEFALEXIN VÀ COLISTIN
LIỀU CAO LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ
4.2


Sự Tăng Trưởng của Cá Tra

35

4.2.1 Tăng trưởng về chiều dài

35

4.2.2 Tăng trưởng về trọng lượng

37

4.3

41

Tỷ Lệ Sống của Cá Thí Nghiệm

NỘI DUNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA CEFALEXIN VÀ COLISTIN LIỀU CAO
LÊN NẾP GẤP CỦA RUỘT CÁ
4.4

Chiều Cao của Nếp Gấp

42

4.5

Độ Khít của Các Nếp Gấp


43

NỘI DUNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA CEFALEXIN VÀ COLISTIN LIỀU CAO
LÊN HỆ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT CỦA CÁ
4.6

Mật Độ Vi Khuẩn

49

4.7

Định Danh Vi Khuẩn

52

NỘI DUNG IV: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CEFALEXIN VÀ COLISTIN
LIỀU CAO LÊN ĐỘ TIÊU HÓA PROTEIN VÀ LIPID TRONG THỨC ĂN
4.8

Thành Phần Sinh Hóa của Thức Ăn và Phân Cá ở Các Nghiệm Thức

56

4.9

Độ Tiêu Hóa của Cá

57


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1

Kết Luận

59

5.2

Đề Nghị

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các yếu tố chất lượng nước trong quá trình thí nghiệm
Phụ lục 2: Trọng lượng và chiều dài trung bình của cá qua các lần kiểm tra
Phụ lục 3: Chiều cao nếp gấp trong ruột cá qua các lần kiểm tra
Phụ lục 4: Mật độ vi khuẩn trong ruột cá qua các lần kiểm tra
Phụ lục 5: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong thức ăn và trong phân
vii


Phụ lục 6: Kết quả xử lý thống kê về chiều dài và trọng lượng của cá ở các NT
Phụ lục 7: Kết quả xử lý thống kê về mức tăng trưởng trung bình của cá TN
Phụ lục 8: Kết quả xử lý thống kê về tỷ lệ sống của cá TN
Phụ lục 9: Kết quả xử lý thống kê về chiều cao nếp gấp trong ruột cá TN
Phụ lục 10: Kết quả xử lý thống kê về mật độ vi khuẩn trong ruột cá TN
Phụ lục 11: Kết quả xử lý thống kê về độ tiêu hóa


viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DO

Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

pH

Potential Hydrogen

S

Dạng khuẩn lạc nhẵn, bóng

R

Dạng khuẩn lạc có bề mặt khô và xù xì

NT

Nghiệm thức

TN

Thí nghiệm

BKC


Benzyl Konium Chloride

ppt

Part per thousand

NA

Nutrient Agar

SGR

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific Growth Rate)

W

Trọng lượng (weight)

T

Thời gian (time)

ADC

Độ tiêu hóa tạm thời (Apparent Disgestibility Coefficient)

DC

Độ tiêu hóa tổng cộng


ĐTH

Độ tiêu hóa

CFU

Đơn vị tạo thành khuẩn lạc (Colony Forming Unit)

CLN

Chất lượng nước

ONPG

O – Nitrophenyl β – D Galactopyranoside

LDC

Lysin Decarboxylase

PAD

Phenyl Alanine Deaminase

ix


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
Đồ thị


Nội dung

Trang

Đồ thị 4.1 Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm

31

Đồ thị 4.2 Dao động pH trong quá trình thí nghiệm

32

Đồ thị 4.3 Biến động oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm

32

Đồ thị 4.4

34

Biến động amonia trong quá trình thí nghiệm

Đồ thị 4.5 Tốc độ tăng chiều dài của cá ở các nghiệm thức

36

Đồ thị 4.6 Trọng lượng trung bình của cá thí nghiệm qua các lần kiểm tra

38


Đồ thị 4.7 Mức tăng trọng tuyệt đối của cá ở các nghiệm thức

40

Đồ thị 4.8 Mật độ vi khuẩn trong ruột cá của các NT qua ba lần kiểm tra

50

Hình

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Hình dạng ngoài cá tra

4

Hình 2.2

Cấu trúc hóa học của cefalexin

6

Hình 2.3

Sự phân bố của cefalexin


7

Hình 2.4

Cấu trúc hóa học của colistin sulfate

9

Hình 3.1

Cá tra thí nghiệm

16

Hình 3.2

Giai nuôi cá tra thí nghiệm

17

Hình 3.3

Máy ép thức ăn viên

19

Hình 3.4

Máy sấy thức ăn


19

Hình 3.5

Thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm

20

Hình 4.1

Cá tra của 5 nghiệm thức sau 12 tuần thí nghiệm

39

Hình 4.2

Nếp gấp của ruột cá NT 0 khi kiểm tra lần thứ nhất

44

Hình 4.3

Nếp gấp của ruột cá NT 0 khi kiểm tra lần thứ hai

44

Hình 4.4

Nếp gấp của ruột cá NT I khi kiểm tra lần thứ nhất


45

Hình 4.5

Nếp gấp của ruột cá NT I khi kiểm tra lần thứ hai

45

Hình 4.6

Nếp gấp của ruột cá NT II khi kiểm tra lần thứ nhất

46

Hình 4.7

Nếp gấp của ruột cá NT II khi kiểm tra lần thứ hai

46

Hình 4.8

Nếp gấp của ruột cá NT III khi kiểm tra lần thứ nhất

47

Hình 4.9

Nếp gấp của ruột cá NT III khi kiểm tra lần thứ hai


47

Hình 4.10 Nếp gấp của ruột cá NT IV khi kiểm tra lần thứ nhất
x

48


Hình 4.11 Nếp gấp của ruột cá NT IV khi kiểm tra lần thứ hai

48

Hình 4.12 Kết quả định danh Yersinia ruckeri trên mẫu cá

54

Hình 4.13 Kết quả định danh Vibrio metchnikoviii trên mẫu nước

55

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang


Bảng 2.1

Phổ kháng khuẩn của cefalexin

Bảng 2.2

Phổ kháng khuẩn của colistin

10

Bảng 3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

17

Bảng 3.2

Kết quả phản ứng sinh hóa

28

Bảng 3.3

Kết quả LDC và di động được đọc trên chai môi trường LDC

29

Bảng 4.1


Các yếu tố CLN trong quá trình thí nghiệm

30

Bảng 4.2

Chiều dài trung bình (cm) của cá qua các lần kiểm tra

35

Bảng 4.3

Tăng trưởng về chiều dài của cá trong quá trình thí nghiệm

36

Bảng 4.4

Trọng lượng trung bình (g) của cá thí nghiệm qua các lần kiểm tra

37

Bảng 4.5

Mức tăng trọng của cá thí nghiệm

39

Bảng 4.6


Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức

41

Bảng 4.7

Chiều cao trung bình của nếp gấp ruột cá qua các lần kiểm tra

42

Bảng 4.8

Mật độ vi khuẩn trong ruột cá qua các lần kiểm tra (CFU/g)

49

Bảng 4.9

Mật độ vi khuẩn trong nước ao qua các lần kiểm tra

51

7

Bảng 4.10 Kết quả định danh vi khuẩn

53

Bảng 4.11 Thành phần sinh hóa trong thức ăn và trong phân cá của các NT


56

Bảng 4.12 Độ tiêu hóa protein và lipid của cá trong các nghiệm thức

57

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt Vấn Đề
Cá là một trong những loại thực phẩm cung cấp đạm được sử dụng nhiều trong

bữa ăn hàng ngày của con người. Tuy nhiên, sản lượng khai thác cá ngày càng giảm,
do đó cần thiết phải được bổ sung bằng việc nuôi trồng thủy sản.
Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển nhanh
chóng ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt ở nước ta, phong trào nuôi cá tra đã phát triển
vượt mức, cần phải có một mật độ lớn con giống để cung cấp cho các vụ nuôi. Trong
khi con giống thu ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm thì công tác sản xuất giống
nhân tạo là lựa chọn hàng đầu và đã đem lại lợi nhuận rất lớn. Để có được hiệu quả
cao trong sản xuất, người nuôi đã áp dụng mọi biện pháp nhằm nâng cao năng suất
như nuôi thâm canh với mật độ cao. Điều này đã làm cho môi trường nước ngày càng
bị ô nhiễm nên cá nuôi rất dễ bị mắc bệnh.
Do sự hiểu biết của người dân về kháng sinh và cách sử dụng còn hạn chế, và vì
lợi nhuận trước mắt mà người dân đã sử dụng kháng sinh liều cao để trị bệnh với
mong muốn rút ngắn thời gian điều trị và tăng tỉ lệ sống. Đặc biệt, trong giai đoạn

ương cá giống, người nuôi đã sử dụng thuốc với nồng độ cao đến hàng chục lần làm
ảnh hưởng xấu đến chất lượng con giống, và khiến việc điều trị bệnh cho cá giai đoạn
nuôi thương phẩm càng trở nên kém hiệu quả vì có thể vi khuẩn đã kháng với nhiều
loại kháng sinh sử dụng trước đó (Nguyễn Đức Hiền, 2008). Bên cạnh đó, việc sử
dụng kháng sinh với liều cao hơn khuyến cáo đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng của vật nuôi, gây nguy hại cho môi trường và cho cả con người.

1


Theo De Silva và ctv. (1995), các chất kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sự hấp
thu dưỡng chất trong thức ăn thông qua những sự thay đổi về mặt sinh lý học trong
ruột hoặc thông qua tương tác vật lý hay hóa học giữa thuốc và vật chất được ăn vào.
Do đó, đề tài “ Đánh giá ảnh hưởng của việc cho ăn cefalexin và colistin liều
cao lên khả năng tăng trưởng và hấp thu dưỡng chất của cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus Sauvage, 1878)” được chúng tôi thực hiện nhằm đánh giá tác hại của
việc dùng kháng sinh liều cao trong quá trình ương nuôi cá tra giống.
1.2

Mục Tiêu Khóa Luận
Khóa luận được thực hiện nhằm các mục tiêu:
- Đánh giá ảnh hưởng của việc cho ăn cefalexin và colistin liều cao lên tốc độ

tăng trưởng của cá tra trong điều kiện nuôi trong giai;
- Phân lập và định danh hệ vi khuẩn cộng sinh trong ruột của cá tra có và không
có sử dụng kháng sinh;
- Đánh giá ảnh hưởng của việc cho ăn cefalexin và colistin liều cao lên các nếp
gấp trong ruột cá tra;
- Khảo sát độ tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn với việc không
và có bổ sung cefalexin và colistin liều cao.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Một Số Đặc Điểm Sinh Học của Cá Tra

2.1.1

Vị trí phân loại và phân bố
Cá tra có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordata (có dây sống)
Ngành phụ: Vertebrata (có xương sống)
Lớp: Pisces
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthamus (Sauvage, 1878).
Tên tiếng Anh: Sutchi River Catfish
Tên Khơ-me: Trey pra
Tên Lào: Pa suay kheo, pa suay
Tên Thái: Pla saa whai, pla suey
Tên tiếng Việt: Cá tra
Theo Nguyễn Văn Hảo (2005), cá tra là loài đặc trưng và phổ biến ở lưu vực

sông Mêkong. Ở Việt Nam, cá tra phân bố trên Sông Tiền, Sông Hậu thuộc vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Trên thế giới, cá tra phân bố ở Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan,

Lào, Campuchia.

3


2.1.2

Đặc điểm hình thái
Cá tra có thân dài, dẹp bên về phía đuôi, đầu và mõm hơi dẹp bằng. Mắt nằm

hai bên và nửa trước đầu. Có hai đôi râu. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng
cưa ở mặt sau, vây mỡ nhỏ, vây đuôi phân thùy nông, mút cuối nhọn và tương đương
nhau. Thân màu xám, phần lưng thẫm hơn phần bụng (Nguyễn Văn Hảo, 2005).

Hình 2.1: Hình dạng ngoài cá tra
2.1.3

Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cá tăng trưởng dao động trong khoảng 26 –

300C. Cá tra là loài chịu lạnh kém vì chúng là một trong những loài đặc trưng ở vùng
nhiệt đới. Ở 150C thì cường độ bắt mồi của cá giảm, nhưng cá vẫn sống; ở 390C thì cá
sẽ bơi lội không bình thường.
pH: cá có khả năng chịu đựng pH từ 5 – 11, nhưng pH thích hợp cho cá phát
triển là 6,5 – 7,5. Ở pH = 5, cá có biểu hiện mất nhớt, các đôi râu teo dần, hoạt động
chậm chạp. Khi pH = 11, cá sẽ hoạt động lờ đờ và mất nhớt.
Ôxy hòa tan (DO): cá tra chịu được hàm lượng ôxy hòa tan thấp do cá có cơ
quan hô hấp phụ là bóng khí và da. Do đó, cá có thể nuôi được trong các ao nước tù,
nước bẩn, nơi có nhiều chất hữu cơ hay nuôi trong bè mật độ dày.


4


Khả năng chịu mặn: cá tra là loài sống chủ yếu ở nước ngọt, không sống được ở
vùng nước mặn. Nhưng cá có khả năng sống trong vùng nước lợ, cá có khả năng chịu
được độ mặn là 10‰ (Mai Đình Yên và ctv., 1992).
2.1.4

Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, khi còn nhỏ cá tăng nhanh về

chiều dài. Cá sau khi nở và tiêu hết noãn hoàng có chiều dài từ 1 – 1,5 cm. Sau 14
ngày ương, cá có thể đạt được chiều dài trung bình từ 2 – 2,3 cm và có trọng lượng
trung bình là 0,25 g. Cá ương 5 tuần tuổi có chiều dài từ 5 – 6 cm và trọng lượng từ
1,28 – 1,5 g/con. Sau một năm nuôi, cá có thể đạt trọng lượng 1,5 kg; sau 3 – 4 năm,
cá đạt 4 kg. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá tùy thuộc rất nhiều vào mật độ, chất
lượng và mật độ thức ăn được cung cấp.
Trong tự nhiên có thể gặp cá tra 20 tuổi, dài 150 cm và nặng 18 kg (Phạm Văn
Khánh, 1996; trích bởi Nguyễn Văn Hảo, 2005).
2.1.5

Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài háu ăn, ăn tạp thiên về động vật. Ở giai đoạn cá bột và cá hương

thì cá tra thích ăn mồi sống, nhưng trong quá trình phát triển cá thể thì cá tra dần dần
thích ăn mồi chết và có phổ thức ăn rộng hơn.
Dạ dày của cá phình to có dạng hình chữ U và co giãn được. Ruột cá tra ngắn,
không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến
sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá ăn tạp thiên về động vật.
Khi nuôi trong ao bè thì cá tra có thể thích nghi với nhiều loại thức ăn có hàm

lượng protein thấp do con người cung cấp như: cám vụn, bí đỏ, ngô, thức ăn chế biến,
phân lợn, gà, vịt… Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc nuôi thương phẩm
loài cá này.
2.1.6

Đặc điểm sinh sản
Ngoài tự nhiên, vào khoảng tháng 1 – 4, cá có tập tính di cư ngược dòng sông

Mêkong sang Campuchia để tìm bãi sinh sản. Bãi đẻ tập trung chủ yếu ở khu vực
Krantie thuộc Campuchia và khu vực ThanKhon của Lào. Tuổi thành thục của cá

5


khoảng 3 – 4 tuổi, trọng lượng trung bình 5 – 6 kg/con với chiều dài tối thiểu là 60 cm.
Cá tra cùng tuổi thì cá cái thường có trọng lượng lớn hơn cá đực từ 30 – 40%.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ nên nhìn hình dáng bên ngoài thì khó
phân biệt được đực, cái. Sức sinh sản của cá tra khoảng 139.000 – 150.000 trứng/kg cá
cái. Hệ số thành thục của cá tra cái trong tự nhiên là 3 – 12,57 %; của cá tra đực là
0,83 – 2,1 %.
2.2

Sơ Lược về Kháng Sinh Cefalexin và Colistin

2.2.1

Cefalexin
Theo Nguyễn Như Pho (2006), kháng sinh cefalexin thuộc phân nhóm beta –

lactamine, nằm trong nhóm cefalosporine thế hệ một.


Hình 2.2: Cấu trúc hóa học của cefalexin (nguồn: www.gandfyd.org)
Lịch sử: Vào những nǎm 1970, cephalosporine thường dùng gồm cephalexin
dạng uống và hai thuốc dùng ngoài đường uống là cephaloridine và cephalothin. Năm
1973 có thêm cephazolin. Cũng trong khoảng thời gian này, việc viết tên gốc
cephalosporine được thay đổi từ “ceph” thành “cef” (www.thuoc-suckhoe.com).
Kháng sinh cephalosporine được phân loại không chặt chẽ thành các “thế hệ”
dựa vào phổ tác dụng và thời gian công bố thuốc. Nói chung, thế hệ một là các
cephalosporine lâu đời nhất và có phổ tác dụng tương tự nhau. Khi cefoxitin và
cephamandol được công bố, chúng có những tiến bộ đặc biệt, vượt trội so với tất cả
6


các thuốc cũ, vì vậy được coi là thuốc thế hệ hai. Tuy vậy, cefoxitin và cephamandol
không thay thế được cho nhau. Các thuốc thế hệ ba có phổ tác dụng với vi khuẩn gram
âm vượt trội hơn cả hai nhóm kia.
Sự phân bố và phổ kháng khuẩn của cefalexin: Nói chung, các cephalosporine
thế hệ một có hoạt tính mạnh chống lại các vi khuẩn gram dương hiếu khí và kém tác
dụng với vi khuẩn gram âm, phân bố vào các mô trừ dịch não tủy.
Bảng 2.1: Phổ kháng khuẩn của cefalexin
Gram dương
Clostridium

Gram âm

Staphylocoques
Staphylocoques
Penicilinase
penicilinase
Streptocoques

Corynebacterium

Đường hấp thu

Pasteurella

Phân bố

Phân

Đường miệng

Tiêm:
- Dưới da
- Bắp thịt
- Tĩnh mạch

Cơ quan
dự trữ

Pseudomonas
aeruginosa
Proteus

Bài thải

Ống tiêu hóa
Cơ quan
đích


Salmonella
E. coli
Klebsiella

Gan
Tự
do

Nước tiểu
Thận

Kết
hợp

Tuyến vú

Máu

Sữa

Hình 2.3: Sự phân bố của cefalexin
Cơ chế tác dụng: Tất cả các beta-lactam đều có những điểm giống nhau trong
cơ chế tác dụng. Điều quan trọng là chúng phải xâm nhập vào màng tế bào vi khuẩn
qua kênh vận chuyển và gắn với protein liên kết penicillin. Protein liên kết penicillin
đa dạng ở các loài vi khuẩn khác nhau, chịu trách nhiệm nhiều bước trong quá trình
tổng hợp màng tế bào vi khuẩn và có hàng trǎm đến hàng ngàn phân tử trong một tế
bào. Hoạt tính nội tại của beta-lactam phụ thuộc vào khả nǎng tiếp cận và gắn với
protein liên kết penicillin cần thiết. Sự can thiệp vào quá trình tổng hợp màng tế bào
7



cuối cùng dẫn đến dung giải tế bào bằng các enzyme tự dung giải màng tế bào vi
khuẩn (ví dụ autolysin). Còn chưa rõ mối quan hệ giữa protein liên kết penicillin và
autolysin, nhưng có lẽ là kháng sinh nhóm beta-lactam ảnh hưởng đến một chất ức chế
autolysin nào đó (www.thuoc-suckhoe.com).
Sự đề kháng thuốc: Kháng sinh cefalexin thuộc nhóm cefalosporine thế hệ một,
không bền với enzyme cefalosporinase. Vì vậy, một số loại vi khuẩn có thể tiết ra các
enzyme này làm chất xúc tác cho sự thủy phân các phân tử có vòng beta – lactamin, do
đó gây bất hoạt kháng sinh. Các vi khuẩn này chủ yếu là những vi khuẩn gram âm như
Pseudomonas earuginosa, Enterobacter spp., Bacteriodes spp….Do cơ chế này mà
nhiều liệu pháp mới cho thuốc được quan tâm, như các tác nhân ức chế beta-lactamase
đặc hiệu (acid clavunic, sulbactam) đã được phát triển nhằm thiết lập lại hiệu lực của
các kháng sinh này. Ngoài ra, nhiều tác nhân khác có thể làm giảm hoạt tính của kháng
sinh beta-lactam, bao gồm mật độ quần thể vi khuẩn và thời gian nhiễm trùng. Các yếu
tố như độ pH, acid không tác động tới cephalosporin ở mức độ như các kháng sinh
amynoglycosid (www.thuoc-suckhoe.com).
2.2.2

Colistin
Các dạng colistin: polymyxin E sulfate (colistin sulfate), colistimethate sodium,

polymyxin E1 (colistin A), polymyxin E2 (colistin B).
Công thức hóa học: Colistin A: C53H100N16O13
Colisin B: C52H98N16O13
Colistimethate sodium: C58H98N16O28S5
Colistin sulfate:(C52H98N16O13)2.(H2SO4)5
Nhiệt độ nóng chảy: Colistin sulfate : 215 – 219 0C
Colistimethate sodium: 222 – 2230C
Trạng thái tự nhiên: Dạng bột kết tinh trắng, bền ở trạng thái khô và dung dịch
Độ tan: Các muối colistin tan vô hạn trong nước. Ở 200C, 1 mL nước có thể hòa

tan được 1 g colistin. Các muối colistin không tan trong ether, acetone và cloroform,

8


khó tan trong cồn. Cũng ở 200C, 10.000 mL cồn mới có thể hòa tan được 1 g colistin
(Lynn G. Friedlander và Dieter Arnold, 2006).

Hình 2.4: Cấu trúc hóa học của colistin sulfate (nguồn: www.chemblink.com)
Theo Lynn G. Friedlander và Dieter Arnold (2006), colistin là kháng sinh được
tìm thấy đầu tiên bởi Koyama và các cộng sự được đặt tên là colimycine, được tách từ
dung dịch vi khuẩn Bacillus polymyxa và Bacillus colistin. Colistin là một trong những
kháng sinh thuộc họ Polymyxin.
Phổ kháng khuẩn: Theo Storm và ctv. (1977), colistin có hiệu quả cao đối với
các vi khuẩn gram âm như Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella
spp., Haemophilus spp., Shigella spp., Pasteurella spp., Brucella spp., Aerobacter
aerogenes, và Bordetella bronchiseptica. Đối với vi khuẩn gram dương thì ít nhạy cảm
hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn như
Staphylococcus spp., Bacillus spp., Streptococcus pyogenes và Corynebacterium spp.
(trích bởi Dieter Arnold, 2006).

9


Bảng 2.2: Phổ kháng khuẩn của colistin
Gram dương
Clostridium

Gram âm


Staphylocoques
Staphylocoques
Penicilinase
Streptocoques
penicilinase
Corynebacterium

Pasteurella

Salmonella
E. coli
Klebsiella

Pseudomonas
aeruginosa
Proteus

Cơ chế tác dụng: Colistin tạo liên kết với lipid trên màng bào tương, làm xáo
trộn chức năng thẩm thấu của màng bào tương, khiến các chất có trong bào tương như
Mg2+, K+, Ca2+ thoát ra ngoài (Nguyễn Như Pho, 2006).
2.3

Cấu Trúc Ruột Cá
Ruột là thành phần của hệ tiêu hóa nằm kế sau dạ dày. Ruột là một ống thẳng

có cấu trúc đơn giản, nối từ van môn vị đến van chậu – manh tràng của hậu môn,
đường kính tương đối nhỏ và được chia làm hai phần là ruột trước và ruột sau. Ranh
giới giữa ruột trước và ruột sau không thể phân biệt được bằng mắt thường, mà chỉ có
thể phân biệt tùy theo cấu tạo tổ chức học của nó.
Cấu tạo của ruột gồm ba lớp:

- Trong cùng là lớp màng nhày.
- Giữa là lớp cơ trơn.
- Ngoài cùng là màng quánh.
Độ dài của ruột thay đổi tùy theo loài cá, thường là do tập tính ăn của cá:
- Ruột ngắn: có ở cá ăn động vật. Chiều dài của ruột bằng 1/4 hay 1/3 so với
chiều dài thân. Ruột thường thẳng hoặc uốn khúc có ở cá lóc, cá rô….
- Ruột dài: có ở cá ăn thực vật. Chiều dài của ruột bằng từ 2 - 5 lần so với chiều
dài thân, có khi bằng 15 lần chiều dài thân, có ở cá đối, cá trắm cỏ…
- Ruột trung bình: có ở cá ăn tạp. Ruột dài hơn ruột cá ăn động vật nhưng ngắn
hơn ruột cá ăn thực vật, có ở cá tra, rô phi, chép…

10


Bên trong ruột cá có nhiều nếp gấp sâu do màng nhày lồi ra nhằm gia tăng diện
tích bề mặt. Đặc biệt như ở cá nhám, các nếp gấp này tạo thành van xoắn ốc để làm
tăng diện tích hấp thu vì ruột cá sụn thường ngắn.
Các tế bào tiết được tạo thành ở đáy của nếp gấp, di chuyển lên đỉnh và thải
chất tiết. Ở cá không có các vi nhung mao như ở động vật hữu nhũ.
Ruột sau tận cùng bằng trực tràng. Ở trực tràng có tuyến trực tràng chỉ tiết dịch
nhờn chứ không tiết dịch tiêu hóa.
Ở một số loài cá còn có thêm manh tràng là phần phát triển của ruột để làm tăng
diện tích bề mặt của ruột, nhờ vậy mà bổ sung thêm chức năng tiêu hóa và hấp thu cho
ruột. Mật độ của manh tràng và sự sắp xếp thay đổi tùy theo loài cá, ở một số loài cá
manh tràng còn được dùng làm đặc điểm phân loại (Trần Trọng Chơn, 1998).
2.4

Hệ Vi Khuẩn Đường Ruột
Hệ vi khuẩn ở ruột gồm hai loại: vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Hai loại vi


khuẩn này ở trạng thái cân bằng nhau và vi khuẩn có lợi chiếm tỉ lệ ưu thế hơn ở
những cá thể khỏe mạnh. Các vi khuẩn có lợi trong ruột tạo ra các chất có lợi chủ yếu
như vitamin hoặc các acid hữu cơ được ruột hấp thu ở niêm mạc ruột, ở gan. Các acid
hữu cơ này có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh ở ruột.
Một số vi khuẩn khác ở ruột tạo ra các sản phẩm có hại cho vật chủ như các
chất độc. Một khi các vi khuẩn này chiếm ưu thế trong ruột thì các dưỡng chất cần
thiết không được sản xuất và nồng độ các chất có hại tăng lên. Các chất này có thể
không có tác động có hại ngay lập tức trên vật chủ nhưng được xem là các yếu tố gây
các bệnh gan, thận, stress, khả năng miễn dịch kém...
Các vi khuẩn đường ruột thường sống ở ống tiêu hoá của người và động vật, có
thể gây bệnh hoặc không gây bệnh. Ngoài ra chúng có thể sống ở bên ngoài vật chủ
(đất, nước) và trong thức ăn.
Các vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae là những trực
khuẩn Gram âm không sinh nha bào. Một số giống vi khuẩn thường không di động
(Klebsiella, Shigella), một số vi khuẩn khác di động nhờ có lông xung quanh thân tế
bào. Một số giống có vỏ nhìn thấy được nhờ kính hiển vi thường như Klebsiella.
11


Các vi khuẩn đường ruột hiếu khí, kị khí tùy tiện, phát triển được trên các môi
trường nuôi cấy thông thường .
Trên các môi trường đặc, các khuẩn lạc của các vi khẩn đường ruột thường
nhẵn, bóng (dạng S). Tính chất này có thể biến đổi sau nhiều lần nuôi cấy liên tiếp
thành các khuẩn lạc có bề mặt khô và xù xì (dạng R).
Các khuẩn lạc của các vi khuẩn có vỏ như Klebsiella là khuẩn lạc nhầy, lớn hơn
khuẩn lạc dạng S và có xu hướng hoà lẫn vào nhau.
Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae lên men glucose, có sinh hơi hoặc
không sinh hơi, oxidase âm tính, catalase dương tính, khử nitrate thành nitrite. Lên
men hoặc không lên men một số đường (ví dụ lactose). Có hay không có một số
enzyme như urease, tryptophanase. Khả năng sinh ra H2S khi dị hóa protein, acid amin

hoặc các dẫn chất có lưu huỳnh...
Có thể phân loại các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteria thành 13 giống chính
như sau:
-Escherichia

- Erwinia

- Shigella

- Yersinia

- Edwardsiella

- Morganella

- Citrobacter

- Providencia

- Salmonella

- Proteus

- Klebsiella

- Serratia

- Enterobacter
Trong các giống kể trên thì các giống có ý nghĩa nhất trong y học là:
Escherichia, Shigella, Salmonella, Enterobacter, Proteus và Yersinia còn các giống

khác ít ý nghĩa hơn.

12


×