Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

MỘT SỐ LOÀI CÂY THỦY SINH PHỔ BIẾN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ LOÀI CÂY THỦY SINH PHỔ BIẾN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: Trương Văn Duy
Ngành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Niên khóa: 2004 - 2008

Tháng 9/2008


MỘT SỐ LOÀI CÂY THỦY SINH PHỔ BIẾN TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện bởi
TRƯƠNG VĂN DUY

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Người hướng dẫn:
Th.S NGUYỄN VĂN TƯ

Thành Phố Hồ Chí Minh
Năm 2008

i



TÓM TẮT
Đề tài “Một số loài cây thủy sinh phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh” được
tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4/2008 đến tháng 8/2008.
Kết quả đã xác định được 46 loài cây thủy sinh phổ biến tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Trên cơ sở danh pháp khoa học của các loài, tiến hành mô tả, tìm hiểu đặc tính
sinh học của các loài thủy sinh này. Từ đó đưa ra các đánh giá về cảm quan, đề xuất
các cách bố trí trong các hồ cảnh trên thị trường. Ngoài ra, còn đưa ra các cách kết
hợp giữa các cây trong từng dạng hồ khác nhau.

ii


CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ:
 Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
 Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng tất cả Quí Thầy Cô đã truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trường.
 Thầy Nguyễn Văn Tư đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học và thực tập đề tài.
 Cửa hàng cây thủy sinh của anh Tuấn Anh , Huỳnh Văn Nghệ, F12, quận Gò
Vấp.
 Thạc sĩ Nguyễn Văn Phong đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
 Các anh ở trại thực nghiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
 Các bạn bè thân yêu của lớp nuôi trồng thủy sản K30 đã chia sẽ cùng tôi những
vui buồn trong thời gian học cũng như hết long hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong thời
gian thực tập.

iii



MỤC LỤC
Đề mục:

Trang

Trang tựa.....................................................................................................................i
Tóm tắt....................................................................................................................... ii
Abtract .......................................................................................................................iii
Lời cảm tạ ..................................................................................................................iv
Mục lục ...................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ..................................................................................................viii
Danh sách các hình ....................................................................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 1
1.3. Giới hạn .............................................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 3
2.1. Khái niệm, đặc điểm cây thủy sinh .................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm cây thủy sinh ................................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm của cây thủy sinh............................................................................. 3
2.1.3 Nhân giống cây thủy sinh ................................................................................. 4
2.1.3.1 Nhân giống hữu tính ...................................................................................... 4
2.1.3.2 Nhân giống vô tính ........................................................................................ 4
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thuỷ sinh trong môi
trường nhân tạo.......................................................................................................... 5
2.1.5 Các thiết bị cần thiết khi trồng cây thủy sinh ................................................... 6
2.2 Tình hình nghiên cứu cây thủy sinh hiện nay.......................................................7
2.2.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài ....................................................................7
2.2.2 Công trình nghiên cứu trong nước ....................................................................7
2.3 Các loài cá trong hồ thủy sinh ..............................................................................8

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU.............................11
iv


3.1 Thời gian và địa điểm.........................................................................................11
3.2 Nội dung đề tài ...................................................................................................11
3.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................11
3.3.1 Điều tra khảo sát ..............................................................................................11
3.3.2 Định danh, phân loại........................................................................................12
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................13
4.1 Khảo sát về các loài thực vật thủy sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh..................13
4.1.1 Khảo sát hiện trạng ........................................................................................13
4.1.2 Đánh giá về tiềm năng phát triển ...................................................................20
4.1.3 Giải pháp định hướng phát triển cho cây thủy sinh .......................................21
4.2 Đặc tính sinh học của một số loài cây thủy sinh .............................................. 22
4.2.1 Họ Acanthaceae ............................................................................................... 22
4.2.2 Họ Alismataceae .............................................................................................. 28
4.2.3 Họ Amaranthaceae........................................................................................... 31
4.2.4 Họ Araliaceae................................................................................................... 32
4.2.5 Họ Aponogetonaceae ....................................................................................... 33
4.2.6 Họ Araceae....................................................................................................... 35
4.2.7 Họ Cabombaceae ............................................................................................. 38
4.2.8 Họ Ceratophyllaceae........................................................................................ 40
4.2.9 Họ Cyperaceae ................................................................................................. 41
4.2.10 Họ Eriocaulaceae ........................................................................................... 42
4.2.11 Họ Hydrochariacea ........................................................................................ 43
4.2.12 Họ Lythraceae ................................................................................................ 47
4.2.13 Họ Nymphaeaceae ......................................................................................... 51
4.2.14 Họ Onagraceae............................................................................................... 54
4.2.15 Họ Polypodiaceae .......................................................................................... 58

4.2.16 Họ Pontederiaceae ......................................................................................... 59
4.2.17 Họ Scrophulariaceae ...................................................................................... 61
4.3 Một số qui tắc khi thiết kế một hồ thủy sinh ...................................................... 72
4.3.1 Các qui luật bố trí cây thủy sinh ...................................................................... 72
4.3.2 Bố trí dựa vào đặc điểm sinh trưởng................................................................ 73
v


4.3.3 Bố trí dựa vào sự thích ứng ánh sáng của cây ................................................. 75
4.3.4 Bố trí dựa vào mối tương quan giữa các cây và với các trang thiết bị khác.... 77
4.3.5 Chăm sóc cây sau khi trồng ............................................................................. 78
4.4 Một số hồ thủy sinh tham khảo........................................................................... 79
4.4.1 Hồ thủy sinh 1 ở quán cà phê Thụy Du (Q. Bình Thạnh)................................ 79
4.4.2 Hồ thủy sinh 2 ở quán cà phê Thụy Du (Q. Bình Thạnh)................................ 81
4.4.3 Hồ thủy sinh ở trại rong anh Tuấn Anh (Huỳnh Văn Nghệ, Q. Gò Vấp)........ 83
4.4.4 Hồ thủy sinh nhà anh Tuấn (Q. Thủ Đức) ....................................................... 84
4.4.5 Hồ thủy sinh của chú Hải (Q. Thủ Đức).......................................................... 85
4.4.6 Hồ thủy sinh của quán cà phê Hoa Nắng (Bắc Hải – Q. 10) ........................... 86
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 88
5.1 Kết luận............................................................................................................... 88
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 88
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 90
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang


Bảng 4.1 Các loại cây thủy sinh phổ biến tại TP HCM ...........................................13
Bảng 4.2 Một số cửa hàng kinh doanh cây thủy sinh ở TP HCM............................15
Bảng 4.3 Nguồn gốc của các họ thủy sinh đã điều tra .............................................20
Bảng 4.4 Các giống thủy sinh bố trí ở tiền cảnh ......................................................73
Bảng 4.5 Các giống thủy sinh bố trí ở trung cảnh....................................................74
Bảng 4.6 Các giống thủy sinh bố trí ở hậu cảnh ......................................................75
Bảng 4.7 Các mức độ ánh sáng cho từng loài ..........................................................76

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Cá trân châu................................................................................................9
Hình 2.2 Cá chuột hề ................................................................................................10
Hình 2.3 Cá thủy tinh ...............................................................................................10
Hình 2.4 Cá néon vua ...............................................................................................10
Hình 2.5 Cá ông tiên.................................................................................................10
Hình 4.1 Liễu thơm ..................................................................................................22
Hình 4.2 Đại liễu ......................................................................................................23
Hình 4.3 Tiểu liễu.....................................................................................................24
Hình 4.4 Thủy cúc ....................................................................................................25
Hình 4.5 Thanh hồ điệp ............................................................................................26
Hình 4.6 Đình lịch ....................................................................................................27
Hình 4.7 Rubi lá tròn ................................................................................................28
Hình 4.8a Cỏ đỏ........................................................................................................29
Hình 4.8b Cỏ đỏ .......................................................................................................30

Hình 4.9 Lưỡi mèo ...................................................................................................30
Hình 4.10 Huyết tâm lan ..........................................................................................32
Hình 4.11 Rau má.....................................................................................................33
Hình 4.12 Choi lưới..................................................................................................34
Hình 4.13 Choi lá xoắn.............................................................................................35
Hình 4.14 Ráy Châu Phi ...........................................................................................36
Hình 4.15 Ráy Châu Phi lùn.....................................................................................37
Hình 4.16 La hán xanh .............................................................................................38
Hình 4.17 La hán đỏ .................................................................................................39
Hình 4.18 Rong đuôi chồn........................................................................................40
Hình 4.19 Ngưu mao chiên.......................................................................................41
Hình 4.20 Cỏ thái dương ..........................................................................................42
Hình 4.21 Cỏ tranh ...................................................................................................43
Hình 4.22 Cỏ Nhật....................................................................................................44
viii


Hình 4.23 Tóc tiên....................................................................................................46
Hình 4.24 Hẹ xoắn....................................................................................................46
Hình 4.25 Hồng liễu .................................................................................................48
Hình 4.26 Vảy ốc......................................................................................................49
Hình 4.27 Hồng hồ điệp ...........................................................................................50
Hình 4.28 Luân thảo .................................................................................................51
Hình 4.29 Xà lách Nhật ............................................................................................52
Hình 4.30a Súng xác pháo........................................................................................53
Hình 4.30b Súng huyết .............................................................................................53
Hình 4.31 Hồng phấn ...............................................................................................54
Hình 4.32 Hoàng thái dương ....................................................................................55
Hình 4.33 Diệp tài hồng lá tròn ................................................................................56
Hình 4.34 Diệp tài hồng lá đỏ ..................................................................................57

Hình 4.35 Dương xỉ dài ............................................................................................58
Hình 4.36 Cỏ quạt hoàng tử .....................................................................................60
Hình 4.37 Cỏ quạt.....................................................................................................61
Hình 4.38 Lệ nhi.......................................................................................................62
Hình 4.39 Trân châu bò ............................................................................................63
Hình 4.40 Thủy trúc .................................................................................................64
Hình 4.41 Ngổ đồng .................................................................................................65
Hình 4.42 Dừa Nhật..................................................................................................66
Hình 4.43 Đại bảo tháp.............................................................................................68
Hình 4.44 Tiểu bảo tháp ...........................................................................................69
Hình 4.45 Dưa hấu....................................................................................................70
Hình 4.46 Trân châu lá tròn .....................................................................................71
Hình 4.47 Mặt trước hồ thủy sinh 1 ở quán cà phê Thụy Du...................................79
Hình 4.48 Vị trí cây thủy sinh được bố trí trong hồ 1 ..............................................80
Hình 4.49a Mặt trước hồ thủy sinh 2 ở quán cà phê Thụy Du .................................81
Hình 4.49b Mặt trái hồ 2 ..........................................................................................81
Hình 4.49c Mặt phải hồ 2 .........................................................................................81
Hình 4.50 Vị trí cây thủy sinh được bố trí trong hồ 2 ..............................................82
ix


Hình 4.51 Hồ thủy sinh ở trại anh Tuấn Anh ...........................................................83
Hình 4.52 Vị trí cây thủy sinh được bố trí trong hồ ở trại anh Tuấn Anh................83
Hình 4.53 Hồ thủy sinh ở nhà anh Tuấn...................................................................84
Hình 4.54 Vị trí cây thủy sinh được bố trí trong hồ ở nhà anh Tuấn .......................84
Hình 4.55 Hồ thủy sinh ở nhà chú Hải .....................................................................85
Hình 4.56 Vị trí cây thủy sinh được bố trí trong hồ ở nhà chú Hải..........................85
Hình 4.57 Hồ thủy sinh ở quán cà phê Hoa Nắng....................................................86
Hình 4.58 Vị trí cây thủy sinh được bố trí trong hồ ở quán cà phê Hoa Nắng ........86


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh, việc chơi hồ kiểng thủy sinh đang phát

triển mạnh, nhiều cửa hàng kinh doanh cây thủy sinh đã được thành lập, các cuộc thi
chuyên đề về hồ thủy sinh ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, nhiều
cửa hàng kinh doanh cây thủy sinh ra đời. Mặt hàng kinh doanh chính là các hồ thủy
sinh thiết kế sẵn.
Tuy nhiên, các yếu tố liên quan đến việc trồng và chăm sóc cây thủy sinh luôn
là một điều khó khăn cho người chơi. Đa số người chơi biết đến chúng như là những
kinh nghiệm riêng, không có có một công thức nhất định. Thậm chí, một số nghệ nhân
không muốn chuyển giao kĩ thuật trong việc nuôi trồng kiểng thủy sinh. Điều này làm
chậm quá trình phát triển nhân rộng mô hình trồng cây kiểng thủy sinh.
Bên cạnh đó, sự hiểu biết của mọi người về loài cây, cách chăm sóc còn nhiều
hạn chế. Do đó, đề tài “ Một số loài cây thủy sinh phổ biến tại Thành phố Hồ Chí
Minh” đã được thực hiện bởi sinh viên TRƯƠNG VĂN DUY dưới sự hướng dẫn của
thầy NGUYỄN VĂN TƯ. Đề tài cung cấp cho người nuôi một phần nào đó những
kiến thức cơ bản trong công việc nuôi trồng và chăm sóc cây trong hồ thủy sinh.
1.2

Mục tiêu đề tài
- Góp phần nhận biết các loài cây đang được trồng phổ biến trong các bể thủy

sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Lựa chọn các loài cây thích hợp cho các hồ có diện tích khác nhau.
- Cung cấp nhiều cách bố cục, tạo dáng cho hồ thủy sinh.
- Đề xuất các giải pháp và bố trí cây trong hồ.
1.3

Giới hạn

1


- Về loài: thực tế trên thị trường có rất nhiều chủng loại cây thủy sinh nhưng nội
dung đề tài chỉ điều tra một số loại cây đang được bán phổ biến tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Do hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo nên đề tài chỉ tìm hiểu phân loại cũng
như đặc điểm cơ bản của những loài cây thủy sinh phổ biến tại Thành phố Hồ Chí
Minh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Khái niệm, đặc điểm cây thủy sinh

2.1.1 Khái niệm cây thủy sinh
Cây thủy sinh là những loài cây thích nghi với việc sống trên hoặc trong nước.
Cây thủy sinh chỉ có thể phát triển trong nước hoặc có thể phát triển trong đất bão hòa
về nước một cách thường xuyên. Cây có mạch thủy sinh có thể là dương xỉ hoặc cây

hạt kín (bao gồm lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm). Rong biển không phải là cây có
mạch thủy sinh nhưng là tảo biển đa bào và do đó không được tính đến trong phân loại
cây thủy sinh ( Phạm Hoàng Hộ, 2003)
Tuy nhiên, khi đề cập đến cây thủy sinh người ta nghĩ ngay đến những cây sống
trong nước nhưng trên thực tế cây thủy sinh là loại cây có thể sống được cả môi trường
cạn lẫn môi trường nước. Mỗi môi trường có đặc điểm hình thái khác nhau, môi
trường cạn lá dày và tròn hơn, môi trường nước lá mỏng và dài hơn ( Nguyễn Thanh
Tùng, 1999)
2.1.2 Đặc điểm của cây thủy sinh
Những đặc điểm cơ bản của cây thủy sinh được Vũ Văn Trụ và ctv. mô tả như
sau:
- Cơ quan khí khổng phát triển: do lượng O2 hòa tan trong nước ít hơn so với
môi trường trên cạn nên hầu hết bộ rễ cây thủy sinh có những khoang rỗng tương đối
lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí.
- Cấu tạo thân yếu: hầu hết cây thủy sinh là thân thảo sống trong môi trường
nước, không hóa gỗ nên thân mềm và yếu.
- Cơ quan thoát nước phát triển: nếu nước trong thân quá nhiều không thoát
được ra ngoài, ứ đọng lâu trong thân sẽ sinh ra thối rữa.

3


- Bộ rễ kém phát triển: do sống trong môi trường nước, nên hầu hết bộ rễ của
cây thủy sinh không phát triển như cây trồng cạn.
- Sinh sản sinh dưỡng: đa số cây thủy sinh khi cắt ra từng đoạn có thể phát triển
thành cây mới.
2.1.3 Nhân giống cây thủy sinh
Hiscock (2003) đã mô tả một số cách để nhân giống cây thủy sinh, cụ thể như
sau:
Trong điều kiện môi trường nước, nhiều cây có thể tự nhân giống. Một số khác,

có thể nhân giống bằng phương pháp nhân tạo. Đây là cách tốt nhất để tăng số lượng
chúng trong hồ cũng như để thay thế các cây già cỗi.
2.1.3.1 Nhân giống hữu tính
Có nhiều loài cây thủy sinh sinh sản hữu tính giống như cây trên cạn, tức là tạo
hoa, hạt hay bào tử. Sinh sản hữu tính yêu cầu có hai hay nhiều hơn cây cho hoa trên
bề mặt nước. Nếu quá trình thụ phấn thành công và hạt được tạo thành, cây con sẽ
nhanh chóng phát triển.
2.1.3.2 Nhân giống vô tính
Hầu hết các cây thủy sinh nhân giống bằng phương pháp vô tính. Phương pháp
này có thể sử dụng thường xuyên với điều kiện là cây khỏe và trưởng thành.
- Nhân giống tự nhiên
 Từ thân bò
Những cây này phát triển bình thường ở trên bề mặt nhưng sau một thời gian,
chúng lan khắp bề mặt, đẻ nhánh và phát triển thành những cây con. Những cây chứa
đựng phần lớn chất dinh dưỡng của bố mẹ và nhanh chóng tạo thành rễ và lá mới
giống cây trưởng thành.
Một số loài thực vật nổi cũng tạo cây con bằng phương pháp này. Mặc dù
chúng được giữ trên tầng mặt cho đến khi tự rụng xuống và sự nhân giống xảy ra khi
cây con phát triển lên bề mặt nước.
Một số giống mọc theo cách này như Cryptocoryne, Echinodorus, Sagittaria,
Vallisneria và một số loài thực vật nổi khác.
4


 Từ cây non mọc tự nhiên
Tùy vào từng loài chúng có thể sinh ra từ lá, thân chính hay rễ. Những chiếc lá
nhỏ được tạo ra trước tiên, theo sau là rễ và cây mới vẫn bám vào cây mẹ cho đến khi
những phần bị bám rụng xuống và cây con được giải phóng.
Một số giống mọc theo cách này như Echidonorus, Microsorium, Aponogeton
và Bolbtis.

- Nhân giống nhân tạo
Cây thủy sinh cũng được nhân giống bằng cách cắt cành hay phân chia.
 Cắt cành
Các loại cây với thân chính chống đỡ một số lượng lá thì có thể nhân giống
bằng cắt cành. Có thể cắt trên ngọn hay một phần ở giữa thân, tốt nhất là ở cành bên.
Tuy nhiên, phần trên của thân thì bao giờ cũng tốt hơn các phần khác. Một thân bình
thường sẽ có một số mắt (nơi để lá mọc ra) và nó sẽ tạo rễ ở đó nếu sự cắt cành xảy ra.
Sử dụng kéo nhọn, cắt một đoạn chứa ít nhất bốn mắt. Sau đó cẩn thận loại bỏ các lá
và trồng xuống đất sao cho chừa lại một mắt trên nền.
 Từ củ
Củ chính là một cơ quan lưu trữ, cũng là nơi tạo ra các cành non. Để tạo cây
mới, cắt củ bằng dao sắc nhọn và chia ra, đảm bảo sao cho mỗi phần chia ra có ít nhất
một thân phát triển.
Một số giống mọc theo cách này như Anubias và Microsorium.
 Từ sự phân chia rễ chính
Nếu cây phát triển thành bụi, nó sẽ tạo nhiều chồi non. Khi cây đã phát triển
quá lớn, có thể chia rễ chính thành hai hay nhiều hơn cây riêng biệt.
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thủy sinh trong môi
trường nhân tạo
Đất nền: hỗn hợp phối trộn được người nuôi trồng thủy sinh hiện nay sử dụng
bao gồm phân bò, đất đen, đất sét theo tỉ lệ 5:1:1 và một ít phân vô cơ. Bề dày lớp
phân nền từ 3 – 5 cm. Phân nền có độ bền từ 2 - 3 năm. Trên lớp phân nền sử dụng
một lớp sỏi nhỏ hay cát dày 3 - 5 cm để giữ nước trong bể luôn được sạch.
5


Chất lượng nước: nước trong bể phải sạch và trong, được lọc liên tục để có
dòng chảy và hạn chế sự phát triển của tảo. Vì là thực vật nên cây thủy sinh cần ánh
sáng để quang hợp, do đó nước phải trong để đảm bảo cho ánh sáng đi qua tốt nhất.
Ánh sáng: là yếu tố rất quan trọng để cây quang hợp, giúp cây phát triển và giữ

màu sắc đẹp. Ánh sáng trắng giúp cây quang hợp tốt và hiệu quả nhất. Càng xuống sâu
ánh sáng càng yếu, ở độ sâu 40 cm mức độ ánh sáng giảm một nửa. Theo diễn đàn
Aquabird.com, khi chọn bóng đèn chiếu sáng nên hiểu rõ công dụng của từng loại
bóng: đèn huỳnh quang chỉ chiếu sáng tốt ở tầng mặt, còn đèn halogen kim loại chiếu
sáng ở 1 điểm (phù hợp để khống chế sự tăng trưởng của một loại cây nhất định)…
Cây thủy sinh chỉ tiếp nhận ánh sáng có bước sóng từ 650 - 680 nm để quang hợp.
Nhiệt độ nước: nhiệt độ thích hợp cho cây là 25 - 300C, nên chú ý nhiệt độ hồ
vào mùa hè và đông để điều chỉnh cho thích hợp.
CO2: là nguồn chủ yếu giúp cây quang hợp, thiếu CO2 cây khó sống. Có nhiều
cách để tạo CO2 nhưng phổ biến nhất là sử dụng các bình CO2 nén.
pH: khoảng pH thích hợp cho hầu hết các loài cây là từ 6,5 - 7,5.
2.1.5 Các thiết bị cần thiết khi trồng cây thủy sinh
- Bể kính: thông thường bể thủy sinh được làm bằng kính, các tấm kính được
cắt và ghép lại với nhau, một số loại bể được uốn cạnh tròn nhưng giá thành cao hơn.
Thể tích bể lấy chiều dài làm chuẩn, có nhiều kích cỡ khác nhau (dài x rộng x cao): 70
x 45 x 35 cm3, 100 x 50 x 40 cm3, 130 x 60 x 45 cm3 hay 160 x 65 x 50 cm3.
- Giá đỡ: bằng nhôm hoặc sắt, giá đỡ là những thanh hình trụ được ghép thành
khung hình chữ nhật, chiều cao của giá đỡ tùy thuộc tầm ngắm của người chơi.
- Máy lọc: máy lọc có tác dụng làm trong nước. Có 2 loại máy lọc:
+ Máy lọc động lực: loại máy lọc này được gắn ở phía trên bể, gắn phối hợp với
đèn néon. Sau một thời gian sử dụng phải rửa các thiết bị lọc nếu không chất bẩn sẽ
dính vào ống cao su, thùng bơm nước, làm giảm lưu lượng nước. Lưu ý khi rửa lưới
lọc không nên hứng dưới vòi nước mạnh hoặc sử dụng chất tẩy rửa sẽ làm chết vi
khuẩn có lợi cho việc lọc nước.

6


+ Máy lọc đặt dưới bể: loại máy này được đặt chìm dưới đáy bể, hút nước từ
dưới lên tạo sự tuần hoàn nước nhưng không nên để dòng nước tuần hoàn quá mạnh

ảnh hưởng đến những loài hấp thu dinh dưỡng từ bộ rễ.
- Đèn chiếu sáng: trên thị trường có nhiều loại đèn như đèn néon, huỳnh quang,
đèn thủy ngân, đèn halogen kim loại nhưng phổ biến nhất người ta sử dụng 2 loại đèn
là đèn néon và halogen kim loại.
- Thiết bị khác:
+ Thiết bị gia nhiệt: thiết bị này dùng cho khu vực phía Bắc khi mùa đông, các
tỉnh thành khu vực phía Nam không cần thiết sử dụng.
+ Thiết bị bổ sung CO2: bao gồm bình CO2, hộp khuếch tán CO2, đồng hồ áp
suất.
2.2

Tình hình nghiên cứu cây thủy sinh hiện nay

2.2.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài
Hiện tại, một số quốc gia trên thế giới như Nhật, Đức, Đài Loan, Đan Mạch...
đã công nghiệp hóa nghề trồng và nhân giống một số loại thực vật thủy sinh dùng
trang trí cho hồ cá cảnh. Năm 2006, cuộc thi về hồ kiểng cây thủy sinh diễn ra tại Nhật
đã thu hút được 959 hồ kiểng thủy sinh đến từ 36 quốc gia trên toàn thế giới đã đem
đến cho người xem những tác phẩm về cây thủy sinh trồng trong hồ kiếng tuyệt đẹp
(Tạp chí Thế giới cá kiểng, số 30/2007). Kasselmann (2003) đã có những công trình
nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng CO2, phân bón hòa tan, cường độ ánh sáng,
thời gian chiếu sáng ... đến sinh trưởng và phát triển của một số cây thủy sinh dùng
làm kiểng trang trí trong hồ thủy tinh. Tác giả Johnson (2006) đã có rất nhiều nghiên
cứu liên quan đến dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển cho cây kiểng thủy
sinh. Theo tác giả này, hàm lượng N và K có ảnh hưởng khá quan trọng đến quá trình
phát triển của cây thủy sinh. Tác giả Amano (2003) cũng trình bày các cách bố trí các
loại cây sao cho phù hợp trong một bể thủy sinh.
2.2.2 Công trình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, tại nước ta, kiểng thủy sinh được các nghệ nhân phát triển theo hướng
tự phát, chưa thấy công bố các kết quả nghiên cứu cụ thể về các yếu tố giá thể trồng và

hàm lượng dinh dưỡng ... đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật thủy sinh nuôi
7


trồng trong các hồ kiếng. Saigonbook,2006 mô tả một số cây thủy sinh và cách trồng
cũng như chăm sóc hồ thủy sinh.
Diễn đàn về cá cảnh, cây kiểng thủy sinh tại các địa chỉ www.aquabird.com.vn,
www.aquasaigon.org, www.thuymoc.com ... khá hấp dẫn, nhằm trao đổi các thông tin
khoa học kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực này.
2.3

Các loài cá trong hồ thủy sinh
Hiscock (2003) đã đề nghị sử dụng một số loài cá có thể sử dụng trong những

hồ thủy sinh thương mại.
Một số loài cá có thể phá hoại cây, nhưng hầu hết trong số đó thích ứng tốt với
hồ thủy sinh. Các loài cây sẽ cung cấp cho chúng chỗ ẩn nấp và cả thức ăn nữa. Ngược
lại các loài cá làm tăng thêm vẻ đẹp và sự đa dạng trong hồ thủy sinh. Nhiều loài cá
còn ăn các hạt vụn hữu cơ, làm sạch tảo trong hồ. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa cá và
cây sẽ tạo nên một chu kì sống cũng như một diện mạo thú vị cho hồ cảnh.
Các loài cá ăn tảo
Bề mặt lá của các loài cây thủy sinh là nơi lý tưởng cho sự phát triển của tảo, và
nó sẽ phá hủy bề mặt của lá, làm cây chậm phát triển hay thậm chí có thể làm chết cây.
Loại bỏ tảo bằng tay thì phải đòi hỏi sự khéo léo nhưng đôi khi cũng gây tổn hại cho
lá. Do đó, cần tìm những phương pháp khác hiệu quả hơn. Một trong số đó là sử dụng
những loài cá ăn tảo. Hầu hết các loại tảo đều có hàm lượng dinh dưỡng cao, là một
nguồn thức ăn tốt cho cá. Có thể sử dụng những loài cá thuộc họ cá da trơn hay cá
chạch.
Các loài cá vệ sinh
Nhiều loài cây tiền cảnh, cây cỏ có thể giữ lại các mảnh vụn hữu cơ giữa các lá.

Trong tự nhiên, các hạt này có thể bị cuốn trôi bởi dòng nước chảy hay bởi các loài cá
vệ sinh. Một số loài cá vệ sinh nhỏ được sử dụng trong hồ cảnh để làm những nhiệm
vụ này. Loại bỏ các hạt vụn này giúp cho cây nhận đủ ánh sáng cần thiết, đồng thời di
chuyển các hạt này tới máy lọc để tống nó ra ngoài. Mặc dù các loài cá này có thể tìm
kiếm thức ăn ở lớp nền nhưng ta cũng phải cung cấp thêm thức ăn cho chúng.

8


Các loài cá tầng mặt
Các loài cây trôi nổi được cho vào hồ để tăng thêm tính thẩm mỹ. Tuy nhiên nó
cũng còn là nơi trú ẩn và đẻ trứng cho những loài cá tầng mặt. Một số loài có thể làm
tổ bọt và đẻ trứng lên đó.
Các loài cá tầng giữa
Các loài cá da trơn nhỏ có màu sắc quyến rũ, rất thích hợp để bổ sung thêm vào
hồ. Các loài cá này bơi thành đàn giữa các cây và trong tổng thể của hồ, đuổi bắt nhau
tạo nên sự phân đàn giữa các nhóm.
Các loài cá lớn tầng giữa
Các loài cá này có thể sử dụng cho các hồ mà không có sự nguy hại nào. Hầu
hết là các loại cá thần tiên, trông rất duyên dáng với các loài cây thủy sinh cao như tóc
tiên.
Các loài cá lớn và cá ăn cây
Có nhiều loài không thể sống bình thường trong các bể thủy sinh. Một số loài
cũng phá hủy cây. Tuy nhiên cũng có một số cây có thể sống chung với các loại cá
này. Đó là các cây thuộc giống Anubias và Microsorium.
Bảng 2.1 Một số loài cá trong hồ thủy sinh
Nhóm cá ăn tảo
Cá hắc bạc – Crossocheilus siamensis
Cá chuôn hai màu - Epalzeorhynchus bicolor
Cá nút – E. frenatus

Cá que ăn rêu – Farlowella acus
Bảy màu – Poecilia reticulata
Hòa lan nâu – P. sphenops
Trân châu – P. velifera

Hình 2.1 Cá trân châu
(Nguồn: )

Hắc bố lũy - Molliensia latipinna

9


Cá quét dọn
Cá chìa voi – Acanthopsis choirorhynchus
Chuột da báo – Botia lohachata
Chuột hề - B. macracantha
Chuột vằn – B. striata
Chạch rắn - Corydoras spp
Hình 2.2 Cá chuột hề
(Nguồn: )
Cá tầng mặt
Cá chọi – Betta splendens
Cá trìu hổ - Carnegiella strigata
Sặc gấm - Colisa lalia
Cá thủy tinh – Kryptopterus bicirrhis
Cá cờ - Macropodus opercularis

Hình 2.3 Cá thủy tinh


Cá bã trầu - Trichopis vittatus

(Nguồn: )

Cá hạt lựu – Xiphophorus maculates
Các loài tầng giữa
Cá mũi đỏ - Hemigrammus bleheri
Hồng quang đăng – H. erythrozonus
Hồng nhung - Megalamphodus sweglesi
Néon vua - Paracheirodon axelrodi
Hồng đào - Puntius titteya
Cá tam giác - Rasbora heteromorpha

Hình 2.4 Cá néon vua

(Nguồn: )
Các loài cá lớn
Cá ông tiên - Pterophyllum scalare
Cá dĩa – Symphysodon discus
Sặc cẩm thạch - Trichogaster microlepis
Sặc bướm – T. trichopterus
Phượng hoàng - Mikrogeophagus ramirezi

Hình 2.5 Cá ông tiên
(nguồn: )

10


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Thời gian và địa điểm
- Thời gian: từ tháng 4/2008 – tháng 8/2008;
- Địa điểm: các trại trồng cây thủy sinh, cửa hàng, và những hộ gia đình tại

Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2

Nội dung đề tài
Đề tài được thực hiện với các nội dung sau:
- Điều tra thành phần loài và việc bố trí cây trong hồ thủy sinh.
- Tổng hợp tài liệu về mô tả phân loại và đặc điểm sinh trưởng của các loài thực

vật thủy sinh phổ biến.
- Đề xuất các giải pháp bố trí cây thủy sinh trong hồ.
3.3

Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Điều tra khảo sát
Chọn địa điểm
- Các khu vực bán cây thủy sinh trên đường Nguyễn Thông, Lưu Xuân Tín…
- Chọn các cửa hàng thiết kế và bán hồ thủy sinh làm sẵn như ở đường Nam Kỳ
Khởi Nghĩa, Trần Hưng Đạo,…
- Cơ sở sản xuất cây thủy sinh ở đường Huỳnh Văn Nghệ, Phạm Văn Chiêu…
- Thu thập số liệu: thông qua Hội Sinh Vật Cảnh để thu thập các số liệu về nuôi
trồng cây thủy sinh, các phong trào, cuộc thi về cây thủy sinh.
Phương pháp điều tra

- Chọn ngẫu nhiên cửa hàng kinh doanh cây thủy sinh.
- Tham khảo trực tiếp kiến thức của các nghệ nhân trồng và nhân giống cây
thủy sinh.
- Thu thập các số liệu, hình ảnh liên quan đến đặc điểm cây thủy sinh.
11


3.3.2 Định danh, phân loại
- Định danh, phân loại theo phương pháp so sánh hình thái: đặc điểm lá, thân,
rễ…
- Dựa vào tài liệu, sách chuyên môn của những nhà khoa học trong nước như
Phạm Hoàng Hộ, Trần Hợp…
-

Tài

liệu,

thông

tin

chuyên

ngành:

các

trang


web

phân

loại

(www.zipcodezoo.com, www.wikipedia.org, www.plants.usda.com, …) các diễn đàn
về cây thủy sinh (www.aquabird.com, www.thuymoc.com, ...), các tạp chí khoa học,


12


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

Khảo sát về các loài thực vật thủy sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh

4.1.1 Khảo sát hiện trạng
Cây thủy sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh về chủng loại tương đối nhiều nhưng
phổ biến thì có khoảng trên dưới 60 loài. Các loại cây thủy sinh thường gặp như sen,
súng, bèo… ít được sử dụng do ít hấp dẫn người chơi; trong khi các loại thực vật thủy
sinh nhập nội thì lại phổ biến. Tuy nhiên, tiềm năng cây thủy sinh bản địa lại rất lớn
nhưng chưa được chú ý nghiên cứu và sưu tầm. Vì vậy, cần phải khai thác những tiềm
năng hiện có, định hướng phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển.
Những bể thủy sinh xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng về mẫu mã. Các loài
cây thủy sinh ngày càng nhiều về chủng loại mới, kể cả tự lai tạo hay mới phát hiện.
Hồ thủy sinh là sự lựa chọn cho nhiều hộ gia đình, công ty hay những quán cà phê, nhà
hàng, quán ăn… để thay thế cho hồ cá cảnh thuần túy ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay.
Bảng 4.1 Các loại cây thủy sinh phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh
STT Tên tiếng Việt

Tên khoa học

1

Hồng liễu

Ammannia gracilis

2

Huyết tâm lan

Alternanthera reineckii ‘roseafolia’

3

Ráy Châu Phi

Anubias barteri var. barteri

4

Ráy lùn

Anubias barteri var. nana


5

Choi lưới

Aponogeton madagascariensis

6

Choi xoăn

Aponogeton ulvaceus

7

Lệ nhi

Bacopa caroliniana

8

Cỏ tranh

Blyxa aubertii
13


STT Tên tiếng Việt

Tên khoa học


9

Cỏ Nhật

Blyxa japonica

10

La hán xanh

Cabomba caroliana var. caroliana

11

La hán đỏ

Cabomba furcata

12

Rong đuôi chồn

Ceratophyllum demersum

13

Rubi lá tròn

Echinodorus ‘Rubin’


14

Cỏ đỏ

Echinodorus tenellus

15

Lưỡi mèo

Echinodorus uruguayensis

16

Ngưu mao chiên

Eleocharis acicularis

17

Cỏ quạt hoàng tử

Eichhornia azurea

18

Cỏ quạt

Eichhornia diversifolia


19

Trân châu bò

Glossostigma elatinoides

20

Thủy trúc

Hydrotriche hottoniflora

21

Rau má

Hydrocotyle leucocephala

22

Liễu thơm

Hygrophila balsamica

23

Đại liễu

Hygrophila corymbosa


24

Tiểu liễu

Hygrophila corymbosa ‘angusifolia’

25

Thủy cúc

Hygrophila difformis

26

Thanh hồ điệp

Hygrophila polysperma

27

Đình lịch

Hygrophila polysperma ‘Rosanervig’

28

Đại bảo tháp

Limnophila aquatica


29

Ngổ đỏ

Limnophila aromatica

30

Dừa Nhật

Limnophila aromatica ‘Hippuroides’

31

Tiểu bảo tháp

Limnophila sessilifflora

32

Dưa hấu

Lindernia rotundifolia

33

Hồng phấn

Ludwigia inclinata


34

Hoàng thái dương

Ludwigia inclinata var. verticillata

35

Diệp tài hồng lá tròn

Ludwigia repens

36

Diệp tài hồng lá đỏ

Ludwigia repen ‘Rubin’

37

Trân châu tròn

Micrantherum umbrosum

38

Dương xỉ thường

Microsorum pteropus
14



×