Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh Bình Dương 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 47 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY SẢN XUẤT
GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

ĐỊA ĐIỂM : HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CP CHẾ TẠO MÁY & SX VẬT LIỆU MỚI TRUNG HẬU


Dự án nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu
-----------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ............................................................ 4
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư ............................................................................................................. 4
I.2. Mô tả sơ bộ dự án .................................................................................................................. 4
I.3. Cơ sở pháp lý ......................................................................................................................... 4
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ......................................................................... 7
II.1. Sự cần thiết phải đầu tư ........................................................................................................ 7
II.2. Mục tiêu của dự án ............................................................................................................... 8
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG ...................................................... 9
III.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam Quý I/2012 ................................................ 9
III.2. Tình hình sản xuất công nghiệp .......................................................................................... 9
III.3. Thị trường vật liệu xây dựng ............................................................................................ 11
III.3.1. Tình hình chung ............................................................................................................. 11
III.3.2. Gạch không nung xu hướng tất yếu của ngành vật liệu xây dựng ................................. 11
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ ............................................................ 13


IV.1. Địa điểm đầu tư................................................................................................................. 13
IV.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội vùng.......................................................................... 13
IV.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................................... 13
IV.2.2. Địa hình.......................................................................................................................... 14
IV.2.3. Khí hậu ........................................................................................................................... 14
IV.3. Hiện trạng khu đất đầu tư dự án ....................................................................................... 17
IV.3.1. Tổng quan ...................................................................................................................... 17
IV.3.2. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................................... 18
IV.3.3. Đường giao thông .......................................................................................................... 18
IV.3.4. Hiện trạng công trình hạ tầng và kiến trúc .................................................................... 18
IV.3.5. Hiện trạng cấp điện ........................................................................................................ 18
IV.3.6. Hiện trạng cấp thoát nước .............................................................................................. 18
IV.3.7. Nhận xét chung .............................................................................................................. 18
IV.4. Điều kiện cung cấp các yếu tố đầu vào............................. Error! Bookmark not defined.
IV.4.1. Về nguồn nguyên liệu .................................................... Error! Bookmark not defined.
IV.4.2. Nguồn điện sử dụng ....................................................... Error! Bookmark not defined.
IV.4.3. Nguồn lao động.............................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG V: QUY MÔ VÀ CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN ...................................................... 19
V.1. Phạm vi dự án..................................................................................................................... 19
V.2. Căn cứ lựa chọn quy mô, sản phẩm và công suất của dự án ............................................. 19
V.3. Quy mô đầu tư .................................................................................................................... 19
V.3.1. Quy mô diện tích sử dụng ............................................................................................... 19
V.3.2. Các hạng mục công trình ................................................................................................ 19
V.3.3. Đầu tư máy móc thiết bị .................................................................................................. 19
V.4. Sản phẩm của dự án ........................................................................................................... 20
V.4.1. Cơ cấu và chủng loại sản phẩm....................................................................................... 20
V.4.2. Chất lượng sản phẩm....................................................................................................... 20


Dự án nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu

----------------------------------------------------------------V.5. Công suất của dự án ........................................................................................................... 20
V.6. Nhu cầu các loại vật tư trong năm ..................................................................................... 20
CHƯƠNG VI: CÔNG NGHỆ POLYME KHOÁNG TỔNG HỢP .......................................... 22
VI.1. Giới thiệu công nghệ ......................................................................................................... 22
VI.2. Quy trình công nghệ ......................................................................................................... 22
VI.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu ..................................................................................................... 22
VI.2.2. Quy trình sản xuất .......................................................................................................... 22
VI.2.3. Giao hàng ....................................................................................................................... 24
VI.2.4. Xây dựng........................................................................................................................ 24
CHƯƠNG VII GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN .................................................................. 25
VII.1. Tiến độ thực hiện dự án ................................................................................................... 25
VII.2. Xây dựng và tổ chức thi công xây lắp ............................................................................. 25
VII.3. Tổ chức sản xuất- bố trí lao động .................................................................................... 25
VII.3.1. Nhân lực ....................................................................................................................... 25
VII.3.2. Công tác đào tạo, huấn luyện ....................................................................................... 26
VII.4. Chương trình bán hàng .................................................................................................... 26
VII.5. Các biện pháp về tài chính .............................................................................................. 26
VII.6. Xây dựng hệ thống thông tin ........................................................................................... 26
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...................................................... 27
VII.1. Đánh giá tác động môi trường ......................................................................................... 27
VII.1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................................... 27
VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường ............................................................ 27
VII.2. Tác động của dự án tới môi trường ................................................................................. 27
VII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án .......................................................... 28
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ..................................................................... 29
VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ............................................................................................. 29
VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư ............................................................................................. 30
VIII.2.1. Nội dung ...................................................................................................................... 30
VIII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư ............................................................................................. 32
VIII.3. Nhu cầu vốn lưu động .................................................................................................... 31

CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN ........................................................... 33
IX.1. Cấu trúc vốn và phân bổ nguồn vốn đầu tư ...................................................................... 33
IX.2. Tiến độ đầu tư và sử dụng vốn ......................................................................................... 33
IX.3. Cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án ................................................................................... 34
IX.4. Phương án hoàn trả lãi và vốn vay ................................................................................... 34
CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH ................................................................. 38
X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán .............................................................................. 38
X.2. Tính toán chi phí của dự án ................................................................................................ 38
X.2.1. Chi phí sản xuất trực tiếp ................................................................................................ 38
X.2.2. Chi phí nhân công ........................................................................................................... 38
X.2.3. Chi phí khấu hao ............................................................................................................. 40
X.2.4. Chi phí khác .................................................................................................................... 40
X.2.5. Chi phí tài chính .............................................................. Error! Bookmark not defined.
X.3. Tính toán Giá vốn hàng bán ............................................................................................... 40


Dự án nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu
----------------------------------------------------------------X.4. Doanh thu từ dự án ............................................................................................................. 41
X.5. Hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án ............................................................................... 42
X.5.1. Hiệu quả kinh tế của dự án .............................................................................................. 42
X.5.2. Hiệu quả tài chính của dự án ........................................................................................... 43
X.6. Phân tích rủi ro ................................................................... Error! Bookmark not defined.
X.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ..................................................................................... 44
CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 46
XI.1. Kết luận ............................................................................................................................. 46
XI.2. Kiến nghị........................................................................................................................... 46
XI.3. Cam kết của chủ đầu tư..................................................................................................... 46


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
 Chủ đầu tư
Trung Hậu
 Giấy phép kinh doanh
 Đăng ký lần đầu
 Nơi cấp
 Đại diện theo pháp luật
 Chức vụ
 Địa chỉ trụ sở
I.2. Mô tả sơ bộ dự án
 Tên dự án
 Địa điểm đầu tư
 Hình thức đầu tư

: Công Ty Cổ Phần Chế Tạo Máy và Sản Xuất Vật Liệu Mới
: 0309444787
: Ngày 22 tháng 09 năm 2009
: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh
: Ông Trần Trung Nghĩa
: Tổng Giám đốc
: 168 Nguyễn Duy, phường 9, quận 8, TP.HCM
: Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu
: Huyện Tân Uyên, Bình Dương
: Đầu tư nhà máy mới

I.3. Cơ sở pháp lý
 Văn bản pháp lý
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu
nhập doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ và Nghị định
121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật
Thuế giá trị gia tăng;

4


 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo
vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ và Nghị đinh
21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/02/2008 về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 và 29/11/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của
Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ về việc Quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
 Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức
dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ
tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;
 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức
dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 và Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày
01/12/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất
lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính
phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư

xây dựng công trình;
 Nghị định số 80/2007/NĐ – CP ngày 19 tháng 05 năm 2007 và Nghị định 115/2005/NĐCP ngày 05 tháng 09 năm 2015 của Chính Phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
 Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2010 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Chính Phủ
quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
và nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2007 của Chính Phủ về doanh
nghiệp khoa học và công nghệ;
 Quyết định số 567/QĐ –TTg ngày 28 tháng 04 năm 2010 của Thủ Tướng Chính Phủ về
việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2010 ;
5


 Quyết định số 10/2009/QĐ TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 16 tháng 01 năm 2009 về
cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm
cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn
từ năm 2009 đến năm 2015 ;
 Hướng dẫn số 1847/NHPT-TĐ ngày 12 tháng 06 năm 2009 của Ngân Hàng Phát Triển
Việt Nam, hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ
phát triển sản phẩm cơ khí trọng điểm ;




















 Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu được thực hiện dựa trên những tiêu
chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Quyết định số 15/2004/QĐ-BXD ngày 10/06/2004. Ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt
Nam TCVN316:2004 “ Blốc bê tông nhẹ- yêu cầu kỹ thuật”.
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
TCVN 1450-1998
: Gạch rỗng đất sét nung
TCVN 6477-2011
: Gạch bê tông - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (QĐ
3628/QĐ-BKHCN)
TCVN 6477-1999
: Gạch block bê tông
TCVN 2737-1995
: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
TCVN 375-2006
: Thiết kế công trình chống động đất;
TCXD 45-1978
: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
TCVN 5760-1993

: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử
dụng;
TCVN 5738-2001
: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 6772
: Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
TCVN 188-1996
: Tiêu chuẩn nước thải đô thị;
TCXDVN 175:2005
: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép trong công trình
công cộng;
11TCN 21-84
: Quy phạm trang bị điện - Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
TCXD 95-1983
: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình
dân dụng;
TCVN-46-89
: Chống sét cho các công trình xây dựng;

6


CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
II.1. Sự cần thiết phải đầu tư
Trong thời gian qua tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đi cùng đó thị trường
vật liệu xây dựng ngày càng phát triển, dẫn đến nhu cầu về gạch – vật liệu xây dựng cơ bản cũng tăng cao.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, những năm gần đây mức tiêu thụ gạch xây toàn quốc
vào khoảng 20 tỷ viên/năm. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu này sẽ tăng vào khoảng 40 tỷ
viên/năm, cao gấp đôi so với mức tiêu thụ hiện nay. Nhu cầu này hiện đại đa số đang được đáp
ứng bằng sản phẩm gạch đất sét nung.

Tuy nhiên, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn
khoảng 1.5 triệu m2 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp, và 150,000 tấn than, thải ra
khoảng 0.57 triệu tấn khí CO2. Nếu toàn bộ nhu cầu về gạch xây dựng đều tập trung vào gạch đất
sét nung thì gần 10 năm nữa, chúng ta sẽ đào đi gần 1 tỷ m3 đất sét mà phần lớn xâm phạm vào
đất canh tác. Đặc biệt các khí độc hại thải ra trong quá trình dùng than đốt sẽ làm xâm hại đến
môi trường, đến sức khỏe con người, làm giảm năng suất cây trồng, gây ra hiệu ứng nhà kính,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến các các tài nguyên của đất nước.
Mặc khác, nhu cầu được ăn, được ở là những nhu cầu thiết yếu của con người, của xã hội
và đã là nhu cầu thì không thể bị hạn chế. Do đó, việc tìm kiếm một sản phẩm thay thế phù hợp
và đáp ứng được những nhu cầu chính đáng của mọi nhân tố trong xã hội là việc làm đáng quan
tâm hàng đầu hiện nay.
Hiện nay, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung đang được nhiều nước phát
triển trên thế giới áp dụng trong quá trình khai thác và sản xuất, nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi
trường. Công nghệ này đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực như: tận dụng được nhiều
nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền, tạo ra được nhiều loại vật liệu xây dựng có
giá thành thấp, an toàn và dễ dàng sử dụng... Vật liệu xây dựng không nung còn mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho các chủ thể trong ngành công nghiệp xây dựng như: chủ đầu tư chủ thầu thi
công, nhà sản xuất vật liệu xây dựng và trên hết là lợi ích của người tiêu dùng. Vì vậy, công nghệ
sản xuất gạch không nung là sự lựa chọn phù hợp với định hướng của toàn cầu.
Cùng với sự đồng tình với các chính sách kinh tế - xã hội, Chính phủ hiện đang đẩy mạnh
chương trình “sản xuất, tiêu thụ vật liệu không nung” trong thời gian tới. Theo đó, Chính phủ
đang xem xét tạo cơ chế, lộ trình để tạo thị trường cho vật liệu không nung, tạo thuận lợi cho nhà
sản xuất về đầu tư, nguồn nguyên liệu, tăng cường thanh tra kiểm tra việc sử dụng đất nông
nghiệp làm gạch đã bị cấm theo quy định tại Quyết định 567, nâng phí bảo vệ môi trường và tăng
cường giám sát đối với cơ sở sản xuất gạch đất sét nung.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, công ty Cổ phần chế tạo máy và sản xuất vật liệu
mới Trung Hậu chúng tôi đã thấy được sự cần thiết cùng sự định hướng phù hợp của nhà nước
như trên. Nhận định đây là ngành sản xuất có công nghệ hiện đại mang lợi ích tích cực trong
tương lai, Công ty quyết định thành lập nhà máy sản xuất gạch không nung theo công nghệ
Polyme khoáng tổng hợp tại huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương. Có thể dễ dàng nhận thấy, đây là

một dự án mang tính hiệu quả và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

7


II.2. Mục tiêu của dự án
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu được tiến hành nhằm thực hiện
các các mục tiêu sau:
 Đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm gạch không nung,
nhằm thay thế gạch đất sét nung truyền thống do hình dạng giống gạch đất sét nung
nhưng giá thành sản phẩm rất cạnh tranh , đồng thời có nhiều ưu điểm hơn gạch đất sét
nung truyền thống .
 Sử dụng phế thải của ngành sản xuất đá là mạt đá với tỷ lệ khá lớn (đến 85% khối
lượng viên gạch ) ;
 Thiết bị công nghệ tự động hoá , sản xuất có trình độ tiên tiến, sản phẩm sản xuất có
chất lượng đạt TCVN.
 Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành vật liệu xây không nung của chính phủ và địa
phương .
 Đảm bảo các yêu cầu Xanh – Sạch , phát triển kinh tế bền vững;
 Giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương;
 Đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước.

8


CHƯƠNG III: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
III.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong chín tháng đầu năm 2012
Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được trong năm 2011 cùng với phân tích đầy đủ
các yếu tố thuận lợi, khó khăn ở trong và ngoài nước, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQCP ngày 03 tháng 01 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012. Theo đó, mục tiêu tổng quát

của năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp
lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ
vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn.
Kinh tế-xã hội nước ta trong 3 quý đầu năm 2012 tiếp tục đương đầu với nhiều khó khăn,
thách thức. Kinh tế thế giới trầm lắng với khủng hoảng nợ công tại một số nước Châu Âu tiếp tục
gây bất ổn lớn. Hoạt động đầu tư trì trệ cùng với xuất khẩu giảm ở hầu hết các nền kinh tế dẫn
đến tăng trưởng giảm sút. Ở trong nước, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp dẫn đến hàng tồn
kho ở mức cao. Để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản
xuất trong nước phát triển, Chính phủ kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, trọng
tâm là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày
10 tháng 5 năm 2012. Các ngành, địa phương, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế và cơ sở sản xuất
kinh doanh đã và đang nỗ lực phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp, phấn đấu vượt qua
những cam go mà nền kinh tế đang phải đối mặt.
III.2. Tình hình sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Chín tăng 4,6% so với tháng trước và tăng
9,7% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng khá cao kể từ đầu năm đến nay. Tính chung chín
tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Chỉ
số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào mức tăng
chung của toàn ngành; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,2%, đóng góp 3 điểm phần trăm; sản
xuất phân phối điện, khí đốt tăng 12,8%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; cung cấp nước, quản lý
và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất chín tháng tăng cao so với cùng kỳ năm 2011
là: Đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 148,4%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 57,3%; sản xuất
phụ tùng xe có động cơ tăng 44,5%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 22,3%; sản xuất thuốc, hóa
dược và dược liệu tăng 15,4%; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 15,4%; sản xuất đường
tăng 14,6%; khai thác dầu thô tăng 13,4%; sản xuất, truyền tải và phân phối điện tăng 11,3%; sản
xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 11,1%. Các ngành công nghiệp có tốc độ tăng khá
là: Sản xuất bia tăng 10,5%; sản xuất các cấu kiện kim loại tăng 8,8%; sản xuất phân bón và hợp
chất ni tơ tăng 8,7%; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 8,7%; khai

thác, xử lý và cung cấp nước tăng 8,3%; sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại tăng 7,6%; sản
xuất sợi tăng 7,5%.
Một số ngành có tốc độ tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước là: Sản xuất mỹ
phẩm, xà phòng tăng 6,9%; sản xuất pin, ắc qui tăng 6,6%; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng
6,3%; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) tăng 2,1%; khai thác khí đốt tự nhiên giảm
9


2,3%; sản xuất sắt, thép, gang giảm 4,2%; sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét giảm 5,5%; khai
thác than cứng giảm 6%; sản xuất xi măng giảm 7,2%; sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn và bao bì từ
giấy giảm 8,1%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng giảm 12,4%; sản xuất hàng may
sẵn (trừ trang phục) giảm 13,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 14,3%; sản xuất mô tô, xe máy
giảm 14,6%; khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh giảm 21,8%.
Một số địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn có chỉ số sản xuất công nghiệp
chín tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước như sau: Bắc Ninh tăng 23,5%; Bình Dương tăng
7,9%; Đồng Nai tăng 6,9%; Đà Nẵng tăng 6,1%; Hải Phòng tăng 5,1%; Hà Nội tăng 4,3%; thành
phố Hồ Chí Minh tăng 4%; Cần Thơ tăng 4%; Hải Dương giảm 1,7%; Vĩnh Phúc giảm 4,7%.
Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến tám tháng năm nay tăng 6,4% so với cùng
kỳ năm trước. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản xuất mô tô, xe máy tăng 58,5%;
sản xuất đường tăng 42,8%; chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng
34,5%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 15%; may trang phục (trừ trang phục
từ da lông thú) tăng 14,5%; sản xuất mỹ phẩm, xà phòng và chất tẩy rửa tăng 11,5%; sản xuất
thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 9,2%; sản xuất bê tông và các sản phẩm khác từ xi măng,
thạch cao tăng 8,6%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất sản phẩm
điện tử dân dụng tăng 7,8%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 6,2%; sản xuất xe có động cơ
tăng 5,9%; sản xuất thiết bị dẫn điện tăng 5,9%; sản xuất thuốc lá tăng 4,7%; sản xuất sắt, thép,
gang tăng 3,1%; sản xuất pin và ắc qui tăng 2,5%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ giảm
1,6%; sản xuất sợi giảm 4%; sản xuất giày, dép giảm 5,2%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang
phục) giảm 6,1%; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa giảm 6,2%; sản xuất các cấu kiện kim loại
giảm 13,5%; sản xuất xi măng giảm 19,3%; sản xuất dây, cáp điện giảm 57,2%.

Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/9/2012 của ngành công nghiệp chế biến tăng 20,4% so với
cùng thời điểm năm trước. Mặc dù mức tồn kho còn cao nhưng đã có xu hướng giảm dần trong
mấy tháng gần đây. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: Sản xuất sản phẩm từ plastic
tăng 50,6%; sản xuất xi măng tăng 50,2%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 40,6%; sản xuất thuốc lá
tăng 40,3%; may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) tăng 39,4%; sản xuất mô tô, xe máy
tăng 37,8%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 34,7%; sản xuất phân bón và hợp
chất ni tơ tăng 30,9%; sản xuất pin và ắc qui tăng 27,5%; sản xuất xe có động cơ tăng 26,6%; chế
biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng 25,7%; sản xuất bia tăng 15,3%. Một
số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là: Sản xuất các cấu kiện kim loại tăng 14,3%;
sản xuất giày, dép tăng 13,7%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 10,7%; sản xuất thiết
bị truyền thông tăng 10,4%; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 5,8%; sản xuất bê tông và
các sản phẩm từ xi măng giảm 4,5%; sản xuất vải dệt thoi giảm 7,6%; sản xuất sản phẩm điện tử
dân dụng giảm 13,1%; sản xuất đường giảm 42,8%.
Mặc dù sản xuất công nghiệp tháng Chín có phần được cải thiện hơn so với tháng Tám
nhưng chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng Chín so với tháng
trước vẫn thấp, chỉ tăng 0,6%, trong đó: Chỉ số sử dụng lao động ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tăng 0,7%; sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 0,1%; cung cấp nước, quản lý và xử lý
nước thải, rác thải tăng 0,1% và ngành công nghiệp khai khoáng không biến động. Trong các loại
hình doanh nghiệp công nghiệp, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước tăng
0,1%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng
0,6%. Một số ngành công nghiệp có chỉ số sử dụng lao động tháng Chín so với tháng Tám tăng
cao hơn mức tăng chung là: Ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 1,2%; sản xuất,
chế biến thực phẩm tăng 1,1%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 1%; sản xuất
giường, tủ, bàn, ghế tăng 0,8%.
10


Biến động lao động tháng Chín so với tháng Tám trong ngành công nghiệp của một số
tỉnh, thành phố có quy mô công nghiệp lớn như sau: Bắc Ninh tăng 2,9%; Đồng Nai tăng 1,3%;
thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,8%; Bình Dương tăng 0,6%; Hải Dương tăng 0,4%; Hải Phòng

tăng 0,2%; Cần Thơ tăng 0,2%; Bà Rịa -Vũng Tàu tăng 0,1%; Vĩnh Phúc giảm 2,7%; Đà Nẵng
giảm 0,2%; Hà Nội giảm 0,2%.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp chín tháng năm nay của các doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn. Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tám tháng vẫn thấp, chỉ tăng 0,2 điểm phần trăm
so với chỉ số tiêu thụ bảy tháng năm 2012. Chỉ số tồn kho sản phẩm công nghiệp chế biến tuy đã
có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao.
(Tổng cục thống kê- Bộ Kế hoạch và đầu tư)
III.3. Thị trường vật liệu xây dựng
III.3.1. Tình hình chung
Hiện nay, với tình hình đóng băng của thị trường bất động sản thì đã ảnh hưởng ít nhiều
đến khả năng tiêu thụ vật liệu xây dựng, dẫn đến hiện tượng “ trùm mềm thị trường” có thể thấy
trước mắt. Tuy nhiên, ai cũng biết nhu cầu “ ăn, ở” của con người và xã hội lúc nào cũng được
đặt lên hàng đầu, vì vậy có thể đảm bảo đây chỉ là tình trạng ngắn hạn và sẽ được cân bằng khi
vươn qua cơn sóng này.
III.3.2. Gạch không nung xu hướng tất yếu của ngành vật liệu xây dựng
 Mô tả chung về gạch không nung
Hiện nay, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn vật liệu xây dựng do trên thị trường đã
xuất hiện nhiều sản phẩm mới với ưu điểm như chịu được thời tiết nhiệt đới, tính thẩm mỹ cao,
thân thiện với môi trường, một trong những sản phẩm được ưa chuộng là gạch không nung.
Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các
chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải
sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch
không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần
kết dính của chúng.
Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung. Quá trình
sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ
bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền,
độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các
nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản,...
 Tình hình sản xuất gạch không nung

Các công nghệ gạch đất sét hiện nay đang dần lạc hậu và có nhiều hệ quả bất lợi cần được
thay thế. Mỗi năm việc sử dụng gạch đất sét nung làm mất đi một diện tích đất canh tác nông
nghiệp của 1 xã. Do đó, Quyết định 567/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 đã mở ra một hướng
đi mới cho ngành vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong xây dựng.
Từ vài ba dây chuyền quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thí điểm, thăm dò thị trường, đến
nay, cả nước đã có hơn 1.000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất dưới 7 triệu
viên/năm, 50 dây chuyền công suất 7-40 triệu viên/năm; 22 dự án sản xuất gạch bê tông khí
chưng áp với tổng công suất 3,8 triệu m3/năm; 17 dây chuyền sản xuất bê tông bọt với tổng công

11


suất 190.000 m3/năm. Đến nay, với sản lượng 4,2 tỷ viên, vật liệu xây không nung đã tiết kiệm
được 6,15 triệu m3 đất sét, 615.000 tấn than và giảm thải vào khí quyển 2,4 triệu tấn CO2.
Chỉ tính riêng 3 loại sản phẩm nói trên, Chương trình 567 đã và sẽ đạt mục tiêu đề ra, hiện
tổng công suất đầu tư sau 1 năm thực hiện đã chiếm từ 16-17% tổng sản lượng vật liệu xây so với
tỷ lệ mục tiêu đề ra cho năm 2015 là 20-25%.
Hiện nay, gạch không nung đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong các công trình, nó
đang dần trở lên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển. Có rất nhiều công trình sử dụng gạch
không nung, từ công trình nhỏ lẻ, phụ trợ cho đến các công trình dân dụng, đình chùa, nhà hàng,
sân gôn, khu nghỉ dưỡng, cao ốc,... Một số công trình điển hình như: Keangnam Hà Nội
Landmard Tower (đường Phạm Hùng, Hà Nội), Habico Tower (đường Phạm Văn Đồng, Hà
Nội), Khách sạn Horinson (Hà Nội), Hà Nội Hotel Plaza (đường Trần Duy Hưng, Hà Nội), Sông
Giá resort (Hải Phòng), Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), Làng Việt Kiều Châu Âu (Hà Đông,
Hà Nội),...
Ngoài ra, các địa phương bám sát chủ trương sử dụng đất nông nghiệp, bảo vệ đất lúa để
xây dựng, đảm bảo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng theo hướng hạn chế gạch đất sét nung,
có lộ trình chấm dứt việc sản xuất gạch bằng lò thủ công.
Đặc biệt, các cơ quan liên quan sẽ xem xét việc tạo cơ chế thuận lợi về tín dụng đầu tư và

tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các dự án sản xuất, tiêu thụ gạch không nung, điều chỉnh
thuế tài nguyên, phí môi trường đối với các sản phẩm có liên quan.
Kết luận: Hiện nay trên thế giới, sản phẩm gạch không nung đã là xu hướng tất yếu của
các nước phát triển. Cùng với sự đồng tình của xã hội và các cấp quản lý nhà nước, tin chắc rằng
sản phẩm gạch không nung sẽ tìm được chổ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và đáp
ứng được nhu cầu của toàn xã hội.

12


CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ
IV.1. Địa điểm đầu tư
Nhà máy gạch ống xi măng cốt liệu dự định được xây dựng tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương.
Huyện Tân Uyên nằm về phía Đông Nam tỉnh Bình Dương.
- Tổng diện tích tự nhiên là 613,44 km2.
- Dân số: 169.309 người.
- Huyện Tân Uyên có 22 đơn vị hành chính, gồm:
+ 20 xã: Tân Định, Bình Mỹ, Tân Bình, Tân Lập, Tân Thành, Đất Cuốc, Hiếu Liêm, Lạc
An, Vĩnh Tân, Hội Nghĩa, Tân Mỹ, Tân Hiệp, Khánh Bình, Phú Chánh, Thường Tân, Bạch Đằng,
Tân Vĩnh Hiệp, Thạnh Phước, Thạnh Hội, Thái Hòa.
+ 2 thị trấn: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh.
BẢN ĐỔ HUYỆN TÂN UYÊN

IV.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội vùng
Địa điểm đầu tư của dự án chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện chung của khu vực tổng thể
là Bình Dương với các đặc điểm chung như sau:
IV.2.1. Vị trí địa lý

13



Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc: 110°52' - 120°18',
kinh độ Đông: 106°45' - 107°67'30", với diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83%
diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Ranh giới hành chính của tỉnh
Bình Dương như sau:
o Phía Bắc giáp: Bình Phước
o Phía Nam và Tây Nam giáp: Thành phố Hồ Chí Minh
o Phía Tây giáp: Tây Ninh
o Phía Đông giáp: Đồng Nai
IV.2.2. Địa hình
Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía nam của dãy Trường Sơn,
nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình
lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10m đến 15m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở
vào tọa độ địa dư từ 10o-50’-27’’ đến 11o-24’-32’’ vĩ độ bắc và từ 106o-20’ đến 106o25’ kinh độ
đông.
Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Nhìn tổng quát,
Bình Dương có nhiều vùng địa hình khác nhau: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có
địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi ... Có một số núi thấp, như núi Châu Thới (huyện
Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng… và một số đồi thấp.
Các quy luật tự nhiên tác động lên vùng đất này tạo nên nhiều dạng địa mạo khác nhau: có
vùng bị bào mòn, có vùng tích tụ (do có sự lắng đọng của các vật liệu xâm thực theo dòng chảy),
có vùng vừa bị bào mòn, vừa tích tụ và lắng đọng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước mưa và dòng
chảy tác động trên mặt đất, cộng với sự tác động của sức gió, nhiệt độ, khí hậu, sự sạt lở và sụp
trượt vì trọng lực của nền địa chất. Các sự tác động này diễn ra lâu dài hàng triệu năm.
IV.2.3. Khí hậu
Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ: nắng
nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân
chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến
cuối tháng 10 dương lịch.

Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn, rồi sau đó dứt
hẳn. Những tháng 7,8,9, thường là những tháng mưa dầm. Có những trận mưa dầm kéo dài 1-2
ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hương những
cơn bão gần.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC-27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới
39,3oC và thấp nhất từ 16oC-17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung
bình hàng năm từ 76%-80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2).
Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800-2.000mm. Tại ngã tư Sở Sao của Bình Dương đo
được bình quân trong năm lên đến 2.113,3mm.
IV.2.3. Tài Nguyên
Tài nguyên Đất: Đất đai nơi đây rất đa dạng và phong phú về chủng loại
+ Đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến
Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây
công nghiệp, cây ăn trái.

14


+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải
xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Thuận An và một ít
chạy dọc quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, các loại cây ăn trái chịu được hạn như mít,
điều.
+ Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía bắc huyện
Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An; đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900
ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối. Đất này có chua phèn, tính axít vì chất
sunphát sắt và alumin của chúng. Loại đất này sau khi được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn
trái, v.v...
Tài nguyên Rừng: Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình
Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt
ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương ...

Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và
nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm.
Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do bị bom đạn, chất độc hóa học của
giặc Mỹ tàn phá trong chiến tranh. Trong những năm tháng chiến tranh diễn ra ác liệt, Mỹ-ngụy
đã ủi phá rừng, bứng hết cây cối nhằm tạo thành những “vùng trắng”, đẩy lực lượng cách mạng
ra xa căn cứ càng làm cho rừng thêm cạn kiệt. Mặt khác, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải
phóng, việc khai thác rừng bừa bãi cũng làm cho rừng bị thu hẹp.
Tài nguyên Biển: Bình Dương còn là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường
thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên
đường quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí
Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương
quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự
và kinh tế.
Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh
Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong
chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A
từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu
Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng ... và hệ thống
đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.
Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông
Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long.
Tài nguyên Khoáng sản: Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, đây còn là
một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới
lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như
gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài ...
Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong
nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, thị xã
Thủ Dầu Một.
Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một mỏ cao lanh

lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là
15


loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản
phẩm công nghiệp...
IV.2.4. Giao thông
Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng
nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 –
con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều
dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến
biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế.
Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh
Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong
chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A
từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu
Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng ... và hệ thống
đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.
Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông
Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long.
IV.2.5. Tình hình kinh tế - xã hội vùng
a) Về kinh tế
Trong Sáu tháng đầu năm 2012, trước ảnh hưởng chung của nền kinh tế, tình hình sản xuất
kinh doanh của tỉnh Bình Dương gặp nhiều khó khăm, sức mua của thị trường giảm, tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế thấp hơn so với cùng kỳ nhưng vẫn đạt các tiêu chí đề ra. Tổng sản phẩm
nội địa (GDP) ước tăng 10%, trong đó công nghiệp tăng 7,4%, dịch vụ tăng 16,8% và nông
nghiệp tăng 1,9%.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 58.493 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Một số
ngành công nghiệp chủ yếu sản lượng tăng khá như: sản xuất sợi, dệt vải, may, giấy. Nhiều

doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho tăng nhưng đến cuối quý II 2012 đang có xu hướng giảm dần và chuyển biến tích cực.
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 33.083 tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ.
Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng 23,2%, kinh tế dân doanh tăng 24,5%, kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài tăng 8% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 5,1 tỷ đôla Mỹ,
tăng 17,9% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 4,1 tỷ đôla Mỹ.
Sản lượng nông nghiệp phát triển ổn định, ước tính giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt
743,8 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ; trong đó, trồng trọt tăng 2,1%, chăn nuôi tăng 8,6%.
Bước đầu hình thành và phát triển một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất cây ăn trái, rau, hoa và cây cảnh với diện tích trên 430ha; ngoài ra, có 267 trại heo, gà
nuôi theo công nghệ trại lạnh, khép kín.
Trong 06 tháng đầu năm 2012, có 780 lượt doanh nghiệp trong nuớc đăng ký mới với tổng
vốn hơn 3.407,6 tỷ đồng và 201 lượt doang nghiệp tăng vốn kinh doanh với tổng vốn hơn 2.178,6
tỷ đồng. Về đầu tư nước ngoài, đã thu hút được hơn 2,8 tỷ đôla Mỹ với 51 dự án cấp mới (tổng
vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ đôla Mỹ) và 57 dự án tăng vốn (tổng vốn 664 triệu đôla Mỹ). Ngoài ra, còn
cấp mới 04 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 4.033 tỷ đồng.
b) Về xã hội

16


Thực hiện hiệu quả công tác chăm lo, ổn định cuộc sống cho các đối tượng chính sách, đối
tượng xã hội. Đã chi 212,6 tỷ đồng chăm sóc người có công, người nghèo, chi trợ cấp hàng
tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế...; tiếp tục chi hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo, cho vay ưu đãi để
thay thế phương tiện xe thô sơ theo diện bị đình chỉ lưu thông...
Về giáo dục - đào tạo, trong năm học 2011 - 2012, toàn ngành giáo dục có 440 đơn vị,
tăng 23 trường so với năm học trước; tỷ lệ trường công lập được lầu hoá đạt 49,1% và 35,28%
đạt chuẩn quốc gia.
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị,
nhân lực để thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chủ động phòng, chống các loại
bệnh.

Tổ chức thành công các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm với
nhiều hình thức, nội dung phong phú và đa dạng. Thực hiện nếp sống văn minh trong các dịp lễ
hội, chấn chỉnh việc cấp phép biểu diễn văn hoá, nghệ thuật và xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về văn hoá.
Trong 06 tháng cưới năm 2012, tuy nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhưng còn tiềm ẩn
nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu
của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.
Để đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện
nghiêm túc, đồng bộ các Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội năm 2012; Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ
yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm
2012; Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
(Nguồn: Trang Điện tử tỉnh Bình Dương)
IV.3. Hiện trạng khu đất đầu tư dự án
IV.3.1. Tổng quan
Chỉ sau 10 năm trở lại đây, công nghiệp của huyện Tân Uyên có sự phát triển đột phá. Tốc
độ phát triển tăng nhanh đã tạo điều kiện cho tỷ trọng công nghiệp tăng cao hơn nông nghiệp, tạo
tiền đề cho kinh tế của huyện phát triển nhanh và bền vững. Có thể thấy, Tân Uyên đang phát
triển theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp, đã hình thành các vùng
chuyên canh, qua đó góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống của nhân dân có sự chuyển
biến rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Tân Uyên là vùng có truyền thống sản xuất gạch thủ công từ lâu đời, địa bàn có 11 lò, tập
trung nhiều nhất ở xã Bình Khánh có 6 lò. Tuy nhiên với yêu cầu sản xuất bền vững bảo vệ môi
trường thì việc hoạt động của các lò gạch thủ công cũ buộc phải đóng cửa. Theo báo cáo mới
nhất của Sở Xây dựng Bình Dương, trên địa bàn tỉnh có đến 83 lò chuyển đổi công nghệ
Hoffman không có Giấy phép hoạt động hoặc xây dựng không xin phép; trong đó tập trung nhiều
nhất là huyện Tân Uyên có 61 cơ sở và huyện Phú Giáo có 34 cơ sở.
Qua khảo sát mới đây cho thấy, loại lò Hoffman tuy làm ống khói cao nhưng hoạt động
vẫn gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại sức khỏe cho công nhân làm việc tại lò. Mỗi lò

Hoffman được đầu tư khoảng 5 - 7 tỷ đồng, trong khi để đầu tư lò công nghệ Tuynel tốn hàng
chục tỉ đồng.
Trước những điều kiện trên, công ty Cổ Phần Chế tạo máy và sản xuất vật liệu mới Trung
Hậu đã mạnh dạn đầu tư nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu. Với công nghệ hiện đại

17


không nung, dự án sẽ mang lại phương thức sản xuất mới cho bà con lâu năm gắn bó với nghề
làm gạch và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
IV.3.2. Hiện trạng sử dụng đất
Hệ thống máy chỉ chiếm diện tích khoảng 1,000 đến 1,500 m2, ngoaì ra cần thêm các hạng
mục phụ, hỗ trợ cho các hoạt động của dự án.
IV.3.3. Đường giao thông
Sử dụng các trục giao thông chính của khu vực. Khu vực có các trục giao thông thuận tiện
cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa.
IV.3.4. Hiện trạng công trình hạ tầng và kiến trúc
Hạ tầng khu hiện hữu và xung quanh sẽ được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh.
IV.3.5. Hiện trạng cấp điện
Sử dụng hệ thống lưới điện của huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, thuộc mạng lưới điện
quốc gia hiện có trước khi khu đất xây dựng.
IV.3.6. Hiện trạng cấp thoát nước
Sử dụng hệ thống cấp thoát nước đô thị của khu vực.
IV.3.7. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi
để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, cơ sở hạ tầng là những yếu tố làm nên sự
thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhất là trong ngành vật liệu xây dựng.

18



CHƯƠNG V: QUY MÔ VÀ CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN
V.1. Phạm vi dự án
Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu đặt tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Sản phẩm chính của dự án Gạch xây 4 lỗ theo công nghệ Polyme Khoáng tổng hợp.
Thị trường tiêu thụ: Dự kiển sản phẩm của Nhà máy phục vụ nhu cầu xây dựng ở khu vực
miền Đông Nam Bộ. Đặc biệt là phục vụ cho các dự án xây dựng lớn ở Bình Dương và thành phố
Hồ Chí Minh.
V.2. Căn cứ lựa chọn quy mô, sản phẩm và công suất của dự án

Căn cứ vào mục tiêu của dự án cũng như quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại các nhà
máy đã đầu tư công nghệ mới và các thiết bị hiện đại.

Căn cứ vào tài liệu khảo sát và kết quả kiểm nghiệm chất lượng, nguồn cung cấp các
nguyên liệu (chủ yếu là mạt đá và, xi măng).

Căn cứ kết quả nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm gạch không
nung của ngành xây dựng Việt Nam.

Căn cứ vào nhu cầu phát triển xây dựng bền vững.
V.3. Quy mô đầu tư
V.3.1. Quy mô diện tích sử dụng
Tổng diện tích đất xây dựng công trình là 2.000 m2
V.3.2. Các hạng mục công trình
Đầu tư xây dựng công trình gồm các hạng mục với thông số diện tích như sau :
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.

Nhà xưởng chính
Nhà bán mái chứa sản phẩm và dưỡng ẩm
Nhà kho
Khu tập kết nguyên vật liệu
Bãi phơi ngoài trời
Nhà văn phòng điều hành, nhà ăn
Hệ thống giao thông nội bộ, hạ tầng sản xuất

500
400
200
200
500
100
100

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

V.3.3. Đầu tư máy móc thiết bị
Đầu tư mới đồng bộ dây chuyền tự động hoá các thiết bị phối trộn nguyên liệu, tạo hình
sản phẩm.

1) Đầu tư 1 dây chuyền với công suất 10 triệu viên QTC/năm. Bao gồm hệ thống máy trộn
cùng với máy ép thuỷ lực và hệ thống băng tải, bốc dỡ thành phẩm đồng bộ..
2) Đầu tư mới 1 xe xúc lật khối lớn, nhiều xe tải cùng với các thiết bị, dụng cụ phục vụ
sản xuất công nghiệp.

19


Danh mục máy móc thiết bị được đầu tư trong dự án này :
1.
2.
3.
4.
5.

Dây chuyền 10 triệu viên/năm
Xe nâng đẩy tay
Khay chứa gạch
Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp điện

1
1
1000
1
1

hệ
xe
khay

hệ
hệ

V.4. Sản phẩm của dự án
V.4.1. Cơ cấu và chủng loại sản phẩm

Gạch 4 lỗ kích thước 80 x 80 x 180 (mm)
Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại và các sản phẩm đang được tiêu thụ mạnh trên địa
bàn, tập trung vào sản xuất loại sản phẩm chính là gạch xây.
Tên sản phẩm

kích thước (mm)

Gạch 4 lỗ

80 – 80 – 180

độ rỗng (%)

Cường độ nén

43

> 5 Mpa

V.4.2. Chất lượng sản phẩm
Quy cách và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn việt nam: TCVN 1450-1998 và TCVN
6477-2011.
V.5. Công suất của dự án
Công suất của Nhà máy sau đầu tư đáp ứng khả năng sản xuất được khoảng 10 triệu viên

QTC/năm.
V.6. Nhu cầu các loại vật tư trong năm
a) Nguồn cung cấp nguyên liệu
20


- Nhu cầu chủ yếu để sản xuất gạch bao gồm các loại mạt đá (0 – 5 mm) từ phế thải của ngành
sản xuất đá xây dựng.
- Xi măng chọn loại PCB30 hoặc PCB40 đạt tiêu chuẩn Việt Nam dành cho xây dựng và sản
xuất.
b) Nhu cầu các loại vật tư chủ yếu trong 1 năm sản xuất / 10 triệu
Thành phần cấu thành giá SP

ĐVT

Vữa khô
Điện
Nước
Chi phí NVL/1 viên
Chi phí sản xuất 10 triệu viên

kg
KWh
m3

Định mức/
1 viên
1.4
0.02
0.0048


Nhu cầu NVL
10 triệu viên
14,000,000
200,000
48,000

Đơn
giá
297
1,800
800
594.9

Thành
tiền/năm
4,158,000,000
360,000,000
38,400,000
4,556,400,000

21


Dự án nhà máy gạch ống xi măng cốt liệu
----------------------------------------------------------------

CHƯƠNG VI: CÔNG NGHỆ POLYME KHOÁNG TỔNG HỢP
VI.1. Giới thiệu công nghệ
Công nghệ Polyme khoáng tổng hợp là một quy trình sản xuất không qua nung sấy.

Sản phẩm sớm đạt cường độ cao, trong vòng 5 - 7 ngày có thể sử dụng.
Với các nguyên liệu gồm khoáng silic như mạt đá ( đá mi bụi 0-5mm) + xi măng + phụ
gia gốc polyme làm mầm kết tinh sớm , đạt độ cứng nhanh.
Tóm tắt quy trình công nghệ polyme khoáng tổng hợp như sau:

Xi măng +
Khoáng silic
+ Phụ gia

Ép định hình
trong khuôn

Bảo dưỡng
+ đóng gói

VI.2. Quy trình công nghệ
VI.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
a) Xi măng : nên dùng xi măng PCB40 , nếu dùng PCB30 phải tăng khối lượng xi măng
trong cấp phối , cụ thể dùng xi măng bao hoặc xá ( bơm lên si-lô);
b) Khoáng silic (chỉ cần 1 loại hoặc có thể kết hợp) : cát, mạt đá ( 0-5 mm), cát nhân tạo
hoặc puzzolan, xỉ than ….;
c) Phụ gia polyme : rất thông dụng trên thị trường, có thể mua ở bất cứ địa phương nào,
dùng cho nhiều ngành sản xuất , chỉ chiếm khoảng 1% trong giá thành viên gạch.
VI.2.2. Quy trình sản xuất
MÔ HÌNH


Dự án nhà máy gạch ống – không nung
---------------------------------------------------------------Bước 1: Cấp liệu
1. Xi măng bao được cấp bằng tay vào gàu tải hoặc máy trộn ;

2. Khoáng silic : cấp bằng tay vào gàu tải;
3. Nước + phụ gia : phụ gia được trộn vào nước , nước được định lượng bằng cách
cân; sao đó đổ từ từ vào máy trộn. Lượng nước cho một mẻ khoảng 20 lít.
Bước 2: Trộn nguyên liệu bán khô
Khoáng silic và xi măng được cấp vào máy trộn đứng và được trộn khô. Sau khi
nguyên liệu khô đã được trộn đều, tiếp tục cấp nước đã trộn phụ gia vào, trộn thêm một thời
gian sao cho đạt độ ẩm đồng đều toàn khối nguyên liệu.
Bước 3: Cấp liệu đến máy ép
Nguyên liệu trộn xong được cấp vào phểu chứa liệu của máy ép thông qua băng tải;
Bước 4: Ép định hình viên gạch
Một lần ép 9 – 12 viên, gồm các thao tác sau:
1. Nguyên liệu được cấp vào khuôn thông qua khay định lượng thể tích , cấp 1 lần
nhiều lỗ khuôn trên khuôn;
2. Viên gạch sau khi được ép định hình trong khuôn từ chày bên trên khuôn, sẽ được
ép ra khỏi khuôn từ chày đẩy bên dưới khuôn .
3. Hệ thống kẹp khí nén – màng cao su sẽ kẹp toàn bộ các viên gạch (đó được ép ra
khỏi miệng khuôn ) đưa ra khay chứa nằm chờ trên băng tải ;
4. Mỗi khay chứa 9 – 12 sản phẩm trong 1 chu kỳ ép ;
5. Các khay sẽ được công nhân xếp vào xe đẩy đưa đến khu vực dưỡng hộ.
Bước 5: Dưỡng hộ và đóng kiện
1. Viên gạch sau khi tháo khỏi khuôn 4 giờ sẽ được xếp chồng lên nhau đến 6 lớp
(xem hình);

23


Dự án nhà máy gạch ống – không nung
---------------------------------------------------------------2. Sau 24 giờ từ khi tháo khỏi khuôn, có thể xếp thành khối hoặc đóng thành kiện
từng 1m3 trên palet gỗ hoặc nhựa (có thể do công nhân xếp tay hoặc dùng máu
đóng kiện palet tự động ) .

VI.2.3. Giao hàng
Sản phẩm có thể chở trên xe giao hàng sau 4 ngày sản xuất và đưa vào xây dựng sau 5
- 7 ngày .
VI.2.4. Xây dựng
Xây – trát (tô) gạch polyme bằng vữa thông thường như gạch đất sét nung . Do viên
gạch rất chính xác, nên có thể thay công đoạn xây bằng phương pháp dán như sau: nhúng viên
gạch vào nước xi măng lỏng và dán các viên gạch với nhau (xem hình).

Tốc độ dán nhanh hơn xây khoảng 4 lần và chỉ tiêu hao khoảng 2,5 – 3 kg xi măng cho
1m2 tường xây. Sau đó có thể mát tít và sơn hoặc tô trát bình thường.

24


×