Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.07 KB, 126 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANLT

: An ninh lương thực

BVTV

: Bảo vệ thực vật

GTSX

: Giá trị sản xuất

ICM

: Quản lý cây trồng tổng hợp

IPM

: Phòng trừ sâu hại tổng hợp

KHCN

: Khoa học công nghệ

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

NLKH


: Nông lâm kết hợp

NNHC

: Nông nghiệp hữu cơ

NNHC

: Nông nghiệp hữu cơ

NTM

: Nông thôn mới

PTNT

: Phát triển nông thôn

PTNT

: Phát triển nông thôn

TBKT

: Tiến bộ kỹ thuật

UBND

: Uỷ ban nhân dân



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU
NGÀNHNÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XANH...............................................................................................................6
1.1. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh.................6
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
phát triển kinh tế xanh.....................................................................................24
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng phát triển kinh tế xanh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............28
Chương 2. THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.................................................................................................................35
2.1. Khái quát về nền nông nghiệp Việt Nam.................................................35
2.2. Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế
xanh ở Việt Nam..............................................................................................42
Chương 3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY
MẠNHTÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM....................................................75
3.1. Quan điểm, mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển
kinh tế xanh ở Việt Nam..................................................................................75
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.................................................................84
KẾT LUẬN..................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................109
PHỤ LỤC.....................................................................................................115



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tỷ trọng các ngành trong GDP, 1990 - 2015 (% theo giá so sánh)................................37
Bảng 2.2.Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam...................................................38
giai đoạn 2011-2015............................................................................................................................38
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp từ 2013-2015........................................52
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng).................................................................................................................52
Bảng 2.5. Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015....53
Bảng 2.6. Số liệu thu nhập của lao động nông nghiệp 2011-2015.................................................60
Biểu đồ:Thị phần xuất khẩu một số sản phẩm của Việt Nam so với thế giới................................63
Bảng 2.7.Vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn...................................................71

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: Thị phần xuất khẩu một số sản phẩm của Việt Nam so với thế giới...........63


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể
nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Một trong những quan điểm của tái cơ cấu ngành nông nghiệp là tăng cường sự
tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội từ trung ương đến địa
phương trong quá trình tái cơ cấu ngành; đẩy mạnh phát triển đối tác công tư
(PPP) và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng.
Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công
nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài
nguyên hiệu quả hơn. Nói cách khác, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
phát triển kinh tế xanh đang là xu hướng chủ đạo trong quá trình thực hiện đổi
mới ngành nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập
cho 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát
triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội. Nông nghiệp Việt Nam đã
có những bước phát triển vượt bậc: giá trị sản xuất và giá trị gia tăng đã tăng
liên tục trong một thời gian dài, sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, xuất
khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn
ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian
qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên
mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn,
vật tư) và nguồn lực tự nhiên cao. Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu
hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trường như mất đa dạng sinh học, suy

1


thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, tăng chi phí sản xuất và đe
dọa tính bền vững của tăng trưởng. Vì vậy, chất lượng và sự bền vững của
tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam là vấn đề cần được quan tâm trong giai
đoạn tới. Trong tương lai, nguồn lực cho tăng trưởng nông nghiệp sẽ không
còn được dồi dào, nông nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp
và dịch vụ khác. Chi phí sản xuất ngày càng cao cũng bắt đầu làm giảm khả
năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam với vị thế nhà sản xuất “chi phí
thấp” trên trường quốc tế. Nông nghiệp sẽ phải nâng cao vị thế cạnh tranh
trên cơ sở nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Điều này có thể đạt được thông qua tận dụng tiềm năng và cơ hội để nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng hàng nông sản, đồng thời
giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, cần có những thay đổi tích
cực góp phần xây dựng nông nghiệp tiên tiến, tạo nền tảng cho một nền kinh
tế công nghiệp hiện đại, góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống, ổn định xã
hội, xây dựng nông thôn Việt Nam ngày càng phồn thịnh, văn minh. Xuất

phát từ yêu cầu khách quan và nội tại của ngành nông nghiệp, không chỉ mô
hình tăng trưởng đòi hỏi phải tái cơ cấu, mà cả cơ cấu sản xuất, tổ chức chuỗi
cung ứng cũng phải thay đổi. Với ý nghĩa đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam
hiện nay” để làm đề tài viết luân văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh là vấn
đề đang được nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước quan tâm thực hiện
nghiên cứu. Trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Micheal Leonard (2010), “Triển vọng chiến lược và vĩ mô toàn cầu:
Tái cấu trúc, không phục hồi”. Tác giả cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính

2


và sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với nền kinh tế
thế giới là tái cấu trúc và thay đổi mô hình tăng trưởng để phát triển bền vững.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), “Đề án “tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gồm 4 Phần: Phần 1 - Sự cần thiết của
tái cơ cấu, nêu bật những đặc điểm quan trọng của bối cảnh trong nước và
quốc tế, đánh giá những thành tựu quan trọng cũng như hạn chế của ngành
nông nghiệp trong thập kỷ qua. Phần 2 - Trình bày mục tiêu “phát triển bền
vững” và các định hướng chính của tái cơ cấu. Phần 3 - Chính sách và Giải
pháp thực hiện. Phần 4 - Tổ chức thực hiện.
- Nguyễn Đức Thành (2011), “Nền kinh tế trước ngã ba đường”. Tác
giả đã chỉ rõ kinh tế đang chứng kiến những bất ổn vĩ mô tiềm năng, như lạm
phát nâng cao, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tiếp tục tích lũy, thâm hụt
thương mại chưa được cải thiện…Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp cho
nền kinh tế như, tiếp tục cải cách kinh tế - xã hội, thay đổi mô hình tăng

trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế.
- Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (tài liệu dịch
của UNEP) (2011).“Hướng tới nền kinh tế xanh, lộ trình cho phát triển bền
vững và xóa đói giảm nghèo”.Báo cáo tổng hợp phục vụ các nhà hoạch định
chính sách.Nhà xuất bản nông nghiệp.
- Hoàng Lương Đức Hiệp (2015), “Nghiên cứu giải pháp tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”, luận
văn thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đánh giá thực trạng tái
cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian
qua; xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở huyện

3


Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu
ngành nông nghiệp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
- Nguyễn Văn Quảng (2014), “Đánh giá hiệu quả và định hướng sử
dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
tại xã Thanh Vận- Huyện Chợ Mới- tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2011-2013”,
Luận văn Thạc sĩ quản lý đất đai, Trường Đại học Nông Lâm.Luận văn đã hệ
thống hóa một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với
biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông
nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại xã Thanh
Vận- Huyện Chợ Mới- tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2011-2013. Đề xuất bốn nhóm
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thích ứng
với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại xã Thanh Vận- Huyện Chợ
Mới- tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn tiếp theo
- Nguyễn Thành Chung (2015), “Một số giải pháp tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tỉnh Phú Thọ”, Luận văn Thạc sĩ

Quản lý kinh tế, Trường đại học Thái Nguyên. Luận văn đã hệ thống hóa một
số vấn đề lý luận về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền
vững. Đánh giá thực trạng ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Phú Thọ, phân tích những tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông nghiệp tỉnh
Phú Thọ. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Phú Thọ.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu khác ít nhiều
có bàn đến nền kinh tế xanh trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa
có bài viết và công trình nào tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ
thống cả về mặt lý luận vá thực tiễn về việc tái cơ cấungành nông nghiệp theo
hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu
vấn đề này là quan trọng và cần thiết.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu liên quan đến đề tài
3.1.Mục đích của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời
gian qua, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam giai
đoạn 2016-2020.
3.2.Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn của nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
phát triển kinh tế xanh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. Chỉ ra những thành tựu đã đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân của nó.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
4.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
- Về thời gian: Trong thời gian từ năm 2010-2015 và đề xuất các giải
pháp đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu

5


Luận văn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ
sở và định hướng tư tưởng.Luận văn được trình bày trên những nguyên lý của
khoa học kinh tế chính trị Mác - Lênin, có tham khảo một số các lý thuyết của
kinh tế học, kinh tế phát triển dựa trên những quan điểm và đường lối đổi mới
trong các văn kiện của Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam.Ngoài ra
luận văn còn sử dụng các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài đã được
công bố trên các sách, báo, tạp chí.
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau
nhưng chủ yếu là phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp lôgíc
kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống
kê đối chiếu, so sánh để nghiên cứu và trình bày bản chất của vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam, đồng thời đề xuất

phương hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tái cơ cấu ngành
nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Luận văn có thể làm tài liệu cho các nhà hoach định cơ chế, chính
sách về phát triển ngành nông nghiệp, là tài liệu phục vụ cho việc hoạch định,
nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.

6


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH
NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
1.1.Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh
1.1.1. Khái niệm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát
triển kinh tế xanh
1.1.1.1.Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Tái cơ cấu là thuật ngữ được sử phổ biến trong những năm trở lại đây,
xuất phát từ quan điểm tái cơ cấu kinh tế; đến nay quá trình tái cơ cấu đang
diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, các thành phần kinh tế và đối với cả các
ngành kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp. Về quan điểm tái cơ cấu ngành
nông nghiệp có thể hiểu một cách tổng quan thông qua các khái niệm như sau.
- Cơ cấu nền kinh tế
Cơ cấu nền kinh tế là sự phân chia nền kinh tế thành những bộ phận
kinh tế thành phần khác nhau.Trong đó tổng thể các bộ phận kinh tế thành
phần là một thể hoàn chỉnh của cả nền kinh tế. Bằng cách xác định tỷ trọng
của các bộ phận kinh tế thành phần theo một đơn vị tính nhất định (tuỳ theo

yêu cầu quản lý và mục đích nghiên cứu) sẽ xác định được cơ cấu của nền
kinh tế.
- Cơ cấu ngành kinh tế
Từ khái niệm về cơ cấu nền kinh tế cho thấy, cơ cấu ngành kinh tế là
một nhóm loại biểu hiện của cơ cấu nền kinh tế. Theo cách hiểu đơn giản
nhất, cơ cấu ngành kinh tế chính là cơ cấu nền kinh tế xác định theo các nhóm
ngành chủ đạo. Những ngành sản xuất này tương đối độc lập với nhau, dựa
trên những đối tượng và sản phẩm sản xuất khác nhau để phân loại được rõ

7


ràng (Dương Ngọc Quang, 2014). Trong đó, theo các nhóm ngành chính hiện
nay, cơ cấu ngành kinh tế bao gồm: Cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp;
ngành công nghiệp và xây dựng; ngành thương mại, dịch vụ.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu theo tỷ
lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế – xã hội
có liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong khoảng thời gian và không gian
nhất định. Những nội dung chủ yếu của cơ cấu nông nghiệp theo những quan
hệ được xác lập trong thực tiễn nông nghiệp nước ta như sau: quan hệ giữa
nông-lâm-ngư nghiệp; quan hệ giữa trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề; quan
hệ giữa sản xuất nông nghiệp, các ngành chế biến và dịch vụ; quan hệ giữa
công nghiệp- nông nghiệp - dịch vụ và quan hệ giữa các thành phần kinh tế
trong nông nghiệp.
- Cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị
giữa các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận. Nói cách khác, cơ cấu ngành
nông nghiệp phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lượng, quy mô sử dụng đất
của các chuyên ngành, tiểu ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp. Các

chuyên ngành, tiểu ngành này được xem xét trên các quy mô: tổng thể nền
kinh tế, vùng và tiểu vùng. Cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện vị thế của từng
chuyên ngành, tiểu ngành trong mối quan hệ với toàn ngành nông nghiệp (qua
các tỷ lệ khác nhau tham gia vào ngành nông nghiệp) trong một thời gian nhất
định. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, các chuyên ngành, tiểu ngành có mối
quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau phát triển trong phạm vi về không
gian, thời gian và trên cơ sở điều kiện hạ tầng kinh tế ở từng nơi. Cơ cấu
ngành nông nghiệp luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.
- Tái cơ cấu nền kinh tế

8


Theo Quyết định 339/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê
duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế” quan điểm về tái cơ cấu kinh tế
gồm các nội dung: (1) Đổi mới tư duy, phân định rõ vai trò, chức năng của
Nhà nước và của thị trường; (2) Kết hợp hài hòa giữa giải quyết các vấn đề
quan trọng, cấp bách với các vấn đề dài hạn, hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững; (3) Thúc đẩy phát huy lợi thế cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực,
vùng kinh tế và của các địa phương; (4) Gắn với cải cách nâng cao chất lượng
dịch vụ hành chính các cấp theo hướng tập trung, thống nhất; (5) Tích cực và
chủ động hội nhập quốc tế, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế để
huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. [37, 4]
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Ngay sau khi đưa ra chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế đối với tất các
các ngành, các lĩnh vực. Đối với ngành nông nghiệp, ngày 10 tháng 6 năm
2013, Theo Quyết định 899/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê
duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững”. Đề án đưa ra quan điểm rõ ràng: “Tái cơ cấu
nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân”.

Do đó tái cơ cấu ngành nông nghiệp có quan điểm nhất quán với tái cơ cấu
nền kinh tế.
Từ các quan điểm, nhận định và một số công trình nghiên cứu cho thấy,
có thể hiểu: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu
nền kinh tế, trong đó có sự đổi mới căn bản và toàn diện về chiến lược, mục
tiêu, tầm nhìn của ngành. Thông qua các tác động của chính sách, mà thực
chất là sự thay đổi về chính sách đầu tư công (đối với cơ sở hạ tầng, khoa
học công nghệ, lao động, khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, xúc tiến thương
mại,...) và đổi mới các can thiệp đối với ngành nông nghiệp, nhằm sử dụng
các nguồn lực hợp lý và hiệu quả hơn nữa, từ đó giúp điều chỉnh cơ cấu của

9


ngành từ chưa hợp lý, kém hiệu quả thành cơ cấu có hợp lý và hiệu quả hơn,
phù hợp với tín hiệu thị trường.
1.1.1.2.Khái niệm kinh tế xanh
Chuyển đổi phương thức phát triển, hướng tới phát triển “Nền kinh tế
xanh” là hướng tiếp cận mới, tuy nhiên xét về dài hạn đây là hướng tiếp cận
phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu. Kinh tế
xanhkhông chỉ là sự lồng ghép vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế, mà
nó đã được hiểu sâu rộng hơn, đề cập đến cả phát triển cân bằng, hài hòa giữa
các mục tiêu. Ngày nay nó đã được coi là một mô hình phát triển mới, được
nhiều nước ủng hộ và hướng theo. Theo Chương trình Môi trường của Liên
hợp quốc (UNEP), nền kinh tế xanh là “nền kinh tế nâng cao đời sống của con
người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi
trường và những thiếu hụt sinh thái”.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua các phương thức
phát triển kinh tế khác nhau, từ chế độ cộng sản nguyên thủy, sang chiếm
hữu nô lệ, chế độ phong kiến, tư bản chủ nghĩa (kinh tế thị trường), quá độ

xã hội chủ nghĩa (kinh tế kế hoạch hóa tập trung) và hiện nay đang tìm một
hướng đi mới là sự tích hợp của những ưu điểm các phương thức phát triển
đã có điển hình là Trung Quốc và Việt Nam theo mô hình “Kinh tế thị
trường định hướng XHCN”, trên cơ sở đó có sự đổi mới phát triển kinh tế
phù hợp với từng quốc gia và từng giai đoạn nhằm mang lại phúc lợi tốt nhất
cho con người.
UNEP đã đưa ra khái niệm ban đầu cho rằng: “Nền kinh tế xanh là kết
quả mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, nó có ý nghĩa giảm
những rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái” [54, 3]. Từ khái niệm đó cho
thấy, phát triển một nền kinh tế xanh thực chất là vì con người, đảm bảo phúc
lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi

10


ro cho môi trường và hệ sinh thái, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
Một nền kinh tế xanh đơn giản là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử
dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về
mặt xã hội. Trong nền kinh tế xanh, sự tăng trưởng về thu nhập và việc làm
thông qua việc đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nền kinh tế làm giảm
thiểu phát thải cacbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng
lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ của
hệ sinh thái. Như vậy khác với trước đây, trong “nền kinh tế nâu”, đầu tư công
cần phải có sự điều chỉnh cơ bản thông qua những chính sách mới được cải
thiện của các quốc gia, ưu tiên cho duy trì và phát triển nguồn vốn tự nhiên,
nhất là những nguồn tài sản thuộc sở hữu chung mang lại lợi ích cho mọi
người. Sự đầu tư đó cũng cần chú ý tới nhóm người nghèo, bởi sinh kế và an
sinh của họ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và họ là những đối tượng dễ bị tổn
thương do tác động của thiên tai cũng như sự biến đổi khí hậu.
Xét về mặt học thuật, “Nền kinh tế xanh” là sự nâng cấp của “Kinh tế

môi trường”, trong kinh tế môi trường về bản chất đó là “Nghiên cứu mối
quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường
(hệ thống hỗ trợ cuộc sống của trái đất) nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn
định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con
người làm trung tâm”, kinh tế xanh nhấn mạnh hơn đầu tư cho phát triển chú
trọng tới giảm thiểu ô nhiễm, nhất là giảm phát thải cacbon và duy trì, phát
triển nguồn vốn của tự nhiên, mang lại quyền hưởng lợi của mọi người do đầu
tư đó mang lại. Theo kết qủa nghiên cứu của các tác giả trong tài liệu “Hướng
tới nền kinh tế xanh” do chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)
công bố năm 2011, mô hình kịch bản đầu tư xanh với số vốn khoảng 2% GDP
toàn cầu (Khoảng 1300 tỷ USD), trong đó khoảng một phần tư của tổng số
(0,5% GDP) tương đương với số tiền 350 tỷ USD được đầu tư cho các lĩnh

11


vực sử dụng nhiều vốn tự nhiên như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,
nước sạch và thủy sản. Trong mô hình kinh tế vĩ mô, các tác giả cũng đã tính
toán và chỉ ra rằng, xét trong dài hạn, đầu tư vào nền kinh tế xanh sẽ cải thiện
hiệu quả kinh tế và tăng tổng lượng của cải trên toàn cầu. Mặt khác sự đầu tư
đó sẽ đem lại hiệu quả trong việc phục hồi các nguồn tài nguyên có khả năng
tái tạo, giảm thiểu những rủi ro môi trường và tái thiết sự thịnh vượng cho
tương lai. Như vậy xây dựng một nền kinh tế xanh cũng không thay thế và
mâu thuẫn với “Phát triển bền vững”, vì phát triển bền vững thực chất là "sự
phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai", phát triển bền vững
nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn (mục tiêu thiên niên kỷ), còn xanh hóa nền kinh
tế là phương tiện đưa chúng ta tới đích của phát triển bền vững.
1.1.1.3.Khái niệm kinh tế xanh trong nông nghiệp
Kinh tế xanh trong nông nghiệp hay còn gọi là nông nghiệp xanh

(Green Agriculture) là nền nông nghiệp áp dụng những kiến thức, phương
pháp, khoa học và kỹ thuật canh tác đổi mới nhằm duy trì và nâng cao năng
suất nông nghiệp và lợi nhuận trong khi vẫn đảm bảo việc cung cấp thực
phẩm và các hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp một cách bền vững với mục tiêu
giảm dần các yếu tố tiêu cực và khuyến khích các tác động tích cực để phục
hồi các nguồn tài nguyên sinh thái như đất, nước, không khí và đa dạng sinh
học (vốn tài sản tự nhiên) bằng cách giảm ô nhiễm và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên một cách hiệu quả hơn.
Theo tiến sĩ Hans R.Herren trong cuốn “Báo cáo kinh tế xanh” năm
2011 của UNEP (Chương trình Môi trường Liên hợp quốc), phần “Nông
nghiệp - Sự đầu tư cho các hợp phần tự nhiên” thì nông nghiệp xanh là nền
nông nghiệp tăng cường áp dụng những phương thức và kỹ thuật canh tác
nhằm: Duy trì và tăng năng suất, lợi nhuận của các sản phẩm nông nghiệp

12


trong khi vẫn đảm bảo việc cung cấp lương thực một cách bền vững; Giảm
thiểu những tác động tiêu cực và tạo ra những tác động có lợi cho môi
trường; Khôi phục các nguồn tài nguyên sinh thái (như đất, nước, không khí
và các hợp phần của đa dạng sinh học) bằng cách giảm thiểu sự ô nhiễm và
sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người
dân địa phương phải thích nghi với những kỹ thuật, phương thức canh tác
nông nghiệp và có kiến thức cũng như hiểu biết của mình về những chứng
chỉ, nhãn hiệu của thị trường như GAP (Good Agriculture Practices phương thức canh tác nông nghiệp tốt), sản phẩm sinh học hay sản phẩm
hữu cơ (organic/biodynamic agriculture), nông nghiệp sinh thái (Ecological
Agriculture)…và những kỹ thuật liên quan.[54, 17]
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Tăng trưởng
xanh trong nông nghiệp là tăng trưởng ngành nông nghiệp về kinh tế, xã hội
và môi trường, hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu

tác động của biến đổi khí hậu.
Theo đó, các kỹ thuật và phương thức canh tác nông nghiệp được sử
dụng như một công cụ trong quá trình xanh hóa nền nông nghiệp bao gồm:
- Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai thông qua việc tăng mức
sử dụng những yếu tố dinh dưỡng đầu vào một cách bền vững và tự nhiên, đa
dạng hóa cây trồng và tích hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt.
- Giảm thiểu sự xói mòn đất và cải thiện hiệu quả sử dụng nước bằng
cách sử dụng tối thiểu đất để canh tác và những kỹ thuật canh tác cây trồng
giúp che phủ bề mặt của đất.
- Giảm thiểu việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bằng cách tiến hành
những phương thức quản lý côn trùng và cỏ dại gây hại có nguồn gốc sinh học.
- Giảm thiểu sự mất mát và lãng phí lương thực bằng cách mở rộng việc
sử dụng những phương tiện và cơ sở vật chất cho việc thu hoạch và bảo quản.

13


Mặc dù sử dụng các nguồn phân bón hữu cơ và các phương pháp tự
nhiên trong kiểm soát dịch bệnh và diệt trừ cỏ dại là những yếu tố quan trọng
nhất trong nền nông nghiệp xanh. Nhưng để đảm bảo an ninh lương thực toàn
cầu cũng cần sử dụng có hiệu quả và hợp lý các loại phân bón vô cơ và kiểm
soát dịch bệnh. Nói cách khác, trong giai đoạn đầu của quá trình lâu dài
chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp xanh cần đặc biệt quan tâm đến việc sử
dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào trong nông nghiệp vô cơ.
1.1.2.Đặc điểm của tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát
triển kinh tế xanh
Tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được
thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với
thực tế trên cơ sở xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn
thông tin phản hồi từ các bên liên quan. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một

hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế,
xã hội và bảo vệ môi trường.
Trong đó, những đặc điểm của tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng phát triển kinh tế xanh đó là:
Thứ nhất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu
nền kinh tế, mang những nét đặc trưng của tái cơ cấu nền kinh tế.
Ngành nông nghiệp là một trong ba nhóm ngành lớn thuộc tổng thể nền
kinh tế quốc dân. Bởi lẽ đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần
của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Tại “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững” quan điểm này cũng đã
được nhấn mạnh. Như vậy, tái cơ cấu ngành nông nghiệp về nội bộ ngành có
những đặc trưng riêng biệt, song về tổng thể vẫn mang đặc trưng, thống nhất
với quan điểm chung về tái cơ cấu nền kinh tế.

14


Thứ hai, tái cơ cấu ngành nông nghiệp có sự đổi mới căn bản và toàn
diện về chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của ngành.
Về cơ bản, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một quá trình đổi mới, nhằm
tạo ra “cú huých” lớn thúc đẩy ngành đạt được một diện mạo mới - nền nông
nghiệp hiện đại, tiên tiến, nâng cao GTGT và bền vững. Để làm được điều này,
đổi mới trong quản lý phải thực hiện đầu tiên, trong đó đổi mới căn bản và toàn
diện về chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của ngành là vấn đề then chốt.
Thứ ba, tái cơ cấu ngành nông nghiệp có sự đổi mới theo hướng hiện
đại, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và thời kỳ hội nhập.
Tái cơ cấu ngành là hướng tới đổi mới, trong đó đẩy mạnh việc ứng dụng
khoa học công nghệ, kỹ thuật cao vào quản lý và sản xuất, tiếp tục hiện đại hóa
ngành nông nghiệp mà trong chuyển dịch cơ cấu còn chưa thực hiện triệt để là

tất yếu. Bên cạnh đó, tiếp tục khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún,
đẩy mạnh sản xuất theo quy mô lớn, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa
nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và có thể nâng cao chất lượng sản phẩm
nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.
Thứ tư, tái cơ cấu ngành nông nghiệp có quan hệ mật thiết với công
cuộc xây dựng nông thôn mới.
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là ba vấn đề có quan hệ mật thiết
với nhau, cùng xuất phát từ mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp tiên tiến, cải
thiện thu nhập, đời sống cho lao động nông thôn, xây dựng nông thôn mới và
tái cơ cấu ngành nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là hai
vấn đề gắn kết chặt chẽ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, là một
nhiệm vụ chính trị trọng tâm.
Thứ năm, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thực thi chính sách.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong những chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước, do đó thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp chính là một quá

15


trình thực thi chính sách. Trên thực tế, tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại mỗi
địa bàn khác nhau thì quá trình thực hiện có thể có những thay đổi nhất định,
song triển khai vẫn nằm trong quá trình thực hiện của chính sách.
1.1.3.Vai trò của tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển
kinh tế xanh
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế xanh dự
kiến sẽ giúp đạt được một số lợi ích như: tăng lợi nhuận và thu nhập cho nông
dân cùng với đó là góp phần tăng lợi nhuận kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện để
ngành nông nghiệp có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và lợi ích cho
các dịch vụ hệ sinh thái.
Thứ nhất, năng suất, hiệu quả và lợi nhuận của nông nghiệp xanh.

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận về năng suất và lợi nhuận của các trang
trại bền vững ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Một nghiên
cứu của FAO (Nermes năm 2009) đã phân tích 50 trang trại, phần nhiều là ở
Mỹ và đưa ra kết luận: “Đại đa số trường hợp cho thấy rằng các trang trại hữu
cơ có lợi nhuận về kinh tế lớn hơn”.
Có những ví dụ khác nhau về năng suất và lợi nhuận lớn hơn tại các
nước đang phát triển. Một nghiên cứu của Pretty và các cộng sự năm 2010
được tiến hành tại 12,6 triệu trang trại với hơn 37 triệu ha (3% diện tích canh
tác ở các nước đang phát triển) cho thấy năng suất bình quân tăng khoảng
80% là kết quả của nông dân tại 57 quốc gia nghèo thông qua 286 sáng kiến
“canh tác tiên tiến”. Các cải tiến bao gồm quản lý dinh dưỡng và sâu bệnh
tổng hợp, bảo tồn đất canh tác, nông lâm kết hợp, nuôi trông thủy sản…Tất cả
các nghiên cứu đều đánh giá cao vai trò của hiệu quả sử dụng nước, trong đó
hiệu quả cao nhất đạt được vào mùa mưa.
Tiềm năng hấp thụ các bon trung bình là 0,35 tấn C/ha/năm. Với các
thông tin về thuốc bảo vệ thực vật của các dự án, kết quả chỉ ra rằng việc sử

16


dụng thuốc trừ sâu giảm từ 77% xuống 71% trong khi sản lượng tăng 42%.
Một ví dụ khác, các trang trại sinh thái tiêu biểu được ghi nhận với sự gia tăng
100% năng suất trên mỗi ha do việc sử dụng kỹ thuật chống chịu của đất,
chẳng hạn như ứng dụng phân trộn và các loại cây họ đậu trong quá trình
canh tác cây trồng (Dobbs và Smolik 1996; Drinkwater và các cộng sự năm
1998; Echvards năm 2007). Đối với trang trại nhỏ ở Châu Phi, nơi mà sử
dụng các yếu tố đầu vào tổng hợp còn thấp, quy trình chuyển đổi phương
pháp canh tác bền vững đã giúp tăng sản lượng và thu nhập. Tại một dự án do
1000 nông dân ở Nam Nyanza, Kenya canh tác, trung bình mỗi 2ha, năng suất
cây trồng tăng 2-4 tấn/ha sau một thời gian chuyển đổi quy trình canh tác.

Trong trường hợp khác, thu nhập của 30.000 nông hộ nhỏ ở Thika, Kenya
tăng 50% trong vòng 3 năm sau khi họ chuyển sang sản xuất hữu cơ (Hine và
Pretty năm 2008).[51, 16]
Một phần quan trọng trong chi phí sản xuất của trang trại có liên quan
đến năng lượng đầu vào và phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ với
hiệu suất sử dụng năng lượng cao.Ví dụ, hiệu quả sử dụng năng lượng từ
trồng lúa hữu có có thể gấp bốn lần so với phương pháp truyền thống
(Mendoza năm 2002). Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, nông dân canh tác
theo phương pháp hữu cơ tận dụng được 36% năng lượng đầu vào trên mỗi ha
cao hơn so với nông dân trồng lúa thông thường.
Niggli và các cộng sự năm 2009 nhận thấy rằng, nông nghiệp hữu cơ
làm giảm nhu cầu năng lượng của các hệ thống sản xuất từ 25%-50% so với
nông nghiệp dựa vào hóa chất thông thường. Tiêu thụ năng lượng trong các hệ
thống cách tác hữu cơ giảm từ 10%-70% tại các nước Chấu Âu và từ 28%32% ở Mỹ. Trường hợp một số cây trồng ngoại lệ như khoai tây và táo sử
dụng năng lượng bằng hoặc cao hơn (Pimentel và các cộng sự năm 1983 và
Hill năm 2009). [43, 65]

17


Hiện nay đã có phí bảo hiểm mức giá thị trường thường xuyên đối với
các sản phẩm bền vững (ví dụ như sản phẩm hữu cơ). Tuy nhiên, mức phí này
có thể không được ưu đãi thích hợp lâu dài, trừ khi có một sự gia tăng tương
xứng trong nhu cầu tiêu dùng toàn cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp bền
vững (ví dụ như ở các nước EU và Hoa Kỳ). Ưu đãi về giá có thể giảm tương
đối trong quá trình cân bằng cung - cầu (Oberholtzer và các cộng sự 2005).
Hơn nữa, nếu những lợi ích dịch vụ hệ sinh thái của hoạt động canh tác
bền vững được tính vào giá trị và thu nhập cho nông dân, sản phẩm nông
nghệp xanh sẽ trở nên cạnh tranh hơn so với các sản phẩm thông thường.
Thứ hai, lợi ích kinh tế vĩ mô từ nông nghiệp xanh

Nông nghiệp xanh được mong chờ sẽ mang lại lợi ích có ý nghĩa về
kinh tế vĩ mô và xóa đói giảm nghèo. Các khoản đầu tư nhằm tăng năng suất
của ngành nông nghiệp đã được chứng minh là hiệu quả gấp đôi trong xóa đói
giảm nghèo ở nông thôn hơn là đầu tư trong bất cứ lĩnh vực nào khác (ADB
năm 2010). Những câu chuyện thành công lớn nhất trong việc giảm đói nghèo
là từ Trung Quốc, Ghana, Ấn Độ, Việt Nam và một số quốc gia châu Mỹ La
Tinh, tất cả đều có tỷ lệ đầu tư ròng trong nông nghiệp cho một nhân công cao
hơn so với hầu hết các nước đang phát triển khác (FAO, năm 2011).
Ngoài ra, nông nghiệp xanh nhắm đến một thị phần lớn hơn trong tổng
chi phí đầu vào nông nghiệp nhờ việc mua đầu vào có nguồn gốc địa phương
(ví dụ như lao động và phân bón hữu cơ), góp phần tạo ra nhiều tác động tích
cực cho địa phương. Nhìn chung, kỹ thuật canh tác xanh có xu hướng đòi hỏi
nhiều lao động đầu vào hơn so với canh tác thông thường (khoảng 30%)
(FAO năm 2007 và Uỷ ban Châu Âu năm 2010), do đó tạo công ăn việc làm
nhiều hơn cho khu vực nông thôn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các
quốc gia có thu nhập thấp, nơi có số lượng lớn người nghèo liên tục rời khỏi
các khu vực nông thôn tìm kiếm việc làm ở các thành phố và tỷ lệ ngày càng

18


gia tăng lao động trẻ chịu áp lực lớn trong việc tìm kiếm việc làm. Ngoài ra,
hầu hết các quốc gia thu nhập thấp bị thâm hụt thương mại đáng kể (Ngân
hàng thế giới 2010) do thiếu sự trao đổi hợp tác quốc tế trong việc huy động
các nguồn lực. Nông nghiệp xanh có thể giảm bớt căng thẳng do hạn chế
ngoại hối nhờ việc giảm nhập khẩu đầu vào do được thay thế bởi các nguồn
lực có sẵn tại địa phương và tăng xuất khẩu các sản phẩm lương thực bền
vững và vì thế các quốc gia này có khả năng mua công nghệ và các yếu tố đầu
vào quan trọng khác cho phát triển nông nghiệp xanh.
Thứ ba, thích ứng và giảm nhẹ tác động của thời tiết, khí hậu và các

dịch vụ hệ sinh thái.
Nông nghiệp xanh giúp nền nông nghiệp vững vàng hơn trước các hiện
tượng hạn hán, lũ lụt và nhiệt độ thay đổi, đồng thời hướng tới đa dạng sinh
học trong nông nghiệp và cải thiện chất lượng đất đai. Các kỹ thuật canh tác
dựa vào đa dạng sinh học cho phép các trang trại áp dụng các quá trình sinh
thái tự nhiên, đáp ứng tốt hơn với thay đổi môi trường và khí hậu, giảm rủi ro,
thiệt hại. Việc sử dụng đa dạng các loài sinh vật nội địa và ngoại lai được xem
như giải pháp chống lại những thay đổi môi trong tương lai nhờ tăng khả năng
thích ứng của hệ thống (Ensor 2009). Vấn đề cải thiện đất bằng các chất hữu
cơ từ việc sử dụng phân xanh, lớp phủ, và chất thải trồng trọt và chăn nuôi tái
chế sẽ làm tăng khả năng giữ nước, hấp thụ nước của đất khi có mưa.
Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) ước tính rằng,
cần bổ sung thêm 7,1-7,3 tỷ đô la Mỹ mỗi năm đầu tư cho nông nghiệp để hạn
chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu vào năm 2050. Nguồn đầu tư cho
IFPRI đề nghị nên tập trung chủ yếu cho cơ sở hạ tầng cơ bản như đường giao
thông nông thôn ở Châu Phi, mở rộng hệ thống thủy lợi và đầu tư cho nông
nghiệp (Nelson và các cộng sự năm 2009). Tuy nhiên, khi tiến hành đánh giá

19


các lực chọn đầu tư xanh trong nông nghiệp cần nghiên cứu nâng cao độ phì
nhiêu của đất trong nông nghiệp sinh thái.
IPCC ước tính rằng tiềm năng giảm thiểu các bon toàn cầu trong ngành
nông nghiệp tính đến năm 2030 là khoảng 5.500 - 6.000 triệu tấn CO 2 tương
đương/năm (Smith và cộng sự 2007). Hấp thụ các bon trong đất là cơ chế chủ
yếu đối với hầu hết quá trình này, đóng góp 89% tiềm năng.Vì vậy, ngành
nông nghiệp có tiềm năng làm giảm đáng kể phát thải khí nhà kính và có thể
hoạt động như một bể chưa các bon trong vòng 50 năm tới.Cơ hội quan trọng
nhất để giảm thiểu khí nhà kính là ứng dụng các bon làm giàu chất hữu cơ

(mùn) vào đất.Điều này này làm giảm đáng kể nhu cầu về nhiên liệu hóa
thạch dựa vào phân khoáng và năng lượng, đồng thời là một phương tiện hiệu
quả cô lập các bon trong khí quyển.
Các dịch vụ môi trường được cung cấp bởi các trang trại xanh là rất lớn.
Viện Rodale đã ước tính rằng chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ có thể thuhồi thêm
3 tấn các bon mỗi ha một năm (LaSalle và các cộng sự năm 2008). Hiệu quả hấp
thụ các bon của các hệ thống hữu cơ ở vùng khí hậu ôn đới lớn hơn gần gấp đôi
(575 - 700kg các bon mỗi ha mỗi năm) tùy thuộc từng loại đất.Trang trại hữu cơ
ở Đức hàng năm hấp thụ 402kg các bon/ha, trong khi các trang trại thông thường
phát thải 637kg. Từ những nghiên cứu đó, có thể ước tính rằng nếu tất cả các
trang trại nhỏ trên hành tinh sử dụng phương thức canh tác bền vững, có thể hấp
thụ tổng cộng 2,5 tỷ tấn các bon mỗi năm. Như vậy, mức độ hấp thụ các bon có
thể là tương đương với 49 tỷ USD tín dụng các bon mỗi năm với mức giá giả
định 20 đô la Mỹ/tấn CO2. [43, 26].
Hơn nữa, lượng khí thải oxi nitơ và mêtan có thể được giảm thiểu nếu
nông dân sử dụng phân bón nitơ và các loại phân bón khác hiệu quả hơn, kể
cả thông qua các phương pháp sử dụng phân bón hợp lý hoặc bổ sung thêm
các giống cây trồng cải thiện hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng và sử dụng nitơ có

20


sẵn trong đất. Nông nghiệp xanh có tiềm năng trở thành nguồn cung cấp nitơ
thông qua ủ phân từ chất thải trồng trọt và chăn nuôi và gia tăng trồng luôn
canh giữa các cây vụ chính với cây họ đậu, cây cố định nitơ. FAO đã ghi nhận
rằng, nếu chuyển đổi rộng rãi diện tích đất trồng trọt sang canh tác hữu cơ có
thể giảm tối thiểu 40% (2,4 Gt* CO2 tương đương/năm) phát thải khí nhà kính
nông nghiệp trên toàn cầu và lên đến tối đa 65% (4 Gt CO 2 tương đương/
năm). (Scialabba và Muller - Lindenauf năm 2020). [43, 84].
Các tác động tích cực đối với hệ sinh thái từ nông nghiệp xanh bao gồm

chất lượng đất được cải thiện, tăng nguồn cung cấp nước, tái chế chất dinh
dưỡng tốt hơn, bảo vệ động vật hoang dã và kiểm soát bão, lũ lụt (Pretty và
các cộng sự năm 2001, OECD năm 1997).
1.1.4.Nội dung của tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát
triển kinh tế xanh
Một là, thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế
Cho dù là ở bất cứ mô hình kinh tế nào thì trước tiên, mô hình đó phải
đảm bảo khả năng tăng trưởng ổn định, và đó là điều kiện cần cho một mô
hình kinh tế mới được chấp nhận. Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng
trưởng xanh cũng không thể nằm ngoài quy luật đó, phải đảm bảo khả năng
tăng trưởng ổn định, mang tính lâu dài cho ngành nông nghiệp, thể hiện ở tốc
độ tăng trưởng kinh tế, quá trình chuyển dịch 5 cơ cấu ngành kinh tế, tổng
GDP của ngành….. Hạt nhân của sự phát triển này phải đạt mức cao, liên tục
và ổn định trong nhiều năm liên tiếp, sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt,
được thị trường chấp nhận dựa trên sự ứng dụng những tiến bộ về khoa học
công nghệ.
Để đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững của ngành nông nghiệp trên
ba khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường trong thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp. Trong từng lĩnh vực cụ thể, nội dung được xác định:

21


- Trồng trọt: Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy
mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên
cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền; Cơ cấu lại hệ thống tổ
chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh
nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân;
phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi
giá trị; hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ

thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân v.v...
- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; hình
thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; khuyến khích áp dụng
công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong
chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất,
cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; v.v...
- Thủy sản: Tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực;
tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị
trường; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình
thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế; đầu tư thiết bị, công
nghệ hiện đại trong chế biến nâng cao giá trị sản phẩm; cơ cấu lại sản phẩm
chế biến đông lạnh theo hướng giảm tỷ trọng các sản phẩm sơ chế, tăng tỷ
trọng các sản phẩm ăn liền, giá trị gia tăng cao; mở rộng áp dụng hệ thống
quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (theo ISO, HACCP, GMP, SSOP); nghiên
cứu và đầu tư ứng dụng công nghệ bảo quản trong và sau thu hoạch để giảm tỉ
lệ thất thoát và xuất khẩu thủy sản sống có giá trị cao.
Hai là, thực hiện các chỉ tiêu về bền vững xã hội.
Xanh hóa sản xuất không thể tách rời xanh hóa lối sống và phương
thức tiêu dùng bền vững của xã hội. Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm: Thực thi
chính sách đô thị hóa theo quy hoạch bền vững, phát triển hài hòa, nâng cao

22


×