Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

đặc điểm phương hướng và giải pháp phát triển xuất nhập khẩu ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.9 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
ĐỀ TÀI 3
1. Một số vấn đề cơ bản về ngoại thương 3
1.1.Khái niệm 3
1.2.Chức năng chung của ngoại thương 3
1.3.Vai trò của ngoại thương 3
1.4.Vấn đề phát triển thương mại xuất nhập khẩu 3
1.5.Các tiêu chí củ yếu phản ánh nội dung của phát triển TM XNK 3
1.6.Một số tiêu chí và chi tiêu đánh giá sự phát triển TM XNK trong thực tiễn: 4
1.7.Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại xuất nhập khẩu 5
2. Đặc điểm, vai trò của ngoại thương và lợi thế so sánh của Việt Nam trong Thương Mại quốc tế 5
2.1.Đặc điểm của ngoại thương Việt Nam 5
2.2.Vai trò của ngoại thương trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam 6
2.2.1.Vai trò xuất khẩu 6
2.2.2.Vai trò nhập khẩu 8
2.3 Lợi thế của Việt Nam trong TMQT 9
2.4 Những bất lợi của Việt Nam trong TMQT 10
3. Thực trạng phát triển ngoại thương VN từ năm 1986 đến nay 11
3.1.Tổng kim ngạch ( hoặc tổng giá trị ) XNK 11
3.2. Kim Ngạch (hoặc tổng trị giá) Xuất khẩu 14
3.3.Kim Ngạch (hoặc tổng trị giá) Nhập Khẩu từ 1986 đến nay 16
3.4.Chỉ tiêu khác ( về tốc độ, tỷ trọng XNK, hàng hóa, dịch vụ) 23
4.Chính sách Quản lý XNK của VN giai đoạn 2006- 2010 25
- Chính sách xuất khẩu: 25
- Chính sách nhập khẩu 30
5. Quan điểm và định hướng chiến lược phát triển XNK VN theo hướng phát triển bền vững giai đoạn
2011-2020 31
5.1.Quan điểm cơ bản 31
5.2.Mục tiêu chung về xuất khẩu 32
5.3.Mục tiêu xuất khẩu cụ thể 32


5.4. Định hướng phát triển xuất khẩu 32
5.5. Định hướng nhập khẩu 33
1
5.6. Các chính sách và giải pháp chủ yếu 33
2
ĐỀ TÀI
“Đặc điểm của xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Phương
hướng và các giải pháp phát triển xuất nhập khẩu của VN hiện nay.”
1. Một số vấn đề cơ bản về ngoại thương
1.1.Khái niệm
Hoạt động ngoại thương là sự trao đổi dưới hình thức mua bán hàng hóa và các
dịch vụ kèm theo giữa các nước khác nhau thông qua tiền tệ.Đây là một trong những
chủ thể của kinh tế đối ngoại.
1.2.Chức năng chung của ngoại thương
- Phát triển đầu tư trong nước
- Thay đổi cơ cấu v/c của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
- Tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, qua đó nâng cao hoạt động
nền kinh tế
- Tổ chức chủ yếu quá trình lưu thông hàng hóa với quốc tế.
- Kết nối thị trường trong nước với thị trường nước ngoài
- Đáp ứng yêu cầu về sản xuất và trao đổi vè hàng hóa của nhân dân.
1.3.Vai trò của ngoại thương
- Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp và hiệu quả của nền kinh tế, thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội quan trọng của đất nước
- Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và CT, trong hoạt động ngoại thương
- Thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước
- Thúc đẩy khả năng hội nhập
1.4.Vấn đề phát triển thương mại xuất nhập khẩu
Khái niệm phát triển TMXNK : là một quá trình cải thiện và gia tăng không

ngừng kết quả hoạt động ngoại thương bao gồm cả sản lượng và trị giá xuất khẩu,
nhập khẩu, sự thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu và cách thức sử dụng nhân lực theo
hướng tối ưu nhằm nâng cao chất lượn, hiệu quả tăng trưởng ngoại thương trong một
thời kỳ nhất định.
1.5.Các tiêu chí củ yếu phản ánh nội dung của phát triển TM XNK
Tăng trưởng về kết quả sản lượng và giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
3
- Cải thiện hoặc nâng cao chất lượng, kết quả ngoại thương ( tốc độ tăng trưởng
hợp lý, ổn định liên tục về xuất nhập khẩu; cơ cấu (tỷ trọng) xuất nhập khẩu
theo hướng tối tưu dựa vào đánh giá sử dụng các nhân lực và lợi thế so sánh
hợp lý; tính hệ quả của hoạt động xuất nhập khẩu )
- Các tiêu chí khác
 Mức độ cải thiện cán cân thương mại, góp phần thay đổi cán cân
thanh toán quốc gia
 Tỷ lệ đóng góp của thương mại xuất nhập khẩu đối với với tăng
trưởng GDP và giải quyết việc làm, thu nhập và cải thiện môi
trường.
o Mức độ hội nhập hay chỉ số đo mở nền kinh tế : (KN) xuất nhập
khẩu/GDP
o Mức đọ hay chỉ số cạnh tranh quốc tế về xuất khẩu của quốc gia
- RCA= XK sản phầm quốc gia/ Tổng TM quốc gia : xK sptg/ Tổng TMtg
1.6.Một số tiêu chí và chi tiêu đánh giá sự phát triển TM XNK trong thực tiễn:
Tiêu chí về tăng trưởng sản lượng (quy mô):
- Gia tăng sản lượng xuất khẩu, nhập khẩu ( những sản phẩm thiết yếu)
- Gia tăng giá trị ( kim ngạch , doanh thu), xuất nhập khẩu, xuất khẩu và nhập
khẩu
- Tiêu chí về thay đổi cơ cấu thương mại, thị trường , thị phần gồm các tiêu chí
số lượng tương đối ( %)
- Thay đổi tỷ trọng sản lượng và giá trị từng nhóm sản phẩm xuất khẩu ( thiết
yếu)

- Thay đổi tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo cơ cấu thị
trường( trọng điểm)
- Thay đổi thị phần xuất khẩu trên thế giới
Tiêu chí về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu:
- Tốc độ tăng sản lượng xuất khẩu, nhập khẩu ( sản phẩm thiết yếu)
- Tốc độ tăng trị giá( kim ngạch, doanh thu) nhập khẩu, xuất khẩu và xuất nhập
khẩu.
Tiêu chí về cán cân TM gồm các chỉ tiêu:
- Thặng dư thâm hụt thương mại( xuất siêu nhập siêu).
4
- Tỷ lệ xuất siêu, nhận siêu trong cán cân thương mại xuất nhập khẩu.
- Hiệu quả TM ( và tác động về kinh tế, thương mại và môi trường) gồm các chỉ
tiêu .
- Hiệu quả về kinh tế và tác động đến ổn định và phát triển kinh té vĩ mô.
- Hiệu quả về xã hội và tác động đến việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống vật
chất. văn hóa tinh thần của người lao động , người dân .
- Hiệu quả về môi trường và tác động bảo vệ tài nguyên , môi trường.
1.7.Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại xuất nhập khẩu.
- Nhân tố môi trường vĩ mô ( trong nước, quốc tế)
- Nhân tố thị trường.
- Sự phát triển các ngành kinh tế, thương mại và nưng lực cung ứng hàng hóa,
dịch vụ
- Chiến lược kinh doanh, năng lực tổ chức quản trị và hiệu quả hoạt động xuất
nhập khẩu của các doanh nghiệp
2. Đặc điểm, vai trò của ngoại thương và lợi thế so sánh của Việt Nam trong
Thương Mại quốc tế.
2.1.Đặc điểm của ngoại thương Việt Nam
- Chuyển từ bao cấp, độc quyền ngoại thương của DNNN sang nhiều thành phần
kinh tế, chủ thể tham gia.
- Các quan hệ và hoạt động trao đổi thương mại quốc tế ngày càng đa phương

hóa, đa dạng hóa.
- Gia tăng về kim ngạch và tốc độ phát triển, khả năng cạnh tranh có tiến triển
nhưng còn kém so với các đối thủ.
- Cán cân thương mại có xu hướng vẫn gia tăng nhập khẩu, cải thiện nhập siêu
chậm.
- Cơ cấu hàng hóa và thị trường xuất khẩu còn mất cân đối, thiếu ổn định vững
chắc.
- Chất lượng sản phẩm xuất khẩu có cải thiện nhưng còn thấp so với yêu cầu, tiêu
chuẩn khu vực và thế giới.
- Chính sách thay thế hàng nhập khẩu, định hướng tập trung xuất khẩu và khai
thác nhiều lợi thế tài nguyên và lao động dồi dào giá rẻ được sử dụng phổ biến.
5
Sự thay đổi mô hình tăng trưởng còn chậm so với yêu cầu hội nhập và phát
triển bền vững.
2.2.Vai trò của ngoại thương trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
2.2.1.Vai trò xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa không chỉ đơn giản là bán hàng hóa ra nước ngoài, xuất
khẩu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, tham gia
sâu rộng vào quá trình phân công, hợp tác quốc tế. Tầm quan trọng của xuất khẩu thể
hiện qua các vai trò sau:
- Thứ nhất: xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập
khẩu và tích lũy, đầu tư phát triển sản xuất.
- Thứ hai: đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là yếu tố quan trọng kích thích sự
tăng trưởng kinh tế, việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản
xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây
chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản
phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả.
- Thứ ba: xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản
xuất, để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách, chất lượng
sản phẩm thì một mặt phải đối mới trang thiết bị phục vụ sản xuất, mặt khác,

người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm tiên tiến ở
nước ngoài.
- Thứ tư: đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương
đối của đất nước.
- Thứ năm: đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng
thông qua mở rộng với thị trường quốc tế, giải phóng sức sản xuất và quy mô
tái sản xuất.
- Thứ sáu: đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến
nâng cao mức sống của nhân dân.
- Thứ bảy: đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa
Việt Nam với các nước, tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
6
Ví dụ, hoạt động xuất khẩu sản phẩm thô, Việt Nam đã tận dụng lợi thế về
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lợi thế của một nước nông nghiệp nhiệt
đới để xuất khẩu các sản phẩm thô:
- nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu: gồm than đá và dầu mỏ
- nhóm hàng nông lâm thủy sản: gồm gạo, cà phê, điều, cao su, các loại thủy hải
sản.
Bảng giá trị hàng hóa xuất khẩu thô từ năm 2008 đến hết quý I năm 2011 (phần trăm,
triệu USD)
7
Gạo vần là mặt hàng nông sản chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị
xuất khẩu nông sản của nước ta (26,8%). Số liệu của tổng cục thống kê cho thấy năm
2011 lượng gạo xuất khẩu đạt 7,1 triệu tấn, trị giá 3,66 tỷ USD.
Cà phê với lượng xuất khẩu là 155,6 nghìn tấn, trị giá 325 triệu USD.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu vẫn luôn là định hướng phát triển có tính chất
chiến lược để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo mục đích mà Đảng và nhà
nước đã đề ra.
2.2.2.Vai trò nhập khẩu

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động
một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.
Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập
khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Thứ nhất: tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa đất nước.
- Thứ hai: bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, những thiếu
hụt “ đầu vào” sản xuất trong nước, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn
định.
- Thứ ba: kích thích phát triển các ngành kinh tế mới, thúc đẩy chuyển giao công
nghệ, kinh nghiệm quản lý mới.
8
- Thứ tư: tăng nguồn hàng cho thị trường nội địa để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp
của con người về hàng tiêu dùng, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của
người dân.
- Thứ năm: thúc đẩy giao lưu, buôn bán quốc tế với các nước đối tác thương mại
của Việt Nam theo cam kết mở cửa thị trường nội địa.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện chính sách nhập khẩu nguyên liệu, bán thành
phẩm để đầu tư sản xuất tại chỗ, chế biến một số sản phẩm công nghệ cao trong nước
đối với một số loại hàng hóa như: nguyên liệu phụ kiện ngành dệt may, da giày, chất
dẻo nguyên liệu, linh kiện điện tử, linh kiện xe máy…
Lấy ví dụ về hai loại nguyên phụ kiện được nhập khẩu nhiều nhất:
- Đối với nguyên phụ kiện dệt may: mặc dù nguyên liệu là đủ đáp ứng nhưng
doanh nghiệp lại khá dè dặt trong việc dùng nguyên liệu nội địa bởi chất lượng
không ổn định, giá cả, thuế chưa rõ ràng. Riêng quý I năm 2011, nước ta đã
nhập khẩu 1,4 tỉ USD vải, giày da nhập 632 triệu.
- Đối với mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ và linh kiện thì mức độ nhập khẩu
cao hơn so với xuất khẩu.
Tóm lại, nhập khẩu những hàng hóa, dịch vụ trong nước còn thiếu hoặc chưa
xuất được vẫn là định hướng ưu tiên trong quá trình mở cửa thị trường và hội nhập

quốc tế.
Ngoại thương luôn đóng vai trò quan trọng, to lớn đối với quá trình phát triển
kinh tế xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam.
2.3 Lợi thế của Việt Nam trong TMQT
- Lợi thế về vị trí địa lý
Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, là vùng có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao nhất thế giới, bình quân mỗi nước ở khu vực này mức tăng trưởng kinh tế
đạt 6-7%/ năm. Việt nam nằm trên tuyến đường Giao lưu hàng hải quốc tế đi từ Bắc
Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản sang các nước Nam Á, Trung Đông, Châu Phi.
Ven biển nhất là từ Phan Thiết trở vào có thể xây dựng được các cảng biển đủ kiện
phục vụ cho hoạt động ngoại thương, nhiều cảng nước sâu tàu bè có thể cập bến an
toàn quanh năm.
9
Vận tải hàng không – thuận lợi để đi các nước trong khu vực và trên thế giới.
Vị trí thuận lợi cho phép ta mở rộng quan hệ kinh tế ngoại thương và thu hút vốn đầu
tư nước ngoài.
Việt Nam nằm trên trục đường bộ và đường sắt từ Châu Âu sang Trung Quốc,
qua Cam Pu Chia, Lào, Thái Lan… cũng rất thuận tiện cho giao lưu, trao đổi hàng hóa
với các nước trong khu vực Châu Ávà Châu Âu.
- Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên
+ Về đất đai: Diện tích đất đai cả nước khoảng 330.363 km
2
trong đó có tới
50% là đất nông nghiệp và ngư nghiệp. Khí hậu nhiệt dới mưa nắng điều hòa cho phép
chúng ta phát triển nông lâm xuất khẩu có hiệu quả có cao như gạo, cao su, các nông
sản nhiệt đới.
+ Về tài nguyên biển,rừng và song ngòi: Chiều dài bờ biển là 3.260km với
nhiều bãi biển đẹp và kì quan, nhiều suối nước khoáng có giá trị , nhiều lâm sản quý,
diện tích song ngòi và ao hồ hơn 1 triệu ha, cho phép phát triển ngành thủy sản xuất

khẩu và phát triển thủy lời, vận tải biển và du lịch.
+ Về khoáng sản: Dầu mỏ hiện nay là nguồn tài nguyên mang lại nguồn thù
ngoại đáng kể, sản lượng khai thác hàng năm gia tăng và thu hút nhiều vốn đầu tư
nước ngoài. Than đá có trữ lượng cao, khoảng 36 tỷ tấn, mỏ sắt là vài trăm triệu tấn, cả
ba miền đều có nguồn clanh-ke để sản xuất xi măng dồi dào.
- Lợi thế về lao động :Dân số nước ta khoảng trên 86 triệu người ( tháng 4 năm 2009),
trong đó có hơn 40 triệu đang trong độ tuổi lao động. Lao động dồi dào, nhân công giá
rẻ là một lợi thế cơ ản để phát triển các ngành hàng sử dụng nhiều lao động như dệt
may, chế biến nông thủy sản, lắp ráp điện tử,… Lao động Việt Nam cần cù, thân thiện,
nếu được đào tạo bài bản sẽ là lợi thế cho ngành sử dụng nhiều vốn, kỹ thuật và chất
xám.
- Lợi thế khác :Chính trị ổn định, nhà nước quan tâm và có chính sách khuyến khích
phát triển ngoại thương, nền văn hóa đa dạng bản sắc các dân tộc.
2.4 Những bất lợi của Việt Nam trong TMQT
- Diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người của nước ta thấp so với bình
quân của thế giới, chỉ khoảng 0,1 ha/ người. Không thể tạo ra một nguồn tích lũy lớn
về lương thực để đáp ứng những đòi hỏi cao hơn của sự phát triển kinh tế.
10
- Về tài nguyên: Tuy phong phú nhưng phân bố tản mạn. Giao thông vận tải
kém nên khó khai thác , trữ lượng tài nguyên chưa xác định và chưa khoáng sản nào
có trữ lượng lớn để trở thành mặt hàng chiến lược. Tài nguyên thiên nhiên thì bị khai
thác quá mức mà không được chú trọng bồi dưỡng.
- Vị trí địa lý : Đẹp nhưng cơ sở hạ tầng yếu kém, các hải cảng ít và nhỏ, đường
và phương tiện giao thông lạc hậu.
- Trình độ quản lý kinh tế, xã hội còn yếu kém, bộ máy chính quyền hoạt động
chưa hiệu quả,còn quan lieu, tham nhũng lớn, chính sách, pháp luật vẫn thiểu minh
bạch, đồng bộ và ổn định, gây cản trở cho quá trình đổi mới kinh tế.
- Công nghệ và trang thiết bị của nhiều ngành kinh tế Việt Nam còn ở trình độ
thấp, hàng hóa Việt Nam tính cạnh tranh còn yếu trên thị trường quốc tế.
3. Thực trạng phát triển ngoại thương VN từ năm 1986 đến nay

3.1.Tổng kim ngạch ( hoặc tổng giá trị ) XNK
Công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi
xướng từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa VI) họp cuối năm 1986. Nhờ thực hiện
chính sách mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, đến năm
1995, nước ta đã quan hệ buôn bán với hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu
lục trên thế giới; đã ký Hiệp định hợp tác thương mại với EU; bình thường hóa quan
hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (12/7/1995); gia nhập ASEAN (28/7/1995). Đó là những
điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn bán và hợp
tác kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế khu vực. Tình hình tăng trưởng xuất
nhập khẩu được thể hiện qua các bảng thống kê sau:
11
Thống kê trị giá xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
trong giai đoạn 1986-1995
Đơn vị tính: Triệu USD(Nguồn:
Tổng cục Thống kê)
Kết quả hoạt động ngoại thương Việt
Nam giai đoạn 1996-2002.
Đơn vị tính: TriệuUSD
1996 18.399,8
1997 20.050,0
1998 20.742,0
1999 23.159,0
2000 29.508,0
2001 31.187,0
2002 35.830,0
Nhìn lại chặng đường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua
cho thấy những bước tiến ngoạn mục. Bước vào năm đầu tiên của thế kỷ 21 (năm
2001), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn 31,2
tỷ USD.

Tháng 01/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại
thế giới (WTO) tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới
phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đồng thời cũng tạo điều kiện cho hàng hoá
12
Năm
Tổng xuất
nhập khẩu
1986
2.944
1987
3.309
1988
3.795
1989
4.512
1990
5.156
1991
4.425
1992
5.122
1993
6.909
1994
9.880
1995
13.604
các nước thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Tính đến hết ngày 1/12/2007 tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt con số 100 tỷ USD.
Bốn năm sau đó, năm 2011 mặc dù chịu tác động của khủng hoảng và suy thoái

kinh tế toàn cầu nhưng chỉ mới giữa tháng 7 (ngày 14/7/2011) tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đã đạt 100 tỷ USD. Những tháng tiếp theo, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục xu hướng tăng với hàng loạt mốc đáng nhớ trong hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam. Cụ thể:
Đến ngày 7/10/2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt mốc
150 tỷ USD. Đến ngày 24/10/2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt
Nam đạt 160 tỷ USD (vượt mức 157 tỷ USD tổng trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu của
cả năm 2010). Tính đến ngày 13/12/2011, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu
đạt 190 tỷ USD và tới ngày 25/12/2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã chinh phục
mức kỷ lục 200 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam có nhiều điểm sáng trong bối cảnh kinh tế đất
nước cũng như thế giới còn nhiều khó khăn: Tính đến hết ngày 25/12/2011, tốc độ
tăng xuất khẩu vượt trội (35%); Nhập siêu giảm mạnh so với 4 năm trước đó và tỷ
trọng nhập siêu/ xuất khẩu (gần 11%) thấp nhất kể từ năm 2002.
13
3.2. Kim Ngạch (hoặc tổng trị giá) Xuất khẩu
Kết quả hoạt động xuất khẩu Việt
Nam giai đoạn 1986-1995
Đơn vị: Triệu USD
Kết quả hoạt động xuất khẩu Việt
Nam giai đoạn 1996- 2002
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Xuất
khẩu
1986 789,1
1987 854,2
1988 1.038,4
1989 1.946,0
1990 2.404,0

1991 2.087,1
1992 2.580,7
1993 2.985,2
1994 4.054,3
1995 5.448,9
1996 7.255,8
1997 8.850,0
1998 9.352,0
1999 11.523,0
2000 14.308,0
2001 15.027,0
2002 16.530,0
Giai đoạn 1996- 2002: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu tiếp tục tăng
bình quân 21,3%/năm và 13,3% năm. Mặc dù giai đoạn 2001 - 2002, tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu có giảm, chỉ đạt bình quân 7,5% nhưng sang năm 2003 đã có dấu
hiệu phục hồi, tăng trưởng vượt qua mức 10%/năm.
Từ năm 2002 tình hình xuất khẩu Việt Nam khá phát triển và cho đến nay vào giai
đoạn 2011- 2013 thi xuất khẩu lại là điểm sang trong tang trưởng kinh tế.
Trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, kinh tế thế giới suy giảm và cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Mặc dù
14
vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2011 đạt 96,91 tỷ USD, gấp 122,8 lần
năm 1986 và 6,7 lần năm 2000.
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt kết quả cao
(cả quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch). Khu vực DN có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), năm 2011 đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 44 tỷ USD (không kể
dầu thô) chiếm tỷ trọng 46,3% tổng kim ngạch của cả nước và tăng 28,9% so với năm
2010. Năm 2011, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều hoàn thành so với kế hoạch đề
ra. Đặc biệt, năm 2011 nước ta xuất khẩu gạo đạt 7,105 triệu tấn, thu về 3,651 tỷ USD,
thị trường xuất khẩu nông sản được mở rộng và giá cả thế giới tăng cao.

Xuất khẩu năm 2012 tiếp tục phát huy đà tăng trưởng của năm 2011 với nhiều điểm
nhấn được ghi nhận tích cực hơn, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy và là “lực đỡ”
cho đà suy giảm kinh tế đất nước. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả năm 2012 đạt
114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
năm 2012 chuyển dịch khá mạnh. Khu vực FDI là "đầu tàu" xuất khẩu nhưng việc xuất
khẩu chủ yếu thuộc nhóm các mặt hàng gia công, thực thu ít ngoại tệ: Điện tử, máy
tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép
Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 đạt 114,57 tỷ USD,
tăng 18,2% so với năm 2011.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hoácủa Việt
Nam năm 2013 đạt 132,13 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm trước đó.
15
3.3.Kim Ngạch (hoặc tổng trị giá) Nhập Khẩu từ 1986 đến nay.

Giai đoạn 1986-2006
Năm
Tổng xuất nhập
khẩu (Triệu USD)
Xuất khẩu
(Triệu USD)
Nhập khẩu
(Triệu USD)
1986 2.944 789 2.155
1987 3.309 854 2.455
1988 3.795 1.038 2.757
1989 4.512 1.946 2.566
1990 5.156 2.404 2.752
1991 4.425 2.087 2.338
1992 5.122 2.581 2.541
1993 6.909 2.985 3.924

1994 9.880 4.054 5.826
1995 13.604 5.449 8.155
1996 18.399 7.256 11.143
1997 19.907 8.756 11.151
1998 20.818 9.324 11.494
1999 23.143 11.520 11.622
2000 30.084 14.449 15.635
2001 31.190 15.027 16.162
2002 36.439 16.706 19.733
2003 45.403 20.176 25.227
2004 58.458 26.504 31.954
2005 69.420 32.442 36.978
2006 84.717 39.826 44.891
Nguồn: Tổng cục thống kê
− Giai đoạn 2006 -2010
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh trong thời kỳ 2006-2010, đặc biệt trong
2 năm đầu khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Kim ngạch hàng hóa nhập
khẩu đạt bình quân 68,5 tỷ USD/năm trong thời kỳ này, bằng 2,6 lần thời kỳ 5 năm
trước và tăng bình quân 18%/năm. Đáng chú ý là nhập khẩu của khu vực FDI tăng
cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu, thường chiếm trên
34%.
Cơ cấu hàng nhập khẩu trọng tâm là tư liệu, nguyên liệu cho sản xuất do sản xuất
trong nước phát triển khá, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu nhưng vẫn phụ thuộc
hàng nhập khẩu là chủ yếu, cụ thể là: Nhập khẩu xăng dầu bình quân giai đoạn 2006-
2010 tăng 2,7%/năm và tăng 19,7% so với giai đoạn trước. Sắt thép nhập khẩu bình
quân tăng 15,7%/năm và tăng 71% so với giai đoạn trước. Vải nhập khẩu bình quân
16
tăng 16,8%/năm và tăng 140% so với giai đoạn trước. Linh kiện điện tử nhập khẩu
bình quân tăng 25,8% năm và tăng 226,3% so với giai đoạn trước. Nhập khẩu ô tô
nguyên chiếc giai đoạn 2006-2010 tăng 174% so với giai đoạn trước.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, thời kỳ 2006-2010 là thời kỳ mức nhập
siêu tăng mạnh, bình quân 12,5 tỷ USD/năm, bằng 3,3 lần thời kỳ trước và chiếm
22,3% kim ngạch xuất khẩu bình quân năm, cao hơn mức 17,3% của thời kỳ 2001-
2005.
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2010 đạt 135 triệu USD, tăng 29,2% so
cùng kỳ, chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm, đồ uống và may mặc
− Giai đoạn 2011 – 2013
- Năm 2011
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2011 đạt 106,75 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm
2010 và vượt kế hoạch 14,2%. Trong đó: nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
đạt 15,34 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2010 (khu vực FDI nhập khẩu 6,59 tỷ USD,
tăng 28,1% và các DN trong nước nhập khẩu 8,75 tỷ USD, tăng 2,4% so với năm
2010); xăng dầu các loại nhập khẩu của cả nước là gần 10,7 triệu tấn, tăng 11,4% so
với năm 2010 với trị giá gần 9,9 tỷ USD, tăng 61,6%; Ô tô nguyên chiếc, tổng lượng
xe nhập khẩu trong năm 2011 là 54,6 nghìn chiếc, trị giá là hơn 1 tỷ USD, tăng 1,4%
về lượng và tăng 5,1% về trị giá so với năm 2010.
Như vậy, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước năm 2011 đạt
203,66 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hoá xuất
khẩu đạt 96,91 tỷ USD, tăng 34,2% và thực hiện vượt 22% mức kế hoạch của cả năm
2011; trong khi đó, trị giá hàng hóa nhập khẩu là 106,75 tỷ USD, tăng 25,8% và vượt
14,2% kế hoạch của cả năm. Với kết quả trên thì cán cân thương mại hàng hoá của
Việt Nam trong năm 2011 thâm hụt 9,84 tỷ USD, bằng 10,2% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam.
- Năm 2012
Năm 2012 kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 113,79 tỷ USD, tăng 7,1% so với
năm 2011. Trong đó, nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 16,04 tỷ USD,
tăng 3,2% so với năm 2011, trong đó khối các DN FDI đạt 8,57 tỷ USD, tăng 30% và
khối các DN trong nước đạt 7,47 tỷ USD, giảm 14,6%; nhóm máy vi tính, sản phẩm
17

điện tử và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 67% về số tương đối và tăng 5,26 tỷ USD
về số tuyệt đối so với năm 2011.
Khối các DN FDI nhập khẩu gần 11,58 tỷ USD, tăng 78% và khối các DN trong
nước nhập khẩu 1,53 tỷ USD, tăng 4,1%; nhóm điện thoại các loại và linh kiện đạt
5,04 tỷ USD, tăng 85,3% so với năm 2011; nhóm xăng dầu các loại, tổng lượng xăng
dầu nhập khẩu của cả nước là 9,2 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2011 với trị giá
gần 8,96 tỷ USD, giảm 9,3%; nhóm ô tô nguyên chiếc, lượng nhập khẩu ô tô nguyên
chiếc của cả nước là 27,4 nghìn chiếc, giảm mạnh 49,8% so với năm 2011. Nhóm
hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong năm 2012 đạt gần 12,49 tỷ
USD, tăng 1,8% so với năm 2011.
Như vậy, năm 2012 tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 113,79 tỷ USD,
tăng 6,6% so với năm 2011. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2012 đạt
gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2011, trong đó xuất khẩu đạt 114,57 tỷ
USD, tăng 18,2% và nhập khẩu là 113,79 tỷ USD, tăng 6,6%. Như vậy, năm 2012 Việt
Nam xuất siêu 780 triệu USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là -0,7%.
- Năm 2013
Nhập khẩu hàng hóa trong năm 2013 đạt 132,13 tỷ USD, tăng 16,1% so với 1 năm
trước đó, tương ứng tăng18,3 tỷ USD. Trong năm 2013, cả nước có 26 nhóm hàng
18
nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD với tổng kim ngạch gần 110,6 tỷ USD, chiếm
83,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong năm 2013 là mặt hàng máy móc,
thiết bị dụng cụ và phụ tùng với trị giá gần 18,7 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2012;
tiếp theo là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,7 tỷ USD, tăng
16,5% so với 1 năm trước đó. Tổng trị giá nhập khẩu của hai mặt hàng này chiếm 28%
tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong năm 2013 và đóng góp gần hơn 7,2 tỷ
USD vào tăng nhập khẩu.
Ở ngưỡng từ 5-10 tỷ USD có 5 mặt hàng bao gồm: Vải các loại (đạt 8,4 tỷ USD,
tăng 19,3% so với năm 2012); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 8,05 tỷ USD, tăng
59,6% so với năm 2012); xăng dầu các loại (đạt gần 7 tỷ USD, giảm mạnh 22% so với

năm 2012); sắt thép các loại (đạt gần 6,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2012) và
chất dẻo nguyên liệu với kim ngạch đạt 5,7 tỷ USD, tăng 18,9% so với 1 năm trước
đó. Tỷ trọng của 5 mặt hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong
năm 2013 là 27%.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận có đến 19 mặt hàng nhập
khẩu trong năm 2013 có trị giá đạt từ 1 đến 5 tỷ. Tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm
hàng này là 38,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu
của cả nước năm 2013 với29%.
Trong khi đó, mặc dù có đến hơn 25 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu dưới 1 tỷ
USD nhưng đóng góp của nhóm hàng này vào trị giá nhập khẩu của cả nước năm 2013
lại rất thấp, chỉ chiếm 16%. Đóng góp vào mức tăng trị giá nhập khẩu cả nước trong
năm của nhóm mặt hàng này cũng chỉ gần 2,2 tỷ USD.
Năm 2013 chứng kiến mức tăng đột biến trong trị giá nhập khẩu của một số mặt
hàng. Trong số đó phải kể đến những mặt hàng tiêu biểu như: hạt điều với lượng nhập
là 640,1 nghìn tấn tương đương trị giá 601,2 triệu USD, tăng mạnh 92,5% về lượng và
80,1% về trị giá so với 1 năm trước trước đó. Kế tiếp là mặt hàng dầu thô với lượng
nhập khẩulên đến 1,3 triệu tấn (tăng 77,2% so với năm 2012) tương đương 1,1 tỷ USD
về trị giá (tăng mạnh 70,4% so với năm 2012).
Tuy vậy, sự sụt giảm mạnh về lượng nhập khẩu lẫn trị giá vẫn diễn ra ở một số mặt
hàng. Xe máy là ví dụ điển hình khi năm 2013, lượng nhập của mặt hàng này chỉ đạt
18,9 nghìn chiếc, giảm gần 50% so với 1 năm trước đây. Sự suy giảm về lượng dẫn
19
đến trị giá nhập khẩu của xe máy trong năm 2013 cũng chỉ đạt gần 42,3 triệu USD,
giảm 40,3% so với con số gần 70,8 triệu USD của năm 2012.
− Giai đoạn 2013 đến đầu năm 2014
Đánh giá chung
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hóa cả nước trong tháng 02/2014 đạt 19,63 tỷ USD, giảm 8,6% so với tháng trước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 9,54 tỷ USD, giảm 16,7%; tổng kim
ngạch hàng hóa nhập khẩu là 10,09 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7%.

Tính đến hết tháng 02/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt
41,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó xuất khẩu gần 21,3 tỷ
USD, tăng 13,8% và nhập khẩu hơn 20 tỷ USD, tăng 12,6%. Cán cân thương mại
hàng hoá của cả nước trong 2 tháng/2013 thặng dư 1,3 tỷ USD.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại từ tháng
1/2013 đến tháng 2/2014

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Đối với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng trị giá
hàng hóa xuất nhập khẩu trong 2 tháng/2014 là 24,8 tỷ USD, tăng 18,8% và chiếm
60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 13,3 tỷ
USD, tăng 18,8% và nhập khẩu là 11,5 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với khối doanh nghiệp trong nước, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu
trong 2 tháng/2013 là 16,4 tỷ USD, tăng 8,5% và chiếm 39% tổng kim ngạch xuất
20
nhập khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 7,9 tỷ USD, tăng 6,8% và nhập
khẩu là gần 8,5 tỷ USD, tăng 10,1% so với 2 tháng/2013.
Một số mặt hàng nhập khẩu chính
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trong tháng, kim ngạch nhập khẩu
nhóm hàng này là 1,5 tỷ USD,giảm 7,7% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch
nhập khẩu 2 tháng năm 2014 lên gần 3,1 tỷ USD, tăng mạnh 30,2% so với cùng kỳ
2013. Trong đó, khu vực FDI nhập khẩu 1,8 tỷ USD, tăng 31,6% và các doanh nghiệp
trong nước nhập khẩu 1,2 tỷ USD, tăng 28,1% so với 2 tháng năm 2013.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong 2
tháng đầu năm 2013 có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc với gần 1 tỷ USD, tăng 22,3%
so với cùng kỳ năm trước và chiếm 32% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả
nước. Tiếp theo là Nhật Bản: 530 triệu USD, tăng 34,9%; Hàn Quốc: 494 triệu USD,
tăng mạnh 39,5 %; Đài Loan: 141,9 triệu USD, tăng 40,9% ….
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trong tháng 02/2014, kim
ngạch nhập khẩu đạt gần 1,26 tỷUSD, tăng 1,3% so với tháng trước, nâng tổng trị giá

nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2014 lên gần 2,5 tỷ USD,giảm 2,9% so với
cùng kỳ năm 2013; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 2,31 tỷ USD, tăng 53,4%
và chiếm gần 92,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc: gần 828,7 triệu USD,
tăng gần 13%; Trung Quốc:616,5 triệu USD, giảm 8,8%; Singapore: 286 triệu USD,
tăng 16,8%; Nhật Bản: 201 triệu USD, giảm 17,2%; Đài Loan:157 triệu USD,
tăng mạnh 60,2%; … so với cùng kỳ năm 2013.
- Điện thoại các loại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu trong tháng đạt gần
601 triệu USD, tương đương kim ngạch của tháng trước. Tính đến hết tháng 02/2014,
cả nước nhập khẩu 1,2 tỷ USD, tăng 8,6% so với 2tháng/2013.
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng qua chủ yếu từ các thị trường:
Trung Quốc: 815 triệu USD, tăng 8,07% và chiếm 68% kim ngạch nhập khẩu của cả
nước; Hàn Quốc: 365 triệu USD, tăng 9,4%; Đài Loan: 10,6triệu USD, tăng 13,45%;
…so với 2 tháng/2013.
Biều đồ 3 : Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất 2 tháng/2014 và
2 tháng/2013
21
Nguồn: Tổng cục Hải quan
- Sắt thép các loại: Trong tháng, lượng sắt thép nhập khẩu là hơn 800 nghìn
tấn, tăng 37,6% so với tháng trước, trị giá nhập khẩu là hơn 524 triệu USD, tăng
26,8%. Tính đến hết 2 tháng/2014, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là gần
1,4 triệu tấn, tăng 3,3%, trị giá là 935 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong 2 tháng/2014 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung
Quốc: 461 nghìn tấn, tăng29,4%; Nhật Bản: gần 312 nghìn tấn, giảm 22,2%; Hàn
Quốc với 208 nghìn tấn, giảm 12,1%; Đài Loan: 170 nghìn tấn, tăng 4,7% so với cùng
kỳ năm 2013;…
- Chất dẻo nguyên liệu: lượng nhập khẩu trong tháng 02/2013 là gần 243 nghìn
tấn, trị giá là 454 triệu USD,tăng 3,3% về lượng và tăng 5,5% về trị giá so với tháng
trước. Tính đến hết tháng 2/2014, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt
Nam là gần 475 nghìn tấn, tăng 1%, kim ngạch nhập khẩu là hơn 883 triệu USD,

tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 2 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường:
Hàn Quốc: 91 nghìn tấn,giảm 8,2%; Ả rập Xê út: gần 105 nghìn tấn, giảm 10,8%; Đài
Loan: 66,8 nghìn tấn, tăng 15,9%; Thái Lan: 46 nghìn tấn, tăng 2,3%;… so với cùng
kỳ năm 2013.
- Nhóm hàng nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày: tháng 02/2014, nhập khẩu
nhóm hàng này là gần 1,1 tỷ USD, tăng mạnh 55,6% so với tháng trước. Tính đến
hết 2 tháng/2014, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 2,16 tỷUSD, tăng 18,1% so với
cùng kỳ năm 2013. Trong 2 tháng/2014, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ
yếu từ: Trung Quốc với gần 776 triệu USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013; Hàn
Quốc: 383,5 triệu USD, tăng 18,4%; Đài Loan: 290 triệu USD, tăng 11,8%;…
22
- Hóa chất: trong tháng 02/2014, Việt Nam nhập khẩu 247,5 triệu USD nhóm
hàng hóa chất, tăng 9,8% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng
này trong 2 tháng/2014 lên gần 473triệu USD, tăng 18,8% so với 2 tháng/2013.
Việt Nam nhập khẩu hóa chất trong 2 tháng qua chủ yếu từ các thị trường: Trung
Quốc: 118 triệu USD, tăng 0,6%; Đài Loan: 80,3 triệu USD, giảm 22,7%; Hàn Quốc:
49 triệu USD, giảm 29,3%; Nhật Bản: 39 triệu USD, tăng 23,6%;… so với 2
tháng/2013.
- Sản phẩm từ chất dẻo: trong tháng 02/2014, cả nước nhập khẩu hơn 231 triệu
USD, tăng 11,5% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 02/2014, tổng trị giá nhập
khẩu nhóm hàng này của cả nước là 439,5 triệu USD, tăng31,3% so với cùng kỳ năm
2013.
Trong 2 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị
trường: Hàn Quốc: 114 triệu USD,tăng 69,2%; Trung Quốc: 106 triệu USD,
tăng 30,4%; Nhật Bản: 99 triệu USD, tăng 11,07%; Đài Loan: 30triệu USD,
tăng25,02%; …
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trị giá nhập khẩu của mặt hàng này trong tháng
2/2014 là 238 triệu USD, tăng 17,4% so với tháng 1/2014. Tính đến hết tháng 2 năm
2014, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 439 triệu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng

22,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng qua chủ yếu từ các thị
trường: Ac-hen-ti-na: 153 triệu USD, tăng gấp 3 lần; Hoa Kỳ: 68 triệu USD,
tăng 83,5%; Ấn Độ: 40 triệu USD, giảm 70%; …so với 2 tháng/2013.
3.4.Chỉ tiêu khác ( về tốc độ, tỷ trọng XNK, hàng hóa, dịch vụ)
- Xuất nhập khẩu tăng 27 lần sau 20 năm đổi mới
Theo thống kê của Bộ Thương mại, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu năm nay ước
đạt 69,2 tỷ USD tăng trên 27 lần so với mức 2,556 tỷ USD của năm 1986.
Đến nay đã có 35.714 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp, tăng
xấp xỉ 1.000 lần so với năm 1986
Trong đó, đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu đã tăng 46 lần từ 699 triệu USD năm
1986 lên mức
dự kiến 32,2 tỷ
23
USD năm 2005. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu đang đi theo chiều hướng tích cực từ
hơn 1,8 tỷ USD/năm 1986 lên 37 tỷ USD/năm 2005, nghĩa là chỉ tăng 17 lần.
Như vậy, từ chỗ phải bù lỗ lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu những năm 1980, đến
nay ngân sách Nhà nước đã có nguồn thu đáng kể từ lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, về thủ tục pháp lý, đến nay thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
được thành lập theo quy định của luật pháp đều được trực tiếp kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu trong khi trước đây chỉ được thực hiện theo giấy phép của Bộ Thương mại.
Cũng theo Bộ Thương mại, đến nay đã có 35.714 doanh nghiệp hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu trực tiếp, tăng xấp xỉ 1.000 lần so với năm 1986.
- Tăng trưởng xuất nhập khẩu
Trong hai năm đầu sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(2007 và 2008), xuất khẩu của ta đã tăng trưởng mạnh. Năm 2007, kim ngạch xuất
khẩu đạt 48,6 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006. Trong năm 2008, kim ngạch xuất
khẩu đạt 62,7 tỷ USD, tăng tới 29,1% so với năm 2007. Năm 2009, do tác động của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so
với năm 2008, nhưng vẫn cao hơn mức kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 45,8%. Năm

2010, tổng kim ngạch xuất khẩu lại tiếp tục tăng trưởng, ước tính đạt 71,6 tỷ USD,
tăng 25,5% so với năm 2009.
Một tác động gián tiếp của Tổ chức Thương mại thế giới là sự thay đổi tích cực
hơn trong cơ cấu xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch dần từ sản phẩm thô (dầu
mỏ, than đá, cao su, gạo) sang sản phẩm công nghiệp chế biến, kể cả sản phẩm có hàm
lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn. Điều đó chứng tỏ Việt Nam bước đầu đã
ít nhiều phát huy được lợi thế động, bên cạnh việc tiếp tục tận dụng những lợi thế tĩnh
vốn có của mình.
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm xuất khẩu dễ bị tổn thương trước
biến động từ bên ngoài như các cú sốc giá cả hay sự xuất hiện rào cản thương mại
mới. Điều này một phần do chủng loại mặt hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, tập trung
vào một số ít hàng xuất khẩu chủ lực, thiếu đột phá, danh mục các mặt hàng xuất khẩu
chính gần như không có nhiều thay đổi trong vòng 6 năm gần đây. Tỷ trọng kim ngạch
các mặt hàng quan trọng nhất trong xuất khẩu chỉ giảm từ 80,8% năm 2004 và 79,5%
năm 2006 xuống 76,7%, 73,0% và 68,8% trong 3 năm tiếp theo. Nếu bỏ dầu thô ra
khỏi nhóm các mặt hàng xuất khẩu chính thì tỷ trọng các mặt hàng khác trong tổng
24
kim ngạch xuất khẩu gần như không đổi. Năm 2004, tỷ trọng các mặt hàng này là
59,3% thì năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 59,2%, 56,4% và 57,8%.
Một tác động được dự đoán từ trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới là sự gia tăng nhập khẩu và nhập siêu. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa năm 2007 đạt 62,8 tỷ USD (giá CIF), tăng 39,8% so với năm 2006; nhập siêu 14,2
tỷ USD. Nhập khẩu và nhập siêu năm 2008 tương ứng là 80,7 tỷ USD và 18,0 tỷ USD.
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong các tháng cuối năm 2008 giảm mạnh còn do suy
thoái kinh tế thế giới đã có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và sản xuất ở Việt Nam và
giá cả trên thị trường thế giới. Các ảnh hưởng này còn kéo dài đến qua năm 2009.
Nhập khẩu và nhập siêu năm 2009 tương ứng là gần 70 tỷ USD và 12,9 tỷ USD, năm
2010 là 84 tỷ USD và 12,4 tỷ USD
Việt Nam nhập siêu chủ yếu từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn
Quốc và ASEAN (là các quốc gia mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự

do). Đa số nguyên nhiên phụ liệu, vật tư và thiết bị máy móc được nhập khẩu từ Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, và Thái Lan do lợi thế về vận tải, giá cả và
tính phù hợp. Đặc biệt, ASEAN và Trung Quốc vẫn là những đối tác cung ứng lớn
nhất cho nước ta, với tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng từ
khoảng 31,9% năm 1995 lên 45,3% năm 2007, 43,4% năm 2008 và 43% năm 2009.
Riêng tỷ trọng của Trung Quốc đã tăng từ 14,2% giai đoạn 2001-2006 lên trên 19%
năm 2007 và năm 2008, và vọt lên tới 23,2% trong năm 2009. Trung Quốc là nhà cung
cấp lớn nhất các mặt hàng thuộc nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, các
mặt hàng thuộc nhóm máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và một số nhóm hàng
khác. Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu chủ yếu là máy móc thiết
bị công nghệ nguồn và một số nguyên vật liệu phụ trợ, nhưng lượng nhập còn khiêm
tốn và tỷ trọng có xu hướng giảm. Như vậy có thể thấy, gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới không có ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng nhập siêu của ta
4.Chính sách Quản lý XNK của VN giai đoạn 2006- 2010
- Chính sách xuất khẩu:
1.Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực:
Trong nền thương mại của một nước và trong các mặt hàng xuất khẩu của một
doanh nghiệp,người ta thường chia thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực,hàng xuất khẩu
quan trọng và hàng xuất khẩu thứ yếu:
25

×