Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Kinh doanh quốc tế. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MYANMAR CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.1 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------***------

BÀI TẬP NHĨM 3 MƠN HỌC
KINH DOANH QUỐC TẾ

TÊN ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG MYANMAR CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG


MỤC LỤC
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC HẬU GIANG.................................................................3
2. LÝ DO THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY
DƯỢC HẬU GIANG...............................................................................8
2.1. Tiềm năng thị trường Myanmar.....................................................9
2.2. Khả năng thâm nhập thị trường...................................................10
2.3. Mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp......................................11
2.4. Phương thức thâm nhập thị trường............................................12
3. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC LỰA CHỌN PHƯƠNG
THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY
Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY....................................................................13

2


1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠNG
TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG


Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Tên tiếng Anh: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: DHG PHARMA
Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh
Kiều, TP. Cần Thơ
Điệnthoại: (0710).3891433 – 3890802 – 3890074
Fax: 0710.3895209
Email:
Website: www.dhgpharma.com.vn
Mã số thuế: 1800156801
Tầm nhìn
“Vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn”
Sứ mệnh
“Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ
chất lượng cao,thỏa mãn ước vọng vì một cuộc sống khỏe
đẹp hơn”
Giá trị cốt lõi
Lấy chất lượng, an toàn hiệu quả làm cam kết cao nhất
Lấy tri thức, sáng tạo làm nền tảng cho sự phát triển
Lấy trách nhiệm, hợp tác, đãi ngộ làm phương châm hành
động
Lấy Bản sắc Dược Hậu Giang làm niềm tự hào công ty
Lấy sự thịnh vượng cùng đối tác làm mục tiêu lâu dài
Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế trong cạnh tranh
Lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh dược
phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm
3



Lịch sử hình thành
Tiền thân của DHG là Xí nghiệp quốc doanh Dược phẩm
2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất sét, Xã
Khánh Lâm (nay là Xã Khánh Hòa), Huyện U Minh, Tỉnh Cà
Mau.
Sau 30/4/1975: Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao
Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý.
Năm 1982: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang được
thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị: Xí nghiệp Quốc
doanh Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm Cấp 2, Trạm
Dược Liệu
Năm 1988: UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định sát nhập
Công ty Cung ứng vật tư, thiết bị y tế và Xí nghiệp Liên
hợp Dược Hậu Giang.
Ngày 02/9/2004: Cổ phần hóa Xí nghiệp Liên hợp Dược
Hậu Giang thành Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
Các đợt tăng vốn điều lệ:

4


Các cột mốc phát triển
Năm 2004: Cổ phần hóa, trở thành Công ty cổ phần
Năm 2005: Gia nhập Câu lạc bộ Doanh nghiệp có doanh
thu sản xuất trên 500 tỷ đồng
Là doanh nghiệp Dược đầu tiên thử tương đương lâm
sàng thuốc bột Haginat và Klamentin.
Xây dựng hiệu quả chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt
là chính sách “Lương 4D.

Năm 2006: Niêm yết cổ phiếu lần đầu tại SGDCK TP.HCM;
Đạt tiêu chuẩn WHO – GMP/GLP/GSP
Năm 2007: Khẳng định tầm nhìn, Sứ mạng và 7 giá trị cốt
lõi.
Thử tương đương sinh học thành công Haginat 250mg và
Glumeform 500mg
5


Tăng vốn điều lệ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng.
Thành lập 02 Công ty con đầu tiên DHG Travel và SH
Pharma.
Chuyển đổi ISO/IEC 17025 từ phiên bản 1999 sang phiên
bản 2005.
Năm 2008: Thực hiện các công cụ quản trị hiện đại và
hiệu quả: 10.5S, Balance Score Card.
Thành lập 06 Công ty con: CM Pharma, DT Pharma, HT
Pharma, ST Pharma, DHG PP, DHG Nature
Năm 2009: Thực hiện thành công chiến lược 20/80: sản
phẩm, khách hàng, nhân sự; Thành lập Công ty con A&G
Pharma
Năm 2010: Thực hiện thành công chiến lược “Kiềng 3
chân”: Cổ đông, khách hàng và người lao động
Thành lập 03 Công ty con: TOT Pharma, TG Pharma và
Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG
Năm 2011: Triển khai thành công “Dự án nâng cao hiệu
quả hoạt động Công ty Con”; Thành lập Công ty con Bali
Pharma.
Năm 2012: Chủ đề “Giải pháp hôm nay là vấn đề ngay
mai” đã mang lại hiệu quả cao cho Công ty trong công

tác kiểm sốt chi phí, quản trị rủi ro và chính sách.
Thành lập 05 Công ty con phân phối: VL Pharma, TVP
Pharma, B&T Pharma, DHG PP1, DHG Nature 1.
Năm 2013: Hoàn thành dự án nhà máy mới Non
Betalactam đạt tiêu chuẩn GMP WHO tại KCN Tân Phú
Thạnh với công suất hơn 04 tỷ đơn vị sản phẩm/năm.
Hoàn thành dự án nhà máy mới IN – Bao bì DHG 1 của
DHG PP1 tại KCN Tân Phú Thạnh, DHG PP tại Nguyễn Văn
Cừ giải thể theo chủ trương ban đầu.
6


Danh mục sản phẩm
Kháng sinh
Giảm đau – hạ sốt
Hô hấp
Mắt – thần kinh
Cơ xương khớp
Tiêu hóa
Gan mật
Tim mạch – Tiểu đường
Dinh dưỡng
Da liễu – chăm sóc sắc đẹp
Hàng ngoại nhập
Hệ thống phân phối
DHG Pharma sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp trên
tồn quốc với 12 Cơng ty con phân phối và 24 chi nhánh,
được đầu tư mua đất – xây nhà, có kho hàng đạt tiêu
chuẩn GDP, phân phối xuống từng tuyến huyện, xã, ấp
của các tỉnh thành trên tồn quốc.

Doanh thu
Doanh thu các năm gần đây của cơng ty Dược Hậu Giang:

7


Doanh thu của Dược Hậu Giang so với một số công ty
cùng ngành:

Xuất khẩu:
8


85 sản phẩm đã có số đăng kí ở các nước như: Nga, Mông
Cổ, Campuchia, Philliphin, Myanrma,…
2. LÝ DO THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA CÔNG
TY DƯỢC HẬU GIANG
Đến thời điểm này, tất cả các ngành nghề đều đã sẵn sàng đối đầu,
hòa nhập vào sân chơi lớn khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngành Dược
Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển của mình do mơi
trường đầu tư, kinh doanh thơng thống , minh bạch và thuận lợi hơn.
Chúng ta cũng sẽ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với các đối tác kinh
doanh để hợp tác sản xuất, chuyển giao cơng nghệ, có nhiều điều kiện để
tiếp cận với công nghệ mới từ các nước có ngành Dược phẩm mạnh. Tuy
nhiên, khi vào WTO chúng ta cũng sẽ có rất nhiều thách thức hơn vì từ
ngày 01.01.2009 theo cam kết các cơng ty dược phẩm nước ngồi sẽ
được phép mở chi nhánh chính thức tại Việt Nam, được phép kinh doanh
trực tiếp đối với dược phẩm trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, bán buôn,
bán lẻ, cung cấp các dịch vụ liên quan đến dược phẩm
Thị trường dược phẩm Việt Nam có giá trị lên đến 3,5 tỉ USD, rất

hấp dẫn các doanh nghiệp sản xuất dược nước ngoài. Dược phẩm là một
trong những mặt hàng mà Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi
TPP có hiệu lực, tạo nên động lực lớn cho doanh nghiệp nước ngoài tăng
cường thâm nhập vào thị trường Việt Nam.Đây là một thách thức nhưng
cũng là cơ hội để ngành dược Việt vươn xa. Tuy nhiên, để nắm được cơ
hội này, không chỉ các đơn vị sản xuất dược mà cả ngành công nghiệp
dược Việt Nam cũng cần chủ động chuyển mình; đồng thời cần tìm
hướng đi cho xuất khẩu, nâng cao tỉ trọng xuất khẩu dược phẩm trong
thời gian tới.
Trong những năm gần đây, ngành dược của Việt Nam đã nâng cao
chất lượng lên rõ rệt, tạo được niềm tin với khách hàng trong và ngoài
nước, từ tổ chức, giao dịch, cơ hội hợp tác, mối quan hệ đối tác nước
9


ngồi… trong đó có cơng ty Dược Hậu Giang. Kế hoạch, chiến lược của
DHG là phát triển mạnh xuất khẩu, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu của
DHG đến bạn bè quốc tế. DHG đang nhắm đến một số thị trường nước
ngồi có thu nhập, mức sống tương đồng với Việt Nam.
2.1. Tiềm năng thị trường Myanmar
Myanmar là một đất nước mới mở cửa với tiềm năng phát triển kinh
tế cao, đặc biệt là dược phẩm và trang thiết bị y tế phục vụ nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của người dân. Với hàng loạt những bệnh viện tầm cỡ tiêu
chuẩn quốc tế ra đời và nhu cầu thị trường gia tăng nhanh chóng (ước
tính tỉ lệ tăng từ 10-15% mỗi năm trong ít nhất là 5 năm tới); đồng thời
với chỉ 250 doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu và phân phối thuốc và
các sản phẩm từ thiên nhiên ở Myanmar cho thấy đây là một thị trường
có nhiều tiềm năng hấp dẫn để khai thác.
Myanmar được coi là "miền đất hứa" với nhiều doanh nghiệp ngoại
bởi nhiều tiềm năng phát triển. Hiện Myanmar cũng rất muốn thu hút

các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế
Việt Nam đầu tư. Hiện nước này có 60 triệu dân nhưng chỉ mới có 5 nhà
máy sản xuất dược và chỉ có 250 doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối
thuốc. Doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập chưa sâu vào thị trường này,
vẫn chỉ ở mức nhỏ lẻ, manh mún. Tuy nhiên, Myanmar là thị trường nhỏ
nhưng sự cạnh tranh ở đây cũng không kém khốc liệt về giá, với các mặt
hàng của Thái Lan và Trung Quốc.
2.2. Khả năng thâm nhập thị trường
Dược Hậu Giang được coi là doanh nghiệp đứng đầu về quy mô tổng
tài sản và vốn chủ sở hữu trong 6 doanh nghiệp kinh doanh ngành tân
dược. Với lợi thế quy mô và mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước bao
gồm 12 công ty con, 24 chi nhánh và 20.000 đại lý, DHG cũng là doanh
nghiệp có doanh thu lớn nhất. Quý 2/2014 doanh thu của DHG đạt 976
10


tỷ đồng - tăng 25,2% so với cùng kỳ, doanh thu 6 tháng đầu năm đạt
1.704 tỷ đồng.
DHG công bố dự kiến mua lại 72,86% cổ phần của CTCP Dược
phẩm Ánh Sao Việt (ASV Pharma) và kế hoạch phát triển nhà máy và
kênh phân phối tại Myanmar với kỳ vọng là bước đệm giúp DHG gia
tăng tỷ trọng xuất khẩu trong giai đoạn tới.
Theo Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam vào Myanmar thì ASV
Pharma là doanh nghiệp có giấy phép tham gia liên doanh đầu tư nhà
máy sản xuất các loại thuốc kháng sinh, thuốc tiêm và dịch truyền với
Cơng ty Myanmar Entrepreneur Investment Group, có tổng mức đầu tư
ước tính 20 triệu USD tại Myanmar. Chính vì vậy, việc hợp tác giữa
DHG và ASV Pharma nếu được hợp thành sẽ tạo động lực lớn giúp
DHG duy trì mục tiêu tăng trưởng đồng thời mở rộng thị phần xuất
khẩu. DHG đang đàm phán với một công ty địa phương tại Myanmar về

khả năng liên doanh.
Trong sản xuất: DHG có những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nghiên
cứu sản phẩm. Có khả năng nghiên cứu và sản xuất các dạng bào chế:
viên nén, nang mềm, sủi bọt, siro, thuốc nước, thuốc cream, hỗn dịch
uống, và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên. Sản phẩm chia làm 3
dạng: dược phẩm, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm với hơn 200 sản
phẩm lưu hành, chia làm 12 nhóm: kháng sinh, nấm-diệt ký sinh trùng,
hệ thần kinh, giảm đau-hạ sốt, mắt; TMH-hen suyễn, sổ mũi, tim mạch,
tiêu hóa-gan mật, cơ xương khớp, chăm sóc sắc đẹp, da liễu; vitamin và
chất khống, tiểu đường. Khả năng cung ứng 100% nhu cầu thuốc cảm,
vitamin và 80% nhu cầu các loại thuốc kháng sinh trên thị trường Việt
Nam. Có hệ thống nhà xưởng, dây chuyền máy móc hiện đại, cơng nghệ
tiên tiến đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, GLP, GSP do Cục Quản lý Dược
Việt Nam chứng nhận. Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế
ISO/IEC 17025:2001 do Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt
11


Nam chứng nhận. Hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế ISO
9001:2000 do tổ chức quốc tế Anh BVIQ chứng nhận.
2.3. Mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp
Với mục tiêu nâng tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu của hãng (tính
theo vốn hóa thị trường) lên 25% trong vòng 5 năm tới. Việc này cũng
diễn ra trong bối cảnh các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành
nhiều biện pháp siết chặt việc bán thuốc mà không có kê đơn từ bác sĩ một trong những nguyên nhân dẫn tới việc kháng thuốc kháng sinh trên
phạm vi toàn cầu hiện nay. Hiện 78% thuốc kháng sinh tại VN được bán
qua các hàng thuốc thông thường mà không có chỉ định của bác sĩ.
Trong đó năm 2013, có tới 41% doanh thu của DHG chủ yếu đến từ
thuốc kháng sinh.
Trong những năm gần đây, ngành dược của Việt Nam đã nâng cao

chất lượng lên rõ rệt, tạo được niềm tin với khách hàng trong và ngoài
nước, từ tổ chức, giao dịch, cơ hội hợp tác, mối quan hệ đối tác nước
ngồi… trong đó có DHG. Kế hoạch, chiến lược của năm nay và 5 năm
tới của DHG là phát triển mạnh xuất khẩu, giới thiệu hình ảnh, thương
hiệu của DHG đến bạn bè quốc tế. DHG đang nhắm đến một số thị
trường nước ngồi có thu nhập, mức sống tương đồng với Việt Nam.
2.4. Phương thức thâm nhập thị trường
Xuất khẩu
Vào năm 2007 - 2008, DHG cũng tìm được khách hàng Myanmar
tại một hội chợ, sau đó đối tác này đã trở thành mối bán hàng đầu tiên
của công ty sang thị trường này. Hiện DHG đã xuất được 10 mặt hàng
dược phẩm sang Myanmar và dự kiến đăng ký thêm 15 mặt hàng dược
phẩm khác với Bộ Y tế Myanmar để tiếp tục xuất qua thị trường này.
Song doanh thu xuất khẩu của ngành dược không cao so với thị trường
trong nước, chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, có vài phần trăm.
Liên doanh đầu tư sản xuất
Đầu năm 2014, DHG làm nức lòng nhà đầu tư bằng việc công bố
thông tin dấn thân vào thị trường Myanmar.

12


Do mức độ cạnh tranh tại Myanmar cũng rất khốc liệt vì thuốc giá
rẻ nhập lậu từ Ấn Độ, Bangladesh… tràn ngập thị trường. Nếu chỉ xuất
khẩu thuốc đơn thuần, DHG không thể cạnh tranh với hàng giá rẻ tại
Myanmar. Tham gia đầu tư nhà máy sản xuất thuốc tại Myanmar, DHG
sẽ có được lợi thế hơn hẳn.
DHG mua lại 72,86% cổ phần của CTCP Dược phẩm Ánh Sao
Việt (ASV Pharma), ASV Pharma là DN có giấy phép tham gia liên
doanh đầu tư nhà máy sản xuất các loại thuốc kháng sinh, thuốc tiêm và

dịch truyền với Công ty Myanmar Entrepreneur Investment Group, có
tổng mức đầu tư ước tính 20 triệu USD tại Myanmar, liên doanh này
giúp DHG đẩy mạnh kế hoạch phát triển nhà máy và kênh phân phối tại
Myanmar.
DHG còn tiến hành đàm phán liên doanh với một Cơng ty địa
phương tại Myanmar và rót 91 tỷ đồng đầu tư cho đối tác để sản xuất
các sản phẩm tương tự tại Việt Nam.
3. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC LỰA CHỌN PHƯƠNG
THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGỒI CỦA
CƠNG TY Ở GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
 Khó khăn gặp phải
Con đường xuất ngoại của dược VN không trải tồn hoa hồng. Khó
khăn đầu tiên phải kể đến là giá xuất khẩu của VN còn cao hơn các nước
trong khu vực. Theo ước tính của nhiều chuyên gia, giá xuất khẩu của
VN cao hơn Trung Quốc khoảng 20-25%. Một trong những nguyên nhân
dược phẩm của Ấn Độ, Trung Quốc có giá cạnh tranh hơn là do các
nước này khơng phải nhập khẩu ngun liệu.
Bên cạnh đó là q trình đăng kiểm sản phẩm cịn gặp nhiều trở
ngại. Muốn đưa sản phẩm sang các thị trường xuất khẩu, Công ty phải
gửi phiếu đăng ký, mẫu hồ sơ và mẫu sản phẩm sang kiểm nghiệm tại thị
trường xuất khẩu. Tốn thời gian và chi phí.

13


Theo một thành viên của Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam vào
Myanmar, rủi ro từ cấm vận là một trong những vấn đề đáng quan tâm
hàng đầu. Cho dù một số nước phương Tây đã dỡ bỏ lệnh này với
Myanmar, nhưng Mỹ và nhiều quốc gia khác vẫn duy trì lệnh cấm vận.
Nếu doanh nghiệp Việt có quan hệ hợp tác với những đối tác nằm trong

danh sách bị cấm vận của Mỹ, tài sản có thể bị phong tỏa hoặc ảnh
hưởng đến các hợp đồng kinh tế liên quan tới doanh nghiệp Mỹ…
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy này của đối tác đã được kéo dài và
thay đổi thành phần tham gia. Do đó, nếu muốn đầu tư, giấy phép đầu tư
của dự án này sẽ phải xin thay đổi và kéo dài hiệu lực. Điều này dẫn đến
rủi ro về chi phí phát sinh và thời gian thực hiện các thủ tục.
 Thực trạng hiện nay
Tuy nhận được khá nhiều khuyến khích từ phía Chính phủ Myanmar
nhưng Dược Hậu Giang vẫn quyết định dừng dự án xây nhà máy triệu
đơ do hàng loạt khó khăn và mức độ rủi ro cao.
Rủi ro đầu tiên được phía DHG cho biết là doanh nghiệp lo ngại sẽ
vướng phải cấm vận từ thị trường Mỹ khi liên doanh với một công ty
của Myanmar. Cụ thể, đối tác liên doanh với DHG là công ty MEIG công ty con của Zaykabar hiện đang nằm trong danh sách những cơng ty
vẫn đang bị Mỹ cấm vận.
Khó khăn thứ hai đó là, trước khi liên doanh với DHG, dự án đầu tư
xây dựng nhà máy này của đối tác đã được kéo dài và thay đổi thành
phần tham gia. Do đó, nếu muốn đầu tư, giấy phép đầu tư của dự án này
sẽ phải xin thay đổi và kéo dài hiệu lực. Điều này dẫn đến rủi ro về chi
phí phát sinh và thời gian thực hiện các thủ tục.
Một điểm nữa khiến Dược Hậu Giang quyết định dừng dự án là do
chưa lo ngại về mức lãi suất ưu đãi và thời gian được ưu đãi khi vay vốn
14


đầu tư nước ngoài từ các ngân hàng trong nước. Việc chuyển tiền lợi
nhuận, cổ tức...từ Myanmar về Việt Nam cũng chưa có luật rõ ràng từ
phía Myanmar.

Tuy nhiên, dù tuyên bố dừng dự án xây nhà máy tại Myanmar, Dược
Hậu Giang cho biết vẫn sẽ tiếp tục khảo sát mở rộng phân phối và đẩy

mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.

15



×