Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ĐIỀU TRA VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM 4 GIỐNG HOA DẠ YÊN THẢO (Petunia hybrida Hort.) NHẬP NỘI TẠI HUYỆN CHỦ CHI – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.69 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP . HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

ĐIỀU TRA VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM 4 GIỐNG HOA
DẠ YÊN THẢO (Petunia hybrida Hort.) NHẬP NỘI
TẠI HUYỆN CHỦ CHI – THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2009


IBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP . HỒ CHÍ MINH
****************
NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

ĐIỀU TRA VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM 4 GIỐNG HOA
DẠ YÊN THẢO (Petunia hybrida Hort.) NHẬP NỘI
TẠI HUYỆN CỦ CHI - THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: Th.S TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2009

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY - HO CHI MINH CITY
****************

NGUYEN THI BICH PHUONG

SURVEYING AND CULTIVATION EXPERIMENT 4
COMMON GARDEN PETUNIA (Petunia hybrida
Hort.) VARIETIES EXOTIC PLANT AT CU
CHI DISTRICT HO CHI MINH CITY

Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Adviser: MSc. TRUONG THI CAM NHUNG

Ho Chi Minh City
July/2009

ii



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn:
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn đến gia đình em, đặc biệt là cha mẹ,
người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi, chịu bao gian lao khổ cực để tôi có được
thành quả như ngày hôm nay.
Các thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là
các thầy cô Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã truyền đạt kiến thức và
kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Giáo viên hướng dẫn cô Th.s Trương Thị Cẩm Nhung đã tận tình giúp đỡ,
truyền đạt kinh nghiệm để em hoàn thành tốt luận văn này.
Thầy Nguyễn Thanh Bình, cô Lê Thị Liễu, thầy TS. Cao Quốc Chánh đã
giúp đỡ, chỉ dạy tận tình, động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tập thể lớp DH05CH đã giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình học và
làm đề tài.

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Điều tra và trồng thử nghiệm 4 giống hoa Dạ yên thảo
(Petunia hybrida Hort.) nhập nội tại Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” được
tiến hành tại Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ 05/2009 đến
07/2009.
Nội dung nghiên cứu :
Điều tra các giống hoa Dạ yên thảo có trên thị trường Hồ Chí Minh.
Trồng thử nghiệm 4 giống hoa Dạ yên thảo nhập nội trong điều kiện ở huyện
Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh để tìm ra giống Dạ yên thảo nào phù hợp với điều kiện,
khí hậu và thỗ nhưỡng ở TP. HCM nhất.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra: Áp dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn
(RRA= Rapid Rural Appraisal)
Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD
(kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên), đơn yếu tố, 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, với tổng
cây là 120 cây.
Kết quả đạt được:
Số lượng các giống hoa Dạ yên thảo có trên thị trường Thành Phố Hồ Chí
Minh hiện nay là 10 giống. Trong đó, giống Spready I Pink là giống được ưa
chuộng nhất.
Trong 4 giống đem trồng thử nghiệm, giống Jumbo Blue Star sinh trưởng,
phát triển tốt nhất.

iv


SUMMARY
Research topic “Surveying and cultivation experiment 4 common garden
petunia (Petunia hybrida Hort.) varieties at Cu Chi district, Ho Chi Minh city” was
carried out from May to July/2009 at Cu Chi district, Ho Chi Minh city.
Research Content:
Survey common garden petunia of varieties in Ho Chi Minh city market.
Cultivation experiment 4 common garden petunia varieties at Cu Chi district,
Ho Chi Minh city to find common garden petunia varieties which was the best adapt
with climate, soil condition at Ho Chi Minh city.
Research methods:
Method to investigate: Apply method RRA (Rapid Rural Appraisal)
Method layout experiments: Experiment had arranged by type RCBD
(Randomized Complete Block Design), with simple element, 4 formulas and 3
repeats, sum of experiment tress were 120 tress.

Results:
There are 10 common garden petunia varieties at Ho Chi Minh city
Growth and development of Jumbo Blue Star is the best strong in cultivation
experiment 4 common garden petunia varieties.

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa...........................................................................................................i
Trang tựa tiếng Anh .........................................................................................ii
Lời cảm ơn..................................................................................................... iii
Tóm tắt ...........................................................................................................iv
Summary..........................................................................................................v
Mục lục...........................................................................................................vi
Danh sách các chữ viết tắt ...............................................................................ix
Danh sách các ảnh............................................................................................x
Danh sách các bảng.........................................................................................xi
Danh sách các biểu đồ....................................................................................xii
1

Chương 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................1
1.2 Giới hạn đề tài............................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


3

2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng ở Thành phố Hồ Chí Minh và trên thế giới ...3
2.1.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng ở Thành phố Hồ Chí Minh.........................3
2.1.2 Tình hình sản xuất hoa kiểng trên Thế giới..............................................4
2.2 Cây trồng trong chậu .................................................................................4
2.2.1 Khái quát cây trồng trong chậu ..............................................................4
2.2.2 Kỹ thuật chăm sóc cây trồng trong chậu .................................................5
2.3 Tổng quan về cây Dạ yên thảo ...................................................................6
2.3.1 Đặc điểm hình thái và phân bố ................................................................7
2.3.2 Phân loại .................................................................................................7
2.3.3 Chức năng trang trí của Dạ yên thảo........................................................9

vi


2.3.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ..................................................................9
2.4 Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Dạ yên thảo...................10
2.4.1 Kỹ thuật trồng .......................................................................................10
2.4.2 Kỹ thuật chăm sóc .................................................................................12
2.4.3 Phòng trừ sâu bệnh ................................................................................13
Chương 3:
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1 Mục tiêu...................................................................................................15
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................15
3.2.1 Thời gian thực hiện đề tài ......................................................................15

3.2.2 Điạ điểm thực hiện đề tài.......................................................................15
3.3 Nội dung .................................................................................................16
3.4. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................16
3.4.1 Vật liệu nghiên cứu ...............................................................................16
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................17
3.4.2.1 Phương pháp điều tra..........................................................................17
3.4.2.2 Phương pháp trồng thử nghiệm...........................................................18
3.4.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................20
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi vườn ươm.............................................................20
3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................23
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

4.1 Kết quả về điều tra các giống hoa Dạ yên thảo có ở TP. HCM .................24
4.2 Kết quả về trồng thử nghiệm ....................................................................25
4.2.1 Kết quả đánh giá chất lượng hạt giống của Dạ yên thảo.........................25
4.2.2 Kết quả về tỉ lệ nảy mầm, tỉ lệ sống sót Dạ yên thảo..............................26
4.2.3 Kết quả về thời gian ra lá thật Dạ yên thảo ............................................27
4.2.4 Kết quả về số lượng lá và diện tích lá trung bình Dạ yên thảo................28
4.2.5 Kết quả về chiều cao trung bình Dạ yên thảo.........................................32

vii


4.2.6 Kết quả về số lượng chồi trung bình và chiều dài chồi trung bình Dạ yên
thảo ................................................................................................................34
4.2.7 Kết quả về thời gian ra nụ và số lượng nụ Dạ yên thảo ..........................37
4.3 Kết quả về sâu bệnh hại............................................................................39
4.3.1 Bệnh cây ...............................................................................................39

4.3.2 Sâu hại cây ............................................................................................40
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

41

5.1 Kết luận....................................................................................................41
5.1.1 Kết luận về điều tra ...............................................................................41
5.1.2 Kết quả về trồng thử nghiệm .................................................................41
5.2 Đề nghị ....................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

42

PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
RCBD: Randomized Complete Bock Design.
NT 1: Jumbo Orange.
NT2: Jumbo Blue.
NT3: Bravo F1 Red.
NT4: Jumbo Blue Star.
A: Spready I Lavender
B: Spready I Pink
C: Spready I Rose
E: Spready I Red
F: Spready I White
K: Jumbo Plum Vein

M: Bravo F1 Red
P: Jumbo Blue Star
Q: Jumbo Blue
Z: Spready I Black Eye
NSG: Ngày sau gieo.
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.

ix


DANH SÁCH CÁC ẢNH
Trang

Ảnh

Ảnh 2.1 Cây trồng trong chậu........................................................................ 4
Ảnh 2.2 Tổng quan Dạ yên thảo .................................................................... 6
Ảnh 2.3 Grandiflora_ hoa đơn. ...................................................................... 8
Ảnh 2.4 Grandiflora_ hoa kép ...................................................................... 8
Ảnh 2.5 Multiflora_ hoa đơn ......................................................................... 8
Ảnh 2.6 Nhóm Miliflora ............................................................................... 8
Ảnh 2.7 Nhóm Floribunda ............................................................................ 9
Ảnh 2.8 Nhóm Spreading ............................................................................. 9
Ảnh 3.1 Phương pháp đo chiều cao ........................................................... 22
Ảnh 3.2 Phương pháp đo diện tích lá .......................................................... 22
Ảnh 3.3 Phương pháp đo chiều dài chồi ..................................................... 22

x



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1 Một số giống hoa Dạ yên thảo điều tra được tại TP. HCM. ................ 24
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá chất lượng hạt giống Dạ yên thảo............................ 25
Bảng 4.3 Kết quả về tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ sống Dạ yên thảo ............................ 26
Bảng 4.4 Kết quả về thời gian ra lá thật Dạ yên thảo ......................................... 27
Bảng 4.5 Bảng số liệu về số lượng lá trung bình và diện tích lá trung bình Dạ yên
thảo ................................................................................................................... 28
Bảng 4.6 Bảng phân tích phương sai (ANOVA) về số lượng lá trung bình Dạ yên
thảo ................................................................................................................... 28
Bảng 4.7 Bảng phân tích phương sai (ANOVA) về diện tích lá trung bình Dạ yên
thảo ................................................................................................................... 30
Bảng 4.8 Bảng số liệu về chiều cao cây trung bình Dạ yên thảo ....................... 32
Bảng 4.9 Bảng phân tích phương sai (ANOVA) về chiều cao cây trung bình Dạ
yên thảo............................................................................................................. 32
Bảng 4.10 Bảng số liệu về số chồi cây trung bình và chiều dài chồi trung bình Dạ
yên thảo............................................................................................................. 34
Bảng 4.11 Bảng phân tích phương sai (ANOVA) về số lượng chồi trung bình Dạ
yên thảo............................................................................................................. 34
Bảng 4.12 Bảng phân tích phương sai (ANOVA) về chiều dài chồi trung bình Dạ
yên thảo............................................................................................................. 36
Bảng 4.13 Bảng số liệu về thời gian ra nụ và số lượng nụ trung bình Dạ yên thảo37
Bảng 4.14 Bảng phân tích phương sai (ANOVA) về số lượng nụ trung bình Dạ
yên thảo............................................................................................................. 38

xi



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 4.1 Biểu đồ về số lượng lá trung bình................................................ 29
Biểu đồ 4.2 Biểu đồ diện tích lá trung bình .................................................... 31
Biểu đồ 4.3 Biểu đồ chiều cao cây trung bình................................................. 33
Biểu đồ 4.4 Biểu đồ về số lượng chồi trung bình............................................ 35
Biểu đồ 4.5 Biểu đồ về chiều dài chồi trung bình ........................................... 37
Biểu đồ 4.6 Biểu đồ về số lượng nụ trung bình............................................... 39

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay hoa kiểng với sự đa dạng về màu sắc, hình dáng, chuẩn loại đã
chiếm một vị trí quan trọng trong ý thức của mỗi người. Sau những giờ làm việc,
học tập căng thẳng và mệt mỏi thì con người càng muốn nghỉ ngơi hòa mình với
thiên nhiên để hưởng thụ hương vị, vẻ đẹp của từng loài hoa lấy lại tinh thần và
nghị lực cho những giờ làm việc và học tập tiếp theo. Nhưng do công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước diễn ra ngày càng nhanh chóng kéo theo diện tích dành cho
mảng xanh cũng ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, dù là trong phố phường chật hẹp,
người ta cũng trồng hoa trong chậu treo, trong bồn và trên cả ban công…để ngày
ngày được ngắm hoa, giờ rảnh được tự tay vun tưới, chăm sóc và xem như đó là
một thú chơi lúc rảnh rỗi. Một trong những giải pháp thiết thực và có hiệu quả cho
nhà phố khi mà diện tích đất cho trồng cây kiểng hạn chế là trồng cây chậu treo, nó

không chỉ vừa gia tăng diện tích mảng xanh mà còn mang lại giá trị thẩm mĩ cao.
Đây là cách giải trí vô cùng lành mạnh, không chỉ thích hợp với người già mà thích
hợp với tất cả mọi lứa tuổi yêu thiên nhiên khác. Một trong những loài hoa được ưa
chuộng để lựa chọn trồng chậu treo là Dạ yên thảo (Petunia hybrida Hort. ).
Dạ yên thảo có xuất xứ từ các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Nam
Mỹ. Cây này rất được ưa chuộng ở Châu Âu và đang từng bước chiếm lĩnh thị
trường Châu Á. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ lai tạo giống, người
ta đã tạo ra vài trăm giống Dạ yên thảo khác nhau như: Cánh hoa có thể một lớp hay
nhiều lớp, dạng hoa gợn sóng, hoa có thể có sọc, đốm hoặc có đường viền quanh
cánh hoa. Đặc biệt, cuống hoa và lá cây có nhựa dính với mùi thơm đặc trưng khi

1


chạm tay vào. Với những đặc trưng phong phú về màu sắc, đa dạng về chủng loại
như vậy, Dạ yên thảo là loài hoa lý tưởng không thể thiếu trong danh mục những
loài hoa trồng chậu treo được ưa chuộng trên thị trường hiện nay, nhưng vì Dạ yên
thảo là loài cây nhập nội nên khi trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới nắng nóng
như ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng gặp rất nhiều khó
khăn và trở ngại, đó là vấn đề thích nghi của cây với khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng ở
đây dẫn đến tình trạng cây sinh trưởng và phát triển không tốt và phát sinh rất nhiều
sâu bệnh mà nếu phòng trừ không kịp thời sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho người
trồng. Do đó, việc nắm bắt những thông tin về các giống hoa Dạ yên thảo, cũng như
đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống hoa nhập nội là điều cần thiết để có cơ
sở lựa chọn được những giống trồng phù hợp. Đó cũng chính là lý do để hoàn thành
luận văn tốt nghiệp cuối khóa này với được sự chấp thuận của bộ môn Cảnh Quan
và Kĩ Thuật Hoa Viên và giáo viên hướng dẫn Th.S Trương Thị Cẩm Nhung, tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra và trồng thử nghiệm 4 giống hoa Dạ yên
thảo (Petunia hybrida Hort.) nhập nội tại Huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí
Minh”

1.2 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện tại vườn hoa kiểng Ấp 1, Xã Phước Vĩnh An, Huyện
Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh nên chỉ mang đặc tính của một vùng địa lý nhỏ
hẹp.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng ở Thành phố Hồ Chí Minh và trên thế giới
2.1.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm gần đây, do tốc độ xây dựng cơ bản tăng mạnh, kéo theo
yêu cầu tăng nhanh về số lượng các loài cây kiểng để phục vụ cho công trình. Ở TP.
Hồ Chí Minh, trước những năm 1980 chỉ có hơn chục vựa kiểng, đến nay đã có hơn
200 vựa kiểng nằm rải rác khắp các quận huyện. Mặc khác do đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao nên nhu cầu thưởng thức hoa kiểng không những tăng
nhanh về số lượng mà còn đòi hỏi cao về chất lượng.
Diện tích trồng hoa kiểng nước ta đến năm 2005 khoảng 15.000 ha, tăng 7%
so với 2004, kim ngạch xuất khẩu hoa tươi đã tăng từ 5,3 triệu USD lên gần 10 triệu
USD vào năm 2005.
Thành Phố Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm, vừa là trung tâm văn
hóa khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước nên nhu cầu tiêu thụ hoa kiểng cũng rất lớn,
trong đó Thủ Đức và Gò Vấp là hai quận có diện tích trồng hoa khoảng 200 ha. Ở
TP. Hồ Chí Minh, kinh doanh hoa kiểng thực sự là một nghề ngày càng phát triển,
doanh thu ước tính khoảng 200 – 300 tỉ đồng/năm. Hoa kiểng của thành phố chủ
yếu vẫn là phục vụ thị trường tại chỗ. Bên cạnh đó, Thành phố cũng là đầu mối
cung cấp hoa kiểng cho cả nước và là cửa ngõ để xuất khẩu. Mặc dù là thị trường
lớn về tiêu thụ hoa các loại, nhưng lượng hoa được sản xuất ở ngoại thành thành
phố chỉ đáp ứng một phần nhỏ (khoảng 15%) nhu cầu, số còn lại là từ các tỉnh và

nhập khẩu.

3


2.1.2 Tình hình sản xuất hoa kiểng trên Thế giới
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật công nghệ đã thúc
đẩy ngành sản xuất và kinh doanh hoa kiểng phát triển theo. Theo thống kê của
trung tâm thương mại Quốc tế, những năm 1950 kim ngạch mậu dịch hoa kiểng trên
thế giới chưa đến 3 tỉ USD. Đến năm 1985 đã lên đến 15 tỉ USD. Đến 1985 đã lên
đến 15 tỉ USD, sau đó vào năm 1990 là 30,5 tỉ USD và tiếp tục tăng khoảng 10%
mỗi năm.
Một số nước có ngành trồng hoa phát triển cao trên thế giới như:
Hà Lan: Được mệnh danh là đất nước của hoa, là nhà kính của Châu Âu,
diện tích trồng hoa năm 1991 có 33.000ha hoa, trong đó 1/2 trồng trong nhà kính,
có tổng thu nhập xuất khẩu đạt 4,6 tỉ USD. Các giống hoa chủ lực như: Hoa Hồng,
Tuplip, Cẩm chướng, Phong lan, Vạn thọ,…
Anh: Cũng là một trong những nước có sản xuất và thị trường hoa của thế
giới với doanh thu hàng năm 1,2 tỉ USD (1998).
Trung Quốc: Hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ hoa cảnh lớn
nhất thế giới. Diện tích trồng hoa ở Trung Quốc tăng từ 11.000ha (1994) lên
75.000ha (1998) và 122.400 ha (2000), sản lượng sản xuất đạt 2 triệu tấn mỗi năm,
năm 2004 đạt trí giá 6,6 tỉ USD (so với 1998 chỉ đạt 1,27 tỉ USD) tương đương
26,5% lượng hoa tiêu thụ toàn cầu.
Thái Lan: 1991 có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lên đến 200 triệu USD
hàng năm và đảm bảo tăng trưởng hàng năm từ 8 - 12%.
Nhìn chung tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng ngày càng phát triển về
qui mô, số lượng và về qui trình kỹ thuật canh tác, về thị trường tiêu thụ nhưng cục
diện vẫn đang biến động chưa ổn định.
2.2 Cây trồng trong chậu

2.2.1 Khái quát cây trồng trong chậu
Trong những năm gần đây, bên cạnh
phát triển hoa theo truyền thống, một hướng
trồng hoa mới ngày càng được nhiều người tiêu
Ảnh 2.1 Cây trồng chậu treo
4


dùng quan tâm là trồng hoa trong chậu. Trước đây, trồng hoa trong chậu chỉ phát
triển hạn hẹp trong phạm vi gia đình, số lượng nhỏ để đáp ứng nhu cầu giải trí tô
đẹp cho không gian ngôi nhà.
Hiện nay, trồng hoa trong chậu đã vượt ra khỏi không gian gia đình để phát
triển thành ngành kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ đã chuyển từ
canh tác hoa theo truyền thống sang trồng hoa trong chậu và đã trở thành một loại
hàng hóa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
Hoa trồng trong chậu được sử dụng nhiều tại công sở, trường học, gia
đình,… thay cho hoa cắm bình. Hoa trong chậu gắn với đời sống mọi người, tô đẹp
cho cảnh quan môi trường, làm cho con người luôn có cảm giác sống trong môi
trường xanh, đầy đủ dưỡng khí mà lại không chiếm nhiều diện tích như những cây
trồng khác đặc biệt nhất là cây trồng chậu treo. Nếu trong căn phòng có nhiều chậu
hoa có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm, mang lại không khí trong lành và
sảng khoái cho ngôi nhà.
Một số giống hoa trồng chậu thị trường ưa chuộng như: Hoa Cát tường
(Lisianthus.sp), Hoa Mai địa thảo (Impatiens Walleriana ), Hoa Dạ yên thảo
(Petunia hybrida Hort.), Hoa Dừa cạn (Catharanthus roseus),…
2.2.2 Kỹ thuật chăm sóc cây trồng trong chậu
Cây trồng trong chậu thường bị hạn chế do thể tích chậu chật hẹp, ít đất và
điều kiện tự nhiên cho cây phát triển không phù hợp, do đó cây cảnh cần được chăm
sóc thường xuyên và bổ sung dinh dưỡng thích hợp.
Phân bón cho cây có nhiều dạng, nhiều loại khác nhau, tùy vào thời điểm

sinh trường của cây mà bón phân thích hợp. Giai đoạn cây cần phát triển, dưỡng
cành, lá xanh mướt thì tăng lượng đạm lên như bón phân NPK 30 –10 - 10 còn khi
kích thích số lượng ra hoa thì tăng lượng phân lân lên có thể bón phân NPK 10 – 30
- 20 để cây cứng cáp, còn trong giai đoạn ra hoa cần màu sắc hoa đẹp thì tăng lượng
phân kali nên có thể bón phân NPK 20- 20 - 30. Ngoài phân bón hóa học ra, chúng
ta cũng nên bổ sung thêm phân hữu cơ và phân vi sinh nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng
chất tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát thiển tốt nhất.

5


Khi cây mới bứng, thay chậu hay mới mua về, vận chuyển xa cây bị mất sức
thì không nên bón phân ngay mà phải chờ cây phục hồi ít nhất 1 tuần, không nên
bón nhiều phân liền, cần bón đúng liều khuyến cáo ghi trên bao bì. Khi bón phân
hóa học tốt nhất nên hòa tan với nước không nên bón trực tiếp lên cây .
Cây trồng trong chậu phải tưới nước đều đặn, tưới vào lúc sáng sớm hay chiều
mát. Nơi có nguồn nước nhiễm phèn nặng trước khi tưới nên được lắng lọc rồi mới
tưới. Để cây trong phòng không nên tưới ngập nước (trừ cây họ Môn), khi tưới
nước nên đem cây ra sân tưới đều trên thân lá sau đó mới đem trở lại phòng, nhà.
Chậu cây nhỏ có thể sau 1 năm thay đất 1 lần (đất sạch đóng gói hay đất tổng hợp
trộn sẵn), không nên thay chậu lúc cây đang ra lá non mà phải chờ cho lá trưởng
thành, cứng cáp. Bứng cây đang ra lá non làm cho cây dễ bị héo rũ, mất sức khó hồi
phục trở lại. Chậu cây trồng lâu ngày thường có rệp sáp gây hại vì thế ta nên thường
xuyên quan sát và khi phát hiện nên mua thuốc về phun, rải quanh gốc để chữa trị
kịp thời tránh không gây tổn thất lớn cho người trồng hoa hoặc tốt nhất nên thay đất
mới cho cây.
2.3 Tổng quan về cây Dạ yên thảo
Giới: Thực vật
Giới phụ: Tracheobionta
Ngành: Magnoliophyta

Ngành phụ: Spermatophyta
Lớp: Magnoliopsida
Lớp phụ: Asteridae
Bộ: Solanales

Ảnh 2.2 Tổng quan Dạ yên thảo

Họ: Solanaceae
Giống: Petunia
Tên khoa học: Petunia hybrida Hort.
Tên tiếng Anh: Common garden petunia

Tên tiếng việt: Dạ yên thảo còn gọi là Dã yên thảo, Dã yến thảo hay Cà hoa.

6


2.3.1 Đặc điểm hình thái và phân bố
Dạ yên thảo có xuất xứ từ các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Nam
Mỹ. Cây này rất được ưa chuộng ở Châu Âu và đang từng bước chiếm lĩnh thị
trường Châu Á. Hiện nay, Dạ yên thảo đã được du nhập vào nước ta và trồng làm
cây cảnh ở vùng Đà Lạt và các vùng lân cận.
Phần lớn các giống Dạ yên thảo được trồng ngày nay là con lai giữa các loài
Petunia axillaris, Petunia violacea và Petunia Inflata.
Là cây thân thảo, sống hàng năm, cây cao 15 – 30 cm, thân có lông mịn bao
quanh, phân nhánh từ các nách lá thật, một nách lá có thể phân nhiều nhánh, lá đơn
mọc đối, mặt trên và mặt dưới có phủ lớp lông mịn, lá hình oval, mềm, mép nguyên
không có răng cưa.
Hoa cô độc, mọc trên cọng dài 2 – 3 cm, đài hoa cao 1 - 2,5 cm, hoa lưỡng
tính gồm 5 tiểu nhụy gắn ở phần dưới của ống vành, hạt rất nhiều và nhỏ. Hoa Dạ

yên thảo nguyên thủy có hình phễu, tuy nhiên với sự phát triển khoa học kỹ thuật và
khả năng lai tạo giống đã tạo nhiều loại phong phú khác nhau như: Cánh đơn, cánh
kép, mép có răng cưa, gợn sóng, có viền,... Màu sắc hoa cũng rất phong phú, có các
màu như: Trắng, tím, vàng, hồng, đỏ, đỏ tía, tím hoa cà, oải hương… Đặc biệt loại
giống có hoa màu xanh rất đẹp nên được đặt tên là thanh tú.
Dạ yên thảo là cây ưa sáng, cây sẽ trở nên mảnh khảnh và ít hoa nếu trồng
trong bóng râm. Cây thích hợp với điều kiện độ ẩm vừa phải, có thể sống trong điều
kiện hơi khô nhưng không thích hợp với điều kiện ngập úng. Dạ yên thảo trồng
được hầu hết trên các loại đất nhưng tốt nhất là các loại đất màu mỡ có PH khoảng
từ 5 - 6.
2.3.2 Phân loại
Số giống hoa Dạ yên thảo đang được trồng trên thế giới đã lên đến vài trăm
giống. Một số giống thích hợp với hình thức trồng chậu hay bồn hoa, một số khác
trồng trên đất thì phù hợp hơn.
Căn cứ vào đặc điểm hoa và cách thức sinh trưởng, có thể phân Dạ yên thảo
thành 5 nhóm giống:

7


Nhóm Grandiflora:
Là nhóm phổ biến nhất, có kích thước hoa lớn
(đường kính khoảng 7,5 - 13cm). Trong nhóm này có hai
dạng cấu trúc hoa là hoa đơn (Ảnh 2.3) và hoa kép cánh
gợn sóng (Ảnh 2.4).
Kiểu cây có thể chia thành hai dạng:

Ảnh 2.3
Grandiflora hoa đơn


Một là loại thân mềm bò dài lòng thòng rũ xuống
như bức rèm (cascading) rất thích hợp trồng trong các chậu
treo hay bồn hoa ban công, hai là loại thân cứng đứng thẳng
phát triển trong mùa hè tạo nên bụi cây nhiều hoa, cây cao
khoảng 30 - 40cm.

Ảnh 2.4
Grandiflora hoa kép

Nhóm Multiflora
Nhóm này thường có kiểu cây dạng bụi gọn. Hoa
nhỏ hơn nhóm grandiflora nhưng ra hoa nhiều đợt lệch nhau
nên trên cây luôn có nhiều hoa, đường kính hoa khoảng 5 7,5 cm (Ảnh 2.5). Trong nhóm này cũng có hai dạng theo
cấu trúc hoa là hoa đơn và hoa kép, nhưng các giống có
hoa đơn chiếm đa số. Trong vườn các cụm cây Dạ yên

Ảnh 2.5
Multiflora hoa đơn

thảo trồng nhiều sẽ tạo thành thảm hoa lốm đốm có nét đẹp
rất đặc trưng. Cây có khả năng thích nghi rộng và ít bị sâu bệnh gây hại nên rất dễ
trồng, thường được trồng trên đất theo luống ven bồn hoa.
Nhóm Miliflora
Nhóm này có thân cây dạng bụi nhỏ gọn, nở rất
nhiều hoa quanh tán cây. Hoa nhỏ đường kính khoảng
2,5 - 3,5 cm (Ảnh 2.6). Loại cây này rất thích hợp để
trồng viền quanh các bồn hoa hoặc trồng thành cụm trong
chậu xen với các loại hoa khác để nhìn ngắm từ cự ly gần.

8


Ảnh 2.6
Nhóm Miliflora


Nhóm Floribunda
Đây là dạng trung gian giữa Grandiflora và
Multiflora. Nhóm này trổ hoa nhiều như Multiflora và có
kích thước hoa trung bình (Ảnh 2.7). Một số dạng hoa chủ
yếu như: Celebrity, Madness, Double Madness,...
Nhóm che phủ đất hay thân bò (Spreading)

Ảnh 2.7
Nhóm Floribunda

Nhóm này bụi cây chỉ cao khoảng 15 cm, nhưng thân
cây bò rất nhanh nên chỉ thời gian ngắn đã che phủ diện tích
đất rất rộng, để cây phát triển nhanh cần thường xuyên bón
phân và tưới nước (Ảnh 2.8). Vì thế sẽ rất đẹp khi được
trồng trong các chậu treo hay bồn hoa, ban công. Trong
mùa hè thân cây có thể bò dài đến 0,6 - 0,9m. Trồng ở

Ảnh 2.8
Nhóm Spreading

nơi có nhiều nắng thì hoa nở rất nhiều che lấp phủ lên lá và cây nhìn rất đẹp.
2.3.3 Chức năng trang trí của Dạ yên thảo
Trồng từng cụm, thành các luống hoa viền quanh các bồn hoa, đường mòn
trang trí cho các khu vườn hay các công viên.
Ngoài ra, Dạ yên thảo cũng có thể được trồng trong các chậu treo để các

nhánh thân cây ngã rũ xuống trông rất đẹp.
2.3.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
Dạ yên thảo là cây rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu ngoại cảnh, ở từng
thời kì phát triển Dạ yên thảo luôn đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh một cách nghiêm
ngặt và được phân chia thành bốn giai đoạn sau:
Giai đoạn I: (3 - 4 ngày sau gieo)
Ánh sáng: Cường độ chiếu sáng 100 - 1000 lux, không để cây trong bóng tối,
tốt nhất nên sử dụng ánh sáng nhân tạo của đèn neon.
Nhiệt độ: 22 - 240C.
Không sử dụng phân bón ở giai đoạn này.
Yêu cầu cuối giai đoạn 1 này cây con phải cao được 0,5 - 0,75cm và bắt đầu
thấy tử diệp.

9


Giai đoạn II: (10 ngày sau gieo)
Ẩm độ: Giá thể cần ẩm ướt vừa đủ nhưng không để bão hòa.
Nhiệt độ: Từ 18 - 200C.
Ánh sáng: Khoảng 4.000 lux.
Dùng thuốc phòng chống nấm tấn công.
Cuối giai đoạn 2 cây phải cao khoảng 1,25 đến 2cm.
Giai đoạn III: (15 ngày sau gieo)
Chuyển cây vào chậu
Ẩm độ: Tưới nước cẩn thận, giai đoạn này rễ cây yêu cầu mức oxi trong
chậu cao.
Nhiệt độ:18 - 200C
Ánh sáng: Cường độ ánh sáng 4.500 - 7.000 lux
Dùng phân bón kích thích cây sinh trưởng và phát triển nhánh.
Cuối giai đoạn 3: Cây có 2 - 3 nhánh gốc, cây cao hơn 2,5cm.

Giai đoạn IV: (25 ngày sau gieo)
Ẩm độ: Không để cây ẩm ướt nên tưới 1 lần vào sáng sớm.
Nhiệt độ tốt nhất: 20 - 220C
Ánh sáng: Cường độ chiếu sáng khoảng 4.500 - 7.000 lux.
2.4 Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Dạ yên thảo
2.4.1 Kỹ thuật trồng
Gieo hạt
Biện pháp nhân giống chủ yếu đối với cây Dạ yên thảo là phương pháp gieo
hạt, đặc biệt là các giống lai F1 (thời gian từ gieo hạt đến nở hoa khoảng 9 - 12
tuần).
Cây Dạ yên thảo có thể trồng được ở ngoài nắng gắt quanh năm, nhưng khâu
gieo hạt tương đối khó không chỉ vì hạt nhỏ và nhẹ mà vì nó còn cần được chiếu
sáng để nảy mầm. Thao tác gieo hạt cần được thực hiện trong phòng kín, nhà lưới
hay nhà kính để có thể tiết giảm nhiều chi phí và gieo được số lượng nhiều.

10


Trước khi gieo, phun thuốc trừ nấm bệnh lên khay gieo hạt để xử lý các mầm
bệnh. Gieo hạt thẳng lên nền cát hay giá thể sạch trong các khay nhỏ, không lấp hạt
mà chỉ phun sương cho hạt nằm cố định.
Sau đó phủ lên khay gieo một tấm màng phủ nylon trong suốt và đem vào
nơi kín (không có ánh sáng mặt trời) cho đến khi hạt nảy mầm. Trong suốt thời gian
gieo này cần duy trì nhiệt độ khoảng 20 - 30oC.
Giai đoạn ủ hạt kéo dài khoảng 7 - 10 ngày kể từ ngay gieo. Sau đó, tháo lớp
nylon ra và đưa ra chỗ sáng nhưng lạnh hơn với nhiệt độ ban ngày 18oC và ban đêm
khoảng 12 - 18oC.
Để kích thích hạt nảy mầm nhanh, đặt khay gieo hạt cách khoảng 10 – 15 cm
dưới bóng đèn sáng cho đến khi đem cây trồng ra đất hay ra chậu. Thời gian chiếu
sáng mỗi ngày khoảng 16 - 18 giờ. Khi cây con phát triển cao lên thì cũng kéo đèn

lên cao để duy trì khoảng cách giữa cây và bóng đèn là 10 – 15 cm.
Khi cây con có 3 lá thật thì tách cây trong khay gieo hạt để trồng vào túi
nylon, bầu đất hay khay ươm cây 180 - 200 lỗ. Phun phân bón lá và khi cây đủ lớn
gần đem đi trồng thì mở cửa sổ hay cuốn lưới đen che tối từ từ để cây quen dần với
ánh nắng.
Thời gian từ khi gieo hạt đến trồng cây con khoảng 2 - 3 tuần. Do đó, chúng
ta nên tiến hành gieo hạt vào khoảng cuối mùa đông (tháng 1 - 2).
Dạ yên thảo còn có thể nhân giống bằng cách giâm cành (từ trồng cành giâm
đến nở hoa khoảng 4 - 6 tuần). Nhưng không được áp dụng rộng rãi do có nhiều hạn
chế như: Tỉ lệ sống thấp, giống cây đã bị lai tạo không giống như thế hệ F1 nữa,
cành nhánh không được nhiều và đẹp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém,…
Trồng cây
Để cây ra hoa đẹp và rực rỡ, cây Dạ yên thảo cần được trồng ở những nơi
nhiều nắng, số giờ nắng mạnh, trực xạ, tối thiểu phải khoảng 5 - 6 giờ, thậm chí số
giờ nắng tối đa (suốt ngày) càng tốt cho cây ra hoa.
Đất trồng chọn đất màu mỡ, thoát nước tốt, PH 5 - 6 (PH cao có thể làm cho
lá cây có hiện tượng chlorosis do thiếu sắt vi lượng).

11


Chọn đất để trồng Dạ yên thảo nên chọn loại đất thoát nước tốt, tuy vậy để
tăng độ phì của đất trồng nên bón các loại phân hữu cơ (than bùn, xác lá cây, phân
trâu bò,...).
Khoảng cách trồng cây
Khoảng cách trồng cây tùy theo giống, cụ thể như sau:
Trồng trên đất khoảng cách trồng dao dộng từ 10cm đến 60cm.
Các giống Grandiflora và Multiflora trồng cách nhau khoảng 30cm ở nơi
nắng và 20 - 25cm ở nơi râm mát, ít nắng.
Các giống Miliflora trồng dày hơn, khoảng cách từ 10 - 15cm.

Các giống thân bò (spreading) trồng thưa khoảng cách tối thiểu là 45cm.
Trong các bồn hoa, có thể áp dụng mật độ trồng dày hơn để tạo màu sắc rực
rỡ nhìn từ xa trông rất đẹp mắt.
2.4.2 Kỹ thuật chăm sóc
Bón lót phân hữu cơ hoai mục (phân bò, trâu...) trước khi trồng cây.
Rải một lớp phân hữu cơ dày khoảng 5 - 7,5cm lên mặt đất sau đó dùng cuốc
hay máy xới trộn phân với lớp đất mặt chiều sâu khoảng 20 - 25cm.
Thao tác này còn có tác dụng tăng khả năng thoát nước của các loại đất sét
nặng hoặc là tăng tính giữ ẩm và dinh dưỡng của đất cát.
Bón phân NPK tỉ lệ 1:1:1 (3 – 3 - 3, 8 – 8 - 8, 10 – 10 - 10) liều lượng 0,9 1,35 kg trên 10m2. Bón thúc lần 1 bằng phân NPK cân bằng 1:1:1 (ví dụ 15 – 15 15) và lần 2 bằng phân NPK tỷ lệ 1:1:3 khoảng 2 tuần trước khi xuất bán để nuôi
dưỡng và kéo dài thời gian trổ hoa.
Phun phân bón lá cách nhau 2 - 3 tuần/lần (riêng các giống thân bò cần được
phun thường xuyên hơn 1 tuần/lần). Khi thân cây dài ra và bắt đầu bò trên đất thì tốt
nhất là nên ngâm và pha phân loãng tưới lên đất sẽ có hiệu quả hơn là bón rải phân.
Trồng cây trong chậu hay bồn hoa nên bón bằng phân hữu cơ kết hợp với
phân hóa học chậm tan, ví dụ: Phân Nitrofoska,.... Nếu không dùng phân chậm tan
thì phải phun phân bón lá thường xuyên 2 tuần/lần (loại cây thân bò cần phun 1
tuần/lần).

12


×