Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐIỀU TRA CÁC GIỐNG SÚNG VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH RA RỄ TRONG NHÂN GIỐNG SÚNG TÍM (Nymphaea sp.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHỒI TẠI TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.71 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ XUÂN PHƯỚC

ĐIỀU TRA CÁC GIỐNG SÚNG VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH
HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH
RA RỄ TRONG NHÂN GIỐNG SÚNG TÍM
(Nymphaea sp.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP
TÁCH CHỒI TẠI TP. HCM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN THỊ XUÂN PHƯỚC

ĐIỀU TRA CÁC GIỐNG SÚNG VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH
HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM KÍCH THÍCH
RA RỄ TRONG NHÂN GIỐNG SÚNG TÍM
(Nymphaea sp.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP
TÁCH CHỒI TẠI TP. HCM
Ngành: Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. CAO QUỐC CHÁNH
Th.S TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY HO CHI MINH CITY
****************

NGUYEN THI XUAN PHUOC

SURVEYING WATER LILY VARIETIES AND
RESEARCHING ON INFLUENCE OF ROOT
GROWTH HORMONE PRODUCTS IN
PROPAGATION VIOLET WATER
LILY (Nymphaea sp.) WITH
SEPARATION TUBERS
METHOD IN HO CHI
MINH CITY
Department of landscaping and environmental horticulture

GRADUATED THESIS


Advisor: CAO QUOC CHANH, PhD
TRUONG THI CAM NHUNG, MSc

Ho Chi Minh City
July/2009

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn
 Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, Bộ môn Cảnh quan &
Kỹ thuật hoa viên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài.
 Quý thầy cô trong và ngoài trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
 Thầy Cao Quốc Chánh đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và đóng góp những ý
kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
 Cô Trương Thị Cẩm Nhung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
 Cô ba cùng các anh chị công nhân ở vườn ươm EC đã tạo điều kiện để tôi
hoàn thành tốt đề tài.
 Gia đình, bạn bè trong và ngoài trường đã luôn ở bên cạnh chia sẻ, động
viên và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
 Xin chân thành cảm ơn!

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Điều tra các giống súng và nghiên cứu ảnh hưởng của

một số chế phẩm kích thích ra rễ trong nhân giống súng tím (Nymphaea sp.) bằng
phương pháp tách chồi tại TP. HCM”, đề tài thí nghiệm được tiến hành tại vườn
ươm EC – Huyện Củ Chi – TP. HCM, thời gian từ tháng 3/2007 đến tháng 7/2007.
Nội dung nghiên cứu :
- Điều tra một số giống súng được trồng phổ biến tại TP.HCM.
- Thử nghiệm vị trí lấy hom ảnh hưởng tới tỉ lệ hom sống.
- Thử nghiệm một số chế phẩm kích thích ra rễ trong quá trình nhân giống
súng tím.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Áp dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn
(RRA = Rapid Rural Appraisal)
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn
toàn ngẫu nhiên (RCBD = Randomized Complete Block Design), đơn yếu tố.
+ Thí nghiệm 1: 4 nghiệm thức, 2 lần lặp lại.
+ Thí nghiệm 2: 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại.
Kết quả thu được
- Về điều tra: Điều tra được 8 giống hoa súng được trồng tại địa bàn TP.
HCM.
- Về thí nghiệm: xác định được vị trí lấy hom cho hiệu quả cao nhất và loại
chế phẩm kích thích đạt hiệu quả cao nhất trong việc nhân giống hoa súng bằng
phương pháp tách chồi là Bimix super roots.

iv


SUMMARY
Research topic: "Surveying water lily varieties and researching on influence
of root growth hormone products in propagation violet water lily (Nymphaea sp.)
with separation tubers methods in Ho Chi Minh City”, was carried out at EC
nursery - Cu Chi District - Ho Chi Minh City, time from March to July, 2009.

Research contents
- Surveying water lily varieties was planted in Ho Chi Minh City.
- Experimenting with position to take out tuber to influence of alive tubers
percentage.
- Experimenting root growth hormone products in propagation violet water
lily (Nymphaea sp.)
Research methods:
- Method to survey: Apply method RRA (Rapid Rural Appraisal)
-Method experiments reseach: The study includes three experiments which
follow RCBD model (Randomized Complete Block Design), with simple elements.
+ Experiment 1: four treatments and two replications.
+ Experiment 2: five treatments and three replications.
The results of studying:
- From surveying: processed 8 water lily varieties was planted in Ho Chi
Minh City.
- From experiments: determined position to take out tuber most effective and
the types of root growth hormone products which achieved efficiency in
propagation violet water lily by separation buld method was Bimix Super Roots.

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Trang tựa tiếng anh


ii

Lời cảm ơn

iii

Tóm tắt

iv

Summary

v

Mục lục

vi

Danh sách các chữ viết tắt

ix

Danh sách các ảnh

x

Danh sách các bảng

xi


Danh sách các biểu đồ

xii

1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Giới hạn của đề tài

2

2. TỔNG QUAN

3

2.1. Phân loại khoa học hoa súng

3

2.1.1. Sơ lược về họ súng

3

2.1.2. Các giống hoa súng trên thế giới


3

2.1.3. Phân loại thực vật học hoa súng ở Việt Nam

9

2.2. Đặc điểm sinh thái – Hình thái hoa súng

11

2.2.1. Đặc điểm hình thái

11

2.2.2. Đặc điểm sinh thái

12

2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

12

2.3.1. Kỹ thuật trồng

12

2.3.2. Chăm sóc

12


2.4. Giới thiệu đối tượng thí nghiệm

13

vi


2.5. Giới thiệu sơ nét về tình hình nghiên cứu và sản xuất cây con bằng phương
pháp giâm hom

13

2.6. Cơ sở sinh lý của quá trình tạo rễ của hom giâm

14

2.7. Ứng dụng vào thiết kế cảnh quan

14

3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

16

3.2. Mục tiêu của đề tài


16

3.3. Nội dung nghiên cứu

16

3.4. Phương pháp nghiên cứu

16

3.4.1. Phương pháp điều tra

16

3.4.2. Phương pháp thí nghiệm

17

3.4.2.1. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

17

3.4.2.2. Phương pháp thực hiện thử nghiệm vị trí lấy hom ảnh hưởng tới tỉ lệ
hom sống

18

3.4.2.3. Phương pháp nhân giống súng kiểng bằng phương pháp tách chồi sử
dụng hom từ thân lá, củ, rễ


19

3.4.2.4. Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCBD (kiểu khối
đầy đủ ngẫu nhiên)

21

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

4.1. Kết quả điều tra các giống súng kiểng được trồng tại TP.HCM

24

4.1.1. Một số giống súng kiểng được trồng tại TP.HCM

24

4.1.2. Một số đặc điểm hình thái - sinh thái của các giống súng kiểng đã điều
tra được tại TP. HCM

25

4.1.2.1. Súng tím (Nymphaea sp.)

25

4.1.2.2. Súng hồng


25

4.1.2.3. Súng trắng

25

4.1.2.4. Súng vàng nhạt

26

4.1.2.5. Súng hồng phấn

26

4.1.2.6. Súng hồng 4 góc

26

vii


4.1.2.7. Súng vàng 4 góc

26

4.1.2.8. Súng cam nhạt (Ảnh 4.8)

27

4.2. Kết quả thí nghiệm


28

4.2.1. Thí nghiệm 1: Thử nghiệm vị trí lấy hom ảnh hưởng tới tỷ lệ hom sống

28

4.2.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích ra rễ trong
nhân giống súng tím (Nymphaea sp.) bằng phương pháp tách chồi tại vườn ươm
EC

29

4.2.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến tỉ lệ hom sống

29

4.2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến tốc độ ra lá

31

4.2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến tốc độ tăng trưởng
chiều dài lá

35

4.2.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến thời gian phục hồi
sinh trưởng

39


4.2.2.5. Ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến sự phát triển rễ súng

41

4.2.3. Tình hình sâu bệnh hại

42

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

44

5.1. Kết luận

44

5.1.1. Về điều tra

44

5.1.2. Về thí nghiệm

44

5.1.2.1. Thí nghiệm 1

44

5.1.2.2. Thí nghiệm 2


44

5.2. Đề nghị

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

45

PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 RRA (Rapid Rural Appraisal): Phương pháp điều tra nhanh nông thôn
 RCBD (Randomized Complete Block Design): Kiểu khối hoàn toàn ngẫu
nhiên
 ANOVA (Analysis of variance): Phân tích phương sai
 NT: nghiệm thức
 A, B, C, D, E: Tên của các nghiệm thức
 BP: Bình phương
 TB: Trung bình
 TBBP: Trung bình bình phương
 Df: Bậc tự do
 CV %: Hệ số biến động
 NST: Ngày sau trồng
 TLHS: Tỉ lệ hom sống

 TDRL: Tốc độ ra lá
 TDTTCDL: Tốc độ tăng trưởng chiều dài lá
 TGPHST: Thời gian phục hồi sinh trưởng

ix


DANH SÁCH CÁC ẢNH
TRANG

ẢNH
Ảnh 2.1: Một số giống hoa súng trên thế giới

9

Ảnh 2.2: Nymphaea pubescens Wild. L.

11

Ảnh 2.3: Nymphaea rubra. Roxb.

11

Ảnh 2.4: Nymphaea tetragona George Co

11

Ảnh 2.5: Nymphaea nouchali Buồm.f.

11


Ảnh 2.6: Súng Vương Giả

11

Ảnh 2.7: Súng tím (Nymphaea sp.)

13

Ảnh 3.1: Hom được dùng làm thí nghiệm

19

Ảnh 3.2: Hom vừa mới trồng xong

20

Ảnh 3.3: Các nghiệm thức trong lần lặp thứ nhất

22

Ảnh 3.4: Các nghiệm thức trong lần lặp thứ hai

22

Ảnh 3.5: Các nghiệm thức trong lần lặp thứ ba

23

Ảnh 4.1: Súng tím (Nymphaea sp.)


27

Ảnh 4.2: Súng hồng

27

Ảnh 4.3: Súng trắng

27

Ảnh 4.4: Súng vàng nhạt

27

Ảnh 4.5: Súng hồng phấn

28

Ảnh 4.6: Súng hồng 4 góc

28

Ảnh 4.7: Súng vàng 4 góc

28

Ảnh 4.8: Súng vàng cam

28


Ảnh 4.9: Số lượng rễ hom súng trong các nghiệm thức ở lần đo thứ nhất và lần
đo thứ hai

41

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Các nghiệm thức trong thí nghiệm 2

22

Bảng 4.1: Giá bán hiện nay của các giống súng kiểng được trồng tại TP. HCM

24

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của vị trí lấy hom tới tỷ lệ hom sống

28

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến tỉ lệ hom sống

29


Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến tốc độ ra lá súng

31

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của các chất kích thích đến tốc độ tăng trưởng chiều
dài lá

35

Bảng 4.16: Ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến thời gian phục hồi sinh
trưởng của hoa súng

39

Bảng 3.1: Danh sách các địa điểm đã điều tra các giống súng kiểng tại TP. HCM 44
Bảng 4.2: Mức độ phổ biến của các giống súng kiểng ở TP.HCM

xi

46


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của vị trí lấy hom tới tỷ lệ hom sống

29


Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến tỉ lệ
hom sống

30

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến tốc độ
ra lá

31

Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến tốc độ
tăng trưởng chiều dài lá súng

35

Biểu đồ 4.5: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của các chất kích thích tố đến thời
gian phục hồi sinh trưởng

39

xii


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước

Chương 1:
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Không gian sống dù rộng hay hẹp nếu được bố trí thêm cây xanh, mặt nước
thì mọi góc độ sinh hoạt, vật chất đến tâm linh, đều thanh thoát, sinh động và dễ
chịu hơn. Ðiều này tạo nên phong trào tạo dựng sân vườn trong khuôn viên nhà
mình. Những khu vườn nước ngày càng được ưa chuộng trong các ngôi nhà hiện
đại. Một góc vườn, cầu thang hay góc nhà có thể đem lại màu xanh, tạo không gian
thư giãn tinh tế. Việc này không hề bị bó buộc dù chủ nhân có một ngôi nhà rộng
cho cả một khu thủy tạ, hay chỉ có một góc sân. Gần đây, ở nhiều vùng (Đà Nẵng,
Quảng Nam,...) trong trang trí sân vườn yếu tố “nhãn viên” hay “con mắt” của khu
vườn đã được các nghệ nhân rất coi trọng. “Nhãn viên” được thiết kế là các hồ nước
hay các chậu chứa nước trồng hoa súng, hoa sen bố trí gần các điểm dừng chân thư
giãn trong khu vườn cảnh.
Cây hoa súng là những viên ngọc trong thế giới thực vật thuỷ sinh, chúng
luôn được ca ngợi vì vẻ đẹp và thường xuyên được thể hiện trong các tác phẩm
nghệ thuật hay tôn giáo. Những loài cây này cũng rất dễ trồng và đem lại mùi
hương thơm dễ chịu cũng như những đoá hoa thanh thoát. Hoa súng mọc từ bùn đất
nhưng lại là một trong những loài hoa đẹp nhất của muôn vạn màu sắc cây cỏ trên
trái đất. Hoa súng đem khí dinh dưỡng và lọc sạch dòng nước, tạo một hệ thống
tuần hoàn phát triển tốt đẹp cho các giống thủy vật. Ngoài màu trắng chủ đạo, còn
có nhiều loại hoa súng có những màu sắc sặc sỡ khác nhau, tô điểm cho vẻ đẹp của
mặt hồ tĩnh lặng.
Vẻ đẹp của hoa súng ngày càng được ưa chuộng và nó có khả năng cho giá
trị kinh tế cao mặc dù tốn ít chi phí cũng như công chăm sóc. Cây hoa súng còn có

1


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước


thể làm dược liệu chữa được rất nhiều bệnh và dùng để chế biến một số món ăn rất
đặc trưng. Tuy nhiên không phải bất kỳ giống súng nào cũng dễ nhân giống, hầu hết
các giống súng được nhân giống từ hạt nhưng việc nhân giống từ hạt có những hạn
chế về mặt di truyền. Bên cạnh đó không phải cây luôn có hạt, một số cây còn rất
khó ra hạt. Do đó, để tìm hiểu rõ hơn về hoa súng cũng như cách nhân giống hoa
súng không từ hạt mà vẫn cho giá trị kinh tế cao, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Điều tra các giống súng và nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm kích thích
ra rễ trong nhân giống súng tím (Nymphaea sp.) bằng phương pháp tách chồi tại
TP.HCM”
1.2 Giới hạn của đề tài
Nhân giống súng kiểng bằng phương pháp tách chồi là một cách nhân giống
mà theo tôi tìm hiểu ở một số nhà vườn vẫn chưa ai thực hiện phương pháp này,
cộng với thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài đã không khỏi va vấp nhiều lần
thất bại và đây có thể cũng là kết quả chưa cao nhất cần đạt được của đề tài.

2


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Phân loại khoa học hoa súng
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Nymphaeales

Họ: Nymphaeaceae
Chi: Nymphaea
2.1.1 Sơ lược về họ súng
Họ Súng (Nymphaeaceae) là một danh pháp thực vật để chỉ một họ trong
thực vật có hoa. Có khoảng 4 – 6 chi: Nymphaea, Nuphar, Euryale, Barclaya,…
Các loài súng sinh sống ở các khu vực ao, hồ và đầm lầy, với lá và hoa nổi
lên trên mặt nước. Lá súng hình tròn, các chi Nymphaea và Nuphar có lá bị khía
chữ V nối từ mép lá tới phần cuống lá, nhưng chi Victoria lại có lá hoàn toàn tròn
và không bị khía. Lá đơn, mọc cách. Hoa xếp xoắn vòng: lá đài 4 – 12 (thường 5 6), đôi khi có màu và lớn hơn cánh hoa như ở chi Nuphar. Cánh hoa nhiều, xếp lớp
(ở chi Nuphar cánh hoa rất nhỏ và có dạng vảy). Nhị nhiều, xếp xoắn. Bộ nhụy gồm
5 - 35 lá noãn, hợp nguyên lá noãn với bầu thượng, trung hoặc hạ. Tổng cộng 4 - 6
chi và khoảng 60 - 80 loài (tùy theo hệ thống phân loại), phân bố rộng khắp thế giới.
2.1.2 Các giống hoa súng trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống súng với đủ loại màu sắc, hình thái
khác nhau. (Xem Ảnh 2.1).

3


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước

Albert Greenburg

Blue Capensis

Bob Tricket

Castilaflora


Evelyn Randig

Green Smoke

4


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước

Pamela

Persian Lilac

Pink Capensis

Pink Platter

Pink Pearl

Queen of Siam

5


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước


Robert Stawn

Yellow Dazzler

Bagdad

Hilary

Ruby

Alice Tricer

6


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước

Islamorado

Tina

Director T.Moore

Red Flare

Red Cup


Brozos White

7


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước

Sturtevantii

Mr. Martin E Randig

Dauben

Miami Rose

Emily Grant Hutchings

Indian Red

8


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước

Chromatella


Director George T.Moore

Panama pacific

Shirley brine

Ảnh 2.1: Một số giống hoa súng trên thế giới
(Nguồn: />m/Panama_Pacific_2.JPG&imgrefurl= />rlilyphotos.htm&usg=__NvFfP9k5QiK_L1ZVdl1JMzQnD54=&h=500&w=500&sz
=78&hl=vi&start=8&tbnid=AFQEbGmCkbr9AM:&tbnh=130&tbnw=130&prev=/i
mages%3Fq%3DPanama%2Bpacific%26gbv%3D2%26hl%3Dvi%26sa%3DG)
2.1.3 Phân loại thực vật học hoa súng ở Việt Nam
Theo phân loại của nghề làm vườn thì các loài súng bao gồm 2 thể loại chính
là: Súng chịu rét và súng nhiệt đới. Các loài súng chịu rét chỉ nở hoa vào ban ngày,
có thể sống trong suốt mùa đông, còn các loài súng nhiệt đới có thể nở hoa vào ban
ngày hoặc ban đêm, nó cần phải bảo quản trong nhiệt độ ấm vào mùa đông hoặc
phải trồng lại hàng năm, cũng là nhóm duy nhất có chứa các loài súng với hoa có
màu xanh lam.

9


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước

Ở Việt Nam có 4 loài súng đã định danh dựa vào củ, thân và lá. Các nhà
khoa học sinh trưởng miền quê như tiến sĩ nông học Nguyễn Ván Huỳnh (Nguồn:
đã phân loại
các loài súng như sau:
+ Loài hoa súng mọc khắp nơi ở Việt Nam là loài súng trắng, tên khoa học là

Nymphaea pubescens Wild. L., tên Anh là Night Lotus (Xem Ảnh 2.2). Rễ củ rất
dài và rất to, 15 - 35 cái. Lá như lọng che, bìa răng cưa. Hoa súng này nở ban ngày
vào buổi sáng tinh sương, tuy tên Anh lại là hoa súng ban đêm. Hoa to, đường kính
hoa từ 10 – 20 cm, cánh trắng hay hồng, có hơn 100 nhụy đực màu vàng.
+ Súng đỏ tên khoa học là Nymphaea rubra. Roxb., tên Anh là Red Water
lily (xem Ảnh 2.3), hay được trồng trong ao hồ vì lá rộng, cánh hoa đỏ đẹp và đếm
được 50 nhụy vàng. Đây là loài súng nở đêm và úp lại vào khoảng 11 giờ sáng.
+ Súng vuông hay súng chỉ tên khoa học là Nymphaea tetragona George Co
(xem Ảnh 2.4) là loài súng nhỏ nhất, tìm thấy ở Cần Thơ và ở Đà Lạt. Củ rễ ngắn,
mọc thẳng đứng, màu đen và ăn được. Hoa nhỏ, chỉ rộng 3 cm, nở ban ngày nhưng
nở về xế trưa.
+ Còn loài súng lam, tên khoa học là Nymphaea nouchali Buồm.f., tên Anh
Blue Lotus of India (xem Ảnh 2.5), mọc ở ao hồ cũng như ở ruộng nước. Rễ củ
tròn, lá hình thuẫn, bìa hơi có khía, mặt trên phiến lá màu xanh lam đậm. Hoa trắng
hay xanh lam đậm, rộng 7 – 15 cm tùy nơi, cũng nở ban ngày, từ sáng sớm cho đến
trưa. Cánh hoa màu xanh lục, với nhiều sọc đen.
+ Trước đây trong bể Thảo Cầm Viên Sài Gòn có loài hoa súng lá to, đường
kính trên 1m màu đỏ, gân lá nổi bật dưới lá, bìa lá cong lên phía trên phiến lá, hoa
to 20 - 40 cm, nở ban đêm. Đó là loài hoa súng Vương Giả hay súng Mexico (xem
Ảnh 2.6), du nhập từ xứ Mexico, Bắc Mỹ Châu.

10


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước

Ảnh 2.2: Nymphaea pubescens Wild. L.


Ảnh 2.4: Nymphaea tetragona George Co

Ảnh 2.3: Nymphaea rubra. Roxb.

Ảnh 2.5: Nymphaea nouchali Buồm.f.

Ảnh 2.6: Súng Vương Giả
2.2 Đặc điểm sinh thái – Hình thái hoa súng
2.2.1 Đặc điểm hình thái
Cây súng là một giống cây mọc ở dưới nước (ao, hồ, đầm, phá) với lá và hoa
nổi lên trên mặt nước. Có hai lá mầm mọc từ phôi, phát triển thành những phiến lá
rộng, phẳng, nổi trên mặt nước, lá bị khía chữ V nối từ mép lá tới phần cuống lá.

11


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Xuân Phước

Thân củ to bằng quả trứng dưới mặt đất. Đài hoa và cánh hoa xếp hình vòng xoáy
trên đầu cành, giống như sự xếp đặt của các mài của trái thông. Nhị nhiều, xếp
xoắn. Hoa có 4 lá đài, 10 - 30 cánh hoa, 10 - 50 nhị. Trên một gốc súng, bao giờ
cũng có một cặp hai bông súng mọc và tàn cùng. Vì hoa mọc trong nước nên khi cắt
hoa để cắm vào lọ sẽ không được bền lâu.
2.2.2 Đặc điểm sinh thái
Tuy các giống, loài hoa súng phần lớn có nguồn gốc xứ nóng, nhiệt đới, rất
nhiều giống loài lại chịu lạnh gắt rất giỏi. Cây hoa súng cũng như mọi loài cây mọc
trong nước hay quanh bờ ao hồ ẩm thấp, cần nhiều ánh sáng mặt trời để sinh trưởng
tốt tươi, nghĩa là hơn 6 giờ ánh nắng một ngày. Nhưng cũng có nhiều giống nở bông

đẹp mà nắng chỉ chiếu có nửa ngày, khoảng 4 - 5 giờ trực tiếp mỗi ngày.
2.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.3.1 Kỹ thuật trồng
Trồng hoa súng trong những bồn hay chậu lớn làm bằng plastic hoặc sành,
sứ. Những chiếc bồn này cần đủ rộng để thân rễ mọc lan ra. Vì thân rễ của loại cây
này chủ yếu mọc lan trên mặt đất chứ không cắm sâu, vì vậy cần loại bồn rộng hơn
là sâu. Tốt nhất nên dùng bao tải cũ lót phía dưới để cho đất không bị rơi ra qua các
vết nứt.
2.3.2 Chăm sóc
Trồng hoa súng ít tốn công chăm sóc, ưu điểm trồng súng là dù cho tưới
nước có quá độ đi nữa, cây súng cũng ít khi chết.
Tưới nước: tốt nhất mỗi buổi sáng nên dùng vòi phun tưới đều lên cả chậu
súng nhằm rửa sạch thân lá, phòng ngừa sâu bệnh hại.
Trồng súng cho hoa đẹp và nhiều cũng không lấy gì làm khó khăn, ngoại trừ
việc thỉnh thoảng phải bón phân để hoa luôn luôn đua nở và nên lặt hay cắt lá hay
cành hoa súng đã tàn lụi.
* Để có được nhiều hoa
Mỗi bông súng sẽ tươi trong ba đến năm ngày. Chúng nở vào ban ngày và
cụp lại vào ban đêm. Một khi hoa không còn nở nữa, nó sẽ từ từ chìm xuống dưới

12


×