Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÁC GIỐNG LAN CẮT CÀNH PHỔ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.87 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

***********

TRÀ HUỲNH THANH TRÚC

ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÁC
GIỐNG LAN CẮT CÀNH PHỔ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

***********

TRÀ HUỲNH THANH TRÚC

ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÁC
GIỐNG LAN CẮT CÀNH PHỔ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY

TRA HUYNH THANH TRUC

SURVEYING OF VARIETIES AND CULTURE TECHNICS
OF CUT_FLOWER ORCHIDS IN HO CHI MINH CITY

Department: Landscaping And Environmental Horticulture

GRADUATION THESIS

Advisor : TRUONG THI CAM NHUNG, M.Sc.

Ho Chi Minh City
July - 2009

ii



LỜI CẢM ƠN
Thành kính khắc ghi công ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con
nên người.
Trân trọng biết ơn sâu sắc:
Thạc sĩ Trương Thị Cẩm Nhung, Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ thuật Hoa Viên,
trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn.
Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Thầy Phạm Công Bình và các thầy cô Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên
đã truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá
trình học tập.
Chân thành cám ơn:
Toàn thể các chủ vườn lan, chủ cửa hàng bán hoa trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện và cung cấp các thông tin cần thiết cho tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Các bạn cùng lớp đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009
Sinh viên
Trà Huỳnh Thanh Trúc

iii


TÓM TẮT
Đề tài: “Điều tra về giống và kỹ thuật trồng các giống lan cắt cành phổ biến
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành từ tháng 2/2009 đến tháng

7/2009 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .
Nội dung chính:
- Điều tra tình hình trồng lan cắt cành tại các Quận/ Huyện:
+ Cơ cấu giống lan và đặc điểm sinh vật học của các giống lan cắt cành phổ biến
hiện nay đang trồng trên địa bàn TP.HCM.
+ Các kỷ thuật canh tác kết hợp với kinh nghiệm của người dân để đạt năng suất
và chất lượng cao đối với các giống lan phổ biến trên địa bàn TP.HCM.
+ Hiệu quả kinh tế đối với các giống lan cắt cành phổ biến.
+ Vấn đề khó khăn hiện nay của các hộ sản xuất hoa lan.
- Điều tra các cửa hàng bán hoa:
+ Diễn biến giá lan cắt cành trong năm 2008-2009.
+ Các yếu tố liên quan chất lượng hoa cắt cành.
+ Thị hiếu của người tiêu dùng đối với thị trường hoa lan cắt cành.
Phương pháp:
Điều tra 40 hộ điển hình sản xuất hoa lan cắt cành về giống, kỹ thuật canh tác và
hiệu quả kinh tế.
Điều tra 20 cửa hàng bán hoa lan cắt cành về gía cả, thị trường tiêu thụ và thị
hiếu của người tiêu dùng.
Khảo sát đặc tính sinh vật học, độ bền của một số giống lan cắt cành phổ biến.

Kết quả:
- Giống: Có 4 giống lan cắt cành được trồng phổ biến là: Dendrobium, Mokara,
Oncidium, Vanda. Trong đó Dendrobium và Mokara là hai giống lan cắt cành đa

iv


dạng về giống loài nhất và được trồng nhiều nhất trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Các giống lan khác nhau có những hình thức trồng, chất trồng thích hợp khác nhau:
+ Dendrobium, Oncidium đa số được trồng trong chậu; chất trồng chủ yếu là xơ
dừa, than.
+ Mokara thì phần lớn trồng thành luống, chất trồng chủ yếu là vỏ đậu phộng.
+ Vanda chủ yếu trồng không cần gía thể.
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong canh tác như: hệ thống tưới phun
hẹn giờ tự động, hệ thống xử lý pH của nước tưới.. góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kinh tế: Giống lan cắt cành mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là
Mokara với lợi nhuận thu được hơn 600 triệu đồng/ năm/ 1 ha.
- Thị trường tiêu thụ: Hoa lan vẫn đang được tiêu thụ tại thị trường nội địa là
chủ yếu. Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ và kinh doanh hoa lan cắt
cành lớn nhất nước đặc biệt trong các dịp lễ, tết.
- Thị hiếu của người tiêu dùng: Hai giống lan Mokara và Dendrobium phù hợp
với thị hiếu của phần đông người tiêu dùng do đáp ứng các chỉ tiêu về: màu sắc, độ
bền, số lượng hoa trên cành, giá cả nên được tiêu thụ rộng khắp.

v


SUMMARY
Topic: “Surveying of varieties and culture technics of cut_flower orchids in
Ho Chi Minh City” was carried out from February , 2009 to July ,2009 in Ho Chi
Minh City.
Main content:
- Surveying about cut_flower orchids cultivation on districs.
+ Structure and characteristics biological of cut_flower orchids varieties.
+ Culture technics combine with farmer experience get hight yield and quality.
+ Economic benefic of popular cut_flower orchids.
+ Difficult problems of households to produce cut_flower orchids now.
-Surveying at flower shops:

+ Cut_flower orchids price movement from 2008 to 2009
+ Factors related quality of cut_flower orchids
+ Consumer liking about cut_flower orchids market
Method:
+ Surveying 40 typical orchid households about varieties, culture technics,
economic benefic.
+Surveing 20 flowers shops about price, consume market and liking of
consumers.
+ Aurvey about characteristics biological, durability of popular cut_flower
orchids varieties .
The result:
- Varieties: Orchid varieties were grown popular consist of Dendrobium, Mokara,
Oncidium, Vanda. Mokara and Dendrobium were most popular and diversity of
species .
- Culture technics:
+ Likely methods for different cut_flower orchids varieties .
+ Dendrobium and Oncidium varieties were grown in pots; grown mainly by
coir and coal.

vi


+ Mokara variety was planted furrow; grown mainly by peanut shell.
+ Vanda variety was grown no media.
The scientific techniques were applied in production as: pH fader system, watering
system automatically… contribute to increased economic efficiency.
- Economic benefic: Mokara was highest economic benefic orchid varietie with
profit earned over 600 million / 1 year / 1 ha.
- Orchid consume market was large especially on the festival, celebration….
- Tastes of consumers: Dendrobium and Mokara varieties were conformity with

tastes of consumers because it satisfies the criterias about color, the number of
flowers, diameter of flower, log sprig, price.

vii


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................i
Lời cảm ơn .............................................................................................................iii
Tóm tắt...................................................................................................................iv
Mục lục ................................................................................................................viii
Danh sách các hình..................................................................................................x
Danh sách các bảng ................................................................................................xi
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................3
2.1. Nguồn gốc và phân bố: .................................................................................3
2.2. Đặc tính thực vật học của cây lan:.................................................................3
2.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lan : ..................................................................5
2.4. Sơ lược về các giống lan cắt cành phổ biến trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh:....7
2.4.1. Lan Dendrobium: ...................................................................................7
2.4.2. Mokara: ............................................................................................... 10
2.4.3. Vanda: ................................................................................................. 11
2.4.4. Oncidium: ............................................................................................ 11
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan cắt cành tại thành phố HCM: ........... 12
Chương 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 18
3.1. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................. 18
3.1.1. Mục tiêu:.............................................................................................. 18
3.1.2. Giới hạn đề tài:..................................................................................... 18
3.2. Nội dung điều tra, khảo sát: ........................................................................ 18

3.2.1.Tình hình trồng lan cắt cành tại các Quận/ Huyện: ................................ 18
3.2.2. Điều tra các cửa hàng bán hoa.............................................................. 19
3.3.Phương pháp điều tra, khảo sát : .................................................................. 19
3.3.1.Phần khảo sát: ....................................................................................... 19

viii


3.3.2. Phần điều tra ........................................................................................ 20
3.3.2.1. Phạm vi điều tra ............................................................................ 20
3.3.2.2. Hình thức điều tra.......................................................................... 21
3.3.2.3. Phần điều tra các hộ trồng lan........................................................ 21
3.3.2.4. Phần điều tra các cửa hàng bán hoa .............................................. 21
3.3.2.5. Hiệu quả kinh tế sản xuất lan cắt cành........................................... 22
3.3.2.6. Xử lý số liệu:................................................................................. 22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 23
4.1. Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất tại các hộ trồng lan:............................. 23
4.1.1. Điều tra về giống:................................................................................. 23
4.1.1.1. Điều tra số lượng và chủng loại các giống lan cắt cành phổ biến: ...... 24
4.1.1.2. Đặc tính sinh vật học một số loài hoa lan cắt cành phổ biến nhất .. 34
4.1.2. Điều tra về kỹ thuật trồng và chăm sóc:................................................ 37
4.1.2.1. Điều tra về kỹ thuật trồng: Một số cách trồng lan thông dụng:....... 37
4.1.2.2.Kỹ thuật chăm sóc:......................................................................... 43
4.1.3. Điều tra về hiệu quả kinh tế đối với lan cắt cành .................................. 45
4.1.4. Các vấn đề khó khăn của các hộ trồng lan: ........................................... 46
4.2. Kết quả điều tra về diễn biến giá cả và thị hiếu của người tiêu dùng tại các
cửa hàng bán hoa: .............................................................................................. 47
4.2.1. Diễn biến giá cả: .................................................................................. 47
4.2.2. Thị hiếu của người tiêu dùng:............................................................... 48
4.2.2.1. Khảo sát độ bền hoa lan cắt cành................................................... 48

4.2.2.2. Chỉ tiêu về chất lượng hoa lan cắt cành ......................................... 49
4.2.2.3. Tổng hợp yếu tố liên quan chất lượng lan cắt cành và trồng chậu .. 50
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 52
5.1. Kết luận: ..................................................................................................... 52
5.2.Đề nghị ........................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 54
PHỤ LỤC............................................................................................................. 56

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1: Lan Dendrobium trồng trong chậu……………………………………...37
Hình 4.2: Lan Oncidium trồng trong chậu…………………………………………38
Hình 4.3: Trồng ghép …………………………………………………… .............38
Hình 4.4: Trồng không cần giá thể...………………………………………………39
Hình 4.5: Trồng thành luống………………………………………………………39
Hình 4.6: Chất trồng là xơ dừa…………………………………………………...42
Hình 4.7: Chất trồng là vỏ đậu phộng……………………………………………42
Hình 4.8: Chất trồng là dớn………………………………………………………42
Hình 4.9: Hồ chứa nước tưới lan…………………………………………………43
Hình 4.10: Hệ thống xử lý pH của nước tưới……………………………………...44
Hình 4.11: Hệ thống tưới phun hẹn giờ tự động…………………………………..45
Hình 4.12: Bố trí thí nghiệm khảo sát độ bền hoa lan cắt cành…………………...49

x



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Diện tích trồng hoa lan của huyện Hóc Môn .........................................13
Bảng 2.2: Số hộ và diện tích trồng hoa lan huyện Củ Chi:.....................................14
Bảng 4.1: Cơ cấu giống lan cắt cành qua điều tra 40 hộ sản xuất lan điển hình: ....23
Bảng 4.2: Diện tích trồng lan tại các Quận Huyện TP.HCM..................................24
Bảng 4.3: Phân loại và đặc điểm các loài phổ biến của giống Dendrobium: ..........25
Bảng 4.4: Phân loại và đặc điểm các loài phổ biến của giống Mokara:.................29
Bảng 4.5: Phân loại và đặc điểm các loài phổ biến của giống Vanda:....................32
Bảng 4.6: Phân loại và đặc điểm các loài phổ biến của giống Oncidium: ..............33
Bảng 4.7: Đặc tính sinh vật học một số loài hoa lan cắt cành phổ biến nhất: .........34
Bảng 4.8: Kích thước chậu thường được sử dụng tại các hộ: .................................38
Bảng 4.9: Ưu và nhược điểm của các cách trồng:..................................................40
Bảng 4.10: Diện tích trồng lan tương ứng với các cách trồng................................40
Bảng 4.11: Tỷ lệ diện tích lan sử dụng các loại chất trồng ....................................41
Bảng 4.12: Năng suất thu hoạch lan cắt cành (tính trên diện tích 1000 m2 )..........45
Bảng 4.13: Tổng giá trị thu hoạch lan cắt cành (Tính trên 1.000 m2) ....................45
Bảng 4.14: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (tính trên 1.000 m2/ năm) ...................45
Bảng 4.15: Giá trị sản xuất hoa lan của các Quận/ Huyện điển hình ......................46
Bảng 4.16: Các vấn đề khó khăn của các hộ trồng lan: ..........................................46
Bảng 4.17: Một số thời điểm giá lan cắt cành cao nhất trong năm 2008 ................48
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát độ bền hoa lan cắt cành ............................................49
Bảng 4.19: Kết quả điều tra về việc đáp ứng một số chỉ tiêu chất lượng hoa cắt
cành của 20 giống lan điển hình nhất trong 70 giống lan cắt cành phổ biến. ..........49
Bảng 4.20: Tổng hợp các yếu tố về chất lượng hoa cắt cành..................................50


xi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thế giới hoa kiểng thì hoa lan được đánh giá là một trong những loài
hoa cao cấp bởi vẻ đẹp quyến rũ cũng như sự đa dạng về màu sắc và giống loài (trên
thế giới có khoảng 25.000 loài khác nhau cùng với những loài đang được khám phá
và lai tạo hằng năm).
Ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Na Uy, Bỉ….đều nhập
khẩu rất nhiều hoa lan và giá trị của hoa lan trên thị trường thương mại quốc tế là
rất lớn .
Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển, nhu cầu vui chơi,
giải trí, thẩm mỹ, tìm đến với cây xanh, hoa kiểng ngày càng được gia tăng, trong
đó thị trường tiêu thụ hoa lan là rất lớn.Mặc khác, nước ta lại có vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên ưu đãi thích hợp cho việc trồng hoa lan. Do đó mà trong những năm
gần đây, việc trồng và kinh doanh hoa lan trong cả nước đang được đầu tư và mở
rộng.
Thành Phố Hồ Chí Minh là nơi có thị trường tiêu thụ hoa lan rất lớn. Tại
đây tập trung rất nhiều giống hoa lan đặc biệt là lan cắt cành, trong đó có những
giống lan cắt cành mang lại hiệu quả kinh tế rất cao ( có thể đạt 500 triệu đến 1 tỉ
đồng/ ha/ năm) .Trong vài năm trở lại đây, nhu cầu của người dân thành phố về hoa
lan cắt cành ngày càng tăng . Vì vậy, diện tích canh tác hoa cắt cành trong thành
phố cũng được tăng lên một cách nhanh chóng ( từ 20 ha năm 2003 đến 50 ha năm
2004 và khoảng 80 ha năm 2005). Nhiều nhà vườn đã phát triển nghề trồng hoa lan
theo quy mô lớn và tính chuyên nghiệp. Song vẫn còn tồn tại những khó khăn trong
việc chọn giống cây trồng và các kỹ thuật canh tác. Bên cạnh đó, Ủy Ban nhân dân

1



TP.HCM đã đưa ra hướng phát triển hoa lan trên địa bàn thành phố giai đoạn 20052010 nhằm đưa hoa lan trở thành cây chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp.
Đứng trước thực trạng đó thì các giải pháp về giống và biện pháp kỹ thuật
được xem là những vấn đề then chốt.Do đó, việc nắm bắt được cơ cấu giống và kỷ
thuật trồng các giống lan cắt cành hiện nay là hết sức cần thiết cho việc phát triển
nghề trồng lan ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.Qua đó, ta có thể đề ra
các giải pháp hợp lý về chọn giống và kỷ thuật trồng lan cắt cành nhằm mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho các nhà vườn. Đó cũng chính là lý do mà đề tài: “Điều tra
về giống và kỹ thuật trồng các giống lan cắt cành phổ biến trên địa bàn Thành Phố
Hồ Chí Minh” được tiến hành.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và phân bố:
Họ phong lan phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, từ gần cực Bắc như Thụy
Điển, xuống tận đảo cực Nam Australia. Tuy nhiên tập trung phân bố của họ này ở
các vĩ độ nhiệt đới, nhất là ở châu Mỹ và Đông Nam Châu Á.
Đến nay, loài người đã biết được 750 chi và khoảng 25.000 loài nhỏ. Qua chọn lọc
và lai tạo đã bổ sung thêm 75.000 loài lan mới. Theo Phrastus – nhà triết gia người
Hi Lạp là người đầu tiên sử dụng từ Hi Lạp (Orchis) để chỉ nhóm thảo mộc đặc biệt
này nhưng thật ra cây lan được biết đầu tiên ở phương Đông khoảng từ 551-479
TCN.
Cây lan giống nhiệt đới đầu tiên được biết đến vào những năm đầu của thế kỷ
XVII là cây Bletia vercunda do Peter Collision ở Bahamas (1731) gửi cho ông
Wager ở Anh. Trải qua nhiều thế kỷ, từ khi con người chỉ biết gieo lan nảy mầm từ
hạt, đến phương pháp nuôi cấy mô cho lan ngày nay đã đem lại nhiều thành công

đáng kể.
Ở Việt Nam, dấu vết những nghiên cứu về lan buổi đầu không rõ lắm, chỉ sau
khi người Pháp đến Việt Nam mới có những công trình được công bố đáng kể. Theo
“ Flore generale de I’Indochine” của Le Comte thì Việt Nam có trên 634 loài phong
lan quý. Sách “Phong lan Việt Nam” của Trần Hợp (1988), Việt Nam có 750 chi và
25.000 loài lan rừng. Theo “ Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ
(1993) thì có tổng số 289 loài đươc mô tả và vẽ hình.
2.2. Đặc tính thực vật học của cây lan:
Họ phong lan chiếm vị trí thứ hai- sau họ Cúc Asteraceae trong ngành thực
vật hạt kín và là họ lớn nhất trong lớp một lá mầm (Monocotyledones). Chính vì thế,

3


hình thái, cấu tạo cũng như hệ thống phân loại của họ này hết sức đa dạng và phức
tạp. Nhìn chung họ Phong lan bao gồm các cây thân thảo, sống lâu năm (đôi khi hóa
gỗ một phần ở gốc). Chúng hoặc sống ở đất, nơi hốc vách đá, hoặc sống phụ, sống
hoại.
Rễ: Ở Lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Ở các loài đơn
thân thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẽ với lá. Rễ đa số loài lan đều có hình
trụ, có nhánh bậc 1, bậc 2, bậc 3 hoặc không và thường rất dài. Đặc tính chính của
đa số các loài lan là sự hiện diện một lớp mô xốp gọi là mạc, bọc chung quanh rễ
thật. Nó giúp cho cây dễ dàng hút nước và muối khoáng. Ngoài ra, nó còn có vai trò
quan trọng trong việc giữ nước và ngăn chặn ánh nắng mặt trời gay gắt.
Chóp rễ, của các giống lan biểu sinh có thể ở dưới ánh nắng và thường có
màu xanh lá cây. Ở phần này, các sắc lạp không bị màng bao xốp ngăn chặn, trái lại
ở một vài loài ít lá, phần quang hợp được tiến hành trong toàn bộ cấu trúc rễ. Ở
nhiều loại lan đất như giống Paphiopedium người ta cũng tìm thấy được lông rễ.
Thân: Thân lan chỉ có ở các loài đơn thân và một số loài của giống
Dendrobium, Epidendrum vừa có giả hảnh vừa có thân. Các loài lan có thân thường

không có các bộ phận dự trữ nước và các chất dinh dưỡng nên ta phải bón phân cho
chúng làm nhiều lần và nên tưới nước đều đặn. Thân thường mang rễ và lá. Ở nhóm
đơn thân, rễ và lá thường mọc theo hai chiều thẳng góc nhau. Phát hoa cũng xuất
hiện trên thân từ nách lá. Thân của lan cũng thường biến động rất lớn từ 10 - 20 cm
với các loài Ascocentrum minitatum, Aecides multiflora và có thể 3 - 4 m như các
loài Papilionantheteres hoặc khổng lồ như Acampe, Vanilla.
Lá: Tùy theo loại lan mà có hình dạng lá khác nhau, từ loại lá mọng nước,
dài hình kim, hình trụ dài, tiết diện tròn hay có rãnh, đến loại lá hình phiến mỏng,
dài màu xanh bóng đậm hay nhạt tùy theo vị trí sống của cây. Lá có thể mọc đối
xứng qua gân chính hoặc không. Lá mọc đơn độc hoặc xếp dày đặc ở gốc hay xếp
cách đầy đặn trên thân, trên giả hành bởi một cuốn lá dày hay ngắn.
Giả hành: Giả hành của lan chỉ xuất hiện ở các loài lan thuộc nhóm đa thân.
Giả hành rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan. Khác với thực vật có

4


hoa khác, giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục. Đây là bộ phận dự trữ nhiều
chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển giả hành mới sau khi cây lan đã trổ
hoa và nghỉ ngơi. Giả hành cũng là cơ quan dự trữ nước, vì thế nếu có biến cố thiếu
nước thì các loài thuộc nhóm đa thân duy trì sự sống lâu hơn nhóm đơn thân. Giả
hành có nhiều hình dạng: hình thoi, hình trụ , hình tháp, dẹp.
Hoa: Bên ngoài có 6 phiến hoa trong đó 3 phiến hoa ngoài cùng gọi là 3 lá
đài, thường cùng màu và cùng kích thước với nhau. Ba lá đài có màu như cánh hoa
nên được gọi là lá đài dạng cánh. Nằm kế bên trong và xen kẽ với 3 lá đài là 3 cánh
hoa, trong đó có hai cánh giống nhau về màu sắc và hình dạng. Cánh hoa còn lại
nằm phía dưới của hoa thường có màu sắc và hình dạng đặc sắc khác hẳn 2 cánh kia
được gọi là cánh môi hay lưỡi. Chính cánh môi quyết định phần lớn giá trị thẩm mỹ
của hoa lan.
Ở giữa hoa có một trụ nổi lên, đó là phần sinh dục của hoa, giúp duy trì nòi

giống của cây lan. Trụ ấy gồm 2 phần đực và cái nên được gọi là trục hợp nhụy.
Phần đực nằm bên trên của trụ, thường có nắp che chở, bên trong chứa phấn khối
màu vàng. Phần cái bắt đầu ngay dưới phần lồi của trụ, đó là cái hốc lõm chứa đầy
chất nhầy dính để giữ các hạt phấn khi chúng chạm vào đó. Hốc lõm đó gọi là nuốm
tức là phần đầu của bộ phận cái. Nơi tiếp nhận phấn hoa của bộ phận đực trong sự
thụ phấn để thành lập trái về sau.
Trái và hạt: Sự thụ phấn xảy ra khi có sự hiện diện của phấn hoa núm nhụy
khiến cho hoa héo nhanh chóng rồi bầu hoa bắt đầu mở rộng ra. Sau một thời gian
(thời kỳ này có thể thay đổi theo từng loài, từ vài tháng cho đến một năm) noãn
được thụ phấn, bầu hoa phát triển đầy đủ và trái chín nở dọc theo các đường nối của
3 lá noãn và phóng ra các hạt bé li ti. Hạt lan nhỏ và rất nhiều, nhờ gió mà phân tán
đi khắp nơi, nếu gặp được vị trí thuận lợi thì các hạt ấy sẽ nảy mầm và phát triển
thành cây lan mới.
2.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lan :
Nhiệt độ: Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển
của cây lan. Ảnh hưởng xuyên suốt đến đời sống của cây lan. Trên thực tế, ngoại trừ

5


một số ít giống lan dễ tính, còn đa số những loại khác đều đòi hỏi phải trồng đúng
vào vùng có nhiệt độ thích hợp thì mới phát triển . Do đó, các nhà thực vật học đã
chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm lan chịu khí hậu nóng: Là những loài có xuất xứ ở vùng nhiệt đới,
được phân bố từ vĩ tuyến 20 đến vĩ tuyến 40. Vùng này có khí hậu ban ngày dao
động từ 50 C đến 140 C, ban đêm xuống độ âm ( nhỏ hơn 00 C).
+ Nhóm lan chịu khí hậu trung bình: Là những loài có xuất xứ vùng ôn đới,
được phân bố từ vĩ tuyến 15 đến vĩ tuyến 28. Vùng này ban ngày có khí hậu dao
động từ 140 C đến 200 C, ban đêm dao động 80C đến 100C.
Ẩm độ: Ẩm độ thay đổi theo thời gian trong ngày. Buổi sáng thường mát mẻ

ẩm độ cao. Buổi trưa, chiều khô nóng, ẩm độ thấp. Chỗ giàn lan nào mà có độ ẩm
ổn định khoảng 60-70 % là lý tưởng nhất.
Độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây qua các giai đoạn hô hấp,
quang hợp, biến dưỡng. Đối với loài lan Dendrobium, vì thuộc nhóm cây ưa sáng và
nóng đòi hỏi độ ẩm không khí cao nên phải đảm bảo độ ẩm của giá thể khoảng
70 % là tốt.
Ánh sáng: Cũng như nhiệt độ và ẩm độ, ánh sáng là yếu tố quan trọng rất
cần thiết đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lan. Nhờ có ánh sáng mà cây lan
tổng hợp được chất dinh dưỡng, ánh sáng còn là yếu tố quyết định cho sự ra hoa của
lá, nếu thiếu ánh sáng, nhiều loại lan không đủ sức ra hoa được. Thế nhưng, không
phải loài lan nào cũng đòi hỏi có nhu cầu ánh sáng, có loài ưa ánh sáng, có loài
thích hợp với ánh sáng trung bình, có loài chỉ sinh trưởng tốt với ánh sáng yếu.
Theo nhu cầu của ánh sáng, các nhà thực vật học chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm ưa nắng: Thích hợp với ánh sáng 100 % ánh sáng trực diện.
- Nhóm trung gian: Thích hợp với ánh sáng từ 50 % - 70 %, do đó cần phải
có lưới che chắn cho phù hợp.
- Nhóm bóng râm: Thích hợp với ánh sáng 30 %, khi đó cần che cho lan ở
lưới có độ che chắn cao hoặc dùng 2 lớp lưới.

6


Sự thông thoáng: Trong điều kiện sinh thái của lan cũng đòi hỏi đến sự thông
thoáng. Ở rừng núi, môi trường sống của lan thường ở trên cây cao, vách đá, có độ
thông thoáng rất cao. Vì vậy, vườn trồng lan đòi hỏi phải có một lượng không khí
mạnh mẽ, sao cho các cành và lá lan có sự rung nhẹ khi có gió. Thế nhưng, sự thông
thoáng phải ở mức độ cần thiết. Nếu trồng vào nơi kín gió, chung quanh bị kín thì
không khí bên trong bị tù hãm, oi bức, cây lan tăng trưởng yếu. Ngược lại, nếu
trồng vào nơi quá trống trãi, gió lồng tạt vào khiến cây sẽ thoát nước nhanh, ẩm độ
của vườn lan giảm mạnh gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lan. Ở trường hợp

này cần phải che chắn bớt gió đồng thời tưới nhiều lần nước để giữ đủ độ ẩm cho
vườn lan.
2.4. Sơ lược về các giống lan cắt cành phổ biến trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh:
2.4.1. Lan Dendrobium:
Tên Dendrobium có nguồn gốc từ chữ Grec; Dendron nghĩa là cây gỗ và bios
là tôi sống. Dendrobium là giống phụ sinh, sống bám trên thân gỗ. Có người gọi là
Hoàng Lan, có người gọi là Đăng Lan. Dendrobium là giống lan có rất nhiều loài,
có trên 1.600 loài và được lai tạo thêm rất nhiều loài mới. Có 2 dạng chính:
+ Dạng đứng (Dendrobium Phalaenopsis): Thường mọc ở xứ nóng, chịu
được ẩm độ cao và siêng cho hoa. Được trồng ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền
Đông Nam Bộ.
+ Dạng thòng (Dendrobium Nobile): Chịu khí hậu mát mẽ ở các vùng cao
nguyên như: Đà Lạt- Lâm Đồng,….
Lan rừng Việt Nam có rất nhiều nhóm lan Dendrobium. Nhóm có giả hành rất dài,
to, đứng thẳng như: Lan Thái Bình ( Dendrobium Pulchellum); nhóm có giả hành
dài thòng xuống như: Long Tu ( Dendrobium Primilium); nhóm có giả hành to,
ngắn như: Kim Điệp ( Dendrobium Chrysotosum); Thủy Tiên ( Dendrobium
Farmeri); Vảy Cá (Dendrobium Lindleyi);…Các loại này đều là phụ sinh, sống bám
trên thân cây, dạng bụi, có nhiều giả hành mọc sát như mía và có thể nhảy con từ
mắt của lóng nên còn gọi là lan mía hoặc lan tre; có lá hình thuông, dài, mọc xen,
màu xanh, hoa có thể mọc từ thân thành chùm hoặc cô độc, có nhiều loài rụng hết lá

7


mới ra hoa, các phát hoa không những mọc trên giả hành mới mà cũng có thể mọc
lên từ các giả hành củ đã ra hoa các lần trước đó đã có hoa rồi.
Lan Dendrobium ngoại, được nhập rất nhiều loại lan Dendrobium từ các nước như:
Thái Lan, Úc,…Đặc điểm là phát hoa dài, cho rất nhiều hoa trên một phát hoa, màu
sắc đẹp lại lâu tàn.

Hiện nay, trên Thế Giới cũng như ở Việt Nam đều trồng lan Dendrobium cắt cành,
đã đem lại lợi ích kinh tế rất lớn.
Đặc điểm thực vật học của lan Dendrobium:
- Rễ: sự đa dạng về hình thái và cấu trúc rễ làm cho Dendrobium phù hợp
với nhiều điều kiện sống: rễ mập, thân rễ bò dài hay ngắn khi sống ở đất. Rễ của lan
Dendrobium không chịu được lạnh, nếu bị lạnh trong thời gian dài, rễ cây dễ bị mục
nát và cây bị chết.
- Thân: Dendrobium thuộc nhóm đa thân ( còn gọi là nhóm hợp trục) có hệ
thống nhánh nằm ngang bò dài trên gía hoặc nằm sâu trong đất gọi là thân rễ. Thân
nhẵn hay có nhiều vảy là do thoái hóa và một phần thẳng đứng mang lá. Các lá này
bao nhau hợp thành thân giả ( hay còn gọi là giả hành).
- Giả hành: là những đoạn phình to, bên trong có các mô mềm của dịch nhầy
làm giảm sự mất nước và dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô
hạn khi cây sống bám trên cao. Ngoài ra giả hành còn chứa diệp lục tố nên có thể
quang hợp được. Một số loài ở xứ lạnh chỉ có nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng nên
giả hành không có màu xanh nhưng phía trên có mang lá.
- Lá: các lá mọc xen kẽ nhau và ôm lấy thân giả do lá có tận cùng bằng một
cuống hay thuông dài xuống thành bẹ ôm thân. Hình dạng và cấu trúc lá rất đa dạng.
Lá có hình kim, trụ có rãnh hay phiến mỏng, dạng lá mềm mại, mọng nước, nạc, dai
có màu xanh bóng đậm hay nhạt tùy thuộc vị trí sống của cây. Phiến lá trãi rộng hay
gấp lại theo gân vòng cung như cái quạt hay chỉ gấp lại theo gân giữa như hình chữ
V, những lá sát dưới gốc đôi khi giảm đi chỉ còn bẹ không phát triển hay giảm hẳn
thành vảy. Các loài thuộc giống Dendrobium vùng nhiệt đới nói riêng và họ

8


Orchidaceae nói chung đôi khi trú lá vào mùa khô hạn sau đó ra hoa hay sống ẩn để
khi gặp mưa thì ra chồi.
- Hoa: Dendrobium thuộc nhóm phụ ra hoa ở nách . Chồi hoa mọc từ các mắt

ngủ giữa các đọt lá trên thân ngọn và cả trên ngọn cây gọi Keikei. Biểu hiện trước
khi ra hoa khác biệt như có nhiều loài rụng lá trước khi ra hoa. Thời gian ra hoa đầu
mùa mưa hay đầu tết.
Hoa mọc thành chùm đơn hay chùm kép hay từng hoa riêng lẻ. Cành hoa dạng rũ
hay dạng đứng. Giống Dendrobium có hoa lâu tàn, trung bình 1 - 2 tháng. Thời gian
ra hoa có khi nở suốt năm. Mặt khác, số lượng cành hoa trên cây nhiều nên
Dendrobium được xem là giống chủ đạo để cung cấp lan cắt cành.
Cấu trúc hoa cực kỳ phong phú và hấp dẫn về hình dạng và màu sắc, tuy nhiên luôn
có điểm chung sau:
+ Bao quanh có vòng và ba mảnh bao gồm ba cánh đài và ba cánh tràng
+ Ba cánh đài thường có dạng ba cánh hoa giống nhau hay cánh đài lưng dài
hơn cánh đài bên. Các cánh đài dựng đứng hay trải ra
+ Ba cánh tràng có hai cánh bên rất giống với cánh đài, rời hay dính với cánh
đài bên, cánh tràng giữa còn được gọi là cánh môi, có màu sắc biến đổi sặc sỡ hấp
dẫn côn trùng giups hoa thụ phấn.
+ Sự đa dạng về màu sắc và hình dạng có sự đóng góp của cánh môi rất lớn.
Cánh môi có các dạng như: nguyên chia thùy, khía răng, có tua viềng hay chia
thành các sợi mảnh.
+ Ở Dendrobium và hầu hết các chi phong lan khác có cấu trúc cột nhụy nằm
chính giữa hoa là dấu hiệu cơ bản để định loại hoa phong lan. Trong khoảng nhỏ
của cột nhụy có đính một khối phấn có hàng trăm nghìn hạt phấn đính lại. Khối
phấn có thể chia thành hai hoặc bốn được xếp thành đôi một trong khoang. Thường
có tinh bột, sáp hoặc có sừng cứng bao quanh khối phấn.
- Trái: họ Orchidaceae đều có quả thuộc loại quả nang. Khi hạt chín, các nan
bung ra chỉ còn đính lại với nhau ở đỉnh và gốc. Ở một số loài, khi quả chín không
nứt ra nên hạt chỉ ra khỏi vỏ khi quả bị mục nát.

9



- Hạt: một quả chứa từ 10.000 đến 100.000 hạt. Đôi khi đến 3 triệu hạt nên
hạt có kích thước rất nhỏ nên phôi hạt chưa phân hóa. Sau 8 - 12 tháng hạt chín và
phát tán nhờ gió. Khi gặp nấm cộng sinh tương thích trong điều kiện phù hợp, hạt
nảy mầm.
2.4.2. Mokara:
Đây là loại lan đơn thân, dễ trồng, dễ tách chiết , hệ số nhân cao, sinh
trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ở TP.HCM. Hoa Mokara có nhiều
màu sắc đẹp, thông dụng nhất là màu vàng chanh, màu hồng sáng, màu đỏ, màu tím,
thông thường có 8 - 16 hoa/ cành, thời gian chưng hoa dài (20 - 30 ngày) nên hiện
rất được ưa chuộng ở thị trường lan cắt cành và được nhiều nhà vườn chọn trồng.
Đặc điểm thực vật học của Mokara:
- Rễ: thuộc loại rễ thịt, dạng thô, mập mạp, màu trắng ngà, vàng nhạt, hơi
trong, chính giữa là lõi dạng sợi chất gỗ (đây là điểm khác biệt chủ yếu giữa lan và
cỏ). Rễ lan mọc thẳng, dài, có khả năng phân nhánh. Rễ xẻ bẹ, lá mọc ra ngoài dọc
theo chiều dài của cây.
- Thân: Mokara là loại lan đơn thân, không có giả hành, thân hình trụ dài tiếp
tục mọc cao lên mãi. Sự mọc dài của đỉnh không có giới hạn nên Mokara chỉ phát
triển vô hạn theo chiều thẳng đứng. Sự phát triển về chiều cao của Mokara chỉ dừng
lại khi cây bị gãy hoặc đỉnh sinh trưởng bị thối, lúc này chồi sẽ xé rách bẹ lá để phát
triển thành nhánh, các nhánh này cũng phát triển vô hạn về chiều cao. Sau khi các
nhánh này mọc rễ mới, chúng ta có thể cắt các nhánh này đem trồng. Đây là một
cách nhân giống Mokara.
- Lá: Lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân. Phiến lá gấp
lại theo hình chữ V, tận cùng lá thường có hai thùy không bằng nhau.
- Hoa: Hoa lan Mokara có 6 cánh hoa, trong đó 3 cánh ngoài cùng là 3 cánh
đài thường có màu sắc và kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm ở phía trên hay
phía sau của hoa gọi là cánh đài lý, hai cánh đài nằm ở hai bên là cánh đài cạnh.
Nằm kề bên trong và xen kẻ với 3 cánh hoa, chúng giống nhau về hình dạng, kích

10



thước, màu sắc. Cánh còn lại nằm phía dưới, có hình dạng và màu sắc khác hẳn với
các cánh còn lại gọi là cánh môi . Cánh môi quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa lan.
Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân
nhánh. Hoa cỡ trung bình đến lớn, cánh đài của hoa rất lớn. Hoa có nhiều màu sắc
phong phú từ trắng, tím, hồng, đỏ, cam, vàng nâu, xanh. Trên cánh hoa thường có
chấm, có đốm hoặc hình ca rô rất đẹp.
- Quả: quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nứt dọc, có dạng từ
quả dài đến dạng hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn
dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc.
- Hạt : Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti. Trọng lượng toàn bộ hạt trong một quả
nang chỉ bằng 1/1.000- 1/10 miligam. Hạt chỉ cấu tạo bởi một lớp chưa phân hóa,
trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2 - 18
tháng.
2.4.3. Vanda:
Lan Vanda có khoảng 70 loài nguyên thủy, ngày nay đã được lai tạo thành
rất nhiều loài với nhiều màu sắc khác nhau. Vanda thuộc nhóm lan đơn thân, thân
hình trụ dài, mọc theo hướng thẳng đứng, không có giả hành. Lá dài hình trụ mọc
hai bên thân. Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, thường không phân nhánh, phát
hoa mang nhiều hoa. Kích cỡ hoa từ trung bình đến lớn, hai cánh đài dưới và có
màu sắc sặc sở, trong khi đó cánh môi lại rất nhỏ. Hoa Vanda có nhiều màu sắc
như: trắng, đỏ, tím, vàng, cam, nâu, xanh….
Tùy theo dạng của lá, người ta thường chia ra các nhóm:
+ Nhóm Vanda lá rộng.
+ Nhóm Vanda lá tròn (lá ống).
+ Nhóm Vanda trung gian giữa hai nhóm trên.
2.4.4. Oncidium:
Đây là loại lan đa thân, dễ trồng , dễ tách chiết, hệ số nhân giống cao và
phát triển tốt trong điều kiện khí hậu TP.HCM. Hình dáng hoa Oncidium giống như


11


hình chiếc váy của người phụ nữ. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau, thông thường là
màu vàng và nâu đen. Một số loài còn có hương thơm nhẹ nhàng.
Đặc điểm thực vật học của Oncibium:
- Rễ: lan là họ sống phụ sinh, treo lơ lững trên các cây thân gỗ khác (trong
rừng). Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng.
- Thân lan: là đoạn phình to của giả hành, đó là bộ phận dự trữ nước và các
chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô hạn khi sống bám trên cây. Đa số
giả hành đều có màu xanh bóng nên cùng với lá làm nhiệm vụ quang hợp.
- Hoa: thường màu vàng với đốm nâu, mọc thành cụm đứng đôi khi phân
nhánh, phát hoa có thể rất dài. Hoa đối xứng qua một mặt phẳng. Bên ngoài có 6
cánh, trong đó 3 cánh ngoài cùng là cánh đài, thường có màu sắc và kích thước
giống nhau. Nằm kề bên trong xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cành hoa, chúng giống
nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc. Cánh còn lại có màu sắc và hình dạng khác
hẳn với các cánh còn lại là cánh môi.
2.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa lan cắt cành tại thành phố HCM:
Tình hình sản xuất:
Ở Việt Nam nghề trồng lan mãi cho đến nay vẫn chưa có một tổ chức, hiệp hội nào
đứng ra chủ trì hoạt động của ngành này. Việc trồng lan trên địa bàn TP.HCM lâu
nay chủ yếu là tự phát nên diện tích trồng còn nhỏ lẻ, manh mún, mang tính tự phát.
Theo các nhà kinh doanh trồng lan thì việc sản xuất hoa lan ở TP.HCM chưa thật sự
đáp ứng được nhu cầu thị trường, những nhà trồng lan chưa chủ động được nguồn
giống, việc nhập giống và thay giống còn lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Ngoài
việc hạn chế về áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lan, chúng ta còn hạn chế
về việc nắm bắt tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng .
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ hoa lan, đặc biệt là lan cắt cành với
số lượng lớn nhưng hiện nay việc sản xuất hoa lan tại chỗ chỉ mới đáp ứng được

15 %, số còn lại phải nhập về từ Đà Lạt và nước ngoài như Đài Loan, Thái Lan.
- Huyện Hóc Môn: Có 88 hộ trồng hoa lan gồm các chủng loại : Dendrobium,
Mokara, Oncidium cung cấp thị trường hoa lan cắt cành.

12


Nhiều hộ trồng có hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ là nghệ nhân có tay nghề cao có
nhu cầu tinh thần, chuyên sưu tập các giống mới tham gia các hội thi hoa lan. Đặc
biệt tại ấp 3 xã Xuân Thới Thượng có hộ ông Đặng Văn Vinh mở trang trại chuyên
trồng lan Dendrobium hằng năm cung cấp thị trường 500.000 cành hoa.
GTSX hoa, cây kiểng vào dịp Tết mỗi năm ở huyện đạt 5 tỷ chủ yếu là từ lan , hoa
cao cấp và hoa nền. Trong đó, hoa lan cắt cành đạt khoảng 2 tỷ đồng.
Bảng 2.1: Diện tích trồng hoa lan của huyện Hóc Môn
Đơn vị: ha


Diện tích

Tỷ lệ %

Thới Tam Thôn

1,5

8,03

Xuân Thới Sơn

5


26,78

Tân Hiệp

2

10,71

Thị Trấn Hóc Môn

1,5

8,03

Tân Xuân

2

10,71

Xuân Thới Đông

3

18,06

Bà Điểm

1,5


8,03

Nhị Bình

0,7

3,75

Đông Thạnh

0,1

0,54

Tân Thới Nhì

1,3

6,94

Xuân Thới Thượng

0,07

0,37

Tổng cộng

18,67


100

(Nguồn tin: Phòng kinh tế huyện Hóc Môn, 2005)
Diện tích trồng hoa lan của Huyện Hóc Môn là 18,67 ha, nhưng trong đó
xã Xuân Thới Sơn là lớn nhất có 5ha, chiếm 26,78 %. Còn đối với các xã như: xã
Nhị Bình và Đông Thạnh thì diện tích trồng hoa lan rất ít chỉ có diện tích từ 0,071,3 ha là do địa hình nơi đây không thuận lợi cho nghề trồng hoa kiểng, do nguồn
nước bị ô nhiễm ở xã Đông Thạnh, triều cường ở xã Nhị Bình không thích hợp cho
nghề trồng hoa kiểng mà đặc biệt là nghề trồng lan Mokara cắt cành. Các xã còn lại

13


×