Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.28 KB, 100 trang )

PHẠM
HỮU
HUY
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
PHẠM HỮU HUY
CH
UY
ÊN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG ÔTÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH
PHỐ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


KHOÁ:
19
Trường Đại học GTVT Hà Nội 2 Luận văn Thạc sỹ
HÀ NỘI - NĂM 2012
Học viên: Phạm Hữu Huy
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
PHẠM HỮU HUY
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG ÔTÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ
MÃ SỐ: 60.31.08
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI NGỌC TOÀN
HÀ NỘI, NĂM 2012
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu, với sự giúp đỡ của các thày cô Trường
Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ Khoa
học Kỹ thuật “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong các dự án xây
dựng công trình trên địa bàn thành phố Bắc Ninh”;
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng cám ơn đến Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa công trình - Trường đại học Giao thông
vận tải Hà Nội, các cán bộ quản lý và toàn thể quý thầy cô tham gia giảng dạy
lớp Cao học đường ô tô và đường thành phố A – K19 đã tận tình giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này;
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Bùi Ngọc
Toàn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi nghiên cứu đề tài, hiệu chỉnh và hoàn
thiện luận văn;
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý đô thị Thành phố
Bắc Ninh, Ban quản lý dự án xây dựng Thành phố Bắc Ninh, các đồng nghiệp
và gia đình đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
qua.
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2012
Tác giả
Phạm Hữu Huy
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1
PHẠM HỮU HUY 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI NGỌC TOÀN 1
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 11
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 11
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng 11
1.1.1. Khái niệm về dự án xây dựng công trình và quản lý dự án xây dựng công trình.11
1.1.1.1. Dự án xây dựng công trình 11
1.1.1.2. Quản lý dự án xây dựng công trình 12
1.1.2. Quản lý chất lượng trong các dự án xây dựng công trình 15
1.1.2.1. Quan niệm hiện đại về chất lượng 15
1.1.2.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng 16
1.2. Một số nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong các dự án xây dựng công
trình. 19
1.2.1. Hoạt động quản lý chất lượng trong gian đoạn khảo sát 20
1.2.2. Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế 21
1.2.3. Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng 21
1.2.4. Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn bảo hành 24
1.2.5. Hoạt động quản lý chất lượng công trình sau khi đưa vào sử dụng 25
1.3. Đặc điểm của các dự án xây dựng công trình ảnh hưởng tới vấn đề quản lý chất
lượng. 26
1.3.1. Đặc điểm của sản phẩm dự án xây dựng ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng 26
1.3.1.1. Được xây dựng và sử dụng tại chỗ 26
1.3.1.2. Kích thước và trọng lượng lớn, cấu tạo phức tạp 26
1.3.1.3. Liên quan đến nhiều ngành, đến môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư 26
1.3.1.4 Thể hiện trình độ phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội từng thời kỳ 27
1.3.1.5 Vốn đầu tư lớn 27
1.3.2. Đặc điểm của thi công xây dựng công trình ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng 27
1.3.2.1. Thời gian thi công công trình dài, chi phí xây dựng lớn 27
1.3.2.2. Tổ chức quản lý thi công phức tạp 27

Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
1.3.2.3. Thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư 28
1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý chất lượng. 28
CHƯƠNG 2 30
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC 30
DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TP BẮC NINH 30
2.1. Giới thiệu Ban quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh. 30
2.1.1. Lịch sử phát triển 30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 32
2.1.3. Một số hoạt động chủ yếu. 34
2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng trong các dự án xây dựng
công trình tại Ban quản lý dự án thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh. 35
2.2.1. Kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm 36
2.2.2. Quản lý chất lượng trong giai đoạn lập dự án. 37
2.2.2.1 Dự án đầu tư xây dựng đường Hạp Lĩnh – Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh 37
2.2.2.2. Dự án đầu tư xây dựng đường Nguyễn Đăng Đạo kéo dài đi Hòa Long, TP Bắc
Ninh 43
2.2.2.3. Quy trình chung quản lý chất lượng trong giai đoạn hình thành dự án: 47
2.2.3. Quản lý chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án (Khảo sát, thiết kế,
đấu thầu) 48
2.2.3.1. Quản lý chất lượng dự án trong giai đoạn khảo sát, thiết kế 48
2.2.3.1.1 Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát, thiết kế đối với công trình xây
dựng đường Hạp Lĩnh - Khắc Niệm 48
2.2.3.1.2. Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát, thiết kế đối với công trình xây
dựng đường Nguyễn Đăng Đạo kéo dài đi Hòa Long 50
2.2.3.1.3 Quy trình chung quản lý chất lượng trong khảo sát, thiết kế 51
2.2.3.2. Quản lý chất lượng trong giai đoạn đấu thầu 52
2.2.3.2.1 Quản lý chất lượng đấu thầu đối với việc thực hiện dự án cải tạo đường Hạp

Lĩnh - Khắc Niệm 52
2.2.3.2.2 Quản lý chất lượng đấu thầu đối với việc thực hiện dự án xây dựng đường
Nguyễn Đăng Đạo kéo dài đi Hòa Long 53
2.2.3.2.3. Quy trình chung quản lý chất lượng giai đoạn đấu thầu 55
2.2.4. Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công 56
2.2.4.1. Quản lý chất lượng thi công đối với công trình xây dựng đường Hạp Lĩnh -
Khắc Niệm 56
2.2.4.2. Quản lý chất lượng thi công đối với công trình xây dựng đường Nguyễn Đăng
Đạo kéo dài đi Hòa Long 57
2.2.4.3. Quy trình chung quản lý chất lượng giai đoạn thi công. 59
2.3. Các hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân. 59
2.3.1. Bộ máy tổ chức: 59
2.3.2. Vốn đầu tư: 59
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
2.3.3.Giai đoạn lập dự án đầu tư 60
2.3.4. Giai đoạn khảo sát 60
2.3.5. Giai đoạn thiết kế 61
2.3.6. Giai đoạn đấu thầu 61
2.3.7. Giai đoạn thi công 62
CHƯƠNG 3 62
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
BẮC NINH 62
3.2. Các nguyên tắc hoàn thiện công tác quản lý chất lượng. 75
3.2.1. Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước về chất lượng công trình 75
3.2.2. Chấp hành các luật pháp liên quan và tiêu chuẩn kỹ thuật 76
3.2.3. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng và chất lượng công trình 76
3.2.3.1. Đối với tổ chức giao thầu 77

3.2.3.2. Đối với tổ chức nhận thầu 77
3.2.3.3. Đối với tổ chức thiết kế 78
3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám định chất lượng xây lắp công trình của các ngành, cơ
quan quản lý nhà nước về chất lượng 78
3.3.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức 79
3.3.2. Giải pháp về cơ cấu vốn đầu tư 79
Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn lập dự án: 81
3.3.3.2. Nâng cao chất lượng các nội dung chủ yếu tư vấn cần phải thực hiện trong bước
lập dự án đầu tư 82
Nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình: 82
Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm: 83
3.3.3.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở 83
3.3.4. Các giải pháp liên quan tới công tác khảo sát, thiết kế 84
3.3.4.1. Trình tự lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế 84
3.3.4.2. Giải pháp để nâng cao chất lượng tư vấn khảo sát, thiết kế. 85
3.3.4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng Hồ sơ khảo sát, thiết kế 86
3.3.5. Các giải pháp liên quan tới công tác giám sát 88
3.3.5.1. Trình tự lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát xây dựng 88
3.3.5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát xây dựng. 88
3.3.6. Các giải pháp liên quan tới công tác đấu thầu 90
3.3.7. Các giải pháp liên quan đến thi công xây dựng công trình 93
3.3.7.1. Quản lý chất lượng trong thi công công trình. 93
3.3.7.2. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình. 93
3.3.7.3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình 94
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT

TP Thành phố
NĐ Nghị định
CP Chính phủ
QH Quốc hội
GTVT Giao thông vận tải
XD Xây dựng
TN Tài nguyên
MT Môi trường
UBND Uỷ ban nhân dân
CTGT Công trình giao thông
ĐTXD Đầu tư xây dựng
QLDA Quản lý dự án
XL Xây lắp
GĐ Giai đoạn
GPMB Giải phóng mặt bằng
CT Công trình
TKKT Thiết kế kỹ thuật
BVTC Bản vẽ thi công
KHĐT Kế hoạch đấu thầu
BQLDA Ban quản lý dự án
QĐ Quyết định
KM Kilômét
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTr Tờ trình
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
DN Doanh nghiệp
TT Thông tư
BXD Bộ xây dựng
HSĐX Hồ sơ đề xuất
HSDT Hồ sơ dự thầu

Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang
1.1 Chu trình thực hiện quản lý dự án XD
công trình
15
1.2 Quản lý chất lượng theo các giai đoạn
của dự án đầu tư xây dựng công trình
21
2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 33
2.2 Quy trình quản lý chất lượng trong giai
đoạn hình thành dự án
47
2.3 Quy trình quản lý chất lượng trong giai
đoạn thiết kế
51
2.4 Quy trình quản lý chất lượng trong giai
đoạn đấu thầu
54
2.5 Quy trình quản lý chất lượng trong giai
đoạn thi công
57
3.1 Trình tự lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự
án
79
3.2 Trình tự lựa chọn đơn vị khảo sát thiết
kế
84

3.3 Trình tự lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát
xây dựng
87
3.4 Trình tự lựa chọn nhà thầu xây lắp 90
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu và sự cần thiết của đề tài
Cùng với tốc độ đô thị hoá của cả nước, Thành phố Bắc Ninh cũng đang
có những bước tiến tích cực về tốc độ đô thị hoá. Hàng loạt các dự án lớn của
thành phố đang được triển khai nhanh, mạnh mẽ, công tác giải phóng mặt bằng
được tập trung cao, cho thấy quyết tâm của Thành phố trong quá trình đô thị hoá
và phát triển kinh tế.
Với tốc độ đô thị hoá mạnh mẽ như vậy, các công trình được xây dựng
hàng loạt. Thêm vào đó, nhiều công trình sau một thời gian đưa vào khai thác sử
dụng đã xuống cấp, đòi hỏi phải sửa chữa, nâng cấp. Thậm chí một số công trình
có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước tình hình này, vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng càng
được đặt ra một cách cấp bách hơn bao giờ hết.
Từ đó, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong các dự án
xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh” được tác giả lựa
chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích đánh giá các kết quả đạt được và chưa đạt được
trong quá trình quản lý các dự án trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh từ đó đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lượng các công trình xây dựng.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá các dự án xây dựng đã và đang triển khai trên địa
bàn Thành phố Bắc Ninh.

- Nghiên cứu một số các công trình xây dựng đã triển khai ở một số cơ sở
trên địa bàn thành phố.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp:
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
- Nghiên cứu tài liệu, tham khảo các kinh nghiệm quản lý dự án của
các địa phương.
- Tổng hợp, phân tích các dự án đã và đang triển khai trên cơ sở đó
đánh giá mặt đạt được và chưa đạt được; từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA thành phố Bắc Ninh
nói riêng và dự án xây dựng cơ bản nói chung ở cấp cơ sở.
5. Đề cương nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của luận án sẽ được thể hiện trong các chương sau:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý chất lượng xây dựng công
trình.
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng.
1.1.1 Khái niệm về dự án xây dựng công trình và quản lý dự án xây dựng
công trình.
1.1.2 Quản lý chất lượng trong các dự án xây dựng công trình.
1.2. Một số nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong các dự án xây
dựng công trình.
1.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý chất lượng.
Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng trong các dự án xây dựng
công trình trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh.
2.1. Giới thiệu về Ban quản lý dự án.
- Lịch sử phát triển.
- Cơ cấu tổ chức.

- Một số kết quả hoạt động chủ yếu.
2.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng trong các dự án
xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh.
2.2.1 Kế hoạch vốn hàng năm.
2.2.2. Quản lý chất lượng trong giai đoạn hình thành dự án.
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
2.2.3. Quản lý chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án
(Khảo sát, thiết kế, đấu thầu).
2.2.4. Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công.
2.3. Các hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng
trong các dự án xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh.
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và chiến lược phát triển Thành
phố Bắc Ninh.
3.2. Các nguyên tắc hoàn thiện quản lý chất lượng.
3.3. Đề xuất một số giải pháp.
3.3.1 Giải pháp về cơ cấu tổ chức.
3.3.2 Giải pháp về vốn đầu tư.
3.3.3. Các giải pháp liên quan tới lập dự án.
3.3.4. Các giải pháp liên quan tới công tác khảo sát thiết kế.
3.3.5. Các giải pháp liên quan tới công tác giám sát.
3.3.6. Các giải pháp liên quan tới công tác đấu thầu.
3.3.7. Các giải pháp liên quan đến thi công xây dựng công trinh.
Kết luận và kiến nghị
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng.
1.1.1. Khái niệm về dự án xây dựng công trình và quản lý dự án xây
dựng công trình.
1.1.1.1. Dự án xây dựng công trình.
a. Khái niệm dự án xây dựng công trình.
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng
nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định.
b. Các đặc trưng cơ bản của dự án xây dựng công trình.
- Dự án xây dựng công trình giao thông có mục đích, mục tiêu rõ ràng.
Mỗi dự án là một tập hợp nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt tới một kết quả
xác định như.
- Dự án xây dựng công trình có thời gian thực hiện xác định, có thời điểm
bắt đầu và kết thúc. Một dự án có thể được thực hiện qua nhiều giai đoạn khác
nhau, tuy nhiên mỗi giai đoạn đều có thời gian cụ thể của nó.
- Sản phẩm của dự án xây dựng công trình mang tính đơn chiếc, độc đáo.
- Dự án bị hạn chế bởi nguồn lực: tài chính, thiết bị, con người.
d. Phân loại dự án xây dựng công trình (được quy định tại Nghị định
12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính Phủ)
- Phân loại theo quy mô và tính chất dự án:
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
Dự án quan trọng quốc gia
Theo Nghị Quyết
số 66/2006/QH11
của Quốc Hội

Nhóm A Trên 1.500 tỷ đồng
Nhóm B Từ 75 đến 1.500 tỷ
đồng
Nhóm C Dưới 75 tỷ đồng
- Phân loại theo nguồn vốn đầu tư dự án:
• Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
• Dự án sử dung vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước;
• Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước;
• Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn
hợp nhiều nguồn vốn.
1.1.1.2. Quản lý dự án xây dựng công trình.
a. Khái niệm quản lý dự án xây dựng công trình: Quản lý dự án xây dựng
là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình
phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho công trình dự án hoàn thành đúng thời
hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt, đạt được các yêu cầu đã định về ký
thuật, chất lượng, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường bằng những
phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
b. Nội dung quản lý dự án xây dựng công trình.
Quản lý dự án xây dựng công trình gồm 3 nội dung chủ yếu là lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát trong quá trình thực hiện.
- Lập kế hoạch: là khâu dự báo các quá trình thực hiện dự án về mọi mặt
liên quan, thông thường phải lập các kế hoạch cơ bản sau đây:
• Kế hoạch tổng thể các việc phải thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự
án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
vào khai thác, sử dụng. Bản kế hoạch này được lập trên cơ sở khống chế
về nguồn vốn, nhân lực, thời gian thực hiện và các mục tiêu đã xác định

của dự án;
• Kế hoạch tiến độ - thời gian là bản kế hoạch chi tiết cho sự phối hợp các
đơn vị cùng thực hiện dự án, cho các việc phải tiến hành cho từng đơn vị
thành phần tham gia thực hiện dự án, kế hoạch phân bổ các dạng tài
nguyên chi phí, nhân lực và thời điểm với các khống chế chi tiết;
• Kế hoạch tài chính: là bản kế hoạch chi tiết về cung ứng và luân chuyển
nguồn tiền đảm bảo mức độ và thời gian mà nguồn tiền phải đáp ứng để mọi
hoạt động thực hiện dự án được thuận lợi. Bản kế hoạch này cho biết sự luân
chuyển dòng tiền tệ hợp lý, hợp lý và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về
quản lý tài chính.
- Tổ chức thực hiện là khâu triển khai thực hiện các bước theo các kế
hoạch đã được lập. Tổ chức thực hiện dự án bao gồm các giai đoạn cơ bản là:
• Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: giai đoạn này thực hiện việc lựa chọn đơn vị tư
vấn lập dự án đầu tư; tổ chức thẩm định dự án đầu tư; trình duyệt dự án
đầu tư, kết quả của giai đoạn này là chủ đầu tư có quyết định phê duyệt dự
án đầu tư;
• Giai đoạn thực hiện đầu tư: giai đoạn này thực hiện việc lựa chọn nhà
thầu lập thiết kế kỹ thuật, lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức lựa chọn nhà
thầu tư vấn giám sát, lựa chọn nhà thầu xây lắp; mua bảo hiểm xây dựng
công trình, tiến hành xây lắp…
• Giai đoạn kết thúc xây dựng, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử
dụng: giai đoạn này thực hiện việc hoàn công công trình, tổ chức kiểm định, thử
tải và bàn giao công trình; kiểm toán, quyết toán công trình; báo cáo hoàn thành
công trình…
- Giám sát trong quá trình thực hiện dự án: là quá trình theo dõi, kiểm tra,
giám sát từng giai đoạn (chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng,
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
đưa dự án vào khai thác, sử dụng) trong tiến trình thực hiện dự án về cả 3 mặt

chất lượng, chi phí và thời gian, phân tích tình hình, giải quyết những vấn đề
liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.
c. Chu trình thực hiện quản lý dự án xây dựng công trình:
Hình 1.1. Chu trình thực hiện quản lý dự án XD công trình
Học viên: Phạm Hữu Huy
GIAI ĐOẠN
CHUẨN BỊ ĐẦU

GĐ KẾT THÚC,
XD, BÀN GIAO,
SỬ DỤNG
CHU TRÌNH KHÁI QUÁT
CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAI ĐOẠN
THỰC HIỆN
ĐẦU TƯ
Lựa chọn đơn vị
Tư vấn lập
dự án ĐTXD CT
Nghiệm thu,
hoàn công
công trình
Lập dự án đầu tư
xây dựng công
trình
Thẩm định dự án
đầu tư xây dựng
công trình
Quyết định phê

duyệt dự án
ĐTXD CT
(UBND tỉnh)
Kiểm định,
thử tải
công trình
Bàn giao công
trình đưa vào
sử dụng
Báo cáo, quyết
toán, kiểm toán,
bảo hành CT
Tiến hành
xây lắp
Chuẩn bị
trước khi XL
QL DA trong
quá trình XL
Lựa chọn Tư vấn
TKKT
Quản lý các
hợp đồng XL
Lập, trình duyệt
KHĐT
Quản lý chi phí
xây dựng
Triển khai công
tác GPMB
Quản lý
chất lượng

Lựa chọn
Tư vấn giám sát
Quản lý tiến độ
Lựa chọn nhà
thầu xây lắp
Quản lý an toàn
lao động
Mua bảo hiểm
công trình XD
Quản lý môi
trường XD
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
d. Các hình thức quản lý dự án: quản lý dự án được lựa chọn theo hai
hình thức, tuỳ thuộc vào năng lực của tổ chức, cá nhân và yêu cầu của dự án
phải thực hiện. Người quyết định đầu tư xây dựng công trình là người quyết
định hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Hình thức thuê tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình
không đủ điều kiện năng lực quản lý dự án;
- Hình thức trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực
về quản lý dự án.
1.1.2. Quản lý chất lượng trong các dự án xây dựng công trình.
1.1.2.1. Quan niệm hiện đại về chất lượng.
Thông thường xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng, chất lượng
công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng;
tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tin cậy, tính thẩm mỹ, an toàn
trong khai thác sử dụng, tính kinh tế và đặc biệt đảm bảo về tính thời gian (thời
gian phục vụ của công trình).
Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu
không chỉ từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người hưởng thụ sản phẩm

xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các
vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề cơ bản đó là:
Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình
thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo
sát thiết kế, thi công… cho đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình
sau khi đã hết thời hạn phục vụ. Chất lượng công trình xây dựng thể thiện ở chất
lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất
lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế…
Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của
nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các
bộ phận, hạng mục công trình.
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm
định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành
và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ
công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác sử dụng đối với người
thụ hưởng công trình mà còn cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội
ngũ công nhân kỹ sư xây dựng.
Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có
thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào
khai thác sử dụng.
Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư
phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư thực
hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát thiết kế, thi
công xây dựng…
Vấn đề môi trường cần chú ý ở đây không chỉ từ góc độ tác động của dự
án tới các yếu tố môi trường mà cả tác động theo chiều ngược lại, tức là tác

động của các yếu tố môi trường tới quá trình hiìn thành dự án.
1.1.2.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
a. Thực chất quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề
ra các yêu cầu, quy định và thực hiện các yêu cầu và quy định đó bằng các biện
pháp như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong
khuôn khổ một hệ thống. Hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ
yếu là công tác giám sát và tự giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác.
b. Vai trò của quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng có vai trò to lớn đối
với nhà thầu, chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, vai trò đó
được thể hiện cụ thể là:
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây
dựng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất
lao động. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có ý nghĩa
quan trọng tới năng suất lao động, thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ đối với
nhà thầu.
Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoả mãn được
các yêu cầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống. Đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu
tư với nhà thầu, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết định
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng.
Hàng năm, vốn đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 20-25%GDP.
Vì vậy, quản lý chất lượng công trình xây dựng rất cần được quan tâm. Thời
gian qua, còn có những công trình chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruột khiến dư
luận bất bình. Do vậy, vấn đề cần thiết đặt ra đó là làm sao để công tác quản lý

chất lượng công trình xây dựng có hiệu quả.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, quản lý chất lượng công trình.
Cũng như các lĩnh vực khác của sản xuất kinh doanh và dịch vụ, chất
lượng và công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có nhiều nhân tố ảnh
hưởng. Có thể phân loại các nhân tố theo nhiều tiêu chí khác nhau. Nhưng ở đây
chỉ đề cập tới việc phân loại các yếu tố ảnh hưởng theo tiêu chí chủ quan và
khách quan.
Theo chủ quan (là những yếu tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được và
chung xuất phát từ phía bản thân doanh nghiệp):
Đơn vị thi công: đơn vị này thi công xây dựng trên công trường, là người
biến sản phẩm xây dựng từ trên bản vẽ thiết kế thành sản phẩm hiện thực. Do
vậy, đơn vị thi công đóng vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng công
trình cũng như công tác quản lý chất lượng. Do vậy, bên cạnh những kỹ năng
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
nghề nghiệp mà mỗi cá nhân đơn vị có được (kỹ năng chuyên môn), mỗi cá
nhân cũng như toàn đội đều phải bồi dưỡng, đào tạo nhận thức về chất lượng và
tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng để họ ý
thức thực hiện nghiêm chỉnh. Đồng thời hướng mọi hoạt động mà họ thực hiện
đều phải vì mục tiêu chất lượng.
Chất lượng nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng, một phần hình thành nên công
trình, có thể ví như phần da và thịt, xương của công trình, nguyên vật liệu là yếu
tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Vậy nguyên vật liệu có
chất lượng như thế nào thì được coi là đảm bảo?
Với trình trạng nguyên vật liệu như hiện nay, chẳng hạn như: xi măng,
cát, đá, ngoài loại tốt, luôn luôn có một lượng hàng giả, hàng nhái với chất
lượng không đảm bảo hay nói đúng hơn là kém chất lượng, nếu có sử dụng loại
này sẽ gây ảnh hưởng tới tính mạng con người (khi công trình đã hoàn công và

được đưa vào sử dụng). Do vậy, trong quá trình thi công công trình, nếu không
được phát hiện kịp thời, sẽ bị một số công nhân ý thức kém, vì mục đích trục lợi
trộn lẫn vào quá trình thi công. Cũng vậy, đối với sắt, thép (phần khung công
trình), bên cạnh những hàng tốt, chất lượng cao, có thương hiệu nổi tiếng, còn
trôi nổi, tràn ngập trên thị trường không ít hàng nhái kém chất lượng.
Và một thực trạng nữa, các mẫu thí nghiệm đưa vào công trình, thường là
đơn vị thi công giao cho một bộ phận làm, nhưng họ không thí nghiệm mà
chứng nhận luôn, do đó không đảm bảo. Chẳng hạn như nước trộn trong bê tông
cốt thép không đảm bảo ảnh hưởng đến công tác trộn bê tông không đảm bảo.
Ý thức của công nhân trong công tác xây dựng:
Như đã được đề cập ở phần trên, ý thức công nhân trong công tác xây
dựng rất quan trọng. Ví dụ như: công nhân không có ý thức, chuyên môn kém,
trộn tỷ lệ kết phối không đúng tỷ lệ xây dựng sẽ dẫn đến những hậu quả không
lường. Sập vữa trần do xi măng không đủ nên không kết dính được.
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
Biện pháp kỹ thuật thi công:
Các quy trình phải tuân thủ quy phạm thi công, nếu không sẽ ảnh hưởng
tới chất lượng công trình, các cấu kiện chịu lực sẽ không được đảm bảo. Ví dụ
như các cấu kiện thi công công trình đặc biệt đúng trình tự, nếu thi công khác đi,
các cấu kiện sẽ không được đảm bảo dẫn đến công trình có một vài phần chịu
lực kém so với thiết kế.
Những yếu tố khách quan:
Thời tiết: khắc nghiệt, mưa dài ảnh hưởng chất lượng, tiến độ công trình,
công nhân phải làm việc đôi khi đốt cháy giai đoạn, các khoảng dừng kỹ thuật
không được như ý muốn (cốp pha cần bao nhiêu ngày, đổ trần bao nhiêu ngày)
ảnh hưởng tới chất lượng.
Địa chất công trình: nếu như địa chất phức tạp, ảnh hưởng tới công tác
khảo sát dẫn đến nhà thầu, chủ đầu tư, thiết kế phải bàn bạc lại, mất thời gian do

thay đổi, xử lý các phương án nền móng công trình ảnh hưởng đến tiến độ chung
của công trình. Đối với các công trình yêu cầu tiến độ thì đây là một điều bất lợi,
bởi lẽ công việc xử lý nền móng phải tốn một thời gian dài.
1.2. Một số nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong các dự án xây
dựng công trình.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể
tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: chủ đầu tư,
nhà thầu, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế,
thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng.
Theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng, hoạt động quản lý chất lượng công trình
xây dựng xuyên suốt các giai đoạn từ khảo sát, thiết kế đến thi công và khai thác
công trình.
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
1.2.1. Hoạt động quản lý chất lượng trong gian đoạn khảo sát.
Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công
tác khảo sát xây dựng.
Chủ đầu tư thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên, có
hệ thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc. Trường hợp
không có đủ điều kiện năng lực thì chủ đầu tư phải thuê tư vấn giám sát công tác
khảo sát xây dựng.
Nội dung tự giám sát công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây
dựng:
a. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã
được chủ đầu tư phê duyệt;
b. Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký khảo sát xây dựng.
Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng của chủ đầu tư:
a. Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát

xây dựng so với hồ sơ dự thầu về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát,
phòng thí nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng;
Hình 1.2 Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình
Học viên: Phạm Hữu Huy
Hoạt động xây dựng Hoạt động quản lý chất lượng
Khảo sát
Thiết kế
Thi công xây dựng
Khai thác công trình
- tự giám sát của nhà thầu khảo sát
- giám sát của chủ đầu tư
- tự giám sát của nhà thiết kế
- thẩm tra thiết kế của chủ đầu tư
- tự giám sát của nhà thầu xây dựng
- giám sát và nghiệm thu của chủ
đầu tư
- bảo hành công trình
- bảo trì công trình
Các tiêu
chuẩn,
quy
chuẩn
xây
dựng
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
b. Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện
quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi,
kiểm tra phải được ghi chép vào nhật ký khảo sát xây dựng;
c. Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệ môi

trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát.
1.2.2. Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế.
Sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu
và xác nhận. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho
nhà thi công xây dựng.
Tuỳ theo tính chất, quy mô và yêu cầu của công trình xây dựng, chủ đầu tư
được thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình để
thực hiện thẩm tra thiết kế và phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra. Trường
hợp thiết kế không bảo đảm yêu cầu theo hợp đồng thì nhà thầu thiết kế phải
thiết kế lại và chịu mọi chi phí, kể cả chi phí thẩm tra thiết kế.
Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và
pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường thiệt hại
khi sử dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ
thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây
dựng và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.
1.2.3. Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây
dựng.
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản
lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công
trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà
thầu thiết kế xây dựng công trình.
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng
lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng
lực hoạt động xây dựng thực hiện.
a. Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu:
- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô
công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận

thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công triìn xây dựng;
- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công
trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng
theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;
- Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
- Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công
trường;
- Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây
dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;
- Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và
vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;
- Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định và lập phiếu yêu cầu
chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư
và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi
vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không đảm
bảo chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác
gây ra thiệt hại.
b. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu
tư:
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng:
Học viên: Phạm Hữu Huy
Trường Đại học GTVT Hà Nội
93
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình
đưa vào thi công trường;
+ Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công
trình đưa vào công trường;
+ Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công

trình;
+ Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn
phục vụ thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công
trình.
- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công
trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết
kế, bao gồm:
+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm
của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị
của các tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật
liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa
vào xây dựng công trình;
+ Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào
công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm
tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
- Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
+ Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
+ Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công
xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra
đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy
định;
Học viên: Phạm Hữu Huy

×