Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY SẤY SẢN PHẨM PHẤN HOA NĂNG SUẤT 50KGMẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY SẤY
SẢN PHẨM PHẤN HOA NĂNG SUẤT 50KG/MẺ

Họ và tên sinh viên : Cao Trung Hiệp
Dương Thị Thảo
Ngành: Công Nghệ Nhiệt Lạnh
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 06/2009
 


TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY SẤY
SẢN PHẨM PHẤN HOA NĂNG SUẤT 50KG/MẺ

Tác giả

Cao Trung Hiệp
Dương Thị Thảo

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Công Nghệ Nhiệt Lạnh

Giáo viên hướng dẫn:
PGS – TS. Nguyễn Hay


ThS. Nguyễn Văn Công Chính

Tháng 06 năm 2009
 


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đến:
-

Đấng sinh thành

-

Quý thầy cô

-

Thầy hướng dẫn

-

Bạn bè thân hữu

Đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài này.

ii



TÓM TẮT
Tên đề tài: “Tính toán, thiết kế mô hình máy sấy sản phẩm phấn hoa với năng
suất 50 kg/mẻ”.
1. Mục tiêu
- Khảo nghiệm mô hình máy sấy chân không với sản phẩm phấn hoa tại Trung
Tâm Công Nghệ và Thiết Bị Nhiệt Lạnh.
- Thiết kế máy sấy chân không năng suất 50 kg/mẻ.
- Khảo nghiệm chọn ra nhiệt độ sấy và chế độ sấy phù hợp cho sản phẩm phấn
hoa.
2. Nội dung thực hiện
- Tìm hiểu về sản phẩm phấn hoa.
- Tìm hiểu lý thuyết sấy chân không, chọn mô hình máy sấy.
- Khảo nghiệm mô hình máy sấy chân không.
- Tính toán thiết kế các bộ phận chính của mô hình máy sấy chân không năng
suất 50 kg/mẻ.
- Thu thập số liệu, tổng hợp, đánh giá.
3. Kết quả chính đạt được
a/ Kết quả khảo nghiệm trên mô hình máy sấy chân không:
- Chọn ra được chế độ sấy phù hợp.
+ Nhiệt độ sấy: 42 oC.
+ Áp suất sấy: P = - 70 cmHg.
+ Độ ẩm vật liệu sấy: 24,3 % → 9 %.
- Kết quả cảm quan: phấn hoa giữ được màu sắc tươi vàng ban đầu.
b/ Tính toán thiết kế mô hình máy:
- Nguyên lý sấy chân không.
- Phương pháp cấp nhiệt bằng bức xạ.
- Năng suất máy 50 kg/mẻ.
- Buồng sấy dạng hình trụ có bán kính 0,85 m, dài 1,4 m.

iii



- Bộ phận cấp nhiệt bằng điện, tổng công suất 14,2 kW gồm 28 hộp điện trở,
mỗi hộp gồm 3 điện trở, công suất mỗi cái 180 W.
- Bơm chân không có công suất 7,5 hp.
- Máy nén lạnh có công suất 2,5 hp.

SV thực hiện

Cao Trung Hiệp

GV hướng dẫn đề tài.

Dương Thị Thảo

iv


MỤC LỤC
Trang

Trang bìa..........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................................ii
TÓM TẮT .................................................................................................................................iii

1. Mục tiêu ................................................................................................................. iii
2. Nội dung thực hiện................................................................................................. iii
3. Kết quả chính đạt được .......................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN ........................................................................................................... 3

2.1 Tổng quan về ong ..................................................................................................3
2.1.1 Loài ong mật ...................................................................................................3
2.1.2 Thành phần của một đàn ong ..........................................................................4
2.1.3 Thời gian phát triển của ong ...........................................................................7
2.1.4 Thức ăn của ong ..............................................................................................8
2.1.5 Các sản phẩm từ ong .......................................................................................8
2.2 Tổng quan về phấn hoa........................................................................................15
2.2.1 Khái niệm nguồn gốc và thành phần phấn hoa .............................................15
2.2.2 Một số loại cây cho phấn hoa ở Việt Nam...................................................18
2.2.3 Công dụng của phấn hoa ...............................................................................20
2.2.4 Cách sử dụng phấn hoa .................................................................................21
2.2.5 Thành phần phấn hoa: ...................................................................................21
2.2.6 Bảo quản phấn hoa ........................................................................................23
2.2.7 Một số quy định về tiêu chuẩn của phấn hoa................................................25
2.3 Tìm hiểu chung về quá trình sấy..........................................................................26
2.3.1 Khái niệm về sấy..........................................................................................26
2.3.2 Ẩm trong vật liệu sấy ...................................................................................26
v


2.3.3 Phân lọai VLA và đặc tính xốp của VL ........................................................29
2.3.4 Các dạng liên kết ẩm .....................................................................................29
2.3.5 Truyền nhiệt Truyền chất và Động học quá trình sấy...................................29
2.3.6 Các phương pháp sấy và thiết bị sấy hiện nay ..............................................32
2.4 Tìm hiểu chung về máy sấy chân không .............................................................34

2.4.1 Nguyên lý cơ bản của máy sấy chân không..................................................34
2.4.2 Hệ thống chân không trong thiết bị sấy chân không.....................................34
2.5 Cở sở lý thuyết tính toán các thiết bị trong máy sấy chân không.......................36
2.5.1 Khái niệm cơ bản về bức xạ nhiệt.................................................................36
2.5.2. Sự phân bố các dòng bức xạ.........................................................................37
2.5.3. Cường độ dòng bức xạ .................................................................................37
2.5.4 Các định luật cơ bản của bức xạ nhiệt ..........................................................38
2.6 Cơ sở tính toán bơm chân không .........................................................................43
2.7 Tính toán bộ ngưng tụ..........................................................................................44
2.8 Tính toán công suất để chọn bơm nước...............................................................45
2.9 Cơ sở tính dàn lạnh, dàn nóng .............................................................................45
a. Dàn lạnh .............................................................................................................45
b. Dàn nóng ............................................................................................................46
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN .................................................................. 49

3.1 Phương pháp : ......................................................................................................49
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: ..............................................................49
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: ........................................................49
3.1.3 Phương pháp thiết kế.....................................................................................50
3.2 Phương tiện ..........................................................................................................50
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................. 51

4.1 Tìm hiểu về máy sấy dùng trong khảo nghiệm sấy phấn hoa..............................51
4.1.1 Cấu tạo ..........................................................................................................51
4.1.2 Nguyên lý hoạt động .....................................................................................53
4.2 Kết quả khảo nghiệm ...........................................................................................54
4.2.1 mục đích khảo nghiệm ..................................................................................54
4.2.2 Trình tự thực hiện..........................................................................................54
vi



4.2.3 Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................55
4.2.4 Nhận xét chung .............................................................................................57
4.3 Cơ sở cho tính toán thiết kế máy .........................................................................58
4.4. Tính toán thiết kế máy ........................................................................................59
4.4.1 Tổng hợp số liệu ban đầu ..............................................................................59
4.4.2 Chọn mô hình................................................................................................59
4.4.3 Tính toán kích thước buồng sấy....................................................................59
4.4.4 Tính toán lượng nhiệt cần thiết cho quá trình sấy........................................62
4.4.5 Chọn bơm chân không ..................................................................................66
4.4.6 Hệ thống ngưng tụ.........................................................................................68
4.4.7 Dàn lạnh, dàn nóng .......................................................................................71
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 75

5.1 Kết luận:...............................................................................................................75
5.1.1 Khảo nghiệm máy sấy chân không ...............................................................75
5.1.2 Tính toán thiết kế máy sấy chân không 50 kg/mẻ.........................................75
5.2 Đề nghị.................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Tập bản vẽ

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTS : Hệ thống sấy

Q0 :


Dòng năng lượng bức xạ từ bên
ngoài.

KL : Khối lượng
VL : Vật liệu

QA :

Dòng năng lượng bị vật hấp thụ

VLS : Vật liệu sấy

QD :

Dòng năng lượng xuyên qua vật

VLA : Vật liệu ẩm

QR :

Dòng năng lượng bị vật phản xạ lại

VLK : Vật liệu khô

A:

Hệ số hấp thu

TNS : Tác nhân sấy


E:

Khả năng bức xạ

ω:

Độ ẩm tương đối

Ehd : Khả năng bức xạ hiệu dụng

ωk :

Độ ẩm tuyệt đối

F:

Diện tích

ω0 :

Độ ẩm ở tâm vật

δi:

Chiều dày vách

ωb :

Độ ẩm bề mặt


q:

Mật độ dòng nhiệt

ωtb :

Độ ẩm trung bình

V:

Thể tích buồng sấy

ωcb : Độ ẩm cân bằng

m:

Khối lượng không khí

ρ:

Khối lượng riêng

N:

Công suất

c:

Nhiệt dung riêng


k:

Hệ số truyền nhiệt

λ:

Hệ số dẫn nhiệt

φ :

Hệ số bền mối hàn dọc

Ga :

Khối lượng nước

C:

Hệ số bổ sung ăn mòn và bù dung sai

G:

Khối lượng VLS

p:

Áp suất

P:


Độ chênh áp

σ:

Sức căng mặt ngoài

σb :

Ứng suất bền của vật liệu

r:

Bán kính

Dn :

Đường kính ngòai của buồng sấy

Thời gian sấy

Dt :

Đường kính trong của đáy cong

t:

Nhiệt độ sấy

z:


Hệ số xét đến sự làm yếu do khoét lỗ

r:

Ẩn nhiệt hóa hơi

ht :

Chiều cao phần cong đáy.

J:

Mật độ dòng ẩm

α:

Hệ số trao đổi nhiệt

âm do chế tạo

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.01: Tổ ong mật tự nhiên......................................................................... 4
Hình 2.02: Tổ ong nuôi...................................................................................... 4
Hình 2.03: Bên trong của một tổ ong nuôi ....................................................... 4
Hình 2.04: Ong Chúa ........................................................................................ 5
Hình 2.05: Ong đực .......................................................................................... 5

Hình 2.06: Ong Thợ .......................................................................................... 6
Hình 2.07: Mật ong............................................................................................ 8
Hình 2.08: Sữa ong chúa.................................................................................. 12
Hình 2.09: Ấu trùng và nhộng ......................................................................... 14
Hình 2.10: Mật, sáp ong và keo ong................................................................ 14
Hình 2.11: Phấn hoa ........................................................................................ 16
Hình 2.12: Ong thợ đang lấy mật và phấn hoa ................................................ 16
Hình 2.13: Cách thu hoạch phấn hoa............................................................... 17
Hình 2.14: Hoa mắc cỡ .................................................................................... 18
Hình 2.15: Hoa trà. .......................................................................................... 18
Hình 2.16: Hoa cà phê

................................................................................. 18

Hình 2.17: Phơi phấn hoa ................................................................................ 23
Hình 2.18: Đường cong sấy ............................................................................. 29
Hình 2.19: Bơm piston..................................................................................... 34
Hình 2.20: Bơm cánh gạt................................................................................. 35
Hình 2.21: Trao đổi nhiệt bức xạ giữa 2 tấm phẳng đặt song song................. 39
Hình 2.22: Trao đổi nhiệt bức xạ giữa 2 vật bọc nhau .................................... 40
Hình 2.23: Dẫn nhiệt qua vách phẳng nhiều lớp ............................................. 41
Hình 2.24: Dẫn nhiệt qua vách trụ nhiều lớp................................................... 41
Hình 2.25: Trao đổi nhiệt dòng ngược chiều................................................... 43
Hình 2.26: Máy sấy chân không ký hiệu GD .................................................. 45
Hình 2.27: Máy sấy chân không băng truyền đường xoắn ốc ......................... 46
Hình 2.28: Máy sấy chân không kiểu tầng ...................................................... 46
ix


Hình 2.29: máy sấy chân không trụ tròn.......................................................... 47

Hình 2.30: Máy sấy chân không vi sóng ......................................................... 47
Hình 2.31: Máy sấy chân không đảo trộn........................................................ 47
Hình 4.1: Mô hình máy sấy chân không tại trung tâm công nghệ và thiết bị
nhiệt lạnh....................................................................................... 50
Hình 4.2: Bản vẽ mô hình máy sấy chân không tại trung tâm công nghệ và
thiết bị nhiệt lạnh. ......................................................................... 51
Hình 4.3: Phấn hoa ở các nhiệt độ sấy khác nhau ........................................... 56
Hình 4.4: Khay sấy .......................................................................................... 58
Hình 4.5: Khung chứa khay............................................................................. 58
Hình 4.6: Thùng sấy......................................................................................... 59
Hình 4.7: Bố trí các thiết bị sấy ....................................................................... 60
Hình 4.8: Thanh điện trở.................................................................................. 64
Hình 4.9: Bản vẽ máy sấy sau khi thiết kế .................................................... 71

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Bảng thời gian phát triển của ong ý tại Việt Nam (ngày)......................8
Bảng 2: Sản lượng xuất khẩu ong mật hàng năm..............................................11
Bảng 3: Kích thước hạt phấn hoa mắc cỡ .........................................................19
Bảng 4: Kích thước hạt phấn hoa trà.................................................................19
Bảng 5: Kích thước hạt phấn hoa cà phê...........................................................20
Bảng 6: Bảng phân lọai các dạng bức xạ theo chiều dài bước sóng ................36
Bảng 7: Hệ số truyền nhiệt,mật độ dòng nhiệt của các loại thiết bị ngưng tụ. .45

xi


Chương 1

MỞ ĐẦU
Nước ta là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế cho phát triển sản xuất
ngành ong mật như có hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên, diện tích cây công nghiệp lâu
năm, đây là nguồn thức ăn dồi dào cho ong mật. Với những thuận lợi đó thì trong
những năm gần đây ngành nuôi ong ở nước ta đang ở thời kì phát triển với quy mô
ngày càng lớn. Sản phẩm khai thác từ loài ong mật không chỉ có mật ong mà còn có
nhiều sản phẩm khác như sữa ong chúa, phấn hoa, nọc ong, keo ong, sáp ong và cả xác
của các loài ong. Đây là một nguồn dược liệu và thực phẩm có giá trị khá cao cho đời
sống và cũng là nguồn xuất khẩu. Sản phẩm mật ong của nước ta được xuất khẩu đi
các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Châu Âu đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể
hàng năm.
Bên cạnh tiềm năng kể trên, chúng ta đang đứng trước một số tồn tại trong việc
chế biến và bảo quản các sản phẩm từ ong mật. Chất lượng của sản phẩm chưa đáp
ứng yêu cầu của khách hàng khó tính tại các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ,… khâu
chế biến còn rất thô sơ, mặt hàng chưa đa dạng đó là những yếu tố gây khó khăn cho
việc xuất khẩu sản phẩm mật ong mà phấn hoa là một ví dụ.
Trong phấn hoa gồm nước, protein, gluxít, lipit và khoáng chất cùng nhiều
enzim, coenzim, vitamine và các chất có hoạt tính chống ôxy hoá. Phấn hoa khi ong
mang về thường có hàm lượng nước rất cao (25 - 40%) nên chúng dễ bị lên men và bị
thối rữa, do vậy phải bảo quản lạnh hoặc phải sấy khô. Thực tế ở hầu hết các cơ sở
sản xuất vẫn chưa có các quy trình công nghệ cũng như các thiết bị tiên tiến để
sấy và bảo quản phấn hoa. Người dân chủ yếu đem phấn hoa thu được ra phơi khô
ngoài nắng, hoặc đưa vào sấy trong các lò sấy thủ công, đốt nóng bằng than, củi.
1


Cách làm này đã không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, do vậy phấn hoa thu
được chủ yếu dùng cho ong ăn lại. Hiện tại, vẫn chưa có các số liệu thống kê
chính xác về sản lượng phấn hoa hàng năm thu được, tuy nhiên với tổng số 800
ngàn đàn ong hiện có, sản lượng phấn thu hàng năm ước đạt khoảng trên 800 tấn.

Tuy nhiên do khâu thu hoạch sơ chế và bảo quản không tốt cho nên phấn hoa vẫn
chưa thể xuất khẩu phổ biến như các loại sản phẩm ong mật khác, vì vậy trong khi
sử dụng sản phẩm phấn hoa ta còn để lãng phí nhiều.
Năm 2007, Công ty cổ phần ong mật Đăk Lăk có tiến hành đề tài thử
nghiệm sấy phấn hoa bằng máy sấy chân không. Kết quả bước đầu đã cho thấy
phấn hoa khô thu được tốt hơn so với các loại phấn hoa sấy thủ công hoặc phơi
nắng. Tuy nhiên do công suất còn hạn chế (15 – 20 kg/ngày), thời gian sấy khá
dài (từ 8,5 - 9 giờ) do vậy vẫn chưa ứng dụng rộng rãi vào các cơ sở sản xuất (Lê
Minh Hoàng và cộng sự, 2007).
Từ những nguyên nhân trên, với mong muốn nâng cao chất lượng sản phẩm
phấn hoa, để phấn hoa trở thành một mặt hàng xuất khẩu dưới dạng thực phẩm cao
cấp, có giá trị về mặt kinh tế, việc nghiên cứu và chế tạo máy sấy cho sản phẩm phấn
hoa là vấn đề cấp thiết. Được sự chấp thuận của Ban chủ nhiệm khoa Cơ Khí – Công
Nghệ và hướng dẫn của thầy: PGS.TS Nguyễn Hay và Ths.Nguyễn Văn Công Chính;
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài :“ Tính toán, thiết kế mô hình máy sấy sản
phẩm phấn hoa với năng suất 50 kg/mẻ”.
Mục đích chính của đề tài: nghiên cứu quy trình công nghệ sấy phấn hoa trên
mô hình máy sấy chân không và tính toán thiết kế máy sấy chân không với năng suất
50kg/mẻ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về ong
2.1.1 Loài ong mật
a) Khái niệm
Ong mật (honey-bee): thuộc chi ong mật (Apis) họ Ong mật (Apidae), bộ Cánh
màng (Hymenoptera). Gồm những loài ong có đời sống xã hội và bản năng sản xuất

mật, là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn
đều có ong chúa, ong thợ, ong đực,... và có sự phân công công việc rất rõ ràng. Ong
mật được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, phấn hoa, sáp ong, sữa
ong chúa, v.v….
b) Phân loại
Phân loại theo nơi cư trú có hai loài ong.
- Ong làm tổ ngoài trời (lộ thiên): ví dụ như ong khoái.
- Ong làm tổ trong hốc đá, hốc cây hoặc, thùng ong như ong nội địa, ong Ý, .v.v.
Phân loại theo địa lý:
- Ong Italia (A. mellifera) có nhiều chủng khác nhau, phân bố chủ yếu ở
Châu Âu. Hiện được di nhập, thuần hoá ở nhiều nước Châu Á.
- Ong Châu Á (A. cerana): cơ thể nhỏ hơn ong Italia, có các chủng như A.
cerana japonica; A. cerana sinensis (cg. A. cerana cerana) và A. cerana indica.
- Ong khoái (A. dorsata) : có kích thước lớn (ong khổng lồ), năng suất mật cao,
làm tổ ngoài trời, mỗi tổ chỉ có một cầu, đến nay chưa thuần hoá được. Ong khoái rất
hung dữ, khi tổ bị quấy phá thì cả đàn tấn công lại.
3


Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới tổ chức nuôi và khai thác loài ong nuôi trong thùng.
Điển hình lá loài ong Ý.

Hình 2.1: Tổ ong mật tự nhiên (nguồn ,
www.moh.gov.vn/.../InfoPreview.jsp?ID=6176)

Hình 2.2: Tổ ong nuôi

Hình 2.3: Bên trong của một tổ ong nuôi

(nguồn />2.1.2 Thành phần của một đàn ong

Trong một đàn ong mật có ong chúa, ong đực, ong thợ và ấu trùng con.
1) Ong chúa
Ong chúa có hình dạng lớn nhất trong đàn thân dài 20 - 25 mm. Cánh ngắn, kim
châm ngắn, dáng cân đối, bụng thon dài, ong chúa mới đẻ có lớp lông tơ nhiều, mịn,
bò nhanh nhẹn. Ong chúa được sản sinh: khi ong chia đàn, khi chúa già đẻ kém, khi
ong mất chúa. Ong chúa có thể chủ động đẻ trứng thụ tinh để nở thành ong thợ hoặc
4


trứng không thụ tinh để trở thành ong đực. Trong đàn, ong chúa là cá thể duy nhất có
khả năng sinh sản để duy trì bầy đàn và điều tiết của hoạt động của đàn ong. Tuổi thọ
ong chúa từ 3 --> 5 năm. Bình thường mỗi đàn ong chỉ có một con ong chúa. Ong
chúa của giống ong nội đẻ trung bình 400 - 600 trứng/ngày đêm.

Hình 2.4: Ong Chúa (nguồn />2). Ong Đực
Số lượng từ vài con đến hàng trăm con và chỉ xuất hiện khi đàn ong ở thế xung
mãn. Ong đực chỉ có một tác dụng là giao phối với chúa tơ. Chúng có thể sống trong
50 - 60 ngày. Sau khi giao phối, ong đực bị chết hoặc khi thiếu ăn chúng sẽ bị ong thợ
đuổi ra ngoài và bị chết đói.

Hình 2.5: Ong đực (nguồn /> />
5


3. Ong Thợ
Là thành phần chủ lực của đàn ong. Ong thợ là con cái nhưng buồng trứng không
phát triển nên không sinh sản được. Ong thợ thực hiện tất cả công việc của đàn ong:
bảo vệ tổ, sản sinh sữa chúa để nuôi ấu trùng, hút mật hoa, lấy phấn hoa, luyện thành
mật ong. Tuổi thọ của ong thợ chỉ kéo dài từ 5 - 8 tuần. Khi phải nuôi nhiều ấu trùng,
lấy mật nhiều thì tuổi thọ giảm và ngược lại. Một số ong thợ làm nhiệm vụ trinh sát,

bay đi tìm nguồn mật, phấn hoa và thông báo cho các ong thu hoạch biết đến hút mật
chuyển cho ong tiếp nhận. Ong tiếp nhận tiết thêm men vào mật, quạt gió và chuyển
dần mật từ các lỗ tổ ở phía dưới lên trên của bánh tổ. Chúng làm việc được phân công
theo ngày tuổi.

Hình 2.6: Ong Thợ (nguồn /> />jpg)
- Từ 1 --> 3 ngày tuổi: mới ra đời nên chỉ ở trong tổ làm nhiệm vụ bảo ôn (quạt
thông khí và điều hòa nhiệt độ trong tổ)
- Từ 3 --> 10 ngày tuổi: ở tuổi này hạch tiết sữa phát triển, ong thợ ăn mật và
phấn hoa để tạo ra sữa nuôi ấu trùng tuổi nhỏ và nuôi ong chúa (do đó sữa này được
gọi là sữa ong chúa)
- Từ 10 --> 20 ngày tuổi: ở tuổi này hạch tiết sáp phát triển, ong thợ làm nhiệm
vụ xây tổ và ra ngoài tập bay, nhận diện cửa tổ để chuẩn bị đi làm việc bên ngoài,
chúng còn làm nhiệm vụ lấy mật.

6


- Từ 20 ngày tuổi trở lên: ong đã trưởng thành và đi lấy mật hoa và phấn hoa, khi
về già chúng làm nhiệm vụ canh tổ, đến khi gần chết chúng bay xa tổ và chết, như vậy
ta không bao giờ thấy ong chết già ở trong tổ hoặc gần tổ.
4. Ấu trùng ong
Trong các ô lăng của bánh tổ ong ta thấy có trứng và các con ấu trùng màu trắng
sửa và các ô lăng bị bít sáp.
- Ấu trùng ong chúa (15 ngày)
Trứng: 3 ngày
Ấu trùng: 5.5 ngày
Nhộng: 6.5 ngày
- Ấu trùng ong thợ: (21 ngày)
- Trứng: 3 ngày

-Ấu trùng: 6 ngày
- Nhộng: 12 ngày
- Ấu trùng ong Đực: (22.5 ngày)
- Trứng: 3 ngày
- Ấu trùng: 6.5 ngày
- Nhộng: 13 ngày
- Ấu trùng ong chúa được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa ong chúa.
- Ấu trùng ong đực được nuôi 3 ngày đầu bằng sữa và 3,5 ngày sau bằng hỗn hợp
phấn hoa và mật ong.
- Ấu trùng ong thợ cũng giống như ấu trùng ong đực 3 ngày đầu bằng sữa và
3 ngày sau bằng phấn hoa và mật.
2.1.3 Thời gian phát triển của ong
Ong là loại côn trùng biến thái hoàn toàn. Thời gian phát triển trải qua 4 giai
đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và ong trưởng thành. Đầu tiên trứng được đẻ vào lỗ tổ sau
đó nở thành ấu trùng. Ấu trùng phát triển thành nhộng ở bên trong ô lăng vít nắp. Sau
đó nhộng phát triểm thành ong trưởng thành rồi cắn vít nắp chui ra ngoài. Sau đây là
bảng thời gian phát triển của ong ý tại Việt Nam (Nguyễn Quang Tấn, 1992).

7


Ong thợ và ong chúa đều phát triển từ trứng thụ tinh. Tuy nhiên, ấu trùng ong
chúa được phát triển từ bên trong mũ chúa và được nuôi dưỡng suốt đời bằng sữa ong
chúa. Trái lại, ấu trùng ong thợ phát triển bên trong ô lăng ong thợ, chỉ được nuôi
dưỡng bằng hỗn hợp phấn hoa và mật ong.
Bảng 1: Bảng thời gian phát triển của ong ý tại Việt Nam (ngày)
Loại ong

Trứng


Ấu trùng

Nhộng

Tổng cộng

Ong chúa

3

5

7-9

15-17

Ong thợ

2.9

5.8

11.8

20.5

Ong đực

3.0


6.7

14.7

24.4

2.1.4 Thức ăn của ong
Thức ăn chính của ong là mật hoa và phấn hoa. Do đó phải bố trí đàn ong thường
xuyên ở những nơi có cây nguồn mật, nguồn phấn. Trong trường hợp thiếu nguồn tự
nhiên, người nuôi phải cho ong ăn bổ sung đường, vitamin nhưng phải đảm bảo vệ
sinh.Thiếu thức ăn đàn ong phát triển kém và không ổn định. Ong chúa đẻ kém không
có các lớp ong kế tiếp nhau liên tục, thế đàn giảm sút nhanh, bệnh ong dễ phát sinh,
dẫn
tới đàn ong bỏ tổ tìm nơi khác có nguồn thức ăn.
2.1.5 Các sản phẩm từ ong
Sản phẩm khai thác từ loài ong mật không chỉ có mật ong mà còn có nhiều sản
phẩm khác như sửa ong chúa, phấn hoa, nọc ong, keo ong, sáp ong và cả xác của các
loài ong.
a). Mật ong
(nguồn công ty ong mật Phương Nam,)

Hình 2.7: Mật ong (Nguồn: docbao.vn/News.aspx?catid=17&id=68758,)
8


9 Định nghĩa: Định nghĩa cho mật ong quả là không dễ dàng và người ta
thường chỉ phát biểu định nghĩa khi xây dựng những tiêu chuẩn hoặc luật pháp có liên
quan đến mua bán mặt hàng mật ong. Tiêu chuẩn quốc tế (Uỷ ban luật thực phẩm) nêu
định nghĩa như sau:
Mật ong là chất ngọt không lên men, do ong lấy mật hoa hoặc dịch tiết từ

bộ phận sống khác trên cây chế tạo ra, sau khi kiếm về chế biến và trộn với những chất
liệu đặc biệt rồi bảo quản (đã đạt độ chín) trong bánh tổ mật. Mật ong không được có
bất kỳ hương vị hoặc mùi khó chịu nào được hấp thụ và chất lạ trong quá trình chế
biến và bảo quản, cũng như không chứa những chất độc thực vật tự nhiên với hàm
lượng có thể gây hại cho sức khoẻ con người.
Có thể nêu định nghĩa mang tính chất sinh học dưới đây:
Mật ong là một chất do ong và một số loài côn trùng sống xã hội chế tạo ra từ
mật hoa hoặc dịch ngọt mà chúng lấy từ cây cối đang sống về, rồi chế biến bằng cách
cho bốc hơi nước đi và tác động en-zim do chính chúng tiết ra. Thông thường, ong vít
lắp lỗ tổ chứa mật đã chế tạo xong.
9 Nguồn gốc mật ong:
Mật ong là một sản phẩm tự nhiên do ong thu hoạch từ mật hoa về tổ rồi chế
biến thành mật ong.
9 Quá trình hình thành mật ong
Ong thợ thu hoạch mật hoa (loại dịch tiết trên hoa để hấp dẫn côn trùng đến thụ
phấn cho hoa) hoặc dịch tiết của một số loại cây (dịch tiết ở lá non, kẽ lá…), sau khi
mang mật hoa về đàn (tổ) ong sẽ chế biến mật hoa thành mật ong thông qua việc tiết 1
số loại Enzim chuyển hóa thành phần các chất trong mật hoa thành mật ong đồng thời
ong thợ cũng quạt gió để hạ thủy phần trong mật vì vậy mật ong có hương, vị và độ
đặc tốt hơn mật hoa.
Mật ong khai thác từ các loại hoa khác nhau thì hương vị và đặc trưng về màu
sắc, thành phần các chất khác nhau. Với những vùng hoa tập trung một loại cây nguồn
mật thì sẽ có thể khai thác được loại mật đặc trưng của hoa đó nên Việt nam có: mật
ong Nhãn, mật ong Vải, mật ong Táo, mật ong Bạch đàn, mật ong Cà phê, mật ong
hoa rừng… hoặc căn cứ vùng khai thác với loại mật đặc trưng có thể gọi theo tên địa
phương như: mật Mộc Châu, mật Tây nguyên...
9


9 Đặc điểm của mật ong

Mật ong là chất ngọt, dính và thơm do ong chế biến từ mật hoa của cây, cũng
như từ chất ngọt do tế bào của cây tiết ra hoặc do côn trùng (rệp cây) tiết ra gọi là mật
ong nguyên chất. Mật ong nguyên chất có thể có dạng kết tinh thành khối. Các sản
phẩm khác do ong chế biến bằng cách cho ong ăn xiro khác không thuộc loại mật ong
nguyên chất.
9 Thành phần của mật ong :
Thành phần dinh dưỡng của mật ong khác nhau do chủng loại ong và địa lý
từng nơi, nhưng nhìn chung mật ong có dạng keo dính, trong, vị ngọt, thành phần nước
chiếm 18 %, hàm lượng đường gluco và đường xáccaro chiếm tới 65 % - 70 %, protein
khoảng 0,3 %, axit amin mà cơ thể cần thiết cũng như một số khoáng chất có hàm
lượng tương đương với huyết thanh trong cơ thể. Chính vì những thành phần trên tồn
tại trong mật ong, nên tác dụng bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh của nó luôn được đánh
giá cao...
9 Công dụng của mật ong
- Mật ong là sản phẩm giàu năng lượng, sử dụng mật ong bồi bổ sức khoẻ, tăng sinh
lực, tăng tuổi thọ.
- Bồi bổ sức khoẻ, tăng cường sinh lực, có tác dụng tốt đối với các bệnh viêm họng, hô
hấp, ho lao, bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm loét dạ dày, đại tràng, suy nhược cơ
thể...
- Tăng cường sức khoẻ cho người già, trẻ em, người mới ốm dậy, phụ nữ có thai và
sau khi sinh nở.
-Năng lượng: 1 kg mật ong cung cấp cho con người 3150-3350 calo
- Dùng trước bữa ăn chữa béo phì.
- Có tác dụng giữ ẩm, làm mịn và đẹp da mặt.
Sử dụng:
- Ăn trực tiếp, trộn với kem hoặc sữa, phết lên bánh mỳ hoặc pha trà, pha sữa…
- Ngâm với trứng gà, ngâm trộn với nấm Linh chi, nhân sâm, tam thất, bột nghệ, phấn
hoa

10



- Dùng trong công nghiệp thực phẩm làm bánh kẹo, bánh dẻo, bánh nướng, kem, sữa
chua và các loại nước giải khát, đồ uống, pha rượu hoặc có thể dùng làm dăm bông,
quay gà, vịt, lợn..
- Thay thế và bổ sung cho chất ngọt công nghiệp ít giá trị dinh dưỡng (đường hoá học)
hoặc chất gây béo phì (đường ăn). Mật ong là chất ngọt tự nhiên giàu Vitamin và chất
khoáng nên lượng dùng không hạn chế và tuỳ sở thích từng người
9 Vài nét về thị trường mật ong thế giới
Hiện nay thì Việt Nam là một trong 10 quốc gia xuất khẩu mật ong hàng đầu
trên thế giới xếp thứ hai ở châu Á chỉ sau Trung Quốc.
Bảng 2: Sản lượng xuất khẩu ong mật hàng năm.
Tổng sản lượng
13,000 MT
14,000 MT
16,000 MT
12,000 MT
14,000 MT
Nguồn: Copyright © IHEO 2005

Xuất khẩu (MT)
12,000 MT
12,000 MT
14,000 MT
10,000 MT
12,000 MT

Năm
2007
2006

2005
2004
2003

b) Sữa Ong Chúa
9 Định nghĩa: Sữa ong chúa là chất dinh dưỡng đặc biệt quý của đàn ong do
ong thợ tiết ra để nuôi ong chúa và ấu trùng ong dưới 3 ngày tuổi.
Sữa ong chúa là sản phẩm cao cấp, quý giá nhất trong tất cả các sản phẩm ong.
9 Nguồn gốc sữa chúa
Sữa ong chúa là chất tiết ở tuyến hạ hầu hay tuyến thức ăn ấu trùng ở đầu ong
thợ non trong đàn ong mật. Loại ong này cung cấp thức ăn đó vào mũ ong chúa một
cách dồi dào cho tới khi mũ chúa vít nắp. Ấu trùng sẽ phát triển thành ong chúa tiêu
thụ thức ăn nhiều hơn ấu trùng phát triển thành ong thợ tới 25% và thức ăn của ấu
trùng ong thợ đã lớn tuổi khác rất nhiều.
9 Thành phần của sữa ong chúa:
- Đạm 17 %, trong đó có nhiều acid amin không thay thế như: Arginine, Triptophan,
Lizin, Thiozin...
- Ðường khử: 8 - 10%
11


- Hàm ẩm: ≤ 70 %
- DHA: khoảng 2 %
- Màu sắc: Vàng ngà
- Trong 1 gam sữa ong chúa có chứa 1,2 - 1,8 mg Vitamin B1; 0,15 - 15 mg vitamin
B12; 50 gam Vitamin B6; 48 - 125 mg PP; 104 - 200 mg acid pantatenic, ngoài ra
còn các loại enzim

Thanh mũ chúa nhựa do con người tạo ra để khai thác sữa ong chúa


Múc sữa ong chúa ở mũ chúa
Mũ chúa tự nhiên trong của đàn ong
Hình 2.8: sữa ong chúa
9 Công dụng của sữa ong chúa
- Sữa ong chúa có tác dụng diệt khuẩn cao, do đó sữa ong chúa không những dùng để
bồi bổ sức khoẻ mà còn dùng chữa các loại bệnh:
+ Bệnh trẻ em suy dinh dưỡng, đẻ non, biếng ăn, trẻ em chậm phát triển trí tuệ...
+ Các bệnh tim mạch, bệnh xơ cứng động mạch, huyết áp cao, đái tháo đường...
+ Các bệnh về suy nhược thần kinh.
+ Tăng khả năng làm việc, phục hồi và tăng cường
khả năng sinh lý, phát triển tốt thể lực, trí tuệ cho mọi lứa tuổi
- Sữa ong chúa có khả năng tái tạo tế bào và diệt khuẩn nên dùng nhiều trong các ca
mổ, bôi các vết thương, dùng làm mỹ phẩm (làm đẹp da mặt nhờ khả năng tái tạo tế
12


bào mới và tăng giá trị sử dụng của các loại kem dưỡng da, điều trị trứng cá, tàn
nhang, mè da…)
9 Sử dụng:
- Ăn trực tiếp (ngậm dưới lưỡi)
- Ngâm rượu
- Dùng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm
- Bôi trực tiếp dưỡng da
9 Thu hoạch và xử lý sữa ong chúa
Sản xuất đòi hỏi quy trình lao động thâm canh do người thao tác thạo nghề
thực hiện theo một thời gian biểu chặt chẽ. Quy trình kỹ thuật là phần đầu của công
việc tạo chúa. Đàn ong được bố trí sao cho một số lớn ấu trùng cái còn non được nuôi
thành chúa chứ không thành ong thợ trong các mũ chúa, do ong nuôi dưỡng cung cấp
dồi dào sữa chúa. Nhờ thế, thu hoạch được sữa chúa còn ấu trùng thì bỏ đi chứ không
nuôi lớn thành chúa.

9 Sản lượng và tình hình buôn bán sữa chúa trên thế giới
Pháp việc sản xuất sữa chúa đã thực sự có lợi và nước này đạt sản lượng
mỗi năm 1,5 tấn. Hiện nay, giá bán lẻ trên thị trường thế giới tụt xuống 70 - 100 đô la
Mỹ/kg.
Việt Nam trong một số năm vừa qua đã cố gắng phát triển đàn ong chuyên
làm sữa, nhưng theo nhận định chủ quan của chúng tôi thì việc này đã thất bại. Nguyên
nhân chủ yếu là giá xuất khẩu quá thấp, không thể cạnh tranh với Trung Quốc. Đối với
thị trường trong nước, người tiêu dùng đã biết đến và sử dụng khá nhiều. Hàng năm
nhu cầu trong nước vào khoảng 5 – 6 tấn sữa ong chúa. Đây là một tín hiệu đáng mừng
cho ngành ong Việt Nam.
Để bán lẻ trên thị trường, người bán có thể pha mật ong với sữa ong chúa.
Tuy nhiên cần lưu ý: hàm lượng sữa ong chúa không được quá 12%. Dưới mức đó thì
mật ong mới có thể bảo quản được lượng sữa ong chúa ở điều kiện bình thường.
c). Sáp ong
Sáp ong: sáp ong là sản phẩm từ tổ ong. Sáp ong do ong mật non tiết ra và
một thời điểm nhất định dưới dạng những vảy mỏng.
13


×