Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRANG VÀ THIẾT KẾ TRẠI CHĂN NUÔI CHO XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI GÒ SAO (THUỘC CÔNG TY VISSAN) TẠI PHÚ GIÁO – BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT
HIỆN TRANG VÀ THIẾT KẾ TRẠI CHĂN NUÔI CHO XÍ
NGHIỆP CHĂN NUÔI GÒ SAO (THUỘC CÔNG TY
VISSAN) TẠI PHÚ GIÁO – BÌNH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên : ĐÀO LÊ ANH TƯỜNG
Ngành

: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Niên khoá

: 2005 - 2009

Tháng 7/ 2009


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ THIẾT KẾ TRẠI CHĂN NUÔI CHO XÍ
NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO GÒ SAO (THUỘC CÔNG TY VISSAN) TẠI
PHÚ GIÁO – BÌNH DƯƠNG

Tác giả

ĐÀO LÊ ANH TƯỜNG


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành
Cơ khí Nông Lâm

Giáo viên hướng dẫn
Thạc sĩ: NGUYỄN HẢI TRIỀU

Tháng 6/ 2009


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Cha mẹ những người thân trong gia đình đã nuôi nấng dạy dỗ con trưởng thành đến
ngày hôm nay.
Các thầy cô trong khoa Cơ khí – Công Nghệ đã truyền đạt cho em kiến thức để làm
được đề tài này.
Thầy thạc sĩ Nguyễn Hải Triều, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực
hiện đề tài.
Cảm ơn Công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan và XNCN heo Gò Sao đã giúp đỡ
trong thời gian qua.
Các bạn bè gần xa đã động viên giúp đỡ trong thời gian qua.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và thiết kế trại chăn nuôi cho XNCN heo Gò Sao (thuộc
Công ty VISSAN) tại Phú Giáo – Bình Dương” được tiến hành tại: Xã Vĩnh Hòa – Huyện
Phú Giáo – Tỉnh Bình Dương, thời gian từ 15/3/2009 đến 15/6/2009. Công việc thực hiện
như sau: tìm hiểu cấu tạo của các loại chuồng heo theo từng độ tuổi khác nhau, tìm hiểu hệ

thống làm mát, hệ thống cung cấp thức ăn, hệ thống uống nước tự động, qua đó phân tích
ưu nhược điểm, tính toán, bố trí chuồng trại và lựa chọn thiết bị theo năng suất cao hơn.
1. Mục tiêu đề tài.
-

Dựa vào địa hình, diện tích của Xí nghiệp và chỉ tiêu về năng lực sản xuất để bố trí,

thiết kế chuồng trại cho Xí nghiệp chăn nuôi heo Gò Sao.
-

Tính toán nhu cầu sử dụng các hệ thống và quyết định lựa chọn những thiết bị phục vụ

trong trại đã bố trí.
2. Kết luận.
a. Về hiện trạng Xí nghiệp hiện hữu.
-

Trại chăn nuôi còn nhỏ, các thiết bị phục vụ còn thô sơ dẫn đến tốn nhiều công lao

động.
-

Hiệu quả sản xuất còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu về lượng sản phẩm hàng

năm do Công ty đặt ra.
b. Về thiết kế trại chăn nuôi mới:
-

Đáp ứng được yêu cầu về khả năng sản xuất heo hơi hàng năm do Công ty đặt ra.


-

Lựa chọn thiết bị lắp đặt hầu hết là của Công ty Chia Tung đài loan với ưu điểm là:

rẻ tiền và đạt được yêu cầu về chất lượng.
Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn

Đào Lê Anh Tường

Th.S. Nguyễn Hải Triều

iii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
BOD

Ý Nghĩa
Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hoá)

XNXN

Xí nghiệp chăn nuôi

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TAGS

Thức ăn gia súc

VSV
BTCT

Vi sinh vật
Bê tông cốt thép

PP

Parents of pig (đàn cha mẹ)

GP

Grandparents of pig (đàn ông bà

iv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Tên Bảng và hình

Trang


Hình 2.1

Sơ đồ cung cấp nước tự chảy

25

Hình 2.2

Sơ đồ hệ thống cung cấp nước có áp

25

Hình 2.3

Các kiểu băng chuyền tự chảy

26

Hình 2.4

Sơ đồ băng chuyền có động cơ

28

Hình 2.5

Sơ đồ gầu chuyền

30


Hình 2.6

Sơ đồ vít chuyển

31

Hình 2.7

Sơ đồ quạt chuyển

33

Hình 2.8

Các kiểu máng ăn cho lợn

34

Hình 2.9

Sơ đồ một kiểu chuồng heo cho ăn tập thể

34

Hình 2.10

Các kiểu máng uống

37


Hình 2.11

Sơ đồ cấu tạo cống rãnh

37

Hình 4.1

Các bộ phận Silô chứa thức ăn

38

Hình 4.2

Sơ đồ hệ thống cung cấp thức ăn

43

Hình 4.3

Cách mắt bóng đèn sưởi ấm

45

Hình 4.4

Sơ đồ khối trạm xử lý nước thải

46


v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Tên Bảng và hình

Trang

Bảng 4.1

Cơ cấu đàn hiện tại

20

Bảng 4.2

Sản phẩm định hình hàng năm

25

Bảng 4.4

Thiết bị của 1 chuồng heo đực làm việc A1

34

Bảng 4.5


Thiết bị của đàn hậu bị thay đàn – ông bà GP

35

Bảng 4.6

Thiết bị của đàn hậu bị thay đàn cha - mẹ PP

37

Bảng 4.7

Thiết bị cho đàn heo nái khô và nái đã phối đến 28
ngày chuồng

38

Bảng 4.8

Thiết bị chuồng heo nái chửa

39

Bảng 4.9

Thiết bị chuồng heo nái đẻ nuôi con

21

Bảng 4.10


Thiết bị của chuồng heo cai sữa

22

Bảng 4.11

Thiết bị của chuồng heo thương phẩm

22

Bảng 4.12

Thiết bị của chuồng heo thịt từ 18 – 55 kg

23

Bảng 4.13

Thiết bị của chuồng heo thịt từ 55 - 90 kg

56

Bảng 4.14

Thiết bị của chuồng bán heo

57

Bảng 4.15


Thiết bị của chuồng cách ly heo bệnh

10

Bảng 4.16

Thiết bị của chuồng bán heo

11

Bảng 4.17

Mật độ xây dựng công trình

12

Bảng 4.18

Lượng nước thải kg/ ngày đêm của các loại heo

18

Bảng 4.19

Tính tổng diện tích xây dựng

20

vi



MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM TẠ
TÓM TẮT
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH SÁCH CÁC HÌNH
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
1.2. Mục tiêu đề tài:
Chương 2. TỔNG QUAN
2.1. Ðặc điểm sinh học của lợn.
2.2.Yêu cầu chuồng trại các loại lợn:
2.2.1.Lợn đực giống
2.2.2. Lợn nái hậu bị.
2.2.3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái có chửa.
2.2.4. Lợn nái nuôi con
2.2.5. Kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa
2.2.6. Lợn thịt
2.3. Các loại máy cơ bản thường dùng trong chuồng trại.
2.3.1. Máy cung cấp nước trong chuồng trại chăn nuôi.
2.3.2. Một số loại máy vận chuyển:
2.4. Một số trang thiết bị khác trong chuồng trại:
2.4.1. Máng ăn:
2.4.2. Máng uống:
2.4.3. Hệ thống cống rãnh:
Chương 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp tìm hiểu và thu thập thông tin:
3.2. Nội dung thực hiện đề tài.
3.3. Các phương pháp tính toán:
3.3.1.Thông gió thoáng khí:

ii
iii
iv
v
vi
3
3
4
5
5
5
5
6
6
6
7
7
8
8
10
12
12
14
15
17

17
17
18
18

3.3.2. Tính toán nhu cầu cung cấp nước cho trại chăn nuôi.
3.3.3. Tính toán sử dụng công cụ vận chuyển.

18
19

3.4. Dụng cụ và phương pháp đo:
20
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
21
4.1.Hiện trạng chuồng trại và trang thiết bị của trại chăn nuôi Gò Sao hiện nay21
4.1.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự hiện tại của trại.
21
4.1.2. Qui mô trang trại hiện hữu.
22
4.1.3. Cơ cấu đàn:
23
4.1.4. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.
23
4.1.5. Nhận xét đánh giá.
25
4.2. Nguyên tắc bố trí.
26
4.3. Cơ sở dữ liệu để tính toán thiết kế và các chí tiêu kinh tế kỹ thuật
27

4.3.1. Cơ sở dữ liệu để tính toán.
27
4.4. Phương phát tính toán và lựa chọn trang thiết bị.
29
4.4.1. So sánh và lựa chọn giữa kiểu chuồng khác nhau cho từng loại heo.
29
1


4.4.2. Lựa chọn các thiết bị và nguồn cung cấp thiết bị.
4.5. Những thông số chính trong xây dựng trại
4.5.1. Mô tả kiểu chuồng.
4.5.2. Tính toán diện tích xây dựng.
4.6. Qui trình lắp đặt các hệ thống trong trại.
4.6.1. Lắp silô chứa thức ăn.
4.6.2. Lắp hệ thống cấp thức ăn tự động:
4.6.3. Hệ thống cung cấp nước.
4.6.4. Hệ thống chiếu sáng.
4.6.5. Hệ thống xử lý nước thải.
4.7. Tính toán tổng lượng điện tiêu thụ trong Xí nghiệp
Chương 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận.
5.2. Đề nghị.

2

30
52
52
53

53
53
54
55
55
56
58
62
62
63


Chương 1:
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Đối với Công ty Vissan trong tình hình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay của
nước ta thì việc tăng năng lực cạnh tranh, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là rất
quan trọng. Vì vậy hầu hết những công ty có tầm vóc và tầm nhìn lớn điều có xu hướng
sản xuất các sản phẩm của mình trong hệ thống khép kín (tự sản xuất nguyên vật liệu cần
thiết để sản xuất sản phẩm) và mang lại được nhiều lợi ích sau:
-

Công ty có thể chủ động được nguồn nguyên liệu (heo thịt) phục vụ cho việc sản xuất

của mình.
-

Từ sự chủ động nguyên vật liệu Công ty có thể chủ động được giá cả, làm giảm giá

thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh.

-

Không chịu ảnh hưởng lớn của những biến động kinh tế.

-

Ngoài ra Xí nghiệp còn có thể bán con giống cho những đơn vị khác để tăng thêm

lợi nhận..
Nắm bắt được những lợi ích tự sự phân tích trên, cũng như từ sự khảo sát hiện trạng
chuồng trại của XNCN heo Gò Sao có thể thấy được việc thiết kế mới chuồng trại chăn
nuôi với qui mô lớn hơn để tăng năng lực sản xuất là nhu cầu cấp thiết.

3


1.2. Mục tiêu đề tài:
-

Đánh giá được một cách tổng quát về hiện trạng chuồng trại và trang thiết bị của

XNCN heo Gò Sao từ đó phân tích được ưu nhược điểm của những thiết kế và lắp đặt ở
Xí nghiệp hiện hữu.
-

Thiết kế một Xí nghiệp hoạt động khép kín từ khâu sản xuất TAGS đến nuôi heo cho

hiệu quả kinh tế cao và đạt được mục tiêu do Công ty đề ra.

4



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Ðặc điểm sinh học của lợn.

Nếu mỗi năm một lợn nái đẻ trung bình 1,8 lứa, mỗi lứa nuôi sống 10 con, thì một
năm 1 lợn nái có thể sản xuất ra 18 lợn con, nếu thời gian nuôi lợn thịt là 6 tháng và trọng
lượng giết thịt lúc kết thúc 6 tháng nuôi bình quân là 90 kg/con thì mỗi năm chúng ta có
thể nuôi được 1,8 lứa lợn thịt. Do đó một lợn nái mỗi năm có thể sản xuất ra 10x1,8x 90
= 1620 kg thịt lợn hơi. Nếu tỷ lệ thịt xẻ trung bình là 75% thì mỗi năm 1 lợn nái có thể sản
xuất ra 1215 kg thịt xẻ.
2.2.

Yêu cầu chuồng trại các loại lợn:

2.2.1.

Lợn đực giống

-

Chuồng trại: thường sử dụng chuồng một dãy (K 45) để nuôi lợn đực giống,

chuồng phải đảm bảo khô ráo sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, phải có đủ
ánh sáng. Vị trí chuồng phải ở đầu hướng gió so với các chuồng lợn nái sinh sản trong
2


2

trại, diện tích ô chuồng theo qui định 4 - 6 m sân chơi 6 - 9 m , đối với lợn đực giống nên
nhốt mỗi con một ô.
-

Tắm chải: có tác dụng tốt đến quá trình bài tiết mồ hôi, tăng cường họat động về

tính và thèm ăn, phòng tránh được bệnh ngoài da, làm cho lợn quen với người chăn nuôi
tạo điều kiện thuận lợi cho huấn luyện, sử dụng. Mùa hè tắm cho lợn 1 - 2 lần lúc nóng,
mùa đông vào những ngày nắng ấm, có thể tắm bằng bàn chải khô, không tắm sau khi ăn
no.

5


2.2.2.
-

Lợn nái hậu bị.

Chuồng trại: phải đảm bảo mùa đông ấm, mùa hè mát, chuồng trại luôn luôn khô

ráo sạch sẽ, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước. Có thể nuôi 5 - 12 con/ô chuồng. Tiêu
2

2

chuẩn chuồng nuôi cho lợn nội và lợn lai là 0,8 m chuồng và 0,8 m sân chơi/ con. Ðối
2


2

với lợn ngoại là 1 m chuồng và 1 m sân chơi/ con.
-

Vệ sinh tắm chải: tác dụng tránh được các bệnh ngoài da, tăng hưng phấn và làm

cho lợn nái sớm động dục và động dục đều đặn, tăng quá trình trao đổi chất và tăng tỷ lệ
tiêu hoá. Ngoài ra vệ sinh tắm chải làm cho người chăn nuôi gần gũi với gia súc tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình phối giống.
2.2.3.

Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái có chửa.

Phải đạt được mục đích lợn khoẻ mạnh, lợn không bị sẩy thai, bào thai sinh trưởng
phát dục tốt.
-

Chuồng trại: đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, khô ráo, sạch

sẽ, không nên dùng chuồng 2 bậc để nuôi lợn nái sinh sản. Ðối với lợn nái chửa kỳ 1 nên
nuôi 2 - 4 con/ô chuồng, lợn chửa kỳ 2 tốt nhất nuôi 1con/ô. Tiêu chuẩn diện tích chuồng
2

2

nuôi: 4 - 5 m , sân chơi 4 - 5 m .
-


Tắm chải: có tác dụng tăng cường trao đổi chất, tuần hoàn, phòng bệnh ngoài da,

làm cho gia súc quen với người chăn nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc và đỡ đẻ.
-

Chuẩn bị và đỡ đẻ cho lợn:

-

Trước khi lợn đẻ 7 - 10 ngày phải chuyển lợn đến ô chuồng lợn đẻ (có ô tập ăn,

hệ thống sưởi ấm...)
2.2.4.
-

Lợn nái nuôi con
Chuồng trại: phải đảm bảo khô ráo sạch sẽ, yên tĩnh, mùa đông ấm, mùa hè mát,

có hệ thống thiết bị tách con và tập ăn sớm cho lợn con. Có hệ thống sưởi ấm và có thể
0

điều khiển được nhiệt độ chuồng nuôi cho lợn con: tuần đầu sau khi sơ sinh 32 - 34 C,
0

0

tuần thứ 2: 28 - 30 C, tuần thứ 3: 25 - 28 C, độ ẩm 60 - 75 %. Ðối với lợn nái nuôi con
2

2


thường sử dụng chuồng 2 dãy, diện tích chuồng nuôi cho lợn nội 4m , sân chơi 4m , lợn
2

2

ngoại chuồng nuôi 5m , sân chơi 5m .
6


-

Ghép ổ: trong chăn nuôi lợn nái nếu số con/lứa dưới 6 con thì chăn nuôi không có

lãi. Trong trường hợp ấy chúng ta phải ghép ổ cho lợn để nâng cao năng suất chăn nuôi và
hiệu quả kinh tế. Ðiều kiện để ghép ổ thành công là lợn con có ngày tuổi tương đương
nhau, trước khi ghép ổ phải được bú sữa đầu của chính lợn mẹ đẻ ra ít nhất là 3 ngày, tiến
hành ghép ổ vào ban đêm dùng các hoá chất có mùi thơm nhưng không độc hại đối với cơ
thể lợn mẹ và con phun lên toàn đàn sau đó thực hiện ghép ổ để lợn mẹ không phát hiện ra
lợn con mới.
-

Ðối với lợn con phải cố định đầu vú cho chúng, cho những lợn có trọng lượng sơ

sinh nhỏ bú các vú ở vùng ngực, con có trọng lượng sơ sinh lớn vú các vú ở vùng bụng,
cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, mạnh
khoẻ. Ðể phòng thiếu sắt nên tiêm Dextran Fe cho lợn con lúc 3 và 10 ngày tuổi.
2.2.5.

Kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa


- Chuồng trại: phải sạch sẽ khô ráo, thoáng mát. Một trong những nguyên nhân làm
cho tỷ lệ chết của lợn con cao là do lợn mẹ đè. Do đó chuồng của lợn nái đẻ cần được thiết
kế theo những kiểu thích hợp để hạn chế thiệt hại đó. Nền chuồng lợn nái nuôi con có độ
dốc vừa phải khoảng 2 - 3% thì lợn con ít bị đè. Thực tế, lợn nái nuôi con có thể cho nằm
sàn gỗ vừa đủ cho mẹ nằm và cho con bú, diện tích chiếm 1/3 - 1/4 nền chuồng là phù
hợp. Hiện nay người ta thường sử dụng chuồng lồng để giảm tỷ lệ chết.
- Giữ ấm cho lợn con: do đặc điểm chức năng điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa
hoàn thiện, nên lợn con bị chết do cảm lạnh chiếm một tỷ lệ lớn. Do vậy cần giữ ấm cho
lợn con đặc biệt là trong 3 tuần lễ đầu.
- Các biện pháp giữ ấm thường áp dụng: che kín chuồng nuôi, tránh gió lùa. Trải ổ
dày cho lợn con, hoặc tạo ra nền chuồng đặc biệt cho lợn con: điện treo bóng điện 200 300 W đối với chuồng khoảng 20 con heo cai sữa
2.2.6.
-

Lợn thịt
Chuồng trại: thường dùng chuồng 2 dãy. Yêu cầu về diện tích phụ thuộc vào giai

đoạn sinh trưởng và loại lợn.
-

Phân lô phân đàn: để dễ nuôi dưỡng chăm sóc và quản lý thường phân ra các

đàn. lợn thịt nhỏ 10 - 25 con/ô, lợn thịt lớn 6 - 12 con/ô. Khi phân đàn cần phải chú ý đảm
bảo đồng đều về tuổi và trọng lượng.
7


2.3. Các loại máy cơ bản thường dùng trong chuồng trại.
2.3.1. Máy cung cấp nước trong chuồng trại chăn nuôi.

2.3.1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu kỹ thuật.
Máy cung cấp nước có nhiệm vụ khai thác nguồn nước mạch ngầm dưới đất hoặc hồ
ao, bơm hút nước lên lọc sạch, bơm phân phối nước tới các nơi tiêu thụ và tới nơi dự trữ.
Yêu cầu kỹ thuật đối với máy cung cấp nước trong chuồng trại.
- Bảo đảm đầy đủ nhu cầu nước hàng ngày.
- Bảo đảm chất lượng nước tương đối sạch.
- Cần được tự động hóa để đảm bảo có nước thường xuyên liên tục.
- Bảo đảm tính kinh tế cao.
- Có áp suất toàn phần cao (3 ÷ 4 at)
2.3.1.2. Nguyên lý cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nuớc.
- Nguồn cung cấp nước tự chảy sử dụng cho những nơi cần cung cấp nước, mà nguồn
nước có mức nước cao hơn so với nơi tiêu thụ nước. Nước từ nguồn nước 1 chảy vào ống
2 rồi đến bể lọc 3, từ đó chảy vào mạng lưới ống phân phối 4 đến các vòi, máng lấy nước
5. Hệ thống này không cần trạm bơm và tháp nước.

1
2
5

3

4

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống cung cấp nước tự chảy
1 – Nguồn nước; 2 ống dẫn vào bể lọc; 3 bể lọc; 4 – mạng lưới ống phân phối; 5 – các bộ
phận tiêu thụ

8



- Hệ thống cung cấp nước có áp dùng cho những nơi có nguồn nuớc mà mực nước ở đó
thấp hơn nơi tiêu thụ, có thể có tháp hoặc không có tháp, (đài nước).

3

5
2

4

1

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống cung cấp nước có áp
1 – Nguồn nươc; 2 – Trạm bơm; 3 tháp nước; 4 ống phân phối; 5 - nguồn tiêu thụ
- Cấu tạo chung: gồm có nguồn nước 1 chảy vào các giếng chứa (hoặc giếng khoan),
nước từ đó được trạm bơm 2 bơm lên tháp nước 3 (loại có tháp), hoặc vào bình không
khí – nước (loại không tháp) qua mạng lưới ống dẫn 4 đến nơi tiêu thụ 5
Cấu tạo chung của hệ thống này bao gồm những thiết bị và bộ phận sau.
2.3.1.3. Trạm bơm:
Bao gồm các máy bơm nước động cơ điện và các thiết bị điều khiển bằng điện.
Máy bơm nước thường là các loại bơm ly tâm hoặc các loại bơm pittông đơn hoặc kép…
Các trạm bơm thường dùng các loại bơm ly tâm, áp suất toàn phần lớn (3 ÷ 4 at)
tương đương với độ cao khoảng 30 ÷ 40 m. và lưu lượng nhỏ. Nếu là hệ thống cung cấp
nước tự động thì phải dùng loại máy bơm tự mồi nước (kiểu mày bơm xoáy) để sau khi
ngắt bộ phận tự động đóng trở lại, máy bơm được ngay. Ngoài ra có những loại bơm
nước va, bơm khí nén… Đài (tháp) nước là kiểu bể nước dự trữ nước. Thường thì là hình
trụ hoặc hình cầu, được xây lắp cao tương đương với áp suất nước hay độ cao cột nước
toàn phần cần thiết của khu trại. Nước sạch từ trạm bơm II một mặt chạy thẳng đến nơi
tiêu thụ, một mặt bơm lên đài. Khi cho máy bơm ngừng làm việc thì nước từ đài dự trữ sẽ
chảy tới nơi tiêu thụ, với áp suất là độ cao cột nước. Đài nước có loại tự động đóng ngắt

máy bơm khi mức nuớc trong vòi đã đầy.

9


Có loại hệ thống cung cấp nước tự động không đài (hình) thay đài nước bằng 1 bình
có áp (áp suất này do nước bơm dự trữ trong bình nén không khí tới 3 ÷ 4 at hoặc hơn
nữa), kết hợp với bộ phận cảm biến áp suất để tự động đóng ngắt máy bơm.
2.3.1.4 Mạng ống dẫn nước.
Gồm các ống bằng gang, thép hoặc Xi măng, cao su, nhựa… nối với nhau bằng các
đoạn nối thẳng, cong, khủy…, theo kiểu phân nhánh hay kiểu vòng kín.
2.3.1.5. Các thiết bị lấy nước.
Gồm các vòi phun sương, các máng uống tự động và thiết bị tắm rửa.
2.3.2.

Một số loại máy vận chuyển:

2 3.2.1. Nguyên lý làm việc và nguyên lý cấu tạo chung.
Có 2 nguyên lý cơ bản là: Nguyên lý lưu động và nguyên lý tĩnh tại.
2. 3.2.2. Cấu tạo và làm việc của một số máy vận chuyển và phân phối thức ăn
chăn nuôi.
a. Băng chuyền tự chảy Dựa vào bảng thân trọng lượng bản thân vật tải.

Hình 2.3 Các kiểu băng chuyền tự chảy
a – mặt phẳng nghiêng và máng nghiêng; c – con lăn

10


b. Băng chuyền dùng động cơ truyền động.

Vận tải theo chiều ngang hoặc nghiêng với góc tới là 200 (góc nghiêng phải bé hơn
góc a sát của vật với mặt phẳng)

Hình 2.4 Sơ đồ băng chuyền có động cơ
. a – sơ đồ băng chuyền; b – sơ đồ guồng chuyền
c. Guồng chuyền :
Để tải các vật khô và ẩm gồm 1 hoặc 2 xích có lắp các cánh lùa.
d. Gầu chuyền.
Dùng để tải các vật khô và ẩm (độ ẩm tới 30%)

Hình 2.5. Sơ đồ gầu chuyền

11


e. Vít chuyển.
Dùng để tải các vật khô, ẩm, nhão.

Hình 2.6 Sơ đồ vít chuyển
f. Quạt chuyển.
Theo nguyên lý khí động dùng để tải các vật khô tơi (bột, hạt rau cỏ đã thái …).

Hình 2.7. Sơ đồ quạt chuyển
2.4. Một số trang thiết bị khác trong chuồng trại:
2.4.1. Máng ăn:
2.4.1.2. Nhiệm vụ:
Chứa thức ăn cho súc vật ăn từng bữa hoặc ăn tự do

12



2.4.1.2. Yêu cầu kỹ thuật:
Chứa được nhiều dạng thức ăn.
Có thể chứa đủ thức ăn cho số vật nuôi trong từng ngăn, nếu là máng ăn tự động cho
ăn tự do phải đủ cho cả ngày hoặc hơn nữa.
Bền vững, chống gỉ, dễ chăm sóc rửa vết thức ăn thừa.
2.4.1.3. Nguyên lý cấu tạo:

Hình 2.8. Các kiểu máng ăn cho lợn

Hình 2.9. Sơ đồ một kiểu chuồng heo cho ăn tập thể
13


2.4.2.

Máng uống:

2.4.2.1: Nhiệm vụ:
Đựng nước thường xuyên cho vật nuôi uống hoặc khi vật nuôi đến máng là nước tự động
chảy ra.
2.4.2.2. Yêu cầu kỹ thuật:
- Bảo đảm dung tích đủ cho vật nuôi uống từng con hoặc từng nhóm.
- Bảo đảm chất lượng nước không bị con vật làm bẩn.
- Bền vững, chống gỉ, dễ chăm sóc rửa máng.
2.4.2.3. Nguyên lý cấu tạo:

14



Hình 2.10. Các kiểu máng uống
2.4.3

Hệ thống cống rãnh:

2.4.3.1. Nhiệm vụ:
Dẫn thu nước phân nước tiểu, nước thải từ trong chuồng ra ngoài chuồng và tới nhà
phân.
2.4.3.2 Yêu cầu kỹ thuật:
- Đủ rộng và dốc để thoát nước và không thấm nước .
- Tránh không cho hơi độc, thối tỏa ở ngoài chuồng hoặc trở lại chuồng.
- Tạo điều kiện thu dọn phân thuận tiện đỡ tốn công suất.
- Có nắp che chắn sao cho súc vật không sểnh chân lọt ngã xuống cống rãnh.

15


2.4.3.3 Nguyên lý cấu tạo:

Hình 2.11. Sơ đồ cấu tạo cống rãnh
2.4.3.4. Nguyên lý cấu tạo:
Ngoài việc bảo đảm diện tích các của chuồng để tận dụng ánh sáng tự nhiên, có thể
lắp đặt các hệ thống đèn nhất là các loại đèn huỳnh quang tạo ánh sáng ban ngày.

16


Chương 3.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp tìm hiểu và thu thập thông tin:

Tìm hiểu kết cấu chuồng trại, phương pháp cho heo ăn, hệ thống làm mát, dọn rữa và
xử lý nước thải ở Xí nghiệp hiện tại.
-

Đo đạt để xác định kích thước các khu chuồng nuôi cũng như kích thước từng ô

chuồng đối với mỗi loại heo khác nhau và ghi nhận lại số đầu con được nuôi trong mỗi ô
chuồng..
-

Đo đạt và vẽ lại hình dạng của khu đất Xí nghiệp hiện tại.

-

Tìm hiểu về điều kiện tự nhiện, khí hậu (lượng mưa, gió, nắng, nguồn nước…)

-

Tìm hiểu tài liệu sách báo về các kiểu chuồng trại và các hệ thống phục vụ chăn nuôi

heo trong và ngoài nước.
3.2 Nội dung thực hiện đề tài.
-

Xuất phát từ thực tế nhu cầu về lượng sản phẩm heo thịt hơi tấn/năm do Công ty đặt

ra để định hình cơ cấu đàn của Xí nghiệp.
-

Dựa vào mức độ đầu tư của Xí nghiệp để lựa chọn kết cấu chuồng trại và các thiết bị


phục vụ hợp lý.
-

Dựa vào điều kiện tự nhiên, địa hình để bố trí các khu chuồng.

-

Tính toán lượng thiết bị đã lựa chọn cho mỗi khu chuồng sao cho phù hợp với mỗi

loại heo và điều kiện đầu tư của Xí nghiệp.
-

Thiết lập bảng vẽ cho từng khu chuồng khác nhau, và vẽ sơ đồ bố trí các thiết bị có

trên mỗi khu chuồng.
17


-

Tính toán công suất tiêu thụ điện trên mỗi khu chuồng và toàn bộ Xí nghiệp

-

Tinh toán nhu cầu nước uống và lựa chọn thiết bị cung cấp nước phù hợp nhất.

-

Tính toán lưu lượng gió để lựa chọn và bố trí quạt


-

Tính toán nhu cầu về lượng ánh sáng dựa vào diện tích mỗi khu để bố trí đèn chiếu

sáng.
-

Tìm hiểu và lựa chọn hệ thống xử lý nước thải dựa vào việc tính sơ bộ lượng nước

thải trung bình hàng ngày.
3.3. Các phương pháp tính toán:
3.3.1. Thông gió thoáng khí:
-

Lượng thông gió tối thiểu Lmin (m3/h) được xác định bằng công thức:
Lmin = L.m.G (m3/h)

Trong đó:
-

L = mức thông gió cho 100 kG khối lượng hơi (m3/h) (Đối với lợn L = 15 ÷ 20 m3/h)

-

m = số đầu vật nuôi trong chuồng (con).

-

G = khối lượng hơi trung bình của 1 con, (kg).

Số lần thông gió cho phép Kt: K t =

Lmin
Vc

Với: Vc = thể tích hữu ích của chuồng.
Thông thường: Kt = 3 ÷ 4 lần trong 1 giờ
Mức thông gió tính cho 1 giờ và 1 kG khối lượng hơi bằng: 0,5 m3/h (+20% cho lợn
cai sữa, - 20 % cho lợn nái).
3.3.2. Tính toán nhu cầu cung cấp nước cho trại chăn nuôi.
m

Qntb = ∑ ni qi (l/ngày)
i =1

Trong đó ni - số lượng đối tượng cần tiêu thụ nước:
qi – Nhu cầu nước của 1 loại đối tượng trung bình trong ngày đêm.

18


×