Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ KHO BẢO QUẢN LÚA 100 TẤN Họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ
HI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ KHO BẢO QUẢN LÚA
100 TẤN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ KIM ĐỒNG
Ngành: Công nghệ nhiệt lạnh
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 6/ 2009.


TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ, KHO BẢO QUẢN LÚA
100 TẤN

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIM ĐỒNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Công Nghệ Nhiệt Lạnh

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S. Lê Quang Giảng
K.S. Đinh Khánh

Tháng 6 năm 2009.


-i-


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn tất đề tài tôi chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Cơ khí – Công nghệ Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Quý thầy cô thuộc Khoa Cơ khí – Công nghệ Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Đặc biệt là Thạc sỹ Lê Quang Giảng, Khoa Cơ khí – Công nghệ Trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh; Kỹ sư Đinh Khánh, Giám Đốc Công ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Sài Gòn Năng Lượng Thành Phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, giúp
đỡ và động viên cho tôi thực hiện đề tài này.
Các chuyên viên kỹ thuật Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sài Gòn Năng Lượng
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện đề tài này.

-ii-


TÓM TẮT
Đề tài:
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ KHO BẢO QUẢN LÚA NĂNG SUẤT 100 TẤN
1.Mục đích chung
Khảo nghiệm kho bảo quản mẫu
Tính toán – thiết kế và chọn thiết bị cho kho bảo quản lúa năng suất 100 tấn.
2.Nội dung thực hiện
Tổng hợp tài liệu tổng quan về cấu tạo, các tính chất của lúa; tình hình bảo quản

lúa gạo, các loại kho bảo quản nông sản thường dùng và kết cấu nhà kho.
Xác định các yêu cầu trong xây dựng nhà kho.
Lựa chọn kiểu nhà kho cần thiết kế.
Tính toán, thiết kế kho bảo quản lúa dạng đóng bao và chọn các thiết bị cho hệ
thống nhà kho.
3.Kết quả
Sau hơn 2 tháng thực hiện, đề tài đã đạt được những kết quả sau:
3.1 Đã khảo nghiệm kho bảo quản mẫu
Địa điểm: Công ty TNHH Sài Gòn Năng Lượng Thành Phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: từ ngày 29/ 03 đến ngày 08/ 06/ 2009.
Kích thước nhà kho: D x R x C = 4,5 x 3,4 x 2,6 m3
Loại máy nén MYCOM công suất 1/5 HP, môi chất R134a, hiệu điện thế 220 –
240V, tần số 50 Hz
Dàn ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí: Công suất quạt: 100W, vận tốc gió:
0,7m/s
Dàn lạnh: vận tốc gió của quạt: 0,5 m/s
Số liệu đầu vào:

Khối lượng lúa: 810 kg
Ẩm độ lúa: 14,3%
Kho bảo quản: tT = 24 - 27oC, Rh = 50 – 60%

Số liệu đầu ra:

Khối lượng lúa: 806 kg
Ẩm độ lúa: 11%
-iii-


3.2 Tính toán thiết kế và chọn thiết bị cho hệ thống nhà kho

Thiết kế kho bảo quản lúa có các thông số kỹ thuật:
Loại kho bảo quản: kho bảo quản lúa dạng đóng bao sử dụng hệ thống lạnh.
Nhiệt độ duy trì trong kho khoảng 24 – 27oC.
Sức chứa: 100 tấn
Thời gian bảo quản: 6 tháng.
Kích thước kho bảo quản: D x R x C = 19,6 x 8 x 5 m3
Kết cấu nhà kho:
Mái nhà kho được lợp bằng tôn, có trần bằng gỗ cứng dày δ = 12 mm, cách nhiệt
dày 100 mm, Hệ số dẫn nhiệt: U = 0,367 W/ m2.oC.
Cửa ra vào nhà kho bằng gỗ bề dày là 50 mm, hệ số dẫn nhiệt U = 2,01 W/m2.oC.
Diện tích cửa 4,2 x 3 = 12,6 m2
Tường xây bằng gạch có bề dày δ = 90 mm, Nhiệt trở: R = 0,111 m2.oC/ W; Bên
ngoài quét một lớp vữa xi măng/cát: ¼ dày 15 mm, nhiệt trở R = 0,016 m2 oC/ W.
Nền bê tông có bề dày δ = 300 mm, có lớp vữa ở trên 25 mm. Hệ số dẫn nhiệt:
U = 2,18 W/ m2.oC.
Chọn thiết bị cho hệ thống:
Máy nén loại pittông của Nga theo OCT 26.03- 943 – 77. Kí hiệu máy П Γ10 có
Vlt = 0,00822 m3/ s.
Dàn ngưng kiểu FNH, quạt thổi ngang của hãng Gao Xiang Trung Quốc. Kí hiệu
FNH – 29/100.
Dàn bay hơi treo trần kiểu hút gió kiểu Âu – Mỹ do hãng Gao Xiang Trung Quốc
sản xuất. GX – HE302 – 300.
Kết luận: Với cấu trúc nhà kho như trên có thể áp dụng vào thực tiễn để dự trữ
nguồn lương thực quốc gia hoặc dự trữ các loại hạt nông sản dùng làm giống.
Sinh viên thực hiện

Giáo viên hướng dẫn


SUMMARY

Thesis:
CALCULATING, DESIGNING OF A 100 TONS
RICE PRESERVING STOREHOUSE
1. Objective
Testing of the available storehouse
Calculating, designing of a 100 tons rice preserving storehouse, with preserving
time is in 6 months.
2. Main contents
Collecting of the documents about the structions, the properties of rice, the
preserving situation of rice, all kinds of agricultural storehouse commonly was
used and storehouse structions.
Determination of the requirements to build the storehouse.
Selecting of the type of the storehouse to design.
Calculating, designing of a package rice storehouse and choosing of the
equipments for storage system.
3. Results
After more than 2 months to take place, I was obtained these results:
3.1 Testing of the available storehouse
Place: Saigon Energy Limited Company. Hochiminh City.
Testing duration: from 29/ 03/ 2009 to 08 / 06 / 2009.
Size of storehouse: L x W x H = 4,5 x 3,4 x 2,6 m3
Compressor power of 1/5 HP, refregerant is R134a, the power of 220 – 240 V,
frequency of 50 Hz.
Air-condensor: fan power of 100 W, volume of 0,7 m/s.
Evaporator: volume of 0,5 m/s.
Data input: Weight of rice: 810 kg, Moisture of rice: 14,3%
Storage parameters: tT = 24 - 27oC, Rh = 50 – 60%
Data output: Weight of rice: 806 kg; Moisture of rice: 11%



3.2 Calculating, designing and choosing of the equipments for storehouse system
A rice storehouse was designed with storage parameters:
Type of storehouse: storehouse of package rice use cooling system.
Storage temperature is maintained about 24 – 27oC.
Capacity: 100 tons
Storage time: 6 months.
Size of storehouse: L x W x H = 19,6 x 8 x 5 m3
Storage struction:
Roofs is tole, the ceiling is hard wood with thickness δ = 12 mm, insulating with
thickness 100 mm, thermal conductivity: U = 0,367 W/ m2.oC.
Thickness of wood doors of 50 mm, thermal conductivity
U = 2,01 W/m2.oC. Size: 4,2 x 3 = 12,6 m2
Walls were builted with bricks of thickness δ = 90 mm, resistance: R = 0,111
m2.oC/W; Outside is painted cement mortar / sand: ¼, thickness 15 mm, resistance
R = 0,016 m2 oC/ W.
Concrete platform are of thickness δ = 300 mm, above is painted mortar with
thickness of 25mm. Thermal conductivity: U = 2,18 W/ m2.oC.
The equipments were selected folowing:
Piston compressor: OCT 26.03- 943 – 77. Symbol of machine П Γ10 with Vlt =
0,00822 m3/s.
Air-condensor, across blowing fan from: Gao Xiang China. Symbol is FNH –
29/100.
Evaporator was seted on ceiling: made in from Gao Xiang China production. GX –
HE302 – 300.
Results: With the above results can be applied infact to preserve national food
sources or other types of grain agricultural products, and use to seed.
Done by
St.Nguyen Thi Kim Dong

Advisors

Msc. Le Quang Giang
Eng. Dinh Khanh


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa ................................................................................................................... i
Cảm tạ…….… ......................................................................................................... ii
Tóm tắt .................................................................................................................... iii
Mục lục.................................................................................................................... iv
Danh sách các hình................................................................................................... v
Danh sách các bảng................................................................................................. vi
Chương 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích luận văn.............................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
2.1 Tìm hiểu về cấu tạo của hạt thóc........................................................................ 3
2.2 Thành phần hóa học của thóc ............................................................................ 4
2.3 Tính chất vật lý của thóc ................................................................................... 4
2.3.1 Dung trọng hạt................................................................................................. 4
2.3.2 Khối lượng riêng hạt ....................................................................................... 4
2.3.3 Độ trống rỗng ................................................................................................. 5
2.3.4 Tính tự động phân cấp.................................................................................... 5
2.3.5 Tính hấp phụ chất khí và hơi nước ................................................................. 5
a/ Tính hấp phụ chất khí .......................................................................................... 5
b/ Tính hút ẩm của hạt.............................................................................................. 6
c/ Thủy phần cân bằng của hạt ................................................................................ 6
2.3.6 Quá trình hô hấp.............................................................................................. 7
2.3.7 Cường độ hô hấp ............................................................................................ 7
2.3.8 Quá trình chín sau thu hoạch........................................................................... 7

2.3.9 Thóc bị mọc mầm .......................................................................................... 8
2.3.10 Hiện tượng biến vàng của thóc, gạo.............................................................. 8
2.3.11 Tính dẫn nhiệt của khối hạt .......................................................................... 8
2.3.12 Nhiệt dung riêng.............................................................................................9
-iv-


2.4 Tình hình lúa gạo thế giới .................................................................................. 9
2.5 Tình hình lúa gạo trong nước............................................................................. 9
2.6 Tình hình khí hậu vùng Nam Bộ Việt Nam ..................................................... 10
2.7 Một số phương pháp bảo quản hạt lúa trên thế giới và ở Việt Nam................ 11
2.7.1 Một số phương pháp bảo quản hạt lúa trên thế giới...................................... 11
2.7.2 Một số phương pháp bảo quản hạt lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ........... 12
2.8 Bảo quản thóc dạng đóng bao .......................................................................... 13
2.9 Yêu cầu đối với kho bảo quản thóc.................................................................. 14
2.9.1 Theo thời gian tồn trữ.................................................................................... 15
a/ Kho bảo quản tạm .............................................................................................. 15
b/ Kho bảo quản dự trữ .......................................................................................... 15
2.9.2 Theo độ cao chứa hạt ...................................................................................... 15

a/ Kho bảo quản theo chiều rộng ........................................................................... 15
b/ Kho bảo quản theo chiều cao ............................................................................. 15
2.9.3 Theo mức độ cơ giới hóa kho ....................................................................... 16
a/ Kho thường......................................................................................................... 16
b/ Kho cơ giới......................................................................................................... 16
c/ Kho máy ............................................................................................................. 16
2.10 Kho bảo quản nông sản ở Việt Nam .............................................................. 17
2.10.1 Thực trạng kho ở Việt Nam ........................................................................ 17
2.10.2 Cấu trúc cơ bản của một số loại kho ........................................................... 17
a/ Kho bảo quản theo chiều rộng ........................................................................... 17

b/ Cấu trúc của tường kho ..................................................................................... 18
c/ Cấu trúc của nền kho.......................................................................................... 19
d/ Cấu trúc của mái kho ......................................................................................... 20
2.10.3 Phương hướng phát triển kho bảo quản nông sản ở Việt Nam................... 21
2.10.4 Cấu trúc cơ bản và nguyên tắc làm việc của một số loại kho ..................... 22
a/ Cấu trúc của kho thông gió ................................................................................ 22
b/ Cấu trúc của kho lạnh......................................................................................... 22
2.11 Các dạng tổn thất lúa gạo trong quá trình bảo quản ...................................... 22
2.11.1 Tổn thất trọng lượng ................................................................................... 22


2.11.2 Tổn thất chất lượng ..................................................................................... 23
2.12 Một số công thức tính toán nhà kho.............................................................. 24
2.12.1 Tính toán năng suất lạnh của hệ thống lạnh................................................ 24
2.12.2 Một số công thức tính toán máy nén.......................................................... 28
2.12.3 Công thức tính toán thiết bị ngưng tụ ........................................................ 30
2.12.4 Công thức tính toán thiết bị bay hơi........................................................... 31
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 32
3.1 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 32
3.1.1 Phương pháp khảo nghiệm kho lạnh mẫu chạy không tải ............................ 32
3.1.2 Phương pháp bảo quản lúa trong kho bảo quản mẫu .................................... 32
3.1.3 Phương pháp lấy kết quả............................................................................... 32
3.1.4 Phương pháp tính toán thiết kế ..................................................................... 32
3.2 Phương tiện ...................................................................................................... 32
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 34
4.1 Khảo nghiệm kho bảo quản mẫu chạy không tải ............................................. 34
4.1.1 Mục đích........................................................................................................ 34
4.1.2 Kết quả .......................................................................................................... 34
4.2 Bảo quản lúa trong kho bảo quản mẫu............................................................. 35
4.2.1 Mục đích........................................................................................................ 35

4.2.2 Kết quả .......................................................................................................... 37
4.3 Tính toán thiết kế kho bảo quản lúa................................................................. 40
4.3.1 Cơ sở tính toán, thiết kế ................................................................................ 40
4.3.2 Các số liệu chọn để thực hiện ....................................................................... 40
4.3.3 Kết quả tính toán thiết kế kho bảo quản........................................................ 40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BẢN VẼ


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1. Cấu tạo hạt thóc ....................................................................................... 3
Hình 2.2. Sơ đồ chất xếp bao lúa trong kho .......................................................... 14
Hình 2.3. Kho chứa hạt đóng bao.......................................................................... 16
Hình 2.4. Kho thông gió tự nhiên và cưỡng bức................................................... 22
Hình 2.5. Kho lạnh làm lạnh trực tiếp; làm lạnh gián tiếp .................................... 22
Hình 4.1. Mặt cắt kho bảo quản mẫu chạy không tải............................................ 35
Hình 4.2. Mặt cắt đứng kho bảo quản mẫu ........................................................... 36
Hình 4.3. Mặt cắt ngang kho bảo quản mẫu.......................................................... 36
Hình 4.4. Biểu đồ diễn biến ẩm độ lúa.................................................................. 37
Hình 4.5. Biểu đồ diễn biến nhiệt độ và ẩm độ trong kho mẫu............................. 38
Hình 4.6. Biểu đồ diễn biến nhiệt độ và ẩm độ ngoài môi trường ........................ 38
Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ gạo nguyên ........................................................ 39
Hình 4.8. Kích thước chọn của nhà kho................................................................ 41
Hình 4.9. Kết cấu mái nhà kho .............................................................................. 41
Hình 4.10. Kết cấu tường kho ............................................................................... 42
Hình 4.11. Kết cấu nền nhà kho ............................................................................ 42
Hình 4.12. Mặt cắt đứng nhà kho bảo quản .......................................................... 42

Hình 4.13. Kết cấu dàn ngưng tụ của hệ thống ..................................................... 51
Hình 4.14. Kết cấu dàn bay hơi của hệ thống ....................................................... 52

-v-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1. Thành phần hóa học trung bình của thóc, gạo ........................................ 4
Bảng 2.2. Hiện tượng tự động phân cấp của hạt khi cho vào kho silo .................... 5
Bảng 2.3. Thủy phần cân bằng của một số nông sản ở 20oC .................................. 6
Bảng 2.4. Ẩm độ cân bằng của một số hạt .............................................................. 6
Bảng 2.5. Thời gian bảo quản an toàn ................................................................... 13
Bảng 4.1. Thông số máy nén П Γ10...................................................................... 49
Bảng 4.2. Thông số dàn ngưng kiểu FNH – 29/100.............................................. 50
Bảng 4.3. Thông số kích thước dàn ngưng kiểu FNH – 29/100............................ 50
Bảng 4.4. Thông số dàn bay hơi GX – HE 302 – 300........................................... 51
Bảng 4.5. Thông số kích thước dàn bay hơi GX – HE 302 – 300......................... 52

-vi-


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa là cây lương thực chính ở nước ta, sản lượng lúa trung bình hàng năm từ 11,6
triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên 36 triệu tấn. xuất
khẩu gạo đạt 3 – 4 triệu tấn/ năm. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản
xuất lương thực lớn nhất Việt Nam, có diện tích trồng lúa trên 3,77 triệu ha, chiếm
51,59% tổng diện tích trồng lúa cả nước, sản lượng bình quân đạt trên 18,19 triệu

tấn/năm. Đây cũng là khu vực chiếm hơn 90% lượng lúa gạo xuất khẩu hàng năm của
cả nước, giúp Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, chỉ
xếp sau Thái Lan.
Việt Nam, với dân số trên 84 triệu người, tỉ lệ tăng dân số khoảng 1,32%. Do công
cuộc đô thị hóa nên diện tích gieo trồng có xu hướng giảm xuống. Cụ thể như ở đồng
bằng sông Cửu Long diện tích trồng lúa hiện nay đã bị thu hẹp gần 200 nghìn ha . Vì
thế, vấn đề gia tăng sản lượng lúa gạo trở thành mối bận tâm của các nhà chức trách
và những nhà làm công tác về khoa học nông nghiệp. Để gia tăng sản lượng lúa gạo
hàng năm, ngoài việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp, chúng ta còn phải thực hiện công tác giảm thiểu sự tổn thất lúa gạo trong quá
trình sau thu hoạch.
Những điều trên đây cho thấy rằng công tác bảo quản là một khâu rất quan trọng
trong quá trình sau thu hoạch cũng như trong quá trình sản xuất lúa gạo, nó sẽ ảnh
hướng đến số lượng và chất lượng hàng năm cho nên những địa phương có nhu cầu
lớn về bảo quản lúa gạo tiêu biểu như vùng đồng bằng sông Cửu Long, đòi hỏi những
người làm công tác bảo quản phải nắm vững các cơ sở khoa học, tính chất của thóc,
đặc điểm khí hậu, kho tàng. Trong đó kho tàng có một vai trò quan trọng, quyết định
khả năng bảo quản hạt, chất lượng hạt bảo quản vì nó là một phương tiện kĩ thuật
nhằm hạn chế, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của môi trường bên ngoài đến hạt. Vì


vậy một hệ thống kho tàng thích hợp cho việc bảo quản lúa gạo là hết sức cần thiết để
mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh
của lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Với mục đích khảo nghiệm một kho bảo quản mẫu và tính toán, thiết kế một kho
bảo quản lúa sau khi sấy để tồn trữ trong điều kiện thời tiết Miền Nam nước ta, được
sự đồng ý của khoa Cơ khí - Công nghệ Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh và sự hướng dẫn của Thạc sỹ Lê Quang Giảng – Trường Đại học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh và Kỹ sư Đinh Khánh, giám đốc Công ty TNHH Sài Gòn
Năng Lượng Thành Phố Hồ Chí Minh, nay tôi thực hiện đề tài:

“TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ KHO BẢO QUẢN LÚA 100 TẤN’’.
1.2 Mục đích luận văn
Khảo nghiệm kho bảo quản mẫu và tính toán, thiết kế nhà kho bảo quản lúa dạng đóng
bao trong thời gian là 6 tháng với năng suất 100 tấn. Cụ thể là:
Khảo nghiệm kho bảo quản 1 tấn/ tháng
Tính toán thiết kế nhà kho gồm:
Tính toán chung
Chọn thiết bị chính
Thiết kế nhà kho.

-2-


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tìm hiểu về cấu tạo của hạt thóc /1/
Hạt thóc gồm có những phần chính sau: Mày thóc, vỏ trấu, vỏ hạt (cám), nội nhũ
và phôi (hình 1).

1. Râu

8. Lớp alơron

2. Vỏ trấu

9. Nội nhũ

3. Vỏ trấu

10. Bao bảo vệ


4. Mày thóc

phôi

5. Cuống hạt

11. Chồi mầm

6. Vỏ quả (vỏ ngoài)

12. Rễ mầm

7. Vỏ hạt

Hình 2.1: Cấu tạo hạt thóc
Vỏ trấu: chiếm khoảng 18 – 20 % so với khối lượng toàn hạt.
Vỏ hạt: gồm 3 lớp (kể từ ngoài vào) là: vỏ ngoài, vỏ giữa và lớp có thớ chéo.
Trung bình lớp vỏ hạt chiếm 5,5 đến 6,0 % khối lượng hạt gạo lật (gạo mới chỉ bóc
vỏ trấu).
Nội nhũ: chiếm tỷ lệ khối lượng lớn nhất trong toàn hạt. Trong nội nhũ, tinh bột
chiếm 90 %, với toàn hạt gạo tinh bột chiếm 75 %.
Phôi: nằm ở gốc nội nhũ, được bảo vệ bởi diệp tử (lá mầm). Phôi chứa 66 %
vitamin B1 của hạt. Ở lúa, phôi thường chiếm khoảng 2,2 đến 3% khối lượng toàn
hạt.

-3-


2.2 Thành phần hóa học của thóc /1/

Thành phần hóa học của thóc, gạo dao động trong giới hạn khá rộng phụ thuộc vào
giống, điều kiện canh tác, mùa vụ, thời gian thu hoạch, công nghệ xay xát.
Bảng 2.1: Thành phần hóa học trung bình của thóc, gạo và các thành phần của chúng
Độ
Tên sản phẩm

ẩm
(%)

Glucide

Protein

Lipide

Xenlulo

(% CK)

(%CK)

(%CK)

(%CK)

Tro

Vitamin B1

(%CK) (mg %CK)


1. Thóc

13,00

64,03

6,59

2,10

8,78

5,36

5,36

2. Gạo lật

13,90

74,46

8,10

2,02

0,57

1,18


1,18

3. Gạo xát

13,80

77,35

6,85

0,52

0,18

0,54

0,54

4. Cám

11,00

43,47

14,9

8,07

14,58


11,23

11,00

5. Trấu

11,00

36,10

12,75

0,98

56,72

19,61

2.3 Tính chất vật lý của thóc /1/
2.3.1 Dung trọng hạt
Dung trọng hạt là khối lượng của một đơn vị dung tích hạt nhất định. Đơn vị của
nó thường là kg/ m3.
Dự đoán được phẩm chất hạt tốt hay xấu.
Làm căn cứ tính toán dung tích kho chứa nông sản.
Thể tích chứa hạt có thể ước tính bằng công thức:
V = M/ Bd
Trong đó: M là khối lượng hạt cần tồn trữ (kg)
Bd là dung trọng hạt (kg/ m3)
Tính toán khối lượng hạt trong kho: M = V * Bd.

2.3.2 Khối lượng riêng hạt
Là khối lượng của một thể tích hạt thực nhất định và cũng được tính bằng kg/ m3
Công thức tính khối lượng riêng hạt như sau:
Kd = Bd/d
Ở đây:

Kd là khối lượng riêng hạt (kg/m3)
Bd là dung trọng hạt (kg/m3)
B

d là độ trống rỗng (độ hổng) hạt (%)
Thóc có dung trọng hạt Bd = 615 kg/ m3; dung trọng hạt Kd = 1383 kg/m3
-4-


2.3.3 Độ trống rỗng (độ hổng)
Độ trống rỗng (%) của thóc là 50 – 56 %
Cách xác định
Dùng khí hay dùng nước xác định thể tích không khí trong khối hạt. Độ trống rỗng
(%) được xác định bằng công thức:
P = 100(Vpf/ Vp)
Trong đó: Vpf thể tích hạt thật (Vpf = Vkhối – Vp)
Vp thể tích không khí.
2.3.4 Tính tự động phân cấp
Bảng 2.2: Hiện tượng tự động phân cấp của hạt khi cho vào kho silo
Mẫu số

Dung

Hạt đất


Hạt to

Hạt vỡ

trọng

(%)

nhỏ (%)

(%)

Lép (%)

Cỏ dại

Tạp chất

(%)

nhẹ(%)

(g/l)
1

704,1

0,22


0,53

1,84

0,09

0,32

0,15

2

706,5

0,13

0,14

1,9

0,13

0,34

0,50

3

708,5


0,17

0,15

1,57

0,11

0,21

0,36

4

705,5

0,07

0,15

1,99

0,10

0,21

0,35

5


667,5

0,22

0,47

2,22

0,47

1,01

2,14

Chú thích:
Mẫu thứ 1 lấy ở phần trung tâm khối hạt
Mẫu thứ 2, 3, 4 lấy ở các phần khác của khối hạt
Mấu thứ 5 lấy ở giáp vách kho
2.3.5 Tính hấp phụ chất khí và hơi nước
a/ Tính hấp phụ chất khí
Khối hạt có một thể tích không khí chiếm chỗ. Trong nội bộ hạt phân bố nhiều
mao quản, vách bên trong của những mao quản đó là bề mặt hữu hiệu hấp thụ thể khí.
Do đó, khối hạt có khả năng hấp phụ chất khí.
b/ Tính hút ẩm của hạt
Tính hút ẩm của khối hạt có được là do kết cấu của hạt có nhiều mao quản và trong
thành phần hóa học của hạt có các hạt keo ưa nước.

-5-



Bảng 2.3: Thủy phần cân bằng của một số nông sản ở 20oC
Tên nông

RH (%)

sản

50

60

70

80

90

Thóc

11,4

12,5

13,7

15,2

17,6

Gạo


12,0

13,0

14,6

16,0

18,7

c/ Thủy phần cân bằng của hạt
Hạt trong quá trình bảo quản không ngừng hấp thụ và giải hấp phụ hơi nước trong
không khí. Khi tác dụng hấp phụ chiếm ưu thế thì hàm lượng nước của hạt tăng và
ngược lại, khi tác dụng phản hấp phụ chiếm ưu thế thì hàm lượng nước của hạt
giảm. Hàm lượng nước của hạt không cố định mà thay đổi theo độ ẩm không khí.
Nhưng khi áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí xung quanh bằng áp
suất riêng phần của hơi nước trên bề mặt của hạt thì thủy phần của hạt lúc đó được
gọi là thủy phần cân bằng.
Bảng 2.4: Ẩm độ cân bằng của một số hạt (ASAE, 1994) /2/
Loại hạt

Lúa(thóc)

Gạo
Lúa mì

Nhiệt

Ẩm độ không khí, Rh,%


o

độ, C

10

0

20

30

40

50

60

70

80

90

100

-

8,2


9,9

11,1

12,3

13,3

14,5

16,6

19,2

-

20

-

7,5

9,1

10,4

11,4

12,5


13,7

15,2

17,6

-

25

4,6

6,5

7,9

9,4

10,8

12,2

13,4

14,8

16,7

-


30

-

7,1

8,5

10,0

10,9

11,9

13,1

14,7

17,1

-

44

-

-

-


-

-

10,3

12,3

14,3

16,5

-

25

4,9

7,7

9,5

10,3

11,0

12,0

13,4


15,3

18,3

23,3

25

5,7

7,6

9,0

10,5

11,9

13,1

14,7

16,7

17,1

-

50


3,9

5,6

6,9

8,3

9,6

10,9

12,7

15,1

19,0

-

2.3.6 Quá trình hô hấp /3/
Là quá trình trao đổi chất quan trọng nhất của thóc, gạo trong quá trình bảo quản.
Trong quá trình hô hấp, các chất dinh dưỡng (chủ yếu là tinh bột) trong hạt bị oxi
hóa, phân hủy thành khí CO2 và hơi nước H2O, sinh ra năng lượng cung cấp cho
các tế bào trong hạt để duy trì sự sống.
Nếu có đầy đủ oxy, hạt tiến hành hô hấp hiếu khí. Phương trình tổng quát của quá
trình hô hấp hiếu khí như sau:
C6H12O6 + 6O2 = 6H2O + 6CO2 + Q
-6-



Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình hô hấp là 674 kcal cho 1 phân tử gam gluco,
hay 374 kcal cho 100 gam gluco bị phân hủy.
Nếu không đầy đủ oxy, hạt tiến hành hô hấp yếm khí. Phương trình tổng quát của
quá trình hô hấp yếm khí như sau:
C6H12O6 = 2CO2 + 2C2H5OH + Q
Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình hô hấp yếm khí nhỏ hơn trong quá trình hô hấp
hiếu khí. Phân hủy 1 phân tử gam gluco tỏa ra 28 kcal, đồng thời sinh ra 44,8 lít
khí CO2 và 92 gam rượu etylic C2H5OH.
2.3.7 Cường độ hô hấp /3/
Dùng để xác định mức độ hô hấp của hạt. Theo quy ước, cường độ hô hấp là số
miligam khí CO2 thoát ra trong 24 giờ do 100 gam vật chất khô của hạt hô hấp.
2.3.8 Quá trình chín sau thu hoạch /3/
Là quá trình xảy ra sau thu hoạch, trong đó dưới tác dụng của hệ enzym có sẵn
trong hạt, tự hoàn thiện về mặt chất lượng.
Thực chất của quá trình chín sau thu hoạch là quá trình sinh hóa tổng hợp xảy ra
trong tế bào và mô hạt. Quá trình này làm giảm các chất hữu cơ hòa tan trong nước
và làm tăng các chất dinh dưỡng có cấu trúc phức tạp và bền vững hơn.
Thời gian chín sau thu hoạch của thóc tùy thuộc vào giống lúa, độ chín khi thu
hoạch cũng như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, môi trường… Thời gian chín sau thu
hoạch thường kéo dài 30 – 60 ngày. Trong quá trình chín sau thu hoạch, thóc thoát
nhiệt và ẩm mạnh, vì vậy cần phải chăm sóc chu đáo, cào đảo thường xuyên và
theo dõi chặt chẽ nhiệt độ, độ ẩm trong kho, thủy phần của thóc.
2.3.9 Thóc bị mọc mầm /3/
Thóc muốn mọc mầm phải có đầy đủ 3 điều kiện:
1. Có thủy phần thích hợp và cần thiết (từ 30 % trở lên);
2. Có đầy đủ oxy;
3. Có nhiệt độ thích hợp (30 – 40oC).
Quá trình mọc mầm là quá trình hoạt động rất mạnh của các enzym có trong hạt để

chuyển hóa các chất phức tạp có trong hạt thành các chất đơn giản hơn, dễ hòa tan
trong nước để nuôi phôi phát triển.

-7-


Xét về phương diện bảo quản thì quá trình mọc mầm là quá trình hoàn toàn bất lợi,
cần tìm mọi biện pháp để tránh. Thóc thường mọc mầm trong trường hợp mái kho
bị dột hoặc mưa hắt vào làm thủy phần của thóc tăng lên đột ngột.
2.3.10 Hiện tượng biến vàng của thóc, gạo/3/
Là hiện tượng lớp nội nhũ của hạt chuyển từ màu trắng sang màu vàng. Nguyên
nhân của hiện tượng biến vàng là do phản ứng tạo thành melanoit, sản phẩm có
màu vàng sẫm, kết quả phản ứng giữa amino axit và đường khử có sẵn trong nội
nhũ của hạt. Phản ứng này thường gặp ở thóc có thủy phần cao, nhất là lại bảo
quản ở điều kiện phát triển của nhiều nhóm nấm mốc. Màu chuyển sang vàng là do
hoạt động trao đổi chất của nấm có trong hạt hoặc do tương tác của nấm, mốc tới
lớp vỏ quả.
Thóc, gạo bị biến vàng, làm giảm giá trị thương phẩm, vì cơm nấu từ gạo bị biến
vàng màu sắc không hấp dẫn, độ dẻo kém và nếu tỷ lệ hạt vàng cao, còn ảnh
hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Theo tiêu chuẩn của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ hạt vàng
không được vượt quá 0,5 %.
2.3.11 Tính dẫn nhiệt của khối hạt /1/
Hệ số dẫn nhiệt của hạt là nhiệt lượng qua 1 m2 diện tích bề mặt một khối hạt dày
1 m trong một giờ làm cho nhiệt độ tầng trên và tầng dưới chênh nhau 10C. Do đó
đơn vị của hệ số dẫn nhiệt là kcal/m.giờ.0C.
Hệ số dẫn nhiệt của hạt nói chung thấp. Đại đa số là 0,1 – 0,2 kcal/ m.giờ.oC. Ở
20oC, hệ số dẫn nhiệt không khí là 0,0217, của nước là 0,510 kcal/m.giờ.oC.
2.3.12 Nhiệt dung riêng /1/
Là nhiệt lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ của 1 kg hạt lên 1oC. Đơn vị của

nhiệt dung riêng là kcal/ kg.oC.
Để xác định nhiệt dung riêng, có thể dùng công thức sau:
Cp = Q/ m*T
Cp – Nhiệt dung riêng của hạt

m - Khối lượng vật liệu (nông sản)

Q – Nhiệt lượng cần thiết

T – Sự thay đổi nhiệt độ

-8-


Khi xác định được nhiệt dung riêng hạt ta có thể tính được nhiệt lượng của hạt tỏa
ra trong thời gian bảo quản và căn cứ vào nhiệt độ bình quân trong tháng bảo quản
để đi đến chỗ xác định tốc độ làm lạnh (mát) hạt.
2.4 Tình hình lúa gạo thế giới
Năm 2007, sản lượng gạo thế giới đạt 420,6 triệu tấn. Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Burma, Philippines, Brazil, Nhật Bản,
Hoa Kỳ, Pakistan là 12 nước đứng đầu thế giới về sản xuất lúa gạo, tổng sản lượng
lúa gạo chiếm 89% tổng sản lượng lúa gạo thế giới.
Năm 2008, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Ai Cập, Hoa
Kỳ là 7 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, tổng lượng gạo xuất khẩu
khoảng 23,7 triệu tấn, chiếm 82% thị phần thế giới. Thái Lan dự kiến tăng lượng
xuất khẩu từ 500.000 tấn-1 triệu tấn đạt mức 9,5 triệu tấn, Hoa Kỳ và Pakistan ổn
định ở mức 3,5 và 2,9 triệu tấn. Trung Quốc, Việt Nam, Ai Cập, Ấn Độ sẽ cắt
giảm gạo xuất khẩu trong năm 2008: xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm từ 500.000
tấn - 1 triệu tấn, Ai Cập giảm 400.000 tấn, Ấn Độ giảm 500.000 tấn, Trung Quốc
giảm 340.000 tấn, kèm theo một loạt các chính sách hạn chế xuất khẩu gạo được

áp dụng như áp dụng giá xuất khẩu tối thiểu, áp dụng thuế xuất khẩu gạo, hạn
ngạch. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khả năng làm giảm
thương mại lúa gạo của thế giới
2.5 Tình hình lúa gạo trong nước
Những tháng đầu năm 2008, sản xuất lúa gạo trên cả nước so với năm trước
tính cả về diện tích và sản lượng đều tăng.
Các tỉnh phía nam, tổng diện tích gieo cấy lúa Đông Xuân 2008 đạt 1.865
nghìn ha, đạt 100,7% kế hoạch, tổng sản lượng khoảng 11,32 triệu tấn, tăng
khoảng 440 nghìn tấn so với năm 2007, trong đó:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long, diện tích gieo sạ đạt 1.516 nghìn ha, tăng 10
nghìn ha so với năm 2007. Thu hoạch xong, bình quân năng suất đạt 63,1 tạ/ha,
tăng 2,9 tạ/ha, sản lượng thóc đạt 9,6 triệu tấn, tăng 550 nghìn tấn so với vụ Đông
Xuân năm 2007.
Vùng Đông Nam Bộ, diện tích gieo cấy đạt 117,7 nghìn ha, tăng 11 nghìn ha so
với năm 2007; năng suất đạt 46,2 tạ/ha; sản lượng đạt 540 nghìn tấn.
-9-


Vùng Duyên hải Trung Bộ, bị ảnh hưởng của các đợt lũ lớn kéo dài nên thời vụ
gieo sạ bị chậm lại, diện tích bị giảm 2 nghìn ha, chỉ đạt 169 nghìn ha; năng suất
đạt 53 tạ/ha, tương đương năng suất năm 2007; sản lượng đạt 820 nghìn tấn, giảm
120 nghìn tấn so với năm trước.
Vùng Tây Nguyên, diện tích gieo cấy đạt 67 nghìn ha, tăng 2 nghìn ha so với
vụ trước; năng suất đạt 53,4 tạ/ha, tương đương vụ trước; sản lượng đạt 360 nghìn
tấn, tương đương năm trước.
Tại các tỉnh phía Bắc, do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm chết
trên 200 nghìn ha lúa và gần 18 nghìn ha mạ, nên diện tích gieo cấy và sản lượng
đều hụt so với cùng kỳ năm trước. Tính cả miền Bắc, diện tích gieo cấy là 1,11
triệu ha, đạt 98% kế hoạch. Hiện các loại lúa gieo cấy đều sinh trưởng tốt. Nếu
không có đột biến lớn về thời tiết và dịch bệnh, năng suất có thể tương đương hoặc

cao hơn vụ Đông Xuân năm trước, khoảng 56 - 57 tạ/ha; sản lượng ước đạt 6,5
triệu tấn, cao hơn sản lượng lúa Đông Xuân năm 2007(năm 2007 là 6,114 triệu
tấn).
Như vậy, cả nước vụ Đông Xuân đạt khoảng 17,6 triệu tấn, cao hơn năm 2007
( 17,02 triệu tấn). Nếu không có biến động lớn về thời tiết và dịch bệnh, sản lượng
lúa của vụ Hè Thu khoảng 10,15 triệu tấn và vụ Mùa khoảng 8,8 triệu tấn như năm
2007 thì năm 2008, tổng sản lượng lúa khoảng 36,55 triệu tấn. Với sản lượng này,
chúng ta không chỉ đảm bảo cho tiêu dùng trong nước, mà còn xuất khẩu khoảng
trên 8 triệu tấn thóc, tương đương trên 4,5 triệu tấn gạo.
2.6 Tình hình khí hậu vùng Nam Bộ Việt Nam /3/
Do địa hình bằng phẳng trong khoảng thay đổi vĩ độ hẹp nên khí hậu khá đồng
nhất và điều hòa. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm quanh
năm cao thay đổi từ 70 đến 90 %. Nhiệt độ thấp nhất 18 – 20 oC, và các tỉnh phía
đông có thể xuống tới 15 – 16oC. Nhiệt độ thấp nhất 18 – 20oC, cao nhất 30 –
38oC, có thể tới 40oC trong tháng 5.
Lượng mưa trung bình 2000 – 3000 mm.

-10-


2.7 Một số phương pháp bảo quản hạt lúa trên thế giới và ở Việt Nam
2.7.1 Phương pháp bảo quản hạt lúa trên thế giới
Tùy thuộc vào điều kiện tình hình khu vực, thời tiết và mục đích của việc bảo
quản như dùng làm lương thực, làm hàng hóa hay dùng để làm giống, hoặc việc
bảo quản là tạm thời, trung gian hay lâu dài và tùy thuộc mức độ yêu cầu mà sử
dụng các phương pháp bảo quản thích hợp. Hiện nay trên thế giới có nhiều phương
pháp bảo quản lúa bao gồm:
-


Bảo quản ở trạng thái khô

-

Bảo quản ở trạng thái thông thoáng

-

Bảo quản ở trạng thái kín

-

Bảo quản ở trạng thái lạnh

-

Bảo quản hạt bằng hóa chất.

a. Bảo quản lúa ở trạng thái khô
Cơ sở của phương pháp này là giảm độ ẩm của lô hạt xuống đến độ ẩm giới
hạn thì mọi quá trình sinh lý của hạt đều yếu, vi sinh vật và côn trùng khó phát
triển. Phương pháp này phổ biến ở nhiều nơi nhất là những khu vực có điều kiện
nóng ẩm như nước ta. Để giảm độ ẩm hạt có nhiều phương pháp nhưng thường
dùng 2 phương pháp: (i) sấy với tác nhân sấy là không khí nóng. (ii) phơi nắng và
làm khô bằng không khí có độ ẩm tương đối thấp. Điều kiện chọn phương pháp
làm khô là phải đảm bảo chất lượng hạt.
b. Bảo quản ở trạng thái thông thoáng
-

Trong khối hạt có độ rỗng khoảng 40 – 50%, độ dẫn nhiệt của các hạt rất kém,

tính ỳ nhiệt lại rất lớn. Hạt có tính nhả ẩm khi áp suất hơi nước riêng phần trên
bề mặt lớn hơn áp suất hơi riêng phần của không khí. Lợi dụng tính chất này ta
có thể thông gió tự nhiên hoặc thông gió cưỡng bức tức quạt không khí khô và
lạnh vào khối hạt nhiều lần thì nhiệt độ và ẩm độ của khối hạt sẽ giảm, đồng
thời giữ được khả năng sống của khối hạt. Điều kiện và chế độ quạt không khí
vào khối hạt

-

Không khí phải được quạt đều trong toàn khối hạt

-

Cần đủ lượng không khí để thực hiện mục đích giảm nhiệt độ và độ ẩm.

-

Chỉ quạt khi độ ẩm của không khí ngoài trời thấp
-11-


-

Nhiệt độ không khí ngoài trời phải thấp hơn nhiệt độ của khối hạt.

Hiện nay phương pháp bảo quản khối lúa có thông gió đang được dùng phổ biến
do có nhiều ưu điểm hơn so với những phương pháp khác vì dễ điều chỉnh được
nhiệt độ và ẩm độ trong khối hạt.
c. Bảo quản hạt ở trạng thái kín
Các cấu tử trong hạt đều cần oxy để hô hấp, lợi dụng tính chất này người ta

cách li hạt với môi trường không khí xung quanh bằng cách bảo quản kín hay nạp
vào khối hạt một thứ khí khác ngoài oxy rồi đóng kín lại. Phương pháp này có
những ưu điểm sau: (i) trong thời gian bảo quản các loại côn trùng bị hủy diệt hoàn
toàn. (ii) vi sinh vật bên ngoài không xâm nhập vào khối hạt. (iii) nếu hạt khô thì
vi sinh vật không phát triển được, hiện tượng bốc nóng cũng không xảy ra liên tục.
(iv) không khí ngoài trời không xâm nhập vào khối hạt nên độ ẩm của khối hạt
không tăng. (v) tiết kiệm sức lao động và thời gian đảo hạt. Nhưng phương pháp
này cũng có nhược điểm là chỉ bảo quản hạt dùng cho người và gia súc, không
dùng trong việc bảo quản hạt giống vì giảm độ nảy mầm của hạt.
Đối với hạt khô thì trong quá trình bảo quản kín tính chất hạt thay đổi không
nhiều, còn nếu khối hạt ướt (W > 16%) thì tính chất hạt thay đổi và ảnh hưởng tới
chất lượng hạt.
d. Bảo quản hạt dùng hóa chất
Phương pháp này phát triển trên cơ sở của phương pháp bảo quản kín. Sử dụng
hóa chất trong khối hạt cũng nhằm giảm hàm lượng oxy, đồng thời diệt vi sinh vật
và côn trùng hại hạt.
Hóa chất sử dụng độc với côn trùng và vi sinh vật, ít độc hại với người và gia
cầm. Hóa chất phải được phân bố đều và dễ xâm nhập vào khối hạt, không bị hạt
hấp thụ và cũng dễ làm sạch, không gây hỏa hoạn và ăn mòn chi tiết.
Tuy phân ra nhiều phương pháp bảo quản nhưng chung quy lại việc bảo quản
hạt lúa phân ra thành 2 phương pháp bảo quản chính: bảo quản trong bao và bảo
quản rời (đổ xá).
2.7.2 Phương pháp bảo quản lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Do điều kiện khí hậu Việt Nam khác nhau ở các miền nên tùy từng khu vực mà
có những phương pháp bảo quản khác nhau để thích ứng. Riêng khu vực đồng
-12-


bằng sông Cửu Long nền đất yếu nên xây dựng những công trình lớn và kiên cố
luôn gặp khó khăn, luôn bị ngập lụt trong mùa mưa và những năm gần đây diễn

biến khí hậu khu vực này thất thường không ổn định. Đỉnh lũ mỗi năm thay đổi
thêm vào đó do hiện tượng đê bao tiểu vùng nên lũ ngày càng cao và dồn về những
khu vực có đê bao thấp hoặc chưa có đê điều này dẫn đến những công trình xây
dựng trước đây thường xuyên bị ngập úng và phải nâng cấp liên tục rất tốn kém
công sức và tiền của.
Việc tồn trữ sau thu hoạch của nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn phổ
biến theo các phương pháp truyền thống: phương pháp tồn trữ phổ biến nhất trong
nông thôn là việc đóng thành những bao khoảng 50 kg và xếp chồng thành từng
đống đặt trong nhà nơi cao ráo hoặc sau khi phơi, sấy, làm sạch lúa đạt ẩm độ cho
phép rồi dùng bồ cót (mê bồ) vây lại thành những vòng tròn lớn có khối lượng từ 2
– 10 tấn, những bồ cót tồn trữ này được đặt ở nơi khô ráo, thông thoáng tránh mưa
bão tạt vào hoặc đóng những thùng gỗ có trữ lượng tương đương để chứa hạt. Tuy
nhiên việc bảo quản lúa trong dân theo các cách trên không tránh được ảnh hưởng
của nhiệt độ, ẩm độ môi trường nên luôn bị nấm mốc, côn trùng, chim chuột tấn
công đồng thời các hoạt động chuyển hóa thường xảy ra nên tổn thất rất lớn.
2.8 Bảo quản thóc dạng đóng bao /3/
Thóc bảo quản ở dạng đóng bao, độ ẩm không quá 16%.
Bảng 2.5: Thời gian bảo quản an toàn
Dạng lương thực

Thóc

Độ ẩm ( % )

Dạng bảo quản

Thời gian bảo quản an toàn

Không quá 13


Đổ rời

Không quá 12 tháng

Đóng bao

Không quá 12 tháng

Đổ rời

Không quá 6 tháng

Đóng bao

Không quá 6 tháng

14 – 15

Đổ rời

Không quá 2 tháng

15 - 16

Đóng bao

Không quá 15 ngày

13 – 14


Kho phải có bục kê (palet) để chống ẩm hoặc bằng trấu, cót (lớp trấu dày 20 cm).
Các bao thóc được xếp thành lô, 15 – 18 lớp với độ cao không quá 4m, khối lượng
mỗi lô khoảng 200 tấn, lô nọ cách lô kia ít nhất 1 m và cách tường 0,5 m trở lên.
Các bao được xếp theo kiểu chồng 3 hoặc 5, vuông góc với mặt sàn.
-13-


×