Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH BẢO QUẢN HOA HỒNG ĐÀ LẠT Thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.27 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ

PHẠM THỊ HUYỀN TRANG

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH BẢO QUẢN
HOA HỒNG ĐÀ LẠT

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 năm 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH BẢO QUẢN
HOA HỒNG ĐÀ LẠT
Chuyên ngành: Công Nghệ Nhiệt Lạnh

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S. NGUYỄN HÙNG TÂM

PHẠM THỊ HUYỀN TRANG
MSSV: 05137019

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 6 năm 2009


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY
FACULTY OF ENGINEERING & TECHNOLOGY

CALCULATING, DESIGNING COLD STORAGE FOR
DA LAT ROSE

Speciality: Heat and Refrigeration

Supervisor:

Student:

MSc.NGUYEN HUNG TAM

PHAM THI HUYEN TRANG
Student ID: 05137019

Ho Chi Minh city
June, 2009


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, kết thúc bốn năm học trên giảng đường đại
học, lời đầu tiên con xin cảm ơn công sinh thành của bố của mẹ, cao hơn cả là công
dưỡng dục của mẹ. Chỉ mình mẹ tảo tần nuôi con khôn lớn, cho con được ăn học tới
ngày hôm nay. Mẹ là tấm gương, là nghị lực sống để con có thể bước qua những gian

nan nhất trong cuộc đời mình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Hùng Tâm, người thầy
nhiệt huyết luôn tận tình chỉ dạy những kiến thức học tập trên lớp, và đã hướng dẫn
cho em tất cả những vấn đề mấu chốt để em có thể thực hiện đề tài tốt nghiệp. Thầy đã
giúp đỡ em mọi trang thiết bị cần thiết phục vụ đề tài, thầy cũng luôn động viên cổ vũ
tinh thần cho em cùng các bạn vượt qua giai đoạn quyết định này.
Em không quên cảm ơn các thầy cô giáo khoa Cơ Khí- Công Nghệ nói riêng,
thầy cô giáo trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh nói chung đã hết lòng truyền
dạy cho em những kiến thức suốt bốn năm dài học tập vừa qua. Xin chúc các thầy cô
sức khỏe và hạnh phúc.
Cùng tập thể lớp DH05NL, chúng mình luôn sống trong tình đoàn kết, giúp đỡ
tương thân tương ái nhau. Chúc các bạn vững tin trong tương lai, mình luôn nhớ và
cảm ơn tới các bạn khi chúng ta đã tạo cho nhau môi trường học tập lành mạnh.


TÓM TẮT
Kho lạnh bảo quản hoa đã được sử dụng trong thực tế tại các công ty hoa có
thương hiệu như: Đà Lạt hasfarm, Biofarm... Tất cả với mục đích kéo dài thời gian tiêu
thụ hoa ra ngoài thị trường. Điều kiện môi trường bảo quản hoa quan trọng là nhiệt độ,
độ ẩm tương đối thích hợp. Từ các kết quả thu được thông qua khảo nghiệm cho thấy
việc bảo quản lạnh hoa là thực sự cần thiết. Chứng tỏ kho lạnh bảo quản hoa nói chung
và bảo quản hoa hồng nói riêng sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực.
Vì vậy đề tài: “ TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ KHO LẠNH BẢO QUẢN HOA
HỒNG ĐÀ LẠT” đã được thực hiện.
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/ 03/ 2009 đến ngày 15/ 06/ 2009 địa điểm
khảo nghiệm: tại xưởng Nhiệt Lạnh, Bộ môn: Công Nghệ Nhiệt Lạnh, Khoa: Cơ KhíCông Nghệ; trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
Kết quả:
Khảo nghiệm chạy không kho lạnh mẫu và tủ trưng bày sản phẩm lạnh có sẵn.
Đã chọn khoảng không gian thích hợp đủ tiêu chuẩn để khảo nghiệm trữ lạnh
hoa.

Đã bảo quản hoa ở nhiệt độ T= 5 ± 3 0C , ẩm độ tương đối RH= 80- 95 %.
Đã tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản hoa với diện tích kho 65 m 2 .
Đã lựa chọn được các thiết bị lắp đặt cho toàn bộ kho lạnh.


SUMMARY
Flower cold storage had been used in fact, and some flowers company with
famous branch such as Đalat Hasfarm, Biofarm...where had used this technology.
They do that with purpose how to extend of flower life in the market. The important
problems in flower preservation field are temperature, relative humidity that kept
suitably. From the results obtained through experience shows in the cold storage are
really needed. Show that cold storage of flowers in general, and preserving roses in
particular will have the practical effectiveness.
Therefore thesis “CALCULATING, DESIGNING COLD STORAGE FOR ĐA LAT
ROSE” have been done.
The thesis had been done from 15/03/2009 to 15/6/2009 at workshop of Heat
and Refrigeraion, Faculty of Engineering and Technology; Nong Lam University of
Ho Chi Minh city.
Results:
The cold storge was tested and tested with Da Lat rose.
For Da Lat rose: maintained in the temperature T = 5 ± 3 0C, the relative
humidity RH = 80 - 95%.
Calculated design of cold storage area with flowers around 65 m2.
Selected the equipment installed for the entire cold storage.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt


x

Danh mục các bảng

xi

Danh mục các hình

xii

Danh mục phụ lục

xiii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Yêu cầu của đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4


2.1. Vật liệu bảo quản

4

2.1.1. Giới thiệu chung về hoa hồng

4

2.1.2. Đặc tính thực vật

4

2.1.3. Sản xuất hoa hồng ở nước ta

5

2.1.4. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới

5

2.1.5. Tiêu chuẩn thu hái hoa hồng

5

2.1.6. Một số qui trình bảo quản hoa

5

2.2. Kho lạnh bảo quản


6

2.2.1. Khái niệm

6

2.2.2. Phân loại

7

2.2.3. Kết cấu, lắp ghép kho lạnh

8

2.3. Các công thức và trình tự tính toán

12

2.3.1. Tính cân bằng nhiệt

12

2.3.2. Thông số của chế độ làm việc với hệ thống lạnh sử
dụng môi chất R22

16

2.3.3. Tính và chọn máy nén

18


2.3.4. Tính và chọn thiết bị ngưng tụ

18

2.3.5. Tính chọn thiết bị bay hơi cho hệ thống lạnh

19

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
3.1. Phương pháp

20
20

viii


3.1.1. Phương pháp khảo sát nhanh

20

3.1.2. Khảo nghiệm hoa trong kho lạnh mẫu

21

3.1.3. Phương pháp tính toán và lựa chọn thiết bị

21


3.1.3.1. Phương pháp tính toán

21

3.1.3.2. Phương pháp lựa chọn thiết bị

22

3.1.4. Phương pháp xử lý số liệu
3.2. Phương tiện

22
22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Khảo sát nhanh showroom

23

4.1.1. Mục đích

23

4.1.2. Kết quả

23


4.1.3. Nhận xét

24

4.2. Khảo nghiệm không tải kho lạnh và tủ mát Sanaky

24

4.2.1. Mục đích

24

4.2.2. Kết quả

25

4.2.2.1. Khảo nghiệm 1

25

4.2.2.2. Khảo nghiệm 2

27

4.2.3. Nhận xét chung

29

4.3. Khảo nghiệm bảo quản hoa hồng


30

4.3.1. Mục đích

29

4.3.2. Kết quả

30

4.3.3. Nhận xét thảo luận chung

35

4.3.4. Khảo nghiệm lặp lại

36

4.3.4.1. Mục đích

36

4.3.4.2. Kết quả

36

4.3.4.3. Đánh giá nhận xét

37


4.4. Tính toán thiết kế kho bảo quản

38

4.4.1. Mục đích

38

4.4.2. Các thông số chọn ban đầu

38

4.4.3. Kết quả

39

4.5. Kết quả tính và chọn thiết bị chính cho hệ thống lạnh
ix

41


4.5.1. Chọn các thông số của chế độ làm việc với hệ
thống lạnh sử dụng môi chất R22

41

4.5.2. Tính và chọn máy nén

43


4.5.3. Tính và chọn thiết bị ngưng tụ

44

4.5.4. Tính chọn thiết bị bay hơi cho hệ thống lạnh

45

4.5.5.Tổng hợp chọn các thiết bị chính

45

4.5.6. Các thiết bị phụ

47

4.5.6.1. Bình tách lỏng

47

4.5.6.2. Các bộ lọc sấy

48

4.5.6.3. Mắt gas

49

4.5.6.4. Van điện từ


49

4.5.6.5. Thermostat

50

4.5.6.6. Đường ống

50

4.5.6.7. Bình chứa

50

4.6. Ứng dụng tự động trong kho lạnh
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

51
52

5.1. Kết luận

52

5.2. Đề nghị

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AĐTĐ

Ẩm độ tương đối

BQ

Bảo quản

ĐKBQ

Điều kiện bảo quản

KLBQ

Kho lạnh bảo quản

KN

Khảo nghiệm

PVC

Polyvinylclorit


PU

Polyurethane

LVBQ

Luận văn Bảo Quản

TL

Tài liệu

TSKT

Thông số kỹ thuật

VĐK

Vi điều khiển

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Khoảng nhiệt độ, ẩm độ của kho trữ đông khi kho chạy không tải

27

Bảng 4.2. Giá trị nhiệt độ, ẩm độ tại ba vị trí của tủ Sanaky khi để chạy

không

28

Bảng 4.3. Bảng theo dõi chất lượng bảo quản hoa

31

Bảng 4.4. Thời gian hoa được bảo quản (có cắm nước) và số ngày sử dụng
(trưng bày) được sau khi đã được bảo quản lạnh

35

Bảng 4.5. So sánh các kết quả khảo nghiệm lặp lại

36

Bảng 4.6.Các thông số điểm mút chu trình máy lạnh

42

Bảng 4.7. Bảng thông số kỹ thuật dàn nóng Reetech môi chất R22:
RMV-D.100-B1(A)

46

Bảng 4.8. Bảng thông số kỹ thuật dàn lạnh Reetech môi chất R22:
RMV-D36E-B1(A)

47


Bảng 4.9. Hệ thống ống đồng được chọn

50

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Kết cấu kho lạnh Panel

9

Hình 2.2: Con lươn thông gió kho lạnh

10

Hình 2.3: Kho lạnh bảo quản

11

Hình 2.4: Lắp ghép Panel

11

Hình 2.5: Các chi tiết lắp đặt panel

12


Hình 3.1. Máy đo nhiệt độ bề mặt- Digital thermometer

22

Hình 3.2. Nhiệt kế bầu khô, bầu ướt

22

Hình 3.3. Thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ điện tử

22

Hình 4.1. Hình ảnh thực tế kho trưng bày và bán sản phẩm

24

Hình 4.2. Sơ đồ mô hình kho bảo quản lạnh

26

Hình 4.3. Kho bảo quản lạnh mẫu

27

Hình 4.4. Vị trí đo NĐ bầu khô, bầu ướt trong tủ Sanaky khi tủ chạy không tải

28

Hình 4.5. Biểu đồ ẩm độ, nhiệt độ vị trí đạt yêu cầu bảo quản hoa


29

Hình 4.6. Đặt hoa trong tủ

30

Hình 4.7.a. Hoa màu cam đang được bảo quản

33

Hình 4.7.b. Hoa màu cam đưa ra sử dụng

33

Hình 4.8. Hoa hồng đỏ đưa vào tủ bảo quản

33

Hình 4.9.a. Hoa sử dụng làm quà tặng

34

Hình 4.9.b. Hoa sử dụng là sản phẩm cắm

34

Hình 4.10.a. Hoa hồng vàng, đỏ đang được bảo quản

37


Hình 4.10.b. Hoa màu hồng phần bao kín bảo quản

37

Hình 4.11.a. Hoa hồng vàng, đỏ sử dụng

37

Hình 4.11.b. Hoa hồng phấn cắm tự nhiên

37

Hình 4.12. Bố trí mặt bằng kho lạnh

38

Hình 4.13. Chu trình hồi nhiệt

42

Hình 4.14. Bình tách lỏng

48

Hình 4.15. Sơ đồ khối mạch điện điều khiển của kho lạnh

51

xiii



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các loại ống đồng cho máy lạnh Freon
Phụ lục 2. Cường độ hô hấp và lượng nhiệt do hoa cẩm chướng sinh ra ở các điều kiện
nhiệt độ khác nhau
Phụ lục 3. Bảng số liệu theo dõi chế độ bảo quản hoa hồng
Phụ lục 4. Bảng số liệu theo dõi chế độ chạy không tủ Sanaky vị trí số 1
Phụ lục 5. Bảng số liệu theo dõi chế độ chạy không tủ Sanaky vị trí số 2
Phụ lục 6. Bảng số liệu theo dõi chế độ chạy không tủ Sanaky vị trí số 3
Phụ lục 7. Bảng tính toán cân bằng nhiệt thực hiện trên Excel
Phụ lục 8. Bảng tính toán thiết bị thực hiện trên Excel

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đà Lạt là một trong số trung tâm sản xuất hoa lớn nhất cả nước, là vùng có thể
trồng hoa quanh năm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu xuất khẩu và cung cấp hoa cho cả
nước. Được như vậy, ngành hoa cần có những quy trình công nghệ bảo quản phù hợp
để kéo dài chất lượng hoa trong một thời gian dài mà khi đến tay người sử dụng hoa
vẫn đạt chất lượng cao.
Do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường dao động lớn nên để cho nguồn
cung cấp hoa được ổn định việc bảo quản hoa là hết sức cần thiết. Hoa được bảo quản
lạnh sẽ giữ chất lượng hoa trong thời gian dài hơn.
Tiêu thụ

Nguyên liệu → Thu hái → Sơ chế → Vận chuyển → Phân loại →


Tiêu thụ ←Bảo quản ←Bao gói ←Làm mát sơ bộ
Với kỹ sư nhiệt lạnh thì công đoạn (Làm mát sơ bộ → Bao gói → Bảo quản) đó
là công việc cần quan tâm. Với mục đích giữ hoa được tươi trong thời gian dài chờ
tiêu thụ thì đề tài chỉ làm sáng rõ khâu: bảo quản.
Các khâu trong bảo quản:
Phân loại hoa: theo độ tuổi, tình trạng tươi của hoa, màu sắc hoa…
Sắp xếp vị trí đặt hoa phù hợp với mặt bằng và sự phân bố nhiệt, ẩm
trong kho.
Mở hệ thống lạnh đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm tương đối phù hợp cho lượng
hoa cất giữ.


Theo dõi, quan sát các hiện tượng của hoa trong kho mát theo từng thời
gian nhất định- loại bỏ những hoa bị hỏng.
Nguyên liệu:
Hoa hồng: Chọn cành hoa mập, thẳng, hoa đơn (1bông/cành).
Hoa cúc: Chọn cành hoa mập, thẳng, không sâu bệnh.
Hoa phong lan: Chọn cành hoa tươi, mập, không sâu bệnh.
Thu hái:
Hoa hồng: Thu hái vào buổi sáng, độ tuổi 2, độ dài cành 60-70cm.
Hoa cúc: Thu hái vào buổi sáng, độ tuổi 2, độ dài cành 65-80cm.
Hoa phong lan: Thu hái vào buổi sáng, độ tuổi 5.
Trong điều kiện thời gian đề tài chỉ khảo sát trữ lạnh trên một loại hoa là “Hồng
Đà Lạt”. Với lý do trên đề tài “TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ KHO LẠNH BẢO QUẢN
HOA HỒNG ĐÀ LẠT” ra đời.
Thu hái: Thu hái khi hoa nở 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng
ngoài trên cây. Khi cắt xong cắm nhẹ nhàng vào nước (xô, chậu).
Xử lý sau thu hoạch: Hoa khi thu hoạch cần đưa luôn vào nhà mát để xử lý sơ
bộ, lựa chọn và phân loại. Sau khi phân loại cành, ngâm dung dịch STS

(Silverthiosulphate) 0,1 %, ngập sâu 8- 10 cm chiều dài cành trong thời gian 10 phút,
dùng bình phun mù, phun ướt đẫm lá, không để nước đọng trên hoa. Nếu chưa tiêu thụ
ngay thì bảo quản lạnh ở nhiệt độ t= 5 0C , độ ẩm RH= 90- 95 %.
Do giới hạn của đề tài về trang thiết bị thực nghiệm, thời gian thực hiện đề tài
không dài và năng lực bản thân hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.

2


1.2. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu bảo quản hoa hồng, cụ thể là:
- Trên cơ sở tổng hợp tài liệu nhằm tìm hiểu, chọn quy trình bảo quản hoa, xác
định các thông số liên quan đến bảo quản hoa Hồng Đà Lạt.
- Khảo sát nhanh một phòng bảo quản hoa tươi của Đà Lạt Hasfarm một trong
những chuyên gia về phân phối, bảo quản hoa tại Việt Nam.
- Khảo nghiệm các hệ thống kho lạnh có sẵn tại khoa: Cơ Khí Công Nghệ, Đại
học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh và sử dụng để bảo quản hoa hồng.
- Tính toán thiết kế hệ thống kho bảo quản hoa diện tích sơ bộ 60 m 2 với các
thiết bị được lựa chọn để lắp đặt hoàn chỉnh.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Vật liệu bảo quản
2.1.1. Giới thiệu chung về hoa hồng /Theo LVBQ 000502- Thư viện Đại học Nông
Lâm Tp Hồ Chí Minh/
Hoa hồng thuộc lớp song tử diệp (Dicotyledones), bộ hồng (Rosales), họ hồng

(Rosacae).
Người ta cho rằng tổ tiên hoa hồng là loài hoa tầm xuân xuất hiện cách đây 3,57 triệu năm thuộc kỉ Đệ Tam, chủ yếu phân bố tại các vùng đại lục ôn đới Bắc bán cầu.
Trải qua sự biến đổi lâu dài của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo mà tầm xuân
thành hoa hồng cổ đại. Hoa hồng cổ đại là kết hợp tạp giao của tầm xuân
(Rosamultiflora) với Mai Khôi (Rosa Rugosa) và hoa hồng (Rosa Indica).
Ngày nay hoa hồng được phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới từ vùng khí
hậu ôn đới đến vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, hoa hồng được trồng chủ yếu ở
Đà Lạt và miền Bắc.
2.1.2. Đặc tính thực vật
Thân: thuộc loại thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng, có nhiều cành và gai cong.
Lá: lá kép lông chim cạnh lá có răng cưa, mọc cánh, ở cuống lá có lá kèm nhẵn.
Hoa hồng: có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Mùi thơm nhẹ, cánh hoa
mềm dễ bị dập nát và gãy. Hoa hồng thuộc hoa lưỡng tính nhị đực và nhị cái trên cùng
một hoa. Đài hoa màu xanh.
Giống hoa hồng phổ biến ở nước ta: Giống nhung đỏ, giống phấn hồng, giống
trắng sứ, giống hồng vàng…


2.1.3. Sản xuất hoa hồng ở nước ta
Cả nước ta hiện nay có khoảng 6000 ha trồng hoa, chủ yếu ở Đà Lạt, Hà Nội,
SaPa…Theo điều tra của các tỉnh trong vùng sinh thái nông nghiệp, Việt Nam có các
loại hoa chính được trồng sản xuất như: hoa hồng, cẩm chướng, lay ơn, hoa lan, thược
dược… Trong đó hoa hồng chiếm tỉ lệ cao nhất (35 %). Hoa nói chung và hoa hồng
nói riêng chủ yếu để tiêu thụ trong nước, xuất khẩu nước ngoài là rất ít. Cho nên trước
mắt chúng ta nên tập trung nghiên cứu, cải tiến giống, áp dụng biện pháp kỹ thuật
trong sản xuất và bảo quản. Có như vậy mới phát triển lâu dài nghề trồng hoa hồng ở
nước ta.
2.1.4. Tình hình sản xuất hoa hồng trên thế giới
Hoa hồng được ưa chuộng trên nhiều quốc gia chính vì vậy sản lượng hoa hồng
ngày càng tăng trên thế giới. Các nước sản xuất hoa chính: Hà Lan, Mỹ, Trung Quốc,

Nhật… Trong đó Hà Lan là nước trồng và xuất khẩu hoa lớn nhất. Ngược lại Mỹ là
quốc gia nhập khẩu hoa lớn nhất. Hằng năm ngành hoa trên thế giới tăng khoảng 10
%. Theo xu hướng hiện nay, các nước châu Á và châu Phi đang dần dần phát triển diện
tích trồng hoa hồng đặc biệt là Trung Quốc. Nội dung toàn cảnh về ngành sản xuất hoa
hồng trên thế giới rất khả quan và ngày một phát triển.
2.1.5. Tiêu chuẩn thu hái hoa hồng
Phải dựa vào chỉ số hoa nở. Cắt cành đúng lúc đảm bảo hoa tươi lâu và đẹp.
Khi hái sớm, cuống hoa còn non dễ bị cong vẹo và hoa không thể nở được. Hái hoa
muộn thì hoa sẽ nhanh chóng bị tàn.
Thời gian thu hái: Buổi sáng sớm hoặc khi chiều tối vì khi đó có độ ẩm tương
đối không khí cao, nhiệt độ thấp nên hoa ít bị mất nước, kéo dài được thời gian bảo
quản. Một số thí nghiệm chứng minh hoa cắt cành lúc 16h 30 sẽ kéo dài tuổi thọ hơn
11 % so với cắt hoa lúc 8 h sáng. Vì khi hái buổi chiều, qua một ngày quang hợp cây
tích lũy thêm chất dinh dưỡng.
2.1.6. Một số qui trình bảo quản hoa
a. Bảo quản ở điều kiện thường
Điều kiện thường là điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường phụ thuộc vào sự
biến động của khí hậu và thời tiết, không có sự khống chế của con người, không có sự
can thiệp nhằm tạo ra môi trường. Yếu tố quan trọng khi bảo quản ở điều kiện này là
5


phải thông gió hợp lý nhằm tạo ra môi trường khí quyển xung quanh hoa thoáng như
không gian tự do.
b. Bảo quản lạnh
Đây là phương pháp chắc chắn nhất, ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
nhất, thời hạn bảo quản hoa cũng dài nhất. Nhiệt độ bảo quản càng thấp thì càng có tác
dụng ức chế cường độ của các quá trình sinh lý- sinh hóa xảy ra trong hoa cũng như
trong vi sinh vật. Điều đó đảm bảo kéo dài thời hạn bảo quản hoa.
c. Bảo quản bằng hóa chất

Trong thực tế hiện nay, bảo quản hoa tươi hiện nay người ta thường sử dụng
một số hóa chất ở những liều lượng khác nhau để kéo dài thời gian bảo quản hoa tươi.
Phương pháp bảo quản hoa tươi này chủ yếu là dựa vào khả năng tiêu diệt vi sinh vật
của hóa chất.
Kết hợp bảo quản hóa chất với bảo quản lạnh thì hiệu quả tăng lên nhiều.
2.2. Kho lạnh bảo quản. /TL 4/
2.2.1. Khái niệm
Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông
sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, công
nghiệp nhẹ v.v…
Hiện nay kho lạnh được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm rất rộng
rãi và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng mặt hàng bảo quản bao gồm:
- Kho bảo quản thực phẩm chế biến như: Thịt, hải sản, đồ hộp.
- Bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả.
- Bảo quản các sản phẩm y tế, dược liệu.
- Kho bảo quản sữa.
- Kho bảo quản và lên men bia.
- Bảo quản các sản phẩm khác.

6


2.2.2. Phân loại /TL 14/
Có nhiều kiểu kho bảo quản dựa trên những căn cứ phân loại khác nhau.
a. Theo công dụng người ta có thể phân ra các loại kho lạnh như sau:
- Kho lạnh sơ bộ: Dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm tại các
nhà máy chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác.
- Kho chế biến: Được sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản thực
phẩm (nhà máy đồ hộp, nhà máy sữa, nhà máy chế biến thuỷ sản, nhà máy xuất khẩu
thịt vv..). Các kho lạnh loại này thường có dung tích lớn cần phải trang bị hệ thống có

công suất lạnh lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do phải xuất nhập hàng thường
xuyên.
- Kho phân phối, kho trung chuyển: Dùng điều hoà cung cấp thực phẩm cho các
khu vực dân cư, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thường có dung tích
lớn trữ nhiều mặt hàng và có ý nghĩa rất lớn đến đời sống sinh hoạt của cả một cộng
đồng.
- Kho thương nghiệp: Kho lạnh bảo quản các mặt hàng thực phẩm của hệ thống
thương nghiệp. Kho dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang được doanh nghiệp
bán trên thị trường.
- Kho vận tải (trên tàu thuỷ, tầu hoả, xe ôtô ): đặc điểm của kho là dung tích
lớn, hàng bảo quản mang tính tạm thời để vận chuyển từ nơi này sang nơi khác.
- Kho sinh hoạt: đây là loại kho rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách sạn,
nhà hàng dùng bảo quản một lượng hàng nhỏ.
b. Theo nhiệt độ người ta chia ra:
- Kho bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản thường nằm trong khoảng -2 0 C÷ 5 0 C.
Nói chung các mặt hàng chủ yếu là rau quả và các mặt hàng nông sản.
- Kho bảo quản đông: Nhiệt độ bảo quản tối thiểu cũng phải đạt -18 0 C để cho
các vi sinh vật không thể phát triển làm hư hại thực phẩm có nguồn gốc động vật trong
quá trình bảo quản.
- Kho đa năng: Nhiệt độ bảo quản là -12 0 C.
- Kho gia lạnh: Nhiệt độ 0 0 C, dùng gia lạnh các sản phẩm trước khi chuyển
sang khâu chế biến khác.
- Kho bảo quản nước đá: Nhiệt độ kho tối thiểu – 4 0 C.
7


c. Theo dung tích chứa:
Kích thước kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do
đặc điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm có khác nhau nên thường qui
dung tích ra tấn thịt (MT-Meet Tons). Ví dụ kho 50MT, Kho 100MT, Kho 150 MT

v.v.. là những kho có khả năng chứa 50, 100, 150 v.v.. tấn thịt.
d. Theo đặc điểm cách nhiệt người ta chia ra:
- Kho xây: Là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta tiến
hành bọc các lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, lắp đặt khó, giá thành tương
đối cao, không đẹp, khó tháo dỡ và di chuyển. Mặt khác về mặt thẩm mỹ và vệ sinh
kho xây không đảm bảo tốt. Vì vậy hiện nay ở nước ta người ta ít sử dụng kho xây để
bảo quản thực phẩm.
- Kho panel: Được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyurethan và được lắp
ghép với nhau bằng các móc khoá camlocking. Kho panel có hình thức đẹp, gọn và giá
thành tương đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo dỡ và bảo quản các mặt hàng thực
phẩm, nông sản, thuốc men, dược liệu vv... Hiện nay nhiều doanh nghiệp ở nước ta đã
sản xuất các tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì thế hầu hết các xí nghiệp công
nghiệp thực phẩm đều sử dụng kho panel để bảo quản hàng hoá.
2.2.3. Kết cấu, lắp ghép kho lạnh /TL 14/
Lựa chọn kho tính toán trong đề tài theo nhiệt độ bảo quản hoa. Theo các tài
liệu được tổng hợp được thì nhiệt độ thích hợp để bảo quản hoa là 2- 5 0 C. Độ ẩm 8595 %. Thời gian bảo quản càng lâu thì đòi hỏi nhiệt độ kho lạnh càng thấp nhưng hoa
cũng như rau quả không thể bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 0 0 C, vì ở nhiệt độ này
nước trong rau hoa quả đóng băng làm hư hại sản phẩm, giảm chất lượng của chúng.
Sử dụng kho lạnh panel lắp ghép có ưu điểm rất lớn là xây dựng đơn giản, thi
công nhanh chóng tuy giá thành còn cao so với nền kinh tế Việt Nam.

8


1- Dầm treo trên panel trần, 2- Panel tường, 3- Panel góc, 4- Tấm cửa, 5- Panel nền, 6Cửa có bản lề, 7- Khung cửa, 8- Khung nền, 9- Bộ cân bằng áp suất, 10- Đèn, 11Nhiệt kế, 12- Công tắc đèn, 13- Nước thoát, 14- Ống nước thoát, 15- Bản lề, 16- Tay
nắm, 17- Khóa cửa, 18- Chốt bản lề.
Hình 2.1. Kết Cấu Kho Lạnh Panel
Hầu hết các kho lạnh bảo quản và kho cấp đông hiện nay đều sử dụng các tấm
panel polyurethan đã được chế tạo theo các kích thước tiêu chuẩn.
Đặc điểm các tấm panel cách nhiệt của các nhà sản xuất Việt Nam như sau:

• Vật liệu bề mặt.
- Tôn mạ màu (colorbond ) dày 0,5÷0,8 mm.
- Tôn phủ PVC dày 0,5÷0,8 mm.
- Inox dày 0,5÷0,8 mm.
• Lớp cách nhiệt polyurethan (PU).
- Tỷ trọng: 38 ÷ 40 kg/m 3 .
9


- Độ chịu nén: 0,2 ÷ 0,29 MPa.
- Tỷ lệ bọt kín: 95%.
• Chiều dài tối đa: 12.000 mm.
• Chiều rộng tối đa: 1.200mm.
• Chiều rộng tiêu chuẩn: 300, 600, 900 và 1200mm.
• Chiều dày tiêu chuẩn: 50, 75, 100, 125, 150, 175 và 200mm.
• Phương pháp lắp ghép: Ghép bằng khoá camlocking hoặc ghép bằng mộng âm
dương. Phương pháp lắp ghép bằng khoá camlocking được sử dụng nhiều hơn cả do
tiện lợi và nhanh chóng hơn.
• Hệ số dẫn nhiệt: λ = 0,018 ÷ 0,020 W/mK. Vì vậy khi thiết kế cần chọn kích
thước kho thích hợp: kích thước bề rộng, ngang phải là bội số của 300mm. Chiều dài
của các tấm panel tiêu chuẩn là 1800, 2400, 3000, 3600, 4500, 4800 và 6000mm.
Cấu tạo gồm có 03 lớp chính: Hai bên là các lớp tôn dày 0,5÷0,6mm, ở giữa là
lớp polyurethan cách nhiệt dày từ 50÷200mm tuỳ thuộc phạm vi nhiệt độ làm việc. Hai
chiều cạnh có dạng âm dương để thuận lợi cho việc lắp ghép. So với panel trần và
tường, panel nền do phải chịu tải trọng lớn của hàng nên sử dụng loại có mật độ cao,
khả năng chịu nén tốt. Các tấm panel nền được xếp vuông góc với các con lươn thông
gió.

1- Panel tường, 2- Con lươn, 3- Nền móng kho lạnh.
Hình 2.2: Con Lươn Thông Gió Kho Lạnh

10


Các tấm panel được liên kết với nhau bằng các móc khoá gọi là camlocking đã
được gắn sẵn trong panel, vì thế lắp ghép rất nhanh, khít và chắc chắn. Panel trần được
gối lên các tấm panel tường đối diện nhau và cũng được gắn bằng khoá camlocking.
Khi kích thước kho quá lớn cần có khung treo đỡ panel, nếu không panel sẽ bị võng ở
giữa và có thể gãy gập.
Sau khi lắp đặt xong, cần phun silicon hoặc sealant để làm kín các khe hở lắp
ghép. Do có sự biến động về nhiệt độ nên áp suất trong kho luôn thay đổi, để cân bằng
áp bên trong và bên ngoài kho, người ta gắn trên tường các van thông áp. Nếu không
có van thông áp thì khi áp suất trong kho thay đổi sẽ rất khó khăn khi mở cửa hoặc
ngược lại khi áp suất lớn cửa sẽ bị tự động mở ra.

Hình 2.3: Kho Lạnh Bảo Quản

Hình 2.4: Lắp Ghép Panel

11


a.

b.

c.

d.

a- Tường-trần; b- Trần-trần; c- Tường-nền; d- Tường tường

1- Rivê; 2- Thanh nhôm góc; 3- Thanh nhựa; 4- Miếng che mối ghép; 5- Dầm mái; 6Bách treo; 7- Thanh treo; 8- Thanh nhựa; 9- Miếng đệm; 10- Khoá cam-lock; 11- Nắp
nhựa che lỗ khoá.
Hình 2.5: Các Chi Tiết Lắp Đặt Panel
2.3. Các công thức và trình tự tính toán /TL 4/
2.3.1. Tính cân bằng nhiệt
a. Dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1 :
Q1 = Q1V + Q1n + Q1t + Q1bx
Q1v : dòng nhiệt tổn thất qua vách và trần.
Q1v + Q1t = k1.( Fv + Ft ).Δt

(W).

k1 _ hệ số truyền nhiệt thực của kết cấu bao che

(W/ m 2 K).

Fv , Ft _ diện tích bề mặt kết cấu bao che vách và trần ( m 2 ).
t1 _ nhiệt độ môi trường bên ngoài 0C .
t2 _ nhiệt độ phòng lạnh

C.

0

12


×