Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÔ THÁI HÀ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGÔ THÁI HÀ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÍ VĂN KỶ


THÁI NGUYÊN, NĂM 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
được thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong này được trích dẫn
có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả

Ngô Thái Hà


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân:
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Phí Văn Kỷ, người đã
tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND, Phòng Thống kê, Phòng Lao động
Thương binh và Xã hội, cùng các cơ quan chức năng khác trên địa bàn huyện
Đại Từ đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.
Thái Nguyên, ngày…..tháng……năm 2017
Tác giả


Ngô Thái Hà


iii
iiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................
iii DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................
vii

DANH

MỤC

BẢNG.....................................................................viii

CÁC
DANH

MỤC

HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................... x MỞ ĐẦU
.................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ............................................................. 3

5. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN....................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng lao động nông thôn ................
4
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................. 4
1.1.2. Đặc trưng của lao động nông thôn .................................................. 5
1.1.3. Vai trò của lao động nông thôn ....................................................... 9
1.1.4. Chất lượng lao động nông thôn..................................................... 11
1.1.5. Nội dung công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn........ 13
1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng lao động
nông

thôn

.......................................................................................................................16
1.1.7. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông
thôn.17
1.2. Thực trạng về chất lượng lao động nông thôn nước ta hiện nay ..... 18
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng lao
động

nông

thôn

................................................................................................. 27
1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình .....................
27



ivi
1.3.2. Kinh nghiệm của huyện Nga Sơn,
vi tỉnh Thanh Hóa ......................
29


iv
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về công tác nâng cao chất lượng lao động
nông

thôn



huyện

Đại

Từ,

tỉnh

Thái

Nguyên

................................................. 30
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................... 32
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 32

2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 32
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 32
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ..............................
34
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .....................................................
37
2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu vể phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ ......
37
2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động của huyện Đại
Từ ............................................................................................................ 38
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH
THÁI NGUYÊN .................................................................................... 43
3.1. Khái quát địa bàn huyện Đại Từ ...................................................... 43
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 43
3.1.2. Điều kiện kinh tế ........................................................................... 47
3.1.3. Điều kiện xã hội ............................................................................ 48
3.2. Thực trạng chất lượng lao động nông thôn tại huyện Đại Từ.......... 50
3.2.1. Quy mô và cơ cấu lao động nông thôn ......................................... 50
3.2.2. Chất lượng lao động nông thôn và thanh niên nông thôn .............
53
3.3. Thực trạng công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại
huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây .............................
62
3.3.1. Quy hoạch nguồn lao động nông thôn .......................................... 62
3.3.2. Đào tạo và phát triển lao động nông thôn .....................................
65
3.3.3. Xây dựng chính sách nâng cao chất lượng lao động nông thôn ...



71

v

3.3.4. Sự phối hợp của các tổ chức chính quyền trong quá trình nâng cao
chất lượng lao động nông thôn................................................................ 76


vi
3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng lao
động

nông

thôn

tại

huyện

Đại

Từ,

tỉnh

Thái

Nguyên


...................................... 77
3.4.1. Nhân tố chủ quan .......................................................................... 77
3.4.2. Nhân tố khách quan....................................................................... 82
3.5. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công
tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại huyện Đại Từ .............. 83
3.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 83
3.5.2. Những hạn chế .............................................................................. 84
3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 86
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN ......................................................................... 87
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về công tác nâng cao chất
lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên............... 87
4.1.1. Quan điểm, phương hướng ........................................................... 87
4.1.2. Mục tiêu......................................................................................... 88
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 89
4.2.1. Xây dựng quy hoạch vè kế hoạch về công tác giáo dục, đào tạo
nhằm nâng cao chất lượng lực lượng lao động ....................................... 89
4.2.2. Cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao thể lực người lao động
nông

thôn

.......................................................................................................... 91
4.2.3. Phát triển thêm nhiều ngành nghề ở khu vực nông thôn để thu hút
lao động và cải thiện chất lượng lao động nông thôn .............................
93
4.2.4. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn trong giá trị sức lao động

của thị trường lao động ........................................................................... 94
4.2.5. Liên kết, liên doanh huy động các nguồn lực để sản xuất hàng hóa
của tổ chức, hình thức đào tạo nghề theo lao động nông thôn................ 95
4.3. Kiến nghị .......................................................................................... 97
4.3.1. Đối với Nhà nước .......................................................................... 97


vi
i
4.3.2. Đối với Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Đại Từ ... 97
4.3.3. Đối với UBND huyện Đại Từ ....................................................... 98
KẾT LUẬN .......................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 101
PHỤ LỤC ............................................................................................. 104


vii
DANH MỤC VIẾT TẮT
BMI

: Chỉ số cơ thể

BQ

: Bình quân

BTC

: Bộ Tài chính




: Cao đẳng

CN

: Công nghiệp

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSXH

: Chính sách xã hội

CTCP

: Công ty cổ phần

ĐH

: Đại học

GTSXNN

: Giá trị sản xuất nông nghiệp

HTX


: Hợp tác xã

KT-XH

: Kinh tế-xã hội



: Lao động

LĐNT

: Lao động nông thôn

LĐTB&XH

: Lao động thương binh & Xã hội

N-L-NN

: Nông - lâm -ngư nghiệp

NQ/CP

: Nghi quyết chính phủ

NQ/TW

: Nghị quyết Trung ương


QĐ-TTg

: Quyết định Thủ tướng

QH

: Quốc hội

QTKD

: Quản trị kinh doanh

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TP

: Thành phố

TTLT

: Thông tư liên tịch

UBND


: Ủy ban nhân dân

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo


viii
viiiv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các loại đất trên địa bàn huyện Đại Từ từ năm 2014-2016 46
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện
Đại
Từ qua một số năm (tính theo giá hiện hành)...................... 47
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu trên địa bàn huyện Đại Từ
qua các năm 2014-2016 ....................................................... 50
Bảng 3.4: Quy mô lực lượng lao động nông thôn tại huyện Đại Từ ... 50
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động nông thôn tại huyện Đại Từ theo ngành
nghề51
Bảng 3.6: Phân bố lao động nông thôn tại huyện Đại Từ .................... 53
Bảng 3.7: Trình độ học vấn của lao động nông thôn huyện Đại Từ.... 53
Bảng 3.8: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn
huyện Đại Từ từ năm 2014-2016 ........................................ 55
Bảng 3.9: Thống kê kỹ năng sau đào tạo của lao động nông thôn huyện
Đại Từ .................................................................................. 57
Bảng 3.10: Lao động nông thôn huyện Đại Từ theo lứa tuổi ................ 58
Bảng 3.11: Thể lực của lao động nông thôn huyện Đại Từ theo lứa tuổi
năm 2016 ............................................................................. 59
Bảng 3.12: Cơ cấu lao động nông thôn huyện Đại Từ theo giới tính .... 60
Bảng 3.13: Tỷ lệ lao động nông thôn theo tình trạng được tạo việc làm

hay thất nghiệp ở huyện Đại Từ .......................................... 61
Bảng 3.14: Tỷ suất sinh thô, chết thô và tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số
huyện Đại Từ qua một số năm............................................. 63
Bảng 3.15: Dự báo cung lao động nông thôn của huyện Đại Từ........... 64
Bảng 3.16: Năng suất lao động nông thôn nông thôn trên địa bàn huyện
Đại Từ qua một số năm ....................................................... 65
Bảng 3.17: Kết quả điều tra các phương pháp đào tạo cho lao động nông
thôn huyện Đại Từ năm 2016 .............................................. 66


ix
Bảng 3.18: Số lượt lao động nông thôn tham gia học nghề tại huyện Đại
Từ từ năm 2014-2016 .......................................................... 68
Bảng 3.19: Một số chương trình tư vấn đào tạo của trung tâm giới thiệu
việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Đại Từ qua một
số năm.......................................................................................
69
Bảng 3.20: Đối tượng ưu tiên hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn tại
huyện Đại Từ qua các năm 2014-2016................................ 70
Bảng 3.21: Chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng cao chất lượng lao
động nông thôn huyện Đại Từ qua các năm 2014-2016 ..... 71
Bảng 3.22: Kết quả về việc làm sau đào tạo và phát triển nghề ............ 73
Bảng 3.23: Nhu cầu đào tạo và tập huấn tay nghề của LĐNT huyện Đại
Từ năm 2016 ........................................................................ 83


x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên địa

bàn huyện Đại Từ (theo giá hiện hành)
...................................... 48
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ lao động nông thôn theo tình trạng có việc làm hay
thất
nghiệp.....................................................................................
62


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp sẽ đảm bảo vững chắc an
ninh lương thực quốc gia. Không những thế, nông nghiệp còn tạo ra nhiều sản
phẩm hàng hóa đảm bảo tiêu dùng trong nước, thậm chí một số hàng nông sản
xuất khẩu chiếm vị trí cao trong thị trường thế giới. Cùng với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đất nước đang diễn ra nhanh chóng hiện
nay là quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng lao động từ nông nghiệp sang
phi nông nghiệp và chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang hoạt
động tại các ngành kinh tế khác.
Đây là xu thế tất yếu của quá trình chuyển dịch từ khu vực có năng suất
lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn. Tuy nhiên, nông
nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn là khu vực giải quyết việc làm cho gần
47% lực lượng lao động xã hội với năng suất lao động thấp, vì vậy, việc tăng
năng suất lao động trong nông nghiệp vẫn là những thách thức lớn trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói. Huyện Đại Từ là huyện có lượng dân số tập
trung cao nhất của tỉnh Thái Nguyên, tuy nhiên, lao động làm việc trong khu
vực kinh tế nông nghiệp tương đối cao (chiếm 72%), nhưng chất lượng chưa
được chú trọng. Số lao động được đào tạo trình độ chuyên môn để có thể làm
việc thành thạo trong lĩnh vực nông nghiệp còn quá thấp. Trong thời gian qua,
sự nỗ lực của các cấp, các ngành và địa phương trong việc nâng cao chất

lượng lao động nói chung cho người lao động đã mang lại những thành công
nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những khó khăn và thách thức cần
phải giải quyết, nguồn lao động nông thôn hiện nay chủ yếu là lao lao động
chân tay, lao động giản đơn, còn thiếu lao động có tay nghề, thiếu kiến thức
khoa học kỹ thuật và kiến thức về lãnh đạo, quản lý, tổ chức sản xuất. Cả hai
điều đó đều tác động xấu và cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn
huyện Đại Từ hiện nay. Bên cạnh đó, huyện Đại Từ đang trong tiến trình về
đích chương trình xây dựng nông


2
thôn mới một cách toàn diện trên toàn địa bàn cần phát huy sức mạnh của
lao động nông thôn về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy, việc làm rõ
thực trạng và những vấn đề còn tồn tại của lao động nông thôn huyện Đại
Từ trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cấp bách. Do vậy, tác giả đã chọn
đề tài: "Nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên" làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu công tác nâng cao chất lượng lao động nông nhằm góp
phần gia tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
lao động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tư nay
tơi năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ cở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng lao động
nông thôn;
Thực trạng công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;
Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động
nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên;

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao động
nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài lấy chất lượng lao động nông thôn bao gồm các mặt thể lực và trí
lực làm đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu số liệu từ năm 2014-2016 và
khuyến nghị một số giải pháp đến năm 2020.


3
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại 4 xã Na Mao, Vạn Thọ, Tân
Linh, Hà Thượng của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng lao động lao
động nông thôn của Huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên về thể lực, trí lực.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Đề tài: “Nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên” là một đề tài còn mới, chưa có đề tài nghiên cứu về lĩnh
vực chất lượng lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu.
Với đề tài này hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung hiệu quả của công
tác nâng cao chất lượng của lao động nông thôn. Căn cứ vào kết quả nghiên
cứu đề tài để đề xuất một số giải pháp cho phù hợp với quá trình phát triển lao
động nông thôn cho huyện Đại Từ. Kết quả nghiên cứu của đề tài, là tài liệu
tham khảo cho chương trình Cao học trong chuyên ngành Kinh tế nôn nghiệp.
Đồng thời là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách trên địa bàn huyện Đại
Từ tham khảo đề ra các chính sách phát triển lao động phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế-xã hội thực tế của huyện.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận

văn có kết cấu 4 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng lao động
nông thôn
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác nâng cao chất lượng lao động nông thôn
ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao
động nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng lao động nông thôn
1.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm lao động
Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động (theo quy định của nhà nước: nam có tuổi từ 16-60; nữ tuổi từ
16-55).
Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những
người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế quốc dân và
những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. [18]
- Lao động nông thôn
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc
ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16
đến
60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động.
Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông
thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang

có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm. [17]
- Khái niệm chất lượng lao động
“Chất lượng lao động là yếu tố tổng hợp từ nhiều yếu tố bộ phận như
trí, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ,… của người lao động. Trong các yếu tố trên
trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng để đánh giá và xem xét chất lượng
lao động”. [6]
- Khái niệm nông thôn: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là ủy ban nhân dân xã". [198]
- Khái niệm kinh tế nông thôn: là một khu vực của nền kinh tế gắn liền
với địa bàn nông thôn. Nó là tổng thể các quan hệ kinh tế diễn ra trên địa bàn
nông thôn, có quan hệ chặt chẽ với nông nghiệp, nông dân. [187]


5
1.1.2. Đặc trưng của lao động nông thôn
- Lao động nông thôn mang tính thời vụ
Đây là đặc điểm đặc thù không thể xóa bỏ được của lao động nông
thôn. Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: đối tượng của sản xuất nông
nghiệp là cây trồng vật nuôi chúng là những cơ thể sống trong đó quá trình tái
sản xuất tự nhiên và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau.
Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện
tự nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trưởng và phát triển khác
nhau. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xóa bỏ được trong
quá trình sản xuất chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản
xuất nông nghiệp. Từ đó đặt ra vấn đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào
của quá trình sản xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách
hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng.
- Nguồn lao động nông thôn tăng về số lượng
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: quy mô

và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô cơ cấu của nguồn lao
động. Do sự phát triển của quá trình đô thị hóa và sự thu hẹp dần về tốc độ
tăng tự nhiên của dân số giữa nông thôn và thành thị nên tỷ lệ dân số cũng
như lực lượng lao động so với cả nước ngày càng giảm. Mặc dù vậy, quy mô
dân số và nguồn lao động ở nông thôn vẫn tiếp tục gia tăng .
- Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao
Chất lượng của người lao động được đánh giá qua trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe…
Trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật: nguồn lao động của nước ta
đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều
hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất
nước đang hội nhập kinh tế quốc tế. Riêng lao động nông thôn chiếm ¾ lao
động của cả nước. Tuy vậy lao động nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy
hết


6
tiềm năng do trình độ chuyên môn của lao động thấp, kỹ thuật lạc hậu. Do đó
để có một nguồn lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước
cần phải có chính sách đào tạo bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để
phát triển đất nước.
Về sức khỏe: Sức khỏe của người lao động nó liên quan đến lượng calo
tối thiểu cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trường sống, môi trường làm
việc, vv… Nhìn chung lao động nước ta có tình trạng thể lực thấp.
Tốc độ phát triển CNH đã tăng lên đáng kể trong hai thập kỷ gần đây
làm thay đổi nền kinh tế và bộ mặt xã hội. Cơ cấu kinh tế đã có những
chuyển biến đáng kể, cùng với quá trình đó thì cơ cấu lao động cũng có sự
chuyển dịch theo:
Thứ nhất, lao động nông thôn có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng
chuyển lao động nông thôn sang làm ở các ngành công nghiệp, xây dựng

và dịch vụ.
Trong khu vực nông thôn, lao động hoạt động phi nông nghiệp có xu
hướng tăng, đặc biệt là đối với lao động hoạt động dịch vụ. Đô thị hóa thúc
đẩy chuyển dịch lao động nông thôn sang làm các công việc phi nông nghiệp,
với các hoạt động rất đa dạng tại các vùng trung tâm, thị trấn, thị tứ, các vùng
nông thôn ven các thành phố, thị xã hình thành thị trường lao động khá sôi
động. Đặc biệt là phát triển lao động các ngành nghề như dịch vụ điện năng,
thông tin, thương mại, chế biến nông - lâm - thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và
các hoạt động phi nông nghiệp khác.
Xu hướng lao động phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn ngày càng
tăng tuy nhiên thì tốc độ tăng còn chậm. Điều đó do một số nguyên nhân sau:
Tỷ lệ lao động nông thôn hàng năm bước vào tuổi lao động cao, do trong giai
đoạn trước tỷ lệ tăng dân số nông thôn cao; Các vùng nông thôn trung du,
miền núi chuyển chậm sang sản xuất hàng hóa, các loại thị trường ít phát
triển, tăng trưởng kinh tế thấp, ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
cơ cấu lao động nông thôn; Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo thấp hạn
chế khả năng


7
phát triển các loại hình doanh nghiệp ở nông thôn; và Thu hút được ít đầu tư
của Chính phủ, tư nhân và các công ty nước ngoài cho phát triển kinh tế tại
các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng có khó khăn về hạ tầng cơ sở và điều
kiện tự nhiên, đầu tư ít có khả năng sinh lãi cao.
Thứ hai, quá trình Đô thị hóa và hội nhập kinh tế góp phần thúc đẩy sự
phát triển của nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ. Sự xuất hiện nhiều ngành
nghề mới đòi hỏi lao động nông thôn phải có sự đổi mới, nâng cao chất lượng
đột biến để thích ứng, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Thực tế các
năm chuyển đổi nền kinh tế và đô thị hóa cho thấy, lao động nông thôn nước
ta còn có nhiều bất cập để đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các

loại hình đào tạo công phu như công nghệ thông tin, viễn thông, chế tạo cơ
khí, điện tử, ngân hàng, tài chính… và các ngành sử dụng nhiều lao động, sản
xuất hướng vào xuất khẩu như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm…Thực tế
thì lao động nông thôn ít được đào tạo nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động nông thôn
qua đào tạo thấp là trở ngại lớn cho thúc đẩy phát triển các ngành nghề công
nghiệp, dịch vụ có năng suất cao và các nghề truyền thống để tạo việc làm phi
nông nghiệp cho lao động nông thôn trong quá trình đô thị hóa.
Thứ ba, đô thị hóa và di chuyển lao động nông thôn ra thành thị trở
thành xu thế không thể cưỡng nổi, nó có tác dụng giảm sức ép căng thẳng về
việc làm tại các vùng nông thôn và cung ứng lao động cho thị trường lao động
các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu du lịch.
Dòng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị bao gồm cả lao động nhập
cư vào sinh sống, làm việc tại các thành phố và lao động nông thôn đến thành
phố làm viêc mang tính chất thời vụ. Di chuyển lao động nông thôn ra thành
thị dẫn đến hiện tượng giảm bớt một bộ phận lao động nông thôn, đa số là lao
động trẻ, lao động vừa tốt nghiệp các cấp phổ thông chưa qua đào tạo.
Dòng lao động nông thôn di chuyển đến làm việc tại các khu công
nghiệp, khu chế xuất,… đa số có trình độ văn hóa từ cấp II trở lên, được các


8
doanh nghiệp tuyển dụng, đào tạo và sử dụng. Các khu công nghiệp tại Đồng
Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bắc Ninh… có tỷ lệ lao động từ
nông thôn chiếm trên 70%. Do đó đô thị hóa có tác dụng làm biến đổi chất
lượng lao động của nông thôn, bộ phận lớn lao động nông thôn dần dần có vị
trí mới trong hệ thống sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Lao động nông thôn
nhập cư vào các thành phố là nguồn nhân lực quan trọng đảm bảo cho sự phát
triển quy mô các ngành nghề, sự hoạt động sôi nổi của thị trường lao động.
Mặt khác, với đặc điểm đô thị hóa phát triển chậm, thiếu đồng bộ ở
nước ta, nên việc di chuyển ồ ạt lao động vào các thành phố lớn có mặt trái là

gây nên tình trạng quá tải về lao động giản đơn tại các thành phố, quá tải về hạ
tầng cơ sở và gây ảnh hưởng không tốt đến cảnh quan môi trường đô thị.
Thứ tư, quy mô lao động ngành nghề truyền thống, nghề tiểu thủ công
nghiệp tăng lên và có vai trò quan trọng trong đảm bảo việc làm và thu nhập
của lao động nông thôn. Các làng nghề được cơ giới hóa, điện khí hóa, sản
xuất hướng vào xuất khẩu nhiều hơn có vai trò lớn trong phát triển lao động
phi nông nghiệp ở nông thôn. Do đó, đặt ra vấn đề phải phát triển đào tạo
nghề, phát triển nguồn nhân lực nông thôn để đảm bảo cung ứng lao động cho
các làng nghề và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.
Phát triển lao động làm các nghề truyền thống, nghề tiểu thủ là một
trong những giải pháp quan trọng để cải thiện tình hình thất nghiệp của người
lao động nông thôn khi bị thu hồi đất, mất việc làm nông nghiệp trong quá trình
đô thị hóa. Đồng thời giảm được tình trạng di chuyển ồ ạt lao động nông thôn
ra các thành phố tìm việc làm, điều chỉnh được sự hoạt động tích cực của thị
trường lao động.
Ngoài ra, phát triển làng nghề có tác động thúc đẩy phát triển hệ thống
hạ tầng cơ sở, phát triển lao động nông thôn trong các ngành phi nông nghiệp
khác như: giao thông, điện, nước, dịch vụ tín dụng, giáo dục, y tế, thông tin
liên lạc, thương mại…, xóa dần sự cách biệt giữa nông thôn - thành thị, tạo cơ
sở cho cơ cấu lại kinh tế lao động nông thôn, tăng tích lũy cho phát triển
nguồn nhân lực nông thôn.


9
Thứ năm, đa số lao động nông thôn nước ta còn có mức thu nhập thấp,
trong khi quá trình đô thị hóa đòi hỏi các hộ gia đình nông thôn phải đầu tư
lớn hơn cho đào tạo phát triển nhân lực để chuyển hướng sang hoạt động phi
nông nghiệp. Các chính sách hỗ trợ hoặc phát triển hệ thống tín dụng ưu đãi
cho đào tạo nhân lực nông thôn từ nhà nước còn hạn chế, chưa có tác động lớn
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Đây thực sự là thách thức lớn

đối với phát triển nhân lực nông thôn trong quá trình đô thị hóa.[17]
1.1.3. Vai trò của lao động nông thôn
a. Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các
ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn lực trong
nông nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã
hội. Song, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân
lực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống cả tương đối và
tuyệt đối. Quá trình biến đổi đó diễn ra theo hai giai đoạn sau:
- Giai đoạn đầu: diễn ra khi đất nước bắt đầu công nghiệp hoá, nông
nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá, năng suất lao động nông nghiệp được
giải phóng trở nên dư thừa và được các ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt
động sản xuấtdịch vụ. Nhưng do tốc độ tăng tự nhiên của lao động trong khu
vực công nghiệp còn lớn hơn tốc độ thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp,
do đó ở thời kỳ này tỷ trọng lao động nông nghiệp mới giảm tương đối, số
lượng lao động tuyệt đối còn tăng lên. Giai đoạn này dài hay ngắn là tuỳ thuộc
vào trình độ phát triển của nền kinh tế của đất nước quyết định. Chúng ta có
thể nhìn thấy hiện tượng này ở Việt Nam hiện nay đó là hiện tượng có nhiều
nông dân bỏ ruộng và đi làm các việc phi nông nghiệp khác hoặc đi làm thuê
với thu nhập cao hơn là làm nông nghiệp.
- Giai đoạn thứ hai: nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất
lao động nông nghiệp tăng nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ
cao.


10
Số lao động dôi ra do nông nghiệp giải phóng đã được ngành khác thu hút hết.
Vì thế giai đoạn này số lượng lao động ở nông thôn giảm cả tương đối và
tuyệt đối. Chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và chủ
trương công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, hi vọng sẽ nâng cao được

năng suất lao động ở nông thôn, từ đó sẽ từng bước rút bớt được lao động ở
nông thôn để tham gia vào các ngành sản xuất khác.
b. Nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực thực
phẩm
Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời dân số sông
chủ yếu bằng nghề nông. Vì vậy, nguồn lao động nông thôn tham gia vào
sản xuấtnông nghiệp là rất đông đảo. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và
sự gia tăng về dân số thì nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng gia
tăng. Việc sản xuất lương thực thực phẩm chỉ có thể đạt được trong ngành
nông nghiệp và sức lao động để tạo ra lương thực, thực phẩm là do nguồn
lao động nông thôn cung cấp.
Nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, thu
nhập của người dân tăng lên đòi hỏi khối lượng lương thực, thực phẩm ngày
càng lớn và yêu cầu về chất lượng cũng ngày càng cao. Để có thể đáp ứng đủ
về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng thì nguồn lao động nông thôn
phải được nâng cao về trình độ tay nghề và kinh nghiệm sản xuất.
c. Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với các yếu tố đầu vào là các
sản phẩm mà người lao động nông thôn làm ra. Trong thời kỳ CNH - HĐH thì
pháttriển công nghiệp chế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm nông nghiệp.
d. Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành
khác.
Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn của các
ngành khác và của chính bản thân ngành nông nghiệp. Tính đến ngày


11
01/7/2016, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc ước tính 53,3 triệu người,

bao gồm 22,5 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản, chiếm 42,2% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 13,0 triệu người,
chiếm 24,4%; khu vực dịch vụ 17,8 triệu người, chiếm 33,4%. Mặc dù tiến
trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra nhưng đến nay lao động nông
thôn vẫn được xem là đông đảo, hiện chiếm gần 42,2% lực lượng lao động.
Với dân số trên 92 triệu thì có thể nói nông thôn là một thị trường tiêu thụ
rộng lớn cần phải được khai thác triệt để. [17]
1.1.4. Chất lượng lao động nông thôn
Chất lượng lao động nông thôn được phản ánh qua 3 khía cạnh: thể lực,
trí lực và năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Cụ thể như sau:
1.1.4.1. Thể lực
Sức khoẻ cần được hiểu là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tinh thần
và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là sự phát triển bình thường của cơ thể
không có bệnh tật. Sức khoẻ là sự kết hợp hài hoà giữa thể chất và tinh thần.
Tình trạng sức khoẻ lao động nông thôn được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu
như chiều cao cân nặng, mắt, tai, mũi, họng, thần kinh tâm thần. Ở tầm vĩ mô
ngoài các chỉ tiêu trên người ta còn dưa ra một số chỉ tiêu khác như tỷ lệ sinh
thô, chết thô, tỷ lệ tử vong của trẻ em… Một nguồn lao động có chất lượng
cao phải là một nguồn lao động có trạng thái sức khoẻ tốt. Hiện nay thướng sử
dụng chỉ số BMI (chỉ số cơ thể) để đánh giá thể lực của cá nhân theo các mức
độ gầy, bình thường, béo phì để xem xét khả năng đáp ứng công việc trong
kinh tế nông thôn. [17]
1.1.4.2. Trí lực
- Trình độ học vấn là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển của
một quốc gia. Bởi vì thực tế cho thấy phần lớn các quốc gia có trình độ học
vấn cao thì nền kinh tế xã hội phát triển nhanh hơn các quốc gia có trình độ
học vấn thấp hơn. Trình độ văn hoá thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ như:



×