Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Bích Quế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 105 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN BÍCH QUẾ




NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH












THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN BÍCH QUẾ




NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRƢƠNG DUY HÒA








THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
(i) Luận văn này là nghiên cứu của riêng tôi
(ii) Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực
(iii) Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Thái Nguyên ngày tháng năm 2014
Học viên


Nguyễn Bích Quế




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Quý thầy cô đã
giảng dạy trong chương trình Cao học Quản Trị Kinh doanh - Trường Đại học

Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức hữu ích trong giáo dục làm cơ sở cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trương Duy Hòa đã tận tụy, tâm huyết
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình
thực hiện luận văn có những giai đoạn vì nguyên nhân chủ quan của bản thân, có
những giai đoạn không thuận lợi nhưng nhờ những chỉ bảo, hướng dẫn của thầy
mà tôi đã tích lũy nhiều kinh nghiệm để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thành viên trong:
- Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ
- Trung tâm dạy nghề huyện Đại Từ
- Ủy ban nhân dân xã Na Mao, Đức Lương, Phú Cường, An Khánh, Văn
Yên đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu điều tra, tham gia trả lời
bảng khảo sát cũng như góp ý về những thiếu sót trong bảng khảo sát, điều tra.
Tôi xin chân thành cảm ơn 235 thanh niên nông thôn tại 5 xã Na Mao, Đức
Lương, Phú Cường, An Khánh, Văn Yên đã dành thời gian trả lời bảng khảo
sát của tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin trong luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa
nhiều nên luận văn của tôi còn tồn tại nhiều thiếu sót, kính mong nhận được
sự nhận xét, đóng góp ý kiến của Quý thầy, cô và các anh, chị học viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên ngày tháng năm 2014
Học viên


Nguyễn Bích Quế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu 4
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
THANH NIÊN NÔNG THÔN 5
1.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực thanh niên nông thôn 5
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực thanh nên nông thôn và chất
lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn 5
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản về nguồn nhân lực thanh niên nông thôn 7
1.1.3. Nội dung về chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn 9
1.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thông và những
yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực nông thôn 11
1.2. Kinh nghiệm phát triển nhân lực thanh niên nông thôn ở một số
nước và địa phương nước ta 21
1.2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan 21
1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh 25


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
1.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương 25
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Câu hỏi đề tài cần giải quyết 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 27
2.2.2. Công cụ phân tích và xử lý thông tin 27
2.3. Chỉ tiêu phân tích 28
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hoá 29
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật 31
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá sức khoẻ 32
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 34
3.1. Tổng quan về huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 34
3.1.1. Đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên 34
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 36
3.1.3. Đặc điểm dân cư và văn hóa 38
3.1.4. Đánh chung về đặc điểm địa bàn Đại Từ 39
3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn ở huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 42
3.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực thanh niên nông thôn huyện Đại Từ 42
3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn huyện Đại Từ 43
3.2.3. Sự đóng góp của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội
huyện Đại Từ 60
3.3. Đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 65

3.3.1. Những lợi thế về nguồn nhân lực thanh niên nông thôn huyện
Đại Từ 65
3.3.2. Những hạn chế, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại huyện Đại Từ 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn trong việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực thanh niên huyện Đại Từ 67
Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC THANH NIÊN NÔNG
THÔN Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN 69
4.1. Phương hướng và mục tiêu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thanh niên nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 69
4.1.1. Mục tiêu của Đảng, Nhà nước, tỉnh Thái Nguyên và chính quyền
huyện Đại Từ về nâng cao nguồn nhân lực thanh niên nông thôn 69
4.1.2. Quan điểm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh niên
nông thôn 70
4.1.3. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực thanh niên nông thôn 73
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh
niên nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 74
4.2.1. Coi trọng chăm lo chất lượng công tác giáo dục - đào tạo, định
hướng nghề nghiệp cho thanh niên ngay từ khi học phổ thông 74
4.2.2. Tăng cường cải thiện điều kiện y tế, sức khỏe, khuyến khích, tổ
chức các hoạt động thể dục thể thao 78
4.2.3. Tích cực mở rộng các cơ sở dạy nghề và công nghiệp địa
phương nhằm đào tạo lao động có kỹ thuật cho thanh niên nông thôn 79
4.2.4. Chú trọng bồi dưỡng nhân cách cho thanh niên nông thôn Đại Từ
thông qua giáo dục đạo đức và truyền thống cách mạng của địa phương 81

4.2.5. Giải pháp khác 82
4.3. Một số kiến nghị với các bên có liên quan 85
4.3.1. Kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước 85
4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan chức
năng của tỉnh 85
4.3.3. Kiến nghị với UBND huyện Đại Từ 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
CNH
Công nghiệp hóa
HĐH
Hiện đại hóa
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thong
CMKT
Chuyên môn kỹ thuật

NNL
Nguồn nhân lực
GD - ĐT
Giáo dục - đào tạo
KHKT
Khoa học kỹ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Chiều cao bình quân của thanh niên nông thôn Đại Từ 47
Bảng 3.2: Cân nặng bình quân của thanh niên nông thôn Đại Từ 48
Bảng 3.3: Bảng thống kê kết quả dự án Phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em huyện Đại Từ các từ năm 2009 -2013 50
Bảng 3.4: Thống kê kết quả điều tra cơ cấu chuyên môn kỹ thuật lao
động thanh niên nông thôn 56
Bảng 3.5: Số liệu điều tra về mức độ mong muốn làm việc tại địa bàn
huyện Đại Từ 59
Bảng 3.6: Số liệu điều tra mức độ hài lòng với công việc hiện tại của
lao động trên địa bàn huyện Đại Từ 59
Bảng 3.7: Số liệu điều tra thu nhập hàng tháng của lao động thanh
niên nông thôn trên địa bàn huyện Đại Từ năm 2013 60
Bảng 3.8: Thống kê kết quả điều tra các nguồn thu nhập trong gia đình 62
Bảng 3.9: Kết quả nguồn gốc thu nhập của thanh niên nông thôn 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu giới tính lao động thanh niên nông thôn năm 2013 45
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu độ tuổi lao động huyện Đại Từ giai đoạn
2008-2013 46
Hình 3.3: Biểu đồ thống kê kết quả điều tra về mức độ đi khám bệnh
thường xuyên của thanh niên nông thôn trong năm 2013 52
Hình 3.4: Biểu đồ tỷ lệ kết quả điều tra trình độ học vấn của lao động
thanh niên nông thôn 53


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong phát triển kinh tế đối với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ thì vốn,
nhân lực và công nghệ là ba yếu tố chủ chốt góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng, trong đó nhân lực luôn được coi là yếu tố giữ vai trò then chốt. Ở
nước ta hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đang
ngày càng gia tăng, thì vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được
Chính phủ và các địa phương quan tâm, vì đây là yếu tố mang tính quyết định
trong cạnh tranh kinh tế giữa các địa phương trong nước với nhau và giữa
nước ta với các nước khác trong khu vực.
Trong phạm vi nội địa, chất lượng nguồn nhân lực luôn chứng tỏ được
vị thế của nó. Trong thực tế, những địa phương nào coi trọng chất lượng
nguồn nhân lực, thì sự phát triển kinh tế của địa phương đó luôn vượt lên các
địa phương khác. Kinh tế giữa khu vực nông thôn và thành thị cũng có sự
khác biệt do có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng nguồn nhân lực giữa hai
khu vực này. Ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường, nguồn nhân lực trẻ ở

khu vực nông thôn ngày càng có xu hướng đổ về các khu vực đô thị và thành
phố lớn để tìm kiếm công ăn việc làm và thu nhập cao hơn, đang tạo ra một
nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng ở các địa bàn nông thôn.
Điều này đang ảnh hưởng không nhỏ đến chủ trương, đường lối xây dựng và
phát triển nông nghiệp và nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Nếu không có
quyết sách đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực
nông thôn, thì chiến lược xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước sẽ
có nguy cơ không đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn nhằm bổ sung lực lượng nhân lực
đang bị thiếu hụt do có sự di chuyển nguồn nhân lực từ nông thôn tới các khu
vực đô thị, đồng thời đưa mặt bằng chất lượng nhân lực của khu vực nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
thôn tăng lên là một nhiệm vụ cấp thiết đối với các chính quyền địa phương ở
nước ta. Hơn thế nữa, nguồn nhân lực trong độ tuổi thanh niên ở khu vực
nông thôn hiện chiếm tỷ trọng khá lớn và giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu
nhân lực, là bộ phận quyết định tương lai phát triển của khu vực nông thôn.
Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn, mà cụ thể là
nguồn nhân lực thanh niên nông thôn nhằm tạo cơ hội để số nhân lực này tiếp
cận được thị trường nhân lực trên địa bàn, có công ăn việc làm ổn định và
tăng thêm thu nhập để họ yên tâm ở lại nông thôn làm việc… là một trong
những thách thức to lớn của các cấp chính quyền địa phương trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển nông thôn mới hiện nay.
Huyện Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái
Nguyên. Trong những năm gần đây, huyện đang tích cực tập trung mọi nguồn
lực để đầu tư cho công tác giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe của nhân
dân nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh niên ở nông thôn, hướng
đến sự phát triển lâu dài về trí lực cho nguồn nhân lực trẻ quý giá này. Tuy

nhiên, do những đặc thù kinh tế - xã hội riêng của mình, nên chính sách phát
triển nguồn nhân lực của huyện Đại Từ có nhiều điểm khác biệt so với các
huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên và nhiều địa phương khác. Nhận thấy tầm
quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông
thôn, huyện đã có những chủ trương và chiến lược đúng đắn để phát triển
nguồn nhân lực trẻ trong những năm vừa qua.
Tuy vậy, thực tế đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm ở
huyện Đại Từ, đó là lực lượng nhân lực thanh niên ở đây đã qua đào tạo nghề
vẫn chỉ chiếm tỷ lệ thấp, nguồn nhân lực có chất lượng cao thực sự chưa
nhiều và số nhân lực này thường không muốn ở lại quê nhà để làm việc lâu
dài. Nhân lực thanh niên nông thôn ở huyện Đại Từ phần lớn là nhân lực chân
tay trong các hoạt động nông nghiệp hoặc làm một số công việc trong lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng ở địa phương. Bên cạnh đó, chính sách của địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
phương về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn chưa
được cụ thể, chưa có những cuộc điều tra thống kê thực trạng nguồn nhân lực
thanh niên nông thôn trên địa bàn huyện một cách tỷ mỉ và sâu sắc để tìm ra
hướng khắc phục những yếu kém.
Chính vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn vấn đề: “Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn ở huyện Đại Từ -
tỉnh Thái Nguyên" để làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
a. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn ở huyện Đại Từ - tỉnh
Thái Nguyên.
b. Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu làm rõ nội dung chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống
chỉ tiêu đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân
lực nông thôn.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực thanh
niên nông thôn
- Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn
ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thanh niên nông thôn ở huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nhân lực thanh niên nông thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn
và các vấn đề có liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Phạm vi về không gian: huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong thời gian từ 2008 đến 2013
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
4.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
- Luận văn góp phần làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về
nhân lực nông thôn và chất lượng nhân lực thanh niên ở khu vực nông thôn.
- Đánh giá đầy đủ về thực trạng nguồn nhân lực thanh niên ở một địa
phương cụ thể và đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hiện thực hóa mục
tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn ở huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên.
4.2 Những đóng góp mới của luận văn

- Thứ nhất, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực
thanh niên nông thôn ở một huyện cụ thể trong giai đoạn 2008 - 2013, luận văn
sẽ chỉ ra những điểm mạnh và những hạn chế của nguồn nhân lực thanh niên
nông thôn.
- Thứ hai, trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng, luận văn sẽ đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông
thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông
thôn ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2008 - 2013
Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thanh
niên nông thôn ở huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên hướng tới 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
THANH NIÊN NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực thanh niên nông thôn
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực thanh nên nông thôn và chất lượng
nguồn nhân lực thanh niên nông thôn
1.1.1.1. Nguồn nhân lực thanh niên nông thôn và chất lượng nguồn nhân lực
thanh niên nông thôn

Nguồn nhân lực thanh niên nông thôn gồm những người từ đủ 16 đến 30
tuổi thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành, các lĩnh vực:
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và
những người trong độ tuổi này có khả năng lao động nhưng vì những lý do
khác nhau hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế. Những người trong độ tuổi
lao động nông thôn có khả năng lao động nhưng hiện tại chưa tham gia lao
động do các nguyên nhân như đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ
trong gia đình, không có nhu cầu làm việc, người thuộc tình trạng khác.
Khái niệm về nguồn nhân lực thanh niên nông thôn nêu trên có tính ưu
việt là khống chế được sự lạm dụng lao động trẻ em (dưới 15 tuổi). Đây là
một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, thuộc khu vực nông thôn, là nguồn
lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và tham gia vào
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn
nhân lực thể hiện mối quan hệ cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn
nhân lực hay chất lượng nhân lực là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận
như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khoẻ, thẩm mỹ.… của
người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng
nguồn nhân lực không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế
mà còn là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã hội.
1.1.1.2. Quan điểm của các tổ chức quốc tế và một số nước về nguồn nhân lực
thanh niên nông thôn và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực nông thôn
Phát triển nguồn nhân lực thanh niên nông thôn là nhân tố quan trọng của
phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang
phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.

Hiện nay có nhiều quan niệm của các tổ chức quốc tế và một số nước
về phát triển nguồn nhân lực và phát triển của nguồn nhân lực nông thôn và
phát triển nguồn nhân lực thanh niên nông thôn:
Theo tổ chức văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO): Phát triển nhân
lực nông thôn là phát triển toàn bộ sự lành nghề của dân cư nông thôn trong
mối quan hệ với sự phát triển của đất nước.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quan niệm rằng, con người có nhu
cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng
như thỏa mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn
thiện nhờ bổ sung, nâng cao kiến thức trong quá trình sống và làm việc nhằm
đáp ứng những kỳ vọng của con người. Phát triển nguồn nhân lực nông thôn
là phát triển và sử dụng con người nông thôn có khả năng lao động, sẵn sàng
tham gia vào các quá trình lao động xã hội.
Theo UNIDO, phát triển nguồn nhân lực nông thôn cũng như nguồn
nhân lực nói chung là phát triển con người một cách hệ thống có mục tiêu, là
đối tượng của sự phát triển một quốc gia. Nó bao gồm mọi khía cạnh về kinh
tế và khía cạnh xã hội như nâng cao khả năng cá nhân, tăng năng lực sản xuất
và khả năng sáng tạo, bồi dưỡng chức năng chỉ đạo thông qua việc giáo dục,
đào tạo và nghiên cứu hoạt động thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Phát triển nguồn nhân lực thanh niên nông thôn là quá trình nâng cao
nguồn lực thanh niên nông thôn về thể lực, trí lực, tâm lực,… làm cho con
người trở thành những người lao động có năng lực, phẩm chất mới và cao hơn.
Phát triển nguồn nhân lực thanh niên nông thôn là nhân tố quan trọng bậc nhất
đảm bảo cho sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nông thôn, thúc đẩy sự phát
triển của khoa học - công nghệ, tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả các
hoạt động của con người tại các vùng nông thôn của một quốc gia.

1.1.2. Những đặc điểm cơ bản về nguồn nhân lực thanh niên nông thôn
Do tính chất đặc biệt của nền sản xuất nông nghiệp nên lao động thanh
niên nông thôn có một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, lao động mang tính chất thời vụ cao, là một đặc trưng
điển hình tuyệt đối không thể xóa bỏ, điều này làm gia tăng tính phức tạp
trong sử dụng lao động. Điều này do đặc điểm tự nhiên, khí hậu và đặc tính
của cây trồng vật nuôi quy định.
Thứ hai, lao động thanh niên nông thôn là thành phần lao động tất yếu,
xu hướng có tính quy luật là không ngừng thu hẹp về số lượng và được
chuyển một bộ phận sang các ngành khác. Vì thế số lao động ở lại trong khu
vực nông thôn thường là những người có trình độ học vấn thấp và tỷ lệ này
đang có xu hướng giảm dần.
Thứ ba, lực lượng lao động sử dụng phương thức lao động thủ công là
chính. Do đặc điểm lịch sử phát triển sản xuất nên ở các nước đang phát triển,
dù đã có đưa vào những thiết bị cơ giới hiện đại, nhưng lao động thủ công vẫn
là chính. Điều này cũng xuất phát từ việc sử dụng các thiết bị thì cần vốn lớn
và trình độ nắm bắt kỹ thuật, bên cạnh đó, do điều kiện tự nhiên như địa hình,
thời tiết không cho phép áp dụng rộng rãi các thiết bị hiện có, cũng như hiệu
quả áp dụng chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Bên cạnh những đặc điểm chung của lao động thanh niên nông thôn đó,
thì ở nước ta xuất phát từ tình hình cụ thể của một nước với nền nông nghiệp lâu
đời và những đặc điểm về xã hội, kinh tế, riêng nên có những đặc trưng riêng:
Thứ nhất, trình độ văn hóa, kỹ thuật của đa phần lao động đang ở mức
thấp so với các nước khác trên thế giới.
Trong số thanh niên nông thôn đang cần có việc làm ổn định thì số
lượng thanh niên tốt nghiệp phổ thông trung học; có trình độ chuyên môn kỹ

thuật từ trung cấp trở lên thấp hơn 4 lần so với thanh niên đô thị. Với trình độ
như vậy họ khó có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp có
ứng dụng công nghệ cao, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm hàng hóa nông sản
trong khu vực và cũng khó có thể tìm được việc làm ở các doanh nghiệp đòi
hỏi lao động phải qua đào tạo và đạt trình độ tay nghề cao.
Thứ hai, sức khỏe của lao động chưa cao. Mặc dù chiều cao
18 tuổi đã được cải thiện (năm 2003: nam 163,7 cm, nữ 153
cm) nhưng so với Chuẩn quốc tế (nam 176,8 cm, nữ
của thanh niên Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều (13,1 cm đối với nam và 10,7
cm đối với nữ).
Một số chỉ tiêu phản ánh về sức khoẻ bà mẹ, trẻ : Tỷ
suất tử vong mẹ còn cao, gấp 2 lần so với một số nước trong khu vực như
Thái Lan, Malayxia, gấp 4 lần so với Hàn Quốc. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân và thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi của cả nước còn 21,2% và 33,9%
(2007) nhưng ở một số vùng như Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc tỷ lệ
- 2000, nướ
khoảng 5,3 triệu ngườ , chiế ố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
)
nh
, chỉ 58,2 tuổi, xếp thứ 116/174 nước
(năm 2002). Điều này xuất phát từ điều kiện kinh tế chưa cao nên hạn chế
trong việc bảo vệ sức khỏe lao động.
Ba là, lao động thanh niên nông thôn của nước ta có kỹ năng và kinh
nghiệm trong sản xuất tốt nhờ quá trình tích lũy dài lâu của lịch sử nông
nghiệp nước ta. Đồng thời, thông minh và cần cù là những phẩm chất sẵn có
của người lao động.

1.1.3. Nội dung về chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thôn
Theo khái niệm chung nhất về chất lượng lao động thì có 3 nội dung
quan trọng cần xem xét. Đó là sức khỏe; văn hóa, giáo dục - đào tạo; và năng
suất lao động.
 Sức khỏe
Để đánh giá chất lượng lao động thì yếu tố đầu tiên không thể thiếu đó
là yếu tố về sức khỏe, bởi sức khỏe là yếu tố cốt lõi trong việc thực hiện quá
trình lao động của người lao động. Không có sức khỏe tốt thì không thể tham
gia tốt vào quá trình lao động đó là điều chắc chắn. Để đánh giá mặt sức khỏe
của chất lượng nguồn lao động, thông thường sử dụng các chỉ số sau:
Đầu tiên là, chiều cao, cân nặng trung bình. Đây là chỉ số phản ánh
những chỉ tiêu sức khỏe cơ bản của nguồn lao động. Mối quan hệ giữa thể
hình và thể trạng chỉ ra rằng, hầu hết những lao động có thể hình không tốt thì
sức khỏe cũng không thể bằng những lao động khác.
Tiếp theo là, giới tính, độ tuổi. Giới tính trong sản xuất nông nghiệp có
ý nghĩa khá lớn. Thông thường lao động nông nghiệp yêu cầu sức khỏe và sự
chịu đựng tốt trong những điều kiện khá khắc nghiệt, chính vì thế lao động nữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
sẽ khó đáp ứng được nhiều yêu cầu. Tuổi tác cũng vậy, những độ tuổi lớn quá
hay nhỏ quá thì tạo ra hiệu quả kém hơn hẳn so với những người trong độ tuổi
lao động. Đặc điểm của lao động NNNT là hầu hết những người trong gia
đình, không kể tuổi tác và giới tính đều tham gia vào hầu hết các khâu lao
động. mặt khác, trên thực tế ở các địa phương nước ta, tình trạng lao động
trong độ tuổi sung mãn và nhất là lao động nam ra thành thị kiếm sống rất
nhiều, tạo nên tình trạng hụt lao động chính ở nông thôn. Chính vì thế, đây là
một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng lao động nông
nghiệp, nông thôn ở một khu vực.

 Văn hóa, Giáo dục - đào tạo
Bên cạnh yếu tố thể lực, thì yếu tố trí lực cũng là một nội dung quan
trọng phản ánh chất lượng lao động. Yếu tố này tác động cả trực tiếp và gián
tiếp đến quá trình lao động.
Khi đánh giá yếu tố trí lực của lực lượng lao động thanh niên nông thôn
cần quan tâm đầu tiên đó là trình độ văn hóa. Trình độ văn hóa là tiêu chí về
mức độ hoàn thành các cấp học cơ bản của một nền giáo dục, ở Việt Nam đó là
12 cấp học từ lớp 1 đến lớp 12. Trong nội dung này, để đánh giá được sâu hơn
về trình độ văn hóa, cần đánh giá thêm về mức độ đào tạo. Mức độ đào tạo
phản ánh mức độ học tập của thanh niên nông thôn, ngoài việc đánh giá trình
độ văn hóa thì đánh gia thêm về quá trình học theo học các chương trình cao
hơn như trung cấp, đại học và trên đại học. Điều này phản ánh chất lượng ở
mức cao của lao động thanh niên nông thôn.
Tiếp theo là trình độ chuyên môn kỹ thuật, nội dung này cho thấy kiến
thức và kỹ năng của lao động trong những nghành nghề cụ thể, đây là nội
dung quan trong phản ánh năng lực hoạt động thực tiển của lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Một nội dung không kém phần quan trọng đó là, đạo đức, nhận thức
chính trị. Một lao động có chất lượng cao thì cũng phải phù hợp với các yếu
tố về văn hóa xã hội và chính trị của quốc gia.
Khả năng sáng tạo và tự giác lao động thể hiện tinh thần tự nguyện, tự
giác tham gia và quá trình lao động xã hội như một nhu cầu tất yếu, điều này
thể hiện trong nguyện vọng làm việc và tính thần đam mê công việc.
 Năng suất lao động
Đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng trong đánh giá chất lượng lao động, nó
phản ánh trình độ sử dụng lao động. Là nội dung phản ánh hiệu quả của quá
trình lao động. Lao động trong nghành nông nghiệp có giá trị thấp hơn so vơi

các ngành khác trong nền kinh tế bởi chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên.
Mức độ gia tăng năng suất lao động qua các thời kỳ chỉ ra sự tiến bộ
trong sử dụng lao động. Tuy vậy, sự gia tăng này có ổn định không và nguyên
nhân của quá trình gia tăng do đâu thì quyết định mặt chất của sự gia tăng này.
Việc áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất thường mang lại sự
năng suất chất lượng cao, trình độ kỹ năng của người lao động cũng ảnh
hưởng lớn đến năng suất lao động về mặt chất.
Như vậy, cả ba nội dung trên phản ảnh một các trực tiếp và gián tiếp về mặt
chất lượng của nguồn nhân lực thanh niên nông thôn. Nghiên cứu chất lượng lao
động thanh niên nông thôn của một địa phương cần nghiên cứu đi sâu và ba nội
dung này để làm sáng tỏ chất lượng thực sự của lao động thanh niên nông thôn tại
đó. Ngoài ba nội dung này cũng còn nhiều nội dung khác để đánh giá chất lượng
lao động, tuy nhiên đây là ba nội dung quan trọng nhất cần được làm rõ.
1.1.4. Chất lượng nguồn nhân lực thanh niên nông thông và những yếu tố
ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực nông thôn
1.1.4.1. Khái niệm về nguồn nhân lực thanh niên nông thôn
Phù hợp với quan điểm chung của cả thế giới và các tổ chức xã hội,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
nguồn nhân lực thanh niên nông thôn gồm những người từ đủ 16 đến 30 tuổi
thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành, các lĩnh vực: nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và những
người trong độ tuổi này có khả năng lao động nhưng vì những lý do khác
nhau hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế. Những người trong độ tuổi lao
động nông thôn có khả năng lao động nhưng hiện tại chưa tham gia lao động
do các nguyên nhân như đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong
gia đình, không có nhu cầu làm việc, người thuộc tình trạng khác.
1.1.4.2. Vị trí, vai trò của nhân lực thanh niên nông thôn đối với sự phát

triển đất nước
Trong mọi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai trò
hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc. Cách đây 80
năm (1925) Bác Hồ đã chỉ rõ: “ Một dân tộc muốn hồi sinh, trước hết phải hồi
sinh thanh niên, nếu thanh niên không chịu giác ngộ, không đủ nghị lực,
không còn sức sống, không được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong rượu cồn và
thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ bị diệt vong.”
Nghị quyết TW4 khoá VII Đảng ta đã khẳng định: “ Vấn đề thanh niên
phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con
người…Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước ta bước vào
thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không…phần
lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế
hệ thanh niên”.
Trong mọi thời kỳ, thanh niên Việt Nam luôn có được vị thế quan trọng
trong phong trào thanh niên khu vực và thế giới. Năm 2000, năm đầu tiên của
thế kỷ XXI, Đảng, Chính phủ đã đồng ý đặt tên là “Năm Thanh niên”, chúng
ta đã gửi “Thông điệp Tháng Ba” đến bạn bè trên toàn thế giới. 5 năm qua,
chúng ta đã mở rộng quan hệ bè bạn và hợp tác với hơn 300 tổ chức thanh
niên, sinh viên thế giới. Chúng ta đã chủ động đề xuất và tổ chức thành công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
các hoạt động giao lưu với thanh niên các nước có đường biên giới chung với
Việt Nam, tiếp tục củng cố mối quan hệ truyền thống với Đoàn thanh niên
Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Cu Ba, Liên bang Nga; đã tích cực tham gia
các hoạt động tại Festival thanh niên, sinh viên thế giới lần thứ 15
Vị thế và ảnh hưởng của thanh niên Việt Nam còn được thể hiện ở
nhiều cuộc thi thế giới và khu vực về toán học, vật lý, thể thao…Hiện tại,
hàng chục vạn lao động Việt Nam mà chủ yếu là thanh niên đang đóng góp

không nhỏ cho các nền kinh tế thế giới với sự thông minh sáng tạo, đức tính
cần cù chăm chỉ trong lao động và nghiên cứu khoa học.
Nếu như trong kháng chiến, phong trào thanh niên “3 sẵn sàng” và
khẩu hiệu “Sẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ” đã được lịch sử dân tộc ghi nhận,
bạn bè thế giới ngợi ca, thì ngày nay, các phong trào “ Thanh niên lập
nghiệp”, “ Tuổi trẻ giữ nước”, “ Học vì ngày mai lập nghiệp” đã và đang thu
hút đông đảo bạn trẻ tham gia.
Trong 20 năm đổi mới vừa qua, một thế hệ TN “8X” đã ra đời và từng
bước trưởng thành. Có thể nói ít có thời kỳ nào mà tuổi trẻ Việt Nam lại có cơ
hội và vai trò to lớn đến thế trong tiến trình đổi mới và hội nhập. Đặc biệt
trong 5 năm qua, khi mà kinh tế thị trường đang ngày càng thành hiện thực,
làm biến đổi nhiều mặt đời sống xã hội, với sự phát triển tích cực, thì cũng đã
xuất hiện ngày càng gia tăng những lối sống thực dụng, ích kỷ và buông thả
trong một bộ phận không nhỏ thanh niên và trong xã hội. Trong bối cảnh đó,
chính số đông thanh niên lại là lực lượng đi đầu, thổi bùng lên ngọn lửa tình
nguyện vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo. Các mùa hè tình nguyện
đã làm xanh nhiều góc phố bộn bề và bản làng xa xôi. Hàng chục ngàn trí
thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi. Nhiều chương trình,
dự án lớn, đậm chất đặc thù và lãng mạn của thanh niên ra đời như : Xây
dựng các Cung đường TNXP trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại; xoá hàng
ngàn cầu khỉ thay thế bằng cầu nông thôn mới ở các tỉnh ĐBSCL; tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
nguyện đi lập nghiệp tại đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ, Cồn cỏ với những
công trình hiện đại như đóng mới tàu cao tốc Bạch Long, xây dựng trạm điện
sức gió, xây dựng công viên tuổi trẻ Sông Hồng trên đảo xa, xây dựng các
Làng thanh niên lập nghiệp dọc đường HCM và biên giới…
Bên cạnh đội hình thanh niên xung phong lập nghiệp và hoạt động chủ

yếu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giói, hải đảo, còn có hàng ngàn doanh
nghiệp trẻ đang hăng hái, trăn trở góp phần tạo dựng nên “Thương hiệu Việt”
và nhiều bạn trẻ khác đang “khởi nghiệp” bằng chính bàn tay, khối óc dám
nghĩ, dám làm và biết làm của mình.
Để có được những khởi sắc đáng trân trọng đó, hơn 20 năm qua, Đảng
và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết và chính sách quan trọng, tạo đà cho
thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp bền vững như Quyết định 770/1994/TTg
của Thủ tướng về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong xây
dựng kinh tế, Chỉ thị 145/1994/TTg, Chỉ thị 06/2005/TTg của Thủ tướng về
phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển kinh tế, xã hội…
Đặc biệt năm 2010, Quốc hội đã ban hành Luật Thanh niên, trong đó
quy định rất rõ các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên. Các cơ
quan liên quan đang phối hợp với TW Đoàn soạn thảo các văn bản hướng dẫn
thực hiện Luật Thanh niên để luật sớm đi vào cuộc sống. Những cơ chế chính
sách đó chủ yếu tập trung đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và cơ bản của thanh
niên về học tập, sao cho thanh niên Việt Nam không còn tụt hậu so với thanh
niên thế giới về khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý và hoà nhập nhanh vào
kinh tế thị trường, kinh tế tri thức; về định hướng nghề nghiệp và việc làm,
sao cho chuyển đổi được nhận thức toàn xã hội không còn coi cánh cổng
trường đại học là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên, để xã hội ta
“giảm thầy tăng thợ giỏi”; về nâng cao trình độ thẩm mỹ, lối sống, thể lực và
nâng cao tâm hồn cốt cách cho thanh niên Việt Nam…

×