Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty Bảo hiểm Bảo Minh Hà Nôi giai đoạn 2004- 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 77 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

MỤC LỤC
* Bảo hiểm tại khách sạn:.........................................................................................25
Trường hợp phí bảo hiểm được thu gộp cùng với tiền phòng ở khách sạn, hóa đơn
thu tiền phòng có phần phí bảo hiểm được coi là bằng chứng đã tham gia bảo hiểm.
..................................................................................................................................25
Bảo hiểm có hiệu lực kể từ thời điểm người được bảo hiểm hoàn thành thủ tục nhận
phòng tại khách sạn cho đến khi người được bảo hiểm làm xong thủ tục trả phòng.
..................................................................................................................................26
Trường hợp cá nhân yêu cầu tham gia bảo hiểm tại khách sạn, Bảo Minh cấp giấy
chứng nhận bảo hiểm cho từng cá nhân sau khi đã nộp đủ phí bảo hiểm theo quy
định...........................................................................................................................26
Bảo hiểm có hiệu lực kể từ thời điểm người được bảo hiểm hoàn thành thủ tục nhận
phòng tại khách sạn cho đến 12giờ ngày kết thúc bảo hiểm ghi trên giấy chứng
nhận bảo hiểm..........................................................................................................26
Áp dụng đối với trường hợp vé vào cửa khu du lịch có thu phí bảo hiểm và được
coi là hợp đồng bảo hiểm tại điểm...........................................................................26
Bảo hiểm có hiệu lực kể từ khi người được bảo hiểm qua cửa kiểm soát vé để vào
khu du lịch và kết thúc ngay khi người được bảo hiểm ra khỏi cửa soát vé đó để về
nơi cư trú..................................................................................................................26

Nguyễn Thị Phương Thảo

1

KT Bảo hiểm 47A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển chung của đất nước và tốc độ tăng trưởng ngoạn mục của
nền kinh tế trong những năm gần đây đã làm cho đời sống của người dân từng
bước được cải thiện. Đồng thời thu nhập tăng làm các nhu cầu du lịch, tham
quan, nghỉ ngơi tăng lên nhanh chóng. Ngành du lịch vì thế có cơ hội phát
triển, kéo theo đó là sự phát triển các ngành dịch vụ đi kèm, trong đó có bảo
hiểm du lịch.
Bảo hiểm du lịch (BHDL) là một loại hình khá mới mẻ trên thị trường
bảo hiểm Việt Nam. Mặc dù đã có khá nhiều doanh nghiệp bảo hiểm triển
khai nghiệp vụ bảo hiểm này nhưng thực tế số đơn bảo hiểm được cấp vẫn
còn quá thấp so với tiềm năng của ngành du lịch, điều này được lý giải là do
khách du lịch chưa nhận thức được hết vai trò của việc mua bảo hiểm. Đa số
khách du lịch, đặc biệt là du khách Việt Nam chưa nhận thức được hết tác
dụng của bảo hiểm du lịch trong suốt chuyến hành trình của mình. Nhưng bên
cạnh đó còn phải nói đến một thực tế khác đó là các doanh nghiệp chưa thật
sự chú trọng vào việc khai thác nghiệp vụ này. Nghiệp vụ BHDL mới chỉ
chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu phí và cũng chưa được quan tâm phát
triển đúng mức.
Nhận thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ này, kết hợp với thời gian thực
tập tại công ty Bảo hiểm Bảo Minh Hà Nội (BMHN), cùng với sự chỉ bảo,
hướng dẫn nhiệt tình của Th.s Tô Thiên Hương, cũng như các cô chú, anh chị
trong công ty BMHN, em đã quyết định chọn đề tài : “ Tình hình triển khai
nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty Bảo hiểm Bảo Minh Hà Nôi giai
đoạn 2004- 2008” để là chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình.

Nguyễn Thị Phương Thảo


2

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

Nội dung của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm
3 chương như sau :
Chương I : Lý luận chung về nghiệp vụ Bảo hiểm du lịch
Chương II : Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công
ty Bảo Minh Hà Nội giai đoạn 2004-2008
Chương III: Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
nghiệp vụ BHDL tại công ty Bảo Minh Hà Nội

Nguyễn Thị Phương Thảo

3

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ
NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM DU LỊCH
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM DU LỊCH
1. Khái quát chung về hoạt động du lịch
1.1.

Khái niệm du lịch

Du lịch được ghi nhận là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực,
là nhu cầu đang dần trở thành tất yếu của con người nhằm thư giãn, điều hòa
cuộc sống của chính mình trong điều kiện kinh tế, xã hội đang ngày càng phát
triển. Khi điều kiện kinh tế khả giả, thu nhập cao người ta hay nghĩ đến những
thú vui, nghỉ ngơi đâu đó cùng gia đình, bạn bè trong những kỳ nghỉ, với
mong muốn thoát khỏi sự đơn điệu trong cuộc sống thường ngày; thay đổi, đi
đến một nơi mới, cách xa nơi cư trú thường xuyên nhằm thoát khỏi cuộc sống
hiện thực với bao lo lắng, muộn phiền. Chính vì vậy du lịch ngày càng được
ưa chuộng, nó phát triển song song cùng với sự phát triển không ngừng của
nền kinh tế mỗi quốc gia. Du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ
biến, không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển. Ở
nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế trọng yếu, mang lại
lợi nhuận siêu ngạch cho nền kinh tế của quốc gia đó.
Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch. Một trong số những định nghĩa
đó, du lịch được hiểu là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương
đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là để thẩm nhận những giá rị vật chất
và tinh thần đặc sắc, khác lạ, độc đáo so với quê hương mình, không nhằm
mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền. Có thể tách nội dung của du lịch
thành hai phần riêng biệt dưới góc độ là người tham gia du lịch và nhà kinh
doanh hoạt động du lịch. Phần thứ nhất, dưới góc độ là du khách, du lịch là
Nguyễn Thị Phương Thảo


4

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

một dạng nghỉ ngơi, dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tham quan các danh lam
thắng cảnh, các di tích lịch sử, công trình văn hóa, các tác phẩm nghệ thuật,
các địa danh nổi tiếng …. Dưới góc độ thứ hai, du lịch được coi là một ngành
kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt, văn hóa, chính trị, xã
hội…, và tác dụng thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác, có thể coi là hình thức
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Theo luật du lịch số 44/2006/QH11 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa VN: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Du lịch là một ngành dịch vụ, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội.
Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển và mức thu nhập của người dân ngày
càng cao thì nhu cầu về du lịch cũng tăng lên nhanh chóng. Kinh tế phát triển
cũng đồng nghĩa với hệ thống đường xá, các phương tiện giao thông ngày
càng hoàn thiện, tạo điều kiện cho con người có thể đi xa hơn, đi lại nhanh
chóng, dễ dàng hơn. Bên cạnh đó các cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ, hình
thức giải trí tại các địa điểm du lịch ngày càng hiện đại, phục vụ đa dạng
phong phú nhu cầu của du khách sẽ thu hút nhiều khách hơn trước. Mục đích
các chuyến đi cũng đa dạng hơn, đi để thăm người thân, tham gia hội nghị,
hội thảo, khảo sát thị trường, công tác, chữa bệnh, hành hương, nghỉ ngơi…

Nhìn chung khách du lịch, kể cả trong và ngoài nước, là một bộ phận
dân cư có mức thu nhập từ khá trở lên. Du lịch không thể phát triển khi điều
kiện sống của người dân gặp khó khăn. Để đi du lịch và sử dụng các dịch vụ
khi đi du lịch thì người dân phải có đủ điều kiện về tài chính. Thửa xa xưa
nhu cầu của người dân chỉ là ăn no mặc ấm thì ngày nay không chỉ là ăn ngon
mặc đẹp mà họ còn có nhu cầu sử dụng các khoản tiền tích lũy của mình để
thỏa mãn các nhu cầu về nghỉ ngơi, an dưỡng. Kinh tế càng phát triển, đời
Nguyễn Thị Phương Thảo

5

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

sống của người dân càng cao thì nhu cầu về du lịch đang dần trở thành một
nhu cầu thiết yếu của một bộ phận lớn dân cư, nhất là những người có thu
nhập ổn định và thu nhập cao. Thu nhập càng cao thì du lịch ngày càng nhiều.
Có thể nói tóm lại rằng du lịch là một hoạt động đặc thù, bao gồm
nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt
động du lịch vừa có đặc điểm của một ngành kinh tế, lại có đặc điểm của
ngành văn hóa xã hội.
1.1 Các loại hình du lịch

Hoạt động du lịch có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo
tiêu thức phân chia.
1.2.1 Phân loại theo môi trường tài nguyên

Theo tiêu thức này thì du lịch được phân chia làm 2 loại : Du lịch văn hóa
và du lịch thiên nhiên
Du lịch văn hóa : là hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra trong môi trường
nhân văn, hoặc hoạt động du lịch trong đó tập trung khai thác tài nguyên du
lịch nhân văn. Du khách là những người quan tâm đến truyền thống, lịch sử,
phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật. Địa điểm đến thường là các viện
bảo tàng, các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và tham gia
các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương.
Du lịch thiên nhiên : là hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm về
với thiên nhiên, đưa du khách đến những nơi có điều kiện môi trường tự
nhiên, trong lành, thưởng ngoạn những vẻ đẹp vốn có của tự nhiên, các danh
lam thắng cảnh, biển, sông núi, du lịch nông thôn…. Du khách là những
người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thưởng thức phong cảnh đẹp
và động thực vật hoang dã.
1.2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi
Mục đích đi du lịch của con người rất đa dạng vì vậy theo thức này có
nhiều loại hình du lịch như sau :
Nguyễn Thị Phương Thảo

6

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

Du lịch tham quan : là hình thức du lịch với mục đích là nâng cao hiểu biết
về thế giới xung quanh. Bao gồm du lịch tài nguyên thiên nhiên, về nhân văn,

về nghệ thuật… Đây là mục đích hổ biến nhất, thường gặp trong hoạt động du
lịch.
Du lịch giải trí : đây là loại hình du lịch mà mục đích chuyến đi là để thư
giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc căng thẳng hàng ngày.
Du lịch khám phá : là hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu
về thế giới, về những điều mà chúng ta chưa biết. Du lịch khám phá bao gồm
du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm.
Du lịch nghỉ dưỡng : hoạt động du lịch không chỉ mang mục đích giải trí,
tìm hiểu mà còn có tác dụng phục hồi sức khỏe, ví dụ như du lịch tại các khu
suối khoáng, tắm bùn….đặc biệt có tác dụng phục hồi về mặt tâm lý, tinh
thần.
Du lịch lễ hội : ngày nay đây được coi là một hình thức du lịch rất hấp dẫn
du khách, du khách muốn hòa mình vào không khí tưng bừng của lễ hội, hòa
vào niềm vui chung của mọi người.
Du lịch tôn giáo : đây là loại hình du lịch mà du khách là những người
muốn thỏa mãn nhu cầu muốn thực hiện các lễ nghi tôn giáo của một tín đồ,
hay nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn tím hiểu , nghiên cứu tôn giáo. Điểm đến
của du khách là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa….
Du lịch nghiên cứu : đây là loại hình du lịch nhằm mục đích kết hợp lý
thuyết và thực tiễn.
Du lịch hội nghị : MICE- viết tắt của Meeting ( hội họp), Incentive (khen
thưởng), Convention ( hội nghị, họi thảo), Exhebition (triển lãm). Đây là loại
hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, khen
thưởng của công ty, doanh nghiệp cho công nhân viên của mình hay đối tác
làm ăn. Tên đầy đủ tiếng anh là Meeting Incentive Conference Event. Các
đoàn khách MICE thường rất đông và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn so với
Nguyễn Thị Phương Thảo

7


KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

khách đi tour bình thường do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế thường đặt
phòng chất lương 4,5 sao, dịch vụ cao. MICE là loại hình du lịch mang lại
doanh thu rất lớn ngành du lịch của các nước. Ở Việt Nam, loại hình du lịch
này đã được các công ty du lịch trong nước khai thác từ nhiều năm nay, đây là
một trong những mục tiêu chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam.
Du lịch thể thao kết hợp : du khách ở đây là các vận động viên thể thao,
mục đích chuyến đi là luyện tập, tham gia tập huấn, thi đấu tại các giải thi đấu
thể thao. Thể thao ở đây là một nghề, các vận động viên, huấn luyện viên
chuyên nghiệp, không phải thể thao để giải trí thông thường.
Du lịch chữa bệnh : Tùy thuộc vào môi trường, không khí, tài nguyến cụ
thể của từng khu vực, địa phương mà nơi đó nảy sinh ra loại hình du lịch này
nhằm điều trị hoặc phòng ngừa một căn bệnh tiềm tàng nào đó.
Du lịch thăm thân : là loại hình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của những
người ở xa gia đình, quê hương, đực biệt là ngoại kiều nhằm được thăm hởi,
gặp gỡ, giao lưu với người thân, gia đình và bạn bè.
Du lịch kinh doanh : đây là hoạt động của những người muốn đi tìm hiểu,
tìm kiếm thị trường, hay đối tác kinh doanh.
1.2.3 Phân theo lãnh thổ hoạt động
Theo tiêu thức này ta phân chia du lịch làm 3 loại: Du lịch nội địa, du lịch
quốc tế và du lịch quốc gia.
Du lịch nội địa : Du lịch nội địa được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ
người trong nước đi du lịch , nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong
lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự trao đổi, thanh toán bằng ngoại tệ.

Du lịch quốc tế : là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện có sự
giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai bên ( du khách hoặc nhà cung
ứng dịch vụ) phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Về mặt không gian địa
lý thì du khách phải đi ra ngoài lãnh thổ quốc gia họ. Về mặt kinh tế, du lịch
quốc tế có sự giao dịch bằng ngoại tệ.
Nguyễn Thị Phương Thảo

8

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

Du lịch quốc tế gồm 2 loại : Du lịch đón khách và Du lịch gửi khách. Du
lịch đón khách là loại hình du lịch quốc tế phục vụ, đón tiếp khách nước ngoài
đi du lịch, tham quan các đối tượng du lịch trong đất nước của cơ quan cung
ứng dịch vụ. Còn du lịch gửi khách là loại hình du lịch quốc tế phục vụ và tổ
chức đưa khách từ trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng
du lịch ở nước ngoài.
Du lịch quốc gia : Du lịch quốc gia bao gồm toàn bộ hoạt động du lịch của
một quốc gia, từ việc gửi khách ra nước ngoài cho đến việc phục vụ khách
trong và ngoài nước tham quan, du lịch trong phạm vi nước mình. Thu nhập
từ du lịch quốc gia, thường gọi tắt là thu nhập từ du lịch, bao gồm cả thu nhập
từ hoạt động du lịch nội địa và du lịch quốc tế, bao gồm cả đón khách và gửi
khách.
1.3 Vai trò của hoạt động du lịch


Du lịch không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa quan
trọng với văn hóa, xã hội mỗi quốc gia, hay địa phương nơi là điểm đến du lịch.
Về mặt kinh tế :
Hoạt động du lịch ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế địa phương thông qua
việc tiêu dùng của du khách. Du lịch phát triển làm tăng tỷ trọng GDP của
ngành và khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, đồng thời làm
thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn, đời sống người dân ngày càng được cải
thiện rõ rệt.
Đi kèm theo sự phát triển của ngành du lịch, nhà nước cũng sẽ đầu tư
nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá và các phương tiện giao
thông vận tải, tạo điều kiện cho mọi người đi xa hơn, đi lại dễ dàng, thuận tiện
hơn. Từ đó làm tiền đề cho các hoạt động khác phát triển.
Du lịch không chỉ còn đơn thuần là sự di chuyển của cư dân từ nơi này đến
nơi khác, mà kéo theo nó là rất nhiều các dịch vụ, các hiện tượng kinh tế khác
nhằm đảm bảo nhu cầu ăn ngủ, mua sắm và các nhu cầu khác của du khách.
Nguyễn Thị Phương Thảo

9

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

Du lịch tạo ra sự tiêu thụ tại chỗ các hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành
kinh tế khác phát triển, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp chế biến, dịch
vụ, như lữ hành, nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, đồ lưu niệm, khôi phục làng
nghề ….Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán

cân thu chi của địa phương và của cả nước nói chung.
Du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, địa phương có
điểm du lịch nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Du lịch quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước du lịch, từ đó làm tăng thêm
nguồn thu ngoại tệ cho nước đến.
Về mặt văn hóa - xã hội :
Có thể nói rằng hoạt động du lịch đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng
cao mức sống, nâng cao dân trí, và làm giàu cho xã hội, từ đó góp phần phát
triển xã hội một cách toàn diện.
Một trong những ý nghĩa quan trọng của du lịch là góp phần khôi phục và
phát triển làng nghề, các truyền thống văn hóa dân tộc, bảo tồn và duy trì các
lễ hội truyền thống … Thông qua nguồn thu từ hoạt động du lịch, nhiều di
tích, di sản văn hóa được trùng tu, tu bổ. Đồng thời sẽ tạo nên ý thức và trách
nhiệm giữ gìn, phát triển các di sản đó của người dân.
Du lịch góp phần giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, giữa các vùng
miền trong nước và ngoài nước, nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con
người, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của con người ngày càng trở nên
phong phú hơn.
Du lịch tạo ra công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, góp phần giải
quyết công ăn việc làm, việc này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn
có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế xã hội. Phát triển du lịch được coi là lối
thoát lý tưởng cho để giảm tỷ trọng thất nghiệp, từ đó giải quyết các vấn đề
khác của xã hội như an ninh trật tự, công bằng xã hội ….

Nguyễn Thị Phương Thảo

10

KT Bảo hiểm 47A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

1.4 Quá trình hình thành và phát triển của du lịch ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện tượng du lịch xuất hiện rõ nét từ thời kỳ phong kiến,
đó là các chuyến du lịch của vua chúa đến các danh lam thắng cảnh, các lễ hội
; các chuyến du ngoạn của các thi sĩ đã được ghi lại trong lịch sử thơ ca. Sang
thời kỳ cận đại, du lịch chỉ thuộc về một bộ phận rất nhỏ những người giàu
có, có địa vị và tiền bạc.
Chỉ đến khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập công ty du
lịch Việt Nam trực thuộc Bộ ngoại thương vào ngày 09/07/1960, thì ngành du
lịch Việt Nam mới được coi là chính thức ra đời. Ngày 12/09/1969 ngành du
lịch được giao cho Bộ công an và Văn phòng Thủ tướng trực tiếp quản lý.
Sau gần 50 năm ra đời, tồn tại , ngành du lịch Việt Nam đã có những
bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của nước ta. Đặc biệt là từ sau năm 1990, khi chính sách mở cửa được thực
hiện, nền kinh tế có những bước tiến vượt bậc, thì du lịch đã trở thành một xu
hướng có tính chất phổ biến trong mọi tầng lớp dân cư. Hoạt động du lịch đã
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng khách và các loại hình chi tiêu, thời gaian
du lịch. Các hoạt động du lịch không chỉ diễn ra trong nước mà các chuyến du
lịch nước ngoài cũng dần tăng lên.
Đặc biệt trong những năm gần đây, nhận được sự quan tâm chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các ban ngành liên quan và sự nỗ lực, tự
thân của toàn ngành, du lịch Việt Nam đang từng bươc hội nhập vào sự phát
triển chung của du lịch thế giới.
Tính đến nay nước ta đã có khoảng hơn 6000 cơ sở kinh doanh lưu trú,
400 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, trong đó có 204 doanh nghiệp
trách nhiệm hữu hạn, 124 doanh nghiệp nhà nước, 63 doanh nghiệp cổ phần,

8 liên doanh và 2 doanh nghiệp tư nhân. Trong vòng 10 năm qua đã nâng cấp
và xây mới hơn 50.000 phòng khách sạn.

Nguyễn Thị Phương Thảo

11

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

Từ năm 1990 đến nay, lượng khách du lịch luôn duy trì ở mức tăng
trưởng cao 2 con số (trung bình trên 20%/năm). Tính riêng trong năm 2007,
thu nhập từ du lịch đạt 56.000 tỷ đồng. Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10/2007 đạt 332.762
lượt khách, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng, tổng
khách quốc tế ước đạt 3.477.564 lượt khách, tăng 17,8% so với cùng kỳ
năm 2006 và đạt 86,93% so với kế hoạch năm. Một số thị trường khách vẫn
duy trì mức tăng trưởng như: Hàn Quốc (tăng 16,1%), Nhật (tăng 9,6%),
Đài Loan (tăng 14,8%), Pháp (tăng 43,8%), Anh (tăng 30,3%), Đức (tăng
32,5%), Hà Lan (tăng 26,3%), Mỹ (tăng 5,9%), Singapore (tăng 30,6%),
Thái Lan (tăng 38,5%), Malaysia (tăng 57,1%), Indonesia (tăng 11,5%) so
với cùng kỳ năm 2006.
Cũng theo Tổng cục thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu
năm 2008 ước tính đạt 2,3 triệu lượt người, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch đạt 1,4 triệu lượt người, tăng
6%; đến vì công việc 430 nghìn lượt người, tăng 39,7%; thăm thân nhân

293,8 nghìn lượt người, giảm 4,9%. Trong các loại phương tiện, chủ yếu
khách đến bằng đường không với 1,8 triệu lượt người, tăng 6,5%; đến bằng
đường bộ 434,3 nghìn lượt người, tăng 21,6%.
Qua những số liệu trên ta có thể thấy rằng du lịch đang là một ngành
kinh tế đầy triển vọng trong tương lai. Cùng với xu hướng phát triển của du
lịch toàn cầu, du lịch Việt Nam nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ và đem lại
nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.
2. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của Bảo hiểm du lịch
2.1.

Sự cần thiết của Bảo hiểm du lịch

Hiện nay khi mà đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, những
nhu cầu cơ bản như ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt …. đã được đáp ứng một
cách đầy đủ thì du lịch đang dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu của
Nguyễn Thị Phương Thảo

12

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

một bộ phận khá đông dân cư, nhất là những người có thu nhập ổn định và thu
nhập cao. Theo tháp nhu cầu của Maslow, khi những nhu cầu đó đã được thỏa
mãn thì tất yếu nảy sinh nhu cầu muốn được an toàn, không phải lo lắng, sợ
hãi điều gì.

Trong khi đó, du lịch lại là một hoạt động luôn gắn liền với các chuyến
đi, các cuộc hành trình xa, phải di chuyển nhiều. Khách du lịch có thể lựa
chọn các hình thức di chuyển như đi bằng tàu thuyền, ô tô, xe máy hay máy
bay .… Do phải di chuyển nhiều nơi nên rủi ro mà khách du lịch có thể gặp
phải là rất lớn. Mà các rủi ro này thường khó lường trước được và khi xảy ra
có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng.
Một số rủi ro mà khách du lịch có thể gặp phải trong chuyến đi của mình :
Nhóm rủi ro ảnh hưởng đến sinh mạng, sức khỏe của du khách, có thể
gây chết người hay thương tật. Ví dụ như tai nạn giao thông, dịch bệnh …
Nhóm rủi ro gây thiệt hại về tài sản của du khách như mất mát, hư hỏng
về tài sản, mất giấy tờ tùy thân ….
Nhóm rủi ro liên quan đến trách nhiệm của du khách đối với người thứ ba.
Ví dụ gây tai nạn cho người thứ ba, hay làm hư hỏng tài sản của nơi dừng chân…
Rủi ro thì luôn mang tính bất ngờ, không ai có thể lường trước. Vì vậy
khi gặp phải các rủi ro như trên, khách du lịch thường cảm thấy rất lúng túng
và khó khăn trong việc giải quyết hậu quả, cho dù những tổn thất xảy ra là
nặng hay nhẹ. Những rủi ro này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc hành
trình nói riêng và có thể là tới cả cuộc sống sau này của du khách, đồng thời
gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của công ty du lịch. Bên cạnh đó, còn có
những rủi ro mà khách du lịch và cả công ty du lịch không đủ khả năng để
trang trải hay khắc phục tổn thất.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và khả năng tài chính
của người dân tăng lên nói riêng, thì của cải, tài sản khách du lịch mang theo
cuộc hành trình có giá trị ngày càng cao. Vì vậy nhu cầu bảo vệ số tài sản đó
cũng được đặt ra.
Nguyễn Thị Phương Thảo

13

KT Bảo hiểm 47A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

Nhằm đảm bảo cho một chuyến đi thành công, giúp đỡ du khách và
công ty du lịch giải quyết các thiệt hại nếu có rủi ro xảy ra; nhằm đáp ứng nhu
cầu bảo vệ, đảm bảo an toàn cho khách du lịch, đem lại cho du khách một tâm
lý yên tâm, thoải mái để tận hưởng chuyến hành trình của mình, góp phần tạo
ra sự suôn sẻ, thành công cho chuyến đi, Bảo hiểm du lịch ra đời là một tất
yếu khách quan.
Bảo hiểm du lịch là một nghiệp vụ nằm trong nhóm bảo hiểm con
người phi nhân thọ, tiền thân là bảo hiểm tai nạn hành khách. Trước sự phát
triển nhanh chóng của ngành du lịch, các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang
không ngừng cải tiến, hoàn thiện và đưa ra các sản phẩm bảo hiểm nhằm
đame bảo chất lượng dịch vụ, phục vụ tốt nhất, mang lại sự hài lòng và an tâm
cho du khách.
2.2.

Tác dụng của bảo hiểm du lịch

2.2.1 Đối với cá nhân và xã hội
Tác dụng đầu tiên của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm du lịch nói
riêng đó là góp phần đề phòng hạn chế tổn thất, hỗ trợ tài chính cho người
tham gia trước những tổn thất do rủi ro gây ra, giúp cho cuộc sống con người
an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo lắng cho cá nhân, gia đình và
xã hội.
Tham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia thực
hiện các phương án đề phòng hạn chế tổn thất một cách chuyên nghiệp và

hiệu quả nhất. Từ đó sẽ hạn chế rủi ro xảy ra và nếu chẳng may có tổn thất,
việc khắc phục cũng sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện
cho du khách.
Bảo hiểm du lịch tạo tâm lý an tâm cho du khách trong suốt chuyến
hành trình, để họ có được chuyến đi du lịch trọn vẹn niềm vui. Du khách sẽ
không cảm thấy lo lắng về việc rời nơi ở quen thuộc đến nơi thay đổi về khí
hậu, về thói quen sinh hoạt, về phong tục tập quán, sẽ xảy ra những vấn đề
Nguyễn Thị Phương Thảo

14

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

ảnh hưởng đến tâm lý của họ, điều này đã được đảm bảo từ phía các nhà bảo
hiểm bởi lẽ, để đề phòng hạn chế tổn thất một cách tối đa, để du khách thực
sự hài lòng về tính an toàn trong chuyến đi, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực
hiện việc tuyên truyền cho du khách những rủi ro có thể gặp phải, những việc
nên tránh, đồng thời họ sẽ xây dựng những hành lang an toàn bảo vệ, các
đường lánh nạn, các phòng y tế, các dịch vụ y tế cứu hộ thường trực... Sự hỗ
trợ giúp đỡ này sẽ là chỗ dựa tinh thần cho du khách khi du lịch bất cứ nơi
đâu, bất cứ loại hình du lịch nào. Bảo hiểm du lịch đặc biệt có ý nghĩa trong
những chuyến du lịch đi xa, hay du lịch mang tính chất nguy hiểm.
Bảo hiểm du lịch có tác dụng đề phòng hạn chế tổn thất cho các cá
nhân và đồng thời cũng là sự bảo đảm an toàn cho xã hội vì mỗi cá nhân là
một đơn vị của xã hội, từng cá nhân riêng rẽ được bảo vệ tức là cả xã hội

được an toàn.
Bảo hiểm du lịch làm tăng thu và giảm chi cho ngân sách nhà nước,
góp phần ổn định ngân sách nhà nước.
Mặt khác, bảo hiểm du lịch ra đời, thu hút được một số lượng người lao
động tham gia, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt gánh
nặng thất nghiệp cho nhà nước. Tạo điều kiện cho xã hội phát triển ổn định
và bền vững.
Du lịch là một ngành đa quốc gia lớn nhất, mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Nhờ có bảo hiểm du lịch, du khách nước ngoài sẽ cảm thấy an tâm hơn,
từ đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia
sở tại. Từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các nước.
2.2.2 Đối với ngành bảo hiểm
Bảo hiểm du lịch nằm trong hệ thống các sản phẩm của công ty bảo
hiểm, vì vậy cũng giống như các loại hình bảo hiểm khác đem lại doanh thu
cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc biệt đây lại là loại hình mang lại tỷ lệ lợi tức
khá cao cho các doanh nghiệp, bởi thông thường, khi đi du lịch, du khách đều
Nguyễn Thị Phương Thảo

15

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

thực hiện những biện pháp tự bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, họ vẫn muốn mua
bảo hiểm để đảm bảo về mặt tài chính và đặc biệt là về tinh thần để họ có
được tâm lý thoải mái nhất trong suốt chuyến hành trình. Vì vậy mà tỷ lệ

bồi thường đối với nghiệp vụ này là tương đối thấp, và tỷ lệ lợi tức trên
doanh thu cao.
Thực tế cho thấy số lượng khách du lịch trong các năm gần đây đang
tăng nhanh do đời sống của người dân ngày càng cao, và chính phủ cũng đã
chú ý đến việc xây dựng các điểm du lịch hấp dẫn, vì vậy doanh thu phí từ
nghiệp vụ này có xu hướng tăng lên đáng kể trong thời gian tới. Các công ty
bảo hiểm nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung sẽ có thêm một nghiệp vụ
chiến lược đóng góp vào sự phát triển của toàn ngành.
2.2.3 Đối với ngành du lịch
Bảo hiểm du lịch và ngành du lịch có mối quan hệ biện chứng. Ngành
du lịch là tiền đề cho bảo hiểm du lịch ra đời và phát triển. Còn Bảo hiểm du
lịch ra đời góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch, làm cho ngành du lịch phát
triển bền vững và ngày một lớn mạnh. Do nhu cầu an toàn trong mỗi chuyến
đi, bảo hiểm du lịch đã trở thành đòi hỏi tất yếu của du khách khi đi du lịch.
Các du khách có nhu cầu đi du lịch, họ tìm hiều các chương trình du lịch của
các công ty bảo hiểm khác nhau và sự có mặt của sản phẩm bảo hiểm cũng là
một tiêu chí để họ lựa chọn. Do vậy, để hấp dẫn khách du lịch, các công ty lữ
hành ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bảo hiểm du lịch. Nhờ có sản
phẩm bảo hiểm du lịch mà chất lượng phục vụ của các công ty lữ hành được
tốt hơn, hấp dẫn khách du lịch hơn, đồng nghĩa với việc doanh thu của các
công ty lữ hành cũng sẽ tăng theo, ngành du lịch phát triển kéo theo sự phát
triển của nhiều ngành khác.
Và không thể không kể đến sự hỗ trợ rất lớn của ngành bảo hiểm đối
với sự phát triển của ngành du lịch, đó là sự hỗ trợ của các công ty bảo hiểm
trong việc xây dựng mới, cải tạo các khu du lịch, các khách sạn, xây dựng các
Nguyễn Thị Phương Thảo

16

KT Bảo hiểm 47A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

đường lánh nạn, các trạm cứu hộ, các trung tâm y tế... trên cơ sở sử dụng một
phần phí thu được từ nghiệp vụ này. Nó góp phần làm tăng niềm tin, sức hút
đối với khách hàng, và tăng uy tín cho ngành du lịch.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM DU LỊCH
Bảo hiểm du lịch được phân loại như sau:
• Bảo hiểm khách du lịch trong nước
• Bảo hiểm người nước ngoài du lịch ở Việt Nam
• Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài
1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
1.1 Đối tượng bảo hiểm
1.1.1 Bảo hiểm khách du lịch trong nước
Theo tổng cục du lịch Việt Nam định nghĩa : “Khách du lịch trong nước là
những công dân Việt Nam rời khỏi nơi cu trú thường xuyên của mình, có sử
dụng dịch vụ lưu trú qua đêm của tổ chức kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ
Việt Nam”.
Như vậy, đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ Bảo hiểm du lịch trong nước
là những người đi thăm quan, nghỉ mát, tắm biển, leo núi… hoặc nghỉ khách
sạn, nhà khách trong lãnh thổ Việt Nam.
1.1.2 Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam
Theo các điều khoản được quy định trong quy tắc số 06/TC-BH do Bộ
tài chính ban hành, công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm cho người nước ngoài du
lịch tại Việt Nam, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Bao gồm:
Người định cư ở nước ngoài vào Việt Nam tham quan du lịch, thăm
viếng bạn bè, bà con, dự hội nghị, hội thảo quốc tế, đại hội, thi đấu thể thao,

biểu diễn nghệ thuật, công tác.
Những người đang cư trú tại Việt Nam như chuyên gia, công nhân, học
sinh, những người làm việc trong các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế khi

Nguyễn Thị Phương Thảo

17

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
1.1.3 Bảo hiểm người Việt Nam đi du lịch nước ngoài
Đối tượng bảo hiểm là công dân Việt Nam ra nước ngoài tham quan,
nghỉ mát, thăm viếng bạn bè, bà con, dự các hội nghị quốc tế, đại hội, thi đấu
thể thao, biểu diễn nghệ thuật, làm việc ….
Đối với cả ba loại hình bảo hiểm trên, trong trường hợp mục đích của
chuyến du lịch là khảo sát, thám hiểm, biểu diễn nguy hiểm, đua xe, đua
ngựa, thi đấu có tính chất chuyên nghiệp các môn : đá bóng, đấm bốc, leo núi,
lướt ván,… chỉ được bảo hiểm với điều kiện đã nộp thêm phụ phí cho công ty
bảo hiểm theo quy định tại “ Biểu phí và số tiền bảo hiểm” được Bộ tài chính
phê chuẩn.
1.2 Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi của bảo hiểm du lịch là những rủi ro hay tai nạn bất ngờ có thể
đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người được bảo hiểm. Những rủi ro có
tính cố ý sẽ bị loại trừ.

Bảo hiểm bao gồm các rủi ro sau:
Chết, thương tật thân thể do tai nạn. (Tai nạn trong nguyên tắc này
được hiểu là do một lực bất ngờ, ngoài ý muốn của người được bảo hiểm, từ
bên ngoài tác động lên thân thể của người được bảo hiểm, là nguyên nhân
trực tiếp và duy nhất làm cho người được bảo hiểm chết hoặc thương tật).
Chết do ốm đau, bệnh tật bất ngờ trong thời hạn bảo hiểm
1.2.1 Bảo hiểm khách du lịch trong nước
Ngoài phạm vi bảo hiểm nêu trên, bảo hiểm khách du lịch trong nước
còn bảo hiểm trong trường hợp : chết hoặc thương tật thân thể do người được
bảo hiểm coa hành động cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân
và tham gia chống các hành động phạm pháp.
1.2.2 Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam
Ngoài phạm vi bảo hiểm chung như đã nêu trên, trong nghiệp vụ bảo
hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam còn chấp nhận bồi thường trong
Nguyễn Thị Phương Thảo

18

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

trường hợp sau :
Mất, thiệt hại hành lý và vật dụng riêng mang theo người có thể quy
hợp lý cho các nguyên nhân : cháy, nổ, phương tiện chuyên trở bị đâm va, lật
đổ, trìm, rơi ….
Và mất nguyên kiện hành lý gửi theo chuyến hành trình

1.2.3 Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài
Phạm vi bảo hiểm gồm các rủi ro sau :
- Chết, thương tật thân thể do tai nạn
- Ốm đau, chết không do tai nạn trong thời gian bảo hiểm
( Tai nạn trong nguyến tắc này được hiểu là do một lực bất ngờ ngoài ý
muốn của người được bảo hiểm, là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất
làm cho người được bảo hiểm bị chết hoặc thương tật thân thể )
- Mất hoặc thiệt hại hành lý và vật dụng riêng mang theo người có thể
quy hợp lý cho các nguyên nhân sau : cháy, nổ, phương tiện chuyên trở
bị đâm va, chìm, lật đổ, rơi.
- Mất nguyên kiện hành lý gửi theo cuộc hành trình
Công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với các trường hợp
- Những rủi ro xảy ra do các nguyên nhân trực tiếp sau đây:
+ Người được bảo hiểm cố ý vi phạm luật pháp, quy định của nhà
nước, những nội quy, quy định của cơ quan tổ chức du lịch.
+ Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc người kế thừa hợp
pháp (người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm theo giấy chững nhận
bảo hiểm hoặc di chúc theo luật pháp)
+ Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy và các chất
kích thích khác tương tự.
+ Chiến tranh
- Những chi phí phát sinh trong trường hợp sau :
+ Người được bả hiểm phát bệnh tâm thần, mang thai (trừ trường hợp
Nguyễn Thị Phương Thảo

19

KT Bảo hiểm 47A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

sảy thai do hậu quả của tai nạn), sinh đẻ.
+ Người được bảo hiểm tiếp tục điều trị vết thương hoặc bệnh tật phát
sinh từ trước khi bảo hiểm có hiệu lực.
+ Người được bảo hiểm điều trị và sử dụng thuốc không theo sự chỉ
dẫn của y, bác sỹ điều trị.
- Những thiệt hại về hành lý trong trường hợp sau: mất vàng, bạc, đá quý, kim
loại quý, tiền mặt, séc, hộ chiếu, bằng lái xe, vé các loại, những chứng từ có
giá trị giấy tờ, tài liệu, bản vẽ, bản thiết kế.
2. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
2.1 Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm tối đa của công ty bảo hiểm
đối với người được bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là do bản thân các DNBH tự quy định ở các mức khác
nhau để có thể đáp ứng các nhu cầu của người tham gia. Kinh nghiệm của các
nước cho thấy, khi xác định số tiền bảo hiểm trong nghiệp vụ này, cần tính
đến ba yếu tố sau đây:
- Điều kiện kinh tế xã hội và mức thu nhập của người dân mỗi thời kì.
- Loại hình du lịch: là tham quan, hội nghị, nghỉ ngơi, an dưỡng hay thi đấu
thể thao...
- Thời hạn bảo hiểm: thường bắt đầu từ khi khởi hành chuyến đi đến khi
chuyến đi được hoàn tất theo địa điểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm
* Số tiền bảo hiểm của khách du lịch trong nước có nhiều mức, từ
1.000.000 đến 50.000.000 triệu đồng/ người.
Bảng phí bảo hiểm khách du lịch trong nước theo chuyến:
Độ dài chuyến đi
1 – 10

(ngày)
Tỷ lệ phí bảo hiểm (%)
0,012
/người/ngày
Nguyễn Thị Phương Thảo

11 - 20

21 - 60

61 - 90

Trên 90

0,010

0,008

0,006

0,004

20

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương


(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Bảo hiểm tại khách sạn, khu vui chơi, giải trí, tỷ lệ phí là 0,01% số tiền
bảo hiểm/người/ngày.
* Đối với nghiệp vụ Bảo hiểm cho người nước ngoài du lịch tại Việt
Nam thì số tiền bảo hiểm được tính bằng ngoại tệ, và tùy theo sự lựa chọn của
người tham gia bảo hiểm :
Số tiền bảo
hiểm/người/vụ
Về người
Về hành lý

USD
Từ

1,000 USD

VNĐ
Từ

1.000.000đ

Đến 20,000 USD
Đến 300.000.000đ
10% Số tiền bảo hiểm về người
(Nguồn : Bảo Minh Hà Nội)

* Số tiền bảo hiểm cho người Việt Nam du lịch nước ngoài có thể được
tính bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.
Nếu tính bằng ngoại tệ:

- Về người: từ 1.000 USD đến 20.000 USD/người
- Về hành lý: bằng 10% số tiền bảo hiểm về người
Nếu tính bằng đồng Việt Nam:
- Về người: từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ/người.
- Về hành lý: bằng 10% số tiền bảo hiểm về người.
2.2 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm (hay chính là giá cả của sản phẩm bảo hiểm) là khoản tiền
người tham gia bảo hiểm phải trả cho nhà bảo hiểm để thành lập một quỹ tiền
tệ tập trung đủ lớn để đảm bảo các rủi ro chuyển sang cho công ty bảo hiểm.
Phí bảo hiểm trong bảo hiểm du lịch là khoản tiền mà khách du lịch
hoặc công ty du lịch phải trả cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự bồi thường
của các công ty bảo hiểm khi rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất.
Nguyễn Thị Phương Thảo

21

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

Phí bảo hiểm trong bảo hiểm du lịch được tính theo công thức :

P=rxSxKxN

Trong đó :

P : Phí bảo hiểm

r : Tỷ lệ phí bảo hiểm
S : Số tiền bảo hiểm
K : Số người đi du lịch của một đoàn trong một chuyến
N : Số ngày của cuộc hành trình

Như vậy phí bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Với cùng một mức
tham gia bảo hiểm nhưng phí đóng lại khác nhau, do còn phụ thuộc tổng số
ngày của chuyến đi, tổng số người tham gia…
* Đối với bảo hiểm du lịch trong nước
Khách du lịch tham gia bảo hiểm chuyến hoặc ở khách sạn, nhà khách,
phí bảo hiểm sẽ là :
Độ dài chuyến đi (ngày)
Tỷ lệ phí bảo hiểm (%)
/người/ngày

1 – 10

11 – 20

21 - 60

61 – 90

Trên 90

0,012

0,010

0,008


0,006

0,004

(Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)
Khách du lịch chỉ tham gia bảo hiểm tại điểm du lịch có tắm biển, leo
núi hoặc đi thuyền trên sông thì phí bảo hiểm sẽ là: 0,010%/STBH/lượt
người; các trường hợp còn lại là 0,005%/số tiền bảo hiểm/lượt người.

Nguyễn Thị Phương Thảo

22

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

* Biểu phí của người nước ngoài du lịch Việt Nam:
(Đơn vị: %)
Tỷ lệ phí bảo hiểm 1 người/ngày/số
tiền bảo hiểm về người

Thời gian bảo hiểm
Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 10

0,015


Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20

0,012

Từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 60

0,010

Từ ngày thứ 61 đến ngày thứ 90

0,008

Từ ngày thứ 90 trở đi

0,005

(Nguồn : Bảo Minh Hà Nội)
* Biểu phí của người Việt Nam du lịch nước ngoài :
Đơn vị: %

Thời gian bảo hiểm
Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 10
Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20
Từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 60
Từ ngày thứ 61 đến ngày thứ 90
Từ ngày thứ 91 trở đi

Tỷ lệ phí bảo hiểm 1 người/ngày
Tập thể

Cá nhân
0,012
0,010
0,008
0,007
0,005

0,015
0,012
0,010
0,008
0,005
( Nguồn: Bảo Minh Hà Nội)

Cơ sở để các doanh nghiệp bảo hiểm xác định tỷ lệ phí bảo hiểm cho
khách du lịch đó là tổng số ngày mà du khách mua bảo hiểm du lịch. Số ngày
khách mua bảo hiểm càng nhiều thì tỷ lệ phí mà công ty bảo hiểm áp dụng
càng giảm. Công ty xác định tỷ lệ phí bảo hiểm như vậy với mục đích là
Nguyễn Thị Phương Thảo

23

KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

khuyến khích khách du lịch mua bảo hiểm với số ngày nhiều hơn.

Đối với cả ba loại hình bảo hiểm trên, trong trường hợp người được bảo
hiểm khảo sát, biểu diễn nguy hiểm, đua xe, đua ngựa, đua thuyền, thi đấu có
tính chuyên nghiệp các môn : bóng đá, đấm bốc, leo núi, lướt ván,… phải nộp
thêm phụ phí là : 0,1%/STBH/người/cuộc thi đâu/ngày.
Phí bảo hiểm đối với người nước ngoài du lịch tại Việt Nam được thanh
toán ngay sau khi cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Đối với người du lịch trong
nước thì thanh toán 01 tháng một lần, hoặc 15 ngày một lần bằng séc, chuyển
khoản hoặc tiền mặt.
3. Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản pháp lý, qua đó công ty bảo hiểm cam
kết sẽ chi trả, bồi thường cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy
ra tổn thất ; ngược lại, bên mua bảo hiểm cam kết trả khoản phí phù hợp với
mức trách nhiệm và rủi ro mà công ty bảo hiểm đã nhận ; trong đó bao gồm
mọi chi tiết về điều kiện bảo hiểm, các trường hợp loại trừ, thời hạn bảo hiểm,
phí bảo hiểm và các thông tin có liên quan khác.
Hình thức hợp đồng bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay là cấp đơn bảo hiểm
hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Khi có yêu cầu tham gia bảo hiểm, người
tham gia có trách nhiệm điền đầy đủ các thông tin vào Giấy yêu cầu bảo hiểm
(theo mẫu). Giấy yêu cầu bảo hiểm là một bộ phận không tách rời của hợp
đồng bảo hiểm và là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. Các nội
dung trong Giấy yêu cầu bảo hiểm đều có liên quan chặt chẽ với phạm vi bảo
hiểm và chế độ xét trả tiền bảo hiểm.
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm du lịch là một văn bản, trong đó công ty bảo
hiểm cam kết sẽ trả tiền cho người tham gia bảo hiểm đối với những chi phí
cần thiết và hợp lý do hậu quả của tai nạn, ốm đau thuộc phạm vi trách nhiệm
bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm du lịch có thể được ký kết trực tiếp với khách hàng là
Nguyễn Thị Phương Thảo

24


KT Bảo hiểm 47A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Gvhd: Th.s Tô Thiên Hương

người đi du lịch, hoặc có thể được ký thông qua các công ty du lịch lữ hành.
Một hợp đồng bảo hiểm thông thường gồm có những nội dung như sau :
- Đối tượng bảo hiểm
- Điều kiện bảo hiểm
- Thời hạn bảo hiểm
- Mức trách nhiệm bảo hiểm và phí bảo hiểm
- Thời hạn và phương thức thanh toán phí bảo hiểm
- Trách nhiệm của công ty bảo hiểm
- Trách nhiệm của đơn vị tham gia bảo hiểm
- Hồ sơ yêu cầu bồi thường
- Bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm
- Điều khoản thi hành
3.1 Hợp đồng bảo hiểm du lịch trong nước
Có 3 loại hợp đồng bảo hiểm du lịch trong nước : hợp đồng bảo hiểm
chuyến, hợp đồng bảo hiểm tại khách sạn và hợp đồng bảo hiểm tại điểm.
* Hợp đồng bảo hiểm chuyến:
Công ty bảo hiểm có thể cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng cá
nhân đối với trường hợp tham gia bảo hiểm cá nhân hoặc có thể ký hợp đồng
với tập thể có kèm theo danh sách các cá nhân tham gia bảo hiểm đối với
trường họp bảo hiểm theo tập thể.
Phí bảo hiểm do người tham gia bảo hiểm hoặc đại diện người tham gia
bảo hiểm nộp cho công ty bảo hiểm khi ký hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm có hiệu lực kể từ thời gian bắt đầu chuyến du lịch tại nơi xuất
phát và kết thúc khi chuyến du lịch hoàn thành theo thời gian và tại địa điểm
ghi trên hợp đồng bảo hiểm.
* Bảo hiểm tại khách sạn:
Trường hợp phí bảo hiểm được thu gộp cùng với tiền phòng ở khách
Nguyễn Thị Phương Thảo

25

KT Bảo hiểm 47A


×