Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

6 đề thi HSG khoa học tự nhiên lớp 8 (Lý Hóa Sinh) có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 52 trang )

ĐỀ THI HSG KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 SỐ 01
A- TRẮC NGHIỆM (3 điểm – 45 phút)
Cho khối lượng mol nguyên tử của một số nguyên tố: Mg = 24; Al = 27; Zn = 65; Cu = 64; Fe = 56; S = 32; P
= 31; Cl = 35,5; H = 1; O = 16; N = 14
Câu 1: Cho 0,8 gam oxi tác dụng với 0,8 gam hiđro đến phản ứng hoàn toàn, khối lượng nước thu được là
A. 7,2 gam.
B. 1,4 gam.
C. 0,9 gam.
D. 1,6 gam.
Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
A. s/m.
B. m/s.
C. km/s.
D. m/h.
Câu 3: Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?
A. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.
B. Ôtô chuyển động so với mặt đường.
C. Ôtô chuyển động so với xe đi ngược chiều. D. Ôtô chuyển động so với người lái xe.
Câu 4: Những quả bóng bay thường được thả trong các dịp lễ hội có thể được bơm bằng khí
A. CO2.
B. H2.
C. O2.
D. N2.
2
Câu 5: Có hai khối kim loại đặc, đồng chất A và B. Tỉ số khối lượng riêng của A và B là . Khối lượng của B
5
gấp 2 lần khối lượng của A. Vậy thể tích của A so với thể tích của B là
A. 0,8 lần.
B. 1,25 lần.
C. 0,2 lần.
D. 5 lần.


Câu 6: Bạn Thọ nhấc một thùng hàng có khối lượng 4 kg từ mặt đất lên giá đựng hàng cao 0,5 m. Công nhỏ
nhất mà Thọ đã thực hiện trong công việc trên là
A. 20J.
B. 40J.
C. 2J.
D. 4J.
Câu 7: Cho các phản xạ:
(1) Tay chạm vật nóng, rụt tay lại.
(2) Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng trước vạch kẻ giới hạn.
(3) Đi dưới trời nắng, mặt đỏ gay.
(4) Khi trời lạnh mặc thêm áo khoác để đi học.
(5) Khi luyện tập thể dục, thể thao mồ hôi vã ra.
(6) Ngửi thấy mùi thịt nướng tiết nước bọt.
Những phản xạ nào sau đây là phản xạ có điều kiện?
A. (2), (4), (5).
B. (2), (3), (4).
C. (2), (4), (6).
D. (1), (3), (6).
Câu 8: Cho các trật tự biến đổi các chất hữu cơ có trong thức ăn:
(1) Tinh bột → Đường đôi.
(2) Tinh bột → Đường đơn.
(3) Prôtêin → Prôtêin chuỗi ngắn.
(4) Prôtêin → Axit amin.
Các trật tự được diễn ra ở khoang miệng và dạ dày lần lượt là
A. (2), (4).
B. (1), (4).
C. (1), (2).
D. (1), (3).
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, gồm có huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

B. Bệnh huyết áp cao có trị số huyết áp tối đa là lớn hơn 140mmHg và huyết áp tối thiểu là nhỏ hơn hoặc
bằng 90mmHg.
C. Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn, lao động vừa sức, hạn chế ăn muối,… là biện pháp phòng ngừa bệnh
cao huyết áp.
D. Khi sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, đôping,… có thể làm tăng huyết áp.
Câu 10: Trong cơ thể người, tế bào nào dài nhất?
A. Tế bào trứng.
B. Tế bào thần kinh.
C. Tế bào hồng cầu.
D. Tế bào cơ .
1
1
Câu 11: Một khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi
thể tích, nếu thả trong dầu thì nổi thể tích. Khối lượng
3
4
riêng của dầu D1 , khối lượng riêng của nước là D 2 . Mối liên hệ giữa D1 và D 2 là
A. 4D1 = 3D 2 .
B. 3D1 = 4D 2 .
C. 8D1 = 9D 2 .
D. 9D1 = 8D 2 .
Câu 12: Khi nghiên cứu về vệ sinh hô hấp có các phát biểu sau:
(1) Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.


(2) Tập thở và tăng nhịp thở thường xuyên từ bé.
(3) Khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi.
(4) Tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
(5) Những trường hợp ngất, chết đột ngột trong phòng kín có đốt sưởi bằng than tổ ong.
Để có một hệ hô hấp khỏe mạnh cần

A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (1), (4).
D. (4), (5).
Câu 13: Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với oxi và hợp chất của nguyên tố Y với hiđro
như sau (X, Y là những nguyên tố nào đó) lần lượt là X2O, YH3.
Công thức hóa học đúng cho hợp chất của X với Y là
A. X3Y.
B. X3Y2.
C. X2Y3.
D. X2Y.
Câu 14: Cho các nội dung sau:
(1) Tắm nắng lúc 8 → 9 giờ.
(2) Tắm nắng càng lâu càng tốt.
(3) Tắm nước lạnh.
(4) Xoa bóp.
(5) Đội mũ nón khi đi dưới trời nắng.
Nội dung phù hợp với rèn luyện da ở người là
A. (1), (4), (5).
B. (1), (3), (5).
C. (1), (2), (5).
D. (2), (4),(5).
Câu 15: Công thức hóa học phù hợp với hóa trị III của nitơ là
A. N2O.
B. NO.
C. N2O3.
D. NO2.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nếu thiếu vitamin A sẽ làm cho biểu bì kém bền vững, dễ nhiễm trùng, giác mạc của mắt khô, có thể dẫn
đến mù lòa.

B. Vitamin C có nhiều trong sữa, trứng, dầu cá và thực vật có màu vàng, đỏ hay xanh thẫm.
C. Vitamin D cần cho sự trao đổi canxi và photpho, nếu thiếu trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương, còn người lớn
sẽ mắc bệnh loãng xương.
D. Vitamin E có nhiều trong gan, hạt nảy mầm, dầu thực vật.
Câu 17: Lưu huỳnh cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ là chất khí mùi hắc, gây ho. Biết oxi chiếm 1/5
thể tích không khí. Thể tích không khí cần dùng (ở đktc) để đốt cháy hết 2,4 gam lưu huỳnh là
A. 6,72 lít.
B. 5,6 lít.
C. 4,2 lít.
D. 8,4 lít.
Câu 18: Khi nói về truyền máu, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trước khi truyền máu cần làm xét nghiệm máu của người cho và người nhận máu để xem họ có bị bệnh
hay không.
B. Trước khi truyền máu cần làm xét nghiệm máu của người cho và máu người nhận để chọn loại máu
truyền cho phù hợp và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
C. Nếu người nhận có nhóm máu AB thì không cần phải xét nghiệm máu của người cho, vì nhóm máu AB là
nhóm chuyên nhận nên người nhận có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào.
D. Nếu người cho có nhóm máu O thì không cần phải xét nghiệm máu của người nhận, vì nhóm máu O là
nhóm chuyên cho nên có thể cho người nhận có bất kỳ nhóm máu nào.
Câu 19: Hai bát canh nóng như nhau. Bát có nhiều dầu (mỡ…) nổi trên bề mặt nguội đi chậm hơn so với bát
canh không có dầu mỡ. Điều đó chủ yếu là do
A. nước và dầu ít trao đổi nhiệt.
B. lớp dầu đã cản trở bức xạ nhiệt của bát canh.
C. khả năng dẫn nhiệt của dầu và nước khác nhau.
D. lớp dầu phủ trên bề mặt bát canh ngăn cản sự bốc hơi nước.
Câu 20: Ban ngày nếu chúng ta ngủ trong rừng sẽ thấy rất thoải mái, nhưng về đêm nếu chúng ta ngủ trong
rừng thì lại thấy mệt mỏi vì
A. ban đêm không có ánh sáng mặt trời.
B. ban đêm cây xanh cũng hô hấp làm giảm lượng khí O2 tăng khí CO2.
C. ban đêm vi sinh vật hoạt động mạnh.

D. ban đêm áp suất không khí trong rừng thấp làm ta khó thở.
Câu 21: Giả sử trong không khí chứa 20% thể tích là oxi, còn lại là nitơ. Tỉ khối của không khí so với H2 là
A. 29.
B. 15,5.
C. 14,4.
D. 31.
Câu 22: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật?
A. Khi áo có bụi, ta giũ mạnh áo cho sạch bụi.


B. Bút máy tắc ta vẩy cho ra mực.
C. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc.
D. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước.
Câu 23: Cho các oxit có công thức hóa học như sau: SO 3 (1), N2O5 (2), CO2 (3), Fe2O3 (4), CuO (5), CaO (6).
Những chất thuộc loại oxit axit là
A. (2), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (3), (6).
D. (4), (5), (6).
Câu 24: Công dụng của bong bóng ở một số loài cá là
A. giúp cá hoạt động ổn định ở một độ sâu nhất định.
B. giúp cá nổi nên mặt nước bằng cách phồng to từ phía dưới.
C. giúp cá chìm suống bằng cách xẹp bớt lại từ trên mặt nước.
D. khi cá ở càng sâu dưới mặt nước thì bong bóng cá càng to.
Câu 25: Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân chủ yếu gây mỏi cơ là
A. các tế bào cơ thải ra nhiều CO2.
B. các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều glucôzơ.
C. các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều oxi.
D. thiếu oxi cùng với sự tích tụ axit lactic gây đầu độc cơ.
Câu 26: Khi nói về tật cận thị phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Để tránh bị cận thị không nên đọc sách ở chỗ thiếu ánh sáng hoặc lúc đi tàu xe bị xóc nhiều.
B. Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần, người cận thị muốn nhìn rõ những vật ở xa phải đeo kính
mặt lồi.
C. Nguyên nhân cận thị có thể là do bẩm sinh hoặc có thể là do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh
học đường.
D. Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần, người cận thị muốn nhìn rõ những vật ở xa phải đeo kính
phân kỳ.
Câu 27: Lấy cùng một khối lượng mỗi kim loại kẽm, nhôm, magie, sắt lần lượt tác dụng hết với dung dịch axit
sunfuric loãng, dư. Phản ứng tạo ra nhiều hiđro nhất là của
A. sắt.
B. kẽm.
C. magie.
D. nhôm.
Câu 28: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
B. vật đang đứng yên sẽ chuyển động thẳng đều.
C. vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.
D. vật đang đứng yên sẽ chuyển động chậm dần.
Câu 29: Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm người ta tiến hành
A. nhiệt phân những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
B. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. điện phân nước có hòa tan H2SO4.
D. cho cây xanh quang hợp.
Câu 30: Trong trò chơi bập bênh của trẻ em, bạn An nặng 18 kg ngồi cách điểm tựa 0,5m, thì bạn Bình nặng
15 kg phải ngồi cách điểm tựa bao nhiêu để nó thăng bằng?
A. 0,6m.
B. 0,72m.
C. 0,5m.
D. 0,8m.
B- TỰ LUẬN (7 điểm – 135 phút)

PHẦN I: MÔN VẬT LÝ
Câu 1. Một xe chuyển động trên đoạn đường thẳng có độ dài s.
1. Nửa quãng đường đầu xe đi với tốc độ u=30km/h, quãng đường còn lại xe chuyển động tốc độ
v=40km/h. Tính tốc độ trung bình trên đoạn đường s.
2. Nửa thời gian đầu xe đi với tốc độ u=30km/h, nửa thời gian còn lại xe chuyển động tốc độ v=40km/h.
Tính tốc độ trung bình trên đoạn đường s.
Câu 2. Hai gương phẳng (M) và (N) đặt song song quay mặt phản xạ vào nhau và
cách nhau một khoảng AB = 40cm, trên đoạn AB đặt một điểm sáng S cách gương
(M) một đoạn SA =16cm. Xét một điểm O nằm trên đường thẳng đi qua S và vuông
góc với AB có khoảng cách OS = 30cm.


1. Vẽ đường đi của hai tia sáng xuất phát từ S: một phản xạ trên gương (N) tại I và truyền qua O; một tia
sáng xuất phát từ S phản xạ trên gương (N) tại H, trên gương (M) tại K rồi truyền qua O.
2. Tính khoảng cách IB và KA.
3. Gọi Sn là ảnh đối xứng của S qua (N), Sm là ảnh đối xứng của S qua (M). Cho S chuyển động thẳng đều
với vận tốc v=2cm/s trên đoạn thẳng SB hướng về phía điểm B. Tính vận tốc của
Sm so với S, vận tốc của Sm so với Sn.
Câu 3. Một khối hộp đặc đồng chất, không thấm nước, có dạng hình lập phương
cạnh a=20cm. Thả khối hộp vào một bể nước rộng, khi cân bằng một nửa khối
hộp chìm trong nước như Hình 2a. Cho khối lượng riêng của nước là Do=1000
kg/m3.
1. Tính khối lượng riêng D của chất làm khối hộp.
2. Đặt nhẹ một vật nhỏ khối lượng m lên trên trên mặt khối hộp, khi cân bằng
phần nổi của khối hộp trên mặt nước có thể tích bằng 1/4 thể tích khối hộp như Hình
2b. Tính m.
3. Từ vị trí cân bằng của hệ, dùng lực F để nhấc vật m lên một cách từ từ. Tính
công nhỏ nhất của lực F để nhấc vật m rời khỏi khối hộp. Biết khối hộp và vật luôn
dịch chuyển theo phương thẳng đứng.
PHẦN II: MÔN HÓA HỌC

(Cho khối lượng mol nguyên tử của một số nguyên tố: Mg = 24; Al = 27; Zn =
65; Cu = 64; Fe = 56; S = 32; P = 31; Cl = 35,5; H = 1; O = 16; N = 14).
Câu 1.
1. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất magie, lưu huỳnh, đồng,
photpho. Hãy gọi tên các sản phẩm thu được.
2. Viết và cân bằng các phương trình phản ứng hóa học sau:
a) Fe + HCl ��
�? + ?
b) Al + H2SO4 ��
� ? + ?
c) Mg(OH)2 + HNO3 ��
� ? + ?
d) CaO + H3PO4 ��
� ? + ?
Câu 2. Cho 12,15 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Zn và Mg trong đó Mg chiếm 19,75% về khối lượng tác dụng
hết với dung dịch axit clohiđric. Tính:
1. Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra.
2. Khối lượng mỗi muối tạo thành.
Câu 3. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13, trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 3 hạt. Tính số hạt mỗi loại có trong nguyên tử của nguyên tố trên.
Câu 4. Dẫn từ từ 8,96 lít H2 (đktc) qua m gam oxit sắt FexOy nung nóng. Sau phản ứng thu được 7,2 gam nước
và hỗn hợp rắn A nặng 28,4 gam gồm 2 chất trong đó có 1 đơn chất.
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
2. Tìm giá trị m.
3. Lập công thức phân tử của oxit sắt biết oxi chiếm 11,268% khối lượng A.
PHẦN III: MÔN SINH HỌC
Câu 1.
1. Trình bày về thời gian các pha trong một chu kỳ tim ở người bình thường. Hãy tính số nhịp tim trung
bình diễn ra trong một phút của người đó.
2. Tại sao một người nào đó có số nhịp tim/phút tăng gấp đôi so với người bình thường trong thời gian kéo

dài thì sẽ gây nguy hại gì cho tim? Tại sao các vận động viên thể thao thường có chỉ số nhịp tim/phút thấp hơn
người bình thường mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn đảm bảo?
Câu 2.
1. Các chất hữu cơ có trong thức ăn được biến đổi hóa học ở ruột non như thế nào?
2. Ruột già có vai trò chủ yếu gì? Các biện pháp chủ yếu phòng ngừa chứng táo bón ở người?
Câu 3.
Trình bày các bước hình thành phản xạ có điều kiện “Vỗ tay cá bơi lên mặt nước”. Dựa vào những hiểu
biết về kiến thức đó hãy cho biết cách học bài cũ đạt hiệu quả và có thể nhớ được lâu. Giải thích?


-------------Hết------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

-----------------------------------------------


ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 SỐ 01
A- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Đáp án
C
A
D
B
B
A
C
D
B
B

D
C
C
A
C
B
D
B
D
B
C
C
B
A
D
B
D
A
A
A

B- TỰ LUẬN (7 điểm)
Giám khảo chú ý: Đề thi gồm ba phần kiến thức Vật Lý, Hóa học, Sinh học. Mỗi phần kiến thức có tổng điểm
là 15 điểm.
VẬT LÝ
Câu

Ý

Nội dung


Điểm


1
(4đ)

1
(2đ)

2
(2đ)

2
(6đ)

1
(2đ)

2
(3đ)

- Thời gian xe đi hết nửa đoạn đường đầu :
s
t1 
……………………
2.u
- Thời gian xe đi hết nửa đoạn đường cuối :
s
t2 

…………………….
2.v
- Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường s :
s
s
2uv
vtb 


s
s u  v …………………….
t1  t2

2u 2v
240 km
km
�34,3
Thay số : vtb 
………………………………………
7 h
h
- Đoạn đường xe đi được trong nử thời gian đầu:
t
s1  u. ……………………
2
- Đoạn đường xe đi được trong nử thời gian cuối:
t
s2  v. …………………….
2
- Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường s :

s s
uv
vtb  1 2 
…………………….
t
2
km
Thay số : vtb  35
………………………………………
h
HS vẽ hình đúng (không cần giải thích cách vẽ, vẽ đúng đường đi của mỗi một tia
sáng cho 1 điểm) …………………… ……. …………

Tính IB, HB, KA.
- Vẽ C đối xứng S qua A.
- Tam giác S'IB đồng dạng với tam giác S'SO
IB S/ B
S/ B
= / � IB = / .OS
OS S S
SS
OS
� IB =
= 15cm .......................................... ........... ....... ......
2
- Tam giác S'KA đồng dạng với tam giác S'O'C nên ta có:
KA S/ A
S/ A.O / C (2.AB - SA).SO
nên
=

KA
=
=
= 24(cm) .... ............ ....
O / C S/ C
S/ C
2.AB

0,5

0,5
0,5

0,5
0,5

0,5
0,5
0,5
2,0

1,0

1,0


3
(2đ)

- Trong thời gian t điểm sáng S dịch chuyển sang phải đoạn đường là d thì:

d
v
t
- Sm dịch chuyển sang trái đoạn đường cũng là d, nên quãng đường Sm dịch
chuyển so với S trong thời gian t là 2d. Vậy vận tốc của Sm so với S:
2d
cm
vm 
 2.v  4
………………………….
t
s
- Sn cũng dịch chuyển sang trái đoạn đường cũng là d, nên Sm không dịch chuyển
so với , vậy vận tốc của Sm so với Sn bằng 0. ……………..
3
(5đ)

1
(1đ)
2
(2đ)

3
(2đ)

- Khối hộp cân bằng là do trọng lực cân bằng với lực đẩy Ác-si-mét: ……..
D
V
kg
FA=Phộp ↔ 10.Do .  10.D.V � D  o  500 3 ……………

2
2
m
- Hệ cân bằng là do trọng lực của hộp và của vật cân bằng với lực đẩy Ác-si-mét:
FA' = Phộp+Pvật ………………………
3V
10.Do .
 10.D.V  10.m � m  2kg ………………….
4
- Vì vật dịch chuyển chậm nên ta coi quá trình dịch chuyển của vật gồm rất nhiều
vị trí cân bằng liên tiếp nhau. Khi vật rời khỏi hộp thì F=Pvật.
- Xét vật m ở vị trí x so với vị trí cân bằng ta có:
3
F=Pvật +Phộp- FA= Pvật +Phộp- 10D0.a2( a  x )=10D0a2x (1)…………..
4
- Khi vật dịch chuyển thêm một đoạn Δx rất nhỏ, ta coi lực F không đổi. Công của
lực F thực hiện là ΔAi = 10D0a2x. Δx. Công này chính là phần diện tích của hình
chữ nhật MNKQ

Công nhỏ nhất cần thực hiện: A=∑ ΔAi chinha là diện tích ΔOBC. Vậy:
1
1 a
A  .OB.BC  . .10.m  0,5 J ………
2
2 4
(Ghi chú: nếu HS giải bằng cách dùng ngay biểu thức lực trung bình
F  Fmin
Ftb  max
rồi tính công A=Ftb.a/4 thì ra kết quả vẫn đúng thì chỉ cho tối đa
2

0,5đ của phần này)
Hết

1,0
1,0
0,5
0,5

1,0
1,0

1,0

1,0

HÓA HỌC
Câu

Ý

Nội dung

Điểm


1
5,0đ

1



2


2
4,0đ

1


2

3
2,0

4
4,0đ

1

2


3


2Mg + O2 ��
� 2MgO
magie oxit
S + O2 ��

� SO2
Lưu huỳnh đioxit
2Cu + O2 ��
� 2CuO
Đồng(II) oxit
4P + 5O2 ��
� 2P2O5
điphotpho pentaoxit
a) Fe + 2HCl ��
� FeCl2 + H2
b) 2Al + 3H2SO4 ��
� Al2(SO4)3 + 3H2
c) Mg(OH)2 + 2HNO3 ��
� Mg(NO3)2 + 2H2O
d) 3CaO + 2H3PO4 ��
� Ca3(PO4)2 + 3H2O
19,75.12,15
mMg =
=2,4 (gam) � mZn  12,15  2, 4  9,75 (gam)
100
2,4
� nMg 
 0,1 (mol)
24
9,75
nZn 
 0,15 (mol)
65
Phương trình phản ứng:
Mg + 2HCl ��

� MgCl2 + H2
0,1
0,1 ��
��

� 0,1(mol)
Zn + 2HCl ��
� ZnCl2 + H2
0,15
0,15 ��
��

� 0,15 (mol)
��
� nH 2  0,1  0,15  0, 25( mol ) � VH 2  0, 25.22, 4  5,6( lit )
Khối lượng các muối:
mMgCl2  0,1.95  9,5( gam) ; mZnCl2  0,15.136  20, 4( gam)
P + N + E = 13 � 2P + N = 13
2P – N = 3
�P =4
� �
� nguyên tử có 4 proton, 5 nơtron và 4 electron
�N =5
Phương trình hóa học:
to
FexOy + yH2 ��
� xFe + yH2O
Số mol H2 = 0,4 mol; số mol nước = 0,4 mol  Số mol oxi nguyên tử là 0,4 mol
 mO = 6,4 gam
Vậy m = 28,4 + 6,4 = 34,8 gam

Hoặc áp dụng đl btkl.
mO = 0,11268 x 28,4= 3,2 gam  tổng số mol O = 0,6 mol
Số mol Fe = (34,8 – 0,6.16)/56 = 0,45 mol
Gọi công thức oxit sắt là FexOy ta có x:y = mFe/56 : mO /16
 x= 3, y= 4 tương ứng công thức Fe3O4
…… ……Hết …………..

0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
4 x 0,5
= 2,0

1,0

1,0
1,0
1,0
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0

2,0


SINH HỌC
Câu
1
3,5đ

Ý
1
2

Nội dung
2.0 điểm
- 3 pha: pha nhĩ co (0,1s); pha thất co (0,3s); pha giãn chung(0,4s)………….....
- Số nhịp tim trung bình/phút: 60s: (0,1s+0,3s+0,4s)=75(nhịp/phút)…………...
1.5 điểm

Điểm
1.5
1.5


2
3,5đ

1

2

3
1

3,0đ

2

- Khi đó, thời gian của 1 chu kỳ tim giảm 1/2 chỉ còn 0,4s; thời gian tim co khoảng
0,25s và thời gian giãn tim để phục hồi khoảng 0,15s. Nếu tình trạng này kéo dài tim
phải làm việc quá sức → cơ tim suy kiệt dần, giảm khả năng co – giãn (bệnh suy tim)
→ tim ngừng đập…......................................................
- Vận động viên luyện tập lâu năm sẽ có chỉ số nhịp tim/phút thấp -> thể tích co tim
tăng -> mỗi lần tâm thất co đẩy được máu vào động mạch nhiều hơn người bình
thường -> đáp ứng được nhu cầu ôxi cho cơ thể……………………
2.0 điểm
- Nhờ các enzim có trong dịch tụy, dịch ruột cùng các muối có trong dịch mật các chất
hữu cơ được biến đổi hóa học như sau:
+ Tinh bột → đường đôi → đường đơn, đường đôi → đường đơn.
+ Prôtêin chuỗi ngắn → peptit → Axit amin.
+ Lipit → Các giọt lipit nhỏ → Axit béo và glixêrin.
+ Axit nuclêic → Các thành phần của nucleôtit…..............................................
1.5 điểm
- Vai trò ruột già:
+ Hấp thụ nước, thải phân….............................................................................
- Các biện pháp:
+ Khẩu phần ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ chất xơ (có nhiều trong rau xanh), hạn chế
thức ăn có nhiều chất chát (ổi xanh, hồng xanh, nước trà,…), uống đủ nước (khoảng
1,5-2 lít mỗi ngày)….....................................................................
+ Hạn chế ngồi nhiều, ngồi lâu, tích cực vận động; tạo thói quen đi đại tiện 1 lần vào 1
giờ nhất định trong ngày,…..................................................................
2.0 điểm
Các bước hình thành phản xạ:
+ Bước 1: Chọn kích thích phù hợp

- Kích thích có điều kiện: Vỗ tay
- Kích thích không có điều kiện: Cho cá ăn…................................................
+ Bước 2: Kết hợp 2 kích thích: Vỗ tay và cho cá ăn….......................................
+Bước 3: Củng cố: Làm nhiều lần liên tục dần hình thành đường liên hệ thần kinh tạm
thời giữa vùng thính giác và vùng vận động (ăn uống). Khi đã hình thành đường liên
hệ thần kinh tạm thời thì chỉ cần vỗ tay thì cá đã bơi
lên.........................................................................................................................
1.0 điểm
- Đọc lại bài, viết lại bài học nhiều lần và làm thường xuyên...............................
- Giải thích: khi đó đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa vùng thị giác, vùng vận động
ngôn ngữ (nói, viết) và vùng hiểu tiếng nói, chữ viết sẽ được hình thành và củng cố
liên tục giúp ta nhớ lâu.............................................................
..... ......Hết. ........

1.5
0.75
0.75
0.75
0.75
0.75
0.75

0.75
0.75
0.75
0.75
0.75
0.75
0.75
0.75



ĐỀ THI HSG KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 SỐ 02
A- TRẮC NGHIỆM (3 điểm – 45 phút)
Câu 1: Có nhiều phương pháp để bảo quản thực phẩm. Một số phương pháp phải sử dụng các hóa chất, trong
khi đó một số phương pháp khác không cần sử dụng hóa chất. Phương pháp nào sau đây không sử dụng hóa
chất?
A. Ướp muối.
B. Ướp đường ăn.
C. Ngâm trong giấm ăn. D. Đông lạnh.
Câu 2: Máy bay đang bay với vận tốc không đổi và ở độ cao không đổi. So với mặt đất thì hành khách trong
máy bay
A. không có cơ năng.
B. chỉ có động năng.
C. chỉ có thế năng.
D. có cả thế năng và động năng.
Câu 3: Sau khi máu được lấy ra khỏi mạch và trộn đều với chất chống đông trong ống nghiệm rồi để lắng đọng
tự nhiên 3 - 4 giờ. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Các tế bào hồng cầu sẽ tan vỡ, giải phóng Hb (huyết sắc tố).
B. Các tế bào máu sẽ lắng xuống dưới, huyết tương sẽ nổi lên trên.
C. Máu sẽ được tách thành 2 phần huyết cầu và huyết thanh.
D. Các tế bào hồng cầu sẽ dính kết với nhau.
Câu 4: Trên tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam của nước ta hiện có 27 hầm đường sắt xuyên qua đèo hoặc
đồi núi. Hầm Đèo Cả tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên là hầm dài nhất với chiều dài là 1197m. Một đoàn tàu
đi qua hầm với vận tốc 54km/h, thời gian từ lúc tàu vào hầm đến khi tàu vừa ra hết khỏi hầm là 1 phút 33 giây.
Đoàn tàu này có chiều dài là
A. 198m.
B. 99m.
C. 396m.
D. 72m.

Câu 5: Một lần bạn Việt được mẹ bảo pha sữa cho em Nam. Theo hướng dẫn ghi trên vỏ hộp thì sữa được pha
với nước ấm có nhiệt độ 600C là thích hợp nhất. Đầu tiên Việt rót vào bình sữa 80ml nước nguội có nhiệt độ
phòng 250C. Hỏi sau đó Việt phải rót thêm vào bình bao nhiêu mi-li-lít nước đun sôi 100 0C nữa? Bỏ qua sự mất
nhiệt ra môi trường ngoài.
A. 70ml.
B. 50ml.
C. 80ml.
D. 37ml.
Câu 6: Cho biết tất cả các hệ số trong phương trình phản ứng sau đều đúng: 8Al + 3X ��
� 9Fe + 4Al2O3.
Chất X là
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4.
Câu 7: Trong một lần bắn tập, một chiến sĩ dùng súng bắn vào một bia ở cách 510m. Thời gian từ lúc bóp cò
bắn đến lúc nghe tiếng đạn nổ trúng bia là 2,1s. Biết tốc độ âm thanh trong không khí là 340m/s. Vận tốc của
viên đạn, được coi là không đổi, bằng
A. 850m/s.
B. 680m/s.
C. 750m/s.
D. 960m/s.
Câu 8: Người bị quáng gà (không nhìn rõ vật vào lúc hoàng hôn) là do
A. dịch thủy tinh bị đục. B. số lượng tế bào nón quá ít.
C. thể thủy tinh bị đục và phồng lên.
D. tế bào que hoạt động kém.
Câu 9: Để kéo một vật lên cao 5m, người ta cần dùng một lực tối thiểu 850N. Cũng thực hiện việc này, người
ta dùng một máy tời có công suất P=1450W và hiệu suất nâng vật là 70%. Thời gian máy tời thực hiện công
việc là
A. 4,2s.

B. 2,4s.
C. 8,4s.
D. 2,1s.
Câu 10: Khi đun nước (nước giếng, nước máy …), ở thời điểm nước sắp sôi có các bọt khí nhỏ hình thành và
nổi lên rất nhanh. Tiếp tục để cho nước sôi một thời gian rồi để nguội. Lại lấy loại nước sôi để nguội đó đun
nóng trở lại, các bọt khí nhỏ không xuất hiện nữa.

Bọt khí xuất hiện trong hiện tượng mô tả trên là


A. hơi nước thoát ra do sự hóa hơi của nước.
B. khí hiđro thoát ra do nước bị phân hủy.
C. khí oxi thoát ra do nước bị phân hủy
.D. một số khí (O2, N2…) hòa tan trong nước.
Câu 11: Trong trường hợp nào dưới dây lực ma sát là lực ma sát nghỉ?
A. Ma sát giữa các bánh xe với mặt đường khi ô tô đỗ trên dốc nghiêng.
B. Ma sát giữa cục tẩy và tờ giấy khi một bạn học sinh tẩy một chữ viết sai.
C. Ma sát giữa các bánh xe đạp và mặt đường khi xe đang đi mà người lái xe ngừng đạp.
D. Ma sát giữa pít-tông và xi-lanh động cơ xe máy khi xe đứng yên mà vẫn nổ máy.
Câu 12: Giản đồ sau cho biết nhiệt độ tại đó các khí trong không khí bị hóa lỏng. Dấu trừ trên thang nhiệt độ
nghĩa là chúng ở “dưới 0 độ”.

Một mẫu không khí được làm lạnh tới nhiệt độ -180 0C (tức là 1800C dưới 0). Những khí nào trên giản đồ sẽ ở
trạng thái lỏng ở nhiệt độ đó?
A. Không có khí nào.
B. Agon, nitơ, oxi và neon.
C. Kripton và xenon.
D. Tất cả.
Câu 13: Những bệnh nào sau đây dễ truyền nhiễm qua đường tiêu hóa?
A. Bệnh Sars và bệnh lao phổi.

B. Bệnh cúm và bệnh ho gà.
C. Bệnh thương hàn và bệnh kiết lị.
D. Bệnh tiêu chảy và bệnh AIDS.
Câu 14: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử nguyên tố X là 82. Biết số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 22. Tổng số hạt không mang điện có trong 1,5 mol nguyên tử X là
A. 2,70.1025.
B. 2,34.1025.
C. 4,68.1025.
D. 1,80.1025.
Câu 15: Trường hợp nào sau đây sẽ thu được sản phẩm chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng chất rắn ban
đầu?
A. Nung bột sắt trong không khí bằng ngọn lửa đèn cồn.
B. Nung muối ăn trong không khí bằng ngọn lửa đèn cồn.
C. Nung đá vôi trong không khí bằng ngọn lửa đèn cồn.
D. Nung thuốc tím trong không khí bằng ngọn lửa đèn cồn.
Câu 16: Trên mặt nước hố tôi vôi thường có một lớp váng mỏng, cứng. Lớp váng đó được hình thành chủ yếu
là do quá trình
A. nước vôi tác dụng với cacbon đioxit trong không khí.
B. nước vôi tác dụng với nitơ trong không khí.
C. khi tôi vôi làm nước lạnh và đóng băng.
D. canxi hidroxit được hình thành và nổi trên mặt nước.
Câu 17: Một người gánh hai cái thùng, mỗi thùng chứa 20 lít nước có khối lượng riêng 1000kg/m 3. Tổng khối
lượng của đòn gánh và hai thùng rỗng là 1kg. Khi đòn gánh cân bằng, vai người chịu lực có độ lớn là
A. 40N.
B. 410N.
C. 210N.
D. 41N.
Câu 18: Một hỗn hợp khí gồm 0,1 mol O 2; 0,25 mol N2 và 0,15 mol CO. Khối lượng mol trung bình của hỗn
hợp khí trên là
A. 26,4.

B. 27,5.
C. 28,8.
D. 28,2.
Câu 19: Rót nước sôi vào cốc thủy tinh đặt trên bàn gỗ. Nước nguội dần chủ yếu là do
A. sự dẫn nhiệt qua cốc và bàn vào môi trường xung quanh.
B. sự đối lưu của các dòng khí tiếp xúc với cốc và mặt nước.
C. cốc bức xạ nhiệt vào môi trường xung quanh.
D. các phân tử nước bay hơi.
Câu 20: Cho các oxit: SO2, Cu2O, SO3, CuO. Oxit có phần trăm khối lượng oxi nhỏ nhất là
A. Cu2O.
B. SO2.
C. SO3.
D. CuO.
Câu 21: Chức năng của khoang ngực là
A. bảo vệ tim, phổi và các cơ quan ở phía trên khoang bụng.
B. giúp xương sườn gắn với xương ức tạo thành lồng ngực.
C. giúp cơ thể đứng thẳng và lao động được.


D. bảo đảm cho cơ thể vận động được dễ dàng.
Câu 22: Lấy 3 giọt máu của một bệnh nhân nhỏ lên 3 lam kính, sau đó dùng 3 loại huyết thanh mẫu: α, β và αβ,
mỗi loại lấy 1 giọt trộn đều với một giọt máu. Một phút sau người ta nhận thấy ở giọt máu trộn với α có nhiều
hồng cầu kết dính nhau, ở giọt trộn với αβ hồng cầu kết dính ít hơn, còn ở giọt trộn với β không có hồng cầu kết
dính. Có thể kết luận về nhóm máu của bệnh nhân nói trên là
A. nhóm O.
B. nhóm AB.
C. nhóm B.
D. nhóm A.
Câu 23: Một ca chứa 4kg nước và một vật nổi có khối lượng 6kg. Khi đó mặt thoáng của nước ở cách đáy ca
25cm. Biết đáy ca có dạng hình vuông cạnh x, các vách ca thẳng đứng và khối lượng riêng của nước là

1000kg/m3. Giá trị của x là
A. 20cm.
B. 50cm.
C. 40cm.
D. 10cm.
Câu 24: Trong số các loại mô sau đây: (1) Mô liên kết; (2) Mô cơ; (3) Mô thần kinh; (4) Mô biểu bì.
Loại mô có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết là
A. mô liên kết.
B. mô thần kinh.
C. mô biểu bì.
D. mô cơ.
Câu 25: Giả sử không khí chứa 21% thể tích là oxi, còn lại là nitơ. Phần trăm theo khối lượng của nitơ trong
không khí là
A. 76,7 %.
B. 79,0 %.
C. 77,6 %.
D. 70,9 %.
Câu 26: Ở một người, mỗi ngày có khoảng 170 lít nước tiểu đầu được tạo ra. Biết tỉ lệ % giữa lượng huyết
tương lọt qua màng lọc của tất cả các cầu thận so với lượng huyết tương qua 2 thận trong mỗi phút ở người nói trên
chiếm khoảng 21%. Lượng huyết tương qua 2 thận trung bình trong mỗi phút là
A. khoảng 444 ml.
B. khoảng 562 ml.
C. khoảng 1440 lít.
D. khoảng 1720 lít.
Câu 27: Khi người hít thở bình thường, nguyên nhân nào sau đây giúp cho dòng không khí từ bên ngoài đi vào
trong phổi?
A. Cơ hoành co.
B. Cơ liên sườn ngoài dãn.
C. Cơ liên sườn trong co.
D. Cơ hoành và cơ liên sườn ngoài dãn.

Câu 28: Có rất nhiều kiến thức vật lí liên quan đến chiếc xe đạp. Điều nào sau đây sai?
A. Hình dạng của yên xe có tác dụng giảm áp suất lên mông người.
B. Phần lốp xe tiếp xúc với mặt đường bị dẹt do lực đàn hồi.
C. Xe đi được trên đường nhờ có ma sát giữa bánh xe với mặt đường.
D. Khi ngừng đạp xe vẫn đi là vì có quán tính.
Câu 29: Khi ôxi hóa hoàn toàn một hỗn hợp thức ăn X, cơ thể con người đã sử dụng hết 595,2 lít ôxi. Biết tỉ lệ
các loại chất dinh dưỡng trong hỗn hợp thức ăn X là: 1 lipit: 3 prôtêin: 6 gluxit và để ôxi hóa hoàn toàn một
gam lipit cần 2,03 lít ôxi, một gam prôtêin cần 0,97 lít ôxi và một gam gluxit cần 0,83 lít ôxi. Khối lượng
prôtêin trong hỗn hợp thức ăn X nói trên chiếm khoảng:
A. 60 gam.
B. 173 gam.
C. 184 gam.
D. 360 gam.
Câu 30: Khi nói về tật viễn thị, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi người bị viễn thị không đeo kính, ảnh của vật sẽ rơi sau màng lưới.
B. Khi cầu mắt ngắn hơn bình thường sẽ gây nên tật viễn thị.
C. Khi thể thủy tinh mất tính đàn hồi, không phồng được sẽ gây nên tật viễn thị.
D. Muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường, người bị viễn thị phải đeo kính phân kì.
B- TỰ LUẬN (7 điểm – 135 phút)
PHẦN I: MÔN VẬT LÝ
Bài 1: Nhà bạn Công có sử dụng một chiếc bình nước nóng mặt trời loại 200 lít. Vào một ngày nắng mùa hè,
bạn Công dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước vào lúc 8h sáng được 29 0C và lúc 2h chiều được 650C. Nước có
J
khối lượng riêng 1000kg/m3 và nhiệt dung riêng 4200 0 . Diện tích hấp thụ nhiệt của tấm thu nhiệt là
kg. C
2
2,5m . Biết trong thời gian trên nước trong bình không được lấy ra sử dụng.
a) Tính nhiệt lượng mà nước trong bình đã hấp thụ được trong thời gian giữa hai lần đo trên.
b) Năng lượng mặt trời mà 1m2 diện tích ở mặt đất nhận được trong 1s vào mùa hè có giá trị trung bình là
1,44.103J. Tính hiệu suất của bình nước nóng mặt trời nhà bạn Công.

Bài 2: Tại giải vô địch cử tạ thế giới lần thứ 74 tổ chức ở Qua-ta (Quatar), vận động viên Hoàng Anh Tuấn
đã đạt huy chương bạc ở nội dung cử giật hạng cân 56kg với thành tích 126kg.


a) Quả tạ được Tuấn nâng lên độ cao 2m. Tính công nhỏ nhất mà vận động viên của Việt Nam cần phải thực
hiện?
b) Tổng diện tích hai bàn chân của Tuấn tiếp xúc với sàn thi đấu là 400cm 2. Tính áp suất nhỏ nhất mà vận
động viên này ép lên sàn trong quá trình nâng tạ.
Bài 3: Một tấm gỗ mỏng phẳng, đồng chất với độ dày như nhau ở mọi chỗ có dạng hình tam giác ABC.
Chiều dài các cạnh là AB=48cm, BC=80cm, CA=64cm. Tấm gỗ được treo bởi một sợi dây mảnh gắn vào
một điểm D trên mép tấm gỗ. Biết rằng trọng lực tác dụng lên miếng gỗ có điểm đặt ở trọng tâm của nó. Xác
định vị trí điểm D để khi tấm gỗ cân bằng cạnh BC có phương nằm ngang.
PHẦN II: MÔN HÓA HỌC
Bài 1:
a) Một thí nghiệm được bố trí như hình vẽ. Mô tả hiện tượng và viết các phương trình phản ứng có thể xảy
ra trong bình Kíp A, các ống sứ B, C, D (lần lượt chứa các chất rắn là: Al2O3, CuO, Na2O) khi mở khóa K.

b) Một
khối nước đá có
o
nhiệt độ -10 C được đun từ từ. Trong suốt quá trình đun nóng, nhiệt độ được ghi lại cứ mỗi 30 giây. Việc đun
nóng này chỉ ngừng lại trước khi toàn bộ nước sôi bay hết. Kết quả thu được đồ thị sau.

Hỏi:
b1. Sau bao lâu nước đá tan hết? Giải thích.
b2. Mô tả sự biến đổi nhiệt độ của khối nước đá theo
thời gian? Giải thích?

Bài 2: Nung 40 gam đá vôi chứa 95% CaCO3, phần còn lại là tạp chất trơ. Sau một thời gian thu được chất
rắn X và khí Y. Biết hiệu suất phân huỷ CaCO3 là 80%.

a) Tính khối lượng chất rắn X.
b) Cho chất rắn X tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít khí (đktc) và dung dịch chứa m gam
muối. Tính V và m.
Bài 3: Đốt cháy m gam chất X cần 6,72 lít O 2, thu được 4,48 lít CO2 và 5,4 gam H2O. Các khí đều đo ở điều
kiện tiêu chuẩn.
a) Chất X do những nguyên tố nào tạo nên? Tính m.
b) Xác định công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 23.
PHẦN III: MÔN SINH HỌC
Bài 1:


a) Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì nước hầm có vị ngọt và xương bị bở?
b) Tại sao khi hít thở lâu trong bầu không khí có nồng độ CO cao hệ thống tim mạch có thể bị tổn hại, thậm
chí dẫn tới mức tử vong?
Bài 2:
a) Trình bày cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời của trẻ sơ sinh.
b) Một người khi hô hấp bình thường có nhịp hô hấp là 18 lần/1 phút, mỗi lần hít vào được 420 ml không khí.
Khi người này hô hấp sâu có nhịp hô hấp là 12 lần/1 phút, mỗi lần hít vào được 620 ml không khí. Tính lượng
khí hữu ích ở phế nang trong 1 phút của người nói trên khi hô hấp thường và hô hấp sâu? Biết rằng lượng khí
vô ích nằm trong đường dẫn khí của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml.
Bài 3:
a) Trong 3 ống nghiệm đều có 2ml hồ tinh bột loãng 1%, người ta thêm vào 1 ống 2ml nước cất, thêm vào 1 ống
khác 2ml nước bọt và thêm vào ống thứ ba 2ml nước cất cùng với vài giọt HCl (2%). Sau đó đặt tất cả các ống
vào cốc nước ấm (370C) và không đánh dấu các ống. Bằng cách nào tìm được đúng các ống nghiệm trên?
Theo em trong ống nghiệm nào tinh bột sẽ bị biến đổi? Giải thích?
b) Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tuỷ, một bạn học sinh vô ý đã làm đứt một số rễ ở một chi nào đó.
Bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ đã bị đứt là những rễ nào?
-------------Hết-------------



ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 SỐ 02
A- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

28
29
30

Đáp án
D
D
B
A
A
C
A
D
A
D
A
C
C
A
A
A
B
C
B
A
A
D
A
C
A

B
A
B
C
D

B- TỰ LUẬN (7 điểm)
Giám khảo chú ý: Đề thi gồm ba phần kiến thức Vật Lý, Hóa học, Sinh học. Mỗi phần kiến thức có tổng điểm
là 10 điểm.
PHẦN I: MÔN VẬT LÝ
Bài
1
(4đ)

Ý
a
b

2
(4đ)

a
b

Nội dung
Khối lượng nước trong bình là m=D.V=200kg
..................
Nhiệt lượng mà nước trong bình nhận được là Q=mc(t2-t1)=30,24.106J ....
Năng lượng mặt trời truyền cho tấm hấp thụ trong khoảng thời gian khảo
sát là: E=1,44.103.2,5.6.3600=77,76.106J ..................................

Hiệu suất của bình nước nóng là H=Q/E=38,9% ..............
Lực nâng tối thiểu phải bằng với trọng lượng của quả tạ F=P .............
Công tối thiểu mà VĐV cần thực hiện là A=F.h=P.h=126.10.2=2520J .....
Tổng trọng lượng nhỏ nhất mà VĐV và tạ ép lên sàn là
F=P+P’=(126+56).10=1820N .....................................
Áp suất nhỏ nhất lên sàn bởi VĐV khi nâng tạ là
p=F/S=4,55.104Pa ..............................

Điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0


3
(2đ)

Trọng lực có điểm đặt ở trọng tâm tam giác, mà
khi treo cân bằng tấm gố thì lực của sợi dây tác dụng lên tấm gỗ phải nằm
trên cùng đường thẳng với trọng lực ..................
Vậy để BC nằm ngang thì D phải ở hai vị trí D1 hoặc D2 như hình vẽ
B

H D1 M


I

0,5

C

G
N

Vẽ hình
0,5

D2
A

Ta có tam giác ABC vuông tại A
AH=AB.AC/BC=38,4cm.
NI=AH/2=19,2cm
BN2=AB2+AN2  BN=57,7cm
BI2=BN2-NI2  BI=54,4cm
Theo tỉ lệ đồng dạng BD1/BI=BG/BN=2/3
 BD1= 36,3cm. ............................. ...............................
Từ đó ta tính được CD2= 54,7cm ...................... ........................
................................

Bài
1

Ý
a


b

2

a

PHẦN II: MÔN HÓA HỌC
Nội dung
Mô tả hiện tượng và viết các phương trình phản ứng
- Bình kíp A: Fe tan và có bọt khí thoát ra.
Fe + 2HCl
FeCl2 + H2↑
..................................
- Ống sứ B: Không có phản ứng.
..................................
- Ống sứ C: Chất rắn màu đen chuyển sang màu đỏ.
t0
CuO + H2 ��
..................................
� Cu + H2O
- Ống sứ D: Xảy ra phản ứng
Na2O + H2O
2NaOH
..................................
b1. Sau bao lâu nước đá tan hết? Giải thích.
Sau 5 phút nước đá tan hết vì ta thấy từ thời điểm đó nhiệt độ từ 00C bắt
đầu tăng.
..................................
b2. Mô tả sự biến đổi nhiệt độ của khối nước đá theo thời gian? Giải

thích?
- Bắt đầu đun, nhiệt độ tăng dần từ -10 0C. Đến 00C, nó bắt đầu nóng chảy.
Trong suốt quá trình nóng chảy, nước đá có nhiệt độ ổn định ở 0 0C (Từ
phút thứ 2 đến phút thứ 5)
- Sau khi nước đá tan hết, nhiệt độ tiếp tục tăng đến khi nước bắt đầu sôi.
b. Tính khối lượng chất rắn X.
40.95%
 0,38.80% 0,304mol .........
n CaCO3 
 0,38 mol ; nCaCO3 pha�
n�

ng
100
CaCO3 t 0  CaO + CO2↑
0,304
0,304
0,304 (mol) ..................................
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mđá vôi = mX + mCO2
Suy ra: mX = 40 – 0,304.44 = 26,624 gam.
..................................

0,5
0,5

Điểm
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ


b

a

3

b

Bài

b. Tính V và m.
Chất rắn X có: CaCO3 dư (0,076 mol) và CaO (0,304 mol)
CaCO3 + 2HCl
CaCl2 + CO2 + H2O
0,076
0,076 0,076
(mol)
CaO + 2HCl
CaCl2 + H2O
0,304

0,304
(mol)
.............
V = 0,076.22,4 = 1,7024 lít.
.................................
m = 111(0,076 + 0,304) = 42,18 gam
...................................
Chất X do những nguyên tố nào tạo nên? Tính m.
- Đốt X tạo ra CO2 và H2O nên X phải chứa nguyên tố C và H có thể có O.
- nO2 = 0,3 mol; nCO2 = 0,2 mol; nH2O = 0,3 mol.
Theo ĐLBTKL ta có mX + mO2 = mCO2 + mH2O
.................................
 mX = 4,6 gam.

0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ

1,0 đ

n C  n CO2  0,2mol  mC = 2,4 gam.
n H  2.n H2O  0,6mol  mH = 0,6 gam

Suy ra: mO = 1,6 gam (nO = 0,1 mol)
1,0 đ
Vậy X chứa C, H, O
.................................
Xác định công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 23.
NX = 4,6/(2.23) = 0,1 mol.
.................................

0,5 đ
y z
y
CxHyOz + (x   ) O2
xCO2 + H2O
4 2
2
y z
y
PT
1
x
(x   )
4 2
2

0,1
0,3
0,2
0,3
........................
Suy ra: x = 2; y = 6; z = 1.
1,0 đ
� công thức phân tử của X là C2H6O ..................................................................................
0,5 đ

Ý
a

1

(3,0đ)
b

a
2
(3,0 đ)
b

PHẦN III: MÔN SINH HỌC
Nội dung
Điểm
Khi hầm xương động vật (đun sôi lâu) thì xương bị bở vì:
- Chất cốt giao bị phân huỷ làm cho nước hầm có vị ngọt...............
0,75
- Phần không bị phân huỷ là vô cơ không có cốt giao để tạo liên kết nên
xương bị bở. .........................................
0,75
Khi hít thở lâu trong bầu không khí có nồng độ CO cao có thể bị tổn
hại hệ thống tim mạch, thậm chí gây tử vong vì:
- Khí CO hít vào sẽ liên kết rất chặt chẽ với Hb trong hồng cầu, làm giảm
khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu dẫn đến các tế bào trong cơ thể bị
thiếu O2.................
0,75
- Do các tế bào thiếu O2 nên tim mạch luôn phải hoạt động gắng sức, gây
tổn hại hệ thống tim mạch, thậm chí dẫn tới tử vong. ............
0,75
Cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời của trẻ sơ sinh:
- Khi trẻ chào đời bị cắt dây rốn, lượng CO 2 trong máu tăng dần dẫn đến
tạo ra nhiều H2CO3 , chất này nhanh chóng tạo ra nhiều ion H+..........
0,75

+
- Nồng độ H cao kích thích trung khu hô hấp hoạt động, tạo ra động tác
hít vào, thở ra mạnh và đột ngột, không khí đi ra tràn qua thanh quản tạo
nên tiếng khóc chào đời ..................................
0,75
- Lượng khí hữu ích trong 1 phút khi hô hấp bình thường:
(420 - 150) 18 = 4860 ml .........................
0,75
- Lượng khí hữu ích trong 1 phút khi hô hấp sâu:
(620 - 150) 12 = 5640 ml ...........................
0,75


a

3
(4,0 đ)

b

Phương pháp tìm ra đúng các ống nghiệm:
- Dùng dung dịch iốt loãng 1% nhỏ vào cả 3 ống sẽ thấy một ống tăng độ
trong và không màu xanh tím, đó chính là ống có nước bọt và tinh
bột .............................
+ 2 ống còn lại đều có màu xanh và độ trong không thay đổi ...........
- Dùng giấy đo độ pH (giấy quỳ) nhúng vào 2 ống có màu xanh, sẽ thấy
một ống làm cho giấy quỳ biến đổi màu, đó chính là ống có HCl.......
+ Ống còn lại (không làm giấy quỳ đổi màu) đó chính là ống chỉ có tinh
bột và nước.........................................
* Ống có tinh bột bị biến đổi:

Là ống có nước bọt và tinh bột, vì tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có
trong nước bọt ở môi trường có độ pH và nhiệt độ thích hợp ...............
- Cách làm: Dùng dd HCl (2%) kích thích lần lượt lên da các chi của ếch
......
- Giải thích:
+ Khi kích thích lên da của chi đó mà chi đó không co, các chi khác đều
co, chứng tỏ rễ trước của chi nhận kích thích (chi không co) đã bị
đứt....................
+ Khi kích thích lên da của chi đó mà tất cả các chi đều không co, chứng
tỏ rễ sau của chi nhận kích thích đã bị đứt .................

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5


ĐỀ THI HSG KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 SỐ 03
A- TRẮC NGHIỆM (3 điểm – 45 phút)
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nên uống thật nhiều vitamin để tăng cường sức khoẻ cho cơ thể.
B. Người ta có thể đốt cỏ tranh lấy tro để ăn nhằm phòng tránh sự thiếu hụt muối khoáng của cơ thể.
C. Khi bà mẹ mang thai cần bổ sung các thức ăn giàu sắt.
D. Cần cho trẻ tắm nắng để kích thích tổng hợp vitamin D chữa bệnh còi xương.
Câu 2: Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất
dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là

A. lipit, protein, tinh bột, đường đôi.
B. peptit, lipit, tinh bột, đường đôi.
C. đường đơn, axit amin, axit béo, glixerin.
D. lipit, axit amin, peptit, đường đơn.
Câu 3: Cho bộ dụng cụ cân như hình vẽ:

Cho vào mỗi bình dung dịch chứa 1 mol HCl thấy cân thăng bằng. Cho vào bình (1) 21 (g) Mg, cho vào bình
(2) 21 (g) sắt. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cần phải cho vào đĩa cân nào vật nặng bao nhiêu gam để
cân lại thăng bằng?
A. Cho vào đĩa cân chứa bình (2); 0,25 (g).
B. Cho vào đĩa cân chứa bình (1); 1,0 (g).
C. Cho vào đĩa cân chứa bình (2); 1,0 (g).
D. Cho vào đĩa cân chứa bình (1); 0,25 (g).
Câu 4: Trong buổi ngoại khoá tại vườn trường, một học sinh vô tình dẫm phải gai nhọn, bàn chân học sinh đó
co lại rất nhanh trước khi cảm nhận thấy đau. Thầy giáo yêu cầu các bạn học sinh trong nhóm giải thích về hiện
tượng đó. Cả nhóm cùng bàn luận và đưa ra 5 ý kiến như sau:
(1) Gai nhọn kích thích vào bàn chân sau đó được truyền lên não, não chỉ huy làm chân co lại.
(2) Phản xạ co bàn chân không có sự tham gia của trung ương thần kinh nên diễn ra nhanh.
(3) Đây là phản xạ không điều kiện, không có sự tham gia của vỏ não nên diễn ra nhanh.
(4) Xung thần kinh từ bàn chân truyền theo dây hướng tâm về hành tuỷ lên não và xung thần kinh từ não
truyền theo dây li tâm tới các cơ ở bàn chân làm chân co lại.
(5). Học sinh đó có thể đã bị gai nhọn đâm nhiều lần nên đã thành lập được phản xạ có điều kiện co bàn
chân.
Số ý kiến đúng là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 5: Một lớp học có 35 học sinh. Biết rằng một học sinh thở ra 2 lít khí (thể tích CO 2 chiếm 4%) một lần,
một phút thở ra khoảng 16 lần. Thể tích CO2 thở ra trong 45 phút của cả lớp là

A. 2016 lít.
B. 1008 lít.
C. 20160 lít.
D. 10080 lít.
Câu 6: Ngày nay, nhiều thành phố đang thu hồi metan từ việc phân hủy rác thải để tạo ra “năng lượng xanh”.
Một thành phố có 25000 hộ dân cần lượng điện năng mỗi ngày là 1,08.109 kJ.
Biết rằng, khí metan cháy theo phương trình:
CH4(k) + 2O2 → CO2(k) + 2H2O(k) + 890,3 kJ (1mol metan cháy sinh ra 890,3kJ nhiệt năng)
Nếu 80% lượng nhiệt sinh ra được chuyển hoá thành điện năng thì cần thu hồi bao nhiêu kg metan mỗi ngày
để tạo ra được lượng điện năng 1,08.109 kJ?
A. 1520 kg.
B. 19452 kg.
C. 15548 kg.
D. 24261 kg.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Lớp da trên cơ thể người có tác dụng điều hòa thân nhiệt.
B. Nước là một hợp chất hóa học.
C. Lực nâng khinh khí cầu bay lên là lực đẩy Ác-si-mét.
D. Nhiệt lượng không thể truyền qua chân không.


Câu 8: Cơ thể người được bảo vệ và bao bọc bởi một lớp da. Nếu áp suất khí quyển là 10 5Pa thì áp lực mà khí
quyển tác dụng lên 1cm2 da người bằng
A. 10N.
B. 1N.
C. 100N
D. 1000N.
Câu 9: Trong “Truyện Kiều”, đại thi hào Nguyễn Du có hai câu thơ tả cảnh mùa thu rất hay như sau:
“Long lanh đáy nước in trời.
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”

Em hãy cho biết hình ảnh “đáy nước in trời” liên quan đến hiện tượng nào?
A. Ngưng tụ hơi nước.
B. Truyền thẳng ánh sáng.
C. Quang hợp.
D. Phản xạ ánh sáng.
Câu 10: Ở người, cử động hít vào thực hiện nhờ hoạt động chủ yếu của cơ hoành và cơ liên sườn ngoài làm
cho không khí từ ngoài môi trường đi vào phổi. Phát biểu nào sau đây là đúng về cơ chế hít không khí vào
phổi?
A. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài dãn, làm giảm thể tích của lồng ngực, phổi dãn ra làm giảm áp suất khí
trong phổi so với môi trường ngoài cơ thể.
B. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài co, làm giảm thể tích của lồng ngực, phổi co lại làm tăng áp suất khí
trong phổi so với môi trường ngoài cơ thể.
C. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài co, làm tăng thể tích của lồng ngực, phổi dãn ra làm giảm áp suất khí
trong phổi so với môi trường ngoài cơ thể.
D. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài dãn, làm tăng thể tích của lồng ngực, phổi dãn ra làm giảm áp suất khí
trong phổi so với môi trường ngoài cơ thể.
Câu 11: Khi cơ thể suy nhược, uống loại đường nào sau đây sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể nhanh nhất?
A. mantozơ.
B. Tinh bột.
C. Saccarozơ.
D. Glucozơ.
Câu 12: Khi cơ thể hoạt động, ở chỗ khớp nối giữa các xương sẽ xuất hiện lực ma sát. Bộ phận cấu tạo nào của
xương có tác dụng làm giảm ma sát trong khớp xương?
A. Sụn bọc đầu xương.
B. Màng xương.
C. Mô xương xốp.
D. Khoang xương.
Câu 13: Khi đi máy bay, lúc máy bay cất cánh hoặc đang hạ cánh, nhiều người bị triệu chứng ù và đau tai. Giải
thích nào sau đây là đúng về hiện tượng trên?
A. Do chênh lệch áp suất trong và ngoài tai.

B. Do âm thanh của động cơ máy bay quá to.
C. Do giảm trọng lực dẫn đến cấu trúc của tai không nằm đúng vị trí.
D. Do thay đổi độ cao đột ngột gây ra choáng do mất thăng bằng trong tai.
Câu 14: Hình nào trong số 4 hình sau đây vẽ đúng về cấu tạo nguyên tử hiđrô, điện tích các hạt và lực mà
proton tác dụng lên electron?

A. Hình H3.
B. Hình H4.
C. Hình H1.
D. Hình H2.
Câu 15: Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp?
A. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém gây thiếu máu nên bị cao huyết áp.
B. Do nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp.
C. Vì thành mạch bị xơ vữa tạo ra sức cản lớn làm cho áp lực của máu chảy trong mạch tăng.
D. Do lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp.
Câu 16: Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, nối liền tỉnh Thừa Thiên Huế với thành phố Đà
Nẵng. Một lần bạn An được bố cho đi ô tô qua hầm này. Khi sắp đến cửa hầm, An nhìn thấy một hệ thống biển
báo giao thông gồm: một biển tròn nền trắng, viền đỏ, có ghi số 70; một biển tròn nền xanh có ghi số 40 và một
biển chữ nhật, nền xám, ghi 6280m. Nếu lái xe thực hiện đúng luật an toàn giao thông thì xe ô tô chở bạn An có
thể đi qua hầm trong thời gian ngắn nhất là
A. 5ph23s.
B. 5ph38s.
C. 9ph25s.
D. 9ph42s.


Câu 17: Ở vùng sa mạc (nhiệt độ môi trường ban ngày thường rất cao), người dân sống ở đó thường mặc quần
áo màu trắng và che kín cơ thể. Họ mặc như vậy để
A. tăng khả năng hấp thu nhiệt, tăng thoát mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể.
B. hạn chế sự hấp thu nhiệt, tăng khả năng thoát mồ hôi.

C. hạn chế sự hấp thu nhiệt, chống mất nước của cơ thể.
D. tăng sự thoát hơi nước, giảm nhiệt độ cơ thể.
Câu 18: Vật chất trong tự nhiên tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Quá trình biến đổi của vật chất từ trạng
thái khí sang trạng thái lỏng gọi là
A. sự ngưng tụ.
B. sự trao đổi chất.
C. sự đông đặc.
D. sự bài tiết.
Câu 19: Gluxit được cấu tạo bởi các nguyên tố
A. C, H, N.
B. C, H, O.
C. C,H.
D. C, N.
Câu 20: Ở người, ion nào sau đây tham gia vào quá trình đông máu?
A. Mg2+.
B. Ca2+.
C. Na+.
D. Fe3+.
Câu 21: Cho 2ml hồ tinh bột và vài giọt dung dịch Iôt 1% vào một ống nghiệm. Nhận định nào sau đây đúng
về kết quả thí nghiệm?
A. Ở ống nghiệm có khí CO2 bay lên.
B. Dung dịch tạo phức màu xanh đậm.
C. Dung dịch bị sủi bọt khí và dần chuyển sang màu vàng.
D. Dung dịch thu được không màu.
Câu 22: Trong cơ thể người, tinh bột được chuyển hóa theo phương trình
enzim
(C6 H10 O5 ) n + nH 2 O ���
� nC6 H12 O 6
Tinh bột
glucozơ

Giả thiết cơm chứa 100% tinh bột và quá trình tiêu hóa xảy ra hoàn toàn thì khối lượng glucozơ được tạo ra
khi ăn 100 (g) cơm là
A. 111,11 (g).
B. 90 (g).
C. 100 (g).
D. 162 (g).
Câu 23: Ở người, nguyên nhân của sự mỏi cơ là
A. do tế bào tiến hành hô hấp mạnh tạo ra quá nhiều CO2 gây đầu độc cơ.
B. do lượng nhiệt sinh ra quá nhiều.
C. do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
D. do thiếu ôxi, tế bào tiến hành lên men tạo ra axit lactic, axit lactic tích tụ gây đầu độc cơ.
Câu 24: Phương pháp bảo quản thực phẩm nào sau đây không sử dụng hóa chất?
A. Gói trong muối.
B. Chế biến với một lượng lớn đường.
C. Ngâm trong giấm.
D. Đông lạnh.
Câu 25: Ở người, đo huyết áp là đo
A. áp suất và tốc độ dòng máu chảy trong động mạch.
B. áp suất của máu tác động lên thành động mạch.
C. áp suất và tốc độ của dòng máu chảy trong tĩnh mạch.
D. áp suất của máu tác động lên thành tĩnh mạch.
Câu 26: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Trong hiện tượng vật lí có sự biến đổi chất này thành chất khác.
B. Trong hiện tượng hóa học có sự biến đổi chất này thành chất khác.
C. Sự đóng băng của nước là một hiện tượng hóa học.
D. Điện phân nước là một hiện tượng vật lí.
Câu 27: Enzim pepsin ở dạ dày hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH từ
A. 6→7.
B. 8→9.
C. 10→12.

D. 2→3.
Câu 28: Bạn Phúc tiến hành một số thí nghiệm và nhận thấy độ tan của khí oxi trong nước:
- tăng khi tăng áp suất.
- giảm khi tăng nhiệt độ.
- giảm khi giảm áp suất.
- tăng khi giảm nhiệt độ.
Để lượng khí oxi tan trong 1 lít nước đạt mức tối đa thì bạn Phúc nên
A. giảm áp suất và giảm nhiệt độ.
B. giảm áp suất và tăng nhiệt độ.
C. tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
D. tăng áp suất và tăng nhiệt độ.
Câu 29: Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch HCl 10% trong 10 phút. Nhận
xét về kết quả thí nghiệm nào sau đây đúng?


A. Lấy xương ra và bóp nhẹ làm xương vỡ vụn do xương giòn.
B. Xương mềm hơn và có thể uốn cong được.
C. Xương hòa tan hoàn toàn trong dung dịch axit.
D. Kích thước xương tăng lên do axit HCl ngấm vào trong xương.
Câu 30: Không khí lỏng có thể được tách thành ba thành phần chính bằng cách chưng cất một cách cẩn thận.
Dưới đây là đồ thị minh họa nhiệt độ của hỗn hợp trong suốt quá trình chưng cất.
Nhiệt độ (0C)
Ba thành phần chính của không khí lỏng là nitơ, argon và oxi. Với nhiệt độ sôi lần lượt là:
Nitơ : -1960C
Argon : -1860C
Oxi : -1830C

Đoạn nào trên đồ thị chỉ ra nhiệt độ sôi lần lượt của nitơ, argon và oxi?
A. Các đoạn L, N và P.
B. Các đoạn P, N và L.

C. Các đoạn M, O và Q.
D. Các đoạn Q, O và M.

B- TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
Hàng năm, báo Tiền Phong đều tổ chức một cuộc thi chạy ma-ra-tông để khuyến khích mọi người tích
cực luyện tập thể dục thể thao. Cuộc thi lần thứ 53 được tổ chức ở Đà Lạt năm 2012, các vận động viên phải
chạy 8 vòng quanh hồ Xuân Hương.
1. Khi vận động viên đang chạy, nhịp tim và nhịp thở thay đổi như thế nào so với trước khi chạy? Hãy
giải thích.
2. Một vận động viên chạy với vận tốc trung bình trong mỗi vòng chạy lần lượt là 32km/h, 30km/h,
28km/h, 26km/h, 24km/h, 22km/h, 20km/h và 23km/h. Tính vận tốc trung bình của vận động viên này trong cả
8 vòng chạy?
Câu 2. (2,0 điểm)
Trên các hòn đảo ngoài đại dương, nguồn nước ngọt rất khan hiếm. Gia đình bạn Tuấn sống trên đảo
Phú Quốc đang nghiên cứu cách điều chế nước ngọt từ nước biển theo hình vẽ dưới đây:

Hình 1
Trong đó, bể bên trái chứa nước biển (1). Nước biển sẽ thấm qua vải bông, dưới tác dụng nhiệt của ánh
sáng mặt trời, nước bốc hơi sẽ ngưng tụ trên mặt kính. Sau đó nước ngọt sẽ được thu vào bể chứa bên phải (3).
Phần nước biển không bốc hơi chảy vào trong bể chứa (2).


1. Hãy cho biết vai trò của nước ngọt với cơ thể con người? Tại sao phải sử dụng hợp lý nguồn nước
ngọt trong tự nhiên?
2. Biết rằng để thu được 1kg nước ngọt qua thiết bị trên cần cung cấp nhiệt lượng 420kJ. Hãy xác định
thời gian cần thiết để thu được 1 lít nước ngọt. Biết trung bình một ngày có nắng mỗi giờ hệ thống trên nhận
được 1000kJ từ năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 20% năng lượng được dùng để làm bay hơi nước. Coi khối
lượng riêng của nước thu được là 1g/ml.
3. Cho biết vai trò của tấm vải bông?

4. Để tăng hiệu quả sử dụng thiết bị, Tuấn thử thu hồi muối từ nước ở bể (2) bằng cách cô cạn dung
dịch. Tính khối lượng muối thu được từ 1m 3 nước. Biết rằng nước ở bể (2) có tổng nồng độ muối là 9% và khối
lượng riêng là 1,2 g/ml?
Câu 3. (1,0 điểm)
Theo khám phá về giới hạn sinh tồn của con người, con người có thể nhịn thở 3 phút, nhịn uống 3 ngày
và nhịn ăn 3 tuần. Vì vậy, hô hấp là nhu cầu không thể thiếu của con người để duy trì sự sống. Mọi tế bào trong
cơ thể đều cần cung cấp đủ oxi. Nếu không có oxi thì tốc độ chuyển hóa tế bào giảm xuống và một số tế bào bắt
đầu chết sau khoảng 30 s nếu không được cung cấp đủ oxi.
1. Người ta cần sử dụng bình thở oxi trong những trường hợp nào?
2. Trình bày phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Câu 4. (1 điểm)
1. Tại sao máu chảy trong mạch thành dòng liên tục?
2. Trong y tế, sau khi bơm thuốc vào xilanh, y tá sẽ đưa đầu mũi kim lên cao và đẩy hết không khí ra khỏi
xilanh cho đến khi có thuốc chảy ra ngoài. Em hãy cho biết ý nghĩa của việc làm này?
Câu 5. (2 điểm)
Cacbonic là một chất khí không màu, nặng hơn không khí, ít tan trong nước và dập tắt được lửa. Khí
cacbonic có vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp. Để nghiên cứu các tính chất của khí cacbonic
Thắng và các bạn đã thực thí nghiệm sau: (hình 2)

Hình 2
1. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
2. Để kiểm tra xem bình đã đầy khí cacbonic hay chưa, bạn Thắng đưa que diêm đang cháy lại gần
miệng cốc. Hãy giải thích cách làm của bạn Thắng.
3. Bạn Thắng thả một con gián vào cốc khí thu được, sau một thời gian con gián bị chết. Hãy giải thích
hiện tượng đó?
4. Khí cacbonic là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Em hãy cho biết hiệu ứng nhà kính có
tác động như thế nào tới môi trường?
----------------Hết---------------



ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 SỐ 03
A- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29
30

Đáp án
A
C
D
B
A
D
D
A
D
C
D
A
A
C
C
A
C
A
B
B
B
A
D
A

B
B
D
C
B
C

B- TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu

Phần

1
1 điểm

1

2

2
2 điểm

1

Hướng dẫn chấm
- Nhịp tim và nhịp thở tăng lên...................................................................
- Giải thích: Khi chạy, nhu cầu O 2 của cơ thể tăng lên → nhịp tim và
nhịp thở tăng...............................................................................................
- Tốc độ trung bình của vận động viên là
8s

v tb 
s
s
s
s
s
s
s
s �25km/h.............
      
v1 v 2 v3 v4 v5 v6 v7 v8
- Vai trò của nước:
+ Thành phần cấu trúc cơ thể.
+ Là môi trường diễn ra các quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể (phản
ứng hóa sinh, điều hòa thân nhiệt,...)……………………………..……...
- Phải sử dụng hợp lí nguồn nước ngọt tự nhiên vì:
+ Nguồn nước ngọt sử dụng được đang bị khan hiếm do ô nhiễm............

Điểm
0,25
0,25
0,5

0,25
0,25


×