Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Các giải pháp đề xuất tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.77 KB, 34 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ.................................................2
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán – Tư
vấn thuế.................................................................................................................... 2
1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn thuế...............4
1.2.1 Dịch vụ kiểm toán.........................................................................................4
1.2.2 Dịch vụ kế toán.............................................................................................5
1.2.3 Dịch vụ tư vấn..............................................................................................5
1.2.4 Dịch vụ định giá...........................................................................................5
1.2.5 Dịch vụ đào tạo............................................................................................6
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn thuế
................................................................................................................................... 6
1.3.1 Mô hình tổ chức............................................................................................6
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.................................................7
1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.....................................................................8
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ...............................................................................10
2.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán...................................................................10
2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán.............................................................10
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán..............................................................................11
2.2.2 Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán.....................................................17
2.2.3 Kết thúc kiểm toán......................................................................................20
2.3 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán..................................................................20
2.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công ty Kiểm toán – Tư vấn thuế
................................................................................................................................. 23


PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ.............26
3.1 Nhận xét về tổ chức và hoạt động kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm
toán – Tư vấn thuế.................................................................................................26
3.1.1 Những ưu điểm về tổ chức và hoạt động của Công ty.................................26
3.1.2 Những tồn tại trong tổ chức và hoạt động của Công ty Kiểm toán – Tư
vấn thuế...............................................................................................................28
3.2 Giải pháp..........................................................................................................29
KẾT LUẬN................................................................................................................. 30

Đỗ Thanh Huyền

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................31

Đỗ Thanh Huyền

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTC

: Bộ Tài Chính

CP

: Chính phủ

CSH

: Chủ sở hữu

HC-TH

: Hành chính tổng hợp

KH

: Khách hàng

KH & ĐT

: Kế hoạch và đầu tư

KSNB

: Kiểm soát nội bộ

KTV


: Kiểm toán viên



: Nghị định

TK

: Tài khoản

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

: Tài sản cố định

TT

: Thông tư

VPĐD

: Văn phòng đại diện

XDCB

: Xây dựng cơ bản


Đỗ Thanh Huyền

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm.........................4
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ....................................................6
Bảng 2.1: Bảng câu hỏi với khách hàng cũ:.................................................................12
Bảng 2.2: Bảng câu hỏi với khách hàng mới:..............................................................14
Bảng 2.3: Chương trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn/ dài hạn:.......18
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của ATC.........................................................7
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình kiểm toán...........................................................................11
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức kiểm soát chất lượng của Công ty:.......................................23

Đỗ Thanh Huyền

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

LỜI MỞ ĐẦU

Trong tình hình nền kinh tế như hiện nay với sự phát triển không ngừng của khoa
học công nghệ, nền kinh tế thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, các ngành dịch vụ trong nước cũng phải
được nâng cao để phù hợp với điều kiện và đáp ứng được yêu cầu quản lý. Kiểm toán
vừa là một nghề cung cấp dịch vụ, vừa là một công cụ quản lý kinh tế trong hệ công cụ
quản lý của Nhà nước do đó các công ty kiểm toán Việt Nam hiện nay đang cố gắng
hết sức để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của mình đáp ứng yêu cầu tất yếu
của quản lí.
Là một trong những công ty kiểm toán đang phát triển của ngành kiểm toán Việt
Nam Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC) đã đạt được những thành tựu
đáng kể trên bước đường xây dựng và phát triển của mình. Với môi trường làm việc
chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, công ty đã và đang tạo được uy
tín trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Bài báo cáo tổng hợp của em được trình bày theo 3 phần:
Phần I:

Đặc điểm về tổ chức và hoạt động kiểm toán của Công ty TNHH
Kiểm toán – Tư vấn thuế

Phần II:

Đặc điểm tổ chức kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán – Tư
vấn thuế

Phần III: Nhận xét và các giải pháp đề xuất tổ chức và hoạt động của Công
ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn thuế
Mặc dù em đã cố gắng để hoàn thành bài báo cáo nhưng trong quá trình làm vẫn
không tránh khỏi những sai sót. Vậy mong thầy giáo hướng dẫn cùng các anh, chị
trong công ty giúp đỡ em để em hoàn thành Báo cáo tổng hợp này.
Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn Th.S. Đinh

Thế Hùng cùng các anh, chị trong công ty đã nhiệt tình hướng dẫn để em hoàn thành
Báo cáo tổng hợp này.
Em xin chân thành cám ơn!

Đỗ Thanh Huyền

1

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn
thuế:
Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Thuế (ATC) là doanh nghiệp kiểm toán độc
lập, tiền thân là Công ty Cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế, thành lập ngày ngày 5
tháng 8 năm 2003 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103002678, đến
ngày 4 tháng 10 năm 2006 được Sở KH & ĐT Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0102028349 chuyển đổi mô hình hoạt động từ công ty cổ phần sang
công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định tại Thông tư số 60/2006/TT-BTC
và Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số
105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập
và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán.
Tháng 12/2007 Công ty kiểm toán Việt Âu sát nhập vào công ty.

Hiện nay Công ty TNHH Kiểm toán- Tư vấn thuế có tên giao dịch quốc tế là
Auditing- Tax Cosultancy Joint stock company, tên viết tắt là ATC.
Địa chỉ liên hệ: Tầng 2, Đơn nguyên 2, tòa nhà 262 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh
Xuân, Hà Nội
Tel: (84-4) 62662284
Fax: (84-4) 62662285
Mail: />Công ty có trụ sở chính đặt tại: Tầng 2, Đơn nguyên 2, tòa nhà 262 Nguyễn Huy
Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng Đại diện tại Vinh: Phòng 507, tầng 5, Toà Nhà Techco, Đường Quang
Trung, Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
Văn phòng đại diện tại Quảng Ngãi: Lô 51, Khu dân cư cao cấp Trường Xuân,
Phường Trần Phú, Thành Phố Quảng Ngãi.
Văn Phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh: Phòng 205, Toà Nhà HUD, 159
Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đỗ Thanh Huyền

2

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

Nguyên tắc hoạt động:
ATC hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật số liệu của
khách hàng, với phương châm coi uy tín và chất lượng là tiêu chí khẳng định
thương hiệu ATC.

Nhân sự của ATC
Đội ngũ nhân sự với phong cách chuyên nghiệp, có chiều sâu về kiến thức
chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước,
tốt nghiệp đại học và sau đại học chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân
hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh tế xây dựng và luật học.
Các cán bộ quản lý của ATC đều là những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, đã từng đảm trách những vị trí quan trọng ở các Công ty
kiểm toán lớn và cơ quan quản lý thuế của Việt Nam.
Một trong những điểm mạnh của ATC là cán bộ tư vấn của đều là những người
có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thuế của Việt Nam nên rất hiểu về luật pháp và
về thực tế tại các Doanh nghiệp. Đây là lý do mà khách hàng luôn hài lòng về kết quả
khi được ATC cung cấp các dịch vụ tư vấn.
Tầm nhìn ATC
ATC mong muốn trở thành một Hãng kiểm toán chuyên nghiệp điển hình ở Việt
Nam, giàu mạnh bằng năng lực làm việc và khả năng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều
kiện phát triển tốt nhất tài năng.
Cam kết dịch vụ
ATC đã và đang thực hiện việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho
hàng trăm khách hàng truyền thống hoạt động trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam
thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động.
Sự phát triển của Công ty còn được minh chứng bằng các số liệu cụ thể qua 3
năm như sau:

Đỗ Thanh Huyền

3

Lớp: Kiểm toán 49C



Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty qua 3 năm
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Vốn điều lệ
Số lượng KH
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Số lượng CNV
Thu nhập bình quân

2008
1.500
267
9.500
8.968
532
120
4,43

2009
1.500
293
10.130
9.395

735
130
5,65

2010
1.500
376
11.120
2.330
879
155
5,67

Nguồn: Phòng HC- TH
Từ bảng tính trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng đều qua các
năm. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động của công ty ngày càng lớn mạnh và giành
được nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán. Mặc dù trong năm 2008 do khủng
hoảng chung của nền kinh tế lợi nhuận công ty chỉ có 532 triệu đồng, tuy nhiên ở năm
2009 và 2010 công ty đã cải thiện tình hình lợi nhuận công ty đã tăng lên đáng kể so
với năm 2008 . Điều đó đã minh chứng sự nỗ lực cố gắng của các nhân viên trong
công ty.
1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn thuế
Hoạt động kinh doanh của Công ty hướng vào nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, của khách
hàng công ty thực hiện cung cấp đầy đủ những dịch vụ chuyên ngành.
1.2.1 Dịch vụ kiểm toán
Đây là một trong những dịch vụ mạnh nhất của công ty hiện nay với doanh thu
và số lượng khách hàng tăng liên tục qua các năm, là dịch vụ chính chiếm tỷ lệ doanh
thu lớn nhất trong kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Dịch vụ kiểm toán bao
gồm các dịch vụ sau:

- Kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên
- Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế
- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước
- Kiểm tra soát xét báo cáo tài chính theo thời gian thỏa thuận
- Kiểm toán xác nhận nguồn vốn
- Kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động và kiểm toán nội bộ.

Đỗ Thanh Huyền

4

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

1.2.2 Dịch vụ kế toán
Công ty cung cấp dịch vụ kế toán gồm: Mở và ghi sổ kế toán, lập các Báo cáo tài
chính định kỳ, xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, trợ giúp việc chuyển đổi
hệ thống kế toán và báo cáo tài chính phù hợp với các yêu cầu của khách hàng. Dịch
vụ này bao gồm:
- Ghi chép và giữ sổ sách kế toán cho doanh nghiệp
- Tư vấn lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế toán
- Tư vấn xử lý các vướng mắc trong nghiệp vụ kế toán
- Tuyển chọn nhân viên kế toán và kế toán trưởng
- Tư vấn lập Báo cáo tài chính theo yêu cầu của Công ty mẹ
- Tư vấn cho doanh nghiệp chuyển đổi Báo cáo tài chính

- Tư vấn xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý.
1.2.3 Dịch vụ tư vấn
Công ty cũng tiến hành tư vấn một số các lĩnh vực cho khách hàng đáp ứng nhu
cầu của khách hàng, đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất. Đây cũng là một
trong những dịch vụ quan trọng cấu thành nên doanh thu của công ty. Dịch vụ tư vấn
trên các lĩnh vực:
- Tư vấn xử lý vướng mắc về các loại thuế, tiết kiệm chi phí thuế
- Tư vấn miễn, giảm, ưu đãi thuế, tư vấn hoàn thuế
- Tư vấn lập Báo cáo, quyết toán thuế
- Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, xây dựng các quy chế kiểm soát nội
bộ phù hợp với mô hình doanh nghiệp.
- Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp
- Tư vấn cho doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.
1.2.4 Dịch vụ định giá
Ngoài các dịch vụ trên công ty còn cung cấp dịch vụ định giá cho các doanh
nghiệp với mục đích như: Cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể, chia, tách công ty…. Trên
cơ sở đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng công ty luôn không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Định giá doanh
nghiệp cho các mục đích như cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập, giải thể...Định giá bất
động sản và tài sản hữu hình của doanh nghiệp.
1.2.5 Dịch vụ đào tạo
Đỗ Thanh Huyền

5

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Báo cáo tổng hợp

Công ty còn cung cấp dịch vụ đào tạo để đào tạo nhân viên nhằm nâng cao kỹ
năng và chuyên môn cho nguồn nhân lực. Ngoài ra sẽ hỗ trợ cho khách hàng trong
việc tìm kiếm và tuyển dụng các ứng cử viên có năng lực và thích hợp nhất. Dịch vụ
đào tạo bao gồm :
- Đào tạo về kế toán và kiểm toán theo chuẩn mực Việt Nam và Quốc tế.
- Đào tạo về kiểm toán nội bộ.
- Đào tạo về quản trị tài chính cho các doanh nghiệp.
- Đào tạo theo chuyên đề: thuế, kế toán, quản trị...
- Đào tạo về Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro kinh doanh.
Mặc dù thành lập chưa lâu nhưng Công ty Kiểm toán - Tư vấn thuế đã có những
thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán với số lượng, chất lượng dịch vụ
ngày được nâng cao.
Ta có cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ như sau.
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ

1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn thuế
1.3.1 Mô hình tổ chức
Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý theo các phòng ban chức năng, mỗi
phòng có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và phải phối hợp chặt chẽ
với các phòng nghiệp vụ khác. Theo mô hình này các kế hoạch của Ban Giám Đốc sẽ
được truyền thẳng xuống cho bộ phận và mọi thông tin từ các bộ phận chức năng sẽ
được truyền trực tiếp tới Ban giám đốc.
Theo phương châm hướng tới khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp
ATC thực hiện việc quản lý theo danh mục khách hàng, mỗi phòng nghiệp vụ sẽ chịu
trách nhiệm một số khách hàng nhờ đó mà chất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách

Đỗ Thanh Huyền


6

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

hàng sẽ được đảm bảo và nâng cao do sự am hiểu khách hàng và việc qui kết trách
nhiệm trong quản lý..
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của ATC
P. NGHIỆP
VỤ I
BAN CỐ
VẤN

P. NGHIỆP
VỤ II

P. NGHIỆP
VỤ III
HĐ THÀNH
VIÊN

BAN GIÁM
ĐỐC

P. TƯ VẤN


P. KIỂM
TOÁN XDCB
BAN KIỂM
SOÁT

P. HC-TH
H.CHÍNH –T.HỢP

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Theo sơ đồ này chức năng của các phòng ban như sau:
Ban cố vấn: Bao gồm những thành viên đã từng công tác tại Công ty có kinh
nghiệm chuyên sâu trên các lĩnh vực: Kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế có nhiệm vụ
tư vấn cho công ty trong hoạt động, trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Hội đồng Thành viên: Là bộ phận có quyền quyết định cao nhất trong công ty,
có nhiệm vụ chỉ đạo, xây dựng chiến lược, xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh,
lựa chọn cơ cấu tổ chức cho công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định
những vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty.
Ban kiểm soát: Được lập ra nhằm mục đích kiểm soát các hoạt động của công ty,
nhằm phát hiện ra những sai sót và những yếu điểm trong cơ cấu tổ chức của công ty.
Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên.
Đỗ Thanh Huyền

7

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Báo cáo tổng hợp

Ban Giám Đốc: Anh Lê Thành Công là giám đốc công ty điều hành mọi hoạt
động hàng ngày của Công ty, là đại diện của Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật
và trước hội đồng thành viên về thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
Phòng Kiểm toán Nghiệp vụ I, II, III: Hoạt động trong lĩnh Kiểm toán. Trong
đó Trưởng phòng là người quản lí phòng kiểm soát, soát xét quy trình tiến hành kiểm
toán, cũng như chất lượng kiểm toán của các nhân viên cấp dưới. Ngoài ra Trưởng
phòng cũng đồng thời tham gia trong việc quản lý các mối quan hệ với khách hàng lập
và thống nhất kế hoạch kiểm toán, kiểm tra dữ liệu báo cáo, xem xét các sai sót của
nhân viên cấp dưới và soát xét lại hồ sơ kiểm toán trước khi chuyển cho giám đốc xem
xét. KTV là người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, được phân công làm
trưởng nhóm, phụ trách nhóm kiểm toán đến đơn vị khách hàng, trực tiếp làm việc với
khách hàng cùng với đoàn kiểm toán và giám sát các trợ lý kiểm toán trong quá trình
thực hiện kiểm toán. Trợ lý kiểm toán là thành viên trực tiếp thực hiện các thủ tục
kiểm toán đối với từng phần hành kiểm toán.
Phòng tư vấn: Chuyên làm nhiệm vụ tư vấn trong lĩnh vực kế toán, tài chính, thuế…
Phòng Kiểm toán XDCB: Phòng Kiểm toán XDCB do một KTV kiêm kỹ sư xây
dựng làm trưởng phòng. Chức năng của phòng Kiểm toán XDCB là thực hiện Kiểm
toán các công trình xây dựng.
Phòng Hành chính – Tổng hợp: Phòng này có nhiệm vụ quyết định về công tác
tổ chức của công ty, tổ chức nhân sự, công tác đào tạo, bảo vệ tài sản, quản lý công
văn… Ngoài ra phòng cũng đảm nhiệm việc theo dõi và hạch toán các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, cung cấp các báo cáo kế toán, thanh toán lương, tạm ứng cho các cán bộ
công nhân viên…

1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán viên và 1 thủ
quỹ, chức năng và nhiệm vụ chính của các thành viên như sau:
Kế toán trưởng đảm nhiệm việc tổ chức và chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc

về hoạt động kế toán.
Kế toán viên là người thực hiện việc xử lý các nghiệp vụ kế toán, ghi sổ kế toán,
tổng hợp số liệu trình kế toán trưởng phê duyệt.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm giữ tiền, thực hiện thu chi theo yêu cầu khi có sự phê
duyệt của kế toán trưởng và Ban Giám Đốc.
Đỗ Thanh Huyền

8

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

Công ty tự thiết kế 1 phần mềm kế toán chuyên dụng để thực hiện công tác kế
toán của Công ty do đó công tác kế toán được thực hiện đơn giản, tiết kiệm và
chính xác.
Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp hạch toán theo hình thức nhật ký chung,
hình thức này phù hợp với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Đỗ Thanh Huyền

9

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


Báo cáo tổng hợp

PHẦN 2
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ
2.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán:
Đoàn kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn thuế là một đoàn gồm
KTV và các trợ lí KTV là những người có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực kế
toán, kiểm toán. Đoàn kiểm toán được thành lập nhằm mục địch đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu của khách hàng với kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết.
Trong mỗi một cuộc kiểm toán thông thường bao gồm 5 người với cuộc kiểm
toán có quy mô lớn một đoàn thường có từ 6 đến 8 người, có thể nhiều hoặc ít hơn
nhưng tối thiểu là 3 người bao gồm đầy đủ các thành phần: Một KTV là trưởng nhóm
cũng là người chỉ đạo chung cho cuộc kiểm toán và hai trợ lí kiểm toán. Trong đó chức
năng và nhiệm vụ từng thành viên như sau:
- Trưởng nhóm: Là người phụ trách nhóm, chịu trách nhiệm về công việc của
nhóm trước lãnh đạo của công ty. Trưởng nhóm sẽ phân công công việc cho các thành
viên khác trong đoàn kiểm toán, rà soát kết quả làm việc của các thành viên, tổng hợp
các kết quả kiểm toán. Sau đó, trưởng nhóm sẽ thay mặt nhóm công bố kết quả kiểm
toán, thảo luận với khách hàng và phát hành báo cáo.
- Thành viên khác( thông thường là các trợ lí kiểm toán): Là người có trình độ về
kế toán, kiểm toán, là người trực tiếp tiến hành kiểm tra chi tiết các phần hành, thu
thập các bằng chứng liên quan. Sau khi tiến hành xong họ có trách nhiệm báo cáo kết
quả làm việc của mình cho trưởng nhóm và hoàn thiện giấy tờ làm việc.
2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán
Hàng năm Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn thuế gửi thư chào hàng tới các
khách hàng bao gồm cả khách hàng cũ và khách hàng mới. Thông qua thư chào
hàng Công ty sẽ thông báo cho khách hàng các loại dịch vụ mà Công ty có khả
năng cung cấp.

Bằng việc gửi thư chào hàng Công ty chủ động thiết lập và duy trì mối quan hệ
với khách hàng và thu hút sự quan tâm thường xuyên của khách hàng đối với các dịch
vụ mà Công ty cung cấp. Khác với Công ty kiểm toán khác, ATC thường tiến hành gặp

Đỗ Thanh Huyền

10

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

gỡ trực tiếp, thoả thuận và ký kết hợp đồng. Sau khi ký kết hợp đồng Kiểm toán Công
ty sẽ xây dựng kế hoạch Kiểm toán và chương trình Kiểm toán cụ thể.
Quá trình tiến hành cuộc kiểm toán tại Công ty tuân thủ theo qui trình chung của
mọi cuộc kiểm toán bao gồm ba giai đoạn theo sơ đồ sau
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình kiểm toán

Giai đoạn I
Lập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn II
Thực hiện kiểm toán

Giai đoạn III
Kết thúc kiểm toán


2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Trong giai đoạn này công ty tiến hành lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương
trình kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán là bước chuẩn bị quan trọng nhằm nâng cao
hiệu quả công việc, giữ vững uy tín nghề nghiệp với khách hàng. Kế hoạch kiểm toán
giúp KTV phối hợp với nhau hiệu quả, là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ra
những bất đồng với khách hàng, là căn cứ để KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất
lượng công việc kiểm toán. Các công việc cụ thể của giai đoạn này như sau:
- Khảo sát, chấp nhận khách hàng, kết hợp đồng:
+ Khảo sát, chấp nhận khách hàng: Với khách hàng cũ Công ty tiến hành xem xét
và đánh giá rủi ro xem liệu có nên tiếp tục kiểm toán cho năm hiện tại hay không. Đối

Đỗ Thanh Huyền

11

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

với khách hàng mới, việc đánh giá xem có chấp nhận kiểm toán hay không là rất cần
thiết để tránh rủi ro, đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Các thông tin cần thu thập
trong giai đoạn này bao gồm: Xem xét các thông tin chung về khách hàng, nhu cầu của
khách hàng về dịch vụ kiểm toán, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát chất lượng, cơ
cấu tổ chức hoạt động, tình hình kinh doanh…Sau khi xem xét xong trưởng nhóm sẽ
quyết định xem liệu rủi ro thấp hay cao để tiến hành kí kết hợp đồng dịch vụ.
Sau đây là bảng câu hỏi chấp nhận khách hàng.
Bảng 2.1: Bảng câu hỏi với khách hàng cũ:

Có Không

Không
áp dụng

Các sự kiện của năm hiện tại
Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH.
Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc
liên quan đến tính chính trực của BGĐ.
Có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại
trừ trên BCKT năm nay.
Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại về những giới hạn tương
tự như vậy trong tương lai không.
BCKT năm trước có bị ngoại trừ.
Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của KH.
Mức phí
Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh
thu của Cty.
Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành
viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.
Có khoản phí nào quá hạn phải thu trong thời gian quá dài.
Quan hệ với KH
Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi
chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào
liên quan đến KH.
Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng
nhóm kiểm toán có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm
liên tiếp.
Thành viên BGĐ của Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm

toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ
kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH.
Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của
Đỗ Thanh Huyền

12

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp
Có Không

Không
áp dụng

quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH.
Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên
hoặc Giám đốc của KH:
-

thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên

BGĐ)
-

thành viên BGĐ của Cty


-

cựu thành viên BGĐ của Cty

-

các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình

với những người nêu trên
Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm
toán sắp trở thành nhân viên của KH.
Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt
động kinh doanh thông thường, giữa KH và Cty hoặc thành
viên của nhóm kiểm toán.
Mẫu thuẫn lợi ích
Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH
hiện tại khác.
Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán
Cty có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh
hưởng đến tính độc lập.
Khác
Có các yếu tố khác khiến chúng ta phải cân nhắc việc từ chối
bổ nhiệm làm kiểm toán.

Đỗ Thanh Huyền

13

Lớp: Kiểm toán 49C



Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

Bảng 2.2: Bảng câu hỏi với khách hàng mới:
Có Không

Các vấn đề xem xét

Không
áp dụng

KTV tiền nhiệm
Đã gửi thư đến KTV tiền nhiệm để biết lý do không tiếp tục
làm kiểm toán
Đã nhận được thư trả lời của KTV tiền nhiệm
Thư trả lời có chỉ ra những yếu tố cần phải tiếp tục xem xét
hoặc theo dõi trước khi chấp nhận?
Nếu có vấn đề phát sinh, đã tiến hành các bước công việc
cần thiết để đảm bảo rằng việc bổ nhiệm là có thể chấp
nhận được?
Có vấn đề nào cần phải thảo luận với Thành viên khác của
BGĐ.
Nguồn lực
Cty có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm và các nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm
toán.
Lợi ích tài chính
Có bất kỳ ai trong số những người dưới đây nắm giữ trực

tiếp hoặc gián tiếp cổ phiếu hoặc chứng khoán khác của
KH:
- Cty
- thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên
BGĐ)
- thành viên BGĐ của Cty
- trưởng phòng tham gia cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán
- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình
với những người nêu trên.
Cty hoặc các thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên
của quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH.
Các khoản vay và bảo lãnh
Liệu có khoản vay hoặc khoản bảo lãnh, không có trong
hoạt động kinh doanh thông thường:
- từ KH cho Cty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm
kiểm toán.
Đỗ Thanh Huyền

14

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp
Có Không

Các vấn đề xem xét


Không
áp dụng

- từ Cty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán
cho KH
Mức phí
Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh
thu của Cty.
Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành
viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.
Tham gia trong Cty
Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên
hoặc Giám đốc của KH:
- thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành
viên BGĐ)
- thành viên BGĐ của Cty
- cựu thành viên BGĐ của Cty
- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình
với những người nêu trên.
Có thành viên dự kiến (bao gồm cả thành viên BGĐ) của
nhóm kiểm toán đã từng là nhân viên hoặc Giám đốc của
KH.
Liệu có mối quan hệ kinh doanh gần gũi giữa KH hoặc
BGĐ của KH với:
- Cty
- thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên
BGĐ)
- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình
với những người nêu trên.


Tự kiểm tra
Cty có cung cấp dịch vụ khác ngoài kiểm toán cho KH.
Tự bào chữa
Cty có đang tham gia phát hành hoặc là người bảo lãnh
phát hành chứng khoán của KH.
Cty hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi
chuyên môn, có tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào liên
quan đến KH.
Đỗ Thanh Huyền

15

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp
Có Không

Các vấn đề xem xét

Không
áp dụng

Thân thuộc
Thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán có quan hệ thân
thiết hoặc quan hệ ruột thịt với:
- BGĐ của KH.
- Nhân viên của KH có thể ảnh hưởng đáng kể đến các vấn

đề trọng yếu của cuộc kiểm toán.
Mâu thuẫn lợi ích
Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH
hiện tại khác.
+ Kí hợp đồng: Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem
xét các rủi ro Công ty sẽ tiến hành kí kết hợp đồng với KH.
- Lập kế hoạch kiểm toán :
Công ty sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán cho các cuộc kiểm toán bao gồm các
nội dung sau: Hiểu biết về hoạt động của đơn vị, về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm
soát nội bộ, đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu, nội dung, lịch trình và phạm vi các
thủ tục kiểm toán. Ngoài ra xác định các vấn đề như chế độ, chuẩn mực kế toán, kiểm
toán áp dụng, tình hình kinh doanh của KH, các rủi ro chủ yếu, mục tiêu, phương pháp
tiếp cận, nhu cầu về chuyên gia, thời gian thực hiện…
- Đánh giá hệ thống KSNB:
Công ty sẽ tiến hành về việc đánh giá hệ thống KSNB trong đó Công ty sẽ đánh
giá cả về hệ thống kế toán. Ngoài ra KTV sẽ thu thập các thông tin về môi trường kiểm
soát của doanh nghiệp, nhận xét của Ban giám đốc, đánh giá xem thủ tục kiểm soát đó
có được thiết lập dựa trên các nguyên tắc cơ bản hay không.
- Xây dựng chương trình kiểm toán:
Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt bởi ban lãnh đạo công ty KTV
sẽ xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể với các thủ tục kiểm toán cần áp dụng đối
với từng thành phần cụ thể, người thực hiện và ngày thực hiện.
Trong quá trình lập chương trình kiểm toán KTV sẽ dựa vào việc đánh giá hệ
thống KSNB, hệ thống kế toán, thủ tục phân tích để xác định rủi ro, phân bổ mức
trọng yếu cho từng khoản mục từ đó xem xét áp các thủ tục kiểm toán nào được áp
dụng để có thể thu được những bằng chứng hiệu lực và thích hợp nhất.
Đỗ Thanh Huyền

16


Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

2.2.2 Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán.
Trong giai đoạn này KTV cùng với các trợ lý kiểm toán sẽ thực hiện các thủ tục
kiểm toán với thời gian, nội dung và phạm vi như chương trình kiểm toán đã thiết kế.
Các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán sẽ được phân công thực hiện các phần
hành kiểm toán cụ thể. Các thủ tục kiểm toán được tiến hành trong giai đoạn này
như sau:
+ Thử nghiệm kiểm soát : Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng Kiểm toán về
sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm
soát nội bộ.
+ Thử nghiệm cơ bản: Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng Kiểm toán liên
quan đến báo cáo tài chính nhằm phát hiện ra những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng
đến báo cáo tài chính.
Thử nghiệm cơ bản gồm:
. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư.
. Quy trình phân tích. Dựa trên 2 cấp độ.
Cấp độ1: KTV khẳng định có dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ hay không.
Nếu không, công việc kiểm toán được triển khai theo hướng sử dụng ngay các trắc
nghiệm về độ vững chãi với số lượng lớn. Trường hợp ngược lại có thể sử dụng kết
hợp trắc nghiệm đạt yêu cầu với trắc nghiệm độ vững chãi trên một số lượng ít hơn
các nghiệp vụ.
Cấp độ 2: Nếu độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá ở mức độ
cao thì bằng chứng Kiểm toán được thu thập và tích luỹ chủ yếu qua trắc nghiệm đạt
yêu cầu với một số ít trắc nghiệm độ vững chãi. Ngược lại nếu độ tin cậy của hệ thống

này được đánh giá ở mức dộ thấp thì trắc nghiệm độ tin cậy được thực hiện với số
lượng lớn hơn.
Sau đây là một số các thủ tục được tiến hành liên quan tới kiểm toán các khoản
đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Bảng 2.3: Chương trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn/ dài hạn:
A. Một số thủ tục kiểm toán liên quan tới các khoản đầu tư

tài chính ngắn và dài hạn

Đỗ Thanh Huyền

17

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
STT

Báo cáo tổng hợp
Người
thực
hiện

Thủ tục

Tham
chiếu

I. Thủ tục chung

Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với
1 năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành.
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm
trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với
2
Bảng CĐPS và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước
(nếu có).
II. Kiểm tra phân tích
So sánh số dư các khoản đầu tư (kể cả số dư dự phòng)
1 năm nay với năm trước, giải thích những biến động bất
thường.
Phân tích tỷ trọng các khoản đầu tư trên tổng tài sản ngắn
2 hạn và dài hạn, và so sánh với năm trước, giải thích những
biến động bất thường.
III. Kiểm tra chi tiết
Thu thập và lập bảng tổng hợp mua/bán các khoản đầu tư
trong năm, thống kê cả về số lượng và giá trị; lãi cổ tức và
1
lãi cho vay nhận được; lãi/lỗ do bán các khoản đầu tư; và
giá trị thị trường của các khoản đầu tư cuối năm.
Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường
2
về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ.
Kiểm tra chứng từ gốc (nếu cần).
Kiểm tra chứng từ liên quan đến việc ghi nhận giá trị của
3
các khoản đầu tư tăng trong năm .
Kiểm tra chứng từ liên quan đến nghiệp vụ nhượng bán
4

các khoản đầu tư trong năm và tính lại lãi/lỗ và kiểm tra
cách ghi nhận.
Lập và gửi thư xác nhận số dư các khoản đầu tư đến bên
5
thứ 3. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư
trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có).
Kiểm tra khoản lãi từ các khoản đầu tư còn tồn cuối năm
6
bằng cách ước tính độc lập và so sánh với số liệu đã được
ghi nhận.
7
Đối với khoản dự phòng: Kiểm tra cơ sở trích lập, cách
tính toán và cách ghi chép đối với các khoản dự phòng

Đỗ Thanh Huyền

18

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
STT

8

9
10

Báo cáo tổng hợp

Người
thực
hiện

Thủ tục

Tham
chiếu

giảm giá các khoản đầu tư, đảm bảo các khoản dự phòng
đã được phản ánh đầy đủ và hợp lý. Thu thập giá thị
trường của các loại cổ phiếu, trái phiếu (nếu có), thu thập
BCTC của các Cty liên doanh, Cty liên kết, Cty nhận vốn
góp (nếu có) để xem xét sự cần thiết phải trích lập dự
phòng.
Xem xét các biên bản họp HĐQT trong năm để xác định
xem có khoản đầu tư nào đã thực hiện nhưng chưa được
ghi sổ?
Đảm bảo rằng bất kỳ sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế
toán, có mối liên hệ với các nghiệp vụ trong năm, có thể
ảnh hưởng tới việc đánh giá các khoản đầu tư đã được xem
xét và điều chỉnh.
Kiểm tra việc trình bày các khoản đầu tư trên BCTC.

2.2.3 Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán trên cơ sở kết quả
các thủ tục kiểm toán tiến hành lập báo cáo kiểm toán.
Trước khi tiến hành lập báo cáo kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phải rà soát
lại toàn bộ các bước công việc đã thực hiện, đưa ra các bút toán điều chỉnh, gặp mặt
khách hàng để bàn bạc và trao đổi các vấn đề liên quan đến báo cáo kiểm toán nhằm

giảm thiểu tối đa những bất đồng có thể phát sinh sau khi báo cáo kiểm toán được
công bố.
Công việc cuối cùng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán Ban Giám Đốc tiến hành
đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán đã thực hiện và rút kinh nghiệm cho cuộc kiểm
toán sau.
2.3 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, phân loại, sử dụng và lưu trữ
trong suốt cuộc kiểm toán chứa đựng các thông tin cần thiết phản ánh các thủ tục
kiểm toán đã áp dụng làm minh chứng cho việc hình thành ý kiến của KTV. Sau đó,

Đỗ Thanh Huyền

19

Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

hồ sơ sẽ được xem xét, phê duyệt bởi trưởng phòng kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán
được phân loại thành:
Hồ sơ kiểm toán chung: Lưu giữ các thông tin chung nhất về khách hàng, sử dụng
cho các cuộc kiểm toán cho nhiều năm. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào, KTV tiến hành
đánh giá và bổ sung các thông tin cần thiết vào hồ sơ kiểm toán chung. Trong hồ sơ
kiểm toán chung thường bao gồm các loại giấy tờ như: Giấy phép đăng ký kinh doanh,
Điều lệ công ty, Quyết định thành lập công ty, Biên bản họp Hội đồng quản trị…
Hồ sơ kiểm toán năm: Được lưu thành từng tập cho từng năm kiểm toán. Hồ sơ
kiểm toán năm bao gồm các bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập được liên quan

đến năm tài chính được kiểm toán làm căn cứ cho việc hình thành ý kiến của KTV
gồm các tài liệu như: Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, các thông tin liên quan đến đoàn
kiểm toán, báo cáo tài chính của khách hàng….
Một số quy định về màu hồ sơ kiểm toán:
Hồ sơ chung: File màu đỏ
Hồ sơ năm: File màu xanh
Năm chẵn gáy file màu hồng
Năm lẻ gáy file màu xanh
Một số quy định về lưu trữ hồ sơ kiểm toán:
Chỉ lưu tại các tủ ngoài văn phòng đối với Hồ sơ kiểm toán của năm hiện tại
và năm trước liền kề. Riêng hồ sơ chung phải được lưu tại tủ file riêng để sử dụng
hàng năm.
Các hô sơ kiểm toán từ năm thứ 3 trở đi phải được lưu vào kho một cách khoa
học theo quy định lưu trữ của công ty.
Phòng hành chính tổng hợp trực tiếp kiểm tra và hỗ trợ các phòng nghiệp vụ
trong việc sắp xếp lại Hồ sơ kiểm toán, thay gáy hồ sơ cho đúng màu quy định và lập
hồ sơ chung cho khách hàng.
Các phần hành kiểm toán chi tiết được quy định như sau:
A

Kế hoạch kiểm toán

A100 Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng
A200 Hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán và nhóm kiểm toán
A300 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
A400 Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh hoạt động
Đỗ Thanh Huyền

20


Lớp: Kiểm toán 49C


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo tổng hợp

A500 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
A600 Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận
A700 Xác định mức trọng yếu
A800 Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu
A900 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán
B

Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo

B100 Soát xét, phê duyệt và phát hành báo cáo
B200 Thư quản lí và các tư vấn khác cho khách hàng
B300

Báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán

B400 Tổng hợp kết quả kiểm toán
B500 Tài liệu do khách hàng cung cấp
C

Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ

C100


Chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền

C200

Chu trình mua hàng, phải trả và thanh toán

C300 Chu trình hàng tồn kho, tính giá thành và giá vốn
C400

Chu trình lương và phải trả người lao động

C500

Chu trình TSCĐ và XDCB

D

Kiểm tra cơ bản tài sản

D100 Tiền và các khoản tương đương tiền
D200 Đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn
D300 Phải thu khách hàng ngắn hạn và dài hạn
D400 Phải thu nội bộ và phải thu khác
D500 Hàng tồn kho
D600 Chi phí trả trước và tài sản khác
D700 TSCĐ hữu hình, vô hình, XDCB dở dang
D800 TSCĐ thuê tài chính
E

Kiểm tra cơ bản nợ phải trả


E100 Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn
E200 Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn
E300 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
E400 Phải trả người lao động, các khoản trích theo lương
E500 Chi phí phải trả ngắn hạn và dài hạn
Đỗ Thanh Huyền

21

Lớp: Kiểm toán 49C


×