Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Hoạt động nhập khẩu thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 70 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

MỤC LỤC
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty.................................................................................6

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4

5
6
7

Ký hiệu
AFTA

Tiếng anh
ASEAN Free Trade Area

Tiếng việt
Khu vực Mậu dịch Tự do

APEC

Asia – Pacific Economic



ASEAN
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

ASEAN

Cooperation
The Association of

Á – Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông

Southeast Asian Nations

Nam Á
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Chủ sở hữu

Letter of Credit

Tín dụng chứng từ
Ngân sách Nhà nước
Đôla Mỹ
Thuế giá trị gia tăng
Tổ chức Thương mại Thế giới

CNH - HĐH
CSH
EU
L/ C

NSNN
USD
VAT
WTO

Vũ Tuyết Mai

United States Dollar
Value Added Tax
World Trade Organization

1

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê lao động trong Công ty...................................................................................................11
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007 - 2009..................................................12
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty giai đoạn 2003 – 2006...................................................29
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty giai đoạn 2007 – 2009...................................................30
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu thép năm 2003...........................................................................................31
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu thép theo thị trường giai đoạn 2007 – 2009.............................................35
Bảng 2.5: Tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2004 - 2009....................................................47
Bảng 2.6: Doanh thu của Công ty giai đoạn 2004 - 2009..............................................................................48
Bảng 2.7: Lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2004 - 2009...............................................................................49

Bảng 2.8: Nộp ngân sách Nhà nước của Công ty giai đoạn 2004 – 2009.....................................................50
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu nhập khẩu thép Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015..............................................57
Bảng 3.2: Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Công ty 2010 - 2015................................................................59
Bảng 3.3: Dự báo tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2010-2015.........................................59
Bang 3.4: Dự báo doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2015........................................................60
Biểu đồ 2.1: Diễn biến tiêu thụ thép xây dựng trong nước năm 2009.........................................................18
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu thép của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2009............................................20
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu thép Việt Nam năm 2007..........................................................22
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch nhập khẩu thép của Công ty giai đoạn 2004 – 2009...............................................31
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thị trường nhập khẩu thép năm 2003..........................................................................35
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch nhập khẩu thép từ thị trường Trung Quốc.............................................................36
giai đoạn 2003 – 2009....................................................................................................................................36

Vũ Tuyết Mai

2

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

Biểu đồ: Thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty..........................................................................51
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty..................................................................................6

MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu
Từ khi chính thức trở thành thành viên của WTO đến nay, chỉ với một quãng thời

gian ngắn mà nền kinh tế Việt Nam đã có những bước thăng bước trầm khá rõ rệt.
Nếu năm đầu tiên nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng và phát triển mạnh, đẩy mức
tăng trưởng kinh tế của cả nước lên cao thì sang năm 2008 lại có sự suy giảm, lạm
phát tăng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới và nó dần đi vào
phục hồi đạt mức tăng trưởng trở lại ở năm 2009. Qua đó cũng phản ánh những khó
khăn, thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời gian qua. Nếu như ở
năm 2007, thị trường mở cửa và bên cạnh những cơ hội cũng là những thách thức mới
được đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước khi đứng trước sự xâm nhập mạnh mẽ
của các doanh nghiệp nước ngoài với những ưu thế về nguồn vốn, trình độ, công
nghệ, phương thức quản lý,… thì sang năm tiếp theo, các doanh nghiệp lại đứng trước
những khó khăn do lạm phát tăng, đồng tiền mất giá đẩy giá cả, chi phí lên cao. Khó
khăn, thách thức đặt ra ngày càng lớn nếu các doanh nghiệp không có những thay đổi
kịp thời, phù hợp thì khó có thể tồn tại và phát triển.
Đối mặt với những thách thức, khó khăn như vậy song Công ty Cổ phần Thiết bị
Phụ tùng không những đứng vững mà ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu. Ba năm qua kể từ thời gian Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO
cũng là giai đoạn phát triển mạnh của Công ty với những con số khá ấn tượng, đặc
biệt là vào năm 2007 tổng doanh thu của Công ty tăng gấp nhiều lần so với năm 2006,
và nó vẫn tiếp tục tăng lên trong hai năm sau đó tuy mức tăng không cao song so với
toàn bộ nền kinh tế đó là một thành công. Trong sự thành công đó có sự đóng góp
đáng kể của hoạt động nhập khẩu thép, và đây cũng là lĩnh vực kinh doanh chính của
Công ty. Hoạt động nhập khẩu thép ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong
Vũ Tuyết Mai

3

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa


GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

Công ty, doanh thu do hoạt động này đem lại luôn đạt mức cao, nó chiếm một tỷ trọng
lớn trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty, đặc biệt từ sau khi Công ty đi theo
con đường cổ phần hóa và đây cũng là những nội dung chính được đề cập đến trong
chuyên đề “ Hoạt động nhập khẩu thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu về tình hình kinh doanh của Công ty, đồng thời đánh giá
thực trạng hoạt động nhập khẩu thép của Công ty để thấy được nhu cầu nhập khẩu
thép của Việt Nam, đặc biệt là qua đó để tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng cũng như của thị trường nhập
khẩu thép Việt Nam nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu hoạt động nhập khẩu và kinh doanh thép nhập khẩu của
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng
4. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu tình hình kinh doanh cùng các yếu tố tác động đến hoạt
động nhập khẩu thép của Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng phương pháp phân tích thống kê, đánh giá, so sánh, phân tích
vi mô kết hợp với vĩ mô… và tham khảo các tài liệu, nguồn thông tin lấy từ Tổng cục
Thống kê, Công ty Thiết bị Phụ tùng… để khái quát, phân tích, đánh giá.
6. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục tài
liệu tham khảo và mục lục, phụ lục, chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ
tùng.
Chương 3: Giải pháp đối với hoạt động nhập khẩu thép tại Công ty Cổ phần Thiết bị

Phụ tùng.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1. Giới thiệu chung
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng
Vũ Tuyết Mai

4

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

- Tên giao dịch quốc tế: Machinery And Spare parts Joint – Stock Company
- Tên gọi tắt: MACHINCO
- Trụ sở giao dịch: 444 Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, Hà Nội
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng có tiền thân là Trạm dịch vụ Kinh doanh
Thiết bị Phụ tùng trực thuộc Tổng Công ty Thiết bị Phụ tùng. Trạm được Bộ Vật tư
thành lập vào tháng 3 năm 1988.
Theo Quyết định số 120/VTQĐ của Bộ Vật tư, ngày 30/03/90 Trạm dịch vụ đổi
tên thành Xí nghiệp Kinh doanh Thiết bị Phụ tùng tổng hợp.
Năm 1991, theo Quyết định số 299/TNQĐ của Bộ Thương mại ra ngày
29/03/91 Xí nghiệp đổi tên thành Công ty Thiết bị Phụ tùng tổng hợp.
Sang đến ngày 25/08/93 Công ty nhận được Quyết định số 619/TM/TCCB của

Bộ Thương mại chuyển tên thành Công ty Thiết bị Phụ tùng Hà Nội. Giai đoạn này,
Công ty chính thức trở thành một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty
Máy và Phụ tùng, rồi sau đó được tách ra và chịu sự quản lý của Bộ Thương mại.
Năm 2003, Công ty chính thức thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định số
64/2002/NĐ – CP của Chính Phủ và phải đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ
tùng Hà Nội theo Quyết định số 0282/2003/QĐ – TM của Bộ Thương mại. Đến ngày
30/07/03 Công ty tổ chức đại hội cổ đông thành lập Công ty Thiết bị Phụ tùng Hà Nội.
Và bắt đầu từ ngày 1/09/03 Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình
Công ty cổ phần.
Ngày 08/09/06 Công ty tiến hành đại hội cổ đông nhiệm kỳ II (2006 – 2009).
Đến ngày 17/11/06 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng, và từ
thời kỳ đó đến nay Công ty chính thức hoạt động dưới tên Công ty Cổ phần Thiết bị
Phụ tùng, trong đó Bộ Thương mại nắm giữ 20% vốn cổ phần.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
1.2.1. Bộ máy tổ chức
1.2.2. Chức năng các phòng ban
1.2.2.1. Đại hội cổ đông
Đây là bộ phận có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, bao gồm toàn bộ các
cổ đông của Công ty. Đại hội cổ đông được diễn ra nhằm thông qua các phương án
điều lệ của Công ty, bầu các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, nhận
các báo cáo kinh doanh từ ban quản lý…
1.2.2.2. Hội đồng quản trị
Vũ Tuyết Mai

5

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa


GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

Hội đồng quản trị là bộ phận quản lý cao nhất của Công ty, có quyền nhân
danh Công ty quyết định những vấn đề có liên quan đến mục đích cũng như quyền lợi
của Công ty. Bộ phận này bao gồm có 5 thành viên do Đại hội cổ đông bầu ra: 1 chủ
tịch cùng với 4 ủy viên.
1.2.2.3. Ban kiểm soát
Bao gồm 3 thành viên là những người thay mặt hội đồng cổ đông kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh, quản lý, điều hành trong Công ty, và ban này hoạt động
độc lập với hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc
1.2.2.4. Ban giám đốc
Bao gồm có 3 thành viên và họ đều nằm trong Hội đồng quản trị của Công
ty: 1 Tổng giám đốc (chủ tịch Hội đồng quản trị) cùng với 2 phó tổng giám đốc( ủy
viên hội đồng quản trị). Ban giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, và
phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Đại hội cổ đông, hội đồng
quản trị cũng như trước luật pháp, nhà nước…
Trong Ban giám đốc thì Tổng giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất
và nắm giữ mọi quyền điều hành quản lý trong Công ty, còn 2 phó tổng giám đốc là
hai người hỗ trợ và nhận sự chỉ đạo trực tiếp cũng như thi hành những nhiệm vụ được
Tổng giám đốc giao phó.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Đại hội cổ đông

Cty Machinco
Metals
Cty Machinco
Motos

Hội đồng quản trị


Tổng giám đốc

Phó tổng
giám đốc
Vũ Tuyết Mai

Ban kiểm soát

Phó tổng giám
đốc
6

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

Văn
phòng

Chi nhánh
miền Trung

1.2.2.5.
-

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

Phòng tài

chính kế
toán

Ban quản
lý dự án

Các phòng
kinh doanh
Phòng kinh
doanh 1
Phòng kinh
doanh 2
Phòng kinh
doanh 3

Trung tâm
thương mại và
dịch vụ

Chi nhánh
Thành phố Hồ
Chí Minh
Nguồn: Mô hình tổ chức của Công ty

Các phòng ban
Khối văn phòng
• Phòng tổ chức hành chính: Đóng vai trò tham mưu, giải quyết toàn
bộ các công việc mang tính chất hành chính như lương bổng, khen
thưởng, tuyển dụng, kỷ luật,… nhằm đảm bảo cho Công ty duy trì
mọi hoạt động theo sự quản lý của Ban giám đốc.

• Phòng tài chính kế toán: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ phía Tổng giám
đốc đồng thời tham mưu cho Tổng giám đốc về vấn đề tài chính trong
Công ty. Phòng có nhiệm vụ hoạch toán, thống kê,ghi chép chính xác,
chi tiết đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình mua bán, chi tiêu,
xuất nhập khẩu cũng như kết quả kinh doanh… của Công ty.
• Ban quản lý dự án: Đóng vai trò là tham mưu giúp Tổng giám đốc
xây dựng các phương án ngắn hạn và dài hạn, hoạch toán chi phí dự
thầu bỏ thầu…cung cấp các thông tin về các những dự án có thể khả

-

thi cho Tổng giám đốc
Khối kinh doanh dịch vụ
 Phòng kinh doanh
• Phòng kinh doanh 1: Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các sản
phẩm liên quan đến ô tô, thiết bị máy móc như phụ tùng ô tô, máy

Vũ Tuyết Mai

7

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

xây dựng, thiết bị y tế… đồng thời thực hiện các hoạt động nhập
khẩu thép từ các thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…

• Phòng kinh doanh 2: Thực hiện các hoạt động về xuất khẩu đặc biệt
là xuất khẩu các mặt hàng cao su và hàng nông sản sang thị trường
các nước phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, EU, ...
• Phòng kinh doanh 3: Thực hiện công tác dự trù, chuẩn bị đấu thầu và
đấu thầu các dự án, cung cấp các trang thiết bị liên quan đến các dự
án.
 Trung tâm và chi nhánh
• Trung tâm Thương mại và Dịch vụ 133 Thái Hà: Chuyên quản lý cơ
sở vật chất và thực hiện các dịch vụ, đặc biệt là về bất động sản như
cho thuê mặt bằng, thuê nhà, thuê văn phòng…
• Chi nhánh miền Trung: Đây là một chi nhánh đại diện của Công ty ở
miền Trung được đặt tại số 89 Hà Huy Tập, Thanh Khê, Thành phố
Đà Nẵng. Chi nhánh này đảm nhận nhiệm vụ khai thác nguồn hàng,
tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường vào các tỉnh miền Trung.
• Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Chi nhánh này cũng tương tự
như chi nhánh ở miền Trung, được đặt tại 176/34 đường Trần Huy
Liệu, phường 15, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, nhằm
xâm nhập và mở rộng thị trường ở phía Nam.
Ngoài ra, trong năm 2007 Công ty mới thành lập hai Công ty con là Machinco
Motos và Machinco Metals đây là hai Công ty con chịu sự giám sát, quản lý của Đại
hội cổ đông và Ban kiểm soát, trong mỗi Công ty đều có một ban giám đốc riêng hoạt
động độc lập với ban giám đốc của Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng. Hai Công ty
này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh ô tô xe máy và kinh doanh kim khí,
song thực chất hai công ty này được mở ra nhằm tạo khả năng huy động vốn cho
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng
1.3.

Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Công ty có bề dày hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực thiết bị phụ tùng tại


Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn sau khi thực hiện cổ phần hóa, Công ty đã không
Vũ Tuyết Mai

8

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

ngừng củng cố, nâng cao chất lượng kinh doanh cũng như mở rộng thị trường đa dạng
hóa các mặt hàng, các lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó là sự nhanh nhẹn, nhạy bén
của ban lãnh đạo Công ty khi luôn nắm bắt được những xu hướng mới, những nhu cầu
cần thiết của thị trường để mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh tạo khả năng huy
động vốn, tăng lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro cho Công ty trong quá trình kinh
doanh. Chính vì vậy, đến thời điểm hiện nay lĩnh vực kinh doanh của Công ty khá
rộng nó bao gồm rất nhiều mảng:
 Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng ở tòa nhà 6 tầng tại số 133 phố














Thái Hà – Đống Đa, tòa nhà 16 tầng tại 444 Hoàng Hoa Thám …
Kinh doanh vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất
Kinh doanh ô tô, xe máy, thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải
Kinh doanh đồ điện, điện tử, thiết bị quang học và thiết bị y tế
Kinh doanh vật liệu xây dựng
Kinh doanh nông, lâm, thủy hải sản chế biến
Kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinh doanh hóa chất, rượu, bia, nước ngọt
Đại lý bán xăng dầu
Kinh doanh bất động sản và dịch vụ bưu điện
Dạy nghề sửa chữa ô tô, xe máy
Đại lý dịch vụ internet công cộng
Buôn bán vật tư trang thiết bị ngành viễn thông, truyền thông, công nghệ

thông tin, truyền hình, điện lực
 Kinh doanh kim loại, kim loại màu và sắt thép phế liệu, khoáng sản
 Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật về điện tử, điện lực, viễn thông, tin học.
Như vậy, với lĩnh vực kinh doanh khá rộng, bao gồm rất nhiều mảng và nhiều
lĩnh vực ngành nghề khác nhau có thể đánh giá Công ty như một Công ty kinh doanh
thương mại tổng hợp. Song trong đó lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu thiết bị phụ tùng
máy móc, sắt thép… vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty, các mảng kinh
doanh khác chỉ mang tính chất kiếm lời, huy động vốn nhằm tăng nguồn vốn và giảm
thiểu rủi ro cho hoạt động kinh doanh chính.
1.4. Nguồn vốn – Lao động
1.4.1. Nguồn vốn
Từ khi bắt đầu thực hiện cổ phần hóa đến nay Công ty đã có những bước thay
đổi, cải cách mới nhằm phù hợp với tình hình thị trường, đồng thời Công ty cũng liên

tục mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa các mặt hàng, chủng loại làm
Vũ Tuyết Mai

9

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Đồng nghĩa với sự gia tăng về lợi nhuận và
doanh thu là sự tăng trưởng về nguồn vốn.
Biểu đồ 1.1: Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2003 – 2009
Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Công ty
Ngày 01/09/03 Công ty chính thức thực hiện cổ phần hóa, và tại thời điểm này
tổng số vốn chủ sở hữu của Công ty là 12 tỷ đồng. Theo biểu đồ, nguồn vốn của Công
ty gia tăng qua các năm, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng của năm 2007, đây là
thời kỳ Công ty chính thức lên sàn, bán cổ phần đồng thời trong thời gian này hoạt
động kinh doanh của Công ty cũng đạt được nhiều thuận lợi, doanh thu từ hoạt động
nhập khẩu thép tăng cao… làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận Công ty tăng lên
đáng kể. Năm 2007, vốn điều lệ của Công ty đạt 30.000.000 VNĐ, tăng 51,16% so
với năm 2006 và tăng 160% so với thời kỳ đầu mới cổ phần, và đồng nghĩa với sự gia
tăng của vốn điều lệ thì vốn chủ sở hữu của Công ty cũng tăng lên, đạt 46,875 tỷ
đồng. Song có sự thay đổi khi bước sang năm 2008, do thời gian này xảy ra cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn,
lạm phát tăng làm cho giá cả cùng các chi phí tăng mạnh dẫn đến tình hình kinh doanh

của Công ty cũng gặp những khó khăn và bị ảnh hưởng. Năm 2008, nguồn vốn chủ sở
hữu giảm xuống 5,86% so với năm 2007, đạt 41,02 tỷ đồng song so với các năm trước
đó thì nó vẫn đạt mức cao, trong đó vốn điều lệ chỉ tăng nhẹ song nó cũng cho thấy
Vũ Tuyết Mai

10

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

được sự hấp dẫn của Công ty đối với các nhà đầu tư, tăng 0,37% so với năm 2007, đạt
30,383 tỷ đồng.
Bước sang năm 2009, cuộc khủng hoảng đã qua đi, sức ảnh hưởng của nó đã
giảm sút và nền kinh tế đang dần đi vào phục hồi, đồng nghĩa với nó là sự tăng trở lại
của Công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng như số vốn điều lệ trong Công ty đã bắt đầu
tăng trở lại với tốc độ tăng 7,06% mặc dù so với năm 2007 đây không phải là tốc độ
tăng lớn song nó cũng không phải là quá thấp.
Kinh doanh trên nhiều mảng ở những lĩnh vực khác nhau đòi hỏi Công ty phải
có một nguồn vốn lớn, chính vì vậy Công ty đã huy động vốn dưới nhiều hình thức
khác nhau, và đến thời điểm hiện nay nguồn vốn của Công ty khá là đa dạng. Nguồn
vốn chủ yếu trong Công ty là do Ngân sách cấp, vốn vay Ngân hàng trung và dài hạn,
vốn vay người lao động, từ sàn chứng khoán và các nguồn khác.
1.4.2. Lao động
Hiện nay, Công ty có hơn 100 cán bộ công nhân viên:
Bảng 1.1: Thống kê lao động trong Công ty
Đơn vị: Người

TT
1
2
3
3
4
5
6
7
8
9

Tên đơn vị
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng tổ chức – hành chính
Phòng kế toán tài chính
Ban quản lý dự án
Phòng kinh doanh 1
Phòng kinh doanh 2
Phòng kinh doanh 3
Trung tâm thương mại Thái Hà

Số nhân viên
Ghi chú
5
3
C.Tịch HĐQT – TGĐ
3

15
7
9
11
10
10
27
Nguồn: Báo cáo của Công ty
Như vậy, sau khi thực hiện cổ phần hóa, cùng với sự đa dạng hóa các lĩnh vực

kinh doanh, mở rộng thị trường thì số lượng nhân viên trong Công ty cũng được tăng
lên đáng kể nhằm đáp ứng các hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng nhiều của
Công ty. Thời kỳ đầu khi thực hiện cổ phần hóa cả Công ty có gần 100 cán bộ công
Vũ Tuyết Mai

11

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

nhân viên thì đến thời điểm hiện nay con số đã lên đến hơn 100, mặc dù mức tăng
không nhiều song nó cũng cho thấy sự lớn mạnh ngày càng lớn của Công ty về mặt
quy mô.
Với sự gia tăng về nguồn vốn cũng như số lượng nhân viên trong Công ty đã
đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty lên cao, đưa doanh thu cùng lợi nhuận tăng lên
qua từng năm.

1.5. Đánh giá thực trạng về tình hình kinh doanh của Công ty
1.5.1. Kết quả kinh doanh
Với những sự thay đổi về mặt cơ cấu, chính sách, cũng như có những kế hoạch
phù hợp, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thời gian qua đặc biệt là
sau khi thực hiện cổ phần hóa.
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
TT

Chỉ tiêu

2007

2008

2009

1.

Vốn CSH

46,875

41,020

43,915

2

Doanh thu


1.424

1.612

1.725

3

Lợi nhuận

12,986

11,979

12,021

4

Nộp ngân sách

103,24

94,58

98,63

Nguồn: Báo cáo kinh doanh của Công ty
Nguồn vốn của Công ty đã có sự gia tăng qua từng thời kỳ, mặc dù có chút biến
đổi trong năm 2008, song đến thời điểm hiện nay nguồn vốn gấp 3 lần so với thời kỳ

mới cổ phần hóa (năm 2009 đạt 43,915 tỷ đồng)
Mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng như thị trường hoạt động đã giúp Công ty
có mức tăng trưởng nhất định về mặt số lượng. Doanh thu của Công ty không ngừng
tăng cao qua từng năm, và luôn đạt mức tăng trưởng khá đặc biệt là từ khi thực hiện
cổ phần hóa đến nay.
Doanh thu của Công ty tăng lên theo thời gian, đặc biệt là trong năm 2007 đạt
mức độ tăng trưởng khá cao 55,63% so với năm 2006 (đạt 1.424 tỷ đồng), đây là thời
kỳ mà Công ty đạt được những thành công vượt bậc. Trong thời gian này, Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của WTO, đồng thời đây cũng là thời gian Việt Nam
Vũ Tuyết Mai

12

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép xuống 0% đối với các thành
viên AFTA theo lộ trình cắt giảm thuế đã cam kết, tạo điều kiện cho hoạt động nhập
khẩu thép của Công ty phát triển. Ngoài ra, trong năm 2007 này Công ty chính thức
mở thêm hai Công ty con là Công ty Machinco Metals và Công ty Machinco Motos,
hai Công ty con này sau khi được thành lập đã đi vào hoạt động góp phần đáng kể
trong doanh thu cũng như lợi nhuận Công ty. Chính những yếu tố này đã đưa doanh
thu của Công ty lên cao, bước sang năm 2008 tuy nền kinh tế có khó khăn hơn song
doanh thu của Công ty vẫn tăng, mặc dù mức tăng không cao như năm 2007, tăng
13,12% tức đạt 1.612 tỷ đồng. Năm 2009, Công ty đã hoàn thành xong và đưa vào sử
dụng tòa nhà 16 tầng rộng hơn 1000m2 tại 444 Hoàng Hoa Thám, đồng thời sức ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng đã giảm xuống, nền kinh tế đang dần đi vào phục hồi,
làm cho doanh thu của Công ty tăng lên đạt 1.934 tỷ đồng tăng 19,98% so với năm
2008.
Bên cạnh sự đi lên về doanh thu thì lợi nhuận của Công ty cũng tăng lên theo
thời gian. Giống như doanh thu, lợi nhuận cũng tăng đột biến vào năm 2007 đạt
12,986 tỷ đồng tăng gần gấp 3,5 lần so với năm 2006. Nhưng sang đến năm 2008 mặc
dù doanh thu tăng song lợi nhuận của Công ty lại giảm xuống, do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng, các chi phí tăng cao cộng thêm vào đó là đồng tiền Việt Nam liên
tục mất giá, lạm phát tăng làm cho lợi nhuận trong năm nay giảm xuống chỉ còn
12,104 tỷ đồng (giảm 7,75% so với năm 2007), đến năm 2009 lợi nhuận bắt đầu dần
tăng trở lại tuy mức tăng chưa cao song nó cũng đánh dấu cho bước phát triển tiếp
theo của Công ty trong thời gian tới, đạt 12,348 tỷ đồng tăng 3,08% so với năm 2008,
giảm 4,19% so với năm 2007.
Đồng thời nguồn thu Ngân sách Nhà nước cũng được gia tăng nhờ sự đóng góp
của Công ty tăng lên qua từng năm, mặc dù khoản đóng góp của Công ty so với tổng
NSNN là không lớn, song nó cũng phần nào đóng góp đưa đất nước phát triển, làm
gia tăng ngân khố quốc gia, đẩy nhanh quá trình hoàn thành CNH – HĐH đất nước.
Yếu tố tích cực và quan trọng làm gia tăng lợi nhuận, doanh thu của Công ty
trong những năm vừa qua là kim ngạch xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của
hàng năm luôn chiếm 18 – 20% tổng doanh thu bao gồm các mặt hàng từ cao su, nông
Vũ Tuyết Mai

13

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình


lâm thủy sản,… Đồng thời là sự gia tăng về kim ngạch nhập khẩu thép, trong nhiều
năm qua, hàng chục các nhà máy, công trình, dự án trọng điểm của Nhà nước, các Bộ,
Ngành, Trung ương và địa phương đã được Công ty cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị
phụ tùng… Kim ngạch nhập khẩu đóng một phần quan trọng trong tổng doanh thu, lợi
nhuận hàng năm của Công ty, và trong thời gian gần đây đặc biệt là giai đoạn 2006 –
2009 nó luôn đóng góp khoảng 40% vào tổng doanh thu của Công ty. Đặc biệt trong
năm 2008, Công ty đã nhập và bán phế liệu kim loại đen với số lượng lớn cho nhiều
nhà máy sản xuất thép trong nước, đây là mặt hàng có giá trị khá lớn.
Ngoài ra, phải kể đến sự thành công của hai Công ty con như việc kinh doanh
xe máy và dịch vụ xe máy… của Công ty Cổ phần Machinco Motos đã đáp ứng được
một khối lượng nhu cầu thường xuyên, đa dạng về xe máy trên địa bàn và các địa
phương lân cận, đóng góp vào doanh thu của Công ty.
Công ty cũng khá thành công và phát triển trong dịch vụ cho thuê nhà, Công ty
đã tạo dựng được uy tín cũng như niềm tin với khách hàng trong và ngoài nước trong
lĩnh vực này, với hơn 4000 m2 sàn văn phòng cho thuê tại tòa nhà 6 tầng số 133 phố
Thái Hà, cùng với tòa nhà 16 tầng hơn chục ngàn m2 tại số 444 Hoàng Hoa Thám –
Tây Hồ, đầy đủ tiện nghi, giá cả hợp lý.
1.5.2. Thành công
Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là giai đoạn sau khi thực hiện cổ phần hóa,
Công ty luôn hoàn thành vượt kế hoạch chỉ tiêu đã đề ra, đồng thời luôn giữ được mức
tăng trưởng khá hàng năm trong doanh thu, mặc dù năm 2008 Công ty phải đối mặt
với không ít những khó khăn. Đồng thời, sự đóng góp cho Nhà nước của Công ty
cũng tăng đáng kể, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH đất nước, đưa tăng
trưởng kinh tế lên cao.
Bên cạnh đó Công ty đã tạo ra được một môi trường làm việc thuận lợi, thoải
mái, đầy đủ tiện nghi thúc đẩy các nhân viên trong Công ty tập trung phát huy hết khả
năng đem lại hiệu quả cao nhất. Đời sống nhân viên trong Công ty luôn được quan
tâm cả về vật chất lẫn tinh thần, đưa ra các chế độ lương thưởng phù hợp, tổ chức các
cuộc tham quan, nghỉ mát cho công nhân viên… nhằm đảm bảo và nâng cao đời sống

nhân viên.

Vũ Tuyết Mai

14

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

Ngoài ra, các tổ chức xã hội khác trong Công ty cũng được tạo những điều kiện
tốt nhất để hoạt động, phát triển như hoạt động công đoàn, đoàn thanh niên… đồng
thời Công ty còn tích cực tham gia và đẩy mạnh các hoạt động như ửng hộ quỹ trẻ em
nghèo vượt khó, quỹ chất độc màu da cam, trái tim cho em…
Sau khi cổ phần hóa, Công ty luôn có những biến đổi mới nhằm phù hợp với
tình hình thị trường, đồng thời Công ty đã có những thay đổi, những quyết định phù
hợp trong chính sách, phương hướng kinh doanh, quá trình quản lý theo xu hướng thị
trường, song vẫn đảm bảo hướng phát triển của Công ty. Công ty đã mở rộng và xâm
nhập vào một số các lĩnh vực, các thị trường kinh doanh mới nhằm tìm kiếm lợi
nhuận, tăng doanh thu, khả năng huy động vốn đồng thời san sẻ, giảm thiểu rủi ro cho
Công ty trong các hoạt động kinh doanh đặc biệt là những hoạt động mang tính rủi ro
cao.
Với bề dày hơn 20 năm kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị phụ tùng, Công ty đã
tạo dựng được uy tín, thương hiệu đối với các bạn hàng trong và ngoài nước. Đồng
thời, Công ty cũng không ngừng tìm kiếm các đối tác mới trong mọi lĩnh vực kinh
doanh mà Công ty tham gia.
Với những thành tích đã đạt được trong thời gian vừa qua, Công ty Cổ phần

Thiết bị Phụ tùng đã được nhận bằng khen từ các bộ ban ngành…
1.5.3. Khó khăn và thách thức
Công ty tham gia hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực tạo ra khả năng
huy động vốn lớn, song do hoạt động chính của Công ty là nhập khẩu thiết bị phụ tùng
mà đây lại là lĩnh vực đòi hỏi một nguồn vốn khá lớn, chính vì vậy nguồn vốn là một
vấn đề khó khăn và còn hạn chế đối với bản thân Công ty.
Đồng thời, lĩnh vực thép được Công ty khá chú trọng phát triển trong giai đoạn
hiện nay, nhưng thị trường thép lại khá đa dạng và phong phú nên hiện tượng xuất
hiện những mặt hàng thép kém chất lượng là điều không thể tránh khỏi, song hiện
tượng này lại tác động phần nào đến hoạt động nhập khẩu và kinh doanh thép nhập
khẩu của Công ty ở thị trường nội địa như hoạt động nhập khẩu thép hợp kim có chứa
hàm lượng Bo...
Ngoài ra các thủ tục hành chính của Nhà nước đối với các hoạt động kinh
doanh hiện nay còn khá là rườm rà, mất thời gian, điều này gây ra những khó khăn
nhất định đối với Công ty nói riêng và các Công ty khác nói chung.
Vũ Tuyết Mai

15

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

Thị trường luôn có những biến động, những thay đổi, và chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố khác nhau, đồng thời những chính sách, những điều luật về mặt pháp luật
của Nhà nước đặt ra cũng là một trong những khó khăn, thách thức đối với Công ty
trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, các lĩnh vực kinh doanh mà Công ty tham

gia hầu hết đều đem lại những lợi nhuận đáng kể, và nó ngày càng thu hút các doanh
nghiệp, các nhà kinh doanh khác tham gia, chính vì vậy sự cạnh tranh ngày càng diễn
ra phức tạp, quyết liệt hơn giữa các đối thủ và phương thức cạnh tranh cũng được đa
dạng hơn, cạnh tranh về giá, về chất lượng, về dịch vụ khách hàng….
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của Công ty còn thiếu, dẫn đến nhiều hoạt động
nghiệp vụ cần thiết chưa được chú trọng phát triển, và trong các nhân viên vẫn còn sự
chênh lệch về trình độ nghiệp vụ chuyên môn tạo ra hiệu quả không cao trong nhiều
hoạt động kinh doanh.
Chi phí thuê bộ phận vận chuyển, kho bãi cao là một vấn đề ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi nhuận của Công ty. Công ty chưa trang bị được bộ phận vận tải, cũng như
kho bãi dự trữ hàng riêng mà phải đi thuê ngoài, làm giảm lợi nhuận và làm cho Công
ty mất đi sự chủ động trong công việc.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG
2.1. Tổng quan về thị trường thép Việt Nam
2.1.1. Thị trường thép Việt Nam
Ngày nay, Việt Nam đi theo con đường mở cửa nền kinh tế, tích cực giao lưu
mở rộng quan hệ nhằm thu hút đầu tư từ nước ngoài để tạo tiền đề cho sự nghiệp phát
triển đất nước, đưa tăng trưởng kinh tế lên cao, hoàn thành nhanh công cuộc CNH –
HĐH đất nước. Song để có thể hoàn thành CNH – HĐH đất nước đòi hỏi Việt Nam
phải hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, tạo ra một môi trường làm việc, kinh doanh thuận
lợi. Và đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho thị trường thép Việt Nam
trong thời gian qua khá là sôi động và phát triển.

Vũ Tuyết Mai

16


Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thép ngày càng tăng cao tại thị trường Việt Nam trong
thời gian qua, đặc biệt là thép sử dụng trong xây dựng, song ngành thép Việt Nam lại
chưa đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu chủng loại của các nhà đầu tư, và điều mấu
chốt là giá thép nội địa còn khá cao so với giá thép nhập khẩu. Có hiện tượng này xảy
ra là do Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phôi thép từ thị trường bên ngoài với giá cao,
trong khi phôi thép lại là nguyên liệu chính để sản xuất các mặt hàng thép khác. Trong
nước chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất được phôi thép với số lượng hạn chế chỉ
đáp ứng được 20% vào năm 2002, 40% vào năm 2007 đã cho thấy sự phụ thuộc vào
nguyên liệu nhập khẩu, cũng như giá thép trên thị trường Thế giới. Trong năm 2007,
giá phôi thép và thép trên thị trường thế giới biến động liên tục, ít có năm nào giá mặt
hàng này lại biến động không ngừng từ đầu năm đến cuối năm như vậy. Đầu năm
2007, giá thép chỉ ở mức 8,5 triệu đồng/tấn thì đến cuối năm tăng vọt lên ở mức 13-14
triệu đồng/tấn, giá phôi thép thì tăng từ mức trên 400 USD/tấn đầu năm đến cuối năm
chạm mức 700 USD/tấn. Giá thép trên thị trường thế giới tăng mạnh, đã tác động đến
thị trường thép trong nước, trong khi đó nhu cầu về thép trong nước vẫn tăng mạnh từ
17%-19%.
Bước sang năm 2008, nguồn cung cầu trên thị trường có những biến động lớn và
kéo theo đó là những thay đổi bất ngờ tại thị trường thép Việt Nam. Nếu những tháng
đầu năm nhu cầu thép vẫn đang ở mức cao và trong sáu tháng đầu năm giá thép trong
nước tăng với tốc đọ chóng mặt từ hơn 8 triệu đồng/tấn thép cuộn lên hơn 10 triệu
đồng/tấn đạt ngưỡng hơn 19 triệu đồng/ tấn thì đến sáu tháng cuối năm, giá thép đột
ngột rơi xuống còn hơn 10 triệu đồng/tấn, và gần như thoát khỏi sự kiểm soát của các
nhà sản xuất trong nước. Với tình hình thay đổi bất thường này, nhu cầu thép của cả

nước năm 2008 giảm mạnh và nhiều nhà máy xưởng sản xuất phải tạm ngừng hoạt
động, lượng hàng tồn kho tăng cao, đồng thời nhiều doanh nghiệp đã thực hiện xuất
khẩu phôi thép sang các thị trường khác. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
chúng ta bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (phôi thép, thép
phế, xăng dầu...); phụ thuộc vào chính sách thuế xuất khẩu của các nước. Cụ thể, sau
khi nước ngoài có những thay đổi về chính sách thuế, tăng giảm thuế xuất khẩu... như
Vũ Tuyết Mai

17

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

việc Trung Quốc ban hành tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 15% lên 25% vào những
tháng cuối năm đã đẩy giá phôi thép lên rất cao dẫn đến giá thép, phôi thép nhập vào
Việt Nam cao lên hoặc thấp xuống một cách bất ngờ. Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng
của cuộc suy thoái kinh tế làm cho nhu cầu thép sụt giảm do thị trường bất động sản
sụt giảm, đồng thời chi phí cũng như giá tăng cao.
Năm 2009, có thể được coi là kỳ tích của thị trường thép Việt Nam sau khi chịu
ảnh hưởng khá lớn từ cuộc khủng hoảng năm 2008 với tốc độ tăng trưởng đạt 2 con số
trong đó sản xuất tăng 25% tiêu thụ tăng 30%. Nếu như bốn tháng đầu năm các doanh
nghiệp sản xuất thép đang chao đảo do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và lượng thép
nhập khẩu gia tăng mạnh do có giá bán thấp hơn mức giá nội địa từ 500 – 700 nghìn
đồng/tấn, song từ những tháng tiếp theo mức tiêu thụ mặt hàng thép nội địa lại tăng
cao kéo theo giá bán cũng tăng lên. Trong 9 tháng cuối năm, lượng thép xây dựng tiêu
thụ luôn đạt khoảng 300 nghìn tấn đến trên 450 nghìn tần mỗi tháng. Trong khi đó, giá

thép loại này cũng liên tục duy trì mặt bằng giá cao hơn, nhiều lúc, giá bán thấp nhất
cũng trên 11.500 đồng/kg.

Biểu đồ 2.1: Diễn biến tiêu thụ thép xây dựng trong nước năm 2009
Đơn vị: Triệu tấn

Vũ Tuyết Mai

18

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

Nguồn: www.smc.vn/index/news.php?id=976&cid=2
Theo biểu đồ 2.1, trong 3 tháng đầu năm, lượng tiêu thụ thép xây dựng nội địa khá
là thấp so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là vào tháng 1 lượng thép tiêu thụ giảm
56,24% so với cùng kỳ năm trước. Do thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp nên
doanh nghiệp sản xuất buộc phải giảm mạnh giá xuống dưới mức giá thành, tạo nên
những khó khăn cho các doanh nghiệp. Song song với sự sụt giảm của thép nội địa là
sự tăng lên của thép nhập khẩu, đặc biệt là từ thị trường châu Á và Trung Quốc, thời
kỳ này thép cuộn nhập khẩu từ những thị trường này tăng 11% so với cùng kỳ năm
2008. Song từ tháng 4 cho đến cuối năm lượng tiêu thụ thép xây dựng nội địa lại có
những biến đổi bất ngờ, đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2008, đồng thời đẩy
mức giá thép trong nước lên. Đây có thể coi là kết quả từ những chính sách của Chính
phủ nhằm giúp các doanh nghiệp có thể giảm giá bán sản phẩm, nâng cao sức cạnh
tranh thông qua việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 5%, ngoài ra còn sử dụng gói kích

cầu 8 tỷ USD, điều chỉnh thuế nhập khẩu theo hướng có lợi cho các nhà sản xuất
trong nước. Với những thành tựu đạt được trong năm 2009, thị trường thép Việt Nam
khá là lạc quan trong năm 2010 và những năm tiếp theo, năm 2010 dự kiến lượng tiêu
thụ thép trong nước sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 10 – 12% /năm. Song, trong năm 2010
này thị trường thép Việt Nam sẽ khá là dồi dào, phong phú đa dạng cả về chất lượng,
Vũ Tuyết Mai

19

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

chủng loại, giá cả do Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu một
số mặt hàng thép đối với các nước thành viên WTO, đồng nghĩa với nó là những thách
thức đối với ngành thép Việt Nam trong năm nay.
2.1.2. Tình hình nhập khẩu thép của Việt Nam
2.1.2.1. Kim ngạch nhập khẩu thép
Nhu cầu thép của thị trường Việt Nam ngày càng tăng đặc biệt là thép sử

dụng trong xây dựng, song khả năng cung ứng từ ngành thép lại không đáp ứng
được nhiều yêu cầu về chất lượng, chủng loại, cũng như số lượng mà thị trường
cần, và yếu tố mấu chốt là giá thành thép nội địa lại quá cao so với giá thép nhập
khẩu do giá nguyên vật liệu tăng cao. Đặc biệt ngành thép chỉ cung ứng được 60%
nhu cầu phôi thép dùng trong sản xuất cho cả nước, trong khi giá phôi thép nhập
khẩu lại khá cao, chính vì vậy việc nhập khẩu thép đối với nước ta là điều cần thiết.
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch nhập khẩu thép của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2009


Đơn vị: Triệu tấn

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Trong giai đoạn 2004 – 2009 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam luôn tăng qua
từng năm, mặc dù ngành thép sản xuất trong nước đã có những chuyển biến mới song
vẫn chưa đủ để đáp ứng những nhu cầu trong nước. Năm 2004 kim ngạch nhập khẩu
đạt 5,2 triệu tấn về khối lượng trong đó có 2,278 triệu tấn phôi thép nhập khẩu. Giá
Vũ Tuyết Mai

20

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

thép trên thị trường trong thời gian này tăng đột biến đưa mức giá thép của cả nước
lên một mức mới là 8,5 triệu đồng/tấn, tạo ra sự chênh lệch khá lớn về giá giữa thép
nội địa với thép nhập khẩu, do ngành thép tại thời điểm này chỉ đáp ứng được 20%
nhu cầu phôi thép trong nước còn 80% phải nhập khẩu từ thị trường ngoài với giá cao.
Chính vì thế các nhà đầu tư có nhu cầu tiêu dùng thép nhập khẩu nhiều hơn làm cho
kim ngạch nhập khẩu trong thời gian này tăng cao hơn so với năm 2003 cả về khối
lượng cũng như giá trị.
Theo biểu đồ 2.2, đã có sự tăng trưởng mạnh trong kim ngạch nhập khẩu năm
2007 về mặt khối lượng, kim ngạch cả năm đạt 8,115 triệu tấn (tăng 42,12% về khối
lượng so với năm 2006), đồng nghĩa với nó là sự tăng lên về mặt trị giá, đạt 5,11 tỷ
USD tăng 73,8% so với năm 2006. Mức giá thép trong thời gian này cũng có nhiều

biến động và đặc biệt là giá phôi thép, nếu vào đầu năm giá phôi chỉ ở mức 400 USD/
tấn thì đến cuối năm nó đã lên trên 600 USD/ tấn đẩy mức giá nhập khẩu phôi thép
bình quân tăng 32,7%, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn từ trước tới nay, đạt
trung bình 126 USD/ tấn. Giai đoạn này kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng
mạnh là do nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này trong nước tăng cao, do nửa đầu năm, khi
Trung Quốc áp thuế xuất khẩu cao với phôi thép song lại áp dụng chính sách hoàn
thuế VAT 8% đối với thép thành phẩm làm cho giá thép thành phẩm, nên việc nhập
khẩu thép thành phẩm đặc biệt là thép cuộn trong thời gian này tăng cao vì đây là mặt
hàng trong nước chưa có khả năng sản xuất nhiều cũng như giá trong nước cao hơn
nhiều so với giá nhập khẩu (giá rẻ hơn 300.000 đồng/tấn)
Sang đến năm 2008, kim ngạch nhập khẩu thép tăng cả về khối lượng cũng như
giá trị, song khối lượng chỉ tăng nhẹ (tăng 2,96% so với 2007), nhưng lại có sự tăng
mạnh về giá trị tăng 31,7% đạt 6,72 tỷ USD. Năm 2008, giá thép nhập khẩu tăng
mạnh vào 10 tháng đầu năm ( tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước) làm cho kim
ngạch nhập khẩu về mặt giá trị tăng mạnh, nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng đẩy giá các mặt hàng trên thị trường tăng cao, đồng thời chịu sự ảnh hưởng về
mặt chính sách của các thị trường xuất khẩu đặc biệt là thị trường cung cấp thép chính
của nước ta thời kỳ này: thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu thông qua việc đánh
Vũ Tuyết Mai

21

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

thuế xuất khẩu phôi thép lên 25% làm cho giá nhập khẩu vào biến đổi bất ngờ, vào

những tháng đầu năm tăng cao đến những tháng cuối năm lại xuống thấp, làm cho
khối lượng tăng chậm. Song sang đến năm 2009, kim ngạch nhập khẩu về khối lượng
lại đạt mức tăng trưởng khá trở lại, tăng 15,2% trong khi đó giá trị lại giảm xuống
25,37% chỉ đạt 5,36%. Mặc dù sức ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã giảm sút, nền
kinh tế đang đi vào phát triển trở lại, song do thị trường trong nước lại có xu hướng
tiêu dùng hàng nội địa, làm cho nhu cầu tiêu thụ thép nhập khẩu giảm mạnh, đồng
nghĩa với nó là giá hàng nhập khẩu giảm so với năm 2008, song giá thép trong nước
lại tăng lên.
2.1.2.2. Thị trường nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu của Việt Nam khá là rộng, song những thị trường nhập

khẩu chính và chiếm ưu thế hầu hết đều là các thị trường thuộc khu vực Châu Á
như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,… Trong đó thị trường Trung Quốc và Nhật
Bản luôn là một trong 2 thị trường cung cấp thép lớn nhất của Việt Nam trong
những năm gần đây.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu thép Việt Nam năm 2007

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong năm 2008, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc giảm mạnh về
mặt khối lượng (giảm 21,27% so với năm 2007) do Chính phủ Trung Quốc thực hiện
chính sách hạn chế xuất khẩu thép nhằm tăng trữ lượng thép trong nước, đồng nghĩa
với nó là sự tăng mạnh về kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường khác như Nhật Bản
(tăng 24%), Hàn Quốc (tăng 107%), Nga (tăng 106%), Ucraina…. Sang đến năm
Vũ Tuyết Mai

22

Kinh tế quốc tế 48B



Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

2009, mặc dù Chính phủ nước này thực hiện nới lỏng xuất khẩu thép vào những tháng
cuối năm 2008, song kim ngạch nhập khẩu thép từ Trung Quốc lại có sự sụt giảm
mạnh cả về khối lượng cũng như giá trị, đạt 1,3 triệu tấn (giảm 57,6% so với năm
2008) và chỉ chiếm 13,33% tổng lượng thép nhập khẩu, nhưng vẫn đứng thứ 2 sau
Nhật Bản về mặt giá trị, đạt 815,7 triệu USD. Bên cạnh sự sụt giảm của các thị trường
Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore… là sự tăng đột biến về lượng cũng như giá trị
của các thị trường như Canada( đạt 173 nghìn tấn tăng 1.838% về lượng và 1.312% về
trị giá), Đan Mạch (đạt 10 nghìn tấn tăng 1238% về lượng và 595,8% về trị giá), Tây
Ban Nha (đạt 23 nghìn tấn tăng 1124% về lượng và 292,1% về trị giá)…
Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc có sự sụt giảm đáng kể trong 2
năm gần đây, song thị trường này vẫn được đánh giá là thị trường xuất khẩu thép tiềm
năng cho Việt Nam, vì thị trường này có sự phong phú đa dạng về chủng loại cũng
như giá cả và chất lượng, đồng thời Trung Quốc tiếp giáp với Việt Nam, đây là điều
kiện thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình nhập khẩu thép từ thị trường này, quãng
đường ngắn, chi phí vận chuyển thấp, thời gian cũng được rút ngắn.
2.1.2.3. Mặt hàng
Trong thời gian qua, mặc dù ngành thép Việt Nam đã phát triển hơn rất nhiều,
các mặt hàng sản xuất ngày càng được đa dạng song do chi phí nguyên vật liệu đâu
vào còn cao dẫn đến giá thành cao hơn so với thép nhập khẩu nên nhu cầu nhập nhập
khẩu cũng ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, trong đó việc nhập khẩu phôi thép
luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 20%, do khả năng sản xuất phôi thép của Việt Nam
mới chỉ đủ để đáp ứng được 60% nhu cầu cho quá trình sản xuất thép trong nước.
Ngoài mặt hàng nhập khẩu chính là phôi thép thì thị trường Việt Nam còn nhập
khẩu thêm các mặt hàng như thép không gỉ, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội,
thép hình, thép thanh, cáp thép, thép tấm….
2.1.3. Một số chính sách điều hành của Chính Phủ

Trong giai đoạn vừa qua, thị trường luôn có những biến động bất ngờ, hầu hết
các mặt hàng đều tăng giá, đặc biệt là các nguyên liệu cơ bản, năng lượng và thép.
Vũ Tuyết Mai

23

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

Trước những biến động đó, Chính phủ đã liên tục có những thay đổi, đưa ra các chính
sách nhằm bình ổn thị trường trong nước, hỗ trợ ngành thép Việt Nam phát triển.
Năm 2004, Bộ Tài chính liên tục đưa ra các quyết định cắt giảm thuế nhập khẩu
đối với các mặt hàng thép (kể cả thép thành phẩm) và phôi thép xuống còn 0% như
nhằm hạ nhiệt thị trường thép do giá thép Thế giới tăng quá cao, làm cho giá thép
trong nước tăng theo và đưa thị trường vào tình trạng khan hiếm hàng. Cụ thể vào
ngày 27/2/2004 Bộ Tài chính quyết định giảm thuế nhập khẩu 6 mặt hàng sắt thép từ 5
– 40% xuống còn 3 – 20% và phôi thép từ 5 – 10% xuống còn 3 – 5%, nhưng 3 ngày
sau đó Bộ lại tiếp tục ký Quyết định số 23/2005/QĐ – BTC với nội dung giảm thuế
nhập khẩu 17 chủng loại sắt thép và phôi thép, bao gồm các mặt hàng sắt thép( kể cả
thép thành phẩm) đang từ 5 – 20%, phôi thép từ 3 – 5% xuống còn 0%. Tại thời điểm
này, giá phôi thép Thế giới tăng cao, kéo theo giá thành thép trong nước đẩy lên mức
8,5 – 9 triệu đồng/ tấn, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng nhưng
lại tạo lợi thế cho các doanh nghiệp kinh doanh thép do khả năng sản xuất thép của
Việt Nam giai đoạn này chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước đặc biệt là khả năng sản
xuất phôi thép mới chỉ đáp ứng được 20%, còn 80% phải nhập khẩu, các doanh
nghiệp nhập khẩu có thể thu được lãi bình quân gấp 5 – 6 lần/ tấn thép bán ra so với

mức lãi bình quân trong năm 2003. Bước sang năm 2005, Chính phủ ban hành khung
giá thép mới không quá 8 triệu đồng/ tấn nhằm kiềm chế giá thép tăng quá cao, song
giá thép bán trên thị trường vẫn cao hơn mức chỉ đạo vì giá đầu vào quá cao.
Thời gian tiếp theo, giá nguyên liệu luyện kim trên thị trường Thế giới vẫn tiếp
tục tăng và đặc biệt là sự tăng giá phôi thép trong năm 2007, có lẽ từ trước chưa có
năm nào mà giá mặt hàng này có nhiều biến đổi như thế, nếu vào đầu năm giá phôi
thép ở mức 400 USD/ tấn thì đến cuối năm nó đã tăng lên đến 700 – 800 USD/ tấn,
đẩy giá thép lên 13 – 14 triệu đồng/ tấn. Trước sự tăng giá chóng mặt của mặt hàng
này cùng với các sản phẩm trọng yếu khác, chỉ số lạm phát của cả nước đã bị đẩy lên
và Chính phủ đã đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh cũng như giảm bớt tốc độ tăng
giá của các mặt hàng. Vào ngày 03/08/07 Quyết định điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu
phôi thép và một số mặt hàng thép được ban hành: giảm thuế nhập khẩu phôi từ 5%
Vũ Tuyết Mai

24

Kinh tế quốc tế 48B


Chuyên đề thực tập cuối khóa

GVHD: PGS.TS Nguyễn Như Bình

xuống 2%, thép thanh, thép cuộn giảm từ 10% xuống 8%; cuộn cán nguội từ 7%
xuống 5%; giảm thuế thép xây dựng xuống 2%; Thời gian này, các doanh nghiệp sản
xuất cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thép hầu hết đều thu được lợi nhuận đáng
kể, song lợi nhuận của các nhà kinh doanh thép lớn hơn khá nhiều so với các doanh
nghiệp sản xuất.
Sang đến năm 2008, giá thép trên thị trường Thế giới tăng mạnh đồng thời các
nước đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu thép như Trung Quốc nâng mức thuế

xuất khẩu phôi thép từ 15% lên 25% trong khi đến thời điểm này sản xuất phôi trong
nước mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu, tạo ra những khó khăn cho thị trường thép.
Ngày 20/11/08 Bộ Tài chính đã thực hiện áp thuế tuyệt đối với từng chủng loại phôi
thép nhằm hỗ trợ tối đa công nghiệp sản xuất phôi thép trong nước đang trong giai
đoạn đầu phát triển đồng thời cũng là để giảm sự mất cân đối trong cơ cấu nội bộ
ngành giảm sự phụ thuộc vào phôi thép nhập khẩu, cụ thể: tăng thuế suất thuế nhập
khẩu phôi thép từ 2% lên 5%; thép thành phẩm (chủ yếu là thép xây dựng ) từ 8% lên
12% bắt đầu áp dụng từ ngày 21/12/08 .
Sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, sang năm
2009 nền kinh tế Việt Nam dần đi vào phục hồi, và Chính phủ đã có những chính sách
mới nhằm hỗ trợ cho ngành sản xuất thép trong nước phục hồi. Bộ Tài chính ban hành
quyết định số 58/2009/QĐ – BTC ra ngày 25/03/09 áp dụng mức thuế suất thuế nhập
khẩu mới cho các mặt hàng thép và phôi thép: phôi thép từ 5% lên 8%, thép cuộn cán
nguội từ 7% lên 8%; thép xây dựng từ 12% lên 15%; sản phẩm dây thép cacbon từ 5 –
8% lên 10%; ống thép hàn tăng từ 8% lên 10% và một số sản phẩm tráng kim loại,
sơn phủ màu tăng từ 1 – 2%. Đến ngày 15/04/09 Bộ Tài chính tiếp tục tăng thuế thép
hợp kim lên 10% nhằm ngăn ngừa tình trạng nhập khẩu thép hợp kim thay thế thép
xây dựng với thuế suất thấp 0%, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý và kiểm tra
nghiêm ngặt tình trạng lách thuế của các mặt hàng thép như thép cuộn chứa hợp kim
Bo, thép hợp kim sử dụng trong xây dựng: yêu cầu đơn vị nhập khẩu phải xuất trình
các giấy chứng nhận giám định mặt hàng hưởng thuế ưu đãi… Ngoài ra, Chính phủ
còn thực hiện ổn định tỷ giá USD/VNĐ, ưu tiên cung cấp USD cho nhập khẩu phôi
Vũ Tuyết Mai

25

Kinh tế quốc tế 48B



×