Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

CÁC CHỦNG VI NẤM Candida spp. PHÂN LẬP TỪ ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀ ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CỦA CÁC BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.49 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
******************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC CHỦNG VI NẤM Candida spp. PHÂN LẬP TỪ ĐƯỜNG HÔ HẤP
VÀ ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CỦA CÁC BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP.HCM

Ngành học :

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện :

HỒ QUANG THẮNG

Niên khóa :

2005 – 2009

Tháng 08/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
******************


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁC CHỦNG VI NẤM Candida spp. PHÂN LẬP TỪ ĐƯỜNG HÔ HẤP
VÀ ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CỦA CÁC BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP.HCM

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS.BS. TRẦN PHỦ MẠNH SIÊU

HỒ QUANG THẮNG

Tháng 08/2009


LỜI CẢM ƠN
Đây là thời điểm đánh dấu kết thúc cho một chặng đường học tập xuyên suốt 4
năm qua tại bậc Đại học đồng thời mở ra một chặng đường mới nhiều thách thức phía
trước. Để có thể vượt qua những khó khăn ấy bên cạnh nỗ lực không ngừng của bản
thân em xin được tri ân những người đã hết lòng giúp đỡ mình tại những thời khắc
quyết định quan trọng .
Xin được cảm ơn Bố Mẹ đã sinh thành dưỡng dục Con suốt những năm tháng
qua với tình yêu thương và sự ủng hộ Con theo đuổi ngành học và công việc mà Con
đam mê.
Cảm ơn thầy cô Bộ môn Công Nghệ Sinh Học Đại học Nông Lâm
TP.HCM - những người suốt 4 năm liền đã hết sức dạy dỗ truyền đạt cho em những
kiến thức cơ bản làm nền tảng cho việc học và làm việc sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn thầy Nguyễn Văn Vĩnh Châu - BS.Trưởng khoa xét
nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM đã tạo điều kiện và giúp đỡ em rất nhiều

trong thời gian thực tập ở khoa.
Em xin gửi lời cảm ơn đến BS.Trần Phủ Mạnh Siêu đã tận tâm hướng dẫn và
truyền thụ cho em những kiến thức cả lý thuyết lẫn về kỹ thuật thực hành.
Em xin cảm ơn các anh chị khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
TP.HCM đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho em nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực
tập vừa qua.

iii


TÓM TẮT
Bệnh nhiễm vi nấm Candida spp. rất phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới, có khí
hậu nóng ẩm quanh năm, nhất là ở các cộng đồng dân cư thiếu thốn điều kiện vệ sinh
môi trường. Chủng Candida spp. là vi nấm nội-hoại sinh ở người. Khi gặp điều kiện
thuận lợi như cơ địa phụ nữ có thai, tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng, hoặc sử dụng
các loại kháng sinh, tình trạng suy giảm miễn dịch nhất là do HIV/AIDS thì vi nấm sẽ
chuyển từ trạng thái hoại sinh thành gây bệnh.


Mục đích nghiên cứu đề tài này là tìm hiểu tình hình nhiễm nấm Candida spp.

gây ra ở những bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh
và các chủng vi nấm Candida spp. gây bệnh, tìm hiểu độ nhạy cảm với thuốc kháng
nấm bằng kháng nấm đồ bằng các phương pháp thực hiện là định danh các chủng vi
nấm Candida spp. phân lập được từ các bệnh phẩm máu, dịch rửa phế quản, nước tiểu,
phết họng, phết da; tính tỷ lệ dương tính với nấm Candida spp. trên từng loại bệnh
phẩm; thực hiện kỹ thuật kháng nấm đồ trên các chủng vi nấm phân lập được để tìm
hiểu độ nhạy cảm với các thuốc kháng nấm đang sử dụng hiện nay.



Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Bệnh nhiễm nấm vùng họng các bệnh nhân

HIV/AIDS chiếm tỷ lệ cao (66,67%), các bệnh nhân không nhiễm HIV/AIDS chiếm
tỷ lệ thấp (25,33%). Chủng vi nấm thường gặp là Candida albicans (75%); (2) Bệnh
nhiễm nấm đường tiểu các bệnh nhân đang sử dụng kháng sinh, đặt ống sonde tiểu và
bệnh nhân tiểu đường chiếm tỷ cao. Chủng thường gặp là Candida albicans và
Candida tropicalis chiếm tỷ lệ tương đương nhau (47, 83%). (3) Bệnh nhiễm nấm phổi
các bệnh nhân lớn tuổi đặt nội khí quản, đặt ống thở, người nghiện thuốc lá chiếm tỷ lệ
cao. Và chủng vi nấm thường gặp là Candida albicans (80%).

iv


SUMMARY


Candidiasis are commonly found in tropical countries where the climate is hot

and humid throughout the year. Especially, that kind of diseases is spread among the
poor sanitation communities. Candida spp. are both endosymbiont and exosymbiont
fungus in human host. In the endosymbiont state, Candida spp. normal flora in the
balance with other bacteria, therefore they can keep the bio-balance. However, the
fungus are able to activate into a pathogen in some special hosts such as pregnant
women or those who are suffering from malnutrition, diabetes, antibiotic use, corticoid
therapy and immunocompromised condition.


This study is aimed to identify the prevalence of Candidiasis in inpatients

admitted to Hospital of Tropital Diseases in Ho Chi Minh City as well as the pathogen

species causing the disease and to find the sensitivity with antifungal drugs. The
content and method of this study is to identify the the prevalence of Candida spp.
isolated from blood, BAL, bronchial washings, urine, skin scraps and throat swab
specimens, to identify Candida species isolated on each kind of specimens, to identify
the sensitivity with common antifungal drugs.


Research results show: (1) The throat fungal infection patients with HIV / AIDS

accounts for high percentage (66.67%), patients not infected with HIV / AIDS
accounts for a low rate (25.33%). Common fungal strain is Candida albicans (75%).
(2) Tract fungal infections patients using antibiotics, put tubes sonde profile and
patients with diabetes account for higher rates. Common strains of Candida albicans
and Candida tropicalis accounted equivalent rate (47, 83%). (3) Fungal lung disease
patients older set internal airway, breathing tube placed, smokers account for high
rates. And a common fungal strains Candida albicans (80%).

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iii
TÓM TẮT ....................................................................................................................iv
SUMMARY .....................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2

1.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1. Giới thiệu vi nấm.......................................................................................................3
2.1.1. Định nghĩa vi nấm..................................................................................................3
2.1.2. Phân loại vi nấm.....................................................................................................3
2.1.3. Sự sinh sản của vi nấm...........................................................................................4
2.1.3.1. Sinh sản hữu tính.................................................................................................4
2.1.3.2. Sinh sản vô tính...................................................................................................4
2.2. Tổng quan về vi nấm gây bệnh .................................................................................5
2.2.1. Vi nấm ngoài da .....................................................................................................5
2.2.2. Vi nấm nội tạng......................................................................................................5
2.2.3. Định nghĩa nấm cơ hội...........................................................................................6
2.2.4. Nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV/AIDS .....................................................6
2.3. Tổng quan về vi nấm Candida spp. ..........................................................................6
2.3.1. Đặc điểm sinh vật học của vi nấm Candida spp. ...................................................6
2.3.2. Phân bố địa lý.........................................................................................................9
2.3.3. Tính chất gây bệnh của vi nấm Candida spp. ......................................................10
2.3.4. Các bệnh nhiễm nấm Candida spp. thường gặp ..................................................10
2.3.5. Những đối tượng dễ nhiễm nấm Candida spp. ....................................................11
2.3.6. Tình hình nhiễm nấm Candida spp. trong các nghiên cứu gần đây ....................12

vi


2.4. Đặc điểm các loại thuốc điều trị bệnh nấm hiện nay ..............................................12
2.4.1. Amphotericin B (Fungizone) ...............................................................................12
2.4.2. Ketoconazole (Nizoral) ........................................................................................12
2.4.3. Nystatin ................................................................................................................ 13
2.4.4. Fluconazole ..........................................................................................................13
2.4.5. 5-Fluorocytosine ..................................................................................................13

2.4.6. Clotrimazole.........................................................................................................13
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................14
3.1. Vật liệu ....................................................................................................................14
3.1.1. API 20C AUX ......................................................................................................14
3.1.2. Môi trường Sabouraud .........................................................................................16
3.1.3. Môi trường Chrom agar .......................................................................................16
3.1.4. Môi trường thạch bột ngô ( corn meal agar) ........................................................17
3.1.5. Chai cấy máu........................................................................................................17
3.1.6. Tăm bông vô trùng ...............................................................................................17
3.1.7. Thuốc nhuộm giemsa ...........................................................................................18
3.1.8. KOH 10%.............................................................................................................19
3.1.9. Mực tàu (india ink)...............................................................................................19
3.1.10. Thuốc nhuộm Lacto Phenol Cotton Blue (LPCB).............................................19
3.1.11. Đĩa kháng nấm và môi trường đặt đĩa kháng nấm .............................................20
3.2. Phương pháp ...........................................................................................................20
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................20
3.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................20
3.2.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ...........................................................................................20
3.2.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu ........................................................................................20
3.2.2. Y đức trong nghiên cứu........................................................................................20
3.2.3. Kỹ thuật nghiên cứu .............................................................................................21
3.2.3.1. Soi tươi bệnh phẩm ...........................................................................................21
3.2.3.2. Cấy bệnh phẩm..................................................................................................22
3.2.3.3. Định danh vi nấm ..............................................................................................23

vii


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................26
4.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................26

4.1.1. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm nấm Candida spp. theo từng loại bệnh phẩm.................26
4.1.1.1. Vi nấm phân lập qua phết họng, phết lưỡi ........................................................26
4.1.1.2. Vi nấm phân lập qua nước tiểu .........................................................................27
4.1.1.3. Vi nấm phân lập qua đàm, dịch rửa phế quản...................................................28
4.1.2. Tỷ lệ nhiễm từng loại vi nấm Candida spp. theo từng loại bệnh phẩm...............29
4.1.2.1. Vi nấm phân lập qua phết họng, phết lưỡi ........................................................29
4.1.2.2. Vi nấm phân lập qua nước tiểu .........................................................................30
4.1.2.3. Vi nấm phân lập qua đàm, dịch rửa phế quản...................................................30
4.1.3. Kết quả kháng nấm đồ theo từng loại bệnh phẩm................................................31
4.1.3.1. Vi nấm phân lập qua phết họng, phết lưỡi ........................................................31
4.1.3.2. Vi nấm phân lập qua nước tiểu .......................................................................32
4.1.3.3. Vi nấm phân lập qua đàm, dịch rửa phế quản...................................................33
4.2. Thảo luận.................................................................................................................33
4.2.1. Tình hình nhiễm vi nấm vùng họng .....................................................................33
4.2.2. Tình hình nhiễm vi nấm trong nước tiểu .............................................................35
4.2.3. Tình hình nhiễm vi nấm trong đàm, dịch rửa phế quản.......................................36
4.2.4. Kết quả kháng nấm đồ theo từng loại bệnh phẩm................................................37
4.2.4.1. Vi nấm phân lập qua phết họng, phết lưỡi ........................................................37
4.2.4.2. Vi nấm phân lập qua nước tiểu .........................................................................37
4.2.4.3. Vi nấm phân lập qua đàm, dịch rửa phế quản...................................................37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................................39
5.1. Kết luận ...................................................................................................................39
5.2. Đề nghị ....................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................40

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS


Acquired Immune Deficiency

BS

Bác Sĩ

CDC

Centers of Disease Control and Prevention

ĐH

Đại Học

GS

Giáo Sư

HIV

Human Immunodeficiency Virus

LPCB

Lacto Phenol Cotton Blue

OIs

Opportunistic Infections


TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

WHO

World Health Organization

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1 Tỷ lệ dương tính với vi nấm qua cấy phết họng, lưỡi....................26
Bảng 4.2 Phân loại bệnh nhân qua cấy phết họng, lưỡi ................................26
Bảng 4.3 Tỷ lệ dương tính với vi nấm qua cấy nước tiểu .............................27
Bảng 4.4 Phân loại bệnh nhân qua cấy nước tiểu..........................................27
Bảng 4.5 Tỷ lệ dương tính với vi nấm qua cấy đàm .....................................28
Bảng 4.6 Phân loại bệnh nhân qua cấy đàm ..................................................28
Bảng 4.7 Tỷ lệ các tác nhân vi nấm qua cấy phết họng, lưỡi........................29
Bảng 4.8 Tỷ lệ các tác nhân vi nấm qua cấy nước tiểu .................................30
Bảng 4.9 Tỷ lệ các tác nhân vi nấm qua cấy đàm .........................................30
Bảng 4.10 Tỷ lệ nhạy, kháng nấm C.albicans qua phết họng, lưỡi .............31
Bảng 4.11 Tỷ lệ nhạy, kháng nấm C.tropicalis qua phết họng, lưỡi.............32
Bảng 4.12 Tỷ lệ nhạy, kháng nấm C.albicans qua cấy nước tiểu .................32
Bảng 4.13 Tỷ lệ nhạy, kháng nấm C.tropicalis qua cấy nước tiểu ...............32
Bảng 4.14 Tỷ lệ nhạy, kháng nấm C.albicans qua cấy đàm .........................33
Bảng 4.15 Tỷ lệ nhạy, kháng nấm C.tropicalis qua cấy đàm .......................33


x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Nấm Candida spp. nhuộm gram soi dưới kính hiển vi ..................7
Hình 2.2 Candida albicans sinh ống mầm trong huyết thanh ngựa..............7
Hình 2.3 Candida spp. với dạng hạt men và sợi tơ nấm ...............................8
Hình 2.4 Candida albicans sinh bào tử bao dày (chlamydospore). ..............8
Hình 2.5 Khuẩn lạc Candida spp trên môi trường Sabouraud. .....................9
Hình 2.6 Bệnh nhân bị bệnh nấm miệng .......................................................11
Hình 2.7 Bệnh nhân bị bệnh nấm móng........................................................11
Hình 3.8 Bộ API 20C AUX..........................................................................14
Hình 3.9 Quá trình làm API xác định tên loài nấm men chưa xác định .......15
Hình 3.10 Các chủng Candida spp. trên môi trường thạch Chrom agar.......16
Hình 3.11 Chai cấy máu ................................................................................17
Hình 3.12 Tăm bông vô trùng. ......................................................................18
Hình 3.13 Sơ đồ thực hiện định danh các loài nấm sợi.................................24
Hình 3.14 Sơ đồ thực hiện định danh các loài nấm hạt men.........................25
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ bệnh phẩm dương tính qua cấy phết họng, lưỡi ...............27
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ bệnh phẩm dương tính cấy nước tiểu ...............................28
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ bệnh phẩm dương tính qua cấy đàm.................................29
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ các tác nhân vi nấm qua cấy phết họng, lưỡi....................29
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ các tác nhân vi nấm qua cấy nước tiểu .............................30
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ các tác nhân vi nấm qua cấy đàm .....................................31

xi


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề


Bệnh nhiễm vi nấm rất phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm

quanh năm, nhất là ở các cộng đồng dân cư thiếu thốn điều kiện vệ sinh môi trường.


Tại Việt Nam, những năm gần đây tỷ lệ nhiễm nấm thông thường do vệ sinh

kém đã giảm nhiều, tuy nhiên do sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS, bệnh nhiễm
nấm cơ hội lại bùng phát ở tất cả các thể bệnh. Trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên
được phát hiện ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1990. Từ đó đến nay, số lượng bệnh
nhân nhiễm HIV/AIDS vẫn gia tăng liên tục. Tính trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có
thêm hơn 100 người bị nhiễm HIV. Chỉ tính riêng trong năm 2005, ước tính đã có
37.000 người bị nhiễm HIV. Số người đang bị nhiễm HIV năm 2006 là 280.000 người,
gấp 2 lần con số của năm 2000 là 122.000 người.Đây chính là nguyên nhân làm cho
bệnh nhiễm nấm cơ hội ngày càng gia tăng ở nước ta.
Candida spp. là vi nấm nội-hoại sinh ở người. Ở dạng hoại sinh, chúng giữ một
thế cân bằng với các vi khuẩn cùng sống với nó, tạo thành trạng thái cân bằng vi sinh
của cơ thể. Trong một số điều kiện nhất định, thuận lợi như phụ nữ có thai, tiểu đường,
béo phì, suy dinh dưỡng, hoặc sử dụng các loại kháng sinh, corticoid, đặc biệt là tình
trạng suy giảm miễn dịch thì vi nấm sẽ chuyển từ trạng thái hoại sinh thành gây bệnh.
Ðặc trưng của trạng thái gây bệnh là số lượng vi nấm tăng lên rất nhiều, có sự thành
lập các sợi tơ nấm giả, vi nấm len lỏi giữa các tế bào ký chủ và xâm nhập sâu hơn.


Bệnh có thể ở niêm mạc như miệng, thực quản, ruột, âm đạo, hậu môn; ở da,


móng, ở các cơ quan nội tạng như tim, phổi, đường tiết niệu, xâm nhập vào máu gây
nhiễm nấm máu. Ở những bệnh nhân HIV/AIDS, nhiễm Candida spp. ở da và niêm
mạc thường gặp với sang thương ở miệng (đẹn) và thực quản. Từ miệng, vi nấm sẽ
phát tán đi khắp cơ thể, gây thể bệnh lan toả thứ phát. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi
muốn tìm hiểu tình trạng nhiễm vi nấm Candida spp. ở đường hô hấp và đường tiết
niệu ở các bệnh nhân nhập viện tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh.

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ mắc bệnh do vi nấm Candida spp. gây ra ở những bệnh nhân
nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh.
Xác định các chủng vi nấm Candida spp. gây bệnh.
Tìm hiểu độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm bằng kháng nấm đồ.
1.3. Nội dung nghiên cứu


Định danh các chủng vi nấm Candida spp. phân lập được từ các bệnh phẩm

máu, dịch rửa phế quản, nước tiểu, phết họng, phết lưỡi.


Tính tỷ lệ dương tính với nấm Candida spp. trên từng loại bệnh phẩm.



Thực hiện kỹ thuật kháng nấm đồ trên các chủng vi nấm phân lập được để tìm

hiểu độ nhạy cảm với các thuốc kháng nấm đang sử dụng hiện nay.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu vi nấm
2.1.1. Định nghĩa vi nấm
Vi nấm là loại vi sinh vật hiếu khí, không chứa chất diệp lục, có nhân thật, sinh
sản hữu tính và vô tính. Chúng thường có cấu trúc dạng hạt men, dạng sợi, phân
nhánh, có màng tế bào (Đỗ Thị Nhuận, 1973).
2.1.2. Phân loại vi nấm
Có tới 100.000 loài vi nấm khác nhau, hầu hết sống trong đất. Chúng rất đa
dạng về hình thái, kích thước, kiểu sinh sản và các hình thức lan truyền. Vi nấm phát
triển dưới hình dạng sợi tơ nấm (nấm sợi) hoặc dạng hạt men.
a. Sợi tơ nấm:
Sợi tơ nấm là một ống rất nhỏ, dài, mảnh, trông giống như rễ cây, thường có
đường kính từ 5-10µm. Dưới kính hiển vi sợi tơ nấm có thể có vách ngăn ngang hay
thông suốt tức là không có vách ngăn. Khi thấy tơ nấm mọc thành đám ta gọi đó là
“thể tơ nấm”. Thể tơ nấm của một vi nấm mọc trên môi trường dinh dưỡng cho ra các
khúm nấm. Các sợi tơ nấm mọc được ở hầu hết mọi nơi trên trái đất, xâm chiếm chất
hữu cơ để lấy chất dinh dưỡng.
b. Nấm hạt men:
Nấm hạt men là tế bào vi nấm hình cầu hay trái xoan, thường có đường kính từ
5-10µm. Nấm hạt men lớn hơn vi trùng nhưng nhỏ hơn hồng cầu của người.
Một tế bào nấm hạt men bao gồm có nhân, thành tế bào và tất cả những cấu trúc
khác cần thiết cho hoạt động sống. Khi cấy nấm hạt men trên môi trường thí nghiệm,
nấm hạt men sẽ tạo ra những khúm rất giống khúm vi trùng. Các khúm hạt men thường
phẳng, tròn, có thể có màu sắc, có thể bóng hay đục mờ và không bao giờ lớn như
khúm nấm sợi.


3


Nhiều vi nấm chỉ có dạng hạt men mà không bao giờ sinh dạng sợi tơ nấm. Một
số ít vi nấm khác (một số vi nấm gây bệnh ở người) vừa mọc dưới dạng hạt men khi ủ
ở 350C vừa có dạng sợi tơ nấm khi ủ ở nhiệt độ 250C.
2.1.3. Sự sinh sản của vi nấm
2.1.3.1. Sinh sản hữu tính
a. Vi nấm hạt men: sinh sản hữu tính do sự phối hợp của hai tế bào hạt men để
thành lập túi (ascus) và các bào tử túi (ascospores).
b. Vi nấm sợi tơ:
Ở nấm Tảo: đưa đến sự thành lập các bào tử tiếp hợp (zygospore).
Ở nấm Túi: đưa đến sự thành lập thể quả (ascocarp), túi và bào tử túi.
Ở nấm Đảm: đầu tiên là thành lập tế bào đảm (basidium); nhân và tế bào chất đi
theo các ống nhỏ phình to ra tạo thành bào tử đảm (basidiospores).
2.1.3.2. Sinh sản vô tính
a. Vi nấm hạt men: Sinh sản bằng cách nảy búp của tế bào mẹ, khi búp lớn xấp xỉ
tế bào mẹ thì cả hai tách ra.
b. Vi nấm sợi tơ:


Sinh bào tử từ sợi tơ nấm chìm: sợi tơ nấm đứt ra thành những bào tử đốt

(arthrospores). Khi môi trường hết chất bổ dưỡng, một số ngăn sẽ gom các chất dự trữ,
vách phồng to và dầy lên thành bào tử bao dầy (chlamydospore). Trong khi sợi tơ nấm
chết đi, bào tử bao dầy vẫn tiếp tục sống, chờ khi gặp môi trường mới sẽ mọc lên thành
khúm nấm mới.



Sinh bào tử từ bào đài: Bào đài là một nhánh của các sợi tơ nấm nhô lên không

khí đặc biệt giữ trách nhiệm sinh bào tử. Sinh bào tử ở đây rất đa dạng, người ta
thường dựa vào đó để định danh vi nấm (Trần Xuân Mai và ctv, 2005).

4


2.2. Tổng quan về vi nấm gây bệnh
2.2.1. Vi nấm ngoài da
a. Tính chất sinh lý:


Các vi nấm ngoài da tuy ký sinh ở những mô kêratin hóa nhưng vẫn có thể mọc

được ở những môi trường không có loại protein cứng này (scleroprotein), ví dụ môi
trường khoai đường, môi trường cơm, môi trường Sabouraud.


Khi cấy phân lập vi nấm ngoài da từ bệnh phẩm, người ta thường cho thêm

kháng sinh vào môi trường Sabouraud để ức chế sự phát triển của vi trùng.
b. Hình thể:
Các vi nấm ngoài da là vi nấm sợi tơ nên gồm các sợi tơ nấm có vách ngăn,
phần lớn sinh bào tử đính nhỏ (microconidia) và bào tử đính lớn (macroconidia).
Ngoài ra, còn có một số cơ cấu khác như:
Sợi tơ nấm hình vợt (racquet hyphae)
Sợi tơ nấm hình lược (pectinate hyphae)
Sợi tơ nấm xoắn (spiral).
Sợi tơ nấm hình sừng nai (favic chandelier)

Thể cục (nodular organs)
2.2.2. Vi nấm nội tạng
Bệnh vi nấm nội tạng bao gồm những bệnh không phải do vi nấm ngoài da,
không phải bệnh vi nấm ngoại biên. Mầm bệnh có thể khu trú, có thể xâm nhập sâu,
phát tán ra toàn thân.
Bệnh do vi nấm hạt men:
Bệnh vi nấm Cryptococcus neoformans
Bệnh vi nấm Candida spp.
Bệnh do vi nấm sợi tơ:
Bệnh vi nấm Sporothrix schenki
Bệnh vi nấm Histoplasma capsulatum
Bệnh vi nấm Aspergillus spp.
Bệnh vi nấm Penicillium marneffei
Bệnh vi nấm Rhinosporidium spp.

5


2.2.3. Định nghĩa nấm cơ hội
Nấm cơ hội được định nghĩa là những loài nấm mà dưới điều kiện bình thường
chúng không gây bệnh. Chúng chỉ gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch yếu như
trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ có thai, bệnh nhân sau phẫu thuật,….. hay suy giảm hệ
miễn dịch như bệnh nhân HIV/AIDS (Lê Thanh Chiến, 1998).
Nhiễm trùng cơ hội (Opportunistis Infections – Ois) là những nhiễm trùng do vi
sinh vật gây ra ở những người suy giảm miễn dịch (miễn dịch suy yếu–
Immunodeficiency hoặc bị ức chế miễn dịch – Immunosuppression). Chúng cần có
một cơ hội như:
Suy dinh dưỡng.
Nhiễm trùng dai dẳng.
Các yếu tố gây ức chế miễn dịch trong ghép phủ tạng.

Hóa trị trong ung thư.
Nhiễm HIV/AIDS.
Dị tật bẩm sinh về gen.
2.2.4. Nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV/AIDS
Trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện ở thành phố Hồ Chí
Minh năm 1990. Từ đó đến nay, dịch AIDS vẫn không ngừng phát triển ở Việt Nam.
Từ năm 1993 – 1996, trung bình mỗi năm tăng 1000 ca, và trong 2 năm từ 1997-1998,
mỗi năm tăng thêm 2.500-3.000 ca (Lê Thanh Chiến,1998)
Ngày càng nhiều các trường hợp nấm cơ hội được biết đến. Có nhiều loại vi
nấm cơ hội, chủ yếu hay gặp là: Candida spp., Cryptococcus neoformans, Aspergillus
spp., Penicillium marneffei.
2.3. Tổng quan về vi nấm Candida spp.
2.3.1. Đặc điểm sinh vật học của vi nấm Candida spp.
Tồn tại ở trạng thái đơn bào, hay gặp là hình tròn, hình trái xoan., đường kính từ
3-5µm, kích thước gấp 10 lần vi khuẩn. Sợi tơ nấm không màu sắc, có nhiều vách ngăn
rộng từ 3-5µm.
Sinh sản vô tính theo kiểu nảy chồi.
Khả năng thích nghi với môi trường đường cao.

6


Tồn tại trong thiên nhiên, trong các môi trường chứa đường như hoa quả, rau
dưa, mật mía…
Có nhiều chủng Candida spp., trong đó Candida spp. gây bệnh như:
Candida albicans, Candida glabrata, Candida tropicalis, Candida krusei, Candida
parapsilosis, v.v

Hình 2.1 Nấm Candida spp. nhuộm gram soi dưới
kính hiển vi quang học (x40) (Phòng vi nấm bệnh viện

Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh)

Hình 2.2 Candida albicans sinh ống mầm trong huyết
thanh ngựa (x40) (Phòng vi nấm bệnh viện Bệnh Nhiệt
Đới thành phố Hồ Chí Minh)

7


Hình 2.3 Candida spp. trong mô tế bào với dạng hạt men và
sợi tơ nấm (x100)

Hình 2.4 Candida albicans sinh bào tử bao dày (chlamydospore)
khi nuôi cấy trong thạch bột ngô (corn meal agar) (Phòng vi nấm
bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh)

8


Hình 2.5 Khuẩn lạc Candida spp. trên môi trường Sabouraud.
(Phòng vi nấm bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh)

Có khoảng 80-90% các chủng phân lập được trong âm đạo là Candida albicans,
Candida glabrata, Candida tropicalis, Candida krusei, Candida parapsilosis về mặt
lâm sàng gây bệnh giống như Candida albicans nhưng thường đề kháng với điều trị
(Đỗ Thị Nhuận, 1973).
2.3.2. Phân bố địa lý
Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1842 bởi Gruby trong hội thảo khoa học về
nấm của Pháp nói về nguyên nhân gây bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ. Năm 1853 Robin đặt
tên cho loài nấm này là Oidium albicans và 70 năm sau Berkhout phân loại chúng

thuộc họ Candida.
Chủng nấm Candida albicans và một số loài nấm Candida spp. khác là các loại
nấm cư trú bình thường trên cơ thể người. Có thể phân lập được Candida albicans từ
đường tiêu hóa, âm đạo và miệng của những người khỏe mạnh. Vì vậy bệnh nấm
Candida spp. là bệnh phổ biến duy nhất do loại nấm thường xuyên cư trú trên cơ thể
người gây ra.
Ngoài ra bệnh này không liên quan tới nơi cư trú, có nghĩa là mầm bệnh có ở
khắp mọi nơi không phân biệt bất kỳ vi trí địa lý hoặc biên giới quốc gia nào.

9


2.3.3. Tính chất gây bệnh của vi nấm Candida spp.
Bình thường có thể tìm thấy Candida spp. ký sinh trong họng, đường tiêu hoá,
âm đạo, da mà không gây bệnh, chúng sống cộng sinh và cân bằng trong hệ vi sinh
bình thường (vi hệ).
Sự phát triển và gây bệnh của chúng chịu sự kiềm chế của các vi khuẩn sống
trong vi hệ. Chúng trở nên gây bệnh khi điều kiện thuận lợi, giảm sức đề kháng (do
nhiều nguyên nhân), mất cân bằng trong vi hệ và do một số yếu tố thuận lợi khác.
Các điều kiện thuận lợi cho Candida spp. gây bệnh:
Yếu tố sinh lý: khi người phụ nữ có thai, sự gia tăng các hormone đưa đến sự
biến đổi môi trường âm đạo (tích trữ glycogen trong tế bào biểu bì), cộng thêm với sự
suy giảm miễn dịch khiến vi nấm có điều kiện phát triển hơn.
Yếu tố bệnh lý: bệnh tiểu đường làm gia tăng đường trong máu và các dịch sinh
học, bệnh béo phì, suy dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng.
Yếu tố nghề nghiệp: các nghề thường xuyên tiếp xúc với nước như những người
bán nước uống, bán trái cây, bán cá, làm bếp trong các nhà hàng ăn uống,…dễ đưa đến
viêm da, viêm móng và quanh móng do Candida spp.
Yếu tố thuốc men: kháng sinh phổ rộng dùng liều cao và thời gian lâu sẽ diệt
các vi khuẩn sống chung với vi nấm, do đó phá vỡ thế cân bằng sinh thái tại chỗ. Dùng

corticoides nhiều sẽ làm giảm miễn dịch qua trung gian tế bào hay sử dụng thuốc ức
chế miễn dịch dùng trong điều trị ung thư hoặc ghép cơ quan.
2.3.4. Các bệnh nhiễm nấm Candida spp. thường gặp


Bệnh nấm miệng: Thường là tổn thương lành tính, xảy ra trong một vài tuần đầu

của trẻ sơ sinh. Biểu hiện lâm sàng xuất hiện khi sức đề kháng của cơ thể kém. Bệnh
niêm mạc miệng có đặc điểm là tạo ra các mảng màu trắng trên lưỡi, đây chính là nơi
nấm cư trú. Bệnh này thường gặp ở trẻ em sơ sinh, trẻ bị rối loạn tiêu hóa, người suy
kiệt, người già yếu, người lạm dụng chất kháng sinh và 90% người bị bệnh AIDS.


Bệnh nấm âm đạo – âm hộ: Thường gặp ở những phụ nữ tiếp xúc với nước bẩn

hoặc sử dụng viên đặt âm đạo kháng sinh kéo dài, bệnh nhân đái tháo đường, phụ nữ
có thai và những người thường sử dụng thuốc tránh thai. Vi nấm chủ yếu gây bệnh là
Candida albicans, đôi khi có thể là Candida tropicalis, Candida krusei, v.v

10




Bệnh nấm móng: Bệnh mang tính chất nghề nghiệp, bệnh nhân thường là những

người hay nhúng tay, chân vào nước, nhất là các loại nước có đường hay tinh bột (bán
nước uống, bán rau, bán trái cây,….). Móng dần dần trở nên đục, bề mặt nâu nhạt và
lồi lõm. Móng bị hỏng là vì sự chuyển hóa sinh móng bị xáo trộn. Vi nấm gây bệnh
chủ yếu là Candida albicans, đôi khi Candida tropicalis, Candida gulliermondii,

Candida zeylanoides,…


Bệnh nấm Candida nội tạng: bệnh ít gặp, các loài nấm Candida có thể gây bệnh ở

phổi hay viêm nội tâm mạc hay lan tỏa rộng rãi khắp các cơ quan cơ thể, thậm chí cả
màng não. Bệnh thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch. Những thể bệnh nấm
Candida này thường dẫn tới tử vong (Trần Xuân Mai và ctv, 2005).

Hình 2.7 Bệnh nhân bị bệnh nấm móng
(Logical Images,2007)

Hình 2.6 Bệnh nhân bị bệnh nấm miệng
(Logical Images,2007)

2.3.5. Những đối tượng dễ nhiễm nấm Candida spp.
Bệnh nhân tiểu đường, người nhiễm HIV.
Những người thường xuyên mang răng giả.
Người dùng lâu ngày các kháng sinh phổ rộng hoặc dùng các hoóc môn tuyến
thượng thận với liều cao.
Những phụ nữ sử dụng nhiều thuốc ngừa thai.
Phụ nữ có thai 3 tháng cuối bị nấm âm hộ, âm đạo.
Bệnh nhân phải đặt ống luồn tĩnh mạch lâu ngày, giảm bạch cầu trung tính;
người mắc bệnh máu ác tính và trẻ sơ sinh thiếu cân. Người phải đặt ống thông bàng
quang hoặc bể thận lâu ngày cũng dễ bị nhiễm nấm Candida đường tiết niệu.

11


2.3.6. Tình hình nhiễm nấm Candida spp. trong các nghiên cứu gần đây

Tại Thái Lan, theo tài liệu từ ĐH HarWard, CDC Mỹ và chương trình GAP đã
đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm nấm Candida ở thực quản là 3% - 6%.
Tại Việt Nam tình hình bệnh nấm Candida spp. như sau:
Theo Nguyễn Thị Thanh Sương và cộng sự tại bệnh viện Trung Ương Huế năm
2007, nghiên cứu trên 100 bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc phải cho thấy tỷ lệ
nhiễm nấm Candida spp. là 42%.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM năm 2000, Nguyễn Hữu Chí và cộng
sự nghiên cứu trên 100 bệnh nhân, cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm Candida spp. miệng là
69%. Theo tổng kết của Trần Phủ Mạnh Siêu (2003-2005), nhiễm nấm Candida spp.
họng năm 2003 là 42/47 ca (89,36%), năm 2004 là 73/90 ca (81%), 8 tháng đầu năm
2005 là 50/58 ca (86,2%).
Theo Trần Minh Thông và cộng sự tại Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh Viện Chợ
Rẫy TP.HCM từ tháng 4/1999 đến tháng 10/2001: thống kê tỷ lệ nhiễm nấm Candida
spp. là 40% (10/40).
2.4. Đặc điểm các loại thuốc điều trị bệnh nấm hiện nay
2.4.1. Amphotericin B (Fungizone)
Là thuốc diệt nấm. Dùng đường tĩnh mạch và nội màng trong hầu hết trường
hợp bệnh nấm nội tạng.
Là thuốc chống nấm thuộc nhóm polyen. Nó làm thành tế bào nấm không dãn ra
được, làm suy yếu chức năng của màng tế bào dẫn đến thoát thành phần tế bào có
trọng lượng phần tử thấp ra khỏi tế bào, kết quả là tế bào nấm sẽ chết.
Làm tăng hiệu quả của 5-fluorocytosin (5-FC) do làm tăng khả năng hấp thụ của
5-FC qua màng tế bào nấm đã bị suy yếu.
2.4.2. Ketoconazole (Nizoral)
Là thuốc diệt nấm phổ rộng. Có tác dụng trong bệnh nấm bề mặt, nấm da, bệnh
nấm nội tạng. Dùng tại chỗ hay đường uống.
Ketoconazole thuộc nhóm azol, có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp
ergosterol, là thành phần cấu tạo chính màng tế bào nấm. Thiếu ergosterol, màng tế

12



bào sẽ bị suy yếu, giảm độ hoạt hóa của enzyme liên quan tới màng tế bào và sự tổng
hợp chất kitin (chất cần thiết để sinh tổng hợp thành tế bào nấm).
2.4.3. Nystatin
Là thuốc diệt nấm chỉ dùng điều trị tại chỗ. Là loại thuốc kháng nấm nhóm
polyen giống amphotericin B. Vì vậy, nó cũng tác động cản trở quá trình tổng hợp
ergosterol của màng tế bào nấm.
Chỉ định các loài nấm Candida spp. phát triển mạnh trong hệ tiêu hóa, thực
quản, ở da, bộ phận sinh dục.
Không dùng cho điều trị nấm nội tạng do: thuốc không tan trong nước, không
hấp thụ vào mô tế bào, độ độc cao khi dùng ngoài đường tiêu hóa.
2.4.4. Fluconazole
Là một loại thuốc kháng nấm phổ rộng mới hơn nữa trong nhóm triazol dưới
dạng viên uống và dạng dung dịch dùng đường tĩnh mạch. Rất hiệu quả trong điều trị
nấm men gây bệnh ở niêm mạc và nội tạng, đặc biệt đối với tưa miệng, bệnh nấm
Candida spp. thực quản và bệnh viêm màng não do Cryptococcus neoformans.
2.4.5. 5-Fluorocytosine
Là chất kìm nấm, có thể thấm sâu vào tất cả các dịch lỏng trong cơ thể, dùng
đường tiêu hóa.
Thường dùng kèm với amphotericin B đường tĩnh mạch để tăng tác dụng trong
việc điều trị viêm màng não do Cryptococcus neoformans.
5-Fluorocytosine ngăn cản sinh tổng hợp acid nucleic, xâm nhập vào tế bào qua
phần nội bào, lấy từ trong tế bào khối chất AND tổng hợp để tạo thành ARN làm ngăn
cản việc tổng hợp protein.
2.4.6. Clotrimazole
Có tác dụng kìm nấm ở nồng độ 10 µg/ml và diệt nấm ở nồng độ cao.
Có hiệu quả với lớp nấm da (Dermatophytes), nấm men, nấm sợi, nấm gây
bệnh thể lưỡng tính và loài Trichomonas ở nồng độ rất cao.
Dùng tại chỗ dưới dạng dung dịch 1% hoặc kem bôi.

Là thuốc thuộc nhóm azol, ức chế quá trình sinh tổng hợp ergosterol.

13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu
3.1.1. API 20C AUX

Hình 3.8 Bộ API 20C AUX
Nhà sản xuất: BioMérieux.
Tên sản phẩm: API 20C AUX.
Nguyên tắc: bộ sản phẩm API 20C AUX bao gồm 20 giếng chứa các chất khử
đặc trưng cho 19 phản ứng đồng hoá. Những giếng đó chứa các loại đường ở dạng bán
rắn, nấm men sẽ phát triển trên đó nếu chúng có thể tận dụng được nguồn cacbon.
Phản ứng có thể đọc được bằng cách đối chứng với ô chứng (ô cuối cùng). Kết quả đọc
bằng phần mềm tương ứng.
Bộ kit bao gồm:
25 tấm API 20C AUX.
25 hộp ủ.
25 ống C môi trường.
25 phiếu điền kết quả.

14


×