BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
MÔN CÔNG NGHỆ 10 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên: CHÂU THỊ PHƯƠNG THẢO
Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
Niên khóa: 2005-2009
Tháng 05/2009
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ 10 Ở
MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tác giả
Châu Thị Phương Thảo
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng cử nhân ngành
Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp
GV hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Thủy
Tháng 05 năm 2009
i
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp cử nhân Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp, NNC xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, ba mẹ đã nuôi dưỡng, cổ vũ, động viên con trong
suốt thời gian qua và cả trong tương lai.
NNC xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Ban Giám Hiệu và các Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
Quý Thầy Cô Bộ môn Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp.
Ban Giám Hiệu và quý Thầy Cô bộ môn Công nghệ THPT Tam Phú, THPT
Thủ Đức, THPT Nguyễn Hữu Huân - Quận Thủ Đức, THPT Nguyễn Huệ,
THPT Phước Long - Quận 9, THPT Củ Chi - Huyện Củ Chi - TpHCM.
Các bạn sinh viên lớp DH05SP
Đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, NNC vô cùng biết ơn cô TS. NGUYỄN THANH THỦY - Trưởng Bộ môn
Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Trong điều kiện hạn chế về thời gian và khả năng, đề tài không tránh khỏi những thiếu
sót. NNC rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn
Sinh viên thực hiện
Châu Thị Phương Thảo
ii
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN/ PHẢN BIỆN
A. NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN
1. Nội dung
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2. Phương pháp nghiên cứu
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
3. Kết luận đề tài
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
B. NHẬN XÉT CỦA GV PHẢN BIỆN
1. Nội dung
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2. Phương pháp nghiên cứu
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
3. Kết luận đề tài
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
iii
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
TÓM TẮT
Trong quá trình dạy học, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là một mắc
xích để người thầy xác định được thành tích học tập, mức độ chiếm lĩnh tri thức, khả năng
giải quyết, xử lý tình huống trước một vấn đề đặt ra. Vì vậy, theo như lời Phan Đình Công
(2008), kiểm tra đánh giá giữ vai trò “bánh lái”, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình
dạy và học phát triển. Hay nói theo cách ước định của tác giả, công việc này vừa là một
khoa học, lại vừa là một nghệ thuật. Bên cạnh đó, lĩnh vực khoa học giáo dục so sánh đang
được quan tâm nghiên cứu. Với những xu thế trên nên NNC tiến hành đề tài: “So sánh
phương pháp đánh giá môn Công nghệ 10 ở một số trường THPT trên địa bàn TP.HCM”,
nhằm mục đích là giúp HS và GV ở trường THPT nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, tìm
ra một số phương pháp đánh giá hiệu quả. Từ đó, NNC mong muốn rằng với nghiên cứu
này sẽ giúp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông
hiện nay.
Thời gian nghiên cứu: tháng 8/2008 – tháng 5/2009
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích số liệu bằng excel.
Kết quả thu được:
- NNC đã phát phiếu hỏi HS và GV ở 6 trường THPT trên địa bàn TP.HCM để tìm
hiểu các phương pháp đánh giá đang được sử dụng.
- Trên cở sở đó, NNC tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của việc lựa chọn từng phương
pháp đánh giá.
- Cuối cùng, NNC so sánh việc sử dụng các phương pháp đánh giá giữa các trường với
nhau.
iv
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Trang kế bìa. ................................................................................................................. i
Lời cám ơn .................................................................................................................. ii
Nhận xét của GV hướng dẫn/phản biện........................................................................ iii
Tóm tắt kết quả nghiên cứu.......................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................................v
Danh sách các bảng/biểu đồ....................................................................................... viii
Danh sách các sơ đồ..................................................................................................... ix
Danh sách các chữ viết tắt..............................................................................................x
Lời ngỏ ..........................................................................................................................1
Chương 1: Giới thiệu ...................................................................................................2
1.1 Bối cảnh...................................................................................................................2
1.2 Lý do chọn đề tài .....................................................................................................3
1.3 Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................................3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.5 Mục đích nghiên cứu................................................................................................3
1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................3
1.7 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
1.8 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................4
1.9 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................4
1.10 Cấu trúc luận văn ...................................................................................................5
1.11 Kế hoạch nghiên cứu..............................................................................................6
Chương 2: Cơ sở lý luận ............................................................................................ 7
2.1 Giáo dục so sánh....................................................................................................... 7
2.1.1 Định nghĩa giáo dục so sánh..................................................................................7
2.1.2 Mục đích của giáo dục so sánh............................................................................. 7
2.1.3 Khái quát sự xuất hiện giáo dục so sánh ............................................................... 8
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu so sánh ......................................................................... 8
2.1.5 Các bước trong nghiên cứu giáo dục so sánh........................................................ 9
2.1.6 Giáo dục so sánh trên thế giới .............................................................................. 9
v
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
2.1.7 Giáo dục so sánh ở Việt Nam..............................................................................10
2.2 Phương pháp đánh giá trong dạy học .....................................................................10
2.2.1 Định hướng đổi mới đánh giá trong dạy học .......................................................10
2.2.2 Đánh giá trong dạy học .......................................................................................11
1. Một số khái niệm cơ bản về đánh giá .......................................................................11
2. Phân loại đánh giá....................................................................................................13
3. Mục đích của đánh giá .............................................................................................16
4. Vị trí của đánh giá trong dạy học .............................................................................16
5. Ý nghĩa của đánh giá................................................................................................17
6. Các thang bậc đánh giá của Bloom ..........................................................................18
7. Quy trình đánh giá ...................................................................................................20
2.2.3 Các phương pháp đánh giá ..................................................................................22
1. Kiểm tra viết............................................................................................................23
2. Kiểm tra nói.............................................................................................................25
3. Các phương pháp kiểm tra khác ...............................................................................26
2.3 Đánh giá trong dạy học môn Công nghệ 10............................................................27
2.3.1 Mục tiêu đánh giá trong dạy học môn Công nghệ 10...........................................27
2.3.2 Nội dung đánh giá...............................................................................................27
2.4 Lược khảo một số nghiên cứu trước đây ................................................................27
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu........................................................................33
3.1 Phương pháp quan sát ............................................................................................33
3.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................................33
3.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi .....................................................................34
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu...............................................................................35
3.4.1 Phân tích định tính ..............................................................................................35
3.4.2 Phân tích định lượng ...........................................................................................35
Chương 4: Kết quả ....................................................................................................36
4.1 Các phương pháp đánh giá đang được sử dụng ......................................................36
4.2 Nguyên nhân của việc lựa chọn từng phương pháp đánh giá ..................................40
4.2.1 Cách thức thiết kế đề kiểm tra.............................................................................40
4.2.2 Hình thức và mục đích của kiểm tra đánh giá ......................................................47
vi
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
4.3 So sánh việc sử dụng phương pháp đánh giá giữa các trường.................................53
Chương 5: Kết luận ...................................................................................................57
5.1 Kết luận .................................................................................................................57
5.2 Kiến nghị ...............................................................................................................59
5.3 Hướng phát triển của đề tài ....................................................................................59
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................60
Phụ lục
Phụ lục 1
Phụ lục 2
vii
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
DANH SÁCH CÁC BẢNG/BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Thống kê về các phương pháp đánh giá đang sử dụng .................................36
Biểu đồ 1: Các phương pháp đánh giá đang được sử dụng ........................................36
Bảng 2: Ý kiến của HS về các phương pháp đánh giá ...............................................38
Biểu đồ 2: Ý kiến HS về các phương pháp kiểm tra..................................................38
Bảng 3: Thống kê về sự khác và giống về đề kiểm tra giữa các lớp..........................40
Biểu đồ 3: Sự khác và giống về đề kiểm tra giữa các lớp ..........................................41
Bảng 4: Thống kê về mức độ khó của các câu hỏi trong đề kiểm tra thi ...................42
Biểu đồ 4: Mức độ khó của các câu hỏi trong đề kiểm tra thi ....................................42
Bảng 5: Thống kê ý kiến về lập ma trận trong thiết kế đề kiểm tra – thi ...................43
Bảng 6: Các cấp độ trong câu hỏi của một đề kiểm tra – thi......................................44
Biểu đồ 6: Các cấp độ trong câu hỏi của một đề kiểm tra – thi..................................44
Bảng 7: Ý kiến của HS về nội dung kiến thức trong những lần kiểm tra ...................45
Bảng 8: Nội dung kiến thức trong những lần kiểm tra – thi.......................................46
Bảng 9: Những mặt đánh giá được qua bài kiểm tra – thi..........................................46
Bảng 10: Thống kê về các hình thức của đánh giá.....................................................47
Bảng 11: Nguyên nhân HS đạt điểm cao trong kiểm tra – thi ....................................48
Biểu đồ 7: Nguyên nhân HS đạt điểm cao trong kiểm tra – thi..................................48
Bảng 12: Các vấn đề đánh giá được qua các câu hỏi trong bài kiểm tra – thi.............49
Bảng 13: Các mức độ của câu hỏi trong bài kiểm tra – thi ........................................49
Biểu đồ 8: Các mức độ của câu hỏi trong bài kiểm tra – thi ......................................50
Bảng 14: Mục đích của kiểm tra – thi .......................................................................50
Biểu đồ 9: Biểu đồ mục đích của kiểm tra – thi.........................................................51
Bảng 15: Kết quả học môn Công nghệ của HS..........................................................51
Biểu đồ 10: Kết quả học môn Công nghệ của HS......................................................52
Bảng 16: Ý kiến của HS về hiệu quả của đánh giá ....................................................53
Bảng 17: So sánh ý kiến của GV giữa các trường về phương pháp đánh giá ............54
Biểu đồ 11: So sánh ý kiến của GV giữa các trường về phương pháp đánh giá .........54
Bảng 18: So sánh ý kiến của HS giữa các trường về phương pháp đánh giá..............55
Biểu đồ 12: So sánh ý kiến của HS giữa các trường về phương pháp đánh giá..........56
viii
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Cấu trúc các nhân tố của quá trình đào tạo.................................................17
Hình 6.1 Sự phân bậc các mức độ nhận thức của Bloom...........................................18
Hình 7.1 Quy trình đánh giá......................................................................................21
Hình 2.2.3.1 Các phương pháp kiểm tra....................................................................22
ix
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT: TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HS: HỌC SNH
GV: GIÁO VIÊN
NNC: NGƯỜI NGHIÊN CỨU
TP.HCM: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SGK: SÁCH GIÁO KHOA
x
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
LỜI NGỎ
Ngày nay đất nước đang phát triển vượt bậc và nền giáo dục cũng được đầu tư phát
triển. Thế nhưng bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng của nền giáo dục nước nhà thì những
tiêu cực trong giáo dục đã xuất hiện. Trong những năm gần đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục đã
phát động cuộc vận động chống tiêu cực trong giáo dục được sự quan tam và đồng thuận
của nhiều cấp, ngành và tầng lớp nhân dân. Để chống tiêu cực, theo lời Bộ trưởng giải pháp
căn bản và lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là đổi mới phương pháp giáo
dục gắn với đổi mới cách đánh giá. Hơn bao giờ hết, việc đánh giá kết quả học tập của HS
được quan tâm nhiều nhất.
Mặt khác, khi đất nước hội nhập để phát triển đã khởi xướng cho một khoa học của
giáo dục phát triển - đó là giáo dục học so sánh.
Chính vì lý do trên, khi tiến hành nghiên cứu, NNC đã chọn thực hiện đề tài: “So sánh
phương pháp đánh giá môn Công nghệ 10 ở một số trường THPT trên địa bàn
TP.HCM”, nhằm giúp HS và GV ở trường THPT nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, tìm
ra một số phương pháp đánh giá hiệu quả. Từ đó, chất lượng của giáo dục ngày càng được
cải thiện, đáp ứng được nhu cầu xã hội.
-1-
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh:
Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007 đã đánh dấu
một bước ngoặc mới trong sự phát triển của đất nước, mở ra cho Việt Nam và giáo dục Việt
Nam những thời cơ và thách thức mới. Từ khi hội nhập, nền giáo dục Việt Nam đã đặt mình
vào hệ thống giáo dục chung của toàn cầu và từ đó nền giáo dục Việt Nam bắt đầu xuất hiện
“Giáo dục So Sánh” Lê Ngọc Trà (2007) đã nhận định phát triển giáo dục so sánh là một
yêu cầu đặt ra khi hội nhập và giáo dục so sánh góp phần biểu hiện thực trạng của giáo dục
Việt Nam rõ nét hơn. Theo tác giả nhiều lĩnh vực của khoa học giáo dục so sánh như chính
sách giáo dục, đo lường và đánh giá, công nghệ thông tin và giáo dục, giáo dục nghệ thuật
gần như bỏ trống hoặc mới bắt đầu được quan tâm gần đây.
Bên cạnh đó, nền giáo dục trong nước cũng đã đưa ra chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010 (Ban hành theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 thánh 12 năm 2001
của Thủ tướng Chính Phủ) ở mục 5.2 có ghi rõ “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo
dục, chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người
học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự
học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển
năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS, sinh viên trong
quá trình tự học tập…”. Theo Lê Phước Lộc (2002) dạy học kiểu gì thì đánh giá phải thích
hợp với hiệu quả của kiểu dạy ấy. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phương pháp
đánh giá cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Đánh giá đối với HS và GV ở trường THPT
là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy học vì căn cứ vào đó để điều chỉnh cách dạy,
cách học cho thích hợp và có hiệu quả.
Xuất phát từ những bối cảnh trên, đề tài: “SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
MÔN CÔNG NGHỆ 10 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được thực hiện.
-2-
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
1.2 Lý do chọn đề tài
Là một sinh viên ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp, được trang bị những kiến
thức về môn học “đánh giá trong giáo dục” và những hiểu biết về Giáo dục so sánh, NNC
nhận thấy tầm quan trọng của các vấn đề trên trong bối cảnh của giáo dục hiện nay.
Là một GV dạy Công nghệ tương lai, bản thân thấy cần thiết khi tiến hành nghiên cứu
về phương pháp đánh giá và giáo dục so sánh trong bối cảnh xu thế ngày nay.
Chính vì những lý do trên, khi tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp Cử nhân ngành
Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Nghiệp, NNC đã quyết định chọn và thực hiện đề tài: “SO SÁNH
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ 10 Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
1.3 Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm so sánh phương pháp đánh giá ở một số trường THPT tại địa bàn
TP.HCM. Cụ thể, qua việc thực hiện đề tài, NNC muốn làm rõ hai vấn đề sau:
1) Tìm hiểu tình hình sử dụng các phương pháp đánh giá ở một số trường THPT.
2) So sánh phương pháp đánh giá giữa các trường.
Cụ thể là khảo sát về các câu hỏi sau:
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
NNC thực hiện đề tài nhằm trả lời hai câu hỏi sau:
1) Những điểm giống nhau và khác nhau trong phương pháp đánh giá môn Công
Nghệ 10 ở các trường THPT trên địa bàn TP.HCM là gì?
2) Nguyên nhân của những điểm giống nhau và khác nhau trong phương pháp đánh
giá môn Công Nghệ 10 ở các trường THPT trên địa bàn TP.HCM là gì?
1.5 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục đích là giúp HS và GV ở trường THPT nâng cao hiệu
quả công tác đánh giá, tìm ra một số phương pháp đánh giá hiệu quả. Từ đó, chất lượng của
giáo dục ngày càng được cải thiện, đáp ứng được nhu cầu xã hội.
1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, NNC đề ra nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- NNC tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan các vấn đề nghiên cứu đã nêu.
- Sau đó, NNC phát phiếu điều tra khảo sát, đối tượng là HS và GV dạy môn Công
nghệ 10 ở một số trường THPT (cụ thể các trường đã nêu ở phần phạm vi nghiên cứu). Từ
-3-
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
đó, NNC xử lý số liệu bằng phần mềm excel, có cơ sở để đưa ra những điểm giống nhau và
khác nhau của phương pháp đánh giá môn Công nghệ 10 ở các trường THPT trên địa bàn
TP.HCM và nguyên nhân của điểm giống, khác nhau đó.
1.7 Phương pháp nghiên cứu
NNC đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để hoàn thành nhiệm vụ nghiên
cứu:
Phương pháp quan sát: quan sát giúp cho NNC thu thập được kết quả chính xác và
khách quan về vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: NNC có thêm nhiều hiểu biết về vấn đề nghiên cứu
và các phương pháp nghiên cứu khoa học. NNC tiến hành tìm và đọc các sách, tạp chí, luận
văn… để thu thập thông tin tiến hành thực hiện đề tài.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: NNC tiến hành lập phiếu hỏi dựa trên các vấn đề
cần nghiên cứu để thu thập các số liệu và dữ liệu cần thiết, phục vụ cho đề tài.
Phương pháp phân tích dữ liệu: sau khi thu thập được dữ liệu, NNC tiến hành phân tích
dữ liệu định tính và định lượng để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
1.8 Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: phương pháp đánh giá ở trường THPT tại địa bàn TP.HCM.
- Khách thể nghiên cứu: GV và HS ở một số trường THPT.
1.9 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận văn tốt nghiệp cử nhân ngành Sư Phạm Kỹ Thuật Nông
Nghiệp và do thời gian nghiên cứu còn giới hạn nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong
phạm vi là phương pháp đánh giá của GV và HS ở môn Công Nghệ 10 và ở 6 trường THPT
trên địa bàn TP.HCM, cụ thể là các trường sau:
Quận Thủ Đức
- Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
- Trường THPT Tam Phú
- Trường THPT Thủ Đức
Quận 9
- Trường THPT Nguyễn Huệ
- Trường THPT Phước Long
-4-
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
Huyện Củ Chi
- Trường THPT Củ Chi
1.10 Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn bao gồm
- Lời cảm ơn: NNC gửi lời cám ơn đến thầy cô hướng dẫn, giảng dạy, trường THPT đã
giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
- Lời ngỏ
- Chương 1: chương này NNC đã nêu những vấn đề sau
Bối cảnh, lý do chọn đề tài
Giới hạn đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc luận văn, kế hoạch
nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương này nêu lên những lý thuyết cho việc thực hiện nghiên cứu
Bên cạnh đó, NNC còn đưa ra một số lược khảo nghiên cứu trước đây.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp mà NNC sử dụng để thực hiện nghiên cứu được giới thiệu trong
chương này.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Những kết quả nghiên cứu mà NNC tiến hành thu thập được và phân tích định tính,
định lượng có được câu trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu.
- Chương 5: Kết luận
NNC đã đưa ra những kết luận cho từng câu hỏi nghiên cứu.
- Tài liệu tham khảo: những tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu.
- Phụ lục
-5-
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
1.11 Kế hoạch nghiên cứu
STT
Thời gian
Hoạt động
Người thực
hiện
1
25/08 - 10/09/08
Đăng ký tên đề tài
2
10/09 - 20/09/08
Viết và nộp thuyết minh đề tài NNC
3
20/09 - 30/09/08
Hoàn chỉnh thuyết minh
NNC
4
30/09 - 10/10/08
Tìm kiếm tài liệu
NNC
NNC (NNC)
Viết đề cương
5
11/10 - 01/11/08
Hoàn chỉnh đề cương
NNC
6
02/11 - 12/08
Viết cơ sở lý luận
NNC
Thiết kế bảng câu hỏi điều tra.
7
01/09 - 04/09
Thu thập dữ liệu
NNC +
Các bạn lớp
DH05 SP
Thực hiện đề tài
NNC
8
04/09
Hoàn thành đề tài
NNC
9
05/09
Chỉnh sửa
NNC
và nộp đề tài
Viết báo cáo
10
06/09
Bảo vệ luận văn
NNC
Bảng 1: Kế hoạch nghiên cứu
-6-
Ghi chú
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giáo dục so sánh
Giáo dục so sánh theo Hồ Thị Phượng (2001) là một ngành khoa học đã hình thành
175 năm. Tác giả đã cho rằng đây là một lĩnh vực không thể thiếu được trong hệ thống các
khoa học giáo dục trên thế giới và cả Việt Nam.
2.1.1 Định nghĩa giáo dục so sánh
Lê Đức Phúc và Đặng Thành Hưng (1996) đã định nghĩa giáo dục so sánh như sau:
“Giáo dục so sánh là khoa học nghiên cứu, giải thích trên cơ sở sự thật những vấn đề lý
luận và thực tiễn của khoa học giáo dục bằng các phương pháp so sánh” (trang 3)
Theo Hồ Thị Phượng (2001) thì khoa học giáo dục so sánh là sự phát hiện, phân tích
và giải thích các hiện tượng, quá trình giáo dục thực tế với những sự đồng nhất của nền giáo
dục, chính sách giáo dục và đem so sánh với thế giới, so sánh với những vùng miền trong
nước. Qua đó, tác giả cho biết khoa học giáo dục so sánh tìm ra được quan hệ giữa những
đối tượng so sánh nhằm đánh giá điều kiện đa dạng khác nhau của các nước, các vùng miền,
để dự báo xu hướng biến đổi tương lai góp phần phát triển khoa học giáo dục và nền giáo
dục của từng nước hay từng vùng miền.
Trong khuôn khổ của đề tài này, NNC cũng đưa ra định nghĩa giáo dục so sánh theo
tìm hiểu của bản thân về giáo dục so sánh dựa trên 2 định nghĩa trên. Theo NNC giáo dục so
sánh là một khoa học nghiên cứu về so sánh các vấn đề, khía cạnh của giáo dục và dạy học,
từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của giáo dục và dạy học
2.1.2 Mục đích của giáo dục so sánh
Lê Ngọc Trà (2007) cho rằng mục đích của giáo dục so sánh sẽ làm cho những nghiên
cứu về giáo dục không bị bó hẹp trong cái nhìn có tính chất địa phương mà sẽ có tầm nhìn
rộng hơn, từ đó việc nhìn nhận và đánh giá các hiện tượng giáo dục kể cả thành tựu và
khuyết điểm sẽ hiệu quả và chính xác hơn.
Mục đích của giáo dục so sánh không chỉ là định hướng qua tư liệu xem xét thu thập
được mà trong cái nền của giáo dục so sánh những yếu tố cơ bản phù hợp được xây dựng để
tìm hiểu động cơ thực hiện việc so sánh.
-7-
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
Căn cứ vào mục đích trên của giáo dục so sánh cho thấy giáo dục so sánh chính là
phương pháp khoa học dựa trên thực tiễn quan sát và các phương pháp tinh vi được sử dụng
trong các ngành khoa học xã hội ngày nay.
2.1.3 Khái quát sự xuất hiện giáo dục so sánh
Khái niệm “giáo dục so sánh” xuất hiện lần đầu tiên bởi tác giả Marc Antoine Jullien
(1817) trong tác phẩm Comparative Education Methodology.
Tác giả W. Dilthey (1831 – 1911) với ý định sử dụng phương pháp so sánh ở phạm vi
các đối tượng liên quan đến tự nhiên vô cơ và hữu cơ đã bắt nguồn cho quan điểm hoàn
chỉnh về giáo dục so sánh.
Công trình nghiên cứu của nhà so sánh người Anh gốc Nga N. A Hans hay nhà khoa
học giáo dục Đức F. Schneidir hay I. L Kandel (Mỹ) cũng đã đề cập đến giáo dục so sánh.
Năm 1965, viện nghiên cứu giáo dục so sánh và Quốc tế thuộc trường Đại học Bắc
Kinh – Trung Quốc được thành lập.
Riêng ở Việt Nam, giáo dục so sánh trở thành phân ngành khoa học được nghiên cứu
có hệ thống và giảng dạy chính thức trong hai thập niên gần đây. Tuy nhiên, sự phát triển
của khoa học này còn rất chậm và còn mới mẻ với mọi người.
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu so sánh
Với Phạm Thị Ly (2007) trong bài dịch tác phẩm Comparative and International
Education: A Journey toward Equality and Equity của tác giả Philip Altbach (1991) nói
George Z.F.Bereday đã là người đi tiên phong mở đường cho việc phát triển các phương
pháp nghiên cứu cụ thể cho giáo dục so sánh. Theo Philip Altbach (1991) nếu như lĩnh vực
giáo dục so sánh chỉ nhằm miêu tả các hệ thống giáo dục thì phương pháp nghiên cứu không
phải là vấn đề cơ bản, nhưng khi quan tâm hơn tới việc phân tích và tiến về phía các khoa
học xã hội, thì phương pháp trở thành một vấn đề quan trọng.
Theo ông phương pháp nghiên cứu so sánh như sau:
So sánh là phương tiện của mọi khoa học nên cần làm rõ sự khác biệt về thuật ngữ
“các phương pháp so sánh” gắn với các nội dung cụ thể như:
- So sánh Quốc tế: So sánh giáo dục Đại học Mỹ và Đại học Việt Nam
- So sánh đa văn hóa: So sánh văn hóa tết cổ truyền của các quốc gia trên lưu vực sông
Mê Kông.
-8-
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
- So sánh định lượng và định tính: So sánh số xe máy/hộ dân ở các tỉnh thành khu vực
Công Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Khoa học giáo dục so sánh sử dụng hệ thống phương pháp vốn có là quan sát, tìm hiểu,
phân tích các văn bản, thực nghiệm hay sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
2.1.5 Các bước trong nghiên cứu giáo dục so sánh
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục so sánh thuộc Viện khoa học giáo dục
như Nguyễn Lộc (1972), Nguyễn Anh Dũng (1972) thì quá trình nghiên cứu giáo dục so
sánh gồm 4 giai đoạn sau:
- Mô tả, thu thập thông tin giáo dục
- Giải thích, phân tích sự kiện giáo dục bằng các thuật ngữ khoa học xã hội
- Đối chiếu nghiên cứu đồng thời nhiều hệ thống giáo dục để xác định một phạm vi so
sánh.
- So sánh, tiếp cận các vấn đề lựa chọn, tìm ra những điều phù hợp chung về giáo dục
2.1.6 Giáo dục so sánh trên thế giới:
Trong nhiều năm qua, ở hầu hết các nước trên thế giới, vai trò và vị trí của giáo dục so
sánh ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi
việc giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng về nhiều mặt với rất nhiều hình thức tổ chức khác
nhau, giáo dục so sánh lại càng nổi bật tầm quan trọng của mình. Nhiều tổ chức nghiên cứu
giáo dục so sánh đã thành lập ở từng quốc gia cũng như trên thế giới và có rất nhiều hội thảo
về chủ đề giáo dục so sánh đã được tổ chức ở nhiều nơi.
Nhiều nhà giáo dục so sánh như Hilker (1962) hoặc Seidenfaden (1996) cho rằng giáo
dục so sánh là một chuyên ngành khoa học.
Xem xét đến đối tượng nghiên cứu của giáo dục so sánh, Klaus Winter (1997) nhận
định chính là các hệ thống giáo dục và các quá trình sư phạm diễn ra trong bối cảnh quốc tế.
Theo tác giả, giáo dục so sánh đang hướng về thực hiện các mục tiêu sau:
- Giáo dục so sánh phản ánh các chính sách giáo dục, nghiên cứu tìm hiểu về những tác
động, ảnh hưởng quá trình quốc tế hóa có thể tạo ra trong lĩnh vực đào tạo GV.
- Giáo dục so sánh vạch ra các chiến lược và cải cách giáo dục.
- Giáo dục so sánh điều tra, tìm hiểu về những vấn đề xuyên biên giới.
- Giáo dục so sánh đặt vấn đề về những thái độ có tính chất dân tộc chủ nghĩa liên quan
đến tính hơn hẳn của một hệ thống giáo dục.
-9-
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
- Giáo dục so sánh cung cấp những kiến thức bổ ích về những mô hình kiểu mẫu của
nước ngoài và chính những mô hình này có thể là những tác nhân kích thích hoặc tạo ra
những hoạt động đổi mới giáo dục trong nước.
2.1.7 Giáo dục so sánh ở Việt Nam
Việt Nam hội nhập thế giới và hội nhập là cơ hội để biết thế giới đang đi đến đâu và
cũng là cơ hội để nhận ra mình. Biết người, biết mình đó chính là cái lõi của giáo dục so
sánh. Theo nghĩa đó, phát triển giáo dục so sánh cũng là yêu cầu của hội nhập. Từ đó giáo
dục so sánh đã xuất hiện ở Việt Nam.
Theo Lê Ngọc Trà (2007) để xây dựng giáo dục so sánh ở Việt Nam cần tiến hành
những hoạt động sau:
- Nghiên cứu về giáo dục Việt Nam
- Nghiên cứu về giáo dục quốc tế
- Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học, xuất bản các tạp chí chuyên ngành về giáo
dục so sánh.
- Đưa giáo dục quốc tế và so sánh vào chương trình giảng dạy ở các trường sư phạm
- Lập các trung tâm, các viện nghiên cứu chuyên về giáo dục Quốc tế và so sánh.
- Lập hội nghiên cứu giáo dục Quốc tế và so sánh ở Việt Nam.
2.2 Phương pháp đánh giá trong dạy học
2.2.1 Định hướng đổi mới trong dạy học
Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc Hội khóa X đã
khẳng định: “Đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải
thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi
cử, chuẩn hóa trường, sở, đào tạo, bồi dưỡng GV và công tác quản lý giáo dục.”
Theo Nguyễn Hải Châu (2006) đổi mới giáo dục THPT đã quán triệt các nguyên tắc
chung như đối với các cấp học khác trong giáo dục phổ thông nhưng chú trọng đặc điểm
riêng của cấp THPT. Theo ông đổi mới giáo dục THPT bao gồm các vấn đề sau:
- Thực hiện phân ban ở THPT
- Hoàn thiện chương trình giáo dục THPT
- Hoàn thiện sách giáo khoa THPT phân ban.
- Đổi mới phương pháp dạy học
- Đổi mới việc sử dụng thiết bị dạy học
- 10 -
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
- Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS
Trong sáu vấn đề đổi mới giáo dục THPT mà tác giả Nguyễn Hải Châu đề cập, trong
khuôn khổ đề tài này, NNC chỉ tìm hiểu về vấn đề thứ sáu: Đổi mới đánh giá kết quả học
tập của HS. Bởi vì đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình
giáo dục. Nguyễn Văn Khôi (2006) cho rằng đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng
của một giai đoạn giáo dục và sẽ là khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu
cầu cao và chất lượng hơn.
NNC đưa ra một số định hướng đổi mới đánh giá trong dạy học theo Vũ Đức Lưu
(2006) như sau:
- Đánh giá phải đối chiếu với mục tiêu, nhằm thu được những tín hiệu phản hồi giúp
đánh giá được kết quả học tập của HS đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra, căn cứ vào đó để
điều chỉnh cách dạy và cách học cho thích hợp và có hiệu quả tốt.
- Cải tiến các hình thức kiểm tra truyền thống, phát triển các loại hình trắc nghiệm
khách quan.
- Cách đánh giá không chỉ qua kiểm tra đầu giờ, cuối giờ, mà phải đánh giá suốt tiến
trình học tập của HS và phát triển khả năng tự đánh giá của HS.
Tóm lại, những định hướng đổi mới đánh giá trong dạy học được thực hiện tốt sẽ góp
phần thiết thực vào công cuộc đổi mới giáo dục theo xu hướng hiện nay, theo quan niệm chỉ
đạo của Đảng, Bộ giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”
(Nghị quyết hội nghị lần IV Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa VII số 04-NQ/HNTW1993).
Để thực hiện tốt việc đổi mới đánh giá trong dạy học, NNC nhận thấy cần tìm hiểu rõ
việc đánh giá trong dạy học.
2.2.2 Đánh giá trong dạy học
1. Một số khái niệm về đánh giá
Trần Thị Tuyết Oanh (2006) cho rằng kết quả mà HS đạt được trong quá trình dạy học
là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động dạy học. Để có được kết quả đó cần
thực hiện công việc kiểm tra.
- Kiểm tra:
Hiện nay có nhiều khái niệm về kiểm tra. Người nghiên đưa ra một số khái niệm sau:
- 11 -
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
Theo Hoàng Phê (1994), kiểm tra được hiểu là xem xét tình hình thực tế để đánh giá,
nhận xét. Như vậy, qua khái niệm này cho thấy việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện,
thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá.
Nguyễn An (1996) định nghĩa kiểm tra: “Kiểm tra theo nghĩa rộng của từ này có
nghĩa là kiểm lại, soát lại một cái gì đó. Kiểm tra hoạt động học tập của HS đảm bảo mối
liên hệ ngược bên ngoài (kiểm tra của GV) và mối liên hệ ngược bên trong (tự kiểm tra của
HS)”. (Trang 132)
Tác giả đã đi từ khái niệm kiểm tra chung đến khái niệm kiểm tra cụ thể hoạt động của
HS. Trong khái niệm mà Nguyễn An đề cập đã nói lên hoạt động kiểm tra bao gồm hai hoạt
động gắn kết nhau là kiểm tra của GV và tự kiểm tra của HS. Thói quen tự kiểm tra của HS
đang là mục đích sau cùng mà kiểm tra hướng tới.
Còn Nguyễn Thị Phương Hoa, Đỗ Thị Mỹ Trang, Đặng Thị Diệu Hiền (2006) thì cho
rằng:
“Kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, là công cụ hay phương
tiện để đo lường trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS”. (Trang148)
Nguyễn Chính Thắng (2008) thì lại định nghĩa kiểm tra là giai đoạn kết thúc của quá
trình giảng dạy và học tập, là một chức năng cơ bản, chủ yếu của quá trình dạy học.
Kiểm tra vừa là một công cụ, phương tiện theo khái niệm của Nguyễn Thị Phương
Hoa, Đỗ Thi Mỹ Trang, Đặng Thị Diệu Hiền (2006) hay vừa là một chức năng cơ bản như
Nguyễn Chính Thắng (2008) đã định nghĩa thì đều là quá trình GV thu thập thông tin về kết
quả học tập của HS để so sánh với tiêu chuẩn nhất định theo Trần Thị Tuyết Oanh (2006).
Kiểm tra để phục vụ cho mục đích đánh giá, nhưng cũng có trường hợp kiểm tra không
phục vụ mục đích đánh giá. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài về đánh giá kết quả học
tập của HS thì mục đích cuối cùng của kiểm tra là để đánh giá.
- Đánh giá:
Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), đánh giá được hiểu là nhận định giá trị.
Như khái niệm kiểm tra trên, các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của HS
được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích rèn luyện, học tập đó. Để hiểu rõ khái
niệm đánh giá, NNC nhận thấy cần phải tìm hiểu các khái niệm liên quan.
Đo: Đo được hiểu là xác định độ lớn của một đại lượng bằng cách so sánh với một đại
lượng cùng loại được chọn làm đơn vị theo từ điển Tiếng Việt (1997). Khái niệm đo nói trên
- 12 -
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
phù hợp với khoa học vật lý. Còn đo trong giáo dục là kết quả làm bài của HS được ghi
nhận bằng số đo dựa vào quy tắc đã định, cụ thể là thang điểm, ví dụ thang điểm 10, thang
điểm 100, thang điểm đạt, không đạt, thang điểm xuất xắc, giỏi, trung bình, khá, thang điểm
A+, A, B+, B, C…
Theo Tự điển Giáo dục học (2001) thuật ngữ đánh giá kết quả học tập được định nghĩa
là xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS so với yêu cầu của chương
trình đề ra .
Đánh giá theo Vũ Đức Lưu (2006) là: “quá trình hình thành những nhận định, phán
đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu
với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải
thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.” (Trang 63)
Theo Trần Khánh Đức (2008) có thể hiểu kiểm tra đánh giá kết quả học tập là sự so
sánh, đối chiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được ở người học để tìm hiểu và
chuẩn đoán (diagnostic) trước và trong quá trình dạy học (formative) hoặc sau một quá trình
học tập với các kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu dạy học (đánh giá kết thúc –
summative).
Trần Bá Hoành (1996) cho rằng đánh giá giúp ghi nhận thực trạng và đề xuất quyết
định thay đổi thực trạng, vì vậy đánh giá được xem là khâu quan trọng.
Một khái niệm khác về đánh giá, đánh giá là căn cứ các số liệu, thông tin nhận được
trong kiểm tra để đưa ra nhận định, đề xuất ý kiến nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy
của GV và HS theo Nguyễn Chính Thắng (2008). Tác giả còn cho rằng đánh giá là quá trình
xác định mức độ đạt được yêu cầu của người học đối với môn học, là kết quả định tính và
định lượng về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học.
Đối chiếu với khái niệm đo, nhận thấy đo chỉ nói lên một khâu của một quá trình, còn
đánh giá là một khái niệm bao hàm cả một quá trình.
Tóm lại, kiểm tra và đánh giá có mối liên quan với nhau. Theo Trần Khánh Đức (2008)
đánh giá là sự phán xét trên cơ sở đo lường, kiểm tra, bao giờ cũng đi liền với kiểm tra.
2. Phân loại đánh giá
Căn cứ vào khái niệm kiểm tra, đánh giá thực hiện phân loại, có nhiều cách phân loại
khác nhau.
Theo Trần Khánh Đức (2008), phân loại đánh giá như sau
- 13 -
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Thủy
SVTH: Châu Thị Phương Thảo
- Về mặt hình thức, đánh giá kết quả học tập có hai loại là:
a/ Đánh giá hình thành (Formative Assessment) (còn được gọi là Kiểm tra đánh giá
thường xuyên)
Đây là loại hình kiểm tra đánh giá từng bước một cách chính thức hoặc cũng có thể
không chính thức, "đi kèm" với quá trình hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ ở
người học , cung cấp những thông tin phản hồi nhanh để kịp thời bổ cứu ở mỗi giai đoạn
cần thiết của sự phát triển trong suốt quá trình học tập. Kiểm tra đánh giá hình thành được
thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học và định kỳ cuối mỗi chương, phần hoặc
cuối học kỳ, cuối năm học...
Lợi ích của loại hình kiểm tra này là :
- Do có nhiều lần kiểm tra nên sai sót trong một giai đoạn được sửa chữa kịp thời, đảm
bảo người học đạt được kết quả học tập chung cuối cùng
- Loại bỏ được những lo âu, căng thẳng trong một kỳ thi cuối khoá duy nhất
- Thúc đẩy người học nỗ lực học tập thường xuyên trong cả khoá học.
- GV có cơ sở để điều chỉnh phương pháp dạy học và giúp đỡ người học kịp thời.
b/ Đánh giá kết thúc (Summative Assessment). (còn được gọi là Kiểm tra đánh giá tổng
kết)
Được thực hiện vào cuối môn học lý thuyết, thực hành hoặc một môđun và cuối khoá
học.
- Dựa vào mục tiêu học tập của môn học hoặc môđun và mục tiêu đào tạo của khoá
học.
- Phải kiểm định được toàn bộ mục tiêu đã đặt ra, phản ánh đúng năng lực thực sự của
người học.
- Nếu thực hiện việc đánh giá một cách thường xuyên trong suốt cả khoá học thì đánh
giá kết thúc trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Về tính chất, có hai loại kiểm tra đánh giá:
a/ Kiểm tra đánh giá đối chiếu hay theo chuẩn tương đối (Norm Referenced
Assessment)
- 14 -