Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA 3 LOẠI THỨC ĂN TỔNG HỢP CHO HEO CON TỪ 5 ĐẾN 54 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.75 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA 3 LOẠI THỨC ĂN TỔNG HỢP
CHO HEO CON TỪ 5 ĐẾN 54 NGÀY TUỔI

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MINH TÂN
Ngành: Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi
Lớp: DH08TA
Niên Khóa: 2008 – 2012
THÁNG 05/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y



NGUYỄN MINH TÂN

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA 3 LOẠI THỨC ĂN TỔNG HỢP
CHO HEO CON TỪ 5 ĐẾN 54 NGÀY TUỔI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chăn nuôi


Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN THỊ QUỲNH LAN

THÁNG 05/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN MINH TÂN
Tên đề tài: “Khảo sát hiệu quả của 3 loại thức ăn tổng hợp cho heo con từ 5 đến

54 ngày tuổi”
Đã hoàn thành đề tài theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận xét
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y.

Ngày....... tháng……` năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

TS. TRẦN THỊ QUỲNH LAN

ii


LỜI CẢM ƠN
 Suốt đời nhớ ơn Cha - Mẹ
Là người đã sinh thành, nuôi dưỡng, động viên cho con vượt qua những khó
khăn trong học tập để vững bước vươn lên trong cuộc sống.
 Biết ơn sâu sắc
Đến TS. Trần Thị Quỳnh Lan đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và

giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
 Chân thành nhớ ơn
Ban Giám Hiệu, cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi - Thú Y và
toàn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt quá trình học tập.
 Trân trọng cám ơn
Ban giám đốc và các anh chị em trong xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực tập tốt nghiệp.
 Cảm ơn
Các bạn bè trong và ngoài lớp DH08TA đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp để hoàn thành luận văn.

Chân thành cảm ơn
Nguyễn Minh Tân

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài “Khảo sát hiệu quả của 3 loại thức ăn tổng hợp cho heo con từ 5
đến 54 ngày tuổi”
Đề tài được tiến thành tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp. Thời gian
thực hiện từ ngày 5/2/2012 đến 5/5/2012. Mục đích của đề tài nhằm đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng 3 loại thức ăn hỗn hợp sử dụng cho heo con theo mẹ và sau
cai sữa. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố trên 471
heo con của 48 heo nái. Thí nghiệm được theo dõi qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1 (heo
con từ sơ sinh đến cai sữa), giai đoạn 2 (heo con từ cai sữa đến 36 ngày tuổi), giai
đoạn 3 (heo con từ 36 ngày đến 54 ngày tuổi) và được chia làm 3 lô: Lô I có 155
heo con sử dụng thức ăn hỗn hợp A, lô II có 155 heo con sử dụng thức ăn B và lô

III có 161 heo con sử dụng thức ăn C. Kết quả thí nghiệm được trình bày như sau:
Qua 3 giai đoạn thí nghiệm tăng trọng bình quân lô II có xu hướng cao hơn
2 lô còn lại, đặc biệt trong giai đoạn 3: 8,98 kg/con (P < 0,003).
Tăng trọng tuyệt đối lô II qua 3 giai đoạn có xu hướng cao hơn 2 lô còn lại
và đặc biệt ở giai đoạn 3: 472 gram/con/ngày (P < 0,003).
Lượng thức ăn tiêu thụ của heo con ở lô III có xu hướng cao hơn 2 lô còn lại.
qua phân tích không thấy có sự khác biệt về mặt thống kê giữa 3 giai đoạn (P >
0,05).
Hệ số chuyển biến thức ăn (FCR) trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 không có
sự khác biệt về mặt thống kê (P > 0,05). Nhưng trong giai đoạn 3, thì lô II (FCR:
1,26) thấp hơn lô I (FCR: 1,34) và lô III (FCR: 1,47) với (P < 0,001).
Tỷ lệ nuôi sống nhìn chung ở cả 3 giai đoạn ở 3 lô không có sự khác biệt về
mặt thống kê (P > 0,05).
Ở giai đoạn 1, tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô III thấp nhất (0,62 %) và có sự
khác biệt với lô I (1,08%), lô II (1,51%), giữa 3 lô có sự khác biệt về mặt thống kê
(P < 0,003). Ở giai đoạn 2 chúng tôi thấy lô I có tỷ lệ tiêu chảy thấp (0,26 %) và có
sự khác biệt với lô II và lô III (P < 0,003). Giai đoạn 3 không nhận thấy có dấu
hiệu heo con tiêu chảy ở các lô thí nghiệm.

iv


Chi phí lô III sử dụng (thức ăn C) có chi phí cho 1 kg tăng trọng thấp nhất
(13851 đ), sau đó là lô II sử dụng thức ăn B chi phí (15181 đ), cao nhất lô I sử dụng
thức ăn A (15587 đ). Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy thức ăn C đạt hiệu quả kinh
tế hơn hai lô còn lại.

v



MỤC LỤC
Trang tựa .................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH .................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU ......................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Sự phát triển của cơ quan tiêu hóa heo con...........................................................3
2.1.1 Sự phát triển về hoạt lực của các Enzyme tiêu hóa của heo ..............................4
2.1.2 Hệ miễn dịch heo con.........................................................................................5
2.2 Vấn đề nhu cầu dinh dưỡng cho cho heo con .......................................................5
2.2.1 Heo con giai đoạn sơ sinh ..................................................................................5
2.2.2 Heo con giai đoạn sau cai sữa ............................................................................6
2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột heo con ........................................................................7
2.3.1 Hệ vi sinh vật tùy nghi .......................................................................................7
2.3.2 Hệ vi sinh vật bắt buộc: ......................................................................................7
2.4 Những nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo ..............................................................8
2.4.1 Dinh dưỡng.........................................................................................................8
2.4.2 Vi sinh vật ..........................................................................................................8
2.4.3 Stress ..................................................................................................................8
2.4.4 Các nguyên nhân khác .......................................................................................9
2.5 Những bệnh thường gập trên heo con ...................................................................9

vi



2.5.1 Bệnh tiêu chảy ....................................................................................................9
2.5.2 Bệnh hô hấp......................................................................................................11
2.6. Giới thiệu về 3 loại thức ăn hỗn hợp ..................................................................12
2.7 Giới Thiệu Về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp .......................................13
2.7.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................13
2.7.2. Lịch sử hình thành ...........................................................................................14
2.7.3. Nhiệm vụ của xí nghiệp ..................................................................................14
2.7.4. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................14
2.7.5 Cơ cấu đàn heo .................................................................................................15
2.7.6. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ......................................................................15
2.7.7 Quy trình vệ sinh tiêm phòng ...........................................................................17
2.7.7.1 Vệ sinh ..........................................................................................................17
2.7.7.2 Quy trình tiêm phòng ....................................................................................17
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............................19
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .......................................................................19
3.2 Đối tượng thí nghiệm ..........................................................................................19
3.3 Nội dung ..............................................................................................................19
3.4 Phương pháp thí nghiệm. ....................................................................................19
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................19
3.4.2 Phương pháp thực hiện.....................................................................................20
3.4.2.1 Nội dung 1: Khảo sát một số chỉ tiêu về sức sản xuất và bệnh trên heo nái có
heo con thí nghiệm. ...................................................................................................20
3.4.2.2 Nội dung 2: Khảo sát sức sinh trưởng và tình hình bệnh của heo con giai
đoạn theo mẹ và sau cai sữa tới 54 ngày tuổi............................................................21
3.4.2.3 Nội dung 3: hiệu quả kinh tế của heo con sử dụng 3 loại thức ăn hỗn hợp ..22
3.5 Thu nhập và sử lý số liệu ....................................................................................22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................23
4.1 Một số chỉ tiêu về sức sản xuất và bệnh trên heo nái có heo con thí nghiệm. ....23
4.1.1 Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân trong ngày của heo nái...............................23


vii


4.1.2 Số heo con sơ sinh chọn nuôi trên/ổ ................................................................24
4.1.3 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh thí nghiệm ........................................24
4.1.4 Tỷ lệ ngày con viêm tử cung và tỷ lệ bệnh khác..............................................25
4.2 Khảo sát sức sinh trưởng và tình hình bệnh của heo con giai đoạn theo mẹ và
sau cai sữa tới 54 ngày tuổi. ......................................................................................26
4.2.1 Tăng trọng bình quân của heo con thí nghiệm .................................................26
4.2.2 Tăng trọng tuyệt đối của heo con thí nghiệm...................................................27
4.2.3 Lượng thức ăn tiêu thụ của heo con .................................................................28
4.2.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo con thí nghiệm ..........................................29
4.2.5 Tỷ lệ nuôi sống của heo con thí nghiệm ..........................................................30
4.2.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..................................................................................31
4.2.7 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp và bệnh khác ........................................32
4.3 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................................33
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................35
5.1 Kết luận ...............................................................................................................35
5.2 Đề nghị ................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................37
PHỤ LỤC ..................................................................................................................39

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 2.1: Kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa của heo con từ sơ sinh đến 70
ngày tuổi. .....................................................................................................................3
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt lực của các enzyme tuyến tụy trên heo cai

sữa lúc 28 ngày tuổi ....................................................................................................5
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp A ....................................12
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp B ....................................12
Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp C ....................................13
Bảng 2.6 Cơ cấu đàn tính đến ngày 20/04/2011.......................................................15
Bảng 2.7 Quy trình tiêm phòng ................................................................................18
Bảng 3.1 Bố trí heo thí nghiệm.................................................................................20
Bảng 4.1 Lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày của nái ...............................................23
Bảng 4.2 Số heo con chon nuôi trên ổ ......................................................................24
Bảng 4.3: Trọng lượng bình quân của heo con sơ sinh. ...........................................25
Bảng 4.4 Tỷ lệ nái viêm tử cung và bệnh khác ........................................................25
Bảng 4.5 Tăng trọng bình quân của heo con thí nghiệm qua từng giai đoạn ...........26
Bảng 4.6 Tăng trọng tuyệt đối của heo con qua từng giai đoạn ...............................27
Bảng 4.7 Lượng thức ăn tiêu thụ của heo con qua từng giai đoạn ...........................28
Bảng 4.8 Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo con thí nghiệm qua từng giai đoạn. ...29
Bảng 4.9 Tỷ lệ nuôi sống heo con qua từng giai đoạn .............................................30
Bảng 4.10 Ngày con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy qua từng giai đoạn ......31
Bảng 4.11 Tỷ lệ ngày con có triệu chứng hô hấp và bệnh khác ...............................32
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm ...................................................... 33
Hình 2.1 Máng tập ăn cho heo con ...........................................................................16

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
kg

: Kilogram

TT


: Tăng trọng



: Thức ăn

TLNCTC :Tỷ lệ ngày con tiêu chảy
FCR

: Feed Conversion Ratio

NC

: Ngày con

TN

: Thí nghiệm

Tp

: Thành phố

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

TTBQ


: Tăng trọng bình quân

LTĂTT

: Lượng thức ăn tiêu thụ

TGE

: Transmissble Gastroenteritis (viêm dạ dày ruột truyền nhiểm)

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, chăn nuôi heo phát triển rất mạnh và khẳng định
là lĩnh vực quan trọng trong ngành chăn nuôi. Để đảm bảo có đàn heo khỏe, tăng
trưởng tốt và cho hiệu quả kinh tế cao thì thức ăn là một yếu tố quan tâm hàng đầu
của người chăn nuôi. Thức ăn cho heo luôn phải đảm bảo có đầy đủ dưỡng chất phù
hợp cho từng giai đoạn phát triển của heo, nhất là giai đoạn tập ăn sớm của heo con
và giai đoạn sau cai sữa. Đây là giai đoạn heo con chịu nhiều thay đổi về sinh lý,
môi trường sống, đặc biệt là nguồn dinh dưỡng. Việc chuyển từ thức ăn giàu chất
dinh dưỡng, dễ tiêu hóa là sữa mẹ sang thức ăn hỗn hợp khô, khó tiêu hóa hơn làm
cho heo con cần có thời gian thích nghi. Mặt khác, giai đoạn này bộ máy tiêu hóa
heo con chưa phát triển hoàn chỉnh nên hệ thống men tiêu hóa chưa đầy đủ. Chính
vì vậy, luôn có một câu hỏi đặt ra cho người chăn nuôi về loại thức ăn sử dụng phù
hợp cho đàn heo của mình.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm của các công ty chuyên
về dinh dưỡng và thức ăn cho heo. Điều đó là một thuận lợi cho người chăn nuôi có

thể có nhiều lựa chọn nhưng cũng là khó khăn để biết loại nào phù hợp theo mong
muốn. Tiêu chí để lựa chọn là dòng sản phẩm có chất lượng tốt, ổn định và giá cả
hợp lý để đem lại kinh tế cao nhất.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của bộ môn Nội Dược Khoa Chăn
Nuôi Thú Y – Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn
của TS. Trần Thị Quỳnh Lan và sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Heo Đồng Hiệp, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát hiệu quả của 3 loại
thức ăn tổng hợp cho heo con từ 5 đến 54 ngày tuổi”

1


1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
 Mục đích:
Đánh giá hiệu quả và so sánh việc sử dụng 3 loại thức ăn tổng hợp lên sức
tăng trưởng và tình hình bệnh của heo con trong giai đoạn từ 5 đến 54 ngày tuổi.
 Yêu cầu:
 Bố trí thí nghiệm để đánh giá hiệu quả của 3 loại thức ăn hỗn hợp
 Theo dõi sức sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn trên heo con.
 Theo dõi tỉ lệ bệnh tiêu chảy và một số bệnh khác.
 So sánh hiệu quả kinh tế của 3 loại thức ăn hỗn hợp.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sự phát triển của cơ quan tiêu hóa heo con
Heo con mới sinh, bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn hiện. Khả năng tiết
acid chlohydric (HCL) của dạ dày còn hạn chế, lượng acid chỉ đủ để hoạt hóa men

pepsinogen thành pepsin. Lượng HCl tự do quá ít, không đủ để làm tăng độ pH của
dạ dày nên không thể ức chế được sự phát triển của vi sinh vật có hại gây tiêu chảy
ở heo con. Trong tuần đầu tiên, sự phân tiết các men tiêu hóa ở dạ dày và ruột non
rất kém, chỉ đủ sức tiêu hóa các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như sữa.
Khả năng tiêu hóa rất hạn chế còn do cấu tạo của biểu mô ruột, heo 3-4 tuần
tuổi có nhung mao ruột non ngắn đi khoảng 75% trong vòng 24 giờ sau khi cai sữa
và tình trạng này vẫn tiếp tục và giảm dần cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa (Hampson
Và Kidder, 1986 – trích dẫn từ Trần Thị Dân, 2002).
Để tiêu hóa tốt và sử dụng được nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn mới, bộ
máy tiêu hóa của heo con phải phát triển về kích thước, hoạt động sinh lý…
Bảng 2.1: Kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa của heo con từ sơ sinh đến 70
ngày tuổi.
Tuổi

Dạ dày

Ruột non

Ruột già

Ngày

Trọng
lượng
(g)

Dung
tích
(ml)


Trong
lượng
(g)

Dung
tích
(ml)

Chiều
dài
(m)

Trọng
lượng
(g)

Dung
tích
(ml)

Chiều
dài
(m)

1

4,5

25


40

100

3,8

10

40

0,8

10

15,0

73

95

200

5,6

22

90

1,2


20

24,0

213

115

700

7,3

36

100

1,2

70

235,0

1815

996

6000

16,5


458

2100

3,1

(nguồn từ Trương Lăng - Nguyễn Văn Hiền,1995)

3


2.1.1 Sự phát triển về hoạt lực của các Enzyme tiêu hóa của heo
 Enzyme tiêu hóa glucid.
Amylase do tuyến nước bọt tiết ra có hoạt lực thấp lúc sơ sinh, tăng cao nhất lúc
2-3 tuần tuổi, sau đó lại giảm.
Amylase tuyến tụy có ngay lúc sơ sinh nhưng hoạt lực thấp, tăng cao lúc 4-6
tuần tuổi.
Maltase và sachrase thấp ở tuần sau khi sinh, sau đó tăng dần và đạt mức cao
nhất ở 5 - 6 tuần tuổi. Do đó, khả năng tiêu hóa tinh bột của heo con trong 4 tuần
tuổi đầu còn kém chỉ đạt 50 % lượng tinh bột ăn vào, đến tuần tuổi thứ 5 - 6 khả
năng này mới tương đối hoàn thiện.
Men lactase tiêu hóa đường lactose có hoạt lực cao ngay từ khi sơ sinh và tăng
cao nhất ở tuần thứ 2, sau đó giảm nhanh chóng.
 Enzyme tiêu hóa lipid: lipase hoạt động mạnh lúc sơ sinh và ổn định trong
suốt thời kỳ heo con theo mẹ.
 Enzyme tiêu hóa protid:
Pepsin có ngay từ lúc sơ sinh và tăng dần đến 5 - 6 tuần tuổi, thế nhưng không
có chức năng tiêu hóa protein do ở dạng pepsinogen. Pepsinogen phải cần có acid
chlohdrid ( HCl ) ở dạng tự do thì mới có thể hoạt hóa nó thành dạng hoạt động.
Acid HCl: Do thời kỳ sơ sinh thiếu acid này nên khả năng diệt khuẩn kém cũng

như khả năng hoạt hóa pepsinogen kém. HCl tự do xuất hiện ở ngày tuổi 25 – 30 và
tính diệt khuẩn mạnh nhất ở ngày tuổi 40 - 50. Tùy vào điều kiện nuôi dưỡng chăm
sóc mà HCl xuất hiện sớm hay muộn: nếu heo được nuôi ở môi trường vô trùng thì
HCl có ngay từ những ngày đầu sau khi đẻ, nếu nuôi trong điều kiện bình thường
thì phải sau 25 - 30 ngày mới có, nếu tập ăn sớm từ 7 - 10 ngày tuổi bằng thức ăn
hạt thì HCl dạng tự do đã có ngày tuổi 14.
Trypsin có hoạt lực cao lúc sơ sinh để bù đắp lại khả năng tiêu hóa kém của
Pepsin dạ dày.

4


Bảng 2.2: Ảnh hưởng của tuổi đến hoạt lực của các enzyme tuyến tụy trên heo cai
sữa lúc 28 ngày tuổi
Ngày tuổi

Trypsin

Chymotripsin

Amylase

3

14,6

0,94

2,076


7

22,0

3,52

14,666

14

33,8

4,91

21,916

21

32,1

6,99

26,265

28

55,6

9,49


65,051

35

42,1

3,9

24,73

42

150,0

7,79

54,516

49

349,0

17,40

159,516

56

515,0


14,30

182,106

(Nguồn từ: Jensen et al,1997 trích từ Đoàn Văn Khánh 2007)

2.1.2 Hệ miễn dịch heo con
Heo con hấp thu miễn dịch thụ động từ heo mẹ vì trong sữa đầu hàm lượng
kháng thể rất cao (34 – 45 %). Tuy nhiên, khả năng thấp thu kháng thể của heo con
giảm rất nhanh theo thời gian nên cần phải cho heo con bú sữa đầu trong vòng 24 36 giờ sau khi sinh.
Ngoài nguồn kháng thể mẹ truyền, bản thân heo con cũng có thể tổng hợp
kháng thể nhưng khả năng này còn rất hạn chế và chỉ hoàn chỉnh khi heo con được
một tháng tuổi (theo Vũ Đình Tôn – Trần Thị Dân,2005).
Khi trọng lượng cơ thể của heo con càng cao thì hệ tiêu hóa và miễn dịch
càng phát triển hoàn thiện, heo có thể vượt qua những khó khăn trong giai đoạn cai
sữa và có mức độ tăng trưởng cao hơn sau khi cai sữa (theo Võ Văn Ninh, 2002).
2.2 Vấn đề nhu cầu dinh dưỡng cho heo con
2.2.1 Heo con giai đoạn sơ sinh
Ở giai đoạn bào thai, hoạt động của sự sống và sự trao đổi chất phụ thuộc
hoàn toàn vào nguồn dưỡng chất qua đường tuần hoàn của thú mẹ. ngay sau khi
sinh, mối quan hệ biến dưỡng giữa thú non và thú mẹ đột ngột chấm dứt, heo con

5


phải sống và tiếp xúc với môi trường xung quanh hoàn toàn mới lạ. Để thích nghi,
heo phải tự tổng hợp chất dinh dưỡng cho mình. Thức ăn chính trong giai đoạn này
là sữa mẹ, nguồn dưỡng chất rất ngon miệng và tốt nhất cho sự sinh trưởng và tăng
trọng của heo con.
Heo con mới sinh ra trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể. Lượng kháng

thể tăng rất nhanh sau khi heo con được bú sữa đầu của heo mẹ. Khả năng miễn
dịch của heo con hoàn toàn thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào lượng kháng thể
được hấp thu nhiều hay ít từ sữa đầu của heo mẹ. Sức đề kháng có và tăng dần khi
heo con được hấp thụ IgA từ nguồn sữa đầu của thú mẹ và cao nhất ngày đầu tiên.
Kháng thể sữa đầu sẽ giảm nhanh từ ngày thứ 2 và tiếp tục xuống nhanh ở tuần thứ
3. Lúc này hệ thống miễn dịch của heo con hình thành nhưng chưa hoàn thiện.
Heo con mới sinh ra phải được bú sữa đầu. Heo con ở thời kỳ theo mẹ, phát
triển với tốc độ rất nhanh thể hiện qua sự tăng khối của cơ thể. Khối lượng của heo
con ở 7 – 10 ngày tuổi gấp hai lần trọng lượng sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần
trọng lượng sơ sinh, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 lần trọng lượng sơ sinh và đến 60 ngày
tuổi gấp 10 – 15 trọng lượng sơ sinh (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Dân, 2002).
2.2.2 Heo con giai đoạn sau cai sữa
Heo con giai đoạn sơ sinh đến cai sữa, tổng lượng thức ăn chỉ chiếm 6 % so
với tổng lượng thức ăn từ sơ sinh đến xuất chuồng. Mặc khác, tăng trọng của heo
con giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi ở giai đoạn sau. Vì vậy,
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng phải phù hợp, đặc biệt chất lượng thức ăn phải tốt
nhất. Thức ăn phải dễ tiêu để phù hợp với khả năng tiêu hóa của heo con cai sữa.
Một số chất bổ sung có thể có ích cho đường tiêu hóa của heo con tùy theo
loại khẩu phần. Với khẩu phần có sữa bột thì việc bổ sung chất béo (2 - 5 %), chất
tạo mùi thơm (0,005 %), acid hữu cơ (1 – 2 %) hay enzyme tiêu hóa cho hiệu quả
cao. Với khẩu phần chứa nhiều protein thực vật thì acid hữu cơ giúp tăng hiệu quả
sử dụng thức ăn lên 4 – 5 %.

6


Giai đoạn 2 tuần đầu sau cai sữa, heo con dễ bị tiêu chảy do sự phát triển của
vi sinh vật gây bệnh trong đường tiêu hóa. Một số biện pháp đã được thí nghiệm và
khuyến cáo sử dụng để giảm tỷ lệ tiêu chảy cho heo con:
-


Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần bằng cách trộn 10% cỏ alfafa khô

hay 25 % lúa yến mạch. Lượng chất xơ thêm vào này có tác dụng hấp thu dịch chất
của ruột, làm tăng thải độc tố và vi khuẩn ra khỏi đường ruột nên làm giảm tiêu
chảy.
-

Giảm lượng protein thô trong khẩu phần còn 16%. Đây là phương pháp

được nhiều nhà chăn nuôi Hoa Kỳ áp dụng.
-

Trộn kháng sinh vào thức ăn.

-

Không thay đổi loại khẩu phần mà giảm lượng thức ăn trong những ngày

đầu, sau đó tăng dần cho đến khi cho ăn tự do. Biện pháp này được sử dụng ở nước
ta và nước Úc.
2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột heo con
2.3.1 Hệ vi sinh vật tùy nghi
Là những vi sinh vật có hại trong đường ruột bao gồm các loại: nấm men,
nấm mốc, vi khuẩn như Proteus, Salmonella, E.coli, Clostridium, Staphylococcus…
Đa số những vi sinh vật này thích nghi với môi trường pH trung tính đến kiềm.
Bình thường chúng vẫn tồn tại trong đường ruột nhưng số lượng rất ít, không đủ lớn
để có thể gây hại cho cơ thể động vật. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển
rất nhanh và sản sinh độc tố, xâm nhập phá vỡ tế bào đường ruột, gây tổn thương
thành ruột dẫn đến tiêu chảy ở heo con.

2.3.2 Hệ vi sinh vật bắt buộc
Đây là những vi sinh vật chịu được độ pH thấp, cư trú và phát triển trong
đường ruột. Đa số những vi sinh vật này có khả năng giúp cơ thể động vật tiêu hóa
thức ăn được tốt hơn do có thệ thống enzyme. Ngoài ra, những vi sinh vật này còn
cạnh tranh với vi sinh vật có hại nên có tác dụng chống lại bệnh do vi sinh vật có
hại gây ra. Những vi sinh vật có lợi bao gồm: vi khuẩn như Lactobasillus
acidophilus, L.bulgaricus, Streptococus lactis hiện nay gọi là Lactococcus lactis

7


(Holt, 1992), S.faecium, Baccillus subtilis, Leuconostoc mesenteroides… Ngoài ra
còn có mặt nấm men (Saccharomyces cerevisiae, S.boulardii, Debaryomyces
hansenii.) và nấm mốc (Aspergillus niger, A.oryzae, A.owamori, Mucor) hay
protozoa (Entodinium, Diplodinium, Isotrichs, Daysytrichs).
2.4 Những nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo
2.4.1 Dinh dưỡng
Giai đoạn heo cai sữa là giai đoạn heo phát triển mạnh nên cần nhiều dưỡng
chất. Khi cai sữa, nguồn sữa mẹ bị cắt đứt hoàn toàn, do đó heo có khuynh hướng
ăn nhiều thức ăn trong khi hệ thống enzyme chưa phân tiết đầy đủ. Vì vậy, thức ăn
không được tiêu hóa và hấp thu hết. Lượng thức ăn dư thừa sẽ là môi trường thuận
lợi cho vi khuẩn có hại ở đường ruột phát triển làm phá vỡ trạng thái cân bằng của
hệ vi sinh vật đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.
Bên cạnh đó khẩu phần thức ăn không cân đối như nhiều béo, nhiều đạm hay
nhiều xơ cũng làm ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật đường ruột, làm tăng nhu động
ruột gây tiêu chảy. Nguyên liệu thức ăn bảo quản không được tốt dẫn đến ẩm mốc,
mối mọt…làm sinh ra độc chất trong thức ăn.
2.4.2 Vi sinh vật
Vi sinh vật có thể xâm nhiễm từ bên ngài qua nguồn nước, môi trường chăn
nuôi…nhiễm vào đường ruột chiếm dụng dưỡng chất để sinh sôi nảy nở trong

đường ruột và tạo ra độc tố, hoặc làm tổn thương màng nhầy ruột.
2.4.3 Stress
Giai đoạn cai sữa heo con chịu nhiều tác động lớn như: sự tách mẹ, chuyển
chuồng, nhập đàn mới, thay đổi thức ăn, tiêm phòng, mọc răng tiền hàm sữa 4 hàm
trên… đã làm cho cơ thể heo suy yếu, hoạt động của bộ máy tiêu hóa heo bị giảm
sút. Đây là điều kiện tốt cho các vi sinh vật cơ hội gây bệnh phát triển, làm mất cân
bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
Do thời tiết thay đổi, những tháng giao mùa làm cho cơ thể heo con điều
chỉnh không kịp thời, cơ thể suy yếu rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu
hóa.

8


2.4.4 Các nguyên nhân khác
Theo Võ Văn Ninh (2002): Do các hóa chất vượt quá nồng độ bình thường
như muối NaCl, muối Sulfat, Fe…làm màng nhầy bộ máy tiêu hóa không chịu đựng
nổi. Do ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc làm tổn thương màng
nhầy ruột hoặc do một số kháng sinh như tetracyclin, penicilin…gây dị ứng làm
tăng nhu động ruột.
Theo Nguyễn Bạch Trà (1998) và Võ Văn Ninh ( 2002) cho rằng nếu thiếu
một số vitamin như: A, PP, B2, B3, B5 sẽ làm cho niêm mạc ruột lở loét, kích thích
nhu động ruột mạnh sinh tiêu chảy.
2.5 Những bệnh thường gặp trên heo con
2.5.1 Bệnh tiêu chảy
 Bệnh tiêu chảy do E.coli
- Triệu chứng:
Heo con theo mẹ: heo thường nằm tụm lại, run rẩy hoặc nằm một góc, da
xung quanh đuôi và hậu môn có dính phân, phân lỏng đến sệt có màu kem và có thể
thấy heo ói. Heo mất nước do tiêu chảy, mắt lõm vào, da trở nên khô. Trước khi

chết có thể thấy heo bơi chèo và sùi bọt mép. Tỷ lệ nhiễm cao, tỷ lệ chết cao nếu
nhiễm trong vài ngày tuổi đầu.
Heo sau cai sữa: triệu chứng đầu tiên là heo sụt ký, đi phân nước và mất
nước. Một vài trường hợp phân có máu hoặc đen như hắc ín hoặc sệt với nhiều màu
sắc như xám, trắng, vàng và xanh lá cây. Do đó màu sắc phân không có ý nghĩa
nhiều trong chẩn đoán lâm sàng. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 50 % và tỷ lệ chết khoảng
5 – 50 %.
Heo có thể bị tiêu chảy hoặc không tiêu chảy. Tiêu chảy phân trắng hơi xám,
có mùi hôi thối, run rẩy, yếu ớt, mất nước nghiêm trọng.
- Bệnh tích:
Thành dạ dày dày lên chứa dịch thủy thủng gelatin.
Cuối ruột già chứa nhiều dịch thủy thủng.
Hạch lâm ba, nhất là hạch bẹn, hạch ruột bị thủy thủng.

9


Thủy thủng mí mắt, lỗ tai, mặt, quanh tim, thanh quản.
Có thể gặp xuất huyết vùng da ở phần mình: tím da hay đốm ban đỏ.
- Chẩn đoán:
Dựa vào triệu chứng và bệnh tích. Trường hợp cấp tính dựa trên triệu chứng
lâm sàng có những triệu chứng thần kinh xảy ra bất thình lình ở heo 1 - 2 tuần sau
cai sữa (đi xiêu vẹo, vặn đầu, liệt một bên,.. ) và tiền sử của bệnh trong trại hoặc ấp,
xã trên điều kiện dịch tễ.
Trường hợp nhiễm độc tố đường ruột của vi khuẩn, xác heo chết bị mất
nước. Mổ khám thấy ruột sung huyết, xuất huyết.
- Phòng bệnh:
Hạn chế cho ăn một cách nghiêm ngặt cho thấy giảm số lượng vi khuẩn và
giảm khả năng mắc bệnh. Thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ không quá đột ngột
làm cho heo dễ mắc bệnh đường ruột.

Bổ sung đủ các loại vitamin A, PP, B5 và chích sắt đầy đủ cho heo con.
Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại.
Giảm stress cho heo con như vận chuyển, ghép bầy, bị lạnh, thay đổi thức ăn.
- Điều trị:
Nhằm hạn chế thiệt hại do độc tố của vi khuẩn liên tục sản sinh và ngăn chặn
mầm bệnh cơ hội kế phát thì phải cách ly con bệnh, khi vừa phát hiện phải áp dụng
ngay liệu trình điều trị sau: dùng kháng sinh điều trị cho tất cả heo trong bầy (cả con
bệnh lẫn con chưa bệnh), kết hợp trộn thuốc vào thức ăn. Tăng cường sức đề kháng
phải thực hiện mỗi ngày và liên tục cho đến khi khỏi bệnh.
 Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE)
- Triệu chứng
Heo con bệnh bỏ ăn, nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng.
Phân vàng hoặc hơi xanh, có nhiều nước, có mùi tanh hăng khó chịu.
Không có sốt, không có triệu chứng thần kinh.
Heo suy yếu nhanh, chết sau 2 - 5 ngày.
- Bệnh tích:

10


Ruột non căng phồng chứa nhiều bọt. Thành ruột mỏng, trong suốt, lông
nhung bị ăn mòn toàn bộ.
- Chuẩn đoán:
Dùng phản ứng ELISA và phản ứng trung hòa.
- Phòng trị
Cánh ly heo mới về trại.
Tạo miễn dịch cho heo nái đối với dịch diện rộng.
2.5.2 Bệnh hô hấp
 Bệnh viêm phổi trên heo (Mycoplasma hyopneumoniae)
- Triệu chứng:

Thời kỳ nung bệnh thay đổi từ l - 2 hoặc 3 tuần, trung bình từ 10 - 16 ngày
trong thiên nhiên, 5 - 12 ngày trong phòng thí nghiệm với 3 thể bệnh sau đây.
Thường xuất hiện trên heo nuôi thịt. Triệu chứng chính là ho nhiều, với đặc
điểm là ho khan, kéo dài trong nhiều tuần, không thấy có dấu hiệu chảy nước mũi
và sốt. Thú tăng trọng hơi chậm, tăng chỉ số biến chuyển thức ăn. Thể mãn tính ít
gây các triệu chứng điển hình do đó ít được các nhà chăn nuôi lưu ý, tuy nhiên thể
bệnh này gây thiệt hại kinh tế lớn nhất do heo chậm lớn và tiêu tốn thức ăn cao. Các
heo được chữa khỏi thường bị còi, bệnh tích viêm phổi tồn tại đến lúc giết mổ.
- Bệnh tích:
Đại thể trên heo bệnh viêm phổi địa phương gồm những vùng rắn chắc màu đỏ
sậm đến tím. Bệnh tích thường xuất hiện ở vùng trung gian của thùy giữa và thùy
đỉnh, thùy phụ và phần đỉnh của thùy hoành cách mô. Các vùng tổn thương có ranh
giới rất rõ với các vùng khác (Robert, 2003). Trên những heo khác nhau mức độ và
phạm vi tổn thương ở phổi cũng khác nhau. Dịch nhầy trắng được tìm thấy ở khí
quản, phế quản và tiểu phế quản, hạch lympho quanh phế quản, tiểu phế quản và
quanh mạch máu triển dưỡng.
- Phòng bệnh và điều trị:
Những kháng sinh có hiệu lực điều trị với Mycoplasma là tetracycline, tylosin
và tiamulin. Gần đây các chế phẩm của nhóm quynolone như norfloxaxin,

11


daofloxaxin và enrofloxaxin cũng cho hiệu qủa điều trị tốt. Nên phối hợp các loại
kháng sinh trên điều trị bệnh viêm phổi do Mycoplasma. Nếu điều trị sớm thì đạt
được hiệu quả chữa bệnh cao.
2.6. Giới thiệu về 3 loại thức ăn hỗn hợp
 Thức ăn hỗn hợp A
Thức ăn hỗn hợp A cho heo con được chuyển giao công nghệ từ Bỉ nay đã có
mặt tại Việt Nam với thành phần nguyên liệu cao cấp, ngon miệng, giúp heo con

biết ăn sớm, cai sữa dễ dàng.
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp A
Loại thức ăn

Thành phần dinh

Đơn vị

dưỡng

tính

A1

A2

A3

Vật chất khô

%

87

87

87

Năng lượng trao đổi


Kcal/kg

3700

3350

3300

Protein tối thiểu

%

18

17

18

Xơ tối đa

%

3

4

5

Phốt pho tối thiểu


%

0,5 - 1,0

0,5 - 1,0

0,55 – 1,0

Canxi

%

0,7 -1,2

0,7 - 1,2

0,7 - 1,2

 Thức ăn hỗn hợp B
Sản phẩm được nhập khẩu từ Pháp (hiện đang được sử dụng tại trại)
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp B
Loại thức ăn

Thành phần dinh

Đơn vị

dưỡng

tính


B1

B2

Vật chất khô

%

87

87

Năng lượng trao đổi

Kcal/kg

3700

3200

Protein tối thiểu

%

19,5

19,5

Xơ tối đa


%

3

5

Phốt pho tối thiểu

%

-

0,6

Canxi

%

-

0,8 – 1,0

(-) không rõ

12


 Thức ăn hỗn hợp C
Sản phẩm của công ty nằm trong 03 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng

đầu tại Việt Nam.
Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp C
Loại thức ăn

Thành phần dinh

Đơn vị

dưỡng

tính

C1

C2

Vật chất khô

%

87

87

Năng lượng trao đổi

Kcal/kg

3400


3300

Protein tối thiểu

%

20

19

Xơ tối đa

%

5

5

Phốt pho tối thiểu

%

0,7

0,6

Canxi

%


0,7 – 1,4

0,7 – 1,4

 Tác dụng thức ăn hỗn hợp tập ăn sớm cho heo con
Bù đắp dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của heo con
khi sản lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa.
Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của heo con sớm hoàn thiện về chức năng, đồng
thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lượng.
Giảm bớt sự nhấm nháp thức ăn rơi vãi của heo con để hạn chế được các
bệnh đường ruột của heo con.
Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn của heo mẹ, từ
đó heo mẹ sớm động dục trở lại sau khi cai sữa heo con.
Tránh sự cắn xé bầu vú heo mẹ, hạn chế bệnh viêm vú.
Có điều kiện đẻ cai sữa sớm heo con, tăng hệ số quay vòng lứa/nái/năm
2.7 Giới Thiệu Về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp
2.7.1 Vị trí địa lý
Xí nghiệp có tổng diện tích 25 ha được đặt ở Ấp 3, Xã Phạm Văn Cội,
Huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh.

13


Nằm cách xa khu dân cư, gần đường giao thông, rất thuận lợi cho việc vận
chuyển.
2.7.2. Lịch sử hình thành
Trại được xây dựng năm 1967 do tư nhân quản lý, lấy tên là Đồng Hiệp.
Năm 1975 đổi tên thành xí nghiệp chăn nuôi heo 3/2. Đến tháng 3 năm 1996 lấy lại
tên cũ và đầy đủ là Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp.
Thực hiện chủ trương di dời của thành phố để tránh gây ô nhiễm môi trường,

xí nghiệp được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 xí nghiệp cũ:
Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp.
Xí nghiệp chăn nuôi heo Khang Trang.
Xí nghiệp chăn nuôi heo Dưỡng Sanh.
Và xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp đã khánh thành ngày 15/8/2004.
Hiện nay xí nghiệp là đơn vị sản xuất trực thuộc Tổng Công Ty Nông
Nghiệp Sài Gòn.
2.7.3. Nhiệm vụ của xí nghiệp
Sản xuất heo giống, heo thịt và heo con nuôi thịt trên cơ sở các giống ngoại
nhập như Yorkshire, Landrace, Duroc.
2.7.4. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp được trình bày qua sơ đồ sau:

14


×