Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KIỂM TRA HỒI PHỤC LẮP ĐẶT ĐỘNG CƠ XĂNG SÁU XILANH LÊN BĂNG KHẢO NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ
FG

LƯU VĂN CHÂU

KIỂM TRA- HỒI PHỤC- LẮP ĐẶT ĐỘNG CƠ XĂNG
SÁU XILANH LÊN BĂNG KHẢO NGHIỆM

Tp. HỒ Chí Minh
07/2007

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ
FG

KIỂM TRA - HỒI PHỤC - LẮP ĐẶT ĐỘNG CƠ XĂNG
SÁU XILANH LÊN BĂNG KHẢO NGHIỆM

Chuyên ngành: Cơ Khí Nông Lâm

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S Bùi Công Hạnh



Lưu Văn Châu

Tp. Hồ Chí Minh07/2007

2


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY
FACULTY OF ENGINEERING & TECHNOLOGY
FG

TESTING – REPAIRING – PUTTING UP GASOLINE
ENGINE SIX CYLINDER IN EXAMINATION

Speciality: Agricultural Engineering

Supervisor:

Student:

Master. Bui Cong Hanh

Luu Van Chau

Ho Chi Minh City
July 2007

3



LỜI CẢM TẠ

-Gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ba mẹ, người đã nuôi
con khôn lớn, dạy dỗ con nên người cùng các anh, những người đã giúp đỡ, hi
sinh rất nhiều cho em trong những năm học qua.
- Ban chủ nhiệm cùng quý Thầy Cô giáo Khoa Cơ Khí - Công Nghệ
Trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong bốn năm
học tập tại trường.
- Thầy Th.S Bùi Công Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
- Tập thể các bạn sinh viên lớp CK29A thực tập tại xưởng sửa chữa bộ
môn công nghệ ôtô cùng bạn bè gần xa đã nhiệt tình ủng hộ, động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tp Hồ Chí Minh. tháng 07 năm 2007
Sv: Lưu Văn Châu

4


TÓM TẮT

Thông qua kiểm tra- hồi phục – lắp đặt động cơ xăng sáu xilanh lên băng khảo
nghiệm, tôi thực hiện đề tài với các nội dung sau:
-Tìm hiểu cấu tạo- nguyên lý hoạt động và kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ
thuật các chi tiết trên động cơ xăng sáu xilanh xe ôtô Fargo.
- Tìm hiểu cấu tạo- nguyên lý hoạt động các hệ thống: Hệ thống nhiên

liệu, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, cơ cấu phân phối khí, cơ cấu biên
tay quay, hệ thống điện …
- Sửa chữa hồi phục các bộ phận của động cơ và các chi tiết của các hệ
thống
- Lắp đặt động cơ lên băng khảo nghiệm, thiết lập mô hình giảng dạy
đưa vào hệ thống phục vụ giảng dạy.
- Vận hành động cơ, đưa mô hình phục vụ giảng dạy.
- Xây dựng các bài thực tập trên mô hình động cơ.

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S Bùi Công Hạnh

Lưu Văn Châu

5


SUMMARY.

By testing – repairing- putting up gasoline engine six cylinder in examination .
I performed subject with contents that :
- Learning about structure- principle operate and control criterion every
detail in gasoline engine six cylinder
- Learning about structure- principle operate there systems: Electric
systems; Lubricate systems; cool systems; fuel systems; Ignition systems;
constructional deliver gas; connecting rod…
- Repair- Be well again engine’s part, systems detail.

- Install engine in bracket expriment, set up model practice for student
- Operating – Testing engine systems after repair bring model to give
lesson
- Constructing practice lessons in mock up engine.

Supervisor:
Master Bui Cong Hanh

Student:
Luu Van Chau

6


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa ............................................................................................................................. i
Cảm tạ ................................................................................................................................. iii
Tóm tắt ............................................................................................................................... iv
Mục lục ...............................................................................................................................
Danh sách các hình.............................................................................................................. vi
Danh sách các bảng ............................................................................................................. vii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU. .................................................................................................... 13
1.1 Đặt vấn đề. ............................................................................................................... 13
1.2 Mục đích luận văn. ................................................................................................... 13
CHƯƠNG 2. TRA CỨU TÀI LIỆU, SÁCH BÁO PHỤC VỤ TRỰC TIẾP ĐỀ
TÀI. ...................................................................................................................................... 1
2.1 CẤU TRÚC ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG. ................................................................. 15
2.1.1 Nắp quy lát. ....................................................................................................... 15

2.1.2 Thân máy........................................................................................................... 16
2.1.3 Trục khuỷu. ....................................................................................................... 16
2.1.4 Thanh truyền. .................................................................................................... 17
2.1.5 Pittông. .............................................................................................................. 17
2.1.6 Xecmăng. .......................................................................................................... 19
2.1.7 Cơ cấu phân phối khí. ....................................................................................... 20
2.1.8 Hệ thống bôi trơn. ............................................................................................. 21
2.1.9 Hệ thống làm mát. ............................................................................................. 23
2.1.10 Hệ thống đánh lửa. .......................................................................................... 24
2.2 CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ. ................................................ 26
2.2.1 Cộng suất động cơ NE. ...................................................................................... 26
2.2.2 Lượng tiêu hao nhiên liệu và dầu nhờn............................................................. 28

7


2.2.3 Áp suất dầu nhờn .............................................................................................. 28
2.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ. ................................ 28
2.3.1 Các phương pháp xác định công suất động cơ.................................................. 28
2.3.2 Phương pháp và thiết bị xác định chất lượng buồng đốt. ................................. 29
2.3.3 Phương pháp và thiết bị xác định tình trạng kỹ thuật các bộ phận
chuyển động và cố định của động cơ. ........................................................................ 30
2.3.4 Chẩn đoán cơ cấu phân phối khí. ...................................................................... 32
2.3.5 Chẩn đoán hệ thống nhiên liệu. ......................................................................... 33
2.3.6 Chẩn đoán hệ thống làm mát............................................................................. 35
2.3.7 Chẩn đoán hệ thống bôi trơn. ............................................................................ 36
2.3.8 Chẩn đoán hệ thống đánh lửa. ........................................................................... 36
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN. ..................................................... 38
3.1 Nơi Thực tập: ........................................................................................................... 38
3.2 Phương tiện thực hiện. ............................................................................................. 38

3.2.1 Phương tiện. ...................................................................................................... 38
3.2.2 Các dụng cụ chuyên dùng. ................................................................................ 38
3.3 Kiểm tra và sửa chữa các hệ thống. ......................................................................... 39
3.3.1 Cơ cấu phân phối khí. ....................................................................................... 39
3.3.2 Cơ cấu biên tay quay. ........................................................................................ 40
3.3.3 Kiểm tra –sửa chữa hệ thống nhiên liệu. .......................................................... 40
3.3.4 Kiểm tra –sửa chữa hệ thống đánh lửa.............................................................. 40
3.3.5 Kiểm tra – sửa chữa hệ thống làm mát. ............................................................ 40
3.3.6 Kiểm tra –sửa chữa hệ thống bôi trơn. .............................................................. 40
3.4 Lắp lại động cơ. ........................................................................................................ 40
3.5 Lắp động cơ lên băng khảo nghiệm. ........................................................................ 40
3.6 Vận hành - đánh giá kết quả sau khi kiểm tra sửa chữa........................................... 40
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. .................................................................... 41
4.1 NHẬN PHƯƠNG TIỆN. ......................................................................................... 41
4.2 KIỂM TRA SƠ BỘ TRƯỚC KHI THÁO LẮP - KIỂM TRA................................ 41

8


4.3 THÁO RỜI TỪNG HỆ THỐNG VÀ KIỂM TRA XÁC ĐỊNH TÌNH
TRẠNG KỸ THUẬT..................................................................................................... 41
4.3.1 Tháo lắp - kiểm tra cơ cấu phân phối khí. ........................................................ 41
4.3.2 Tháo lắp kiểm tra cơ cấu biên tay quay: piston-xilanh-xecmăng. .................... 42
4.3.3 Kiểm tra – sửa chữa hệ thống bôi trơn. ............................................................. 46
4.3.4 Kiểm tra-sửa chữa hệ thống làm mát. ............................................................... 46
4.3.5 Kiểm tra –sửa chữa hệ thống nhiên liệu. .......................................................... 47
4.3.6 Kiểm tra-sửa chữa hệ thống đánh lửa. .............................................................. 49
4.4 PHƯƠNG PHÁP HỒI PHỤC CÁC CHI TIẾT –BỘ PHẬN .................................. 53
4.4.1 Phương pháp rà xúpap và bệ xúpap. ................................................................. 53
4.5 THIẾT LẬP MÔ HÌNH. .......................................................................................... 56

4.6 LẮP ĐẶT CÁC BỘ PHẬN LÊN BĂNG KHẢO NGHIỆM. ................................. 56
4.7 VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ. ........................................................................................ 57
4.7.1 Trình tự cân lửa delco: ...................................................................................... 57
4.7.2 Kiểm tra áp suất cuối kỳ nén của động cơ. ....................................................... 58
4.8. KIỂM TRA CÁC THÔNG SỐ SAU KHI ĐỘNG CƠ HOẠT ĐỘNG. ................. 61
4.8.1 Kiểm tra thời điểm đánh lửa sớm bằng đèn Timing light model 500 ............... 61
4.8.2 Kiểm tra góc ngậm má vis bằng đèn Timing light........................................... 62
4.9.XÂY DỰNG CÁC BÀI THỰC TẬP TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG CƠ
XĂNG SÁU XILANH. .................................................................................................. 63
BÀI 1: XÁC ĐỊNH THỨ TỰ LÀM VIỆC ĐỘNG CƠ NHIỀU XILANH. .............. 63
BÀI 2: KIỂM TRA ÁP SUẤT CUỐI KỲ NÉN CỦA TỪNG XILANH. ................ 64
BÀI 3.PHƯƠNG PHÁP CÂN LỬA DELCO. .......................................................... 66
BÀI 4.KIỂM TRA THỜI ĐIỂM ĐÁNH LỬA BẰNG ĐÈN TIMING
LIGHT. ....................................................................................................................... 67
BÀI 5.PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH BỘ CHẾ HÒA KHÍ THEO CHẾ
ĐỘ KHÔNG TẢI ỔN ĐỊNH. .................................................................................... 68
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 70
5.1 Kết luận. ................................................................................................................... 70

9


5.2 Đề nghị. ................................................................................................................ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
TẬP BẢN VẼ.

10



Danh sách các hình.
Hình 2.1:Cấu tạo nắp quy-lát ................................................................................... 3
Hình 2.2: Trục khuỷu .............................................................................................. 4
Hình 2.3: Thanh truyền ............................................................................................ 5
Hình 2.4 :Cấu tạo pittông ......................................................................................... 6
Hình 2.5:Ký hiệu xecmăng. .................................................................................... 7
Hình 2.6: Cấu tạo xecmăng và vị trí lắp. ................................................................. 8
Hình 2.7: Cấu tạo xupáp........................................................................................... 9
Hình 2.8: Hệ thống bôi trơn ..................................................................................... 10
Hình 2.9: Sơ đồ nghuyên lý bơm bánh răng. ........................................................... 10
Hình 2.10:Sơ đồ hệ thống làm mát .......................................................................... 11
Hình 2.11: Cấu tạo hệ thống đánh lửa...................................................................... 12
Hình:2.12: Góc đánh lửa sớm. ................................................................................. 13
Hình 2.13: Cấu tạo bugi. .......................................................................................... 14
Hình 2.14: Sơ đồ nguyên lý đo khe hở .................................................................... 19
Hình 2.15: Đồ thị khe hở- áp suất. ........................................................................... 19
Hình 2.16 Cấu tạo bộ chế hòa khí. ........................................................................... 22
Hình 4.1: Cụm pittông-xécmăng-thanh truyền động cơ xe Fargo. .......................... 31
Hình 4.2: Kiểm tra hao mòn rãnh xecmăng ............................................................. 32
Hình 4.3: Đo khe hở miệng xéc măng ..................................................................... 33
Hình 4.4: Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ xăng xe Fargo................................... 35
Hình 4.5: Cấu tạo bơm xăng kiểu màng .................................................................. 36
Hình 4.6: Sơ đồ hệ thống đánh lửa delco. ................................................................ 37
Hình 4.7: Khe hở điện cực bugi. .............................................................................. 38
Hình 4.8: Đo điện trở cuộn sơ cấp ........................................................................... 40
Hình 4.9: Đo điện trở của điện trở phụ .................................................................... 40
Hình 4.10:Góc mài xúpap trên máy mài BLACK & DECKER .............................. 41

11



Hình 4.11: Quy trình rà xúpap và bệ xúpap ............................................................. .42
Hình 4.12: Đo áp suất cuối kỳ nén ........................................................................... 47
Hình 4.13: Đo góc đánh lửa bằng đèn Timing light ................................................ 48
Hình 4.14: Điều chỉnh đèn Timing light ban đầu. ................................................... 48
Hình 4.15: Đo góc ngậm má vis............................................................................... 48

Danh sách các bảng
Bảng 4.1: Đường kính píttông –xilanh..................................................................... 32
Bảng 4.2: Đường kính cổ chính-cổ biên .................................................................. 32
Bảng 4.3:.Đo khe hở miệng xécmăng ...................................................................... 33
Bảng 4.4: Đo khe hở chiều cao. .............................................................................. 33
Bảng 4.5: Đo khe hở bụng ....................................................................................... 34
Bảng 4.6 : Đo khe hở điện cực bugi. ........................................................................ 38
Bảng 4.7: Đo điện trở bôbin. .................................................................................... 40
Bảng 4.8: Áp suất cuối kỳ nén cho từng xilanh. ...................................................... 46
Bảng4.9: Đo góc đánh lửa sớm. ............................................................................... 49

12


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Đất nước ta ngày càng đổi mới, đời sống ngừơi dân ngày càng nâng
cao, ôtô không những đã trở thành phương tiện đi lại gần gũi, nhanh chóng và
tiện lợi mà còn là phương tiện vận chuyển hiệu quả, rẽ và tiện lợi nhất. Việt
Nam trở thành thị trường ôtô đầy tiềm năng cho những công ty sản xuất ôtô
hàng đầu thế giới. Cùng với sự phát triển mạnh mẻ của ngành sản xuất ôtô thì

việc đầu tư phát triển công nghệ kiểm tra, phục hồi, sửa chữa ngày càng được
chú trọng, vai trò của nó đã được khẳng định từ lâu trong thực tế. Động cơ là
bộ phận quan trọng của ôtô nên việc tìm hiểu hư hỏng, khắc phục và sửa chữa
là việc rất quan trọng, giúp ta tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao hơn so với
phương pháp thay mới hoàn toàn.
1.2 Mục đích luận văn.
Nhằm góp phần chế tạo thêm các mô hình phục vụ giảng dạy và nghiên
cứu cho sinh viên khoa Cơ Khí- Công Nghệ đặc biệt là sinh viên ngành công
nghệ ôtô. Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Cơ Khí-Công Nghệ
Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cùng với sự hướng dẩn của thầy
Th.S Bùi Công Hạnh tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KIỂM TRA - HỒI PHỤC
- LẮP ĐẶT ĐỘNG CƠ XĂNG SÁU XILANH LÊN BĂNG KHẢO
NGHIỆM”. Đề tài được thực hiện với những mục đích sau:
- Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ
thuật đồng thời đánh giá khả năng tiếp tục sử dụng của các chi tiết trên động
cơ xăng sáu xilanh xe ôtô Fargo.
- Vận dụng những kiến thức đã học tiến hành phục hồi, sửa chữa các
chi tiết, hệ thống trên động cơ.

13


- Lắp đặt động cơ lên băng khảo nghiệm, thiết lập mô hình thực tập đưa
vào hệ thống modul phục vụ giảng dạy.
- Xây dựng các bài thực tập trên mô hình.
Tuy nhiên, do thời gian, kiến thức và kinh phí hạn chế, đề tài này không
tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và
các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

14



CHƯƠNG 2
TRA CỨU TÀI LIỆU, SÁCH BÁO PHỤC VỤ
TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI
2.1 CẤU TRÚC ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG.
Động cơ được cấu thành từ nhiều bộ phận, giúp chuyển hóa nhiệt năng
thành cơ năng với hiệu quả cao khi hỗn hợp không khí nhiên liệu được đốt
cháy
2.1.1 Nắp quy lát.
- Nắp quy lát nằm trên thân máy, mặt dưới của nắp lõm vào cùng với
pittông tạo thành buồng đốt. Bên trong nắp quy lát có lỗ dầu và áo nước để
làm mát các xupap và bu-gi. Hầu hết các động cơ xăng đều được làm bằng
gang vì gang nhẹ và dẫn nhiệt tốt.

Hình 2.1:Cấu tạo nắp quy-lát

15


2.1.2 Thân máy.
- Thân máy có tác dụng duy trì áp suất nén của pittông và tiếp nhận áp
suất kỳ nổ, thân máy bao gồm thân xilanh và áo xilanh. Lòng xilanh có hình
trụ nhưng do quá trình làm việc nó bị mòn ở phần trên vì có nhiệt độ và áp
suất cao và là phía nén ép của pittông . Vì thế, xilanh có thể có dạng côn hoặc
oval việc này có thể dẫn đến một số hậu quả sau:
+Tiếng gõ cạnh pittông.
+Tiêu hao nhiều dầu động cơ bất thường.
+Lọt khí nén.
2.1.3 Trục khuỷu.

-trục khuỷu dùng biến chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển
động quay, trục khuỷu phải có đủ độ bền, độ cứng, chịu mài mòn

Hình 2.2: Trục khuỷu

16


2.1.4 Thanh truyền.
-Thanh truyền nhận lực từ pittông và truyền cho trục khuỷu, vì nó
thường xuyên bị tác động bởi lực kéo và lực nén nên nó phải có đủ độ bền và
độ cứng. Đầu to thanh truyền có một lỗ phun dầu để bôi trơn và làm mát.
Thanh truyền liên kết với nắp bạc vì vậy cần kiểm tra dấu trước khi ráp để
tránh nhầm lẩn hai bộ phận này.

Hình 2.3: Thanh truyền
2.1.5 Pittông.
- Píttông là chi tiết chủ yếu của động cơ. Nhận và truyền lực của khí
cháy giản nở qua thanh truyền để làm quay trục khuỷu. Tạo giảm áp hút hỗn
hợp đốt hoặc không khí vào xilanh vào kỳ nén và đẩy khí cháy ra ngoài vào kỳ
xả. Ngoài ra trên động cơ hai kỳ, píttông còn làm nhiệm vụ đóng mở các cửa
hút, xả và cửa thổi.

17


- Píttông gồm ba phần chính:
+Đỉnh: là phần trên cùng của pittông, cùng với xilanh và nắp xilanh tạo
thành buồng đốt.
+Đầu: Bao gồm đỉnh píttông và rãnh lắp các xecmăng dầu và xecmăng

khí làm nhiệm vụ bao kín và tản nhiệt.
+Thân: Là phần dưới rãnh xecmăng dầu cuối cùng ở đầu pittông làm
nhiệm vụ dẫn hướng cho píttông.

Hình 2.4 :Cấu tạo pittông

18


2.1.6 Xecmăng.
- Xecmăng dùng để ngăn không cho không khí lọt qua khe hở giữa
pittông và xilanh. Có ba xecmăng có tác dụng giữ kín cho buồng đốt: hai xec
măng hơi ở phía trên dùng để tản nhiệt từ pittông sang xilanh, chúng cũng có
tác dụng gạt lượng dầu thừa bám trên thành xilanh để tạo ra màng dầu tối thiểu
cần thiết, ngăn cản dầu thừa lọt vào buồng đốt.
- Dấu hiệu xecmăng.Trên xecmăng có ghi tên nhà chế tạo và cỡ của
xecmăng, khi lắp xecmăng cần chú ý :
+ Mặt có dấu phải quay lên phía trên, không nhầm lẫn thứ tự các
xecmăng hơi.
+Để giảm bớt sự lọt khí cần lắp xecmăng sao cho các miệng của
nó ở vị trí tách xa nhau.
+ Kiểm tra khe hở miệng xecmăng khi lắp xecmăng mới.

Hình 2.5:Ký hiệu xecmăng.

19


Hình 2.6: Cấu tạo xecmăng và vị trí lắp.
2.1.7 Cơ cấu phân phối khí.

- Cơ cấu dùng để đóng mở các xupáp nạp và xả đúng thời điểm để hút
hỗn hợp không khí - nhiên liệu vào xilanh và xả khí nổ ra ngoài.
- Xupáp. Trong kỳ nạp xupáp nạp mở để hút hỗn hợp không khí-nhiên
liệu vào trong xilanh, trong thời kỳ xả, xupáp xả mở để xả khí cháy ra ngoài.
Cả hai xupáp cùng đóng trong thời kỳ nén và nổ để giữ kín buồng đốt. Vì
xupáp chịu nhiệt độ và áp áp suất cao nên chúng được chế tạo bằng kim loại
đặc biệt, thường thì các xupáp nạp có đường kính lớn hơn xupáp xả. Để giữ
cho van kín khí góc mặt xupáp thường là 44,50 - 45,50. Các xupáp được đóng
lại bằng lò xo và nhờ hoạt động của cam và cụm đũa đẩy, cò mổ mà chúng
được đẩy xuống theo ống dẫn hướng.

20


Hình 2.7: Cấu tạo xupáp
- Thời điểm phân phối khí: Thời điểm đóng mở của xupáp nạp và xả
được thể hiện theo góc quay của trục khuỷu và được gọi là “sơ đồ định thời
xupap”. Các xupáp đóng mở lần lượt không phải tại điểm chết trên (DCT) và
điểm chết dưới ( DCD). Thực ra, xupáp nạp mở ngay trước DCT, và đóng sau
DCD, còn xupáp xả thì mở trước DCD và đóng sau DCT; việc định thời như
trên nhằm làm tăng hiệu quả nạp và xả khí nhờ quán tính vì thế xupáp được
định thời đóng mở sớm hơn và muộn hơn so với vị trí của pittông.
2.1.8 Hệ thống bôi trơn.
- Hệ thống bôi trơn cung cấp dầu động cơ đến mọi bộ phận của động cơ
tạo ra màng dầu để giảm ma sát và mài mòn, cho phép các bộ phận của động
cơ làm việc trơn tru.

21



Hình 2.8: Hệ thống bôi trơn
- Bơm dầu: Bơm dầu nhờn đặt trong đáy cacte, có nhiệm vụ cung cấp
liên tục dầu nhờn có áp suất cao đến các bề mặt ma sát để bôi trơn làm mát và
tẩy rửa các bể mặt ma sát …Bơm dầu trong hệ thống bôi trơn có nhiều loại:
bơm bánh răng, bơm pittông, bơm cánh gạt, bơm trục vít…Trong đó bơm
bánh răng được sử dụng nhiều nhất vì có ưu điểm nhỏ gọn, áp suất bơm dầu
cao.
H×nh 2.9- Sơ đồ nguyên lý
bơm bánh răng.

22


2.1.9 Hệ thống làm mát.
- Khi động cơ nóng lên, hệ thống làm mát sẽ truyền nhiệt ra bên ngoài
không khí xung quanh để làm mát động cơ. Ngược lại khi động cơ còn lạnh,
hệ thống làm mát sẽ giúp cho động cơ dễ dàng nóng lên. Bằng cách đó, hệ
thống làm mát giúp duy trì nhiệt độ động cơ thích hợp. Có kiểu làm mát bằng
nước và làm mát bằng không khí. Tuy nhiên, trong động cơ ôtô thì hệ thống
làm mát bằng nước được sử dụng chủ yếu.
- Trong hệ thống làm mát bằng nước, nước được lưu thông trong áo
nước hấp thụ nhiệt sinh ra từ động cơ và duy trì nhiệt độ thích hợp cho động
cơ. Nhiệt hấp thụ này được giải phóng qua két nước và nước đã được làm
nguội trở về tuần hoàn trong động cơ.

Hình 2.10:Sơ đồ hệ thống làm mát

23



2.1.10 Hệ thống đánh lửa.
- Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ biến dòng điện có điện áp thấp (6V,
12V, 24V ) thành dòng điện cao áp (15000V-25000V)
- Ba yếu tố quan trọng của hệ thống đánh lửa: Tia lửa mạnh, thời điểm
đánh lửa chính xác và có đủ độ bền.
- Kiểu hệ thống đánh lửa dùng tiếp điểm: Trong hệ thống đánh lửa này,
dòng sơ cấp và thời điểm đánh lửa được điều chỉnh bằng cơ học. Dòng sơ cấp
của cuộn đánh lửa được điều khiển cho chạy ngắt quãng qua tiếp điểm của bộ
ngắt dòng, bộ điều chỉnh đánh lửa sớm li tâm và chân không đều chỉnh thời
điểm đánh lửa, bộ chia điện sẽ phân phối điện cao áp từ cuộn thứ cấp tới các
bugi

Hình 2.11: Cấu tạo hệ thống đánh lửa
- Sự cần thiết phải điều chỉnh thời điểm đánh lửa: Trong động cơ xăng,
hỗn hợp nhiên liệu không khí được đánh lửa đốt cháy và áp lực sinh ra từ sự
bốc cháy sẽ đẩy pittông đi xuống. Năng lượng nhiệt được biến thành động lực

24


có hiệu quả cao nhất khi áp lực nổ cực đại được phát sinh vào thời điểm trục
khuỷu ở vị trí 100 sau điểm chết trên (ATDC). Động cơ không tạo ra áp lực nổ
cực đại vào thời điểm đánh lửa, nó phát ra áp lực nổ cực đại chậm một chút
sau khi đánh lửa. Vì vậy, phải đánh lửa sớm sao cho áp lực nổ cực đại được
tạo ra vào thời điểm 100 ATDC. Thời điểm đánh lửa để động cơ có thể tạo áp
lực nổ cực đại vào 100 trước điểm chết trên (BTDC) lại thường xuyên thay
đổi, tùy thuộc vào điều kiện làm việc của động cơ. Vì vậy hệ thống đánh lửa
phải có khả năng đánh lửa vào những thời điểm để động cơ tạo ra áp lực một
cách hiệu quả nhất phù hợp với điều kiện làm việc của động cơ.


Hình:2.12: Góc đánh lửa sớm.

25


×