Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

NGHIÊN CỨU CẤU TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP 1,54 CỦA CHÍN NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ
[\

NGHIÊN CỨU CẤU TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ
NĂNG LÀM VIỆC MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP 1,54
CỦA CHÍN NGHĨA
Chuyên ngành: Cơ Khí Nông Lâm
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S ĐẶNG HỮU DŨNG

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN VĂN LẬP
MSSV: 03118018

K.S NGUYỄN VĂN LÀNH.

NGUYỄN VĂN CHUYỆN
MSSV: 03118018

- Thành Phố Hồ Chí Minh - Tháng 09/2007 -


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ
[\

NGUYỄN VĂN CHUYỆN
NGUYỄN VĂN LẬP



NGHIÊN CỨU CẤU TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ
NĂNG LÀM VIỆC MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP 1,54
CỦA CHÍN NGHĨA
Chuyên ngành: Cơ Khí Nông Lâm

-

Thành Phố Hồ Chí Minh –
- Tháng 09/2007


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY
FACULTY OF ENGINEERING & TECHNOLOGY
[]

NGUYEN VAN CHUYEN

NGUYEN VAN LAP

STUDYING THE CONSTRUCTION AND EVALUATING
THE WORKING CAPABILIT OF CHIN NGHIA RICE
COMBINE HARVESTER 1,54

- Ho Chi minh City - September, 2007 -


LỜI CẢM TẠ


Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
- Ban Giám Hiệu trường cùng quí Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã giúp chúng em hoàn thành đề tài cuối khoá học này.
- Ban chủ nhiệm khoa Cơ Khí Công Nghệ cùng toàn thể quí Thầy Cô đã
giúp đỡ và dạy dỗ tận tình trong suốt thời gian học tập.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Th.S Đặng Hữu Dũng và Thầy Nguyễn Văn Lành đã hết lòng dạy và
hướng dẫn chu đáo cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
HH•HH
- Cảm ơn gia đình Thầy Lành đã tạo điều kiện tốt trong quá trình thực
hiện đề tại thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
- Cảm ơn các bạn sinh viên khóa 29 đã góp ý kiến quí báu giúp chúng tôi
hoàn thành đề tài này.


MỤC LỤC
Cảm tạ
Tóm tắt
Mục lục
Chương 1: MỞ ĐẦU.
1.1 Đặt vấn đề.

1

1.2 Mục đích đề tài.

2

Chương 2: TRA CỨU TÀI LIỆU PHỤC VỤ TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI.
2.1 Vai trò của khâu thu hoạch.


3

2.2 Đặc tính của cây lúa trên quan điểm thu hoạch.

3

2.3 Các phương pháp thu hoạch lúa hiện nay.

4

2.4 Yêu cầu nông học trong thu hoạch cây lúa.

5

2.4.1 Khi gặt.

5

2.4.2 Khi tách hạt.

5

2.4.3 Những chỉ tiêu quan trọng được xem xét khi đập lúa.

6

2.5 Hiện trạng và hướng phát triển máy GĐLH ở ĐBSCL.

6


2.5.1 Tình hình sản xuất lúa ở ĐBSCL nói chung.

6

2.5.2 Tình hình sản xuất lúa ở huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp nói riêng.

6

2.5.3 Thực trạng phát triển máy GĐLH ở ĐBSCL.

7

2.6 Máy gặt đập liên hợp.
2.6.1 Máy gặt đập liên hợp của nước ngoài.
a) Máy GĐLH Crop Tiger hãng CLASS của Đức.

9
9
9

b) Máy gặt đập liên hợp 4LBZ - 200 của Trung Quốc.
10
c ) Máy gặt đập liên hợp Nhựt Thành

10

d) Máy GĐLH của Thái Lan.

12


e ) Máy gặt tuốt liên hợp 4LBZ - 150 của Trung Quốc.

13

f) Máy gặt tuốt liên hợp TC - 1500 của Nhật.

14

2.6.2 Máy gặt đập liên hợp ở trong nước.

15


a) Máy GĐLH GLH - 0,2 của cơ khí Đồng Tháp .

15

b) Máy GĐLH GĐNX - 2,0 của Hai Đền ở Đồng Tháp.

16

c ) Máy gặt đập liên hợp HT 125 – 60 Hoàng Thắng.

17

d ) Máy gặt đập liên hợp SÔNG KIÊN (SHG1 – 1.8).

18


e ) Máy gặt đập liên hợp Vạn Phúc.

19

f ) Máy gặt đập liên hợp của cơ sở sản xuất Út Máy Cày.

20

g ) Máy gặt đập liên hợp Tư Sang (GĐLH – 1.8) .

21

h) Máy GĐLH của cơ khí Đại Lợi.

22

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN.
3.1 Phương pháp.

23

3.1.1 Dụng cụ thí nghiệm.

23

3.1.2 Phương pháp xác định tính chất của ruộng khảo nghiệm.

23

3.1.3 Phương pháp xác định khối vật liệu :


24

3.2.4 Phương pháp xác định chất lượng làm việc của máy:

25

3.2 Phương tiện.

27

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN.
4.1 Giới thiệu chung máy GĐLH.

28

4.1.1 Sơ đồ cấu tạo chung.

28

4.1.2 Nguyên lý hoạt động.

28

4.2 Cấu tạo máy GĐLH - 1,54 của Chín Nghĩa ở Long An.

29

4.2.1 Sơ đồ chung của máy GĐLH - 1,54 của Chín Nghĩa.


30

4.2.2 Các bộ phận chính.

31

4.2.2.1 Bộ phận cắt.

31

4.2.2.2 Băng chuyền chuyển lúa.

34

4.2.2.3 Bộ phận đập.

34

4.2.2.4 Bộ phận làm sạch.

37

4.2.2.5 Bộ phận tải hạt.

38

4.2.2.6 bộ phận di động

38


4.3 Sơ đồ truyền động của máy GĐLH 1,54.

40

4.4 Nguyên lý hoạt động.

41

4.5 Kết quả khảo nghiệm máy GĐLH 1,54.

41


4.5.1 Đợt I.

41

4.5.1.1 Điều kiện tiến hành khảo nghiệm .

41

4.5.1.2 Kết quả khảo nghiệm.

42

4.5.2 Đợt II.

42

4.5.2.1 Điều kiện tiến hành khảo nghiệm.


42

4.5.2.2 Kết quả khảo nghiệm.

43

4.5.3 Đợt III.

43

4.5.3 1 Điều kiện tiến hành khảo nghiệm.

43

4.5.3.2 Kết quả khảo nghiệm.

44

4.5.4 Nhận xét.

44

4.6 Đánh giá chất lượng làm việc của máy.

45

4.7 Tính sơ bộ hiệu quả kinh tế của máy.

45


4.8 So sánh máy GĐLH - 1,54 của Chín Nghĩa với máy GĐLH 4LZ - 210 của
Trung Quốc có trên thị trường Việt Nam.

45

4.8.1 Chi phí trong khâu thu hoạch theo phương pháp thu hoạch nhiều
giai đoạn.

45

4.8.2 Chi phí trong khâu thu hoạch bằng máy GĐLH- 1,54 của
Chín Nghĩa.

46

4.9 So sánh máy GĐLH - 1,54 của Chín Nghĩa với máy GĐLH 4LZ - 210
của Trung Quốc có trên thị trường Việt Nam.

48

4.10 Đánh giá triển vọng cơ giới hóa thu hoạch lúa bằng máy GĐLH nói chung
và máy GĐLH - 1,54 của Chín Nghĩa nói riêng.

48

Chương 5: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ.
5.1 Kết luận.

51


5.2 Đề nghị.

51

Tài liệu tham khảo.

53

Chương 6: PHỤ LỤC.

55


TÓM TẮT
1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
Các máy gặt đập liên hợp của các nước Châu Âu và Châu Mỹ là những mẫu máy
hoàn chỉnh nhưng nó chưa thể sử dụng cho thu hoạch lúa nước. Có nhiều mẫu máy
đã được được chế tạo và đưa vào thử nghiệm ở Đồng Bằng Song Cửu Long, trong
số đó có máy gặt đập liên hợp của Chín Nghĩa. “Nghiên cứu cấu tạo và đánh giá
khả năng làm việc của máy vào vụ Đông Xuân” là nội dung của đề tài.
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
- Tìm hiểu các máy gặt đập liên hợp đã có trên Thế Giới và Việt Nam.
- Tìm hiệu cấu tạo máy gặt đập liên hợp của Chín Nghĩa.
- Phân tích khả năng làm việc của máy gặt đập liên hợp Chín Nghĩa ở Vụ
Đông Xuân để tìm ra ưu, nhược điểm của máy.
1.

KẾT LUẬN:
- Máy GĐLH – 1,54 của Chín Nghĩa hoạt động tốt trong vụ Đông Xuân.

- Thông số kỹ thuật của máy đáp ứng được yêu cầu nông học trong việc thu
hoạch lúa nước.
- Kết cấu các bộ phận hợp lý.

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

NGUỄN VĂN CHUYỆN

Th.S ĐẶNG HỮU DŨNG

NGUYỄN VĂN LẬP

K.S NGUYỄN VĂN LÀNH


SUMMARY
1. THE PURPOSE OF THE THESIS:
European and American Combine Harvester are very modern contemporary but
they can not used for harvester Rice. So in Mekong River Delta, many prototypes
Combine havester for Rice (Rice Combine havester – RCH) has been fabricated, one
of them is RCH of Chin Nghia. Studying the construction and evaluating the working
capability of Chin Nghia Rice combine harvester 1,54 in Spring East crop is the
objective of thesis.

2. THE CONTENTS OF THESIS.
- Studying the combine havester that has been used in Viet Nam and
another countries in the world.
- Studying the construction of Chin Nghia Rice combine harvester .

- Evaluating the working capability of Chin Nghia Rice Combine Havester
in East Spring crop to find out advantages and disadrantages of machine.

3. CONCLUSION:
- Machine (RCH) 1,54 of Chin Nghia works in Spring East crop.
- Machine has done argonomy requirements in harvesting wet rice.
- Construction of machine is reasonable.

DONE BY STUDENTS

ADVISORS

Nguyen Van Chuyen

MSc. Dang Huu Dung

Nguyen Van Lap

Eng. Nguyen Van Lanh.


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề.
Thu hoạch lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long cho đến nay vẫn là phương
pháp thu hoạch phân đoạn. Lúa được gặt bằng tay hay bằng máy gặt xếp dãy sau đó
lúa được gom bằng thủ công và tách hạt bằng máy. Các loại máy đập lúa phổ biến ở
đồng bằng sông Cửu Long có dạng tiếp tuyến dọc trục răng bản nghiêng, có năng suất
từ 8 đến 10 ha/ngày. Nhờ có năng suất đập cao nên giảm được nhân lực trong khâu
tách hạt và tăng nhân lực cho việc gặt lúa. Do đó rút cũng có thể rút ngắn thời gian thu

hoạch.
Mô hình gặt tay đập bằng máy này được bà con ở đồng bằng sông Cửu Long ưa
chuộng vì nó tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có, kết hợp với máy móc, mang lại
hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nhiều vùng ở đồng bằng sông Cửu Long vào vụ thu hoạch
lại thiếu nhân công do thu hoạch cùng một lúc, làm cho việc thu hoạch chậm trễ. Đồng
thời việc thu hoạch theo cách phân đoạn gây tổn thất cao, vì thế việc thu hoạch một
giai đoạn bằng máy gặt đập liên hợp là một vấn đề cần quan tâm đặc biệt cho hiện tại
và tương lai.
Phương pháp thu hoạch lúa một giai đoạn là phương pháp tiên tiến nhất.
Thường người ta dùng máy gặt đập liên hợp, phương pháp này dường như hoàn hảo
cho việc thu hoạch cây lúa mì cũng như lúa nước. Máy thu hoạch trên đường đi nó
thực hiện đồng thời các công việc: gặt, gom vận chuyển, đập, làm sạch, tải hạt vào
trong thùng chứa hay đóng bao, còn rơm thì rải thành hàng trên đồng.
Như vậy phương pháp thu hoạch một giai đoạn sẽ làm giảm tổn thất hạt hơn
nhiều so với thu hoạch phân đoạn. Ngoài ra nó còn rút ngắn thời gian thu hoạch.
Do nhu cầu bức xúc trong khâu thu hoạch lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL), nhiều doanh nghiệp và cơ sở cơ khí địa phương cũng đã nghiên cứu, thiết
kế và chế tạo nhiều kiểu, mẫu máy gặt đập liên hợp (GĐLH). Năm 2006, Bộ nông


nghiệp và phát triển nông thôn có tổ chức bình tuyển đánh giá những máy GĐLH hiện
có được tổ chức tại nông trường Sông Hậu, như là máy máy Viện Cơ Điện Nông
Nghiệp và Trung Tâm Nông Cơ thiết kế mẫu máy GLH 0,34, mẫu máy gặt liên hợp
GLH 0,2 kiểu Châu Giang của Đồng Tháp, những xưởng cơ khí nhỏ cũng đã sản xuất
như: Hai Đền chế tạo máy GĐNX 2,0, Nguyễn Đức Hoàng ở An Giang, Vinapro…
Những máy này tuy gặt được nhưng còn quá nhiều nhược điểm thứ nhất là công nghệ
chế tạo, chất lương máy chưa đạt, kết cấu chưa phù hợp với thửa ruộng, cũng không
đảm bảo độ sót, hạt theo rơm, độ sạch hạt và độ tổn thương hạt.
Nhưng trong số đó máy GĐLH 1,54 của Chín Nghĩa thì tương đối hoàn thiện,
năng suất cao 2 ha/ngày, tỉ lệ thất thoát chỉ 1,75 -1,8 % tiêu hao nhiên liệu 10lít / ha,

trọng lượng máy chỉ có 1300 kg và giá thành tương đối hợp lý. Qua cuộc bình chọn
này mà nhiều nông dân đã biết đến và chọn mua máy này.
1.2 Mục đích đề tài.
Được sự phân công của Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,
và Khoa Cơ Khí Công Nghệ, cùng với sự hướng dẫn của thầy Đặng Hữu Dũng và thầy
Nguyễn Văn Lành phân công cho chúng tôi làm đề tài:“Nghiên cứu cấu tạo đánh giá
khả năng làm việc của máy gặt đập liên hợp 1,54 của Chín Nghĩa” với mục đích:
-

Tìm hiểu cấu tạo của máy GĐLH 1,54.

-

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy GĐLH 1,54.

-

Khả năng làm việc của máy GĐLH 1,54 trong vụ Đông Xuân.

-

Đánh giá ưu nhược điểm của máy GĐLH 1,54 trong vụ Đông Xuân..


Chương 2:
TRA CỨU TÀI LIỆU PHỤC VỤ TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI
2.1 Vai trò của khâu thu hoạch.
Mùa thu hoạch là khoảng thời gian căng thẳng và cực nhọc của người nông dân,
nhưng nó cũng là thời điểm mà người nông dân mong đợi trong suốt quá trình canh tác
cây lúa. Năng suất của cây lúa cũng làm phấn kích cho người nông dân trong vụ sau:

Thu hoạch cây lúa là công việc quan trọng nhất trong quá trình sản suất cây lúa.
Công việc phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Yêu cầu kỹ thuật nông học và công nghệ khi thu hoạch bao gồm thời điểm
cắt, chiều cao cắt, độ sạch hỗn hợp và độ vỡ hạt.
+ Giảm bớt tổn thất hạt khi thu hoạch. Việc giảm bớt tổn thất khi thu hoạch có
ý nghĩa quan trọng về kinh tế.
2.2 Đặc tính của cây lúa trên quan điểm thu hoạch.
Quá trình nghiên cứu chế tạo hoặc sử dụng bất cứ loại máy thu hoạch nào, chúng
ta điều quan tâm đến đặc tính của cây lúa mà then chốt là thời điểm thu hoạch. Ở thời
điểm nó bao gồm đặc tính sau:
+ Độ chín của cây lúa: Yếu tố quan trọng là độ chín đồng đều của thảm lúa.
Theo các nhà nông học thì quá trình chín trải qua ba giai đoạn: chín sữa, chín sáp và
chín hoàn toàn. Tốc độ chín vào mùa khô nhanh hơn mùa mưa hay cụ thể hơn là lúa
chín ở chân ruộng khô sẽ nhanh hơn chân ruộng nước. Mức độ chín của hạt trong thời
gian thu hoạch ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị sinh học, giá trị công nghệ và năng
suất thu hoạch, yêu cầu độ chín cây lúa trên 95%.
+ Độ ngã của cây lúa: Là độ nghiêng của thân cây so với phương thẳng đứng,
độ ngã của cây càng lớn thì càng khó khăn cho máy khi thu hoạch và làm tăng tổn thất
khi tác động cơ giới vào. Khi lúa nằm rạp xuống mặt đồng thì làm cho máy trở nên vô
dụng.


+ Độ ẩm hạt và thân: Trong giai đoạn lúa chín thì độ ẩm của hạt và thân đều
giảm, nhưng ẩm độ của thân giảm chậm hơn hạt, độ ẩm quyết định đến chất lượng đến
hạt thu hoạch và việc chế biến bảo quản.
+ Độ rụng hạt: độ rụng hạt tự nhiên càng lớn thì càng bị hao hụt do tác động cơ
học của máy.
+ Tỷ lệ hạt trên thân: Có ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của bộ phận đập,
bộ phận làm sạch và năng suất của cây lúa. Chiều cao của gốc rạ, độ cao cây lúa, vị trí
trọng tâm của cây lúa, có ảnh hưởng đến sự làm việc của dao cắt.

+ Mật độ của cây: Dày hay thưa tùy thuộc vào giống hay cách gieo trồng. Mật
độ ảnh hưởng đến cách di chuyển của máy trên đồng cũng như sự tác động của máy
trên thảm lúa.
+ Ngoài ra yếu tố thời tiết cũng rất quan trọng nó ảnh hưởng rất nhiều đến công
việc thu hoạch.
2.3 Các phương pháp thu hoạch lúa hiện nay.
Công việc thu hoạch lúa khá phức tạp. Chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố bên ngoài
như thời tiết, khí hậu, đất đai… Đồng thời đòi hỏi nhiều yêu cầu khắc khe. Do đó
trong thực tế đã tồn tại nhiều phương pháp thu hoạch lúa khác nhau nhưng nhìn chung
cũng có thể chia ra làm hai phương pháp chính sau:
+ Phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn: Phương pháp này thực hiện các công
việc cắt, tách hạt khỏi rơm, làm sạch trên máy riêng lẻ (hoặc bằng thủ công) vào thời
điểm khác nhau. Lúa sau khi cắt có thể phơi trên đồng một đến hai ngày để tiếp tục
chín, sau đó mới thu gom và đập (hoặc tuốt), vì thế phương pháp này chịu ảnh hưởng
nhiều về thời tiết. Thu hoạch lúa ở Việt Nam hiện nay, về khâu cắt chủ yếu vẫn còn
nhiều thủ công với liềm và hái. Thời gian gần đây vài nơi đã sử dụng máy gặt xếp dãy,
tuy nhiên năng suất vẫn còn thấp, sử dụng khó khăn, chất lượng chế tạo vẫn chưa tốt,
giá thành cao… Về khâu tách hạt, hầu như đã cơ khí hoá và rất đa dạng, có thể chế tạo
tại các xưởng cơ khí ở địa phương.
+ Phương pháp thu hoạch một giai đoạn: Là phương pháp mà việc thu hoạch
tiến hành cùng lúc các công việc: cắt, đập hoặc tuốt, làm sạch và lúa được đóng bao
trên một liên hợp máy. Phương pháp này rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm tổn thất
cho nông dân và giảm nhân công trong khâu thu hoạch. Đem lại nhiều lợi ích thiết


thực cho bà con nông dân cũng như đóng góp nhiều cho sự phát triển cơ giới hóa trong
ngành nông nghiệp của đất nước.
2.4 Yêu cầu nông học trong thu hoạch cây lúa.
2.4.1 Khi gặt:
- Độ rụng hạt:

+ Điều quan tâm đầu tiên là độ rụng hạt khi mà máy tác dụng vào lúa. Độ rụng
hạt gồm cả rụng khi cắt, rụng khi gom, vận chuyển vào máy đập là không quá 2%,
trên thực tế thì rất khó tính được một cách chính xác. Nhưng bằng phương pháp thống
kê người ta có thể tính tương đối chính xác chỉ tiêu này để đánh giá cách gặt lúa,
nhằm hạn chế độ rơi vãi hạt trên đồng. Độ rụng hạt được xem là một hao tổn khi thực
hiện công việc: rụng hạt khi cắt lúa, khi gom lúa, khi bó lúa, rụng hạt khi vận chuyển
hạt tới máy đập được bố trí trên đồng hay về máy đập đặt trên sân nhà.
+ Ngoài ra, tuy phương pháp tách hạt (máy tuốt lúa hay máy đập lúa) mà có
thêm chỉ tiêu độ rối (là chỉ tiêu đánh giá phần lúa đã được cắt có được xếp ngay ngắn
phần bông và phần góc theo một chiều nhất định hay không). Điều này có nghĩa là các
máy tuốt lúa yêu cầu khi tuốt hạt, thao tác phải buột phần ngọn vào trống tuốt còn
phần góc do tay người giữ. Do vậy, độ rối phải được xem xét như một chỉ tiêu quan
trọng liên quan tới quá trình đập lúa bằng máy tuốt để tránh tổn thất.
- Chiều cao gốc rạ: Chiều cao gốc rạ để lại trên đồng cũng là chỉ tiêu xem xét tới.
Nghĩa là chiều cao thân cây lúa bị cắt đưa vào máy đập ảnh hưởng trực tiếp tới lượng
cung cấp vào máy đập, tập quán sử dụng rơm, rạ của từng nơi, từng vùng, từng địa
phương.
2.4.2 Khi tách hạt:
- Khi tách hạt khỏi bông, điều quan trọng là hạt tách hết và thu hết, không để sót
lại trên bông và cũng không còn hạt đã được tách ra lẫn trong rơm.
- Độ tổn thất mà chúng ta hay nói đến khi đập lúa bao gồm các mất mát sau:
+ Hạt sót lại trên bông (không được tách khỏi gié) được gọi là độ sót.
+ Hạt bị vỡ, nát, tróc vỏ trấu và nứt ngầm được gọi là độ nát hạt hay là độ vỡ
hạt.
+ Hạt đã tách ra khỏi gié nhưng lại không được phân ly để đưa xuống sàn mà
bay theo rơm ra ngoài được gọi là độ hạt theo rơm.


+ Tổng tổn thất này không vượt quá 2%.
2.4.3 Những chỉ tiêu quan trọng được xem xét khi đập lúa:

- Độ sót hạt trên bông (hạt còn dính trên bông khi vật liệu đã đi qua khe hở đập):
độ sót không được lớn hơn 1% (từ 0,5%-1%).
- Độ hạt theo rơm: Độ hạt theo rơm được chấp nhận không quá 0,5% (từ 0,2 0,5%).
- Độ vỡ hạt khi đập lúa được xem như hạt vỡ mà chúng ta nhìn thấy được. Hạt
gạo bị bóc vỏ dù còn hạt gạo nguyên, không gãy, cũng bị gọi vỡ hạt. Trong thực tế,
người ta yêu cầu hạt ít vỡ càng tốt.
- Độ sạch của hỗn hợp hạt ở phần ra hạt của máy đập được đánh giá bởi tỉ lệ của
những tạp chất còn lẫn vào khối hạt sau khi đi qua sàng. Các máy đập lúa thường phải
đạt độ sạch của hỗn hợp hạt từ 95 - 96%.
2.5 Hiện trạng và hướng phát triển máy GĐLH ở ĐBSCL
2.5.1 Tình hình sản xuất lúa ở ĐBSCL nói chung.
Sản lượng lúa của vùng ĐBSCL là 19.234,5 triệu tấn (năm 2005) trong đó sản
lượng lúa vụ Đông Xuân là 9.077,2 triệu tấn (47 %), sản lượng lúa Hè Thu 8.777,1
triệu tấn (chiếm 42,1%), sản lượng lúa vụ mùa 1.380,2 triệu tấn (chiếm 9,4 %).
Diện tích canh tác trên hộ nông dân rất khác nhau giữa các vùng, trung bình diện
tích đất trồng lúa trên một hộ từ 0,3 - 2,4 ha/hộ. Có 6 tỉnh ở ĐBSCL là An Giang, Kiên
Giang, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng được xem là các tỉnh có nhiều tiềm
năng về sản xuất lúa. ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo với khối lượng lớn nhưng
những hỗ trở phát triển các dịch vụ xử lý sau thu hoạch cho nông dân trồng lúa hiện
còn rất hạn chế.
2.5.2 Tình hình sản xuất lúa ở huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
Đồng Tháp có diện tích sản xuất nông nghiệp 250.956 ha. Diện tích gieo trồng
lúa cả năm đạt 453.997 ha, sản lượng đạt 2.404.824 tấn. Trong đó, lúa Hè Thu và
Đông Xuân chiếm diện tích 248.404 ha với tổng sản lượng 1.225.341 tấn (Cục thống
kê Đồng Tháp năm 2006).
Riêng ở huyện Tam Nông, diện tích gieo trồng cây hàng năm là: 62.035,8 ha.
Cây lúa là cây trồng thế mạnh của huyện với diện tích gieo trồng lúa cả năm là 60.817
ha chiếm 98% tổng diện tích cây trồng hàng năm của huyện; năng suất bình quân



57,72 tạ/ha/năm; tổng sản lượng đạt 351.056 tấn. Thực tế cho thấy tình hình cơ giới
hóa trong nông nghiệp, cụ thể là cây lúa còn yếu. Theo báo cáo của phòng Nông
Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện Tam Nông năm 2006.
Chỉ tiêu

Số
TT



Máy kéo

Máy kéo

4 bánh

2 bánh

Lò sấy

Máy sạ

Máy cắt

hàng

xếp dãi

1


An Hòa

14

14

14

30

0

2

An Long

14

10

10

43

4

3

Phú Ninh


18

13

2

45

2

4

Phú Thành A

32

43

6

66

2

5

Phú Thành B

38


48

1

198

19

6

Phú Thọ

12

26

1

110

8

7

TT.Tràm Chim

7

22


6

304

11

8

Phú Đức

32

85

24

248

11

9

Phú Cường

20

58

8


479

11

10

Phú Hiệp

18

37

7

49

10

11

Tân Công Sính

25

44

2

25


17

12

Hòa Bình

37

60

1

76

7

267

460

76

1.673

102

Tổng cộng

Nhằm đẩy mạnh phát triển cơ giới hóa trong sản xuất lúa nhất là trong và sau thu
hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất. Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn đã

phối hợp với các ngành huyện, các xã, thị trấn triển khai dự án hỗ trợ đầu tư máy gặt
đập liện hợp, máy cắt xếp dãi, máy sấy lúa, theo phương thức ngân hàng cho vay 60%
vốn đầu tư máy (nhà nước hỗ trợ lãi xuất trong 2 năm), tổ chức, cá nhân có nhu cầu
mua máy đầu tư vốn 40%.
2.5.3 Thực trạng phát triển máy thu hoạch ở ĐBSCL.
Máy tuốt lúa: Hiện nay gần 100% nông dân trồng lúa ở ĐBSCL thuê dịch vụ
tuốt lúa khi thu hoạch, họ thuê máy tuốt ở địa phương, nơi khác đến hoặc tự trang bị.
Tất cả máy tuốt được chế tạo tại địa phương, tổng số máy tuốt hiện có là 42.000 máy
(năm 2005).


Các năm gần đây do sự phát triển tăng tốc của nền kinh tế thị trường, nhu cầu
phát triển đô thị ngày càng mạnh mẽ, thanh niên nông thôn có su hướng tập trung tìm
việc làm ở thành thị, lao động nông thôn trở nên khan hiếm, giá công thu hoạch lúa
ngày càng cao nhất là ở thời điểm thu hoạch tập trung: công cắt lúa có nơi lên đến
100.000 VNĐ/công, nếu tính luôn cả công thu hoạch mang hạt lúa về đến nhà tổng chi
phí lên đến 1.800.000 VNĐ/ha, nhưng nông dân vẫn không huy động đủ công lao
động trong những thời điểm thu hoạch tập trung, thu hoạch không đúng lúc, lúa để
ngoài ruộng lâu, ngày nắng đêm sương làm giảm tỉ lệ thu hồi hạt gạo nguyên.
Nhìn chung, nhu cầu cơ giới hoá khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL là rất lớn. Do đó
các công ty – cơ sở cơ khí địa phương đã chế tạo máy thu hoạch, trước tiên là máy gặt
xếp dãy. Hiện nay, ở ĐBSCL có trên 10 cơ sở sản xuất máy gặt xếp dãy có bề rộng
làm việc 1,2m số còn lại sản xuất loại máy 1,5m. Số lượng máy gặt xếp dãy hiện đang
hoạt động ở các tỉnh là 2408 ( tháng 3/2007).
Bảng 1: Số lượng máy thu hoạch qua các năm.
2002

2004

2005


Tháng 5/2007

Máy gặt xếp dãy

434

1516

1868

2408

Máy GĐLH

0

-

50

451

Máy gặt xếp dãy đã phát triển tăng mạnh trong các năm qua, nhưng lại tiếp tục
phát sinh thêm những vấn đề mới:
- Công gom không chịu đi theo máy cắt do gom lúa cắt máy cực hơn công gom
lúa cắt tay.
- Người lao động chưa tin khi kết hợp với chủ máy cắt sẽ có công việc ổn định và
thu nhập tốt hơn cắt và gom theo kiểu truyền thống.
- Người lao động luôn bị lệ thuộc vào chủ máy cắt.

Từ những vấn đề trên các cơ quan khoa học, các công ty - cơ sở cơ khí địa
phương chế tạo, thử nghiệm máy GĐLH. Hiện nay có trên 10 cơ sở cơ khí địa phương
chế tạo máy GĐLH đang thử nghiệm, không ngừng được cải thiện, trong đó có một số
cơ đã đi vào sản xuất. Ngoài ra cũng có các công ty Trung Quốc đã tham gia giới thiệu
mẫu máy GĐLH thông qua các nhà phân phối ở ĐBSCL. Năm 2005 ở ĐBSCL có


khoảng 50 máy, đến đầu năm 2007 số lượng máy được đưa ra thị trường tăng lên đến
450 máy.
2.6 Máy gặt đập liên hợp.
Thu hoạch một giai đoạn đem lại nhiều hiệu quả thiết thực mà tiên tiến trên
thế giới đã và đang thực hiện. Và việc học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khâu
thu hoạch để áp dụng vào khâu thu hoạch lúa nước ở Việt Nam là điều cần phải quan
tâm.
2.6.1 Máy gặt đập liên hợp của nước ngoài.
a) Máy GĐLH Crop Tiger hãng CLASS của Đức.

Hình 1: Máy GĐLH Crop Tiger hãng CLASS của Đức.
Các đặc điểm của máy:
- Bề rộng cắt (bề rộng làm việc): 4m.
- Năng suất: 1,8-2 [ha/h].
- Trống đập loại tiếp tuyến với phím giũ rơm thu hạt và làm sạch bằng quạt, sàng.
- Có thùng chứa hạt và hệ thống tải hạt.
- Di động bằng bánh hơi, bánh chủ động ở phía trước.
- Nguồn động lực của máy: 120 Hp.
- Cơ cấu đập tiếp tuyến này rất thích hợp khi đập lúa mì và có năng suất đập rất
cao nên trong một thời gian cụ thể nó mới đủ khả năng đập hết số lúa mà bề rộng cắt
lớn đưa vào cơ cấu đập.
- Có hệ thống giũ rơm vì có tới 30 % hạt theo rơm, vì vậy làm cho kết cấu máy
cồng kềnh và tăng trọng lượng.



- Hệ thống di động là bánh hơi, vì thế nó rất cơ động trên ruộng khô và khu vực
đồng ruộng lớn, thích ứng cho thu hoạch lúa mì và dể dàng di chuyển trên địa bàn.
b) Máy GĐLH 4LZ - 200 của Trung Quốc.

Hình 2: Máy GĐLH 4LZ - 200.
Bảng 2: Các thông số của máy 4LZ - 200.
Model

4LZ-200

Kích thước

5010 × 2360 × 2650

Chiều rộng lưỡi cắt (mm)

2000

Công suất định mức (Hp)

40

Tổng tổn thất %

<=3,5

Tỉ lệ vỡ %


<=2.0

Tổng tổn thất %

<=2.0

Tỉ lệ lẫn tạp chất %

<= 2.0

Trọng lượng máy (kg)

2450


c) Máy Gặt đập liên hợp Nhựt Thành.

Hình 3: Máy GĐLH Nhựt Thành.
Các thông số của máy :
- Kích thước của máy: ( DxRxC) 3600 x 1600 x 1600 mm.
- Bề rộng làm việc: 1200 mm.
- Chiều cao cắt: 100 - 500 mm.
- Năng suất: 1,5 ha/h.
- Tổng tổn thất: 1 - 3 %.
- Tốc độ tịnh tiến của máy: 6km/h.
- Trọng lượng của máy: 600 kg.
- Nguồn động lực: động cơ diesel 16 Hp.
- Chi phí nhiên liệu: 15 lít/ha.
- Hệ thống di động: bánh cao su.
- Máy làm cần 3 người phục vụ.



d) Máy GĐLH của Thái Lan.

Hình 4: Máy GĐLH của Thái Lan.
Thái Lan là nước duy nhất Đông Nam Á có quy hoạch vùng trồng lúa cơ giới hoá
khá đồng bộ từ khâu làm đất, gieo trồng cho tới khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Thái
Lan đã chế tạo máy gặt đập liên hợp và đưa vào thu hoạch lúa nước.
- Máy này có đặc điểm sau: Có cơ cấu đập tiếp tuyến - dọc trục răng trụ, không
có phím giũ rơm.
- Hệ thống di động kiểu xích, với dải xích rộng 0,8 m, chiều dài dải xích tiếp xúc
là 2m. Máy GĐLH của Thái Lan có diện tích tiếp xúc 3,2m2.
- Trọng lượng 5,7 tấn.
- Áp lực 1,7 N/cm2
- Dùng hệ thống thuỷ lực (mô tơ, động cơ thuỷ lực) để dẫn động cho hệ thống di
động.


e) Máy gặt tuốt liên hợp 4LBZ - 150 của Trung Quốc.
4LBZ - 150 và máy gặt đập liên hợp loại lớn như model 228 series, 200 series, 180
series các máy này đã được khảo nghiệm và sử dụng ở nhiều nước và mang lại hiệu
quả cao, dễ vận hành, dễ bảo trì, sửa chữa tiết kiểm chi phí và đặc biệt bền.

Hình 5: Máy gặt tuốt liên hợp 4LBZ - 150 của Trung Quốc
Bảng 3: Các thông số của máy 4LBZ – 150
Kích thước (DxBxH)

1850x1850x2130

Trọng lượng tịnh (kg)


2320

Dung tích xy lanh (cc)

2977

Công suất định mức (kw/rpm)

40/2700

Chiều rộng lưỡi cắt (mm)

1500

Năng suất (ha/h)

0.15-0.45

Tổng tổn thất

<=3%

Tỉ lệ lẫn tạp chất

<=1%


f) Máy gặt tuốt liên hợp TC - 1500 của Nhật.
Nhật là nước có nền nông nghiệp phát triển hoàn hảo, các máy sử dụng trong

nông nghiệp rất gọn nhẹ. Do đó các máy này rất cơ động và làm việc rất hiệu quả.
Trong công cuộc đổi mới chuyển giao công nghệ, Việt Nam đã nhập từ Nhật về các
loại máy thu hoạch lúa sau:
Máy YanMar TC1500:

Hình 6 :Máy YanMar TC1500.

Máy Kubota 2540 SD.

Hình 7:Máy Kubota 2540 SD.

- Khối lượng: 1,2 tấn

- Khối lượng: 1,5 tấn

- Năng suất: 0,125 ha/h

- Năng suất: 0,25 ha/h

- Động cơ Diezel có công suất: 15 Hp

- Động cơ Diezel có công suất: 23 -24 Hp

- Vận tốc tịnh tiến: Vmax CK = 6,2 km/h. - Vận tốc tịnh tiến: VmaxCK = 6,2 km/h.
- Vận tốc tịnh tiến: V max tải = 5 km/h.

- Vận tốc tịnh tiến: V max tải = 5 km/h.


2.6.2 Máy gặt đập liên hợp ở trong nước.

a) Máy GĐLH GLH - 0,2 của cơ khí Đồng Tháp .
Máy được sản xuất theo mẫu của xí nghiệp cơ khí nông nghiệp ở tỉnh Chiết
Giang Trung Quốc. Kết cấu nổi bật của máy GLH - 2,0 là hệ thống đập được chế tạo
theo kiểu tiếp tuyến dọc trục. Như vậy máy sẽ loại trừ được phím giũ rơm.

Hình 8: Máy GĐLH GLH - 0,2 của cơ khí Đồng Tháp.
Các thông số của máy:
- Bề rộng làm việc: 1,4m.
- Năng suất: 0,3 ha/h.
- Trống đập loại tiếp tuyến dọc trục.
- Làm sạch bằng quạt, sàng.
- Hệ thống di động bằng xích cao su.
- Trọng lượng toàn máy: 1800 kg.
- Áp suất của dải xích tác dụng lên đất: 3,4 N/cm2.
- Kích thước dải xích: 30 x 87,2cm.


b) Máy GĐLH GĐNX 2,0 của Hai Đền ở Đồng Tháp.

Hình 9: Máy GĐLH 2,0 Hai Đền.
Thông số kỹ thuật của máy GĐNX – 2,0:
- Bề rộng cắt: 2m.
- Trọng lượng: 2 tấn.
- Trống đập dọc trục răng bản nghiêng, trước nó có là hai trống cung cấp lúa thay
băng chuyền nghiêng. Đây là một cải tiến rất quan trọng vì chúng ta biết rằng, nhược
điểm cơ cấu đập dọc trục là cửa cung cấp vật liệu đập vào khe hở đập quá nhỏ.
- Hệ thống nhận hạt và thu hạt có kết cấu khác với máy khác gồm: Sau tấm hứng
hạt là các sàng sơ cấp (ở dưới), sàng thứ cấp (ở trên) cộng với sự bố trí quạt gió để làm
sạch hỗn hợp được tốt hơn.
- Hệ thống di động nửa xích.

- Năng suất 0,3 - 0,4 ha/h.


×