Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI CỦA NHÀ LƯỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ &CÔNG NGHỆ
…….o0o…….

MAI VĂN DANH
NGUYỄN XUÂN THẮNG

KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI CỦA
NHÀ LƯỚI

Tp.Hồ Chí Minh


Tháng 09 năm 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ &CÔNG NGHỆ
…….o0o…….

KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI CỦA NHÀ LƯỚI
Chuyên nghành: Cơ Khí Công Thôn

Giáo viên hướng dẫn:
Tiến sĩ: Nguyễn Văn Hùng

Sinh viên thực hiện:
Mai Văn Danh
Nguyễn Xuân Thắng

Tp.Hồ Chí Minh


Tháng 09 năm 2007


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAING
NONG LAM UNIVERSITY
FACULTY OF ENGINEERING & TECHNOLOGY
…….o0o…….

TESSING AND DESIGN TO WATER THE PLANTS
SYSTEM IN NET HOUSE

Speciality: Agricultural engineering

Supervisor:
PhD: Nguyen Van Hung

Student:
Mai Van Danh
Nguyen Xuan Thang

Tp.Ho Chi Minh


09/ 2007.


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên chúng em xin gởi đền các bậc sinh thành đã sinh ra và nuôi dạy
chúng em cho tới ngày trưởng thành. Để có được ngày hôm nay không thể không
kể đến công ơn của cha mẹ, anh chị cùng với sự dạy dổ tận tình của quí thầy cô ở

các cấp.Xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Cơ Khí Công Nghệ trường Đại Học
Nông Lâm-Tp.HCM đã tận tình giúp đỡ,dạy dỗ chúng em trong suốt thời gian học
tập tại khoa.
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến
thầy Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình chúng em
Những công ơn cao cả trên, chúng em xin ghi nhận và tiếp tục phát huy
những gì đã học được để đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng đất
nước.
Sinh Viên:
Mai Văn Danh
Nguyễn Xuân Thắng

i


TÓM TẮT
Đề tài:
“KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI PHỤC VỤ NHÀ
LƯỚI VỚI DIỆN TÍCH 288m 2 ”
Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Nguyễn Văn Hùng

Mai Văn Danh
Nguyễn Xuân Thắng

Vấn đề “rau sạch” là một trong những tiêu điểm được bàn bạc phân tích hàng
ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để đảm bảo cho các tiêu chuẩn về

vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực “rau sạch” chúng ta cần phải giải quyết nhiều
môi quan hệ tương quan với nhau: từ việc chọn giống, gieo trồng, đến việc chăm
sóc…
Để khâu chăm sóc được tốt hơn, chúng ta cần phải nghiên cứu và áp dụng
công nghệ tự đông hoá cho quá trình này.
Từ những nhu cầu mang tính cấp thiết và trên cơ sở đã có, đề tài này tập
trung một số phần như sau:
1. Khảo nghiệm hệ thống tưới-phun nhỏ giọt của nhà lưới tại Khoa
Nông Học trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM
2. Thiết kế hệ thống tưới phun-nhỏ giọt trong nhà lưới với diện tích
288 m 2
3. Thiết kế khoá điều chỉnh lưu lượng bằng tay tại ống hồi lưu
Việc nghiên cứu này góp phần vào việc phát triễn tốt hơn công nghệ “tưới
tiêu” trong lĩnh vực trồng trọt.

ii


Summary
Topic:
“TESSING AND DESIGN TO WATER THE PLANTS SYSTEM IN
NET HOUSE WITH AREA 288 SQUARE METER.”
Super visor:

Student:

PhD: Nguyen Van Hung

Mai Van Danh
Nguyen Xuan


Thang
About problem “clean vegetable” is one of focus to get to discuss and
analysis on the means of communication everyday. In order to assure about food
safety standards in field “clean vegetable”, we need solve many relation to start:
seed choose, sow and care…
If we want to process care better, we need to examine and apply automation
technology with this process.
The start from pressing demand and to rely on existing basic, this topic to
concentrate a number of main:
1. Tessing water the plants system in Faculty of agriculture at
Nong Lam university- Tp.HCM city.
2. Design to water the plants system in net house with area 288
square meter.
3. Design flow adjust key by hand at gyration duct.
This research work to have a part in something development better to water
the plants technology in cultivate field .

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................................... i
TÓM TẮT ........................................................................................................................... ii
Chương 1............................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
Chương 2............................................................................................................................ 3
TRA CỨU TÀI LIỆU SÁCH BÁO TRỰC TIẾP PHỤC VỤ ĐỀ TÀI ......................... 3
2.1Tình hình sử dụng nhà lưới hiện nay trong nước và trên thế giới: ......................... 3
2.1.1.Tình hình trong nước: ............................................................................................. 3

2.1.2
Trên thế giới: ..................................................................................................... 5
2.2 Yêu cầu về chế độ tưới nước cho cây trồng: ............................................................. 5
2.2.1 Đất nước và cây trồng: ............................................................................................ 5
2.2.2 Xác định lượng nước tưới cho cây trồng: .............................................................. 6
2.2.3 Chế độ tưới nước cho cây trồng: ............................................................................ 7
- 2.3. Các thông số cơ bản của bơm: ................................................................................ 9
2.3.1. Lưu lượng Q (m3/s) hoặc G (N/s), M(kg/s): .......................................................... 9
2.3.2. Cột áp H (m cột chất lỏng): .................................................................................... 9
2.3.3. Công suất và hiệu suất:......................................................................................... 10
2.4. Một số cơ cấu được ứng dụng để chế tạo hệ thống tưới: ...................................... 11
2.4.1.Cơ cấu mối nối ống dẫn nước: .............................................................................. 11
2.4.2. Cơ cấu ống dùng cho ống nước phun sương: ..................................................... 14
2.4.3. Cơ cấu ống tưới nhỏ giọt: ..................................................................................... 15
2.5 Tra cứu về hệ thống tưới: ......................................................................................... 21
2.5.1 Hệ thống tưới phun:............................................................................................... 21
2.5.2 Hệ thống tưới nhỏ giọt :......................................................................................... 25
Chương 3.......................................................................................................................... 28
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN ........................................................................ 28
3.1. Phương pháp tiếp cận:............................................................................................. 28
3.2. Phương pháp thuyết kế: .......................................................................................... 28
3.3. Phương pháp thực nghiệm:..................................................................................... 28
Chương 4.......................................................................................................................... 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................ 29
4.1. Khảo sát hệ thống tưới trong nhà lưới tại khoa Nông học: ................................. 29
4.1.1 Cấu tạo nhà lưới: ................................................................................................... 30
4.1.2. Hệ thống tưới phun sương: .................................................................................. 31
4.1.3. Hệ thống tưới nhỏ giọt:......................................................................................... 33
4.2. Tính toán thiết kế hệ thống tưới: ............................................................................ 35
4.2.1. Yêu cầu thiết kế:.................................................................................................... 35

4.2.2Phương pháp thiết kế: ............................................................................................ 35
4.2.3/Sơ đồ thiết kế:......................................................................................................... 36
4.2.3.1.Sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới phun: .................................................................... 36
4.2.3. 2.Sơ đồ cấu tạo hệ thống tưới nhỏ giọt: .............................................................. 37
4.2.3. 3.Kết cấu kiểu tưới phun và tưới nhỏ giọt: ........................................................... 38
4.2.4 Một số thiết bị chính trong hệ thống : .................................................................. 40

iv


4.2.5: Đo góc phun: ......................................................................................................... 52
4.2.6: Kiểm tra lưu lượng phun: .................................................................................... 55
4.2.7: Bố trí béc phun:..................................................................................................... 56
4.2.8. Bơm: ....................................................................................................................... 56
4.2.8.1/ Tìm hiểu sơ lược một số bơm: .......................................................................... 56
4.2.8.2/ Tính toán chọn bơm:.......................................................................................... 59
4.3: Bể chứa, đài nước, bơm: ......................................................................................... 60
4.3.1/Bể chứa – đài ước: ................................................................................................. 60
4.3.2/ Bơm: ....................................................................................................................... 61
4.4: Điều chỉnh lưu lượng tưới:...................................................................................... 61
4.4.1/ Khảo sát một số phương pháp. ............................................................................ 61
4.4.2. Thí nghiệm điều chỉnh lưu lượng: ....................................................................... 63
Biểu đồ điều chỉnh lưu lượng:........................................................................................ 64
Chương 5.......................................................................................................................... 64
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ ................................................................................................... 64
5.1:Kết luận. .................................................................................................................... 64
5.2:Đề nghị. ...................................................................................................................... 65
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 66

v



Chương 1
MỞ ĐẦU
Đứng trước tình hình xã hội hiện nay vấn đề ăn sạch uống sạch là nhu
cầu cần thiết cho con người. Để tránh được ô nhiễm, đảm bảo an toàn thực
phẩm giảm tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học diệt sâu bọ, côn trùng cho cây
trồng và điều quan trọng là đem lại lợi nhuận kinh tế cao thì việc trồng rau
sạch, củ quả sạch… trong nhà lưới, nhà kính là rất cấp bách và cần thiết
không những với Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Những phương thức canh tác truyền thống trước đây không thể đáp ứng
được trước sự đòi hỏi của con người vì nó đem lại hiệu quả kinh tế thấp,
không an toàn thực phẩm.
Trước tình hình đó chúng ta cần phải có hệ thống chăm sóc cây trồng
theo mô hình nhà kính, nhà lưới hiện đại để đem lại nhiều lợi ích hơn so với
phương thức sản xuất truyền thống.
Trồng rau trong nhà lưới chúng ta tiết kiệm tối đa công lao động nhưng
vẫn đảm bảo được năng suất cho cây trồng.
Năng suất tăng từ 10 -15 lần và điều quan trọng là cây trồng đảm bảo
sạch, chủ đầu tư có thể tính được chính xác sản lượng thu hoạch mà không bị
các yếu tố rủi ro như khí hậu, thời tiết, dịch bệnh ảnh hưởng…
Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đã sử dụng các loại nhà kính,
nhà lưới hiện đại (như Nhật Bản, Israel)… các thông số môi trường bên trong
như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hệ thống tưới… đã được điều chỉnh bằng hệ
thống tự động.
Để thuận tiện cho việc phát triển nhà lưới ở nước ta vấn đề chính là hạ
giá thành đầu tư và cải tiến các đặc tính kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu canh
tác trong nước.

1



Từ sự đòi hỏi nhu cầu cần thiết cấp bách của con người với mong muốn
ứng dụng cơ khí, vào sản xuất nông nghiệp hiện đại, dưới sự hướng dẫn của
TS. Nguyễn Văn Hùng chúng em đã thực hiện đề tài:
KHẢO SÁT VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI TRONG NHÀ
LƯỚI- NHÀ KÍNH
Mục đích của đề tài là nhằm thiết kế hệ thống tưới của nhà lưới phù hợp
với các điều kiện của Việt Nam.
Ứng dụng hệ thống phun sương, nhỏ giọt vào sản xuất nhằm giảm giá
thành sản xuất, giảm chi phí lao động để nhằm mục đích đưa hệ thống canh
tác mới này vào sử dụng phổ biến rộng rãi và đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất.
Trên cơ sở đó mục đích chính của việc thực hiện đề tài là:
ƒ

Khảo sát các mô hình nhà lưới đặc biệt tại Khoa Nông học Trường

Đại
Học Nông Lâm TP HCM.
ƒ

Tính toán thiết kế hệ thống tưới.

ƒ

Nghiên cứu hệ thống điều khiển bằng tay để điều chỉnh lưu lượng

ƒ


Khảo nghiệm sơ bộ và đánh giá khả năng làm việc của hệ thống

tưới.
tưới.

2


Chương 2
TRA CỨU TÀI LIỆU SÁCH BÁO TRỰC TIẾP PHỤC VỤ ĐỀ TÀI
Xuất phát từ mục đích đề tài và những tài liệu đã tìm được tra cứu tài
liệu gồm những phần sau:
¾

Tình hình sử dụng nhà lưới hiện nay trong nước và thế giới.

¾

Các yêu cầu về chế độ tưới nước cho cây trồng .

¾

Tra cứu về hệ thống tưới.

2.1Tình hình sử dụng nhà lưới hiện nay trong nước và trên thế giới:
2.1.1.Tình hình trong nước:
Nhà lưới, nhà kính được dùng trong nông nghiệp công nghệ cao đã và
đang từng bước đưa vào trong nhiều tỉnh thành và đã được chính phủ chú
trọng đầu tư và phát triển trong những năm gần đây.
Hầu như tất cả các nhà lưới nhà kính đang ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam

nói chung và các khu vực nói riêng. Đặc biệt là ở Đà Lạt như công ty Hasfarm
đang sử dụng đều nhập từ hãng Netafim, Israel.
Các mô hình được ứng dụng rộng rãi như mô hình hệ thống nhà kính với
hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống tưới phun sương.

3


4


Hình2.1: Mô hình hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun tại Khoa Nông
Học Tường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.
2.1.2 Trên thế giới:
Nhà kính nhà lưới dùng trong nông nghiệp công nghệ cao đã và đang
được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhất là hai nước Nhật Bản
và Israel.
Từ những năm 1959 Mỹ đã ứng dụng nhà kính trong sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao.
Với sự có mặt của các hệ thống tự động điều khiển có hổ trợ bằng máy
tính, duy trì điều kiện tối ưu cho cây trồng phát triển. Các công nghệ hiện đại
phải kể đến như công nghệ của Netafim, Israel… dùng PLC duy trì tự động
nhiệt độ, độ ẩm, thông thoáng, tưới tiêu… Với kết cấu nhà rất hiện đại và kiên
cố. Nếu hệ thống nhập từ Israel thì khoảng 2 tỷ/ha.
2.2 Yêu cầu về chế độ tưới nước cho cây trồng:
2.2.1 Đất nước và cây trồng:
Trong những điều kiện để cây trồng sinh trưởng và phát triển như đất
đai, khí hậu, thời tiết thì nước giữ vai trò quyết định.
Nước giúp cho quá trình quang hợp của cây, tạo thành các chất hữu cơ,
nước làm nhiệm vụ vận chuyển các muối hòa tan và cần thiết cho sự điều hòa

nhiệt độ của cây trồng qua hiện tượng bay hơi mặt lá. Đây là lượng nước
chính cần cho cây.
Ứng với mỗi loại cây trồng nhu cầu nước cung cấp khác nhau và tùy
thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của chúng.
Độ ẩm tối thiểu giữ cho cây trồng phát triển và sinh trưởng được,
thường từ 70-80% độ ẩm tối đa.
Các loại cây trồng như:
- Ngô (bắp) thì thời kỳ cần nước nhất là (phân hóa cờ, trỗ cờ, phun
râu).

5


- Khoai tây: Thời kỳ cần nước nhất là củ phình to cho đến giai đoạn
thu hoạch.
- Bắp cải: Thời kỳ cần nước nhất là trong suất quá trình sinh trưởng.
- Cà chua: Hình thành quả.
Tuy nhiên, chế độ tưới nước trong đất không những thay đổi theo điều
kiện thời tiết khí hậu mà còn tùy thuộc vào tính chất vật lý của đất như: kết
cấu, độ rỗng tính thấm nước của đất.
Tưới nước còn ảnh hưởng tới nhiệt độ đất, làm cho chế độ nhiệt độ
trong đất được tưới điều hòa hơn, làm cho cây trồng phát triển thuận lợi.
Tưới nước cũng làm thay đổi hóa tính của đất. Nước là môi trường để
tiến hành các quá trình phản ứng hóa học trong đất, tạo điều kiện thuận lợi cho
cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Tưới nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật tạo sự trao
đổi chất dễ dàng cho cây trồng.
Tóm lại trong hệ thống nhà lưới thì hệ thống tưới rất quan trọng, nó
góp phần vào việc làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cho cây trồng.
2.2.2 Xác định lượng nước tưới cho cây trồng:

Nhiệm vụ của tưới là làm mát và tạo ẩm cho cây trồng cũng như tạo ẩm
cho đất.
Lượng nước cần cho cây trồng được tính bằng m3/ha cho cả vụ hoặc
tính bằng mm nước.
Có nhiều phương pháp để xác định lượng nước cần cho cây trồng. Ở
đây chúng tôi xin nêu ra một số phương pháp như sau:
a/ Xác định lượng nước cần theo năng suất cây trồng (công thức Cot
Chia Kôp):
E

=

(1)
Trong đó:
k – hệ số nước cần (m3/ha)
6

k.Y

m3/ha.


Y– năng suất cây trồng (tấn/ha)
Phương pháp này đơn giản, nhưng độ chính xác không cao.
b/ Xác định lượng nước cần theo lượng nước bốc hơi mặt thoáng
(công thức Kac Pop):
m3/ha.

= α .E0


E
(2)

c/ Xác định lượng nước cần theo nhiệt độ không khí (công thức Lo
Gop) :
E

e ∑t .

=

t

m3/ha.

(3)
Trong đó: e - Hệ số cần nước ứng với C m3

∑t

- Tổng nhiệt độ trong thời kỳ sinh trửơng (C).

d/ Xác định lượng nước cần hàng tháng theo nhiệt độ trung bình
hàng tháng và độ dài ngày (công thức Blanây và Cridơn):
E = 0,458 k.p (t0 + 17,8) mm

(4)

Trong đó: k – Hệ số thay đổi tùy theo cây trồng và vùng khí hậu.
t0- Nhiệt độ trung bình trong tháng 0 C .

p – Độ ngày dài trong tháng tính bằng phần trăm của cả năm.
Ngoài những phương pháp được giới thiệu trên đây còn có những
phương pháp khác như: phương pháp cân bằng nước, phương pháp xác định
theo độ thiếu hụt độ ẩm bão hòa của không khí …
Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm và hạn chế khác
nhau, song chúng là những phương pháp cơ sở trong việc tính toán thiết kế
các hệ thống tưới và xây dựng kế hoạch tưới.
2.2.3 Chế độ tưới nước cho cây trồng:
Nội dung của chế độ tươi nước là xác định mức tưới, thời gian tưới,
tiêu chuẩn tưới và số lần tưới trong một vụ cho từng loại cây trồng trong điều
kiện cụ thể.

7


a/ Mức tưới (M): là lượng nước cần tưới cho cây trồng trong suất cả
thời kỳ sinh trưởng cho một vụ.
M = E – 10 σ .h–(Wd –Wc ) – W m3/ha.

(5)

Trong đó: E – Lượng nước cần của cây (m3/ha).
σ - Hệ số sử dụng nước mưa ở đất thấm nước tốt σ = 0.8-0.9 và ở

đất thấm nước kém σ =0.4-0.7.
h – Lượng mưa trong thời kỳ sinh trưởng (mm).
Wd – Lượng nước dự trữ tronh đất ở cuối thời kỳ sinh trưởng
(m3/ha).
Wc - lượng nước ngập có thể bổ sung cho lớp đất có bộ rễ hoạt động.
b/ Tiêu chuẩn tưới (m) là lượng nước tưới một lần cho một ha cây

trồng, tiêu chuẩn tưới phụ thuộc vào trạng thái đất :
m = ( β max - β 0 )dh . m 3 /ha

(6)

Trong đó: β max - độ ẩm tối đa của đất, tính theo phần trăm trọng lượng
đất khô.
β 0 - Độ ẩm đất trước khi tưới, tính theo phần trăm trọng lượng

đất khô.
d - Dung trọng đất (T/m3).
h- Độ sâu lớp đất tưới (cm).
Tiêu chuẩn tưới còn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu
c/ Thời gian tưới:
Cây trồng ở thời kỳ sinh trưởng có nhu cầu nước khác nhau, tùy theo
đặc điểm sinh lý và điều kiện khí hậu thời tiết. Do đó việc xác định đúng dần
thời gian tưới có ý nghĩa rất lớn trong khi xây dựng chế độ tưới hợp lý nâng
cao chất lượng tưới, làm tăng năng suất cây trồng.
Có nhiều phương pháp xác định thời gian tưới:
™ Xác định theo giai đoạn phát triển của cây trồng.
™ Xác định theo hình thái bên ngoài của cây trồng.

8


™ Xác định theo các chỉ tiêu sinh lý của cây trồng.
™ Xác định theo độ ẩm của lớp đất.
™ Xác định theo nhiệt độ .
d/ Số lần tưới :
Sau khi xác định được thời gian tưới thì phải xác định được số lần

tưới trong suốt cả thời vụ của cây trồng.
Khi xác định số lần tưới cần chú ý đến các giai đoạn sinh trưởng của
cây, có nhu cầu về nước lớn và hiệu suất sử dụng nước cao làm sao cho phù
hợp để vừa đảm bảo nhu cầu nước cho cây trồng, vừa tiết kiêm nước và kết
hợp với biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả của việc tưới nước.
- 2.3. Các thông số cơ bản của bơm:
2.3.1. Lưu lượng Q (m3/s) hoặc G (N/s), M(kg/s):
Là lượng chất lỏng bơm đẩy vào đường ống đẩy trong một đơn vị
thời

gian. Lưu lượng của bơm được xác định bằng lưu lượng kế lắp trên

dường ống đẩy.

2.3.2. Cột áp H (m cột chất lỏng):
Là năng lượng đơn vị mà bơm truyền được cho chất lỏng.
H=era – evào

(7)

- Cột áp yêu cầu của bơm cần để khắc phục:
+ Độ chênh mặt thoáng chất lỏng ở bể chứa và bể hút còn gọi là độ
cao dâng nước.
+Độ chênh áp suất trên mặt thoáng ở bể chứa và bể hút.
+Độ chênh vận tốc mặt thoáng ở bể chứa và bể hút.
+Tổng tổn thất năng lượng trong ống hút và ống đẩy.
Gọi: H t : là cột áp tĩnh của hệ thống.

9



Ht = Z +

P4 − P1

γ

(8)

H d : là cột áp động của hệ thống.
Hd =

α 4 − v 42 − α 1v12
.
γ

(9)

Biểu diễn bằng đồ thị phương trình cột áp của hệ thống theo lưu
lượng, ta sẽ được đường đặt tính của hệ thống hay còn gọi là đặc tính lưới.
Đường này có dạng parabol vì Hđ tỷ lệ với v2 cũng có nghĩa là tỷ lệ với Q2

Hc

Hc
Hd
Ht
Q
Hình2.2. Đường đặc tính lưới.


2.3.3. Công suất và hiệu suất:
+ Công suất có ích (công suất thủy lực): Ntl (W).
N tl = G.H = γQH

(10)

+ Công suất làm việc tại trục bơm: N
N=

γQH
η

η < 1 : Hiệu suất của máy bơm.

10

(11)


η=

N tl
N

(12)

η = η H .η Q .η C

+Công suất động cơ kéo: Nđc
Nđc = k


N

η td

(13)

k>1: hệ số an toàn; η td : hiệu suất truyền động.
2.4. Một số cơ cấu được ứng dụng để chế tạo hệ thống tưới:
Có rất nhiều cơ cấu để ứng dụng cho hệ thống tưới.Tuy nhiên ta
phải chọn. cơ cấu nào cho phù hợp với mục đích đề tài.
2.4.1.Cơ cấu mối nối ống dẫn nước:
Qua tham khảo chúng tôi thấy ở Việt Nam hầu như dùng ống dẫn
nước phục vụ nhà lưới nhà kính đều bằng nhựa và ống cao su mềm, do đó các
mối nối thường là dùng keo dán nhựa để dính chặt hoặc dùng mối nối bằng
ren vặn có lót keo lụa để chống không cho nước rò rỉ. Hai loại mối nối này
thường dùng cho ống nhựa cứng. Đối với ống mềm có thể dùng kẽm quấn
chặt hoặc dùng kẹp xiết cổ dê, dụng cụ bóp chặc ống.

11


Hình2.3: Dụmg cụ siết chặc.
a. Cơ cấu mối nối ren:

Hình2.4: Mối nối ren
¾

Ưu điểm:


- Không bị trượt.
- Chịu áp lực lớn.
- Khi hư ống có thể tháo tại mối nối để thay ống.

¾

Nhược điểm:
- Khi lắp ráp nếu vặn không chặt sẽ bị rỉ nước
- Kho lắp ráp hơn mối nối không ren.
- Đắt tiền.
- Chỉ sử dụng cho ống cứng.
Do có những ưu nhược điểm đó nên ít sử dụng, chỉ sử dụng trong

trường hợp chịu áp lực của nước lớn.
b. Cơ cấu mối nối không ren:
¾

Ưu điểm:

- Dễ lắp ráp .
- Thi công nhanh.
12


- Ít bị rỉ nước – sử dụng cho cả ống cứng ống mềm.
- Rẻ tiền.
¾

Nhược điểm:
- Không chịu được áp lực lớn .

- Khi hư hỏng phải cắt bỏ không sử dụng lại được

vì đã dán băng keo dán nhựa.
Từ những ưu điểm, nhược điểm trên nên loại này được sử dụng nhiều
và rộng rãi không những ở Việt Nam mà cả nước ngoài cũng vậy.

Hình2.5: Mối nối chữ T

13


Hình2.6: Mối nối co.
2.4.2. Cơ cấu ống dùng cho ống nước phun sương:
Hệ thống ống dùng cho tưới phun sương được lắp đặt treo nổi trên
mặt đất. Độ cao tùy thuộc vào cách bố trí béc phun và góc phun của béc,
thông thường treo cao từ 2m-3m. Hệ thống ống này thường nhỏ hơn ống cung
cấp để tạo áp lực cho béc phun.
Trên một đường dẫn nếu lắp nhiều béc phun thì ta thường dùng mối
nối chữ T để treo béc.
Ống này thường là loại ống mềm vì dễ lắp đặt, ít bị gãy, dễ vận
chuyển.

14


22500
Hình2.7: Ống tưới phun sương.
2.4.3. Cơ cấu ống tưới nhỏ giọt:

A


A

200

22000

Hình2.8: Ống tưới nhỏ giọt
Qua tham khảo chúng em thấy đại đa số là dùng ống nhựa mềm có cấu
tạo mỏng. Khoan lỗ trên mỗi khoảng có cây trồng, loại ống này có ưu điểm là
rẻ tiền, dễ vận chuyển.
Nhược điểm của loại này là thời gian sử dụng không lâu.

15


™

Các loại đường ống nhỏ giọt được trích từ tài liệu do Natafimcung

cấp như:

¾

UniRam:

Lưu lượng 1.00, 1.60, 2.30 và 3.50 l/h.
Đường kính trong: 13.70 – 17.50 mm.
Đường kính ngoài: 16.17 và 20 mm.
Độ dày: 1.00, 1.20 mm.


¾

Ram:

Lưu lượng: 1.20, 1.60, 2.30 và 3.50 l/h.
Đường kính trong: từ 13.70 đến 20.80 mm.
Đường kính ngoài: 16, 17, 20 và 23 mm.
16


×