Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CƠ CẤU VỐN HÙNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.95 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------o0o---------

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HÙNG BÌNH

Hà Nội, tháng 11 năm 2017
MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
NỘI DUNG.................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1. Khái niệm cơ cấu vốn....................................................................................4
1.2. Các thành phần trong cơ cấu vốn...................................................................4
1.3. Phương pháp phân tích cơ cấu vốn................................................................5
1.4. Vai trò và ý nghĩa của phân tích cơ cấu vốn...................................................6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG
BÌNH.............................................................................................................................7
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Hùng Bình.........................................7
2.1.1. Giới thiệu chung......................................................................................7
2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý............................................................................7
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây..............................9
2.2. Thực trạng cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Hùng Bình.............................11
2.3. Đánh giá cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Hùng Bình................................16
2.3.1. Thành tựu..............................................................................................16
2.3.2. Hạn chế.................................................................................................16
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ CẤU VỐN


CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG BÌNH.............................................................17
KẾT LUẬN.................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................19
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC..........................................................................20

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, số lượng các công ty cổ phần liên tục tăng kéo theo
đó vai trò của quản trị tài chính càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh
nghiệp luôn phải đắn đo rất nhiều trước khi đưa ra một chính sách tài chính để đảm bảo
đủ nguồn lực đầu tư phát triển. Với mỗi công ty cổ phần, cấu trúc vốn phù hợp luôn là
một quyết định quan trọng, không chỉ bởi nhu cầu đối đa hóa giá trị doanh nghiệp và
các chủ sở hữu, mà còn bởi tác động tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong
môi trường cạnh tranh.
Trong cơ chế thị trường và thời kỳ hội nhập, có được càng nhiều vốn càng tốt,
song điều quan trọng hơn là với số vốn đó doanh nghiệp phân bổ vào các khâu nào với
tỷ trọng là bao nhiêu cho hợp lý và phát huy hiệu quả. Nói cách khác, là nếu doanh
nghiệp có vốn thì chưa đủ, điều quan trọng là sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng
yêu cầu kinh doanh và nâng cao hiệu quả của đồng vốn. Nếu doanh nghiệp có cơ cấu
vốn hợp lý thì không phải chỉ quyết định sử dụng vốn có hiệu quả mà còn tiết kiệm
được vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của cơ cấu vốn, nhóm chúng em đã lựa chọn đề
tài: “Phân tích cơ cấu vốn tại Công ty Cổ phần Hùng Bìn” để có được sự nhìn nhận,
đánh giá cụ thể hơn về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. Kết cấu của đề tài gồm 3
chương:
-

Chương I: Cơ sở lý luận về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp

Chương II: Phân tích cơ cấu tại Công ty Cổ phần Hùng Bình
Chương III: Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả cơ cấu vốn cho Công ty
Cổ phần Hùng Bình

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày vấn đề, chắc hẳn chúng em không tránh
khỏi những thiếu sót, nên chúng em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để bài
tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1.

Khái niệm cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là mối tương quan tỷ lệ giữa nợ dài hạn và vốn

chủ sở hữu. Như vậy khi đề cập đến cơ cấu vốn, người ta chỉ xem xét vốn dài hạn: (i)
nợ dài hạn, (ii) vốn chủ sở hữu. Cơ cấu vốn không xem xét đến nợ ngắn hạn vì nợ ngắn
hạn mang tính ngắn hạn, tạm thời, không ảnh hưởng nhiều đến sự chia sẻ quyền quản
lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Các khoản nợ ngắn hạn hầu như chỉ được
sử dụng để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp, không bị tác
động bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Do vậy khi thiết lập cơ
cấu vốn, doanh nghiệp chỉ xem xét các nguồn vốn dài hạn.
Đặc điểm cơ cấu vốn:
 Được cấu thành bởi vốn dài hạn, ổn định của doanh nghiệp.
 Có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Không có cơ cấu vốn tối ưu chung cho tất cả các doanh nghiệp.

1.2. Các thành phần trong cơ cấu vốn
 Nguồn vốn vay:
Nguồn vốn vay là nguồn vốn sử dụng đáng kể, đó là nguồn vốn tài trợ từ bên
ngoài doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thanh toán các khoản vay theo thời hạn cam
kết và đồng thời phải chịu một khoản lãi vay cho khoản nợ của mình theo một tỉ lệ lãi
suất quy định. Nguồn vốn vay gồm có vay ngắn hạn và vay dài hạn, có thể được huy
động từ các tổ chức tài chính, ngân hàng hoặc việc phát hành trái phiếu:
Vay ngắn hạn
Vay trung và dài hạn
-Thời gian đáo hạn dưới 1 năm
-Thời gian đáo hạn trên 1 năm
-Lãi suất vốn vay thấp hơn lãi suất
-Lãi suất vay dài hạn cao hơn lãi suất vay ngắn
tín dụng dài hạn
hạn
-Thường được bổ sung vốn lưu động
-Thường được dùng để bổ sung vốn xây dựng
cơ bản hoặc mua sắm TSCĐ
 Nguồn vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đầu tiên mà doanh nghiệp huy động được,
phản ánh tình hình tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Gồm một số đặc điểm như:
4


 Do các chủ sở hữu doanh nghiệp đóng góp
 Chỉ chia lợi tức cho chủ sở hữu của doanh nghiệp đóng góp
 Lợi tức chia cho các chủ sở hữu dựa trên quyết định của HĐQT và mức
lợi nhuận của công ty
 Doanh nghiệp không phải hoàn trả tiền vốn đã nhận được từ chủ sở hữu,
1.3.


trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản
Phương pháp phân tích cơ cấu vốn
Để phân tích cơ cấu vốn của doanh nghiệp, người ta thường thông qua tỷ trọng

của từng nguồn vốn để có thể đánh giá được sự lệ thuộc về tài chính hay ngược lại là
sự tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
+ Đối với nguồn vốn vay, cần xác định tỷ trọng của khoản vay ngắn hạn, vay dài
hạn, vì nguồn gốc phát sinh khác nhau, tính chất vay khác nhau, nên yêu cầu quản lý
cũng khác nhau. Từ quan điểm của quản lý, vay ngắn hạn cần quan tâm hơn vì thời hạn
phải trả khoản vay thường ngắn, sau một năm sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp
không hoàn trả vay thường là thành khoản vay quá hạn và lãi vay phải trả sẽ tăng lên.
+ Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Đối với doanh nghiệp sản xuất, nguồn vốn chủ
sở hữu chủ yếu bao gồm nguồn vốn – quỹ, do đó cần xác định tỷ trọng của nguồn vốn
kinh doanh và tỷ trọng của từng loại quỹ chiếm trong tổng số nguồn vốn – quỹ để đánh
giá cơ cấu nguồn vốn. Trong thực tế, có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ và số
lỗ này lớn hơn nguồn vốn – quỹ, do đó nguồn vốn chủ sở hữu là âm, toàn bộ nguồn
vốn để bù đắp cho tài sản của doanh nghiệp lại là vốn vay, doanh nghiệp không tự chủ
được về tài chính, khi đó rủi ro về tài chính đã tăng lên.
Tỷ trọng của từng bộ phận NV = (Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn/ Tổng số
nguồn vốn) x 100
 Chỉ tiêu Tỉ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất về
cơ cấu nguồn vốn của DN. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện cơ cấu nguồn vốn càng rủi ro
của DN.

5


 Các chỉ tiêu Tỉ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn và Tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở
hữu có thể được dùng thay thế cho chỉ tiêu Tỉ lệ nợ phải trả/tổng nguồn vốn với các ý

nghĩa tương tự.
 Chỉ tiêu Tỉ lệ nợ vay ngắn hạn/tổng nguồn vốn, Tỉ lệ nợ phải trả người bán/tổng
nguồn vốn, hoặc Tỉ lệ nợ ngắn hạn/tổng nợ phải trả cho phép nhà phân tích đánh giá về
nhu cầu tiền và các nguồn tài trợ trong ngắn hạn của DN. Nếu các chỉ tiêu này cao thể
hiện hoạt động kinh doanh của DN phụ thuộc nhiều vào việc tài trợ vốn ngắn hạn đồng
thời cũng thể hiện nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn của DN lớn.
1.4.

Vai trò và ý nghĩa của phân tích cơ cấu vốn
Đứng trên góc độ nhà quản lý tài chính tại doanh nghiệp, việc phân tích cơ cấu

vốn giúp họ tìm ra lời giải cho những câu hỏi sau:
- Xác định cấu trúc vốn như thế nào là hợp lý và có lợi cho doanh nghiệp?
- Nên sử dụng nguồn vốn vay hay nguồn vốn chủ?
- Rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện tài trợ bằng vốn vay?
Việc hiểu rõ về cấu trúc vốn giúp các nhà quản trị tìm ra câu trả lời cho những
câu hỏi trên, từ đó ra các quyết định tài trợ đúng đắn để tăng hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nhưng vẫn hạn chế rủi ro ở mức thấp
nhất. Cơ cấu vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh
nghiệp:
-

Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế, mặt khác tạo áp lực với DN.
Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho DN.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HÙNG BÌNH
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Hùng Bình
2.1.1. Giới thiệu chung
 Tên công ty:

 Địa chỉ:

Công ty Cổ phần Hùng Bình
Số 765, đường Lê Thanh Nghị, phường Hải Tân, TP Hải
Dương, tỉnh Hải Dương
6







Điện thoại:
(0220)3860570
Fax:
(
Email:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0800345363 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Hải Dương cấp, đăng ký nhày 03/11/2006
 Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng (Bảy tỉ đồng chẵn)
 Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Sỹ Bình – Giám đốc Công ty Cổ
phần Hùng Bình
 Ngành nghề kinh doanh của công ty:
o Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
o Dịch vụ gia công cơ khí
2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty Cổ phần Hùng Bình được tổ chức và hoạt động theo Điều 134 Luật

Doanh nghiệp 2014 qui định về cơ cấu tổ chức quản lí công ty cổ phần, Điều lệ Tổ
chức và Hoạt động của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Thuộc diện
doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, Công ty Cổ phần Hùng Bình được tổ chức và
quản lí đơn giản theo mô hình trực tuyến chức năng từ Giám đốc xuống thẳng các
Phòng ban. Bộ máy quản lí khá gọn nhẹ gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị,
Giám đốc. Tính đến ngày 31/12/2016, tổng số công nhân viên trong Công ty là 20
người, trong số đó cán bộ quản lí 4 người. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Hùng
Bình được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Hùng Bình

7


Đ ạ i h ội đ ồng
c ổ đ ôn g
H ộ i đ ồ ng
q u ả n tr ị
G iám đ ố c
P h òn g k ế
toán tài
ch ín h
P h òng k ĩ
thu ậ t
P h òng kinh
d o an h
- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đây cũng là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất trong Công ty. Hàng năm, Đại hội đồng Cổ đông sẽ thông
qua các Báo cáo tài chính của Công ty, ngân sách cho các dự án trong năm tiếp theo,
bầu và miễn nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra gồm có 3 thành viên. Hội đồng

quản trị sẽ quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, có trách nhiệm
giám sát Ban Giám đốc và các Phòng ban chức năng trong Công ty.
- Ban Giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, gồm 2 người là 1 Giám đốc và 1 Phó
Giám đốc. Ban Giám đốc điều hành và là người chịu trách nhiệm về mọi mặt sản xuất
kinh doanh của Công ty theo biểu quyết của Đại hội đồng Cổ đông, quyết định của Hội
đồng quản trị , Điều lệ Công ty.

8


- Các phòng ban chức năng: có trách nhiệm giúp đỡ Ban giám đốc trong việc quản lí và
điều hoành mọi hoạt động kinh doanh trong Công ty. Hiện tại, Công ty có 3 phòng ban
chức năng là Phòng kế toán tài chính, Phòng kinh doanh và Phòng kĩ thuật
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt các năm 2014, 2015 và
2016
Chỉ tiêu
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Doanh thu
18.288.895.671
18.951.499.425
17.251.583.831
Doanh thu thuần
18.288.895.671
18.951.499.425
17.251.583.831
Giá vốn hàng bán
15.798.869.186

16.542.399.283
13.570.704.949
Lợi nhuận gộp
2.490.026.485
2.409.100.142
3.680.878.882
DT hoạt động TC
479.631
323.337
294.455
Chi phí tài chính
475.464.678
395.045.656
432.493.948
Chi phí quản lí
979.162.690
913.902.956
2.134.657.845
Lợi nhuận thuần
1.035.878.748
1.100.474.867
1.114.021.544
Lợi nhuận khác
1.917.164
(28.586.111)
2.780.797
Lợi nhuận trước thuế
1.037.795.912
1.071.888.756
1.116.802.341

Thuế TNDN
228.315.100
235.815.526
223.360.468
Lợi nhuận sau thuế
809.480.812
836.073.230
893.441.873
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014, 2015 và
2016)
Bảng 2.2: Sự thay đổi kết quả kinh doanh qua các năm 2014, 2015, 2016
Chỉ tiêu
Doanh thu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
DT hoạt động TC
Chi phí tài chính
Chi phí quản lí
Lợi nhuận thuần

Chênh lệch 2015/2014
Số tiền
TLTT
662.603.754
103,62%

Chênh lệch 2016/2015
Số tiền
TLTT

(1.699.915.594 -8,97%

662.603.754

103,62%

)
(1.699.915.594

-8,97%

104,71%

)
(2.971.694.334

-17,96%

-3,25%
-32,59%
-83,09%
-6,66%
106,24%

)
1.271.778.740
(28.882)
37.448.292
1.220.754.889
13.546.680


152,79%
-8,93%
109,48%
233,57%
101,23%

743.530.097
(80.926.343)
(156.294)
(80.419.022)
(65.259.734)
64.596.119

9


Lợi nhuận khác
(30.503.275)
-1491,06% 31.366.908
9,73%
Lợi nhuận trước thuế
34.092.844
103,28%
44.913.585
104,19%
Thuế TNDN
7.500.426
103,28%
(12.455.058)

-5,28%
Lợi nhuận sau thuế
26.592.418
103,28%
57.368.643
106,86%
Từ bảng trên, ta thấy doanh thu từ 2014-2015 có tăng nhưng tốc độ tăng không
đáng kể, nhưng đến năm 2016, doanh thu lại giảm (từ 18.951.499.425 xuống còn
17.251.583.831), nhìn vào con số doanh thu giảm sút, chúng ta sẽ ngay lập tức đưa ra
đánh giá tiêu cực về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng, nhìn
vào các chỉ tiêu phụ cấu thành, ta thấy giá vốn hàng bán của doanh nghiệp năm 2016
thấp đáng kể so với hai năm còn lại, điều này có thể gây ra bởi việc tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp chậm lại so với hai năm trước đó, nhưng chỉ tiêu lợi nhuận gộp của
năm 2016 lại cao hẳn so với 2014 và 2015, điều này phản ánh thực tế rằng: doanh
nghiệp đã tìm được nhà cung cấp rẻ hơn, tiết kiệm được chi phí đầu vào nên giá vốn
hàng bán thấp, đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp để bù vào số lượng hàng bán
giảm sút trong năm 2016. Đây có thể coi là cách giải quyết hợp lí của doanh nghiệp khi
mà tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn nhưng vẫn luôn đảm bảo cho lợi nhuận
doanh nghiệp.
Có một sự thay đổi đáng lưu ý trong chỉ tiêu chi phí quản lí của doanh nghiệp,
năm 2016 phần chi phí này tăng đáng kể so với hai năm trước đó. Điều này có thể phản
ánh các khả năng: doanh nghiệp gia tăng số lượng nhân viên, đầu tư nhiều máy móc
thiết bị phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh,...
Dù có sự thay đổi liên tục giữa các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn, chi phí qua các
năm 2014, 2015 và 2016 nhưng lợi nhuận sau thuế của 3 năm đồng đều, có thay đổi
nhưng mức thay đổi không đáng kể, điều này cho thấy doanh nghiệp đang cố gắng hết
sức để duy trì và gia tăng lợi nhuận sau thuế dù tình hình kinh tế có gặp khó khăn,
nhiều đối thủ cạnh tranh cũng như môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi.
2.2.


Thực trạng cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Hùng Bình

Chỉ tiêu
Nợ phải trả

Năm 2014
5.488.071.797

Năm 2015
4.286.771.230

Năm 2016
5.927.572.258
10


1.Nợ ngắn hạn
5.488.071.797
4.286.771.230
5.927.572.258
2.Nợ dài hạn
0
0
0
Vốn chủ sở hữu
8.472.466.624
9.308.539.854
10.191.981.727
1.Vốn chủ sở hữu
7.000.000.000

7.000.000.000
7.000.000.000
2.Lợi nhuận CPP
1.472.466.624
2.308.539.854
3.191.981.727
Tổng nguồn vốn
13.960.538.421 13.595.311.084
16.119.553.985
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn từ năm 2014 đến 2016
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 – 2016 và tính toán của tác giả)

Chỉ tiêu

Chênh lệch 2015/2014
Chênh lệch 2016/2015
Số tiền
TLTT
Số tiền
TLTT
Nợ phải trả
(1.201.300.567) -21,89% 1.640.801.028
38,27%
1.Nợ ngắn hạn
(1.201.300.567) -21,89% 1.640.801.028
38,27%
2.Nợ dài hạn
0
0%
0

0%
Vốn chủ sở hữu
836.073.230
9,87%
883.441.873
9,49%
1.Vốn chủ sở hữu
0
0%
0
0%
2.Lợi nhuận CPP
836.073.230
56,78%
883.441.873
38,27%
Tổng nguồn vốn
(365.227.337)
-2,61%
2.524.242.901
18,57%
Bảng 2.4: Sự thay đổi nguồn vốn qua các năm 2014, 2015, 2016
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 – 2016 và tính toán của tác giả)
Từ bảng trên, ta thấy chỉ tiêu nợ phải trả từ năm 2014-2015 có sự thay đổi đáng
kể, khoản nợ phải trả năm 2015 giảm 21,89% so với năm 2014, do công ty không có
nợ phải trả dài hạn nên sự thay đổi của nợ phải trả hoàn toàn thể hiện sự thay đổi của
nợ ngắn hạn. Xét đến năm 2016, tốc độ tăng của nợ phải trả lên đến 38,27%, trong năm
2016, nợ dài hạn đã tăng thậm chí còn cao hơn khoản nợ mà công ty có trong năm
2014 dù đã có sự sụt giảm nợ đáng kể trong năm 2015. Sự thay đổi về nợ phải trả của
công ty gây ra do công ty thực hiện hình thức mua chịu, thực hiện các hình thức vay tài

chính để huy động vốn đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh. Sự tăng lên về nợ sẽ
không đáng lo ngại nếu như công ty sử dụng các khoản nợ đó như nguồn vốn cho hoạt
động kinh doanh hay vay nợ để đầu tư cho các hoạt động có thể đem lại nhiều hợi
nhuận.
Vốn chủ sở hữu tăng liên tục qua các năm với mức tăng bình quân là 9,68%.
Thế nhưng, nếu để ý, ta có thể thấy rằng vốn chủ sở hữu không thay đổi qua các năm,
luôn giữ ở mức 7.000.000.000, chính vì vậy sự thay đổi trong chỉ tiêu vốn chủ sở hữu
hoàn toàn phản ánh sự tăng liên tục của chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối của công ty
11


qua các năm 2014, 2015 và 2016. Tốc độ tăng của lợi nhuận chưa phân phối phần nào
thể hiện sự phát triển không ngừng của công ty trong sản xuất kinh doanh.
Xét đến chỉ tiêu tổng nguồn vốn, ta thấy năm 2014-2015, do chênh lệch ngược
giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của 2 năm nên tổng nguồn vốn từ năm 2014 đến
2015 có sự giảm nhẹ (-2,61%), đây có thể coi là một dấu hiệu tốt nếu do doanh nghiệp
đủ khả năng thanh toán nên nên khoản nợ giảm đi từ năm 2014-2015. Sang đến năm
2016, do có sự tăng đáng kể trong chỉ tiêu nợ phải trả và lợi nhuận chưa phân phối nên
tổng nguồn vốn tăng 18,57%, đạt con số cao nhất trong ba năm.
Từ bảng trên, ta thấy doanh nghiệp đang phát triển lên theo từng năm, tuy có sự
thay đổi liên tục các chỉ tiêu trong bảng cân đối nhưng đều phản ánh sự phát triển tích
cực của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Vay ngắn hạn
4.658.835.063 3.979.000.583 5.750.326.004
Phải trả người bán

357.731.484
183.658.395
159.413.466
Người mua trả tiền trước
471.505.250
40.179.835
17.832.788
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu trong nợ ngắn hạn năm 2014, 2015 và 2016
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 – 2016 và tính toán của tác giả)
Nhìn vào bảng chỉ tiêu nợ ngắn hạn năm 2014, 2015 và 2016, ta thấy rõ sự thay
đổi trong cơ cấu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu vay ngắn hạn có sự thay đổi không đều qua các năm, cụ thể là giảm
14,59% từ năm 2014-2015 nhưng lại tăng đáng kể : 44,52% trong thời gian 2015-2016,
điều này phản ảnh thực tế rằng năm 2015 có sự trễ lại về mức vay của doanh nghiệp,
do tình hình kinh tế và nhu cầu hàng hóa không nhiều hoặc do doanh nghiệp có nguồn
cung vốn đủ và ổn định nên không cần vay các khoản vay ngắn hạn, tiết kiệm được chi
phí vay để đầu tư vào các hạng mục khác của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu phải trả người bán cũng giảm đáng kể từ năm 2014-2016 (124,4%),
điều này lí giải cho thực tế rằng doanh nghiệp ngày càng có khả năng thoanh khoản
cao, không thực hiện các chính sách mua chịu từ nhà cung cấp, tiết kiệm được chi phí
lãi cho trả chậm. Đồng thời, chỉ tiêu người mua trả tiền trước cũng giảm mạnh
(254,4%), mức giảm đáng kể từ 2014-2016, mức giảm này cho thấy doanh nghiệp có
12


sự thay đổi trong chính sách trả tiền hàng, cho phép khách hàng, nhà phân phối trả tiền
sau, khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh
bằng cách thực hiện chính sách nới lỏng về thanh toán tiền hàng, không bắt ép khách
hàng đặt cọc nhiều như những năm trước (2014: số tiền khách hàng trả tiền trước lên
tới 471.505.250). Đây chính là chính sách thu hút khách hàng của doanh nghiệp khi

tình hình kình doanh không được thuận lợi dưới tác động tiêu cực của nền kinh tế, sự
xuất hiện hàng loạt của đối thủ cạnh tranh…

Chỉ tiêu
Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
2. Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Tổng
nguồn

2014
39,31%
39,31%
0%
60,69%
100%

2015
31,53%
31,53%
0%
68,47%
100%

2016
36,77%
36,77%
0%
63,23%

100%

2015/2014
-21,89%
-21,89%
0%
9,87%
-

2016/2015
38,27%
38,27%
0%
9,49%
-

vốn
Bảng 2.6: Tỷ trọng nguồn vốn và sự thay đổi qua các năm 2014 – 2016
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 – 2016 và tính toán của tác giả)
Tỷ trọng nguồn vốn qua các năm có sự thay đổi: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong
tổng nguồn vốn tăng khá mạnh từ năm 2014 đến 2015 (tăng 7,78%). Đến năm 2010 tỷ
trọng vốn chủ sở hữu có giảm nhưng không mạnh bằng (giảm 5,24%). Do nợ dài hạn
qua các năm đều bằng không nên sự tăng giảm của tỷ trọng vốn chủ sở hữu cũng chính
là sự tăng giảm của nợ ngắn hạn.
Ta có thể thấy công ty Hùng Bình ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng
vay nợ, từ đó doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp.
Bảng 2.7: Một số chỉ số đánh giá cơ cấu vốn các năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn(VNĐ)
Tài sản dài hạn(VNĐ)

Tổng tài sản(VNĐ)
Nợ phải trả(VNĐ)
Nợ ngắn hạn(VNĐ)

2014
10.440.232.239
3.520.306.182
13.960.538.421
5.488.071.797
5.488.071.797

2015
10.228.061.698
3.367.249.386
13.595.311.084
4.286.771.230
4.286.771.230

2016
12.890.347.644
3.229.206.341
16.119.553.985
5.927.572.258
5.927.572.258
13


Nợ dài hạn(VNĐ)
Vốn chủ sở hữu(VNĐ)
EBIT(VNĐ)

Lãi vay(VNĐ)
Hệ số nợ
Tỷ số nợ/VCSH
Vốn lưu động

0
8.472.466.624
1.513.260.590
475.464.678
39.31%
0.6478

0
9.308.539.854
1.466.934.412
395.045.656
31.53%
0.4605

0
10.191.981.727
1.549.296.289
432.493.948
36.77%
0.5816

10.440.232.239
10.228.061.698
12.890.347.644
ròng(VNĐ)

Hệ số chi trả lãi vay
3,183
3,713
3,582
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 – 2016 và tính toán của tác giả)
*Hệ số nợ được tính bằng công thức:
Hệ số nợ Nợ phải trả
=

Tổng tài sản

*Tỷ số nợ/VCSH được tính bằng công thức:
Tổng nợ
Giá trị vốn chủ sở hữu
Ở đây, ta có thể thấy hệ số nợ trong 3 năm của công ty Hùng Bình là thấp (mức TB
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

là 60%) . Cùng với đó, tỷ số nợ/VCSH cũng thấp. Những thông số này chứng tỏ công
ty có khả năng trả nợ cao Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết
cách sử dụng đòn bẩy tài chính và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn (VCSH+ Nợ dài hạn) - Tài sản dài hạn
Vốn lưu động ròng của công ty trong 3 năm đều là số dương chứng tỏ công ty
có khả năng thanh toán tốt, đủ khả năng trang trải nợ ngắn hạn và có tiềnthừa tài trợ
cho các nhu cầu khác. Xu hướng tăng của vốn lưu động ròng là tốt đặc biệt khi công ty
không hề có các khoản nợ dài hạn.
*Hệ số chi trả lãi vay được tính bằng công thức:
EBIT
Chi phí lãi vay
Hệ số lớn hơn 1 rất nhiều chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay
2.3. Đánh giá cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Hùng Bình

2.3.1. Thành tựu
Hệ số chi trả lãi vay =

14


-

Doanh nghiệp kinh doanh hằng năm đều có lãi, bảo toàn được vốn. Lợi
nhuận tăng trưởng theo đà đi lên: năm 2015 tăng trường 3,3%, năm 2016
tăng trưởng 5,7%.
- VCSH tăng trường: Trong 3 năm tuy không tăng vốn điều lệ nhưng VCSH
được tăng lên nhờ vào Lợi nhuận chưa phân phối. Mức tăng trường VCSH
năm 2015 là 9,9% và năm 2016 là 9,5%.
- Cơ cấu vốn có sự thay đổi:
+ Cơ cấu Vốn ngắn hạn và Vốn dài hạn/Tổng nguồn vốn: Vốn ngắn hạn
chiếm tỷ lệ tăng dần qua các năm: 2014 là 74,8%, năm 2015 là 75,2%, năm
2016 là 80%. Tỷ lệ vốn dài hạn giảm dần qua các năm, điều này thể hiện
tiền vốn được chuyển một phần vốn dài hạn sang vốn ngắn hạn, góp phần
đẩy nhanh vốn. Cụ thể năm 2014 là 25,2%, năm 2015 là 24,8%, và năm
2016 là 20%.
+ Cơ cấu Nợ phải trả/VCSH: Nợ phải trả chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn
vốn là thấp hơn tỷ trọng VCSH, nên đảm bảo sự an toàn về khả năng trả nợ
của doanh nghiệp. Cụ thể tỷ trọng Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn năm 2014 là
39,3%, năm 2015 là 31,5% và năm 2016 là 36,7%. Tỷ trọng VCSH/Tổng
nguồn vốn năm 2014 là 60,69%, năm 2015 là 68,4% và năm 2016 là
63,23%.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn >1 thể hiện tính thanh khoản cao.
2.3.2. Hạn chế
- Tỷ suất Lợi nhuận/Vốn (khả năng sinh lời đồng vốn) bị giảm năm 2014 là

10,6%, năm 2015 là 9,9%, năm 2016 là 9,5%. Như vậy mức tăng trưởng lợi
nhuận vẫn còn chưa tương xứng với mức tăng trưởng vốn.
- Doanh thu tăng nhẹ năm 2015 và giảm năm 2016 chứng tỏ Công ty đang gặp
khó khăn về bán hàng.
- Hàng tồn kho qua các năm đều tăng cao kéo theo tiền vay ngân hàng cũng
tăng là biểu hiện sự khó khăn tồn tại lớn trong kinh doanh cần có giải pháp
khắc phục.
- Doanh nghiệp chưa có phương án phân chia lợi nhuận hàng năm để có các
nguồn quỹ thúc đẩy sản xuất như quỹ Khen thưởng, phúc lợi, phát triển sản
xuất và phân chia lợi nhuận cho người góp vốn.
- Tài sản dài hạn giảm dần, nợ dài hạn không phát sinh điều đó chứng tỏ
doanh nghiệp trong ba năm liền không có đầu tư chiều sâu nên hạn chế sự
tăng trưởng của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠ CẤU
3.1.

VỐN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG BÌNH
Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

15


Thực hiện đúng các quy tắc và nghiệp vụ kế toán, tăng cường quản lý hồ sơ sổ
sách, tích cực cấp nhật, nâng cấp hệ thống mạng, máy tính, phần mềm kế toán để nâng
cao hiệu quả quản lý tài chính.
Xây dựng các chính sách tuyển dụng, đào tạo, khuyến khích, đãi ngộ nhân viên
nói chung và nhân viên kế toán tài chính nói riêng một cách hợp lý và kịp thời để nâng
cao hiệu quả hoạt động và quản lý.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cơ cấu vốn cho Công ty Cổ phần Hùng Bình
- Đẩy mạng công tác bán hàng tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho.

-

Tập trung thu hồi vốn để giảm nợ.
Thực hiện phân chia lợi nhuận sau thuế đảm bảo hài hòa các lợi ích, tạo các
quỹ để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác đầu tư

-

chiều sâu để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đẩy mạnh vòng quay vốn, giảm nợ vay ngân hàng để giảm chi phí lãi vay,
tiết kiệm chi phí tăng thêm lợi nhuận.

16


KẾT LUẬN
Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào
quá trình sản xuất kinh doanh để nhằm tăng lợi nhuận, hướng đến mục tiêu cơ bản của
quản trị tài chính doanh nghiệp là gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Xác định một cơ
cấu vốn hợp lý sẽ tạo ra nền tảng cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, tận dụng những nguồn lực một cách tối ưu và tránh những rủi ro tài chính. Vì
thế các nhà quản trị doanh nghiệp cần tìm cách phải làm thế nào để quản trị nguồn vốn
một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đó.
Qua đề tài “Phân tích cơ cấu vốn tại Công ty cổ phần Hùng Bình”, bài tiểu luận
đã đem đến một cái nhìn khái quát về Công ty Cổ phần Hùng Bình và cơ cấu vốn của
công ty trong 3 năm vừa qua, từ đó phần nào đánh giá được việc sử dụng hiệu quả vốn
của một doanh nghiệp nhỏ điển hình ở Việt Nam và có thể được ra được một vài định
hướng phát triển cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cơ cấu vốn cho công ty.
Do kỹ năng phân tích còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót,

chúng em mong nhận được sự đánh giá, góp ý của cô để bài viết được hoàn thiện hơn.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Luận (2015), “Cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập: Nhận định và khuyến nghị”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập
2. Nguyễn Thị Minh Hà (2014) “Cấu trúc vốn doanh nghiệp”
/>4.
5.
6.
7.
8.
9.

nghiep
“Phân tích cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp” (2016)
/>Công ty Cổ phần Hùng Bình, “Báo cáo tài chính Bộ 48 BCTC” (2014)
Công ty Cổ phần Hùng Bình, “Báo cáo tài chính Bộ 48 BCTC” (2015)
Công ty Cổ phần Hùng Bình, “Báo cáo tài chính Bộ 48 BCTC” (2016)
Công ty Cổ phần Hùng Bình, “Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2014”
Công ty Cổ phần Hùng Bình, “Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2015”
Công ty Cổ phần Hùng Bình, “Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2016”

18




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×