Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN NHẬN THỨC về sự tác ĐỘNG của các NHÂN tố QUỐC tế đến nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.26 KB, 19 trang )

1
NHẬN THỨC VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ ĐẾN
NƯỚC TA HIỆN NAY
Chúng ta đang sống và hoạt động trong một thế giới biến đổi vô cùng nhanh
chóng, phức tạp, với không ít những đảo lộn, những biến đổi khó lường, một thế giới
thống nhất trong những khác biệt, thống nhất bao hàm cả những mâu thuẫn và xung
đột; một thế giới phát triển trong đa dạng, phát triển luôn là một quá trình phức tạp,
thời cơ lớn đan xen cùng những thách thức nghiệt ngã. Sự tồn tại và phát triển của các
nước, các quốc gia - dân tộc ở trong thế phụ thuộc lẫn nhau; Do đó, nhận thức đúng
đắn về những nhân tố quốc tế và sự tác động của nó đến sự nghiệp đổi mới ở nước ta
là hết sức cần thiết.
1.1. Nhận thức về những nhân tố quốc tế và khu vực hiện nay
Hiện nay, thế giới đang biến đổi nhanh chóng, mau lẹ và khó lường, tác động
toàn diện đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội ở nước ta, trong đó, nổi lên những nhân tố
chủ yếu là:
Một là, xu thế hình thành trật tự thế giới đa cực
Sự hình thành trật tự thế giới trong một giai đoạn lịch sử cụ thể được quy định
bởi xung lực tương tác giữa các lực lượng chính trị - xã hội trên thế giới. Do đó, tiềm
lực sức mạnh tổng hợp của mỗi chủ thể và sự tham gia vào đời sống quốc tế của nó là
nhân tố trực tiếp tạo nên kết quả tổng hoà trong tương quan so sánh lực lượng giữa các
chủ thể. Đồng thời, chính tương quan so sánh lực lượng này tạo nên trạng thái cân
bằng ổn định tương đối của hệ thống cấu trúc. Trong hệ thống cấu trúc đó, các chủ thể
có vị thế, vai trò và ảnh hưởng lớn hơn sẽ trở thành những mắt khâu chủ yếu, những
điểm nút các cấu trúc hệ thống quan hệ quốc tế. Vì vậy, sự rung chuyển, đứt gãy của
các điểm nút, các mắt khâu chủ yếu sẽ gây nên sự chấn động, rung chuyển của kết cấu
trật tự thế giới.


2
Cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, chế độ XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ sau hơn 70 năm tồn tại (ở các nước Đông Âu là gần 1/2 thế kỷ). Đây


là một trong những sự kiện làm rung chuyển thế giới, tác động trực tiếp và sâu xa đến
cục diện thế giới. Trật tự thế giới 2 cực với tính đối đầu trực tiếp và phân tuyến triệt để
giữa 2 lực lượng Xô, Mỹ và hai hệ thống XHCN và TBCN, thực tế đã bị phá vỡ do sự
tan rã của một cực là Liên Xô và CNXH ở Đông Âu, thúc đẩy xu thế đa trung tâm và
đa cực của trật tự thế giới trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Trong kết cấu
của hệ thống quốc tế, trật tự thế giới hai cực đã có suy yếu, do xuất hiện và nổi lên
một số lực lượng có xu hướng hạn chế sự phụ thuộc vào Xô, Mỹ; thậm chí cạnh tranh
với Xô, Mỹ trong quan hệ quốc tế như: Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc…; cũng như
xu hướng độc lập tìm kiếm các quan hệ song phương hoặc đa phương trong quan hệ
Đông - Tây, dựa trên lợi ích quốc gia của các chủ thể.
Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, với tham vọng bá chủ thế giới và với tiềm
lực kinh tế, chính trị, quân sự của một siêu cường duy nhất, Mỹ coi đây là thời cơ
thuận lợi nhất để thực hiện giấc mơ bá chủ thế giới, có thể sắp đặt và điều khiển thế
giới theo ý muốn của Mỹ. ở thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, những âm mưu và hành
động của Mỹ đã cho thấy, Mỹ không hề dấu diếm tham vọng đó. Dư luận thế giới đã
có sự lo ngại, trật tự thế giới hình thành theo xu hướng một cực do Mỹ khống chế.
Thực tế cho thấy, hiện nay, Mỹ vẫn có tiềm lực rất mạnh, vẫn có khả năng nhất
định khuyếch trương bạo lực, dùng áp lực kinh tế, chính trị, quân sự áp đặt ý đồ của
Mỹ với các dân tộc, buộc các đồng mình cùng Mỹ bao vây, cấm vận, can thiệp, thậm
chí tiến hành chiến tranh, hòng thực hiện vai trò lãnh đạo của Mỹ. Tuy nhiên, những
năm gần đây thực tiễn cục diện thế giới đã chứng tỏ rõ ràng rằng, Mỹ khó có thể thực
hiện được tham vọng đó. Trong những thập niên tới, xu thế đa trung tâm, đa cực ngày
càng mạnh hơn, làm hạn chế sức mạnh của Mỹ, kìm hãm thực hiện giấc mộng thống
trị thế giới của Mỹ .


3
Hai là, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, ngày càng trở nên cấp
thiết và là đòi hỏi bức xúc của các dân tộc.
Trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, các quốc gia

dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển tiếp tục dành ưu tiên hàng đầu cho lợi
ích quốc gia dân tộc để tăng cường sức mạnh và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Chính phủ và nhân dân tiến bộ trên thế giới không ngừng nỗ lực bảo vệ và duy trì môi
trường hoà bình, ổn định. Hoà bình và ổn định là nhân tố quyết định đến sự phát triển
của mỗi quốc gia, đặc biệt là phát triển kinh tế, xã hội. Thực tế đã chỉ ra rằng những
nước bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, mất ổn định về chính trị thì nền kinh tế ngày càng
xấu đi và đời sống của nhân dân sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để duy trì hoà
bình, ổn định, ngăn ngừa chiến tranh, các quốc gia cần xây dựng một thế giới công
bằng, dân chủ, bình đẳng và tiến bộ, trong đó, Liên Hợp quốc tiếp tục giữ vai trò chủ
đạo, là trung tâm điều phối hoạt động giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
Trong xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, mọi quốc gia đều có điều kiện tăng
cường hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu, đó là những vấn đề không
thể giải quyết trong phạm vi hẹp mà nó đòi hởi sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên
thế giới. Cũng trong xu thế này, các nước muốn phát triển đều tìm cách mở cửa thị
trường, nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, tham gia sâu rộng vào phân công
lao động quốc tế, xây dựng mối quan hệ các bên cùng có lợi. Có thể khẳng định đây là
xu thế tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới, bởi vì các quốc gia đều nhận
thấy không thể phát triển kinh tế- xã hội bằng cách xây dựng nền kinh tế khép kín, tự
cô lập trong một nước, thậm chí một nhóm nước.
Thế kỷ XXI, tiếp tục diễn ra quá trình phát triển lực lượng sản xuất mạnh mẽ,
kinh tế tri thức, khoa học công nghệ hiện đại, biểu hiện ở hàm lượng tri thức chiếm tỷ
lệ chủ yếu trong giá trị các sản phẩm và sự dịch chuyển của khu vực chế tạo sang khu
vực dịch vụ với những đặc điểm mới. Các quốc gia đều tìm cách nắm lấy những tri


4
thức mới nhất của nhân loại, sản phẩm của nền kinh tế tri thức là những thành quả của
việc nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ mới, các nguồn năng lượng mới sẽ được
khám phá và thay thế cho những nguồn năng lượng hiện có và đang dần cạn kiệt; các
vật liệu mới ra đời, các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu bền sẽ thay thế cho các vật liệu

truyền thống; công nghệ thông tin, công nghệ vi sinh, công nghệ gen sẽ tiếp tục phát
triển mạnh mẽ; không gian của sự phát triển kinh tế sẽ được mở rộng đến vũ trụ và
đáy đại dương
Hiện nay, toàn cầu hoá tiếp tục là xu thế khách quan, là một quá trình tất yếu.
Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng trước hết và chủ yếu là trên
lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy nhanh, mạnh, diễn ra cả bề rộng lẫn
chiều sâu sự phát triển và xã hội hoá của lực lượng sản xuất, đem lại sự phát triển kinh
tế cao và năng động. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra sự truyền bá và chuyển giao trên quy mô
ngày càng lớn những phát minh, những thành quả mới, những đột phá sáng tạo về
khoa học và công nghệ hiện đại, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa
kiến thức và kinh nghiệm đến mọi quốc gia. Một điều không thể phủ nhận là toàn cầu
hoá thúc đẩy sự xích lại gần nhau hơn của các dân tộc, kích thích các luồng và các
dạng giao lưu, từ cá thể con người đến các quốc gia trở nên gần gũi nhau hơn, có thể
kịp thời nắm bắt tình hình và các sự kiện đang diễn ra. Toàn cầu hoá góp phần nâng
cao dân trí và trình độ hiểu biết của mỗi cá nhân, sự tự khẳng định mình của các dân
tộc, các quốc gia và con người.
Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới cũng sẽ đưa đến những
thách thức to lớn, diễn biến ở nhiều góc độ và nhiều cấp độ phức tạp như: sự gia tăng
các rủi ro về kinh tế (khủng hoảng kinh tế tài chính, tiền tệ, năng lượng, lương thực,
chứng khoán, suy thoái kinh tế, sự sụt giảm thương mại toàn cầu, những mâu thuẫn
giữa kinh tế xã hội và chính trị xã hội). Những thách thưc này là nhân tố hạn chế tính
độc lập chủ quyền của các quốc gia, chịu sự phụ thuộc và ảnh hưởng của các nước lớn


5
v cỏc trung tõm kinh t, gõy tỏc ng n s phỏt trin bn vng ca cỏc quc gia
dõn tc. Trong quỏ trỡnh ton cu hoỏ, ngi mnh s thu c nhiu li ớch hn,
ngi yu s b thua thit hn. Nhng quc gia cú tim lc ln, cú thun li trong
cnh tranh quc t s tỡm cỏch khai thỏc trit quỏ trỡnh ton cu hoỏ v ci t cỏc
li ớch ca h. Cỏc quc gia phỏt trin chm hn khụng th b ng theo sau, cng

khụng th tham gia quỏ trỡnh ton cu hoỏ b ng v vụ vng c.
Ba l, tỡnh hỡnh th gii tip tc cú nhng din bin phc tp, khú lng.
Nhng cuc xung t v trang, chin tranh cc b, xung t dõn tc, tụn giỏo,
chy ua v trang, hot ng can thip, lt ly khai, hot ng khng b, tranh chp
v biờn gii lónh th, bin o v ti nguyờn thiờn nhiờn tip tc din ra nhiu ni
vi tớnh cht ngy cng phc tp.
Những năm gần đây, quan hệ dân tộc trên thế giới rất nóng
bỏng, vừa mang tính toàn cầu, vừa là vấn đề xã hội phức tạp nhức
nhối của nhiều quốc gia và khu vực. Mối quan hệ dân tộc, sắc tộc
đã và đang bùng nổ thành các cuộc xung đột, chiến tranh ở những
quy mô, phạm vi và cờng độ khác nhau; tạo ra các điểm nóng, gây
nên tình hình mất ổn định, đe doạ hoà bình, an ninh quốc gia
và quốc tế.
Trong đời sống quốc tế và đời sống xã hội ở nhiều quốc gia, vấn
đề dân tộc sắc tộc là mối quan ngại của các cộng đồng quốc tế và
của các lực lợng xã hội. Hiện nay và những năm tới, mâu thuẫn và xung
đột dân tộc, sắc tộc vẫn còn diễn ra ở khắp các châu lục. ở Châu
Âu, mặc dù đang diễn ra quá trình hình thành liên minh Châu Âu
(EU) với sự nhất thể hoá về kinh tế, chính trị, tiền tệ... song xung
đột dân tộc, sắc tộc vẫn bùng nổ ở nhiều nơi. ở Châu á, điển
hình là chủ nghĩa ly khai ở Trécnhia, đòi tách Trécnhia ra khỏi Liên


6
bang Nga; phong trào đòi độc lập cho ngời Cuốc ở IRắc, Thổ Nhĩ
Kỳ để thành lập nhà nớc Kuốcđixtan; cuộc chiến ác liệt ở ápganixtan
liên quan đến các bộ tộc Pattum, Uzơbếch, Tazích, Hazrar; cuộc
xung đột giữa Ixraen với Palextin; phong trào đòi ly khai ở Tây Tạng
do Đại Lai Lạt Ma theo đuổi; tranh chấp dẫn đến xung đột giữa ấn
Độ và Pakixtan ở Casơmia; vấn đề Axê ở Inđônêxia; phong trào hồi

giáo Môrô ở Philippin; xung đột ở các tỉnh miền Nam Thái Lan. ở
Châu Phi, đã từng diễn ra các cuộc thanh lọc lẫn nhau giữa ngời
Hutu và Tutxi ở Uganđa, Bunrundi; phong trào Hồi giáo cực đoan ở
Angiêri, Xuđăng, Ai Cập; cuộc chiến tranh giữa Êrơtêria và Êtiôpia...
Còn ở Châu Mỹ và Châu Đại Dơng đó là mâu thuẫn, xung đột giữa
ngời gốc Âu với thổ dân. Ngay ở Canađa cũng diễn ra va chạm giữa
cộng đồng ngời nói tiếng Pháp và cộng đồng ngời nói tiếng
Anh.v.v...
Các hình thức xung đột dân tộc, sắc tộc rất đa dạng; xung
đột mâu thuẫn quyền lực chính trị giữa các phe phái; xung đột về
tranh chấp lãnh thổ, biên giới giữa các dân tộc; đối đầu, cạnh tranh
quyết liệt giữa các tôn giáo hoặc giữa các giáo phái khác nhau trong
cùng một tôn giáo; tranh chấp về quyền lợi kinh tế, quản lý và khai
thác tài nguyên; xung đột do phân biệt chủng tộc,.v.v
Bn l, cỏc vn ton cu gay gt, cỏc cuc khng hong ti chớnh, nng
lng, lng thc din ra vi quy mụ ln, gõy nờn hu qu lõu di.
Cha bao gi vn ton cu li din ra gay gt nh hin nay, ũi hi trỏch
nhim ca mi quc gia v s hp tỏc ca c cng ng quc t. ú l s núng lờn
ca trỏi t, tỡnh trng ụ nhim mụi trng, i dch HIV/AISD cựng cỏc cn bnh
him nghốo khỏc c bit, cuc khng hong ti chớnh, kinh t ton cu ang lm


7
cho kinh tế thế giới và kinh tế của các nước lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm
trọng. Năm 2008, trên thế giới còn xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng và lương
thực trên quy mô lớn, tạo nên sự biến động chính trị- xã hội ở nhiều nước trên thế
giới. Tình hình trên cho thấy sự phát triển kinh tế thế giới chưa bền vững, chứa đựng
nhiều yếu tố bất chắc và tình trạng này còn có thể diễn ra trong những năm tới. Những
tác động của nó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, năng lượng, lương thực, làm cho ngoại

giao kinh tế trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu của các nước trong quan hệ quốc tế
hiện nay. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề kinh tế, năng lượng, lương thực, nên
hầu hết các quốc gia đều xây dựng cho mình một chiến lược năng lượng phù hợp,
nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của những biến động trên thị
trường năng lượng quốc tế bằng việc bảo đảm ổn định nguồn cung và phát triển các
mối quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các nước giữ nguồn cung.
Không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế mà khủng hoảng tài chính, năng
lượng, lương thực hiện nay còn tác động không nhỏ đến độc lập tự chủ của các quốc
gia, dân tộc trên thế giới. Điều đó cho thấy, vấn đề an ninh năng lượng, an ninh lương
thực có ý nghĩa quan trọng trong bảo đảm độc lập tự chủ của mỗi quốc gia, dân tộc
cho dù đó là quốc gia lớn hay nhỏ. Thực tiễn cho thấy, mỗi quốc gia, dân tộc muốn
giữ được độc lập tự chủ thì trước hết phải giữ được độc lập tự chủ về kinh tế, trong đó
bao gồm hàng loạt vấn đề, từ độc lập tự chủ về đường lối, chủ trương phát triển kinh
tế đến việc phải có một thực lực kinh tế đủ để có thể duy trì sự phát triển của nền kinh
tế đất nước trước những biến động của thị trường thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu
hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc duy trì an ninh tài chính, an ninh
năng lượng và an ninh lương thực... là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng để bảo
đảm độc lập tự chủ thực sự về kinh tế. Bởi vậy, trước khủng hoảng kinh tế, năng
lượng, lương thực hiện nay, nhiều quốc gia, dân tộc (kể cả những quốc gia có nền kinh
tế lớn của thế giới) cũng lâm vào tình trạng phá sản, tăng trưởng kinh tế giảm sút, đời


8
sống dân cư gặp nhiều khó khăn do giá nhiên liệu, lương thực, thực phẩm tăng cao,
trong đó không ít quốc gia mà khủng hoảng năng lượng, lương thực đã kéo theo
khủng hoảng chính trị - xã hội và đã làm tăng lên sự phụ thuộc của các nước này vào
các nước, các khu vực và thị trường có nguồn cung lớn. Theo đó, độc lập tự chủ trong
bối cảnh ngày nay không có nghĩa là sự "khép kín" theo kiểu "tự cung tự cấp" như
trước đây mà phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và phát huy lợi thế so
sánh. Bối cảnh đó, đặt ra cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cần có chủ trương,

chính sách kinh tế- xã hội đúng đắn, mềm dẻo, phù hợp với tình hình quốc tế, trong
nước để một mặt bảo đảm việc phát triển kinh tế- xã hội, khai thác, sản xuất, và bảo
đảm an ninh kinh tế, an ninh sử dụng năng lượng, lương thực trong nước một cách bền
vững, đồng thời mặt khác bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân
dân, giữ vững ổn định chính trị- xã hội của đất nước.
Năm là, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tuy còn khó khăn, song tiếp
tục hồi phục và phát triển
Ở các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu: Sau một thời gian ngắn bị tê liệt,
thậm chí bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, bị cấm hoạt động, từ năm 1993-1994 các
đảng cộng sản đã sớm khôi phục, đấu tranh giành lại được quyền hoạt động công khai,
hợp pháp. Nhiều đảng đã tham gia tranh cử trong các cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử
Tổng thống, bầu cử địa phương ở các nước. Có thời kỳ qua bầu cử, một số đảng đã
giành được vị trí quan trọng trong Quốc hội các nước, như các đảng cộng sản ở Nga,
Ucraina, Tátgikitan đã giành được đa số ghế tại Hạ viện các nước này ở thời kỳ 19951999; riêng đảng của những người cộng sản Mônđôva đã giành thắng lợi trong cuộc
bầu cử Quốc hội năm 2000, 2005 và 2009, lãnh đạo đảng được bầu làm Tổng thống.
Tuy nhiên, phần lớn các đảng ở khu vực này vẫn ở vị thế là đảng đối lập, chiếm thiểu
số trong Quốc hội. Tại nhiều nước ở khu vực này vẫn còn tình trạng trong một nước,
tồn tại nhiều đảng cộng sản, đảng công nhân (như ở Nga có hơn 10 đảng); qua đó thấy


9
rằng, phong trào cộng sản và công nhân ở các nước trên đã có bước hồi phục nhưng
còn khó khăn, chưa ra khỏi khủng hoảng.
Ở các nước Tây Bắc Âu, Bắc Mỹ, quá trình hồi phục của các đảng cộng sản và
công nhân rất rõ. Khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp
đổ, nhiều đảng ở Tây Âu, Bắc Mỹ bị phân liệt, vị trí, vai trò và ảnh hưởng bị giảm sút
mạnh. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990 của thế kỷ XX, các đảng đã dần lấy lại vị
trí của mình, thể hiện qua việc các đảng tham gia tranh cử và giành được sự ủng hộ
của các cử tri và lập được đảng đoàn trong Quốc hội các nước (như các đảng ở Hy
Lạp, Síp, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch...). Ở

Nam Á, một số đảng cộng sản và công nhân đã trở thành lực lượng chính trị quan
trọng trên chính trường các nước. Hai đảng cộng sản ở Ấn Độ là CPI và CPI

M

(Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ - Mácxít) giữ vai trò nòng cốt trong
Mặt trận cánh tả đang cấm quyền nhiều năm nay ở 3 bang Tây Bengan, Kêrala và
Tripura; gần đây đã giành thắng lợi quan trọng trong bầu cử Quốc hội, hiện có 61 ghế
tại Hạ viện Ấn Độ.
Ở Mỹ Latinh, mấy năm gần đây đã xuất hiện trào lưu cánh tả. Thông qua thực
tế đấu tranh và các diễn đàn quốc tế của các đảng cộng sản, cánh tả họp hàng năm ở
khu vực (“Diễn đàn Xao Paolô do Đảng Cộng sản Cu Ba, Đảng Lao động Braxin,
Đảng Cách mạng Dân chủ Mêxicô và Mặt trận rộng rãi Urugoay phối hợp tổ chức
hàng năm từ năm 1990 đến nay; hội thảo quốc tế Các đảng chính trị và một xã hội mới
do Đảng Lao động Mêhicô tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 1998; hội thảo quốc tế
Toàn cầu hoá và những vấn đề của sự phát triển do Đảng Cộng sản Cu Ba tổ chức
hàng năm, bắt đầu từ năm 1998) cũng như Diễn đàn xã hội thế giới với khẩu hiệu Một
thế giới tèt đẹp hơn là có thể!”, các đảng cộng sản và cánh tả Mỹ Latinh đã làm cho
quần chúng nhân dân các nước thấy được sự cần thiết khách quan phải thực hiện
những cải cách sâu rộng, từ bỏ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới, thực hiện dân
chủ và tiến bộ xã hội...; dấy lên phong trào nhân dân mạnh mẽ đánh đổ các chính phủ


10
cánh hữu, đưa các lực lượng cánh tả lên cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử, như:
các chính phủ Hugô Chavêt ở Vênzuêla (năm 1998), Lagốt ở Chilê (năm 2000), Luka
Đoxinva ở Brazil (năm 2002), Kitxnơ ở Achentina (năm 2003), Mactin Tôrigốt ở
Panama (năm 2004), Tabarê Vatxkê ở Urugoay (năm 2004), Êvô Môralet ở Bôlivia và
Baselét ở Chilê (năm 2006). Có thể nói, phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh đang có
những bước phát triển mạnh mẽ.

Các chính phủ cánh tả ở các nước Mỹ Latinh đã tiến hành các cải cách kinh tế xã hội sâu rộng, theo hướng từ bỏ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới, thực hiện dân
chủ hoá và kinh tế thị trường đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội (như cải cách
ruộng đất, xoá đói giảm nghèo, xoá nạn mù chữ, tạo công ăn việc làm, cung cấp vốn,
tín dụng cho người có thu nhập thấp, xây dựng nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ vốn
phát triển kinh tế gia đình...; cải thiện các lĩnh vực y tế, văn hoá cộng đồng; đấu tranh
chống phân biệt màu da; điều chỉnh một số luật theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia
và có lợi cho người lao động .v.v.) và thu được những kết quả bước đầu tích cực: kinh
tế phục hồi và có mức tăng trưởng khá (toàn khu vực Mỹ Latinh tăng trưởng kinh tế
năm 2005 là 5,5%, năm 2006 là 5,3%); chính trị đi dần vào ổn định; đời sống nhân
dân được cải thiện; tỷ lệ mù chữ giảm mạnh... Braxin và Achentina đã trả xong các
khoản nợ nhiều chục tỷ USD cho Quỹ tiền tệ quốc tế.
Phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh nổi lên một hiện tượng đặc biệt là Vênêzuêla.
Chính phủ của Tổng thống Hugô Chavêt đã lựa chọn con đường đẩy mạnh cải cách
với các bước đi ngày càng triệt để hơn, tách khỏi quỹ đạo gắn với Mỹ trước đây, xích
gần hơn với cách mạng Cu Ba, tiến tới một liên minh chiến lược với Cu Ba. Các chính
sách cải cách của Tổng thống Hugô Chavêt và Chính phủ Vênêzuêla được đông đảo
các tầng lớp nhân dân lao động và dân nghèo nước này ủng hộ. Từ 2005, Tổng thống
Chavêt nhiều lần tuyên bố Vênêzuêla xây dựng “CNXH thế kỷ XXI”. Trên thực tế
ông đã đề ra và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, dự án cải cách kinh tế - xã hội
nhằm hướng tới chủ nghĩa xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.


11
Mặc dù còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu tiếp về trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh,
song những diễn biến mấy năm gần đây là những nét mới thể hiện sự hồi phục của các
lực lượng cộng sản, cánh tả ở khu vực này.
Sáu là, khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Đông Nam Á, xu thế hoà bình, hợp
tác và phát triển tiếp tục gia tăng nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định
Khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Đông Nam Á có vai trò ngày càng tăng
đối với sự phát triển kinh tế thế giới. Sự ổn định và phát triển kinh tế của châu Á- Thái

Bình Dương và Đông Nam Á là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế
thế giới. Hiện nay, 21 nước thành viên APEC chiếm 46% diện tích, 41,2% dân số toàn
cầu; chiếm gần 60% GDP, 57,1% thương mại quốc tế. Trong số 14 nền kinh tế lớn
nhất thế giới (GDP > 500 tỷ USD) thì có 7 nước là thành viên của APEC gồm (Mỹ,
Nhật, Trung quốc, Hàn quốc, Ôxtrâylia. Mêhicô, Canađa) xu thế hợp tác, liên kết phát
triển thể hiện ở sự lớn mạnh của nền kinh tế châu Á. Còn khu vực ĐNÁ, từ một liên
kết kinh tế khu vực, đã mở rộng quan hệ hợp tác Thái Bình Dương- APEC hướng tới
hình thành “Cộng động ASEAN” vào 2015 dựa trên 3 trụ cột là kinh tế, văn hoá, xã
hội và an ninh chính trị; ASEAN đang và sẽ trở thành một khu vực phát triển kinh tế
năng động trong những thập niên tới và tích cực tham gia vào quá trình liên kết và hợp
tác song phương và đa phương trên thế giới.
Khu vực châu Á- Thái Bình Dương còn có ảnh hưởng to lớn tới chính trị, an ninh
thế giới. Hiện nay, hầu hết các nước lớn nằm trong khu vực châu Á- Thái Bình
Dương; Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga và các nước này đều trong chiến lược quốc
phòng- an ninh, đối ngoại đều hết sức quan tâm đến lợi ích ở khu vực này. Xuất phát
từ những lợi ích quốc gia dân tộc, vị thế, và tranh giành ảnh hưởng, các nước lớn, nhỏ
ở khu vực này duy trì quan hệ vừa liên kết, hợp tác, vừa cạnh tranh, kiềm chế, lợi
dụng lẫn nhau. Quan hệ vừa là đối tác, vừa là đối tượng giữa Mỹ- Trung Quốc; MỹNga; Nhật- Nga; Nhật- Trung về vấn đề Triều tiên… lúc ấm nóng, lúc băng giá làm


12
cho khu vực châu Á- Thái Bình Dương vừa mang xu thế hợp tác, vừa tiềm ẩn mất ổn
định, thậm chí xung đột khó lường. Đó là:
Khu vực này vẫn tiếp tục diễn ra những tranh chấp về quyền lợi, biên giới, lãnh
thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở
một số nước.
Đặc biệt, khu vực Đông Bắc Á đang diễn ra căng thẳng, liên quan đến chương
trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Sự cạnh tranh về lợi ích và ảnh hưởng của
các nước lớn ở châu Á- Thái Bình Dương như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật cũng rất
gay gắt. Đối với khu vực Đông Nam Á, vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, lãnh

thổ ở biển Đông còn diễn biến phức tạp, lâu dài. Trung Quốc không giấu diếm tham
vọng độc chiếm biển Đông. Một số nước ASEAN và Đài Loan cũng tuyên bố chủ
quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa của Việt Nam. Vấn đề tranh chấp biên
giới trên bộ, tình hình dân tộc, tôn giáo của một số nước cũng diễn biến phức tạp. Bởi
vậy, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, đặt ra sự cần thiết, đưa ra những
dự báo về tình huống quốc phòng, quân sự và đấu tranh quốc phòng của Việt Nam. Đó
là Việt Nam phải thường xuyên cảnh giác phòng chống DBHB, bạo loạn lật đổ, các
hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân
quyền gây mất ổn định chính trị; khả năng xảy ra xung đột quân sự, hoặc chiến tranh
biển đảo; xung đột biên giới; chiến tranh can thiệp, xâm lược của các thế lực thù địch
bằng sử dụng vũ khí công nghệ cao. Ngoài ra, những tác động tiêu cực của khủng
hoảng kinh tế thế giới, khủng hoảng năng lượng, lương thực sẽ tác động rất lớn tới
nhận thức, ý chí, niềm tin của nhân dân, tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của đất nước ta.
2. Sự tác động của những nhân tố quốc tế đến sự nghiệp đổi mới ở nước ta
hiện nay


13
Sự tác động của các nhân tố quốc tế đến sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay theo cả
hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực; những tác động tích cực là cơ bản nhưng những tác
động tiêu cực cũng hết sức mạnh mẽ. Trong đó, nổi lên những tác động chủ yếu sau:
Một là, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Cục diện chính trị thế giới đang hình thành xu thế đa trung tâm, đa cực; xu thế
hoà bình, hợp tác và phát triển, sự hình thành các tổ chức thế giới và khu vực, trước
hết là APEC và ASEAN đã tạo ra môi trường khu vực và quốc tế thuận lợi cho đất
nước ta có điều kiện hoà bình, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi
CNH, HĐH. Mặc dù trên thế giới và khu vực vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố có thể
gây mất ổn định, song với tinh thần hữu nghị, hợp tác, các bên có thể giải quyết trên

tinh thần hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, thông qua thương lượng, tránh đối đầu. Cục
diện và xu thế quan hệ quốc tế thuận lợi cho việc giữ vững ổn định chính trị xã hội đất
nước, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo lợi thế cho cạnh tranh quốc tế, chuyển giao công
nghệ cho sự phát triển CNH, HĐH.
Hai là, tạo điều kiện cho nước ta tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực, tăng thêm thế và lực của nước ta trên trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã
có quan hệ ngoại giao với 172 nước trên thế giới, có quan hệ với tất cả các tổ chức
kinh tế quốc tế như WTO, IMF, WB, ACB; trở thành thành viên chính thức của WTO
(2007); có quan hệ hợp tác với tất cả các nước lớn và các trung tâm kinh tế thế giới;
quan hệ thương mại với gần 190 nước; năm 2008, Việt Nam được bầu là uỷ viên
không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc. Tình hình đó tạo nhiều cơ
hội cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế. Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nơi thu hút
khách du lịch, diễn ra nhiều Hội nghị quốc tế và khu vực. Tiềm lực kinh tế, tiềm lực
quốc phòng của Việt Nam được tăng cường, trực tiếp làm cho sức mạnh bảo vệ Tổ
quốc của đất nước được tăng lên đáng kể.


14
Trong xu thế hiện nay, mối quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh, việc
hợp tác giải quyết những vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, bảo vệ môi trường sống,
những vấn đề quốc phòng, an ninh và liên quan đến quốc phòng an ninh, ta có thể
tranh thủ được sự hợp tác song phương và đa phương. Thông qua hợp tác, ta có điều
kiện trao đổi thông tin giữa các nước, giải quyết những bất đồng thông qua đàm phán,
giảm thiểu việc đối đầu bằng quân sự, đảm bảo khả năng trở thành đối tác quan trọng
trong quan hệ kinh tế, thương mại, quốc phòng, an ninh với các nước, nhất là các nước
phát triển. Thông qua quá trình hội nhập trong xu thế quốc tế mới chắc chắn sẽ thúc
đẩy sản xuất trong nước phát triển, sẽ làm cho đời sống và nhận thức của nhân dân
ngày một nâng cao, có điều kiện thuận lợi tạo ra mặt trận đoàn kết quốc tế. Trong điều
kiện đó, ta tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trước sự tấn công của các

thế lực thù địch. Đây cũng là cơ sở để ta xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần trong nhân
dân. Tuy nhiên, sự cạnh tranh quyết liệt trong thương mại toàn cầu sẽ dẫn đến những vấn
đề mâu thuẫn như giàu nghèo, chênh lệch kinh tế vùng miền, sự xâm lăng của văn hoá xấu,
độc, đạo đức, lối sống ngoại lai tác động đến nhân dân nhất là thế hệ trẻ như đã phân tích
trở thành nguyên nhân suy giảm sức mạnh chính trị tinh thần của nhân dân.
Ba là, tạo điều kiện cho đất nước chủ động bảo vệ Tổ quốc “từ sớm”, từ xa
không để bị động, bất ngờ. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, nhờ phát huy nội lực chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam có quan hệ quốc tế rộng mở, đây là điều
kiện thuận lợi để quảng bá hình ảnh đất nước, tranh thủ sự hiểu biết, đồng tình ủng hộ
của thế giới, thêm bạn bớt thù. Chúng ta có thể thâm nhập, thu thập tình hình, sớm
nắm bắt âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trước khi
chúng tiến hành ở nước ta, chủ động làm công tác ngoại giao “phòng ngừa” để bảo vệ
Tổ quốc từ xa, từ sớm không để bị động, bất ngờ.
Bốn là, mở rộng quan hệ hợp tác về quốc phòng, quân sự, an ninh với các nước
trên thế giới và khu vực; tranh thủ điều kiện thuận lợi để tiếp thu, chuyển giao, ứng
dụng khoa học - công nghệ quân sự hiện đại, phát triển công nghiệp quốc phòng, đổi


15
mới trang bị, vũ khí, đào tạo cán bộ, tăng cường sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc
của lực lượng vũ trang nhân dân.
Năm là, cuộc đấu tranh phòng chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các
thế lực thù địch sẽ ngày càng gay go, phức tạp, quyết liệt. Trong bối cảnh quốc tế mới
của sự hợp tác và giao lưu, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới, ta có điều kiện thuận lợi để xây dựng và cũng cố vững chắc nền
quốc phòng an ninh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia,
đồng thời tạo ra thế liên kết vững chắc, đan xen, cân bằng giữa các nước, tạo thế có lợi
để bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình đó, ta cũng phải cam kết mở rộng thị trường, hình
thành các khu vực kinh tế, do đó vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội sẽ gặp khó
khăn và phức tạp hơn trước. Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng mặt trái của toàn cầu

hoá, của hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện Diễn biến hoà bình kết hợp bạo loạn lật đổ,
sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, chuyển hướng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa, bằng mọi cách
tác động đến ý thức bảo vệ Tổ quốc của nhân dân và thay đổi thể chế chính trị ở nước ta.
Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng quá trình đổi mới, mở cửa để thâm
nhập phá hoại trên mọi lĩnh vực xã hội hòng làm chuyển hoá đất nước, lật đổ chế độ
XHCN. Đây là cuộc chiến không phân rõ giới tuyến, không giới hạn không gian, thời
gian, không dễ phân biệt đối tượng, đối tác, dễ tạo nên sự mơ hồ, mất cảnh giác và ảo
tưởng. Do đó, chống DBHB, BLLĐ trong điều kiện mới là hết sức phức tạp, đòi hỏi
phải có những giải pháp toàn diện, đồng bộ, hiệu quả mà trước hết phải không ngừng
nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.
Sáu là, tác động tiêu cực của những vấn đề thế giới như chủ nghĩa khủng bố,
xung đột dân tộc, tôn giáo, sự khủng hoảng và suy thoái kinh tế quốc tế, các vấn đề
quốc tế phức tạp, nhạy cảm đến sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trên thế giới, cuộc đấu tranh hệ tư tưởng, đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn
rất phức tạp. Trong thế giới “phẳng” mở cửa, các tác động từ bên ngoài đến kinh tế, chính


16
trị, văn hoá, xã hội… đất nước là rất lớn. Nó có thể gây nên phức tạp đến vấn đề tôn
giáo, dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đến đạo đức, lối sống, đến quan niệm giá
trị, chuẩn mực xã hội… Tình hình đó, việc giữ gìn an ninh, bảo vệ bản sắc dân tộc, bảo
vệ định hướng XHCN, bảo vệ chế độ XHCN có những vấn đề phức tạp hơn.
Cục diện chính trị thế giới thập niên tới có sự chuyển biến to lớn. Tình hình đó có
tác động cả tích cực và tiêu cực đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong
tình hình mới. Nhận thức rõ vấn đề này, là cơ sở quan trọng để đề ra những định
hướng và giải pháp xây dựng ý thức Tổ quốc cho toàn dân hiện nay.
Bảy là, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta có những biến đổi
to lớn theo hướng tích cực là cơ bản. Thực tiễn những năm vừa qua, tiếp tục phát huy
hiệu quả của đường lối đổi mới đúng đắn, mở cửa, hội nhập, Đảng, Nhà nước và nhân

dân ta đã giành được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Kết quả đó tạo nên một nguồn sức mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần trong thực
hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh
tế, ổn định chính trị xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân, tiến hành biện pháp bảo vệ đất nước đều đã được thực hiện với một
quyết tâm cao và đạt được những kết quả tốt. Thực tiễn sinh động đó đã tạo ra cho
nhân dân ta một nhận thức đúng đắn, một niềm tin vững chắc và sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Ý thức và năng lực chấp hành pháp luật, trình độ dân trí của nhân dân ngày càng được
nâng cao, quyền làm chủ của mọi tầng lớp nhân dân luôn được phát huy trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Thế trận lòng dân dựa trên sự đồng thuận cả ý chí và hành động giữa
Đảng với nhân dân ngày càng được củng cố. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc luôn được giữ
vững và phát huy. Đây là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
Việt Nam là một nước đang phát triển, trong bối cảnh và xu thế quốc tế hiện
nay, chúng ta có lợi thế của một nước phát triển sau có thể đi tắt, đón đầu trong nhiều


17
lĩnh vực, tiếp cận được với nguồn tri thức khổng lồ, trình độ hiểu biết của nhân dân
ngày càng được nâng cao. Những vấn đề lớn của thế giới về kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội được nhân dân nắm bắt một cách nhanh chóng, đặt ra những câu hỏi, bình luận,
so sánh, đưa ra những quan điểm riêng của mình. Trong xu thế mở cửa, hội nhập, hợp
tác, cạnh tranh và phát triển, con người Việt Nam trở nên năng động hơn, nhanh nhạy
và thực tế hơn từ nhận thức đến thực tiễn cuộc sống. Những thay đổi trên thế giới vẫn
là theo một chiều hướng tích cực, góp phần khơi dậy ý chí vươn lên ngang tầm thời
đại và sánh vai với các nước phát triển, không cam chịu đói nghèo, tụt hậu. Lòng tự
hào dân tộc và niềm tin của nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
được tăng cường. Nhân dân ta có nhận thức rõ hơn đường lối, chính sách đổi mới, hội
nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta trong bối cảnh mới là hoàn toàn đúng đắn, bắt kịp
với trào lưu phát triển của thế giới hiện đại và là yêu cầu tất yếu cho mỗi quốc gia phát

triển. Đường lối, chính sách đó cũng đáp ứng và phù hợp với nguyện vọng của nhân
dân, đưa đất nước trở thành quốc gia có vị thế trên trường quốc tế. Đây là nhân tố
quan trọng tác động trực tiếp đến ý thức trách nhiệm của nhân dân trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Phải khẳng định rằng, xu thế toàn cầu hoá một mặt tạo cơ hội cho mọi cá nhân,
tổ chức, quốc gia có năng lực phát huy tối đa khả năng của mình đem lại lợi ích cho cá
nhân và toàn thể xã hội. Mặt khác, nó cũng mang đến những tiêu cực trong quá trình
phát triển, đó chính là mặt trái của quá trình phát triển kinh tế như ô nhiễm môi
trường, tệ nạn xã hội, phân hoá giàu nghèo và phát triển không bền vững và điều lớn
hơn cũng làm xuất hiện ở một bộ phận nhân dân lối sống thực dụng, vị kỷ, chạy theo
đồng tiền, sống thiếu tình nghĩa, làm giàu bất chính, vi phạm nguyên tắc, pháp luật,
thờ ơ với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Xu thế hợp tác, liên kết giữa các quốc gia tạo nên sự đan xen, giao thoa trên
mọi lĩnh vực sẽ tác động đến ý thức, lối sống của nhân dân. Một mặt nó tác động tích


18
cực đến sự thay đổi lối sống khép kín, ỷ lại, cam chịu, phụ thuộc vốn có của người
Việt Nam sang lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm. Tuy nhiên,
nếu việc tiếp thu lối sống một cách thiếu định hướng đã dẫn đến việc xa rời lối sống
truyền thống của dân tộc và lối sống XHCN. Trên phương tiện thông tin đại chúng,
nhất là mạng internet bên cạnh những kiến thức tiến bộ của con người, len lỏi những
hình ảnh về lối sống vật chất, vì đồng tiền, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn
chơi, truỵ lạc, thác loạn, tôn sùng bạo lực. Lối sống đó tác động đến một bộ phận
không nhỏ nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ở đô thị. Do bí kích thích bởi
những bộ phim uỷ mị hay bạo lực đã làm cho lý tưởng sống, chiến đấu, học tập bị
giảm sút, có hành động và phong cách sống xa lạ với truyền thống phương Đông và
dân tộc. Họ mất đi lý tưởng sống, mất đi niềm tin vào, xa lạ với mục tiêu và con
đường của Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và dày công xây dựng. Đây là kẽ hở lớn
nhất để các thế lực thù địch triệt để lợi dụng trong chiến lược Diễn biến hoà bình,

bạo loạn lật đổ, nó tạo nên một hợp lực nguy hiểm, đe doạ đến thành quả của chế độ
xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng ta.
Trong xu thế hiện nay, con người có điều kiện phát triển toàn diện, có điều kiện
để khẳng định mình, khẳng định năng lực, hành vi của mình. Tuy nhiên cũng chính vì
mặt tích cực này khi sự tự khẳng định cá nhân được đề cao quá mức sẽ trở thành tiêu
cực, một khi tuyệt đối hoá cá nhân sẽ dẫn đến cá nhân lấn áp tập thể, của xã hội và của
quốc gia. Lúc đó lợi ích của tập thể bị lấn áp, thậm chí bị phá bỏ. Đây chính là nguồn
gốc của quan liêu, tham nhũng, là mảnh đất cho những tệ nạn nảy nảy sinh và phát
triển. Đó là một nguy cơ lớn, nó xuất hiện và tồn tại ngay trong nội bộ Đảng, Nhà
nước, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan công quyền, trong đội ngũ cán bộ đảng
viên, nhất là cán bộ chủ trì các cấp, các ngành. Tệ nạn quan liêu, tham nhũng hình
thành một cơ chế ngầm trong xử lý các mối quan hệ xã hội và nương tựa vào nhau để
tồn tại, làm sai lệch chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực tiễn.
Đây là một vấn đề xã hội bức xúc, tác động trực tiếp đến nhận thức của nhân dân, làm


19
giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thứ giặc nội xâm này cùng với chiến lược Diễn biến hoà bình và có thể cả cách mạng
màu sắc sẽ là nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, thủ tiêu vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tóm lại, những nhân tố quốc tế và khu vực đã và đang tác động toàn diện đến
mọi mặt đời sống xã hội ở nước ta, tạo nên những thời cơ, vận hội lớn đan xen với
những nguy cơ, thách thức khó lường. Do đó, cần nhận thức đúng đắn tính hai mặt của
vấn đề, không tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ mặt nào, từ đó, chủ động hội nhập quốc tế,
tận dụng những yếu tố thuận lợi, hạn chế những tác động tiêu cực, thực hiện thắng lợi
sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng và văn minh./.




×