Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu khả năng thụ phấn, thụ tinh và ảnh hưởng của giá thể và phân bón qua lá tới sự sinh trưởng, phát triển của một số giống Sứ Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 87 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nhịp sống sôi động khiến con người luôn “stress”, họ tìm
đến với thiên nhiên trong ít phút rảnh rỗi để thư giãn, hồi
phục thể lực, lấy sức sống cho ngày mới. Bởi thiên nhiên
mang lại cho con người vẻ đẹp muôn màu, muôn sắc. Tô điểm
cho vẻ đẹp ấy không thể không kể đến hoa – cây cảnh. Có
nhiều loài hoa đã được tìm thấy trong sa mạc, đưa về thuần
hoá thành hoa cảnh làm sinh động cho cuộc sống, nổi bật
trong những cây hoa sa mạc đó là cây Sứ sa mạc, còn gọi là
Sứ Thái hay Hồng sa mạc. Trên sa mạc, Sứ Thái như một cây
“mini Bao báp” dũng mãnh nâng niu những chùm hoa màu
hồng nhỏ xinh. Khi được đưa về thuần hoá thành cây cảnh
trang trí, cây Sứ Thái đã chinh phục con mắt thẩm mỹ của loài
người bằng vẻ đẹp mập mạp, kỳ dị của bộ rễ, bộ củ, bằng
những cụm hoa chi chít đủ màu, đủ dạng, nở quanh năm và
lâu tàn. Hoa Sứ trở thành một loại cây kiểng quý, được đặt ở
những nơi trang nghiêm như quảng trường Ba Đình, bảo tàng,
các trụ sở lớn, lăng tẩm, chùa chiền đến các nơi thắng cảnh,
du lịch như bờ biển Nha Trang. Trong các kỳ hội thi kiểng hàng
năm, cây Sứ vẫn được bày trang trọng bên loài hoa vương giả
như Hồng, Mai, Lan… Người ta tặng nhau kiểng hoa Sứ màu
đỏ trong lễ cưới, lễ khai trương, ngày tết với lời cầu chúc may
mắn, hạnh phúc.
Hoa Sứ ở Việt Nam có khả năng sinh trưởng, phát triển
tốt, với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nắng nhiều, không có mùa


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

đông quá lạnh (trừ miền Bắc), đây là điều kiện rất thích hợp
cho cây Sứ. Vì thế có thể tìm thấy ở nước ta những cây Sứ lâu
năm cao 3 – 4m, mập mạp, cổ thụ. Tuy nhiên, Sứ là cây chơi
bộ củ, bộ củ của nó cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
nhưng lại rất dễ thối nếu bị úng nước. Yêu cầu đặt ra là phải
tìm được môi trường sống cho bộ rễ cây phát triển mạnh, tích
luỹ nhiều dinh dưỡng nhưng cây không bị thối ủng. Mặt khác,
Sứ là cây trồng chậu nên có thể kiểm soát được nguồn dinh
dưỡng của nó cho phù hợp nhất nên ta có thể bón bổ sung
phân bón cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển
của nó. Trên thế giới đã có nghiên cứu về giá thể trồng Sứ
nhưng áp dụng ở mỗi đất nước lại khác nhau. Vì thế, việc tìm
giá thể trồng Sứ ở Việt Nam càng cần thiết hơn.
Bên cạnh đó, Sứ Thái còn là cây cảnh chơi hoa, mang
tính “thời trang” nên luôn luôn phải tạo ra những cây Sứ mới
lạ về cả hình dáng lẫn kiểu hoa để thu hút sự quan tâm của
thị trường. Nhiều nghệ nhân trên thế giới đã thực hiện kỹ
thuật giao phấn bằng tay thành công và tạo ra cây Sứ hột
cùng với nhiều giống có màu hoa rất đa dạng. Ở Việt Nam,
tuy kỹ thuật này đã được áp dụng nhưng vẫn chưa tạo ra
được nhiều giống mới, vì thế Việt Nam vẫn đi sau các nước về

giống. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tạo giống
mới gặp khó khăn, một trong số đó là do đặc điểm thụ phấn,
thụ tinh của các loài, giống khác nhau, ngay cả khi quả Sứ
được tạo ra cũng rất khó thu được hạt của nó. Nếu nắm được
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

đặc điểm ra hoa, tạo quả của cây Sứ thì việc tạo giống mới sẽ
có cơ sở vững chắc hơn.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu khả năng thụ phấn, thụ tinh và ảnh hưởng
của giá thể và phân bón qua lá tới sự sinh trưởng, phát
triển của một số giống Sứ Thái”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể và phân
bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển của cây Sứ hột nhằm
xác định được loại giá thể và loại phân bón phù hợp cho cây
Sứ sinh trưởng, phát triển tốt.
- Nghiên cứu đặc điểm thụ phấn,thụ tinh của cây hoa Sứ
nhằm biết được đặc điểm thụ phấn, thụ tinh để có cơ sở ban
đầu trong việc lai tạo hoa Sứ.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm rõ đặc điểm thực vật học của một số giống Sứ

Thái.
- So sánh, đánh giá mức ảnh hưởng của các loại giá thể
đến sinh trưởng, phát triển của cây Sứ con.
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của hoa Sứ, sức sống của
hạt phấn, khả năng nảy mầm của hạt phấn.
- Tiến hành thụ phấn chéo giữa hai giống để đánh giá
khả năng tạo quả thành công.

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây Sứ
2.1.1. Nguồn gốc
Cây Sứ có xuất xứ từ vùng nhiệt đới, trải dài từ các nước

Nam Á và Ả Rập như: Namibia, Tanzania, Somalie, Nam Phi,
Ethiopia, Yemen, Sudan, đảo Zimbabue, Socotra. Chúng chủ
yếu sống men theo các triền dốc bên các dòng suối cạn ở Ả
Rập Saudi, kéo dài qua Oman, Yemen, đến đại lục Phi châu rồi
tiến về phía Nam sa mạc Sahara và Nam Phi [12], [7]. Trong
đó Sứ Thái xuất xứ khắp châu Phi từ vùng nam sa mạc
Sahara, Senegan, Sudan, Natal, Tanzania đến Kenya, phía
Nam bán đảo Ả Rập [7],[27]. Cây Sứ Thái còn được tìm thấy ở
sa van, hay vùng rừng, đồng cỏ có nhiều cây gỗ, vùng có độ
cao 2100m có đá hoặc đất pha cát [16].
2.1.2. Vị trí phân loại
Cây Sứ phân bố khá rộng, chính sự sai khác về điều kiện
khí hậu, vị trí địa lý đã tạo nên sự phong phú về loài của cây
Sứ. Theo Johanm J.Roemer và Joseph A.Schutes thì cây Sứ
gồm 17 loài. Sứ Thái được coi là loài đặc trưng nhất.
Sứ Thái có tên khoa học là Adenium obesum [11]. Thuộc
phân lớp Cúc Asterida, bộ Long đởm Gentianales, họ Trúc đào
Apocynaceae [12]. Sứ Thái còn có tên gọi khác là Sứ sa mạc,
Sa huệ, Desert Rose (tiếng Anh), Rose du desert ( tiếng Pháp),
Chuan Chom (phiên âm tiếng Thái), Fook Hui Hwa (phiên âm
tiếng Hoa).
Họ Trúc đào có tới gần 200 chi và 2000 loài, phân bố
rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta tìm thấy

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

khoảng 50 chi và 170 loài. Trong đó có 28 cây được trồng làm
cảnh và thuộc 18 chi.
Loài Sứ Thái có nhiều phân loài như:
 Adenium obesum boehmianum: Phổ biến tại Namibia,
Angola.
 Adenium obesum obesum: Bán đảo Ả Rập.
 Adenium obesum oleifolium: Nam Phi, Botswana.
 Adenium obesum socotranum: Socotra (quần đảo gồm
4 đảo nhỏ ngoài khơi Somalia, thuộc chủ quyền của
Cộng hòa Yemen).
 Adenium obesum somalense: Đông Phi.
 Adenium obesum swazicum: Miền đông của khu vực
miền nam châu Phi .
Cây Sứ thuộc nhóm cây Xương rồng và cây mọng nước
(Cactus & Succulen).
2.2. Đặc điểm thực vật học của cây Sứ sa mạc
• Rễ
Rễ Sứ bao gồm rễ cái và rễ con
Rễ cái là rễ mọc ra từ thân cây, nó lớn nhất trong bộ rễ
Sứ, làm nhiệm vụ chống đổ cho cây. Điểm tiếp giáp giữa thân
và rễ cái là đoạn vòng eo (cổ rễ). Rễ cái là phần tạo nên vẻ
đẹp cho cả bộ rễ Sứ vì khi trồng trong chậu lâu ngày, rễ cái
phình to, nổi lên trên mặt đất và mang các hình thù rất bắt
mắt.
Rễ con là phần rễ nhỏ hơn mọc ra từ rễ cái, đầu rễ con
có rễ cám nhiều lông tơ mịn màu trắng để hút nước và dinh
dưỡng. Rễ con mềm, dễ bị dập úng gây thối cho bộ củ, bộ rễ


Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

cây Sứ. Rễ con không tạo nên vẻ đẹp của bộ Sứ nhưng là một
thành phần quan trọng của cây vì nó là nơi tiếp nhận dinh
dưỡng nuôi cây. Bệnh thối củ đa phần xuất phát từ việc rễ con
bị tổn thương. Rễ con và rễ cái hợp thành bộ rễ của cây Sứ,
chiếm vị trí chủ chốt trong thang điểm đánh giá vẻ đẹp và giá
trị của cây Sứ. Nhất là đối với cây Sứ được chơi theo dạng bon
sai thì bộ rễ coi như 80% vẻ đẹp của cây Để cây có được bộ
rễ đẹp phải trồng Sứ vào chậu, hàng năm phải cắt tỉa bộ rễ để
tránh bít nước gây úng thối. Đồng thời bộ rễ sẽ được "đôn" lên
để lộ phần rễ cái phình to lồi lên với các hình dáng đẹp. Bộ rễ
có một đặc điểm là rất mềm nên người ta có thể uốn rễ tạo
hình, khắc trên bộ rễ theo ý muốn. Nếu trồng Sứ ra ngoài đất
thì rễ cái bò ngoằn ngoèo không tạo thành các hình thù đẹp
như trong chậu, vì thế làm giảm giá trị của cây Sứ. Cây Sứ
trồng từ hột thì bộ rễ không phát triển mạnh bằng cây Sứ
trồng từ cành.
• Củ
Chỉ có cây Sứ trồng từ hột mới có củ, đó là phần tiếp
giáp giữa thân cây và bộ rễ. Phần lớn chất dinh dưỡng của Sứ
hột nằm ở phần này, khi củ Sứ phát triển mạnh sẽ trữ hết

nguồn dinh dưỡng khiến bộ rễ kém phát triển. Nếu cây được
chăm sóc tốt, cung cấp đủ nước và dinh dưỡng thì củ Sứ sẽ
phình to tạo vẻ đẹp cho Sứ. Cây Sứ hột thường dễ thối hơn
cây Sứ cành do củ trữ nước nhiều, nếu phần củ bị tổn thương
sẽ dẫn đến thối chết cây và rất khó xử lý. Nếu cây bị thối củ
thì coi như phải bỏ cả cây.
• Thân
Thân là phần mọc lên từ cổ rễ, được coi là phần "xương
sống" cho cây Sứ. Thân cây còn nhỏ màu xanh nhưng khi lớn

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

lên màu xám mốc. Thân có dạng thân gỗ gồm nhiều khoanh,
bên trong là mô gỗ cứng và bên ngoài là khoang mang mủ,
khi cắt ngang thân cây thấy xuất hiện một lớp keo trong dần
chuyển sang màu đục trắng sữa chính là phần nhựa mủ màu
trắng của cây. Thân mang nhiều cành làm nền cho bộ tán của
cây.
Người ta thường cắt ngang thân cây, cắt sát gốc để cây
ra nhiều cành, nhánh tạo bộ tán sum suê và sai hoa. Đối với
Sứ hột khi cắt ngang thân sát phần củ sẽ khiến cây mất cân
đối về hình dáng.
• Cành, nhánh

Nhánh sứ là phần mọc ra từ thân cây, màu xanh sáng
hơn màu thân. Nhánh mang lá mọc so le tạo nên cấu trúc của
bộ tán. Cây Sứ đẹp một phần do các nhánh mọc đều nhau tạo
nên sự hài hoà chung. Người ta thường cắt tỉa nhánh để tạo
nhiều nhánh mới cho nhiều hoa. Khi ghép các giống mới lên
cây người ta thường ghép lên nhánh Sứ và ít khi ghép trực
tiếp lên thân.

• Lá
Lá Sứ dày, mọng nước thường có màu xanh bóng mọc so
le không có lá kèm, thường tập trung ở đầu cành. Lá Sứ Thái
Lan tương đối rộng, giữa có bộ gân lá hình lông chim, có thể
chìm hoặc nổi bật hẳn lên. Màu sắc của hai mặt lá hơi khác
nhau, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh lợt. Giống
khác nhau thì hình thái lá khác nhau, có loài lá trơn láng hoặc
có lông tơ mịn, màu từ xanh đến nâu, đỏ, đuôi lá có chóp
nhọn có gai nhỏ hoặc bằng hoặc lõm vào trong, cuống lá hình
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

tam giác. Màu của đỉnh nhọn nơi ngọn lá sẽ cho ta biết chính
xác màu hoa.
• Đọt
Đọt là phần ngọn của nhánh mang chùm hoa, lá ở đọt

tuỳ giống mà có màu sắc khác nhau. Màu đọt có thể có màu
trắng sáng, màu xanh, màu đỏ, màu tím…và gần giống với
màu hoa, hoặc có sự tương quan với màu hoa. Ví dụ: cây có
đọt màu nâu đỏ sẽ trổ hoa màu đỏ, đọt màu màu tím sẽ ra
hoa màu tím, đọt màu xanh ra hoa màu hồng, đọt màu trắng
sáng thì hoa màu trắng.
• Hoa
Hoa Sứ có dạng hình phễu, rất nhiều màu: đỏ, trắng,
hồng, tím, vàng, trắng hồng, đỏ đen, trắng tím hoặc có viền
rất đa dạng. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, tiền khai hoa vặn,
xếp thành chùm gồm nhiều cụm hoa đơn vị là xim, mọc ở đầu
cành. Lá đài thường có màu đỏ, có lông mịn. Hoa có 5 thuỳ
cũng có khi gồm 4, 6, 7, 8 thuỳ, xếp xoắn ốc và hợp lại ở dưới
thành ống tạo thành họng hoa, bên trong có lông. Họng hoa
thường có màu vàng, đỏ, trắng, cam, xanh. Nhị dính trên ống,
chỉ nhị ngắn có trung đới dài bằng chiều dài họng hoa mang
nhiều lông và có màu sắc thay đổi tuỳ giống, bao phấn dài,
nhọn, chụm lại ở đỉnh hoặc dính với đầu nhuỵ. Hạt phấn rời có
màu trắng đến vàng. Đầu nhuỵ loe rộng hình nón cụt. Đĩa
tuyến mật bao quanh bầu. Bầu dưới có 2 lá noãn chỉ gắn liền
với nhau ở phần trên, trong mỗi lá noãn có nhiều noãn đảo.
Hoa thức chung: ♂K5C(5) A5G(2)
• Quả
Sau khi hoa sứ được thụ phấn, nơi cuống hoa và phần

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

bầu noãn sẽ phình to thành quả. Quả đại, gồm có 2 nhánh
choãi ra, khi nhỏ chúng như 2 hạt đỗ úp vào nhau, lớn lên 2
nhánh tách rời giống 2 sừng trâu, rồi như 2 quả đậu đũa. Cá
biệt có quả mọc thành 3 nhánh. Màu quả cũng tuỳ thuộc màu
hoa, hoa trắng thì quả màu xanh, hoa đỏ thì quả màu đỏ pha
nâu xanh. Khi chín vỏ quả sẽ mở bằng đường nứt, làm bung
mất hạt. Quả thường chín sau khi thụ tinh 2 đến 3 tháng, tuỳ
giống.
• Hạt
Một quả Sứ có từ 100 đến 150 hạt, có những cây Sứ sung
mạnh có thể có tới vài trăm hạt, tuy nhiên có nhiều hạt lép
không nảy mầm được. Hạt Sứ có màu vàng nâu sáng, hình
dạng giống hạt lúa nhưng dài hơn, hai đầu hạt có 2 túm lông
dài màu vàng, nếu quả chín tách vỏ, hạt sẽ theo gió phát tán
đi nơi xa. Kích thước hạt tuỳ giống [7] [13].
2.3. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh đối với cây Sứ
Cây Sứ xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên phát triển tốt trong
điều kiện nhiệt độ ấm áp, nhiều nắng và độ ẩm cao. Dưới đây
là yêu cầu điều kiện ngoại cảnh chung đối với cây Sứ.
2.3.1. Ánh sáng
Sứ là loại cây ưa sáng, từ 70% đến 80% ánh sáng chiếu
trực tiếp trong 8-12 giờ là tốt nhất. Để ra hoa tốt hầu hết các
giống Sứ cần ít nhất 4-5 giờ ánh nắng chiếu sáng trực tiếp mỗi
ngày cùng với ánh nắng khuếch tán cho toàn bộ thời gian
trong ngày. Tuy nhiên vào những ngày hè nóng, độ ẩm thấp
thì cây Sứ cần được che râm 20%, tránh ánh nắng trực tiếp, vì

nó có thể gây cháy bề mặt củ, rễ, hoặc cháy cánh hoa. Ở

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

nước ta vào khoảng mùa thu (tháng7, tháng 8 âm lịch) cần
che phủ cho bộ rễ, củ để tránh bị cháy xám do các tia hồng
ngoại và tử ngoại chiếu vào.
Nếu ánh sáng ít hơn thì cây Sứ phát triển nhanh nhưng
cành ẻo lả, dễ ngã đổ, lá to, mỏng, xanh đậm, ít hoa, dễ bị
thối nếu thừa nước. Khi cây Sứ đủ nắng thì phát triển chậm,
cứng chắc và rất nhiều hoa, đặc biệt bộ củ cũng rất đẹp [7]
[16].
2.3.2. Nhiệt độ
Cây Sứ yêu cầu nhiệt độ khá cao, chúng sinh trưởng,
phát triển tốt với nhiệt độ khoảng 270C đến 300C. Nhiệt độ cao
hơn không ảnh hưởng lớn đến cây Sứ, ở Ấn Độ nhiệt độ tới
420C nhưng cây Sứ vẫn sống tốt, tuy nhiên hoa Sứ sẽ ngừng
nở, chóng phai màu và mau rụng nếu nhiệt độ vượt quá 38 0C.
Cây Sứ rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, cây rụng lá, ngừng
sinh trưởng và trải qua thời kỳ ngủ nghỉ khoảng vài tháng (ở
vùng lạnh).Tại các nước ôn đới, mức nhiệt độ tối thiểu an toàn
là 100C, dưới mức này cây sẽ bị đặc nhựa và chết, theo một
nghiên cứu thì đầu cành Sứ sẽ bị tổn thương khi nhiệt độ dưới

50C, và cây chết khi nhiệt độ xuống 0 0C. Đây là một trong
những đặc điểm chung của nhóm mọng nước [7] [17].
Nhiệt độ môi trường có liên quan mật thiết với độ thông
thoáng và cường độ ánh sáng. Nếu ở nơi tù túng về không
gian, nắng chiều thì nhiệt độ tăng cao, cây Sứ phát triển
không mạnh, lá thường bị cuốn bờ mép. Ngược lại, nơi dù
trống trải, nắng 100% nhưng được tưới nước đầy đủ, nhiều gió
thì cây Sứ vẫn phát triển tốt [16].
2.3.3. Độ ẩm và lượng nước tưới
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

Cây Sứ tuy có nguồn gốc từ vùng sa mạc nhưng chúng
lại ưa độ ẩm cao, đặc biệt vào mùa mưa cây phát triển tốt
nhất (nhưng dễ bị bệnh thối gốc và ít hoa) [7] .
Cây Sứ thuộc nhóm mọng nước nên không chịu úng
nước, tuy cây phát triển tốt trong ngày mưa có nắng nhưng sẽ
rất hại nếu là mưa dầm nhiều ngày, cây bị úng dễ dẫn đến
thối củ và bộ rễ (ở Đài Loan và Ấn Độ luôn phải đầu tư vòm,
mái nilon để tránh mưa). Cây có khả năng chịu hạn tốt, có thể
không tưới trong vòng 1-2 tháng, tuy nhiên củ sứ hoặc bộ rễ
sẽ bị tóp đi vì mất nước và dinh dưỡng, nhưng sau khi được
tưới nước cây lại xanh tốt như trước. Do đó cần phải thường
xuyên tưới nước nhưng ở mức độ vừa phải [7] [16].

Chất lượng nước cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây Sứ. Độ pH từ 5,5-6,5 là tốt, nước bị nhiễm sắt làm cây
chậm phát triển, rễ bị chùn lại, lá không xanh, nhỏ, quăn queo
[16].
2.3.4. Đất trồng và dinh dưỡng
2.3.4.1. Đất trồng
Cây Sứ không kén đất trồng, các loại đất như đất cát, cát
pha, thịt nhẹ, đất thịt đều có thể trồng được. Tuy nhiên, độ tơi
xốp của đất quyết định chất lượng phát triển của cây, đất
xốp, thoát nước tốt thì cây phát triển tốt, tăng trưởng mạnh
mẽ. Đất pha cát, pha rơm mục, phân rác, bột dừa, cát sạch,
phân chuồng, tro trấu là những chất liệu thường các nhà nuôi
trồng sử dụng.
2.3.4.2. Dinh dưỡng
Sứ là cây mọng nước có củ to hay bộ rễ mập mạp nên
trong thành phần phân vô cơ căn bản (NPK) thì P và K giữ vai
trò rất quan trọng. Khi bón phân nên bón sao cho tỷ lệ lân và
kali phải bằng hoặc lớn hơn thành phần đạm để cây phát triển
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

bình thường , nếu bón nhiều đạm cây dễ ngã đổ, mập ủng, dễ
bị tổn thương gây thối củ hoặc bộ rễ.
Ngoài các thành phần phân vô cơ căn bản, sứ cũng cần

các phân trung lượng và vi lượng để bổ sung cho cây trong
quá trình phát triển như Ca, Mg, Cu, Bo, Mn… Những loại phân
này có thể bón thúc qua lá cho cây ở dạng các loại phân tổng
hợp bán trên thị trường, hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ
cũng có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Phân hữu cơ
thường dùng gồm phân chuồng đã ủ hoai mục, phân rác cũ,
phân cá, phân bánh dầu phộng, phân vi sinh…Khi dùng các
loại phân này phải kiểm tra liều lượng bón và chú ý xử lý bằng
thuốc diệt nấm, sau đó bón lót cho cây.
Khi bón phân cho cây cần nắm được nguyên tắc dinh
dưỡng là: từng ít một và thường xuyên. Đối với Sứ khi được
nuôi trồng trong điều kiện thuận lợi cây phát triển rất nhanh,
thân và củ to mập do trữ lượng đạm và các chất dinh dưỡng
khác nên củ luôn xốp và dễ bị thối hơn cây Sứ có mức dinh
dưỡng bình thường.
Tuỳ giai đoạn phát triển mà thành phần phân bón cho
cây Sứ thay đổi. Giai đoạn cây con cần nhiều đạm, lân để lớn
nhanh; giai đoạn trưởng thành cần cung cấp kali và phân bón
lá chứa nhiều Bo để tăng khả năng ra hoa làm hoa bền, tăng
khả năng đậu quả.
2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sứ Thái
Sứ Thái khá dễ trồng và chăm sóc nhưng để cây có thể
phát triển nhanh và đẹp cần có kỹ thuật trồng.
2.4.1. Chất trồng
Cây Sứ để làm cây cảnh có bộ củ hay rễ đẹp cần trồng
vào chậu chứ không trồng thẳng ra đất. Chậu trồng Sứ có rất
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

nhiều loại: chậu men, chậu đất nung, chậu đúc xi măng, chậu
nhựa, khay…thậm chí cả giỏ tre có lót nilon đen đục lỗ phía
trong, bịch nilon. Khi trồng Sứ cần có nhiều kích cỡ chậu để
thay chậu cho cây khi mà bộ củ đã lớn. Tốt nhất nên trồng Sứ
vào chậu sâu để nuôi cho bộ rễ to mập rồi mới đôn lên hoặc
trồng ra ang (chậu cạn) để khoe bộ củ.
Chất trồng cho cây là điều rất quan trọng, thường sử
dụng đất phù sa trộn với phân chuồng hoai mục đã ủ thuốc
diệt nấm, trộn sao cho đất tơi xốp, thoát nước, lỗ chậu phải to
và trải dưới đáy chậu lớp gạch xỉ để tăng khả năng thoát
nước. Có thể trộn tạo chất trồng theo một số công thức sau:
 6 tro trấu + đất rác + 1 cát + 1 phân chuồng (các nhà
vườn ở TPHCM)
 Toàn bộ là phân rơm mục (nhà vườn Sađéc)
 cát + 1 phân chuồng (vùng miền trung, vùng ven biển)
2.4.2. Bón phân
Khi trộn giá thể để trồng cần trộn phân hữu cơ để bón lót
cho cây, tỷ lệ tuỳ theo công thức. Có thể trộn phân chuồng
hoai mục (phân bò), phân hữu cơ vi sinh, phân gà viên, phân
trùn quế, phân hữu cơ đậm đặc Dynamic Filter của Úc. Đây là
cách cung cấp chất dinh dưỡng sẵn trong chất trồng Sứ.
Ngoài ra trong quá trình phát triển của cây cần bổ sung thêm
NPK và các chất vi lượng cho cây, tỷ lệ bón qua các thời kỳ
như sau:
 Giai đoạn cây con, cây cần hồi phục sau 1 đợt hoa, cây

mới nhổ trồng lại và cây bị cắt ngang. Dùng phân NPK:
15-30-15, 20-20-20. Liều lượng 2gr/1 lit nước,15 ngày
bón một lần.
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

 Giai đoạn cây trưởng thành chuẩn bị ra hoa, cây đã có
nhiều lá, nhánh phát triển tốt, dùng phân NPK 6-30-30
liều lượng 2 gr/1 lit nước, 15 ngày bón một lần.
 Hoặc sử dụng một số phân hữu cơ tổng hợp có sẵn trên
thị trường như: Dynamic, Growel, lân vi sinh sông
Gianh… để phun cho cây, bón cách nhau khoảng 15 đến
30 ngày [16].
Tuỳ theo tuổi cây có thể bón phân cho Sứ theo liều lượng và
loại phân sau:
 Cây Sứ sau khi gieo hạt, nảy mầm thành cây khoảng hơn
1 tháng hoặc cây mới trồng từ cành giâm, cành chiết
dưới 6 tháng tuổi: Phun hỗn hợp NPK 30-10-10 pha loãng
theo đúng chỉ dẫn để kích thích ra chồi, lá, rễ, giúp cây
phát triển.
 Cây Sứ từ 6 tháng đến 1 năm: Bón thúc bằng NPK 20-2015 hoặc 10-30-10 giúp cây phát triển.
 Cây Sứ trên 1 năm tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc NPK
16-12-8 hoặc 10-10-30 để dưỡng hoa lâu tàn và tăng sức
đề kháng cho cây Sứ [7].

Lưu ý không bón phân, xịt thuốc lên cây lúc cây đang ra
hoa vì dễ làm rụng nụ, cháy hoa.
2.4.3. Các biện pháp chăm sóc khác
Dù cây Sứ có khả năng chịu hạn nhưng phải tưới cho cây
thường xuyên, nếu trời lạnh, ẩm khoảng một tuần tưới một
lần, trời nắng to có thể dùng bình xịt tưới phun sương ngày
hai lần (nếu trồng ít và cây nhỏ). Đặc biệt với gieo hạt và
chăm sóc cây con phải luôn đảm bảo đủ ẩm mỗi ngày (tưới
phun sương). Nếu trời mưa quá nhiều phải làm vòm che hoặc
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

sử dụng nilon trắng che mưa.
Khi thấy bộ củ Sứ đã to, nên thay chậu (thường 6 tháng
thay chậu một lần), mỗi lần thay cần cắt tỉa các rễ con để
tránh rễ ra quá dày bít lỗ thoát nước trong chậu làm cây bị
úng nước. Đồng thời nên thay chất trồng mới để cung cấp
dinh dưỡng cho cây khoẻ mạnh, sai hoa hơn.
Để cây ra nhiều hoa, bông hoa to, ra hoa đúng thời điểm
mong muốn và khoe bộ củ đẹp phải tiến hành đôn cây, đốn
tỉa cành Sứ. Cần chú ý sau khi cắt cành phải bôi vôi tôi, sơn,
trát xi măng lên vết cắt rồi để cây se vết cắt lại mới đem
trồng lại vào chậu, không tưới nước trong mấy ngày. Thời
điểm đốn cành Sứ được tiến hành vào lúc trời khô ráo, không

mưa. Sau khi cắt cành xong, ngưng tưới một thời gian rồi bón
bổ sung phân phun qua lá để chăm sóc cây [7].
2.4.4. Sâu bệnh hại cây Sứ Thái
Bản thân cây Sứ có nhựa đắng và độc nên ít bị sâu và
côn trùng phá hại. Một số sâu hại Sứ thường gồm: Sâu xanh,
rầy bông, rệp, nhện đỏ, rệp vừng, vẩy nến, rệp sáp. Trong đó
sâu thường gặp là sâu xanh, rất to, đây là giai đoạn của ngài
đêm và thường chỉ ăn các loài cây họ Apocynaceae. Sâu xanh
là loài mang tính tàn phá nhất với cây Sứ, sâu ăn lá nhiều
nhất, thậm chí có thể ăn cả đọt và hoa. Chúng ăn rất nhanh,
một con có thể ăn hết cả đọt lá, đọt cây làm cụt ngọn. Có thể
phun thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa hoặc có thể bắt
bằng tay. Các loại rầy trắng (rầy bông) cũng là dịch hại với Sứ,
chúng hại cả trên lá non và bộ rễ, nhện đỏ chích lá làm lá
rụng, cây suy kiệt, chậm phát triển. Thuốc đặc trị là Sherpa,
Bi 58, Supracide, Kelthane.
Cây Sứ bị bệnh thường đáng lo hơn bị sâu hại. Cây Sứ bị

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

các bệnh: Thối rữa lá, thối hoa, thối cành, thối củ và thối rễ.
Nguyên nhân chính là do cây bị dư nước quá nhiều. Trong đó
bệnh đáng sợ nhất là thối củ (Sứ hột) và thối rễ (Sứ cành), khi

cây đã mắc phải 2 bệnh này rất khó chữa, đối với Sứ cành còn
có thể chữa được còn Sứ hột khi đã bị thối củ đành phải bỏ cả
cây. Vì thế, một trong những biện pháp tốt nhất là phun thuốc
Virben C định kỳ 1 tháng để phòng bệnh và sử dụng giá thể
thoát nước tốt, sạch, đã được ủ thuốc trừ Nấm. Ngoài ra cây
Sứ cũng bị bệnh tuyến trùng, do chất liệu trồng không sạch,
tuyến trùng ảnh hưởng mạnh đến bộ rễ Sứ làm rễ chậm phát
triển, sần sùi, có thể dẫn tới thối củ [7] [16].
2.5. Kỹ thuật nhân giống cây Sứ Thái
Cây Sứ nói chung dễ nhân giống, có hai cách: nhân
giống vô tính bao gồm chiết cành, giâm cành, ghép Sứ cành
và nhân giống hữu tính bằng hạt. Nhân giống vô tính đảm bảo
đặc điểm của cây con giống hệt cây mẹ, nhân giống hữu tính
nhằm mục đính tăng nhanh số lượng cây con nhưng cây con
tạo ra có thể mang đặc tính khác cây mẹ.
2.5.1. Nhân giống vô tính cây Sứ
Cây Sứ trồng từ biện pháp nhân giống vô tính không có
bộ củ mập mạp nhưng có bộ rễ với nhiều hình thù lạ mắt hơn.
Cây Sứ cành phải mất 3– 4 năm mới có được bộ rễ đẹp. Nhân
giống Sứ bằng cành giâm là phương pháp sử dụng nhiều nhất
từ trước đến nay mặc dù hiệu quả không cao lắm cành giâm
dễ bị thối ủng trong quá trình ươm trồng, cây phát triển cũng
khá chậm. Nguyên tắc giâm cành là sử dụng dao thật bén và

Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

phải cắt ngang cành, phơi cành khoảng 1tuần rồi mới giâm,
cây ra hoa sau khoảng 5 đến 6 tháng. Những giống có hoa
đẹp đang được ưa chuộng sẽ được nhân giống bằng biện pháp
này.
Nhân giống Sứ bằng chiết cành được đánh giá là biện
pháp hiệu quả, gần như cây giống đạt trên 90%, có nhiều
cách chiết: khất vỏ, xẻ hàm ếch, xẻ mỏ vịt…bó bầu bằng hỗn
hợp rễ lục bình, xơ dừa, tro trấu, đất bùn. Cây con ra hoa sau
khoảng 2 tháng (nếu đọt lá ra mạnh). Tuy nhiên người ta ít sử
dụng biện pháp này trong sản xuất.
Biện pháp nhân giống được ưa chuộng nhất là tháp ghép
vì đây là cách nhân giống nhanh nhất, kỹ thuật không phức
tạp, vết ghép rất mau liền sẹo và tỷ lệ sống cao, kết quả tạo
ra được cây hoa Sứ có nhiều màu hoa. Các giống mới nhập về
đều được tháp ghép lên cây khác vừa giữ giống vừa tạo ra
một cây hoa nhiều màu, rất được ưa chuộng. Giống ghép là
những giống có màu sắc hoa nổi bật, lâu tàn, gốc ghép có thể
là cây chiết, cây giâm cành, cây ươm hột còn non, cây cổ thụ
với cành ghép không quá già (có khi người ta còn ghép lên
cây Trúc đào [17]). Với biện pháp này một cây Sứ không đặc
sắc về hoa trở thành một cây Sứ mang trên mình một hoặc
nhiều giống hoa mới đặc sắc [7].
2.5.2.Nhân giống hữu tính
Các giống Sứ mới được ưa chuộng cần tạo ra một số
lượng lớn cây con để cung cấp trên thị trường. Đáp ứng yêu
cầu này, biện pháp nhân giống bằng ươm hột Sứ đã phát
triển. Các hạt Sứ được sinh ra do tự thụ hoặc lai tạo sẽ được

thu lượm và bảo quản cẩn thận, bán trên thị trường hoặc gieo
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

thành cây con đem bán. Cây Sứ hột thường ấn tượng vì có bộ
củ mập mạp rất đẹp.
Hạt Sứ đem gieo có tỷ lệ nảy mầm khá cao từ 75% đến
95% [17], tuy nhiên tuỳ điều kiện gieo, có khi tỷ lệ nảy mầm
chỉ đạt 50%. Giá thể ươm hạt gồm 6 tro trấu đen, 1/2cát, 1/2
phân chuồng hoai nhuyễn khô (sau khi đã xả nhiều lần nước)
[15], ở Thái Lan còn sử dụng xơ dừa trộn phân hữu cơ vi sinh
để gieo. Khi gieo hạt cần che phủ bằng lưới đen và phun
sương mỗi ngày, bề mặt hạt nên phủ một lớp xơ dừa hoặc đất
bột mỏng. Cây Sứ con sau khoảng 8 tháng đến 1 năm sẽ ra
hoa.
2.6. Bộ giống các cây Sứ và các giống Sứ lai đang có ở Việt nam
Mỗi tháng đều có giống Sứ mới được nhập từ nước ngoài
về Việt Nam, chủ yếu là nhập từ Thái Lan và Đài Loan, vì thế
số lượng các giống Sứ đang có ở Việt Nam rất đa dạng. Các
cây Sứ nhập nội hầu như đều được đặt tên rất “mỹ miều”, các
cây này thường được phân loại theo màu.
Quá trình các giống Sứ khi nhập vào Việt Nam gây chú ý
có thể ghi nhận ở những mốc thời điểm như sau: Đầu tiên là
những giống Sứ có hoa màu đỏ và trắng được nhập về và nổi

trội trong số đó là cây Chiều Tím; sau đó là cây Huyết Long
tạo nên một chuẩn mực về các cây Sứ màu đỏ; bẵng đi một
thời gian là cây Hoài Ngọc thuộc loài A. crispum; sau đó là cây
Thiên Hà, nối tiếp là cây Phượng Hoàng, Hắc Kim Phụng.
Cây Sứ là loại cây cảnh mang tính thời trang nên có thể
năm trước giống này nổi trội, năm sau đã có giống khác thay
thế và người ta không còn nhắc đến tên cây cũ nữa. Bộ giống
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

Sứ ở Việt Nam thay đổi theo thời gian, mỗi đợt đều có các
giống hoa nổi trội, được ưa thích bởi màu sắc đẹp hoặc đặc
điểm mới lạ. Đầu tiên là các giống Hồng Phấn, Hồng Đào, Thái
Dương…giờ đã ít thấy hoặc không còn nữa. Tiếp theo là giống
Hoả Thiên Luân, Thịnh Vượng… đã từng gây “xôn xao” dư
luận. Sau đó là sự xuất hiện của cây Sứ Sương Mai nổi tiếng
chợ hoa xuân 1999 ở Tao Đàn. Hiện tại mới xuất hiện thêm ba
giống Sứ mới: Giống Sứ Hoả Châu có màu đỏ rực; giống
Dương Nữ Ngàn Hoa, cánh hoa nhỏ giống hoa mai với sắc
hồng phấn viền hồng tươi rìa cánh hoa; giống Sứ Tam Vương
có ba sắc hoa trên cùng một cành là trắng, trắng pha hồng và
hồng. Cùng với xuất hiện ba giống Sứ có màu hoa mới trên là
sự xuất hiện giống Sứ có màu lá mới như cây kiểng Sứ lá đỏ
Bao Thanh Thiên là cây thân thân nhỏ, lá nhỏ màu đỏ pha tía,

gân đều tím, gân giữa có màu đỏ và hoa hơi nhỏ cũng có màu
đỏ, là giống lạ nên được nhiều người mua trồng để làm giống;
cây Sứ lá vàng viền trắng có thân màu xanh xám, lá xanh
bóng ở mặt trên, xanh xám ở mặt dưới, tất cả chung quanh
đều có viền trắng, hoa màu đỏ tươi, cây này vừa mới, vừa đẹp
nên được nhiều người ưa thích nuôi trồng; cây Sứ lá nhuyễn
nhập từ Thái lan, thân nhỏ, lá nhỏ màu xanh nhạt, nhọn ở
cuống, phình to bên ngoài chót, hoa hơi nhỏ màu hồng chung
quanh có viền cam pha đỏ, hoa khá đẹp, loại Sứ này được
trồng trong chậu nhỏ làm bon sai, trang trí nội thất. Loại hoa
đang thu hút sự chú ý của giới cây cảnh hiện nay là hoa Sứ
màu vàng, một giống mới rất lạ đã xuất hiện có tên là
Pachipodeum brévicaule (tuy nhiên giống này mới xuất hiện ở
Đài Loan, chưa nhập vào Việt Nam), hoa có cuống phễu và
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

cánh giống hoa Sứ, màu hoa vàng giống hoa Huỳnh Anh, lá
giống y như lá Sứ, thân củ tròn, có một ít gai màu xám mốc,
trái tương tự trái Sứ nhưng hạt chỉ có 1 túm lông tơ ở một
đầu.
Các giống Sứ nhập vào Việt Nam thuộc ba nhóm màu
chủ yếu là: Nhóm giống Sứ hoa màu đỏ xuất hiện đầu tiên,
chủ yếu nhập từ Đài Loan; nhóm giống Sứ hoa màu hồng, đa

phần các giống Sứ nguyên thuỷ đều có màu hồng nên không
có nhiều hoa đẹp; nhóm giống Sứ hoa màu trắng, nhóm này
chỉ có vài giống; giống nhóm giống Sứ hoa màu tím đa phần
đều thuộc loài A. swazicum; ngoài ra còn có nhóm giống Sứ
có màu hoa, kiểu hoa lạ mắt.
Các giống Sứ nhập từ Đài Loan rất nhiều, trong đó có
khoảng 21 giống nổi trội và đa số có màu đỏ: Hắc Trân Châu
hay còn gọi là Ngọc đen – là một loại hoa rất đặc sắc với 3
màu đỏ, trắng, đen như 3 hoa chồng lên nhau, Sứ Thái Vân
màu hoa trắng đỏ, Chân Thiện Mỹ màu đỏ tươi rất đẹp, cây
Đại Hồng hoa to màu đỏ, cây Tinh Quân hoa màu đỏ tươi, cây
Hoàng Oanh hoa màu đỏ cam, cây Liên Hoa hoa màu đỏ, cây
Sứ Xuân rất độc đáo giống cây Hắc Trân Châu nhưng khác về
hình dạng cánh hoa , cây Đại La Xuân có màu đỏ sậm, cây
Kim Bài có màu đỏ tươi, cây Hồng Điểm hoa màu đỏ sậm có
sọc trắng ngang cánh hoa, cây Hồng Nhung hoa màu đỏ sậm
như nhung, các cây giống Mê Đế thuộc nhóm Sứ mini có màu
cam phía ngoài - màu trắng phía trong được trồng trong chậu
nhỏ làm kiểng bon sai, cây Mãn Thiên Hồng là sứ mini màu đỏ
tươi rất sai hoa, cây Lạc Thần là giống mới và là cây bon sai
rất quý, riêng cây Bạch Ngọc Đường rất mới – có hoa màu
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49


trắng tinh, cây Sứ Hội hoa vàng sắp được nhập vào Việt Nam.
Các giống Sứ nhập từ Thái Lan chiếm đa số trong các cây
Sứ nhập nội và mang nhiều màu sắc hoa phong phú hơn Sứ
nhập từ Đài Loan: Cây Ánh Dương có hoa chùm rất to màu đỏ
tươi, cây Hồng Phấn bên ngoài màu đỏ tươi, bên trong màu
trắng, cây Hồng Đào bên trong màu trắng - bên ngoài viền đỏ,
cây Chiều Tím hoa khá to, các cánh chồng lên nhau tương tự
hoa Phong Lan, rất sai hoa và nhanh ra hoa, cánh hoa màu
tím được nhiều người ưa chuộng, cây Bạch Ngọc hoa màu
trắng, cây Bạch Tuyết hoa màu trắng tươi cánh hoa nhỏ, cây
Trinh Bạch là giống mới có hoa màu trắng tuyền, cây Sương
Mai màu đỏ tươi cánh hoa có nhiều điểm trắng hoặc sọc
trắng, cây Sứ đỏ viền tím đen là giống mới rất được ưa
chuộng, màu đỏ xung quanh có viền tím, cây Sứ đỏ tím sen có
hoa màu đỏ pha tím sen rất đẹp, cây Sứ tím nhạt là cây lai
của giống chiều tím có cánh hoa hơi nhăn tạo vẻ mới lạ, cây
Sứ Thái Dương màu hoa đỏ tươi rất sai hoa, cây Sứ Phúc tinh
có màu đỏ sậm, cây Hồng Phúc có màu hoa lạ pha từ 3 màu
đỏ, vàng cam và nâu.
Như vậy, cây Sứ đang ngày càng được ưa chuộng ở Việt
Nam, giá trị của cây Sứ ngày càng được nâng cao, bộ giống
Sứ ở Việt Nam đã lên tới hàng trăm giống. Nếu chú ý quan
tâm tới công tác lai tạo giống chắc chắn sẽ còn nhiều giống
Sứ mới, lạ mắt ra đời.
2.7. Vị thế và giá trị sử dụng của cây Sứ Thái
Năm 1761, Pehr Frosskal (người Đức) phát hiện ra cây Sứ
trong tự nhiên trong một chuyến thám hiểm đến Ai Cập, Ả
Rập và Ấn Độ. Năm 1819, Johann J.Roemer và Joesph
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội


Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

A.Shultes đặt tên cho cây Sứ là Adenium. Như vậy cây Sứ đã
được biết đến cách đây gần 300 năm [7]. Cây Sứ vẫn tiếp tục
phát triển và Thái Lan bắt đầu trồng Sứ cách đây khoảng hơn
nửa thế kỷ. Sau đó du nhập vào Việt Nam khoảng chừng 40
năm nay [1].
Cây Sứ đến nay vẫn là loài thuộc nhóm mọng nước tương
đối hiếm và có giá trị cao trên thị trường thế giới do cây Sứ
khó trồng và phát triển chậm trong điều kiện mát, lạnh (đặc
biệt ở các nước ôn đới, hàn đới) [7]. Cây Sứ hiện có vị thế khá
mạnh trên thị trường hoa cây cảnh thế giới. Ở châu Âu và Mỹ,
hoa Sứ đang dần thâm nhập như một nghề trồng hoa chủ
đạo. Ở châu Á: Ấn Độ, Thái Lan và Đài Loan là ba nước rất
mạnh về sản xuất cây Sứ (về số lượng cũng như các giống
mới) và gần đây là Indonesia. Ở châu Mỹ có Hoa Kỳ là nơi
nhiều giống Sứ mới ra đời đầu tiên, tại đây do chí phí của một
vườn trồng Sứ quá cao nên các nhà kinh doanh Mỹ không
trồng Sứ mà nhập Sứ thẳng từ các nước Đài Loan, Thái Lan.
Đài Loan là nơi mà đa số giống mới được ra đời, cây Sứ cùng
với Lan Hồ Điệp và một số cây khác đang được chú trọng phát
triển. Ấn Độ là nơi trồng Sứ lâu đời và mỗi năm sản xuất cả
trăm nghìn cây Sứ sang các nước châu Âu.
Đa phần các giao dịch mua bán Sứ trên thị trường thế
giới là với giống cây Sứ hột mới, rất ít hoặc hầu như không

mua bán cây Sứ cành. Kích cỡ cây Sứ trung bình được mua
bán có đường kính củ khoảng 7-10 cm và được ghép một hoặc
hai nhánh giống. Các cây Sứ lớn rất ít xuất hiện vì xu hướng là
chơi Sứ có hoa đặc sắc và không chú trọng về kích cỡ cây. Mặt
hàng thứ hai được giao dịch là hạt Sứ, đây cũng là một ngành
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

kinh doanh đáng kể, các nhà vườn lớn mỗi năm xuất nhập
khẩu hàng triệu hạt Sứ. Nhưng nhiều nước như Úc, New
Zealand, Hoa Kỳ có tiêu chuẩn rất khắt khe với việc nhập
khẩu hạt Sứ. Giá bán một cây Sứ hột ở Eest Africa là 3-10USD.
Một cây Sứ hoa đẹp trên thị trường thế giới giá khoảng
1000USD [13]. Giá bán hột Sứ tuỳ theo giống màu gì mà dao
động từ 0.1US$ đến 1US$ [19].
Vị thế của cây Sứ ở Việt Nam có nhiều biến đổi. Trước
đây, trong khoảng 10 năm khi cây Sứ mới được nhập về, các
nghệ nhân hoa kiểng Sài Gòn đã đánh giá ngay là giống kiểng
quý và lạ nên cây Sứ vẫn còn cao giá, số người chơi kiểng này
ít. Sau đó, do kỹ thuật trồng Sứ đã phổ biến hơn, cây Sứ lại dễ
trồng và nhân giống nên giá bán đã giảm xuống, cây Sứ trở
thành loại kiểng phổ biến trong nước. Tại các nhà vườn Sa
Đéc thời trước đây cây Sứ được trồng như một loại cây cảnh
bình thường. Nhưng khi các giống Sứ mới được nhập về, nhu

cầu cần cây nguyên liệu dùng để tháp ghép rất cao nên cây
Sứ đã được đưa lên thành một loại cây chính và đã được các
nhà vườn tập trung gây trồng chuyên biệt. Một chương mới
được bắt đầu cho cây Sứ. Sau một thời gian, đến khoảng năm
2004, cây Sứ được trồng và nhân giống một cách ồ ạt nên giá
cây sụt xuống rất nhanh, cây Sứ lại bị “xuống giàn”. Đến giữa
năm 2005 kinh doanh cây Sứ mới có dấu hiệu tốt trở lại.
Cây Sứ có mặt khắp nơi ở Việt Nam nhưng xuất hiện
nhiều từ Huế trở vào Nam. Miền Bắc: cây Sứ không thật thịnh
vì nhiều nguyên nhân, nhưng hiện cũng có nhiều nơi trồng,
đây là một thị trường cho cây Sứ miền Nam. Miền Trung: các
đền đài lăng tẩm, chùa chiền tại Huế luôn có các hàng Sứ nơi
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nguyễn Thị Kim Khánh CTC – K49

mặt tiền, cây Sứ được sử dụng làm cảnh ở bãi biển Nha Trang.
Miền Nam: cây Sứ có mặt khắp mọi nơi, có thể nói đây là nơi
cây Sứ có vị thế nhất. TP Hồ Chí Minh là nơi nhập các giống
Sứ, nhân ra và phân phối giống đi các vùng. Vùng Sa Đéc
được coi là trung tâm cây Sứ tại Việt Nam với quy mô lớn và
tính chuyên nghiệp cao [7].
Nói chung, trong làng cây cảnh Việt Nam cây Sứ chiếm
một vị thế nhất định với giá trị cao. Thói quen chơi Sứ Thái
Lan trong ba ngày tết càng ngày càng có đông đảo người

tham gia, ở các chợ hoa ngày tết, cây Sứ được nhiều người
sắm, chỉ đứng sau cây Mai, Hồng, Đào, Quất, Cúc và một số
hoa khác [1]. Giá trị làm cảnh của cây chính là giá trị thẩm
mỹ, đầu tiên là bộ củ, bộ rễ, sau đó là màu sắc hoa trên cây.
Cây có bộ củ, bộ rễ mập mạp, nhiều hình thù, có nhiều cụm
hoa khác màu trên cây càng có giá trị cao, một số nơi cây Sứ
còn được chơi ở dạng bon sai. Giá bán một cây Sứ bình
thường là 200 – 300000 đồng, đến ngày lễ trên 500000 đồng.
Giá bán cành chiết khoảng vài chục nghìn, cành giâm khoảng
10-20000đồng. Giá bán hạt Sứ là 48000/100 hạt. Với xu
hướng nhiều giống Sứ mới lạ hấp dẫn ra đời như hiện nay thì
sắp tới vị thế của cây Sứ sẽ được nâng cao hơn.
Ngoài giá trị làm cảnh, cây Sứ còn có tác dụng làm thuốc
nữa. Mủ cây đắp đau khớp, sưng bại, bệnh da [5]. Nhiều bộ
phận được sử dụng làm thuốc: Vỏ cây sắc uống nhuận tràng,
hoa dùng hạ huyết áp, lá và thân được dùng trị ung thư. Cao
chiết bằng ethanol có hoạt tính độc với tế bào trong ung thư
biểu bì mũi, hầu ở người [2]. Nhựa mủ có thể sử dụng đơn
hoặc phối trộn với thành phần khác để giải độc cá, trị bệnh
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội

Khoa Nông học


×