Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

NGHIÊN CỨU LÀM GIẢM NỒNG ĐỘ COD VÀ BOD TRONG NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU LÀM GIẢM NỒNG ĐỘ COD VÀ BOD
TRONG NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: DANH DUY CƯỜNG

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 6/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


NGHIÊN CỨU LÀM GIẢM NỒNG ĐỘ COD VÀ BOD
TRONG NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

Th.S HUỲNH VĨNH KHANG

DANH DUY CƯỜNG

Th.S TRƯƠNG PHƯỚC THIÊN HOÀNG

Tháng 6/2013


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM,
Ban chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trường.
PGS.TS. Lê Đình Đôn đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện tốt khóa
luận tốt nghiệp này.
Th.S Trương Phước Thiên Hoàng và Th.S Huỳnh Vĩnh Khang đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá
luận.
Ban giám đốc và các anh chị nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV
cao su Bình Long và Công ty cổ phần cao su Phước Hòa đã tận tình giúp đỡ và hướng
dẫn trong khoảng thời gian tôi lấy mẫu nước thải chế biến mủ cao su để nghiên cứu.
Các bạn lớp DH09SH đã luôn bên tôi, giúp đỡ, động viên, chia sẻ cùng tôi

trong thời gian thực tập cũng như trong suốt những năm học vừa qua.
Cha mẹ, bậc sinh thành đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi, các anh chị em trong gia
đình luôn quan tâm, ủng hộ tôi học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2013
Danh Duy Cường

i


TÓM TẮT
Nước thải chế biến mủ cao su thuộc loại gây ô nhiễm nghiêm trọng do chứa hàm
lượng chất hữu cơ cao, đồng thời gây ra mùi hôi thối (sinh H2S và mercaptan) khi có
sự phân hủy yếm khí ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh vật, nguồn tiếp nhận và môi
trường sinh sống của con người. Do đó nguồn nước thải này cần được xử lý thích hợp
trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu làm giảm nồng độ BOD và COD trong nước thải
chế biến mủ cao su bằng mô hình kết hợp với các nhóm vi sinh vật phát triển tự nhiên
trong mô hình. Bên cạnh đó, đề tài cũng nhằm phân lập một số nhóm vi sinh vật trong
mô hình đất ngập nước kiến tạo có khả năng phân giải chất hữu cơ trong nước thải chế
biến mủ cao su.
Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy các mô hình đất ngập nước kiến tạo đã thiết
kế có khả năng làm giảm nồng độ BOD và COD của nước thải xuống mức thích hợp
cho quá trình xử lý tiếp theo bằng vi sinh vật hiếu khí. Nồng độ COD giảm 90 – 95 %
đối với nước thải chế biến dạng mủ tạp và 68 – 78 % đối với nước thải chế biến dạng
mủ cốm. Hiệu suất làm giảm nồng độ BOD đạt 93 – 96 % đối với nước thải chế biến
dạng mủ tạp và 73 – 83 % đối với nước thải chế biến dạng mủ cốm. Nghiên cứu này
cũng đã phân lập được một số chủng vi sinh vật từ các mô hình đất ngập nước kiến tạo
có khả năng phân giải chất hữu cơ trong nước thải chế biến mủ cao su. Các chủng vi
sinh vật đều có phản ứng catalase dương tính, thuộc loại hiếu khí hoặc hiếu khí tùy
nghi. Các chủng vi sinh vật phân lập được có thể chia làm 3 nhóm là trực khuẩn, Gram

(-); trực khuẩn, Gram (+) và cầu khuẩn, Gram (+).

ii


SUMMARRY
The subject “Study on reducing COD and BOD concentration in rubber latex
processing wastewater by vertical-flow constructed wetland”.
The rubber latex processing wastewater is serious pollution kind as it contains
high amount of organic compounds and causes stench (H2S and mercaptan) from
anaerobic digestion that affect to the ecosystem, environment and human health. In
order to minimize the euviromet pollution caused by rubber latex pcessing, wastewater
should be managed properly.
The airn of this study is to reduce BOD and COD concentration in the rubber
latex processing wastewater using the tectonic wetland model combined with natural
microorganisim living in the model. The research also aims to isolate some of
microorganism varictics in the tectonic wetland model, which be able to resolve
organic compounds in the wastewater.
The result from this study shows that the designed tectonic wetland model has
capacity of reducing BOD and COD concentration to appropriate level for further
processing with aerobic microorganism. The COD concentration is to reduced 90 95% with latex impurities processing wastewater and 68 – 78 % with rubber crumb
form. The output of reducing BOD concentration gets 93 – 96% with latex impurities
processing wastewater and 73 – 83% with rubber crumb form. The experience has also
isolated some of microorganism groups in the tectonic wetland model, which be able
to resolve organic compounds in the wastewater. These strains all have positive
catalase reaction, are either aerobic or aerobic arbitrary. The isolated microorganism
can be divied into 3 groups are: bacilli Gram negative, bacilli Gram positive and cocci
Gram positive.
Keyword: COD, BOD, wetland, wastewater, crumb form, impurities, vertical-flow,
aerobic microorganism


iii


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ i
Tóm tắt ............................................................................................................................. ii
Summary ......................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. vii
Danh sách các bảng ...................................................................................................... viii
Danh sách các hình ......................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu của đề tài..................................................................................................... 2
1.3. Nội dung đề tài ......................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1. Tình hình phát triển cây cao su................................................................................. 3
2.2. Thành phần hóa học và cấu tạo của mủ cao su......................................................... 3
2.3. Thành phần và tính chất của nước thải cao su .......................................................... 4
2.4. Nguồn gốc nước thải chế biến mủ cao su ................................................................. 5
2.5. Đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường của nhà máy chế biến mủ cao su .......... 6
2.5.1. Nguồn gây ô nhiễm từ nhà máy ............................................................................ 6
2.5.2. Đánh giá mức độ gây ô nhiễm của nước thải chế biến mủ cao su ........................ 6
2.5.3. Một số thông số quan trọng đánh giá chất lượng nước thải .................................. 7
2.5.3.1 Độ pH trong quá trình xử lý ................................................................................ 7
2.5.3.2 Nhu cầu oxy sinh hóa BOD ................................................................................. 7
2.5.3.3 Nhu cầu oxy hóa học COD .................................................................................. 7

2.6. Tiêu chuẩn Việt Nam về chỉ tiêu của nước thải chế biến mủ cao su ....................... 8
2.7. Quy trình xử lý nước thải chế biến mủ cao su.......................................................... 9
2.7.1. Phương pháp xử lý cơ học ..................................................................................... 9
2.7.2. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý ................................................................... 9
2.7.3. Phương pháp xử lý sinh học ................................................................................ 10
2.8. Tổng quan về đất ngập nước kiến tạo..................................................................... 11

iv


2.8.1. Giới thiệu về đất ngập nước (ĐNN) .................................................................... 11
2.8.2. Lịch sử hình thành ............................................................................................... 11
2.8.3. Phân loại đất ngập nước kiến tạo......................................................................... 12
2.8.3.1 Đất ngập nước trồng cây dòng chảy bề mặt (FWS) .......................................... 12
2.8.3.2 Đất ngập nước trồng cây dòng chảy ngầm (VSB)............................................. 13
2.8.4. Các cơ chế loại bỏ chất thải trong hệ thống ĐNNKT ......................................... 15
2.8.5. Ứng dụng đất ngập nước kiến tạo trong xử lý nước thải..................................... 16
2.8.5.1 Trên thế giới ...................................................................................................... 16
2.8.5.2 Tại Việt Nam ..................................................................................................... 16
2.8.6. Thực vật trong đất ngập nước kiến tạo để xử lý nước thải ............................................. 17
2.8.6.1 Cây Sậy ......................................................................................................................... 17
2.8.6.2 Cây Thủy Trúc .............................................................................................................. 18

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 20
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................... 20
3.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................................................. 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 20
3.3.1. Mô hình đất ngập nước kiến tạo dòng chảy đứng ............................................... 20
3.3.2. Phương pháp phân lập các chủng VSV trong mô hình ĐNNKT trước và
sau khi xử lý nước thải chế biến mủ cao su ................................................................... 22

3.3.2.1 Phương pháp lấy mẫu và vận chuyển mẫu ........................................................ 22
3.3.2.2 Phương pháp phân lập ....................................................................................... 22
3.3.2.3 Phương pháp gián tiếp đếm số khuẩn lạc trên môi trường thạch ...................... 23
3.3.3. Khảo sát đặc điểm sinh học của vi sinh vật phân lập .......................................... 23
3.3.4. Phương pháp đo các chỉ tiêu trong nước thải chế biến mủ cao su và sau khi
xử lý qua mô hình ĐNNKT ........................................................................................... 24
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 25
4.1. Kết quả đánh giá chỉ tiêu màu và mùi .................................................................... 25
4.2. Hệ VSV trong mô hình ĐNNKT trước và sau khi vận hành xử lý nước thải ........ 26
4.3. Kết quả xử lý nước thải chế biến mủ tạp ................................................................ 29
4.4. Kết quả xử lý nước thải chế biến mủ cốm .............................................................. 32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 36
5.1. Kết luận................................................................................................................... 36

v


5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 37
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 40

vi


DANH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa, mg/l

BTNMT


: Bộ Tài nguyên Môi trường

CBMCS

: Chế biến mủ cao su

CB

: Chế biến

COD

: Nhu cầu oxy hóa học, mg/l

DO

: Nồng độ oxy hoà tan

ĐNN

: Đất ngập nước

ĐNNKT

: Đất ngập nước kiến tạo

HCHC

: Hợp chất hữu cơ


Latex

: Mủ cao su

LPS

: Lipopolysaccharide

NA

: Nutrient agar (môi trường agar dinh dưỡng)

NT

: Nước thải

PCA

: Plate count agar

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

VAF

: Các acid béo dễ bay hơi

VSB


: Đất ngập nước trồng cây dòng chảy ngầm

XLNT

: Xử lý nước thải

VSV

: Vi sinh vật

FWS

: Đất ngập nước trồng cây dòng chảy bề mặt

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Thành phần cấu tạo của mủ cao su .................................................................. 4
Bảng 2.2 Thành phần hóa học của nước thải chế biến mủ cao su .................................. 5
Bảng 2.3 Quy định giới hạn nồng độ các chỉ tiêu trong NT CB mủ cao su ................... 8
Bảng 2.4 Các phương pháp xử lý nước thải chế biến mủ cao su .................................... 9
Bảng 4.1 Đặc điểm và hình thái các chủng VSV đã phân lập ...................................... 27
Bảng 4.2 Kết quả thử sinh hóa của các chủng VSV đã phân lập .................................. 28
Bảng 4.3 Sự thay đổi pH của nước thải chế biến mủ tạp trong quá trình xử lý
bằng mô hình ĐNNKT .................................................................................................. 29
Bảng 4.4 Sự thay đổi pH của nước thải chế biến mủ cốm trong quá trình xử lý

bằng mô hình ĐNNKT .................................................................................................. 32

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1 Các loại mô hình FWS ................................................................................... 13
Hình 2.2 Sơ đồ đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm theo chiều ngang .......................... 14
Hình 2.3 Sơ đồ đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm theo chiều thẳng đứng ................. 14
Hình 2.4 Cây sậy (Phragmites communis) ................................................................... 17
Hình 2.5 Cây Thủy trúc (Cyperus involucratus Poiret) ............................................... 18
Hình 3.1 Cấu trúc mô hình ĐNNKT dòng chảy đứng trong nghiên cứu ..................... 21
Hình 3.2 Mô hình trồng thủy trúc và thiết kế bên trong của mỗi mô hình ................... 22
Hình 4.1 Màu nước thải chế biến mủ tạp trước xử lý và sau xử lý .............................. 25
Hình 4.2 Màu nước thải chế biến mủ cốm trước xử lý và sau xử lý ............................ 26
Hình 4.3 Các khuẩn lạc nuôi cấy được ......................................................................... 26
Hình 4.4 Đặc điểm hình thái của VSV dưới kính hiển vi độ phóng đại 100X ............. 28
Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi COD của NT CB mủ tạp qua 14 ngày xử lý .... 30
Hình 4.6 Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi BOD của NT CB mủ tạp qua 14 ngày xử lý.. 31
Hình 4.7 Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi COD của NT CB mủ cốm qua 14 ngày XL... 33
Hình 4.8 Cây bị tress sau quá trình xử lý nước thải chế biến mủ cốm ......................... 34
Hình 4.9 Sự phục hồi của mô hình trồng sậy................................................................ 34
Hình 4.10 Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi BOD của NT CB mủ cốm qua 14 ngày XL. 35

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến mủ cao su hiện nay là một trong những
ngành công nghiệp hàng đầu, có tiềm năng phát triển vô cùng to lớn, đóng vai trò
quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân. Cao su được dùng hầu hết trong
các lĩnh vực phục vụ cho nhu cầu nguyên liệu công nghiệp và xuất khẩu.
Ở nước ta, ngành công nghiệp sơ chế mủ cao su đã trải qua nhiều giai đoạn phát
triển, từ giai đoạn sơ chế thủ công tại các nông trại nhỏ, phát triển đến ngày nay với
các dây chuyền ngày càng hoàn thiện, cho ra sản phẩm đồng nhất, chất lượng cao đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Nhà nước, ngành công nghiệp
chế biến mủ cao su ngày càng phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su
của Việt Nam ngày càng mở rộng. Hiện nay, cao su Việt Nam đã được xuất khẩu ra
nhiều nước trên thế giới.
Ngoài tiềm năng công nghiệp, cao su còn có tác dụng phủ xanh đồi trống, đồi
trọc, bảo vệ đất tránh bị rửa trôi, xói mòn, hạn chế ô nhiễm, cải thiện môi trường. Hiện
nay, các nhà máy chế biến mủ cao su được nâng cấp và xây dựng mới tại nhiều tỉnh
phía Nam chủ yếu tập trung ở các tỉnh đông nam bộ như: Đồng Nai, Bình Phước,
Bình Dương, Tây Ninh… để chế biến hết số lượng lớn mủ cao su thu hoạch. Những
năm gần đây cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang
lại hàng trăm triệu USD cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn
công nhân làm việc trong nhà máy và hàng trăm ngàn công nhân làm việc trong nông
trường cao su. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần và sẽ không bền
vững nếu không kết hợp yếu tố môi trường-xã hội. Ở nước ta, ước tính hàng năm
ngành chế biến mủ cao su thải ra khoảng 5 triệu m3 nước thải (Nguyễn Hữu Trí,
2004). Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ như: COD, BOD,
ammonium, photpho rất cao… Hàm lượng COD đạt đến 2.500-35.000 mg/l, BOD từ
1.500-12.000 mg/l được xả ra nguồn tiếp nhận mà chưa được xử lý hoàn toàn ảnh
hưởng trầm trọng đến thủy sinh trong nước. Ngoài vấn đề mùi hôi phát sinh do chất
hữu cơ bị phân hủy kỵ khí tạo thành mercaptan và H2S, các chất độc hại khác trong
nước thải cũng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nếu không có biện pháp


1


xử lý triệt để nguồn nước thải này mà xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận như sông, suối,
ao, hồ…sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được dùng để xử lý nước thải chế biến mủ
cao su, bao gồm: cơ học, hóa lý, sinh học… Hàm lượng các chất hữu cơ trong nguồn
nước thải này thường rất cao. Do đó, các quy trình xử lý thường sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp nhằm làm giảm nồng độ COD, BOD trước khi có thể xử lý tiếp
tục bằng các nhóm VSV hiếu khí.
Chính vì những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu làm giảm nồng độ COD và BOD
trong nước thải chế biến mủ cao su bằng phương pháp sinh học” đã được thực hiện.
1.2. Yêu cầu của đề tài
Sử dụng mô hình ĐNNKT làm giảm hàm lượng COD, BOD trong nước thải chế
biến mủ cao su đến nồng độ cho phép xử lý tiếp bằng hệ vi sinh vật hiếu khí.
1.3. Nội dung thực hiện
Xây dựng mô hình ĐNNKT dòng chảy thẳng đứng và đánh giá khả năng làm
giảm nồng độ COD, BOD trong nước thải chế biến mủ cao su của mô hình.
Phân lập các chủng VSV trong mô hình ĐNNKT trước và sau khi xử lý.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình phát triển cây cao su
Cây cao su (Hevea brasiliensis) được tìm thấy ở Mỹ, rừng mưa Amazon bởi
Columbus trong khoảng năm 1493-1496. Brazil là quốc gia xuất khẩu cao su đầu tiên
vào thế kỉ 19 (Webrsre and Baulkwill, 1989).
Ở Việt Nam, cây cao su đầu tiên được trồng vào năm 1887. Trong khoảng thời
gian từ năm 1900 đến 1929 thực dân Pháp đã phát triển cây cao su ở Việt Nam. Cuối

năm 1920 tổng diện tích cây cao su ở Việt Nam khoảng 7000 ha với sản lượng cao su
3000 tấn/năm.
Cùng với sự phát triển công nghiệp cao su trên thế giới, trong suốt những năm
1920-1945, chính quyền thực dân Pháp nhanh chóng gia tăng diện tích cao su ở Việt
Nam với tốc độ 5000-6000 ha/năm. Cuối năm 1945 tổng diện tích cao su là 138.000
ha với tổng sản lượng 80.000 tấn/năm. Sau khi được độc lập vào năm 1945, chính phủ
Việt Nam tiếp tục phát triển công nghiệp cao su và diện tích cây cao su gia tăng vài
trăm ngàn ha.
2.2. Thành phần hóa học và cấu tạo của mủ cao su
Mủ từ cây cao su là một huyền phù thể keo, chứa khoảng 35% cao su. Cao su
này là một hydrocacbon có cấu tạo hóa học là 1,4-sis-polyisopren, có mặt trong mủ
cao su dưới dạng các hạt nhỏ được bao phủ bởi một lớp các phospholipid và protein.
Kích thước các hạt nằm trong khoảng 0,02 µm đến 0,2 µm. Nước chiếm khoảng 60%
mủ cao su và khoảng 5% còn lại là những thành phần khác của mủ, gồm có khoảng
0,7% là chất khoáng và khoảng 4,3% là chất thải hữu cơ.
Mủ cao su là hỗn hợp cấu tử cao su nằm lơ lửng trong dung dịch gọi là nhủ
thanh hoặc serium. Hạt cao su hình cầu đường kính d < 0,5 µm chuyển động hỗn loạn
(chuyển động Brown) trong dung dịch. Thông thường 1 gram mủ có khoảng 7,4.1012
hạt cao su, bao quanh các hạt này là các protein giữ cho latex ở trạng thái ổn định.
Thành phần hóa học của Latex:
Phân tử cơ bản của cao su là isoprene polymer (cis-1,4-polyisoprene(C5H8)n) có
khối lượng phân tử 105-107. Nó được tổng hợp từ cây bằng một quá trình phức tạp của
carbonhydrate. Cấu trúc hóa học của cao su tự nhiên (cis-1,4-polyisoprene):
CH2C=CHCH2(CH3)-CH2C=CHCH2(CH3)=CH2C=CHCH2(CH3)
3


Bảng 2.1 Thành phần cấu tạo của mủ cao su
Thành phần


Phần trăm (%)

Cao su

35 – 40

Protein

2

Quebrachilol

1

Xà phòng, Acid béo

1
0,5

Chất vô cơ

50 - 60

Nước

(Nguồn: Nguyễn Hữu Trí, 2004)

2.3. Thành phần và tính chất của nước thải cao su
Nước thải chế biến mủ cao su được hình thành chủ yếu từ các công đoạn khuấy
trộn, làm đông, gia công cơ học và nước rửa máy móc, bồn chứa.

Nước thải chế biến cao su có pH thấp, trong khoảng 4,2 – 5,2 do việc sử dụng
axit để làm đông tụ mủ cao su.
Các hạt cao su tồn tại trong nước ở dạng huyền phù với nồng độ rất cao. Các hạt
huyền phù này là các hạt cao su đã đông tụ nhưng chưa kết lại thành mảng lớn, phát
sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep. Nếu lưu nước thải trong một thời gian dài
và không có sự xáo trộn dòng thì các huyền phù này sẽ tự nổi lên và kết dính thành
từng mảng lớn trên bề mặt nước.
Các hạt cao su tồn tại ở dạng nhũ tương và keo phát sinh trong quá trình rửa bồn
chứa, rửa các chén mỡ, nước tách từ mủ ly tâm và cả trong gian đoạn đánh đông.
Trong nước thải còn chứa một lượng lớn protein hòa tan, axit fomic (dùng trong
quá trình đánh đông), và N-NH3 (dùng trong quá trình kháng đông). Hàm lượng COD
trong nước thải khá cao, có thể lên đến 25.000 mg/l. Hàm lượng BOD khá cao khi thải
ra nguồn tiếp nhận là 1.500 mg/l. Nước thải này sẽ ngấm xuống đất làm ô nhiễm mạch
nước ngầm làm tăng nồng độ NO2, khi con người sử dụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe. Nước thải sẽ gây ra hiện tượng phù dưỡng hóa cho nguồn tiếp nhận vì
chứa hàm lượng N, P rất cao (Nguyễn Ngọc Bích, 2005).

4


Bảng 2.2 Thành phần hóa học của nước thải chế biến mủ cao su
Chỉ tiêu

Nồng độ (mg/l)

N hữu cơ

8,1

NH3 –N


40,6

NO3-N

Vết

NO2-N

KPHN

PO4-P

12,3

Al

Vết

SO42-

10,3

Ca

4,1

Cu

Vết


Fe

2,3

K

48

Mg

8,8

Mn

Vết

Zn

KPHN
(Nguồn: Nguyễn Hữu Trí, 2004)

2.4. Nguồn gốc nước thải chế biến mủ cao su
Trong quá trình chế biến mủ cao su, nước thải phát sinh chủ yếu từ công đoạn
sản xuất:
Dây chuyền chế biến mủ ly tâm: Nước thải phát sinh quá trình ly tâm mủ, rửa
máy móc thiết bị và vệ sinh xưởng; Dây chế biến mủ nước: Nước thải phát sinh từ
khâu đánh đông, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm; Dây chuyền chế biến
mủ tạp: Dây chuyền này là dây chuyền hao nước nhiều nhất trong các khâu chế
biến khác. Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm, rửa mủ tạp, từ quá trình cán

băm, cán tờ…
Trong chế biến cao su khô nước thải sinh ra ở công đoạn khuấy trộn, làm
đông và gia công cơ học. Được thải ra từ bồn khuấy trộn là nước rửa bồn và dụng
cụ, nước này chứa một ít cao su. Nước thải từ mương đông tụ là quan trọng nhất vì
phần lớn chứa nhiều serum được tách khỏi mủ từ quá trình đông tụ và nước thải từ

5


phần gia công cũng có bản chất tương tự nhưng loãng hơn vì là nước rửa các khối
cao su được gia công cơ để loại bỏ tiếp serum và các chất bẩn (Nguyễn Hồng Hà, 2010).
2.5. Đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường của nhà máy chế biến mủ cao su
2.5.1. Nguồn gây ô nhiễm từ nhà máy
Ô nhiễm nước: Nước thải sinh hoạt được thải ra từ quá trình giặt giũ, tắm rửa, vệ
sinh của công nhân nhà máy và nước thải công nghiệp được thải ra từ khâu sản xuất
như đánh đông, cán, vắt, ép…
Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm mùi trong nước thải thường gây ra bởi các khí
được sản sinh trong quá trình phân hủy vật chất hữu cơ. Mùi rõ rệt nhất trong nước
thải bị phân hủy kỵ khí thường là mùi H2S, vốn là kết quả hoạt động các vi khuẩn khử
sunfat. Ngoài ra H2S cũng là kết quả của sự phân hủy cả kỵ khí lẫn hiếu khí các acid
amin có chứa lưu huỳnh ở trạng thái khử. Các acid béo bay hơi (VAF) là sản phẩm
phân hủy do vi sinh vật, chủ yếu là trong điều kiện kỵ khí, các lipid và phospholipid
có trong chất ô nhiễm hữu cơ. Đây là những acid hữu cơ mạch thẳng chứa nguyên tử
cacbon và một số nhóm cacboncyl. Các VAF có số nguyên tử cacbon từ 4 đến 6
(butyric, valeric, caproic) có mùi hôi tanh. Các amin và các chất hữu cơ chứa lưu
huỳnh như sunphua và mercaptan có mùi đặc biệt khó chịu. Khí thải từ buồn sấy quá
trình đánh đông sử dụng một lượng acid lớn và sấy ở nhiệt độ 110-1100oC nên một
lượng lớn khí độc hại sẽ phát sinh ra chủ yếu là hơi acid và các loại hydrocacbon.
Các khí thải khác: Khí thải do các phương tiện vận chuyển, xếp, bóc hàng sẽ thải
ra một lượng khí thải ô nhiễm không khí như cacbuahydro, aldehyde, bụi, có khi là chì

khi động cơ chạy nhiên liệu pha chì.
Chất thải rắn trong nhà máy được phát sinh trong hai quá trình: Rác sinh hoạt do
công nhân sử dụng và thải ra: thực phẩm, bọc nilon, giấy, chai, lọ, lon… và rác do quá
trình sản xuất: mủ phế thải, bao bì chứa hóa chất, phụ gia và các cắn bùn đất trông các
hố gas và hệ thống xử lý nước.
2.5.2. Đánh giá mức độ gây ô nhiễm của nước thải chế biến mủ cao su
Nước thải sơ chế mủ cao su: do tồn trữ mủ cao su khoảng 2-3 ngày sẽ xảy ra
hiện tượng phân hủy, oxy hóa sinh ra các khí hôi thối; Nước thải ra nguồn gây ô
nhiễm: nước thải có màu, nước đục, nước đen, nổi ván sẽ bốc mùi hôi thối nồng nặc.

6


Trong nước có hàm lượng chất hữu cơ cao. Quá trình phân hủy và cao su đông tụ
nổi ván trên bề mặt ngăn cản sự trao đổi khí nên lượng oxy hòa tan rất ít nên làm các
thủy sinh vật chết, hạn chế thực vật phát triển.
Tại nguồn tiếp nhận nước thải: quá trính xử lý yếm khí sẽ sinh ra mùi hôi, thối,
nguồn nước bị nhiễm bẩn cao (Nguyễn Thị Kim Hòa, 2007).
2.5.3. Một số thông số quan trọng đánh giá chất lượng nước thải
2.5.3.1

Độ pH trong quá trình xử lý nước thải
Giá trị pH của nước thải có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý. Giá

trị pH cho phép ta quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp, hoặc điều chỉnh
lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý. Các công trình xử lý nước thải áp dụng
các quá trình sinh học làm việc tốt khi pH nằm trong giới hạn từ 6 - 9. Môi trường
thuận lợi nhất để vi khuẩn phát triển thường có pH từ 7 - 8. Các nhóm vi khuẩn khác
nhau có giới hạn pH hoạt động khác nhau.
Ví dụ: các nhóm vi khuẩn phân giải nitrite phát triển thuận lợi nhất với pH từ 4,8 – 8,8

còn các nhóm vi khuẩn phân giải nitrate với pH từ 6,5 – 9,3.
2.5.3.2

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa BOD là lượng oxy cần thiết cho việc oxi hóa các hợp

chất hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật (sự phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ
có khả năng phân hủy sinh học) . Đơn vị tính theo mg/l
Quá trình phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ có thể biểu diễn bởi phương
trình tổng quát sau:
Chất hữu cơ + O2

Vi sinh vật

CO2 + H2O + Sinh khối

Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước và
chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học
trong nước càng lớn. Trong thực tế khó có thể xác định được toàn bộ lượng oxy cần
thiết để các vi sinh vật phân hủy hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước mà chỉ xác
định được lượng oxy cần thiết trong năm ngày ở nhiệt độ 20oC trong bóng tối. Mức độ
oxy hóa các chất hữu cơ không đều theo thời gian. Thời gian đầu, quá trình oxy hóa
xảy ra với cường độ mạnh hơn và sau đó giảm dần.
2.5.3.3

Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa học COD là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa toàn

bộ các chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO2 và H2O bằng tác nhân oxy hóa hóa học
7



mạnh. Trong thực tế COD được dùng rộng rãi để đánh giá mức độ ô nhiễm các chất
hữu cơ có trong nước. Xác định chỉ số này nhanh hơn so với việc xác định BOD.
Phương pháp phổ biến nhất để xác định COD là phương pháp dicromat: oxy hóa các
hợp chất hữu cơ bằng dicromat trong dung dịch H2SO4 đặc có mặt chất xúc tác
Ag2SO4.
Các chất hữu cơ + Cr2O72- + H+

CO2 + H2O + Cr3+

Ag2SO4

Lượng Cr2O72- dư có thể được xác định bằng phương pháp trắc quang hoặc
bằng phương pháp chuẩn độ bởi dung dịch muối Mohr.
2.6. Tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải chế biến mủ cao su

Bảng 2.3 Quy định giới hạn nồng độ các chỉ tiêu trong nước thải chế biến mủ cao su
TT

Thông số

Đơn vị

1

pH

2


Giá trị C
A

B

-

6-9

6-9

BOD5 (20oC)

mg/l

30

50

3

COD

mg/l

50

250

4


Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

50

100

5

Tổng Nitơ

mg/l

15

60

6

Amoni, tính theo N

mg/l

5

40

(Nguồn: QCVN 01: 2008/BTNMT)


Trong đó:
Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối
đa cho phép trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải vào các
nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Cột B quy định giá trị C của các thông số làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho
phép trong nước thải của cơ sở chế biến cao su thiên nhiên khi thải vào các nguồn
nước được dùng cho mục đích khác.
Ngoài sáu thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 2.3, tùy theo yêu cầu và
mục đích kiểm soát ô nhiễm, giá trị C của các thông số ô nhiễm khác áp dụng
theo quy định tại cột A hoặc cột B của Bảng 2.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN
5945:2005 - Chất lượng nước – Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.

8


2.7. Quy trình xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Bảng 2.4 Các phương pháp xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Quy trình xử lý
Xử lý cơ học

Công đoạn xử lý
Lọc qua song chắn rác, lưới chắn rác, lắng cát,
cặn hữu cơ, tách tạp chất, làm thoáng, lọc
Trung hòa pH, oxy hóa và khử trùng…

Xử lý hóa học và hóa lý

Đông tụ và keo tụ, tuyển nổi, hấp thụ và hấp
phụ, trao đổi ion, các quá trình tách bằng

màng, các phương pháp điện hóa.

Xử lý sinh học

Phương pháp kỵ khí, phương pháp hiếu khí.
(Nguồn: Nguyễn Hữu Trí, 2004)

2.7.1. Phương pháp xử lý cơ học
Trong nước thải chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các chất này ra
khỏi nước thải thường sử dụng các phương pháp như: lọc qua song chắn rác hoặc lưới
chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc ly tâm, và lọc. Tùy theo kích thước,
tính chất, nồng độ chất lơ lửng, lượng nước thải và mức độ làm sạch mà chọn phương
pháp phù hợp.
Song chắn rác: Nước thải ban đầu được đưa vào hệ thống phải qua song chắn rác
để tách những loại rác thải có kích thước lớn như: nilon, chai, lọ… Bên cạnh cũng an
toàn cho hệ thống xử lý như; tránh làm tắc máy bơm, đường ống, mương dẫn… Song
chắn rác làm bằng kim loại hoặc thép nghiêng một góc 45-60o được đặt trước cửa hệ
thống xử lý.
Bể lắng: Nhằm loại bỏ các hạt lơ lửng, cặn, bùn có sẵn trong nước thải. Các hạt
lơ lửng, cặn và bùn sẽ được lắng xuống đấy bể với thời gian lắng sẽ được tính theo lưu
lượng nước dự trữ trong bể và vận tốc nước chảy thích hợp để lắng. Sau khi lắng các
hạt lơ lửng, cặn và bùn sẽ được máy bơm hút ra ngoài bể khác để xử lý tiếp.
2.7.2. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
Trung hòa: Trong nước thải chứa nhiều loại acid vô cơ hoặc kiềm, trước khi đưa
vào bể xử lý tiếp theo hoặc được thải ra nguồn tiếp nhận phải được trung hòa pH về
khoảng 6 đến 9. Để trung hòa nước thải chứa acid ta có thể dùng một số hóa chất sau:
9


NaOH, KOH, Na2CO3, đômômít (CaCO3.MgCO3)… Việc sử dụng hóa chất nào để

trung hòa còn tùy thuộc vào nồng độ và thể tích của nước thải chứa acid nhiều hay ít.
Bên cạnh việc lựa chọn hóa chất để giảm chi phí xử lý.
Keo tụ: Trong nước thải các hạt dạng keo mịn phân tán trong nước với những
kích thước khác nhau chủ yếu là kích thước từ 0.1-10 µm. Các hạt này khó thể tuyển
nổi hay lắng nên chúng ta phải dùng đến hóa chất để keo tụ các hạt này. Những hóa
chất để keo tụ như: Al2(SO4)3, NaAlO2, FeCl3… Sau khi bỏ hóa chất keo tụ vào nước
thải ta phải tác động vào nước thải để các hạt va trạm vào nhau để kết dính như: khấy,
trộn… Để tăng hiệu quả keo tụ tạo bông người ta sử dụng thêm các chất trợ keo tụ.
Việc sử dụng chất trợ keo tụ nhằm giảm liều lượng chất keo tụ, giảm thời gian keo tụ
và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất trợ keo tụ như: tinh bột, các
ete,cellulose…Sau khi các bông keo tụ này lắng sẽ được hút ra bể khác để xử lý tiếp theo.
2.7.3. Phương pháp xử lý sinh học
Theo Nguyễn Hữu Trí, 2004. Phương pháp sinh học dùng vi sinh vật để phân
hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Có thể chia làm hai loại xử lý:
Phương pháp kỵ khí: Sử dụng các nhóm VSV kỵ khí, có thể hoạt động và phát
triển trong môi trường không có oxy. Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là các
quá trình phức tạp xảy ra hàng trăm sản phẩm trung gian và các phản ứng trung gian
khác được biểu diễn đơn giản như:
VSV + HCHC

CH4 + CO2 + H2 + NH3 +H2S + Tế bào mới

Xảy ra 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt các mạch các hợp chất cao phân tử.
Giai đoạn 2: Acid hóa.
Giai đoạn 3: Acetate hóa
Giai đoạn 3: Methanne hóa
Phương pháp hiếu khí: Sử dụng VSV hiếu khí, hoạt động và phát triển trong điều
kiện cung cấp oxy liên tục bằng cách là sục khí.
Quá trình xử lý này gồm ba giai đoạn:

Oxy hóa các chất hữu cơ:
CxHyOz + O2

CO2 + H2O + ∆H

Tổng hợp tế bào mới:
CxHyOz + NH3 + O2

Tế bào vi khuẩn + CO2 + H2O + C5H7NO2 - ∆H
10


Phân hủy nội bào:
C5H7NO2 + O2

5CO2 + 2H2O + NH3 ± ∆H

2.8. Tổng quan về đất ngập nước kiến tạo
2.8.1. Giới thiệu về đất ngập nước (ĐNN)
Đất ngập nước được hiểu là phần đất có chứa nước trong đất thường ở dạng bão
hoà hoặc cận bão hòa. Trong thiên nhiên, đất ngập nước hiện diện ở các vùng trũng
thấp như các cánh đồng lũ, đầm lầy, ao hồ, kênh rạch, ruộng nước, vườn cây, rừng
ngập nước mặn hoặc nước ngọt, các cửa sông tiếp giáp với biển (Lê Anh Tuấn, 2006).
Đất ngập nước được xem là vùng đất giàu tính đa dạng sinh học, có nhiều tiềm
năng nông lâm ngư nghiệp nhưng rất nhạy cảm về mặt môi trường sinh thái. Đất ngập
nước tham gia tích cực vào chu trình thủy văn và có khả năng xử lý chất thải qua quá
trình tự làm sạch bằng các tác động lý hóa và sinh học phức tạp.
Tuy nhiên, việc xử lý nước thải qua đất ngập nước tự nhiên thường chậm, phải
có nhiều diện tích và khó kiểm soát quá trình xử lý nên các nhà khoa học đã đề xuất ra
biện pháp xây dựng các khu xử lý nước thải qua đất (land treatment). Khu này được

gọi là khu đất ngập nước kiến tạo (constructed wetland), chữ “kiến tạo” được hiểu là
hệ thống được thiết kế và xây dựng như một vùng đất ngập nước nhưng việc xử lý
nước thải hiệu quả hơn, giảm diện tích và đặc biệt có thể quản lý được quá trình vận
hành ở mức đơn giản (Lê Anh Tuấn, 2006).
2.8.2. Lịch sử hình thành
Người mở đầu cho việc sử dụng công nghệ đất ngập nước kiến tạo trong xử lý
nước thải là Kathe Seidel (Đức). Từ những năm 1950, Seidel đã đưa ra nhiều công
trình nghiên cứu sử dụng thực vật để xử lý nhiều loại nước thải và đến thập niên 1960,
Seidel phát triển thành “đất ngập nước nhân tạo có dòng chảy bên dưới” (Seidel 1961,
1965, 1966, 1967). Đến năm 1967, hệ thống đất ngập nước kiến tạo có dòng chảy bề
mặt lần đầu tiên đã được phát triển (de Jong, 1976; Greiner và de Jong, 1984;
Veenstra, 1998). Năm 1968, đất ngập nước kiến tạo có dòng chảy bề mặt được xây
dựng ở Hungary để bảo vệ nước hồ Balaton và để xử lý nước thải của thị trấn
(Lakatos, 1998). Năm 1991, “đất ngập nước nhân tạo có dòng chảy bên dưới” dùng xử
lý nước thải sinh hoạt xây dựng đầu tiên ở Na Uy (Vymazal và cs, 1998a, trích dẫn
bởi Phạm Hoài Phương, 2010).

11


Tuy đất ngập nước kiến tạo có dòng chảy bề mặt có nguồn gốc ở Châu Âu
nhưng nó phát triển rộng rãi như ở Bắc Mỹ trong xử lý nước thải đô thị, công nghiệp
và nông nghiệp. Trong khi đó đất ngập nước kiến tạo có dòng chảy ngầm được chú ý
hơn ở Châu Âu trong những năm 1980, 1990 (Cooper và cs, 1996; Vimazal và cs,
1998). Việc sử dụng thực vật thuỷ sinh và thực vật bậc cao cho xử lý nước thải được
ứng dụng ở Úc vào giữa những năm 1990 (Greenway và Simpson, 1996; Greenway và
Woolley, 1999, 2001). Hiện tại hệ thống đất ngập nước kiến tạo ở Úc chủ yếu để xử lý
nước mưa chảy tràn (Greenway và cs, 2003). Giữa những năm 1980, khái niệm sử
dụng hệ thống đất ngập nước kiến tạo được ủng hộ ở Nam Mỹ (Hammer 1992, Kadlec
và Knight, 1996). Đến cuối thế kỉ 20, đất ngập nước kiến tạo phát triển phổ biến ở

Châu Phi để xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp (Kickuth, 1977). Ở Châu Á,
thông tin về sử dụng đất ngập nước kiến tạo kết hợp với thực vật nổi xuất hiện vào
đầu những năm 1990 (Juwarkar và cs, 1992, trích dẫn bởi Phạm Hoài Phương, 2010).
Hiện tại, ở Đan Mạch, Bộ Môi Trường Đan Mạch đã công bố hướng dẫn chính
thức về xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt, áp dụng bắt buộc đối với các nhà riêng ở
nông thôn. Trong hướng dẫn này, người ta đã đưa vào hệ thống đất ngập nước kiến tạo
dòng chảy thẳng đứng, cho phép đạt hiệu suất loại bỏ BOD tới 95% và Nitrat đạt 90%.
(Juwarkar và cs, 1992, trích dẫn bởi Phạm Hoài Phương, 2010).
Tại Việt Nam, gần đây cũng có một số công trình nghiên cứu ứng dụng hệ thống
đất ngập nước kiến tạo trong xử lý nước thải ở trường Đại học Xây Dựng, trường Đại
học Nông Lâm Tp. HCM (Phạm Hoài Phương, 2010).
Sử dụng hệ thống đất ngập nước kiến tạo trong xử lý nước thải trong những năm
qua trên thế giới đã mang lại hiệu suất xử lý cao. Đất ngập nước kiến tạo đã trở thành
công nghệ hiệu quả thay thế các phương pháp xử lý truyền thống.
2.8.3. Phân loại đất ngập nước kiến tạo
2.8.3.1

Đất ngập nước trồng cây dòng chảy bề mặt (FWS)

Free water surface (FWS) gồm lớp nước trên mặt và thực vật thủy sinh. Hệ
thống này thường có dạng dài và hẹp (kênh), đáy được lót chống thấm bằng đất sét
hoặc vật liệu nhân tạo như HDPE (ống nhựa), phía trên phủ một lớp vật liệu lọc như
sỏi, cát hay đất.

12


Dòng nước thải chảy ngang trên bề mặt lớp vật liệu lọc với vận tốc chậm và
được xử lý thông qua các quá trình lắng, lọc, oxy hóa, khử, hấp thụ, lắng tụ (Lê Anh
Tuấn, 2006).


FWS với thực vật thủy sinh nửa ngập nước

FWS với thực vật thủy sinh nổi

FWS với thực vật thủy sinh cố định rễ,lá nổi

FWS với thực vật thủy sinh chìm
Hình 2.1 Các loại mô hình FWS (Lê Anh Tuấn 2006).
Hệ thống FWS xây dựng ít tốn kém, tạo sự điều hòa nhiệt độ khu vực cao hơn
dòng chảy ngầm, nhưng hiệu quả xử lý kém hơn, tốn diện tích đất và côn trùng phát
triển nhiều hơn.
2.8.3.2

Đất ngập nước trồng cây dòng chảy ngầm (VSB)

Cấu tạo về cơ bản cũng giống với FWS, nhưng khác nhau ở dạng dòng chảy.
Nước thải được phân phối thành dòng chảy ngầm bên trong lớp vật liệu lọc, dòng
chảy có dạng thẳng đứng từ trên xuống (vertical flow, VF) hoặc dạng chảy theo
phương nằm ngang (horizontal flow, HSSF). Kiểu dòng chảy phổ biến thường là kiểu
chảy ngang. Lớp vật liệu lọc của hệ thống bao gồm các lớp đá, sỏi, cát, đất được xếp
theo thứ tự từ dưới lên, là nơi cho thực vật phát triển và có tác dụng giữ cặn, hấp phụ
các chất gây ô nhiễm trong quá trình xử lý (Lê Anh Tuấn, 2006).

13


Hệ thống này có chi phí đầu tư và vận hành thấp, thường sử dụng cho các gia
đình đơn lẻ hoặc cụm dân cư nhỏ.


Hình 2.2 Sơ đồ đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm theo chiều ngang.
(Lê Anh Tuấn, 2006 - vẽ lại theo Vymazal, 1997)

Hình 2.3 Sơ đồ đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm theo chiều thẳng đứng.
(Lê Anh Tuấn, 2006 - vẽ lại theo Cooper, 1996)

14


×