Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Ly trích, khảo sát hàm lượng và phân tích đặc tính sinh, hóa, lý của tinh dầu sả (Cymbopogon citratus (DC.) Stapf)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 62 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LY TRÍCH, KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH
ĐẶC TÍNH SINH, HÓA, LÝ CỦA TINH DẦU SẢ
(Cymbopogon citratus (DC.) Stapf)

Ngành học:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện: HUỲNH NGUYỄN TRƯỜNG AN
Niên khóa:

2011- 2013

Tháng 12/2013


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



LY TRÍCH, KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG VÀ PHÂN TÍCH ĐẶC
TÍNH SINH, HÓA, LÝ CỦA TINH DẦU SẢ
(Cymbopogon citratus (DC.) Stapf)

Hướng dẫn khoa học
TS. HUỲNH VĂN BIẾT

Sinh viên thực hiện
HUỲNH NGUYỄN TRƯỜNG AN

ThS. LÊ VĂN HUY

Tháng 12/2013


 

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm, ban chủ nhiệm bộ môn công nghệ
sinh học, Viện nghiên cứu Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường trường Đại học Nông
Lâm cùng toàn thể quý thầy cô giảng dạy đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời
gian em theo học tại trường.
TS. Huỳnh Văn Biết đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Thạc sĩ Lê Văn Huy, kỹ sư và nhân viên phòng thực hành hóa dược đã tận tình
giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt công việc trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cảm ơn toàn thể các bạn lớp LT11SH, cùng các bạn đang thực tập tại Viện

Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường đã góp ý, chia sẻ những kinh nghiệm, những khó
khăn với tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ đã nuôi dưỡng, ủng hộ, động viên,
tạo điều kiện tốt nhất cho con được như ngày hôm nay.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013.
Huỳnh Nguyễn Trường An



 


 

TÓM TẮT
Đề tài: “Ly trích, khảo sát hàm lượng và phân tích đặc tính sinh, hóa, lý của tinh
dầu sả (Cymbopogon citratus (DC.) Stapf)” được thực hiện nhằm mục đích hiểu rõ
thành phần hóa học, hoạt tính hóa sinh của tinh dầu sả để phát triển, ứng dụng trong
các lĩnh vực hóa mỹ phẩm và thực phẩm.
Tinh dầu sả được ly trích từ lá sả tươi bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có
hàm lượng là 0,8 %. Một số thành phần chính của tinh dầu sả được phân tích bằng kỹ
thuật sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS như: Myrcene (10,81 %), Neral (32,39 – 40,34
%), Geraniol (7,04 %). Đề tài lần đầu tiên ghi nhận sự hiện diện của 7 chất mới đó là:
Geranic acid (0,07 %), Phenol (0,15 %), Perillene (0,08 %), Cyclohexan (1,01 %),
Bicyclo (0,86 %), Junipene (0,13 %), Thujone (1,49 %) có mặt trong thành phần của
tinh dầu sả. Áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam với các số hiệu 8444: 2010, 8450: 2010,
8451: 2010, 8460: 2010, về việc xác định đặc tính hóa lý của tinh dầu sả tương ứng
với các chỉ tiêu là trị số tỷ trọng, trị số axit, trị số ester và đánh giá cảm quan tinh dầu.
Kết quả nghi nhận rằng tinh dầu sả có các giá trị: tỷ trọng 0,87; trị số axit 4,77; trị số
ester 11,69. Tinh dầu sả tồn tại ở trạng thái lỏng, màu vàng trong suốt, có mùi thơm

đặc trưng của sả và có vị the cay.
Về hoạt tính hóa sinh, thử nghiệm khả năng kháng khuẩn E. coli, S. aureus và
kháng nấm A. flavus, A. niger của tinh dầu sả. Kết quả nhận được cho thấy ở nồng độ
tinh dầu 1/10 khi pha loãng trong dung môi DMSO, tinh dầu sả có khả năng ức chế sự
phát triển của E. coli, S. aureus, A. flavus và A. niger.
Trong thí nghiệm khảo sát hoạt tính chống oxy hóa, giá trị IC50 cho thấy nồng
độ tinh dầu sả có khả năng ức chế 50% gốc tự do DPPH là 13,77 mg/ml.

 

ii 

 


 

SUMMARY
 

Thesis: “Extraction, determination of content, and analysis of biocharacteristics
as well as physico – chemical properties of lemongrass essential oil (Cymbopogon
citratus (DC.) Stapf)" was performed. The aim of this study is to determine the
chemical composition, biochemical activity of lemongrass essential oils in order to
develop applications in the field of cosmetics and food.
Lemongrass essential oil was extracted from fresh lemongrass leaves by the
hydrodistillation method. The fresh weight oil content was 0.8 %. Gas chromatography
- Mass Spectrometry (GCMS) analysis showed that lemongrass oil contained the
following main compounds: Myrcene (10.81%), Neral (32.39 to 40.34%), Geraniol
(7.04%). This research also detected the list of 7 compounds that had not been found

in the component of lemongrass oil: Geranic acid (0,07 %), Phenol (0,15 %), Perillene
(0.08 %), Cyclohexan (1.01 %), Bicyclo (0.86 %), Junipene (0.13 %), Thujone (1.49
%). The specific gravity, acid value, ester value, and sensory evaluation of the
lemongrass oil were determined as described in the Vietnamese Standards such as:
8444: 2010, 8450: 2010, 8451: 2010, 8460: 2010, respectively. The Results of these
studies are as follows: specific gravity 0.87; acid value 4.77; ester value 11.69.
Lemongrass essential oil exists in the liquid state, transparent yellow, has unique
aroma, and tastes the spiciness of lemongrass.
 

These antibacterial and antifungal capacity of lemongrass oil were determine.

The result demonstrated that lemongrass essential oil possessed the ability to inhibit
the growth of bacterial E. coli, S. aureus and fungus A. flavus, A. niger at the
concentration of 10 % of essential oil dissolved in DMSO. The antioxidant capacity of
lemongrass oil was determined by DPPH radical scavenging method. The IC50 value
of antioxidant capacity was 13.77 mg/ml. 

 

 

iii 

 


 

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... i
Tóm tắt ........................................................................................................................... ii
Summary ....................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................ vii
Danh sách các bảng .................................................................................................... viii
Danh sách các hình ..................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Yêu cầu của đề tài.................................................................................................... 1
1.3. Nội dung thực hiện ................................................................................................. 1
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1. Giới thiệu chung về cây sả ..................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm thực vật ................................................................................................ 3
2.1.2. Các loài đặc trưng trong chi sả ............................................................................ 3
2.1.3. Công dụng của tinh dầu sả.................................................................................. 4
2.1.4. Kỹ thuật trồng sả ................................................................................................. 4
2.2. Tinh dầu sả.............................................................................................................. 5
2.2.1. Khái niệm về tinh dầu sả ..................................................................................... 5
2.2.2. Tổng quan về thành phần hóa học và đặc tính cơ bản của tinh dầu sả................ 5
2.2.3. Phương pháp chiết xuất tinh dầu sả ..................................................................... 7
2.2.3.1. Nguyên tắc chiết xuất tinh dầu ......................................................................... 7
2.2.3.2. Nguyên tắc chiết xuất bằng nước ..................................................................... 7
2.2.4. Các nghiên cứu ứng dụng về tinh dầu sả ............................................................. 8
2.2.4.1. Các nghiên cứu trong nước............................................................................... 8
2.2.4.2. Các công trình nghiên cứu thế giới .................................................................. 8
2.3. Phương pháp sắc ký khí .......................................................................................... 9
2.3.1. Phương pháp sắc ký khí GC ................................................................................ 9
iv 


 


 

2.3.2. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) .............................................. 9
2.4. Tổng quan về vi sinh vật ........................................................................................ 9
2.4.1. Escherichia coli ................................................................................................... 9
2.4.2. Staphylococcus aureus ...................................................................................... 10
2.4.3. Giới thiệu về Aspergillus ................................................................................... 10
2.4.3.1 Aspergillus flavus ............................................................................................ 10
2.4.3.2 Aspergillus niger ............................................................................................. 10
2.5. Thử nghiệm khả năng chống oxy hóa của tinh dầu sả bằng DPPH ..................... 11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................................. 13
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành ........................................................................... 13
3.2. Vật liệu, hóa chất và thiết bị ................................................................................. 13
3.2.1. Vật liệu .............................................................................................................. 13
3.2.2. Chủng vi sinh vật ............................................................................................... 13
3.2.3. Hóa chất ............................................................................................................. 13
3.2.4. Thiết bị và dụng cụ ............................................................................................ 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 14
3.3.1. Chiết xuất tinh dầu sả bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước ............................ 14
3.3.2. Xác định hàm lượng tinh dầu được ly trích ....................................................... 14
3.3.2.1. Ảnh hưởng của nguyên liệu mẫu đến hàm lượng tinh dầu ............................ 14
3.3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng tinh dầu ......................................... 15
3.3.3. Tính chất vật lý .................................................................................................. 15
3.3.3.1. Xác định trị số tỷ trọng ................................................................................... 15
3.3.3.2. Xác định trị số axit ......................................................................................... 16
3.3.3.3. Xác định trị số ester ........................................................................................ 17

3.3.4. Đánh giá cảm quan tinh dầu thành phẩm .......................................................... 18
3.3.4.1. Xác định màu sắc............................................................................................ 18
3.3.4.2. Xác định mùi .................................................................................................. 18
3.3.4.3. Xác định vị ..................................................................................................... 18
3.3.5. Phân tích thành phần các chất trong tinh dầu sả................................................ 18
3.3.6. Chỉ tiêu hóa sinh ................................................................................................ 19
3.3.6.1. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của tinh dầu sả ............................................ 19
3.3.6.2. Khảo sát khả năng kháng nấm của tinh dầu sả ............................................... 20


 


 

3.3.6.3. Khảo sát khả năng chống oxy hóa của tinh dầu sả bằng DPPH ..................... 20
3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 23
4.1. Hàm lượng tinh dầu .............................................................................................. 23
4.1.1. Ảnh hưởng của nguyên liệu............................................................................... 23
4.1.2. Ảnh hưởng của thời gian ................................................................................... 24
4.2. Tính chất vật lý của tinh dầu sả ............................................................................ 25
4.2.1. Tỷ trọng ............................................................................................................. 25
4.2.2. Trị số axit ........................................................................................................... 26
4.2.3. Trị số ester ......................................................................................................... 27
4.3. Đánh giá cảm quan tinh dầu sả thành phẩm ......................................................... 27
4.4. Thành phần hóa học trong tinh dầu sả .................................................................. 28
4.5. Chỉ tiêu hóa sinh trong tinh dầu sà ....................................................................... 33
4.5.1. Khả năng kháng khuẩn ...................................................................................... 33
4.5.2. Khả năng kháng nấm ......................................................................................... 36

4.5.3. Khảo sát khả năng chống oxy hóa của tinh dầu sả bằng DPPH ........................ 37
4.5.3.1. Hoạt tính chống oxy hóa................................................................................. 37
4.5.3.2. Kết quả IC50................................................................................................... 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 42
5.1. Kết luận................................................................................................................. 42
5.3. Đề nghị ................................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 43
PHỤ LỤC

vi 

 


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 

AV:

Acid value

Ctv:

Cộng tác viên

CFU:

Đơn vị khuẩn lạc (Colony – Forminh Unit)


DPPH:

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

DMSO:

Dimethylsulfuoxid

EV:

Ester value

HTCO:

Hoạt tính chống oxy hóa

IC50:

Inhibitory Concention 50

MeOH:

Methanol

TSB:

Trypticase Soy both

TSA:


Trypticase Soy Agar

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

OD:

Optical Density

PGA:

Potato Glucose Agar

 
 
 
 
 
 
 
 

 

vii 

 



 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phần trăm hàm lượng các chất chính trong tinh dầu sả
Cymbopogon citratus....................................................................................................... 6
Bảng 3.1 Khảo sát yếu tố thời gian ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu ly trích... ...... 15
Bảng 3.2 Phiếu khảo sát đánh giá cảm tinh dầu sả thành phẩm ................................... 18
Bảng 3.3 Cách pha thử nghiệm DPPH .......................................................................... 21
Bảng 4.1 Kết quả ảnh hưởng của nguyên liệu đến hàm lượng tinh dầu ....................... 23
Bảng 4.2 Kết quả ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng tinh dầu ly trích đối
với mẫu lá và mẫu củ ..................................................................................................... 24
Bảng 4.3 Kết quả khối lượng bình định mức, nước và tinh dầu ................................... 26
Bảng 4.4 Kết quả trị số axit của tinh dầu sả.................................................................. 26
Bảng 4.5 kết quả trị số ester của tinh dầu sả ................................................................. 27
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát ý kiến về các chỉ tiêu đánh giá cảm quan tinh dầu sả ....... .27
Bảng 4.7 Thành phần hóa học của tinh dầu sả .............................................................. 32
Bảng 4.8 Kết quả đường kính vòng kháng khuẩn của tinh dầu sả ................................ 33
Bảng 4.9 Kết quả đường kính vòng kháng nấm của tinh dầu sả.................................. 35
Bảng 4.10 Giá trị OD, % HTCO của Vitamin C và tinh dầu sả ................................... 39

viii 

 


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

Trang

Hình 2.1 Cơ chế tiếp nhận gốc DPPH tự do ................................................................. 11
Hình 3.1 Cây sả và lá sả tươi ........................................................................................ 13
Hình 3.2 Phương pháp lôi cuốn hơi nước ..................................................................... 14
Hình 4.1 Lá sả cắt nhỏ khoảng 3 cm sử dụng để ly trích tinh dầu ............................... 24
Hình 4.2 Thể tích tinh dầu sả ly trích ........................................................................... 25
Hình 4.3 Tinh dầu sả sau khi được ly trích ................................................................... 28
Hình 4.4 Sắc ký đồ phân tích hàm lượng tinh dầu sả ................................................... 29
Hình 4.5 Sắc ký đồ của Myrcene trong thư viện máy tính ........................................... 30
Hình 4.6 Sắc ký đồ của chất Myrcene trong tinh dầu sả khảo sát ................................ 30
Hình 4.7 Sắc ký đồ của Citronellol trong thư viện máy tính ........................................ 31
Hình 4.8 Sắc ký đồ của chất Citronellol trong tinh dầu sả khảo sát ............................. 31
Hình 4.9 Vòng kháng E. coli sau 24 giờ ....................................................................... 34
Hình 4.10 Vòng kháng Staphylococcus aureus sau 24 giờ .......................................... 34
Hình 4.11 Vòng kháng nấm Aspergillus niger của tinh dầu sả sau 3 ngày .................. 36
Hình 4.12 Vòng kháng khuẩn Aspergillus flavus của tinh dầu sả sau 3 ngày .............. 37
Hình 4.13 Thử nghiệm phản ứng tiếp nhận gốc DPPH tự do của vitamin C ............... 37
Hình 4.14 thử nghiệm phản ứng tiếp nhận gốc DPPH tự do của tinh dầu sả .............. 38
Hình 4.15 Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa % HTCO và nồng độ Vitamin C .......... 39

Hình 4.16 Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa % HTCO và nồng độ tinh dầu sả ......... 40
Hình 4.17 So sánh IC50 giữa vitamin C và tinh dầu sả ................................................ 41

ix 

 


 

Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Tinh dầu là một hỗn hợp gồm nhiều hợp dễ bay hơi, có mùi đặc trưng tùy thuộc

vào nguồn gốc nguyên liệu cung cấp tinh dầu.
Tinh dầu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: dược phẩm (giảm đau, chống
trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt hơn), hóa mỹ phẩm (hương nước hoa, khử mùi, diệt
khuẩn), thực phẩm (không những tạo mùi trong thức ăn, nước uống, mà tinh dầu còn
hoạt động như một chất bảo quản chống lại những sinh vật làm hư hỏng thực phẩm)
(Lê Ngọc Thạch, 2003). Với các ứng dụng tuyệt vời như thế, các loại tinh dầu thông
dụng như: tinh dầu hoa hồng, tinh dầu bạc hà, tinh dầu trầm, tinh dầu cam, chanh, tinh
dầu vỏ bưởi đang được sử dụng nhiều hiện nay và tinh dầu sả cũng không ngoại lệ.
Ngoài ra, cây sả cũng là loài cây khá gần gũi với con người Việt Nam, làm gia vị cho
các món ăn hàng ngày, làm thuốc chữa bệnh qua kinh nghiệm nhân gian. Nhìn thấy
được lợi ích kinh tế từ cây sả và tinh dầu sả, ngày nay, phương pháp tách chiết tinh
dầu sả nguyên chất và xác định thành phần, đặc tính cơ bản của cây sả để phục vụ lợi
ích của con người, đã và đang được quan tâm, nghiên cứu sâu hơn.

Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Ly trích, khảo sát hàm
lượng và phân tích đặc tính sinh, hóa, lý của tinh dầu sả Cymbopogon citratus (DC.)
Stapf”. Kết quả của đề tài sẽ đánh giá chất lượng của tinh dầu sả về hàm lượng, hoạt
tính hóa lý, hóa sinh từ đó có những hướng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế về sản
phẩm tinh dầu sả.
1.2.

Yêu cầu của đề tài
Khảo sát hàm lượng tinh dầu sả được ly trích trong phòng thí nghiệm. Từ tinh

dầu thu được, xác định thành phần hóa học, các chỉ tiêu hóa lý và phân tích hoạt tính
sinh hóa của tinh dầu sả.
1.3.

Nội dung thực hiện
Khảo sát và so sánh hàm lượng tinh dầu đươc ly trích từ lá và củ của cây sả.
Xác định thành phần hóa học tinh dầu sả bằng phương pháp GC-MS.



 


 

Đánh giá chỉ tiêu cảm quan sản phẩm tinh dầu, xác định trị số tỷ trọng, axit,
ester trong tinh dầu sả có số hiệu tương ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam là 8460: 2010,
8444: 2010, 8450: 2010, 8451: 2010.
Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu sả bằng phương pháp DPPH.
Thử nghiệm hoạt tính của tinh dầu sả với một số loại vi khuẩn đường ruột

Staphylococus aureus, Escherichia coli và với nấm Aspergillus flavus, Aspergillus
niger.
 



 


 

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây sả
Cây sả là một thực vật vùng nhiệt đới Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á
và Australia, có tên khoa học là Cymbopogon citratus (DC) stapf. Tên tiếng anh là
Lemongrass hoặc Citronella grass, toàn thân cây có mùi thơm nhẹ.
Cây sả được trồng ở khắp nước ta, ở miền Nam có các tỉnh như: Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, An Giang. Diện tích trồng làm thuốc không nhiều chỉ có tính chất gia
đình. Nhưng diện tích trồng sả để cất tinh dầu lại rất lớn: từ trước cách mạng tháng 8 ở
miền bắc nước ta, diện tích trồng ở đồn điền Sơn Cốt (Bắc Cạn) mỗi năm cho khoảng
10 tấn tinh dầu dùng trong nước và xuất khẩu.
Những nước sản xuất nhiều tinh dầu sả nhất là Indonesia (sả java), Xrilanca nổi
tiếng với sả Xrilanca, sau đó đến Ấn Độ và Trung Quốc. (Đỗ Tất Lợi, 2004).
2.1.1. Đặc điểm thực vật
Thân cây sả là một loại cây thân thảo, thuộc họ Hòa thảo. Thường mọc thành
từng bụi cao khoảng 1-1,5m (tùy theo dinh dưỡng trong đất nhiều hay ít hoặc cách
chăm sóc tốt hay xấu). Thân có màu trắng hoặc hơi tím, có nhiều đốt. Cây Sả có kiểu
rễ chùm, mọc sâu vào đất. Lá sả hẹp dài, mép lá hơi nhám. Bẹ lá ôm chặt với nhau rất
chắc, tạo thành một thân giả (mà ta thường gọi là củ). Sả đẻ chồi ở nách lá tạo thành
nhánh như nhánh lúa. Với cách sinh sản này từ một nhánh trồng ban đầu về sau chúng

sẽ sinh sôi ra nhiều nhánh tạo thành một bụi sả. Trong lá có nhiều tinh dầu, được dùng
làm nguyên liệu cất tinh dầu cùng với thân (bó bẹ lá).
2.1.2. Các loài đặc trưng trong chi sả
Chi sả Cymbopogon (lemongrass) là một chi với khoảng 55 loài sả khác nhau.
Các loài đặc trưng trong chi sả gồm:
Cymbopogon ambiguus: Sả chanh Úc (bản địa của Úc). Là loài cây lâu năm,
chịu được khô hạn, lá mỏng, dài màu xanh lơ. Cây trưởng thành cao từ 1 – 2 m, chùy
dài 20 – 80 cm. Có mùi thơm của chanh khi bị nghiền nát.
Cymbopogon flexuosus: Sả Đông Ấn Độ (bản địa Ấn Độ). Thân cỏ cao khoảng
3 m, lá dài khoảng 1 m, rộng 1,5 cm, màu lục lam có mũi nhọn ở lá. Chùy (hay chùm)
hoa thưa, màu xám hoặc xám xanh, có nhánh nhỏ kéo dài, mảnh, chùm hoa ngắn 8-10


 


 

mm, có 3 đốt, cuống dài từ 3 – 4 mm, rộng 1 mm. Phân bố nhiều ở Ấn Độ,
Mandagaxca, Indonexia.
Cymbopogon pendulus (sả tía, sả Jammu): thân cao 120 – 150 cm, lá dài 80 cm,
rộng 11 mm. Cụm hoa dài 30-50 cm, thưa, phân nhánh đến 3 bậc, nhánh nhỏ hơi cong
có khi lượn sóng, các nhánh sơ cấp dài, mảnh, có đốt xa nhau. Được trồng nhiều ở Ấn
Độ, Austrailia, Indonexia. Ở nước ta được trồng nhiều ở miền Nam (Purnima
Jayasinha, 1999).
Một vài loài khác như: Cymbopogon martinii, Cymbopogon nardus,
Cymbopogon Proximus, Cymbopogon schoenanthus, Cymbopogon obtectus Silkyheads, Cymbopogon procerus, Cymbopogon refractus, Cymbopogon tortilis,
Cymbopogon winterianus.
2.1.3. Công dụng của tinh dầu sả
Tinh dầu sả dùng như thuốc bảo vệ thực vật. Ở các nước Đông Nam Á, dầu sả

được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu và một chất bảo quản. Nghiên cứu cho thấy
rằng sả dầu có đặc tính xua đuổi côn trùng và chống nấm (Ansari và Razdan, 1995;
Matasyoh, 2010).
Tinh dầu sả dùng trong lĩnh vực công nghiệp vì tinh dầu sả dễ bay hơi và có
hương thơm được khai thác trong công nghiệp ngày càng phổ biến, chúng được dùng
trong các sản phẩm dầu thơm y học, dầu thơm mỹ phẩm, sà phòng y tế.
Citronellol là một thành phần tinh dầu từ các loài sả Cymbopogon citratus,
C.winterianus và loài cây giống như sả (Lippia alba) được cho là có đặc tính chống
huyết áp cao (Đỗ Tất Lợi, 2004).
2.1.4. Kỹ thuật trồng cây sả
Cày bừa phơi đất cho khô, xới nhỏ, lên liếp rộng khoảng 1,2 - 1,4 m, cao 15 - 20
cm. Đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa vì cây sả rất sợ bị úng nước. Trên mỗi liếp
rạch hai hàng rãnh song song với chiều dài liếp, mỗi hàng cách nhau khoảng 0,8 -1 m.
Cứ mỗi 1000 m2 bón lót khoảng 1,5 - 2 tấn phân chuồng đã được ủ mục trộn đều với
khoảng 20 - 30 kg Supe lân, bằng cách rải phân xuống rãnh vừa rạch, trộn phân vào
đất rồi đặt nhánh sả giống nghiêng 45o, mỗi nhánh cách nhau khoảng 25 - 30 cm
(mỗi cây giống là một nhánh sả đã được cắt bỏ bớt lá ở phần trên, tách bỏ những bẹ
lá già phía ngoài và cắt ngắn bớt rễ), sau khi đặt nhánh giống lấp đất sâu khoảng 10
cm. Hàng ngày tưới nước giữ ẩm cho cây.


 


 

Sau khi trồng một vài tuần là nhánh giống bén rễ ra lá mới. Sau khi ra lá mới
khoảng 2 - 3 tuần thì bón thúc phân lần 1, với lượng 7 - 10 kg urê cho 1000 m2, bón
bằng cách rải phân xuống gốc rồi làm cỏ vun nhẹ. Sau trồng khoảng 2 tháng kết hợp
với làm cỏ vun gốc thì bón thúc phân lần 2, với lượng 7 - 10 kg NPK (loại 20-20-15).

Nếu trồng sả để làm thực phẩm tươi thì sau khi trồng khoảng 4 - 5 tháng trở đi
là có thể tỉa thu họach những nhánh lớn. Sau mỗi lần thu họach kết hợp bón thêm phân
và làm cỏ vun gốc cho những nhánh nhỏ tiếp tục phát triển. Nếu trồng để lấy tinh
dầu thì sau khi trồng khoảng một năm tiến hành thu cắt lá, chỉ để lại một đoạn gốc
dài khoảng 10 cm, bón phân tưới nước cho cây ra lá mới (www. sites.google.com)
2.2. Tinh dầu sả
2.2.1. Khái niệm về tinh dầu
Tinh dầu là một hỗn hợp nhiều thành phần, thường có mùi thơm, phần lớn có
nguồn gốc từ thực vật. Hầu hết các loại tinh dầu đều không tan trong nước nhưng tan
trong dung môi hữu cơ, thường tồn tại dạng lỏng ở nhiệt độ phòng và bay hơi hoàn
toàn mà không bị phân hủy (Lê Ngọc Thạch, 2003).
2.2.2. Tổng quan về thành phần hóa học và đặc tính cơ bản của tinh dầu sả
Tùy theo loài sả, thành phần của tinh dầu thay đổi và có giá trị khác nhau. Tinh
dầu sả được cất từ cây sả Cymbogon nardus (sả Xrilanca) và cây Cymbogon
Winterianus (sả Java) có từ 20 – 40 % geraniola và citronellol, 40 – 60 % citronella.
Tinh dầu sả cất từ sả chanh Cymbopogon flexuosus và C. Citratus chứa từ 70 – 80 %
citral. Tinh dầu sả từ loài Cymbopogon martinii thì chứa 75 – 95% geraniol. (Đỗ Tất
Lợi, 2004). Kết quả phân tích thành phần của tinh dầu sả từ một số nghiên cứu trước
đây được thể hiện trong bảng 2.1. Kết quả này cho thấy rằng, tinh dầu sả thường có
các thành phần chính là : Myrcene (0,1 – 27,83 %), Neral (3 – 43 %), Geranial (10 –
48 %), Geraniol (0,5 – 40,2 %).
Purnima Jayasinha, 1999 cho rằng tinh dầu sả có các đặc tính sau:
-

Màu vàng nhạt, có hương nhẹ

-

Khối lượng mol : 154,25 g


-

Tỷ trọng ở 20 oC: 0,8986

-

Nhiệt độ nóng chảy: 15 oC

-

Nhiệt độ sôi: 230 oC



 


 

-

Chỉ số khúc xạ ở 20 oC: 1,4910

-

Chỉ số axit: 5,34

-

Chỉ số ester: 44,2


-

Carbonyls: 74,96

Bảng 2.1. Phần trăm hàm lượng các chất chính trong tinh dầu sả Cymbopogon citratus.

Số
thứ
tự

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên hợp chất

Myrcene
Neral (citral B)
Geranial (citral A)
Geraniol
Geranyl acetate

Citronellal
Citronellol
α-Pinene
β-Pinene
Sabinene
6-Methylhepta-5en-2-one
12 Methyl heptenone
13
Cis β-ocimene
14
trans-β-Ocimene
15
Linalool
16
borneol
17
nerol
18
Tricyclene
19 Citrtronelly acetate
20
Terpinolene
21
ρ-Cymene
22
α-Terpineol
23 β-Caryophyllence
24
Menthol
25

Nerolidol
*Trace < 0,001

Valéria
C.S.Oliv
eira và
ctv
(2008)
10,8
10,4
41,1

Tên tác giả
Joachin
Jayasinha
D.
P. (1999)
Gbenou
và ctv,
(2012)
Hàm lượng %
27,83
0,1-19,2
19,3
42
27,04
41
4,43
0,5–40,2
1,28

1,0-3,0
0,75
0,1- 5
0,1
0,46
0,1
0.19
1,1
2,45
0,5-2,3

0,3
1,22

0,8 – 3,4
0,1-0,4
0,3-4,5
0,96
0,05
0,2
0,38-2,25
0,18

Wijese
kera
R.O.B
(1973)

0.3
3-43

10-48
2,6-40
0,1-3

18
5,2
8,4
2,6
tr*
tr

2,62
0,2



 

Akhila
A.,
(2010)

1,2-3,4
5
0,8-4,5

0,2
1,4
1,8
1,2

6,6
0,9
1,6
1,9
0,7
tr
tr
3,2
tr
0,3

Khoảng dao
động hàm
lượng
(%)
0,1 – 27,83
3 – 43
10 – 48
0,5- 40,2
0,1-3
0,1 – 5,2
0,1 – 8,4
0,1 – 2,6
tr – 0,19
tr - 1,1
0,5- 2,45
0,2- 2,62
0,2- 1,4
1,8
0,8 – 3,4

0,1 – 6,6
0,3 – 4,5
1,6
0,96 – 1,9
0,05 – 0,7
tr – 0,2
tr - 2,25
0,18 – 3,2
tr
0,3


 

2.2.3. Phương pháp chiết xuất tinh dầu sả
2.2.3.1. Nguyên tắc chiết xuất tinh dầu
Theo Lê Ngọc Thạch, 2003, có nhiều phương pháp để sản xuất tinh dầu:
phương pháp cơ học, tẩm trích, hấp thụ, chưng cất hơi nước, các phương pháp mới
như dùng dung môi dioxid carbon, vi sóng, siêu âm. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm
và nhược điểm phù hợp cho từng loại tinh dầu nhưng dù thế nào đi nữa việc chiết xuất
tinh dầu phải tuân theo các nguyên tắc sau:
-

Tinh dầu thu được phải có mùi thơm tự nhiên từ nguyên liệu.

-

Quy trình khai thác phải phù hợp nguyên liệu.

-


Tinh dầu phải được lấy triệt để khỏi nguyên liệu, với chi phí thấp nhất.
Nguyên tắc ly trích của tất cả các phương pháp nói trên đều dựa vào những đặc

tính của tinh dầu như:
-

Dễ bay hơi.

-

Lôi cuốn theo hơi nước ở nhiệt độ dưới 100 oC.

-

Hòa tan dễ dàng trong dung môi hữu cơ.

-

Dễ bị hấp thu ngay ở thể khí.

2.2.3.2. Phương pháp chưng cất bằng nước
Phương pháp chưng cất hơi nước dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuyếch tán,
lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa các mô khi tiếp
xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao.
Cho nước phủ kín nguyên liệu, nhưng phải để một khoảng không gian tương
đối lớn phía bên trên lớp nước để tránh khi nước sôi mạnh làm văng chất nạp qua hệ
thống hoàn lưu. Nhiệt cung cấp có thể đun trực tiếp bằng bếp hoặc đun bằng hơi nước
dẫn từ nồi hơi vào (sử dụng bình có hai lớp đáy). Trong trường hợp chất nạp quá mịn
lắng xuống đáy nồi gây hiện tượng cháy khét nguyên liệu ở mặt tiếp xúc với đáy nồi thì

lúc đó nồi phải trang bị những cánh khuấy trộn đều bên trong suốt thời gian chưng cất.
Việc chưng cất này thường không thích hợp với những tinh dầu dễ bị thủy giải.
Những nguyên liệu xốp và rời rạc rất thích nghi với phương pháp này. Những cấu
phần có nhiệt độ sôi cao, dễ tan trong nước sẽ khó hóa hơi trong khối lượng lớn nước
phủ đầy, điều đó sẽ khiến những tinh dầu sản phẩm thiếu những hợp chất này (Lê
Ngọc Thạch, 2003).



 


 

2.2.4. Các nghiên cứu ứng dụng về tinh dầu sả
2.2.4.1. Các nghiên cứu trong nước
Một nghiên cứu về việc tách chiết Geraniol từ tinh dầu sả để ứng dụng trong
công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm đó là tạo hương cho nước uống và hương thơm cho
cao gội đầu đã được tiến hành thành công (Nguyễn Thị Thẩm và ctv, 1990)
2.2.4.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Theo Jayasinha (1999) thì ảnh hưởng tinh dầu sả đối với vi khuẩn gram âm và
gram dương phụ thuộc vào thành phần hóa học của tinh dầu. Khi nồng độ cital tăng thì
khả năng kháng khuẩn cũng tăng và khả năng này hiệu quả hơn khi myrcene kết hợp
hoạt động với citral. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS được sử dụng để
phân tích thành phần hóa học của tinh dầu sả. Theo Gbenou Joachin D. và ctv, 2012
thì các chất chính trong thành phần hóa học của tinh dầu sả là Myrcene (27,83 %),
Neral (19,3 %), Geranial (27,04 %). Một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli và
Staphylococcus aureus được sử dụng để đánh giá khả năng kháng của tinh dầu sả
(Hamza, 2009). Ngoài ra, các loài nấm Aspergillus cũng đã được sử dụng để nghiên
cứu hoạt tính của tinh dầu sả như nấm Aspergillus flavus sản sinh ra độc tố aflatoxin,

nấm Aspergillus niger gây ra bệnh nấm móc đen trên thực vật. Kết quả nghiên cứu cho
thấy rằng, tinh dầu sả có khả năng kháng lại A. flavus và A. niger nên được sử dụng
trong việc bảo quản thực phẩm để ức chế sự phát triển của nấm mốc và làm chậm quá
trình sản xuất độc tố của chúng (Matasyoh, 2010).
Nghiên cứu của Soares và ctv (2013) cho rằng tinh dầu sả có hoạt tính chống
oxy tại giá trị IC50 = 55,7 µg/ml. Phương pháp thử nghiệm DPPH được sử dụng để
đánh giá khả năng chống oxy hóa với chất chuẩn để so sánh là vitamin C. Trong
nghiên cứu xem xét về phương pháp DPPH, Om và Tej (2008), đã chỉ ra nồng độ của
DPPH khi pha trong dung môi MeOH là 25 – 70 µM, thích hợp nhất là 50 µM và sử
dụng vitamin C có nồng độ là 1 mM, để có được khoảng tuyến tính tốt. Tiến hành đo
quang phổ ở bước sóng 517 nm cho giá trị IC50 = 11,8 µM.
Qua những tài liệu nghiên cứu trên cho thấy rằng sử dụng phương pháp lôi cuốn
hơi nước để ly trích tinh dầu, dùng kỹ thuật GC-MS xác định thành phần hóa học, định
danh và hàm lượng các chất có trong tinh dầu sả. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa
bằng phương pháp DPPH, khả năng ức chế của tinh dầu sả đối với sự phát triển của E.
coli, S. aureus, nấm A. flavus và A. niger.


 


 

2.3. Phương pháp sắc ký khí
2.3.1. Phương pháp sắc ký khí (GC)
Hiện nay sắc ký khí là một thiết bị không thể thiếu được trong việc nghiên cứu
về tinh dầu. Điều kiện tiên quyết để phân tích là mỗi cấu tử của hỗn hợp phải có tính
bay hơi, áp suất hơi phù hợp với nhiệt độ hoạt động của cột sắc ký (Nguyễn Kim Phi
Phụng, 2007). Về căn bản, mẫu sau khi được hóa hơi sẽ được khí mang dẫn vào và
phân tích trên cột sắc ký. Các cấu tử khác nhau sẽ có thời gian lưu khác nhau tùy thuộc

vào điều kiện phân tích (loại cột, chương trình nhiệt, nhiệt độ đầu nạp, đầu dò, pha
động, áp suất…). Dựa vào thời gian lưu và chất chuẩn cần phân tích, người ta có thể
định danh và hàm lượng một số cấu phần.
Trong trường hợp phân tích tinh dầu hầu hết các máy sắc ký khí đều sử dụng
đầu dò ion hóa ngọn lửa (FID) (Lê Ngọc Thạch, 2003).
2.3.2. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS)
Một trong những phương tiện hữu ích giúp các nhà khoa học xác định cấu trúc
hóa học của hớp chất cần khảo sát là máy sắc ký khí ghép khối phổ, gọi tắt là GC-MS.
Nguyên tắc hoạt động của máy GC – MS là khi dòng khí thoát ra khỏi máy sắc
ký khí được cho đi ngang qua một khóa để vào một ống, nơi có một lỗ phân tử và
được dẫn đến buồng ion hóa của máy khối phổ. Có thể có sẵn một khối phổ đồ của
mỗi cấu phần chứa trong hỗn hợp đã được bơm vào máy sắc ký lúc ban đầu.
Qui trình hoạt động của máy gồm hai bước chính đó là trước tiên, máy sẽ tách
mẫu, phân tích mẫu. Tiếp đó, bộ phận máy tính của máy khối phổ so sánh các dữ kiện
vừa thu được với các số liệu phổ chuẩn đang chứa sẵn trong thu viện máy, để đề nghị
cấu trúc hóa học của hợp chất khảo sát. Máy in ra một bản danh sách những hợp chất
có khả năng giống với chất khảo sát, mỗi hợp chất đề nghị này đều có nghi kèm theo
độ tương hợp. Độ tương hợp càng lớn, > 90% cấu trúc của hợp chất khảo sát càng có
khả năng là chất mà máy đề nghị (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).
2.4.

Tổng quan về vi sinh vật được thử nghiệm

2.4.1. Escherichia coli (E. coli)
Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli) là một trong những loài vi
khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động
vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của
khuẩn lạc ruột. Sự có mặt của E. coli trong nước ngầm là một chỉ thị thường gặp cho ô



 


 

nhiễm phân. E. coli là trực khuẩn gram (-), hình que, thẳng. Kích thước dài ngắn khác
nhau, trung bình từ 2-3x 0,5 µm; trong những điều kiện không thích hợp (ví dụ trong
môi trường có kháng sinh) vi khuẩn có thể dài 6-8 µm. Rất ít chủng E. coli có vỏ,
không sinh bào tử, hầu hết có lông và có khả năng di động. E. coli là vi khuẩn hiếu khí
hoặc kỵ khí tùy nghi. Phát triển dễ dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường. Một
số có thể phát triển trên môi trường tổng hợp rất nghèo chất dinh dưỡng, phát triển
được ở nhiệt độ từ 5 - 40 oC, phát triển tốt nhất ở 37 oC, pH từ 7 - 7,2. Trong những
điều kiện thích hợp E. coli phát triển rất nhanh, thời gian thế hệ chỉ từ khoảng 20-30
phút. Cấy vào môi trường lỏng sau 3 - 4 giờ đã có thề làm đục nhẹ môi trường, sau 24
giờ làm đục đều, sau 2 ngày trên mặt môi trường có váng mỏng. Những ngày sau dưới
đáy ống có thể thấy cặn.
Trong đường tiêu hóa E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vi khuẩn hiếu khí
(khoảng 80%). Tuy nhiên, E. coli cũng là một vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng, nó đứng
đầu trong số các vi khuẩn gây tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, đứng
đầu trong các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết. E. coli có thể gây nhiều bệnh khác
như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn vết thương (Nguyễn Tiến Dũng, 2007).
2.4.2. Staphylococcus aureus
Staphylococcus aureus là vi sinh vật có khả năng sản sinh ra một số loại độc tố
đường ruột bền nhiệt, không bị phân hủy khi đun nóng ở 100 oC trong khoảng 30 phút.
Khi vi sinh vật này xâm nhiễm vào trong thực phẩm, chúng tiết độc tố vào trong thực
phẩm và gây độc. Khi con người tiêu thụ loại thực phẩm có chứa độc tố này, sau 4 - 6
giờ ủ bệnh sẽ bộc phát các triệu chứng như: tiêu chảy, nôn mửa, các triệu chứng này
kéo dài từ 6 - 8 giờ. Các nguồn gây nhiễm vào thực phẩm chủ yếu từ các khâu chế
biến trong nhà bếp. Trong tự nhiên, các vi sinh vật này thường tìm thấy trong da, mũi,
tóc hay lông của các loài động vật máu nóng (Nguyễn Tiến Dũng, 2007)

2.4.3. Giới thiệu về Aspergillus
Chi này có khoảng 200 loài và phát tán khắp mọi nơi trong tự nhiên. Một vài
loài trong nhóm Aspergillus gây bệnh nhiễm trùng cơ hội trong cơ thể người, nhiều
loài gây bệnh trên thực vật và có một số loài có lợi được ứng dụng trong thực phẩm,
hoặc enzym. Aspergillus flavus và Aspergillus niger là một trong những loài phổ biến
của giống Aspergillus (Nguyễn Văn Bá và ctv, 2005).

10 

 


 

2.4.3.1. Aspergillus flavus
Phát triển trên môi trường PGA có dạng sợi, màu sắc thay đổi từ xanh vàng tươi
đến màu xanh vàng sẫm. Nhiệt độ và độ ẩm tối thiểu để A. flavus phát triển là 6 – 8 oC.
A. flavus có khả năng sinh độc tố aflatoxin trên các loại nông sản như ngô, lạc,
bông, đậu tương…Gây giảm hoặc tổn thương hệ miễn dịch trên cơ thể người.
2.4.3.2. Aspergillus niger
Khóm móc phát triển môi trường PGA, đường kính 4 – 5 cm trong 7 ngày, dạng
sợi, màu đen, nâu đen hoặc nâu tím, phát triển rất nhanh, thời kì đầu sợi mốc dạng
lông màu trắng. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 35 – 37 oC, độ ẩm tương đối để
bào tử nảy mầm là 88%.
A. niger được xem là nấm sợi không sinh độc tố và được sử dụng rộng rãi trong
chế biến thực phẩm. Nó có hoạt tính khử cafein đồng thời tạo enzym cellulaza và
pectinaza. Về mặt thương mại, A. niger dùng để sản xuất acid citric. Mặt khác, A. niger
gây ra một căn bệnh được gọi là nấm móc đen trên các loại trái cây và rau quả như nho,
hành tây, đậu phộng…
2.5. Thử nghiệm khả năng chống oxy hóa của tinh dầu sả bằng DPPH

DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) là gốc tự do bền, ổn định nhất trong các
gốc tự do, có độ hấp thu cực đại ở bước sóng 517 nm, tồn tại ở dạng bột có màu tím,
dễ bị phân hủy bởi ánh sáng.
Khi có mặt chất chống oxy hóa, DPPH sẽ bị khử thành 2,2-diphenyl-1picrylhydrazyl (DPPH-H) làm chuyển màu sắc của DPPH từ màu tím sang màu vàng.

DPPH (màu tím)

DPPH:H (màu vàng)

Hình 2.1 Cơ chế tiếp nhận gốc DPPH tự do
(www.greenpharmacy.info)

11 

 


 

Quá trình này được đánh giá bằng cách đo độ hấp thu ở bước sóng có giá trị OD
517 nm. Theo đó hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) của mẫu thử sẽ được tính theo công
thức:
HTCO % =

 

100%

Trong đó:
-


Ao: độ hấp thu mẫu đối chứng ở bước sóng 517 nm.

-

A: độ hấp thu mẫu thử ở bước sóng 517 nm.
Tuy nhiên trong nghiên cứu, khả năng kháng oxy hóa của một chất sẽ được

đánh giá bằng giá trị IC50.
Giá trị IC50 của mẫu cần khảo sát là nồng độ của mẫu mà tại đó mẫu có thể ức
chế 50% gốc tự do. Đây là một giá trị dùng để đánh giá khả năng ức chế mạnh hay yếu
của mẫu cần khảo sát. Mẫu có hoạt tính càng cao thì giá trị IC50 sẽ càng thấp (Jose
Cheel và ctv, 2005). Để tính giá trị IC50 thì từ nồng độ mẫu cần khảo sát và giá trị OD,
xây dựng phương trình tuyến tính biểu diễn mối tương quan giữa giá trị OD và hoạt
tính chống oxy hóa (HTCO), dựa vào phương trình đường chuẩn tính được giá trị IC50.
Phương trình đường chuẩn tuyến tính có dạng: y = ax + b (*).
Trong đó: y = 50%, x là nồng độ mẫu.
Thế y = 50% vào (*) => x
Giá trị x thể hiện nồng độ mẫu có khả năng đánh bắt gốc tự do DPPH 50%.
Kết quả được đánh giá thông qua giá trị IC50 (inhibitory concentration) là nồng
độ chất chống oxy hóa (mẫu tinh dầu) cần để ức chế (trung hòa) 50 % gốc tự do DPPH
trong khoảng thời gian xác định.

12 

 


 


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
 

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013.Thực hiện
nghiên cứu tại phòng phân tích hóa sinh của Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và
Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Vật liệu, hóa chất và thiết bị
3.2.1. Vật liệu
Mẫu cây sả được thu thập tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Hình 3.1 Cây sả và lá sả tươi
3.2.2. Chủng vi sinh vật
Chủng vi khuẩn Staphilococcus aureus ATCC 43300, Echerichia coli ATCC
2692, nấm Aspergillus flavus và Aspergillus niger được thu nhận từ bệnh viện thú y
trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.3. Hóa chất
Ethanol tuyệt đối (Trung Quốc), n-Hexan (Merck), nước cất, KOH, HCl đậm
đặc, phenolphtalein, methanol (Merck); 1,1- diphenyl-2-picrylhydrazyl (Sigma). Môi
trường thử nghiệm vi sinh: TSB, PGA.
3.2.4. Thiết bị và dụng cụ
Cân phân tích điện tử (Đức), bộ chưng cất hơi nước (Đức), bếp điện, tủ sấy, tủ
cấy vô trùng, nồi hấp (Tommy – Nhật Bản)
Máy sắc ký khí GC-MS (Mỹ)

13 

 



 

Dụng cụ sử dụng: Buret, pipet chuẩn độ, micropipet, ống nghiệm, đĩa petri, ống
đong, bình định mức, bình cầu 2 lít, que cấy, đèn cồn.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Chiết xuất tinh dầu sả bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước
Cây sả sau khi thu hoạch được cắt nhỏ. Thực hiện phương pháp chiết xuất tinh
dầu từ lá sả và củ sả. Mỗi phương pháp thực hiện 3 lần lặp lại.
Mẫu sả cắt

Bình cầu

Nước cất

Lắp hệ thống

nhỏ (1)

chưng cất 2 lít

(2)

sinh hàn (3)

Đun sôi

(1) 200 g lá sả cắt nhỏ
(2) 1250 ml nước cất, tỉ lệ nước cất sau khi cho mẫu

trong 3 giờ


vào là khoảng 2/3 bình chưng cất
(3) Hơi nước cùng tinh dầu sẽ bị làm lạnh, ngưng tụ

Để nguội

lại và rơi xuống ống chưng cất.
(4) Ly tâm 12000 vòng/ 3 phút để loại nước còn sót
Thu tinh dầu

trong tinh dầu sau khi thu nhận.
(5) Giữ tinh dầu trong lọ tối màu, đậy kín nắp và trữ ở
4 – 6 oC.

Ly tâm (4)

Thu tinh dầu
tinh khiết (5)

Hình 3.2 Phương pháp lôi cuốn hơi nước
3.3.2. Xác định hàm lượng tinh dầu được ly trích
3.3.2.1. Ảnh hưởng của nguyên liệu mẫu đến hàm lượng tinh dầu
Hàm lượng tinh dầu là phần trăm lượng tinh dầu thu được từ khối lượng nguyên
liệu ban đầu sau khi được ly trích bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước.
Phương pháp tiến hành
Đối với mẫu lá: 200 g lá tươi cắt nhỏ ly trích bằng lôi cuốn hơi nước với 1000
ml nước cất. Thu tinh dầu sau 3 giờ ly trích, ghi nhận thể tích tinh dầu.
14 

 



×