Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG STEVIOSIDE TRONG CỎ NGỌT (Stevia Rebaudiana) VÀ THỬ NGHIỆM BỔ SUNG CỎ NGỌT VÀO TRÀ BẠC HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.09 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG STEVIOSIDE TRONG CỎ NGỌT
(Stevia Rebaudiana) VÀ THỬ NGHIỆM BỔ SUNG
CỎ NGỌT VÀO TRÀ BẠC HÀ

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ THANH TÂM

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 6/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG STEVIOSIDE TRONG CỎ NGỌT


(Stevia Rebaudiana) VÀ THỬ NGHIỆM BỔ SUNG
CỎ NGỌT VÀO TRÀ BẠC HÀ

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. TRẦN THỊ LỆ MINH

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

ThS. PHÙNG VÕ CẨM HỒNG

Tháng 6/2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
bộ môn Công nghệ Sinh học cùng tất cả quý thầy cô đã tận tâm hướng dẫn cho tôi
trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
TS. Trần Thị lệ Minh và ThS. Phùng Võ Cẩm Hồng là người luôn theo sát và
chỉ dạy cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Công ty Cổ phần Dược Phẩm 3/2 đã cung cấp Stevia GSG 95.
Cô Tô Thị Nhã Trầm cùng các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Sinh học đã
hướng dẫn tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Chị Ngọc, anh Triết, anh Kiên, anh Sinh trong phòng sắc ký Viện Công nghệ
Sinh học và Môi trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện các thí nghiệm.
Tập thể lớp DH09SH đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện đề tài.

Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cám ơn tới ba mẹ - người đã nuôi dạy, giúp đỡ, động
viên, chia sẻ những khó khăn trong những năm tháng tôi học tập tại trường.
Tháng 06 năm 2013

Nguyễn Thị Thanh Tâm

i


TÓM TẮT
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm và có tính toàn cầu do thói quen
sử dụng đường của con người trong bữa ăn hằng ngày. Việc sử dụng đường trong khẩu
phần ăn là truyền thống văn hóa của các quốc gia, nó gắn liền với nhu cầu của từng
người, từng hộ gia đình. Đứng trước những lo lắng về tác dụng ngược của đường thì
việc tìm ra một loại chất ngọt có thể thay thế đường là những hướng suy nghĩ mới của
các nhà nghiên cứu. Năm 1888, nhà thực vật học người Paraguay là Moises Santiago
Bertoni đã phát hiện, phân loại một loại cỏ chứa chất có vị ngọt gấp 300 lần đường
mía. Cỏ ngọt chứa chất ngọt Stevioside không bị lên men trong dạ dày, không bị phân
hủy và đặc biệt không sinh năng lượng, vô hại với cơ thể nên có thể dùng trong chế độ
ăn kiêng. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu và sử dụng hiệu quả các bộ
phận của cây cỏ ngọt.
Đề tài được thực hiện với ba thí nghiệm. Thứ nhất, xác định hàm lượng
Diterpen glycoside ở lá, thân, ngọn trong bốn lần thu hoạch đầu tiên; Thứ hai, xây
dựng quy trình chiết xuất để thu nhận hỗn hợp chứa chất ngọt Stevioside; Thứ ba, thử
nghiệm bổ sung sản phẩm cỏ ngọt vào trà bạc hà.
Kết quả cho thấy sau khi đo OD thì nồng độ Diterpen glycoside trong thân là
cao nhất ở tất cả các lần cắt, hàm lượng đường trong lần cắt đầu thì thấp hơn các lần
cắt sau (lần 1 là 0,394 mg/ml; lần 2 là 0,796 mg/ml; lần 3 là 0,722 mg/ml; lần 4 là
0,771mg/ml). Hỗn hợp chứa Stevioside sau chiết xuất có màu vàng cam chiếm 3,374%
so với khối lượng mẫu ban đầu. Trà bạc hà bổ sung cỏ ngọt sau khi đánh giá cho điểm

chất lượng đạt 17,5 điểm tương đương với loại khá.

ii


SUMMARY
The thesis: “Extract of Stevioside compounds in stevia (Stevia Rebaudiana)
and additional testing stevia onpeppermint tea" is done at the Institute of
Biotechnology and Environment, Nong Lam University, Ho Chi Minh City. Diabetes
is a serious disease worldwide caused by people’s habits of using sugar in our daily
meals. Using sugar in food is traditional culture of many countries, it pertains to the
needs of each person, each household. Faced with concerns about adverse effects of
sugar, scientists tried to find possible alternative sweet substances. In 1888, a
Paraguayan botanist, Moises Santiago Bertoni, discovered a grass has 300 times the
sweetness of cane sugar. Stevia contains sweetener Stevioside not fermented in the
stomach, can not be destroyed and not particularly produce energy, harmless to the
body, can be used in the diet. Study was done for the purpose of understanding and
effective use of parts of Stevia.
Study was conducted with three experiments. First, determining Diterpen
glycoside content in leaves, stems and tops four times in the first harvest; Second,
building extraction process to obtain a mixture containing sweetener Stevioside; Third,
testing adding the sweetener of Stevia into the mint tea.
The results of the OD measurement showed that concentration of glycoside
Diterpen was the highest in all cuts, sugar content in the first cut is lower than the cuts
followed (the first time one was 0.394 mg / ml, the second times was 0.796 mg / ml,
the third time was 0.722 mg / ml, the forth time was 0.771 mg / ml). Mixtures contain
Stevioside after extract had orange color made 3.374% compared to the initial sample
volume. Mint tea adding sweetener of this grass after evaluation achieves score of
quality 17.5 points - equivalent to fair degree.
Keywords: stevioside, diterpen glycoside, mint tea, stevia.


iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Tóm tắt ........................................................................................................................ ii
Summary ....................................................................................................................iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................ vii
Danh sách các bảng .................................................................................................. viii
Danh sách các hình ..................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2.Yêu cầu của đề tài .................................................................................................. 2
1.3. Nội dung thực hiện................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................ 3
2.1. Tổng quan về cây cỏ ngọt ..................................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố của cây cỏ ngọt .............................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây cỏ ngọt .............................................................. 3
2.1.3. Ý nghĩa kinh tế của cây cỏ ngọt ......................................................................... 4
2.1.4. Giá trị dược học của cây cỏ ngọt ........................................................................ 4
2.1.5. Thành phần và các chất trong cỏ ngọt ................................................................ 5
2.1.6. Độc tính trong lá cỏ ngọt .................................................................................... 7
2.1.7. Những nghiên cứu trong nước và thế giới về cây cỏ ngọt ................................... 8
2.1.7.1. Nghiên cứu trong nước .................................................................................... 8
2.1.7.2. Nghiên cứu trên thế giới .................................................................................. 8
2.2. Tổng quan về cây bạc hà ....................................................................................... 9
2.2.1. Nguồn gốcvà phân bố cây bạc hà ....................................................................... 9

2.2.2. Ý nghĩa kinh tế cây bạc hà ................................................................................. 9
2.2.3. Tác dụng dược lý của cây bạc hà ...................................................................... 10
2.3. Phương pháp chưng cất tinh dầu bằng nước ........................................................ 10
2.4. Tổng quan về trà ................................................................................................. 11
2.4.1. Giá trị của trà ................................................................................................... 11
iv


2.4.2. Một số sản phẩm trà cỏ ngọt............................................................................. 12
2.4.3. Trà bạc hà cỏ ngọt ............................................................................................ 12
2.5. Than hoạt tính và Celite ...................................................................................... 13
2.5.1. Than hoạt tính .................................................................................................. 13
2.5.2. Celite ............................................................................................................... 13
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 14
3.1. Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 14
3.2. Vật liêu nghiên cứu ............................................................................................. 14
3.2.1. Đối tương nghiên cứu....................................................................................... 14
3.2.2. Thiết bị và dụng cụ .......................................................................................... 14
3.2.3. Hóa chất ........................................................................................................... 14
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 14
3.3.1. So sánh hàm lượng Diterpen glycoside của lá, thân, ngọn ở các lần cắt ............ 14
3.3.1.1. Xây dựng phương trình đường chuẩn đối với chất chuẩn Stevia GSG 95 ...... 14
3.3.1.2. So sánh hàm lượng Diterpen glycoside của lá, thân, ngọn ở các lần cắt ......... 15
3.3.2. Xây dựng quy trình chiết xuất hợp chất chứa Stevioside .................................. 15
3.3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đun đến sự hòa tan Stevioside .................. 15
3.3.2.2. Khảo sát khả năng hấp thu của than hoạt tính trong dịch chiết thô ................. 16
3.3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của Celite đến dịch chiết thô ......................................... 16
3.2.2.4. Quy trình chiết xuất hợp chất chứa Stevioside ............................................... 16
3.3.3. Thử nghiệm bổ sung sản phẩm cỏ ngọt vào trà bạc hà ...................................... 18
3.3.3.1.Kiểm tra nguyên liệu ban đầu ......................................................................... 18

3.3.3.2. Thử nghiệm bổ sung sản phẩm cỏ ngọt vào trà bạc hà ................................... 18
3.3.3.3. Đánh giá cảm quan trà bạc hà ........................................................................ 19
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 21
4.1. So sánh hàm lượng Diterpen glycoside trong lá, thân, ngọn ở các lần cắt ............ 21
4.1.1. Phương trình đường chuẩn của chất chuẩn Stevia GSG 95 ............................... 21
4.1.2. Hàm lượng Diterpen glycoside trong lá, thân, ngọn qua từng lần cắt ................ 22
4.1.3. Hàm lượng Diterpen glycoside trong bốn lần cắt.............................................. 25
4.2. Xây dựng quy trình chiết xuất hợp chất chứa Stevioside ..................................... 26
4.2.1. Ảnh hưởng của thời gian đun đến sự hòa tan Stevioside ................................... 26
4.2.2. Khả năng hấp thu của than hoạt tính trong dịch chiết thô ................................. 27
v


4.2.3. Ảnh hưởng của Celite trong dịch chiết thô ....................................................... 29
4.2.4. Kết quả chiết xuất hợp chất chứa Stevioside..................................................... 30
4.3. Thử nghiệm bổ sung cỏ ngọt vào trà bạc hà ........................................................ 33
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 35
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 35
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 36
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BM.CNSH:

Bộ môn Công nghệ Sinh học


Dd:

Dung dịch

Cs:

Cộng sự

G:

Gram

Mg:

Miligram

Ml:

Mililit

OD:

Optical density

USD:

United States dollar

TB:


Trung bình

WHO:

Tổ chức y tế thế giới

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1 Thí nghiệm bổ sung sản phẩm cỏ ngọt vào trà bạc hà ................................. 18
Bảng 3.2 Hệ số trọng lượng của trà ........................................................................... 19
Bảng 3.3 Mức chất lượng đánh giá trà ....................................................................... 19
Bảng 4.1 Nồng độ Diterpen glycoside trong lá, thân, ngọn của lần cắt 1.................... 23
Bảng 4.2 Nồng độ Diterpen glycoside trong lá, thân, ngọn của lần cắt 2.................... 23
Bảng 4.3 Nồng độ Diterpen glycoside trong lá, thân, ngọn của lần cắt 3.................... 24
Bảng 4.4 Nồng độ Diterpen glycoside trong lá, thân, ngọn của lần cắt 4.................... 24
Bảng 4.5 Sự khác biệt hàm lượng Diterpen glycoside trong bốn lần cắt..................... 25
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của thời gian đun đến sự hòa tan Stevioside ............................. 27
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của than hoạt tính đến dịch chiết thô ........................................ 28
Bảng 4.8 Ảnh hưởng Celite đến dịch chiết thô........................................................... 30
Bảng 4.9 Kết quả chiết xuất lá, thân, ngọn lần cắt 1................................................... 32
Bảng 4.10 Kết quả chiết xuất lá, thân, ngọn lần cắt 2................................................. 32
Bảng 4.11 Kết quả chiết xuất lá, thân, ngọn lần cắt 3................................................. 32
Bảng 4.12 Kết quả chiết xuất lá, thân, ngọn lần cắt 4................................................. 32
Bảng 4.13 Thử nghiệm bổ sung cỏ ngọt vào trà bạc hà .............................................. 33

Bảng 4.14 Kết quả đánh giá cảm quan trà ................................................................. 34

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Công thức hóa học của Stevioside ................................................................ 5
Hình 2.2 Công thức hóa học của Steviolbioside .......................................................... 6
Hình 2.3 Công thức hóa học của Rebaudioside – A ..................................................... 6
Hình 3.1 Quy trình chiết xuất hợp chất chứa Stevioside ............................................ 17
Hình 4.1 Phương trình đường chuẩn của chất chuẩn Stevioside ................................. 21
Hình 4.2 Các bộ phận của cỏ ngọt ............................................................................. 22
Hình 4.3 Sự khác biệt về màu sắc ở các thời gian đun khác nhau .............................. 26
Hình 4.4 Sự khác biệt về màu sắc giữa các khối lượng than khác nhau ..................... 28
Hình 4.5 Màu sắc dung dịch thô sau khi bổ sung khối lượng Celite khác nhau .......... 29
Hình 4.6 Dung dịch thôkhi đun với nước cất ............................................................. 31
Hình 4.7 Dung dịch sau chiết xuất............................................................................. 31
Hình 4.8 Hợp chất chứa Stevioside sau chiết xuất ..................................................... 31

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Một báo cáo công bố tại Hội nghị của Liên Đoàn Tiểu Đường Quốc Tế được
tổ chức tại Paris, chi phí chăm sóc người bệnh tiểu đường trong độ tuổi 20 - 79 trên

toàn thế giới hàng năm hiện nay khoảng 150 tỷ USD. Ước tính đến năm 2025 gánh
nặng về bệnh tiểu đường cho toàn thế giới sẽ ở mức gần 400 tỷ USD. Theo tài liệu chi
tiết được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) công bố ngày 30/10/2003, đến năm 2030 số
bệnh nhân tiểu đường trên thế giới sẽ khoảng 300 triệu tức khoảng 4% dân số thế giới.
Còn tại Việt Nam, hiện có hơn 3 triệu người đang mang trong mình căn bệnh đái tháo
đường và hàng triệu người có thể trở thành nạn nhân tiếp theo của căn bệnh này. Nguy
hiểm nhất là hơn 65% trong số người bệnh nói trên không biết mình đang mắc bệnh.
Như vậy, bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm và có tính toàn cầu do
thói quen sử dụng đường của con người trong bữa ăn hằng ngày. Hiện nay, ngoài thị
trường có rất nhiều loại đường và các sản phẩm từ đường như: đường mía (phổ biến
nhất hiện nay và chứa nhiều năng lượng), đường hóa học (có vị ngọt rất cao, có thể
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng), đường trái cây (chiết xuất từ trong
các loại trái cây), các sản phẩm sữa, bánh, kẹo. Có thể nói, việc sử dụng đường trong
khẩu phần ăn là truyền thống văn hóa của các quốc gia, nó gắn liền với nhu cầu của
từng người, từng hộ gia đình. Đứng trước những lo lắng về tác dụng ngược của đường
thì việc tìm ra một loại chất ngọt có thể thay thế đường là những hướng suy nghĩ mới
của các nhà nghiên cứu. Năm 1888, nhà thực vật học người Paraguay là Moises
Santiago Bertoni đã phát hiện, phân loại một loại cỏ chứa chất có vị ngọt gấp 300 lần
đường mía và ông chính thức đặt tên cho loại cỏ này là Stevia Rebaudiana Bertoni.
Loại cỏ này ở Việt Nam thường được gọi là cỏ ngọt (hay cỏ mật, cúc ngọt). Cỏ ngọt
chứa chất ngọt Stevioside không bị lên men trong dạ dày, không bị phân hủy và đặc
biệt không sinh năng lượng, vô hại với cơ thể nên có thể dùng trong chế độ ăn kiêng
(Trần Đình Long, 1996).

1


Do vậy, việc thực hiện đề tài: “Xác định hàm lượng Stevioside trong cây cỏ
ngọt (Stevia Rebaudiana) và thử nghiệm bổ sung cỏ ngọt vào trà bạc hà” sẽ biết được
hàm lượng Stevioside có trong cỏ ngọt và nghiên cứu sản phẩm từ cỏ ngọt có giá trị

đối với người sử dụng.
1.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu bộ phận chứa nồng độ Diterpen glycoside trong cây cỏ ngọt trong các bộ
phận của cây qua các lần cắt.
- Tạo hỗn hợp chứa Stevioside từ cây cỏ ngọt
- Tạo sản phẩm trà bạc hà cỏ ngọt.
1.3. Nội dung thực hiện
- Xác định hàm lượng Diterpen glycoside của lá, thân, ngọn trong bốn lần cắt
- Xây dựng quy trình chiết xuất hỗn hợp chứa Stevioside:
+ Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hòa tan Stevioside
+ Khảo sát khả năng hấp thụ của than hoạt tính đến dịch chiết thô.
+ Khảo sát ảnh hưởng của Celite đến dịch chiết thô.
- Thử nghiệm bổ sung sản phẩm từ cỏ ngọt vào trà bạc hà.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cây cỏ ngọt
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố của cây cỏ ngọt
Cỏ ngọt (Stevia Rebaudiana) thuộc họ Cúc Asteraceae, còn được gọi là cỏ
đường, cỏ mật, có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Đây là loài cỏ có nhiều lợi ích, có thể đưa
vào sản xuất để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Cỏ ngọt được trồng và sử dụng hầu hết
các châu lục, đặc biệt ở các nước Nhật Bản, Inđônêxia, Braxin, Paraguay, Mỹ, Thái
Lan. Ngày nay cỏ ngọt được trồng khá phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,
Hàn Quốc, Inđônêxia và một số nước khác. Cỏ ngọt bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở
Nhật Bản. Hàng năm ở Nhật Bản sử dụng từ 45 - 50 tấn Stevioside (tương đương 450 500 tấn lá khô). Ở Hàn Quốc dùng 6 - 8 tấn Stevioside/tháng (tương đương 60 - 80 tấn
là cỏ ngọt khô). Sản phẩm đường cỏ ngọt ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới
đặc biệt là Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Cỏ ngọt được đưa vào Việt Nam từ
tháng 8 năm 1988 và hiện nay được trồng phổ biến ở một số tỉnh: Hà Giang, Hòa

Bình, Hưng Yên, Lâm Đồng (Trần Đình Long, 1996).
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây cỏ ngọt
Hệ rễ: Là cây có hệ rễ khoẻ, ít phân nhánh, có thể mọc sâu tới 20 – 30 cm tuỳ
thuộc vào độ phì nhiêu, tơi xốp và mực nước ngầm của đất. Hệ rễ phát triển tốt trong
điều kiện đất tơi xốp đủ ẩm.
Thân cành: Cỏ ngọt có dạng thân bụi, chiều cao 50 – 60 cm, thâm canh tốt có
thể đạt 80 – 120 cm, phân cành cấp I nhiều. Cành cấp I thường xuất hiện từ các đốt lá
cách mặt đất 10 cm, sau đốn cành có thể xuất hiện ở các đốt trên thân.
Lá: Mọc đối từng cặp hình thập tự, mép lá có từ 12 - 16 răng cưa, lá hình trứng
ngược, lá trưởng thành có thể dài tới 5 – 8 cm, rộng 1,5 – 2 cm, có ba gân song song
và các gân phụ phân nhánh.
Hoa quả: Hoa phức, giao phấn, khả năng tự thụ phấn thấp. Quả mầu nâu thẫm,
năm cạnh khi chín dài 2 - 2,5 mm, hạt có hai vỏ hạt, có phôi nhưng nội nhũ trần do vậy
tỷ lệ nảy mầm thấp và hạt dễ mất sức nảy mầm khi bảo quản.
Cỏ ngọt sau khi thu hái phải được sấy khô (hàm lượng nước dưới 10%) được
bảo quản trong túi ni lông, tránh hút ẩm để đảm bảo chất lượng cỏ ngọt. Đặc biệt trong
3


quá trình phơi sấy, bảo quản không để bị ướt vì thành phần ngọt sẽ bị tan chảy ra ngoài
ảnh hưởng đến giá trị cỏ ngọt (Võ Thị Thu Trang, 2008).
2.1.3. Ý nghĩa kinh tế của cây cỏ ngọt
Theo GS Trần Đình Long – Chủ tịch Hiệp hội giống cây trồng Việt Nam, cho
biết: "Cây cỏ ngọt Việt Nam và chế phẩm của nó sẽ có cơ hội xuất đi nhiều nước trên
thế giới nếu chúng ta sản xuất được". Cỏ ngọt không chỉ làm thực phẩm chức năng, mà
còn làm mỹ phẩm, phân bón phun trên lá và phân sạch hữu cơ cho những sản phẩm
chất lượng cao. Một số công ty của Peru, Canada, Hàn Quốc sẵn sàng thu mua; riêng
Hàn Quốc thu mua cả thân, lá cây cỏ ngọt làm phân bón hữu cơ để làm sản phẩm nông
nghiệp sạch.
Đường từ cỏ ngọt hiện có giá là 1,5 triệu đồng/kg, đường mía có giá khoảng

20.000 đồng/kg. Song với độ ngọt gấp khoảng 300 lần đường mía, thì chi phí sản xuất
khi sử dụng đường cỏ ngọt sẽ giúp tiết kiệm hơn nhiều lần. Hiện Việt Nam cũng có
một số công ty như: Công ty Cổ phần Thương mại Toàn cầu Stevia, Công ty Cổ phần
Phát triển Stevia Ventures, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Stevia Á châu đang
tham gia nhưng mới dừng ở mức độ tư vấn, là đầu mối cung cấp thông tin về dây
chuyền, đầu ra (tức là đảm bảo bao nhiêu tấn lá khô có thể xuất khẩu được chứ chưa
phải tổ chức sản xuất hay tiêu thụ trên quy mô lớn). Việt Nam đã xuất cỏ ngọt qua
đường tiểu ngạch sang các nước như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc. Các công ty kí hợp
đồng mua với số lượng nhất định (10.000 - 15.000 tấn) nhưng chưa có ngành hàng
xuất khẩu ổn định. Do ta chưa có vùng chuyên canh nên không thống kê được số
lượng đã xuất khẩu (Trần Đình Long, 2012).
Tuy nhiên, hiện nay một số tỉnh nước ta đang trồng cỏ ngọt cho thấy giá trị
kinh tế khi trồng cỏ ngọt cao gấp 3 - 4 lần khi trồng lúa. Như vậy, nếu chúng ta mở
rộng diện tích trồng chuyên canh thì đời sống người dân được sẽ được cải thiện. Để đạt
được điều đó, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, thiết kế dây chuyền sản xuất phù hợp
thì việc phát triển và ổn định nguồn cỏ ngọt mới có thể thực hiện được.
2.1.4. Giá trị dược học của cây cỏ ngọt
Cỏ ngọt có tác dụng hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường và tác
dụng giãn mạch toàn thân nên tốt với người cao huyết áp. Khi nghiên cứu trên chuột,
Stevioside có tác dụng hạ huyết áp, tăng bài niệu và thải trừ Natrium. Nghiên cứu của
Planas (1968), chuột cống trắng cái và đực uống nước có 5% cao cỏ ngọt có tác dụng
4


ngừa thai. Không những vậy, cao cỏ ngọt có tác dụng kháng khuẩn đối với
Pseudmonas aeruginosa và Proteus vulgarus nên được dùng làm chất tạo ngọt thay
thế đường (Dương Thanh Liêm, 2010).
Từ 30 năm nay, các nhà khoa học Phù Tang đã nghiên cứu các hoạt chất của
Stevia, nhưng cũng không thấy có báo cáo nào nói lên tính độc hại của loại thảo mộc
này. Ngoài ra, thí nghiệm thực hiện tại đại học Maringa, Brazil cho biết chiết dịch lá

Stevia có khuynh hướng giúp đem glucose vào trong tế bào, nhờ vậy, lượng đường
trong máu giảm đi phần nào.
Ngày 17/12/2008, FDA đã chấp thuận cho phép các chất trích từ cây Stevia
được bán ra thị trường ().
2.1.5. Thành phần các chất trong cây cỏ ngọt
Resenack (1908) và Dieterich (1909) đã chiết suất được Glucoside từ lá cỏ
ngọt. Nhưng mãi đến năm 1931 Bridel và Lavieille mới xác định được Glucoside đó
chính là Stevioside, chất ngọt cơ bản tạo lên độ ngọt ở loại cây này. Chất Stevioside
sau khi thuỷ phân sẽ cho 3 phân tử Steviol và Isosteviol. Chất Steviol ngọt hơn đường
Saccaroza 300 lần. Thông qua phương pháp ion hoá khi chúng trao đổi ion, H.B.
Wood đã nghiên cứu tìm ra công thức hoá học của các Glucoside nói trên. Bằng
phương pháp sắc ký bản mỏng, sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp , người ta đã thấy được
11 chất có hàm lượng và độ ngọt khác nhau, nhưng tạo nên độ ngọt là các chất cơ bản
sau: Stevioside (có trong cây khoảng 7%), Rebaudioside A (có trong cây khoảng 2%),
Rebaudioside B, Steviolbioside, Rebaudioside C, Rebaudioside D.

Hình 2.1 Công thức hóa học của Stevioside

5


Stevioside có công thức là C38H60O18 có độ ngọt gấp 300 lần so với đường
saccarose, ít năng lượng, ngon, không lên men, không bị phân huỷ, bởi vậy rất có triển
vọng dùng để thay đường trong chế độ ăn kiêng. Stevioside là một tinh thể hình kim,
có độ quay 1980 (a)25 39,30, Điểm chảy 202 – 2040, 1g tan trong 800 ml nước. Chứa
trong cây với tỷ lệ 6 – 8 %.

Hình 2.2 Công thức hóa học của Steviolbioside

Steviolbioside là một chất ngọt chiếm trọng lượng rất nhỏ trong cây.


Hình 2.3 Công thức hóa học của Rebaudioside – A
(Nguồn: Võ Thị Thừa, 2010)
Rebaudioside – A có công thức là C44H70O23.3H2O, là chất kết tinh không
màu. Trong công thức khai triển có R1 = 1 glucose, R2 = 3 glucose. Chất này rất ngọt,
có điểm nóng chảy 242 - 2440, có trong cây 1,4 – 2%.

6


Rebaudioside – B là chất kết tinh không màu, ngọt có công thức
C38H60O18.2H2O. Công thức khai triển gồm R 1 = H, R2 = 3 glucose, điểm nóng chảy
193 – 1950, có trong cây từ 0,03 – 0,07%.
Rebaudioside – C (dulcozit-B): Có công thức: C44H70O23.3H2O công thức khai
triển gồm R1 = 1 glucose, R2 = 2 glucose và rhomnose, điểm nóng chảy 235 - 2380C.
Rebaudioside –D: Có trong cây khoảng 0,03%. Công thức khai triển gồm R1 =
H, R2 = H, điểm nóng chảy 283 - 2860C (Trần Đình Long, 1996).
Ngoài các chất chủ yếu nêu trên, trong cỏ ngọt còn một số chất khác đã và
đang được nghiên cứu.
2.1.6. Độc tính trong lá cỏ ngọt
Thèm ngọt là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng nếu ăn ngọt quá
nhiều và quá thường xuyên thì cũng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Theo sách “An toàn cây thuốc” của Hiệp hội dược thảo Hoa Kỳ, cây Cỏ ngọt
(Stevia rebaudiana) được sắp vào nhóm I, có nghĩa là an toàn nếu dùng một cách đúng
đắn. Stevioside không gây độc tính cấp tính ở Chuột, Thỏ, Chuột lang và các loài chim
thí nghiệm. Hóa chất trong cỏ ngọt được bài tiết không bị thay đổi cấu trúc, nên không
gây đột biến, không có nguy cơ gây ung thư và không ảnh hưởng lên thai nhi. Trong
một nghiên cứu ở Chuột đồng với liều cao 2,5 g Stevioside/kg Chuột mỗi ngày không
thấy phản ứng phụ hay độc tính và không tác dụng lên hệ sinh sản. Stevioside không
thấy gây đột biến ở chuột thí nghiệm. Cho Chuột đồng dùng Stevioside trong 6 tháng

và Chuột nhắt dùng trong 2 năm không thấy ngộ độc hoặc sinh ung thư nào. Liều dùng
để tạo vị ngọt cho người dùng rất thấp: 1 - 10 viên Stevioside (tương đương 60 - 600
mg Stevioside hay 1,5 - 15 g lá cỏ ngọt khô) nhưng đủ cho độ ngọt của 18 - 180 g
đường mía mà chỉ cung cấp 2,4 Calori, coi như năng lượng không đáng kể và không
độc hại nào cả (www.khoahocphothong.com.vn).
Thí nghiệm trên chuột Swiss tiến hành ở Khoa Sinh, Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội cho thấy: dịch chiết cỏ ngọt không gây độc cho chuột ở cả hai thế hệ (bố mẹ và
con lai), không gây hại cho phôi, không làm biến đổi cấu trúc hiển vi, không biến loạn
số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể; không gây tổn thương và hoại tử các cơ quan như
gan, thận, lách, ruột. Ngoài ra, dịch chiết cây cỏ ngọt giúp cơ thể chuột tăng số lượng
tế bào sinh kháng thể, tăng ngày sống trung bình của chuột bị nhiễm phóng xạ.
7


Theo khảo sát trên bệnh nhân cao huyết áp của Viện Dinh dưỡng Quốc gia,
đối với bệnh nhân cao huyết áp, trà cỏ ngọt đều có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy
dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định. Một thí nghiệm khác trên giống chuột
Swiss của Viện Dinh dưỡng Quốc gia ngày 5/11/1992 cho thấy không có độc chất
trong lá cỏ ngọt (Trần Đình Long, 1996).
2.1.7. Những nghiên cứu trong nước và thế giới về cây cỏ ngọt
2.1.7.1. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, từ những thập niên 90 đã có những nghiên cứu về cây cỏ ngọt.
Trong kết quả nghiên cứu của giống cây trồng Việt Nga từ 1988 – 1996 với sự tham
gia của 14 mẫu đầu dòng cho thấy sự sai khác rất lớn về khả năng sinh trưởng và năng
suất. Trong cùng một giống thu hoạch ở các thời vụ khác nhau hoặc trồng ở các khu
vực khác nhau sẽ cho hàm lượng Stevioside khác nhau. Năm 1995, giống cỏ ngọt St –
88 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống quốc gia (Trần
Đình Long, 1996).
Nghiên cứu về khả năng nhân giống cây cỏ ngọt cho thấy hạt cỏ ngọt có khả
năng nảy mầm tốt nếu để giống ở vùng cao, lạnh: Đà Lạt, Đắc Lắc (25 – 30%), Hà Nội

(1 – 5%). Đối với việc nhân giống cỏ ngọt bằng phương pháp vô tính cho thấy: Trong
môi trường MS thạch lỏng, cây con sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, tạo được nhiều
chồi, nhiều rễ (Nguyễn Thị Hằng, Mai Thị Phương Anh, cs, 1992). Năm 2011, Công ty
CP Stevia Ventures đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc
Hà Nội, bộ môn công nghệ sinh học do Thạc sỹ Lê Thục Anh làm Trưởng bộ môn,
cùng nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy
mô tế bào.
Với tác dụng của cỏ ngọt thì việc tìm hiểu và xây dựng các quy trình chiết
xuất được thực hiện ở khá nhiều các viện nghiên cứu, trường đại học nhưng chỉ mới
dừng lại ở mức độ nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm từ cỏ ngọt đã được bán ra
thị trường.
2.1.7.2. Nghiên cứu trên thế giới
Theo thống kê trên thế giới cho thấy có khoảng 300 sáng chế nghiên cứu về
cây cỏ ngọt và về chất tạo ngọt trong cây này. Ovidio Rebaudi (1900) đã thành công
trong việc cô lập hai loại hợp chất từ cỏ ngọt: chất có vị ngọt và chất có vị đắng (hậu
vị). Tiếp đó, Reseback (1908) và Dieterich (1909) đã chiết xuất được glucoside từ lá
8


cỏ ngọt nhưng tới năm 1931 thì Bridel và Lavieille mới xác định và tinh chế được
Stevioside. Năm 1984, Alvarez và Couto đã tạo tinh thể Glycoside bằng phương pháp
cổ điển. Đến năm 1999, Pasquel khảo sát phương pháp trích ly siêu tới hạn (SCFE) các
hợp chất không chứa gốc đường trong lá cỏ ngọt (Võ Thị Thu Trang, 2008). Năm
2000 Nhật Bản đã trồng cỏ ngọt bằng phương pháp trồng trong nhà hay nuôi cấy mô
làm biến đổi di truyền của cây này để cải biến độ ngọt. Ngoài ra, cỏ ngọt còn được
nghiên cứu để tạo hương cho thuốc lá, làm đồ uống cho người ăn kiêng, bệnh nhân
tiểu đường.
2.2. Tổng quan về cây bạc hà
2.2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây bạc hà
Bạc hà – chi Metha L., họ Hoa môi (Lamiaceae) đã xuất hiện từ rất lâu đời

trên thế giới. Nguồn gốc của cây bạc hà là một điều bí ẩn, lá khô từng được tìm thấy
trong các tháp Ai Cập có từ khoảng 1000 năm trước công nguyên. Người Hi Lạp và La
Mã đánh giá cao giá trị của cây nhưng nó chỉ phổ biến ở miền Tây châu Âu vào
khoảng thế kỉ 18.
Ở Việt Nam, bạc hà bản địa mọc hoang ở các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu,
cây có thể cao đến 1,5 m. Thân màu xanh, xanh lục hoặc tím. Loại này đưa về đồng
bằng trồng cho năng suất cây xanh cao nhưng hiệu suất tinh dầu và hàm lượng
menthol trong tinh dầu thấp nên không có giá trị kinh tế. Hiện nay, ở vùng Nghĩa Trai
(Hưng Yên) có trồng một loại bạc hà hoa màu trắng hồng, mọc vòng quanh kẽ lá.
Thành phần menthol trong tinh dầu loài bạc hà này rất thấp (3,6 - 8,2%), trong khi tỉ lệ
pulegon lại khá cao (33 - 56,5%). Loại này chủ yếu được dùng làm thuốc. Ngoài ra,
nước ta còn có một số chủng loại bạc hà di thực như: bạc hà 974, bạc hà 976, bạc hà
Đài Loan, bạc hà Nhật.
2.2.2. Ý nghĩa kinh tế của cây bạc hà
Hầu hết các nước trồng bạc hà chủ yếu là để lấy tinh dầu. Trong tinh dầu,
menthol chiếm trên 75%, bạc hà Á được coi là nguồn nguyên liệu thiên nhiên để chiết
xuất menthol. Menthol có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, kích thích
tiêu hóa, chữa hôi miệng. Nhu cầu menthol trên thế giới vào khoảng 5.600 tấn/năm,
trong đó 3.600 tấn là menthol lấy từ ngoài tự nhiên, còn lại là nguồn tổng hợp
().

9


Như vậy, bạc hà là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm
(bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát), công nghiệp mỹ phẩm (tinh dầu, kem đánh răng,
sữa rửa mặt, sản phẩm cạo râu). Trong y học, người ta còn sử dụng bạc hà làm nguyên
liệu cho các vị thuốc. Ngoài ra, bã bạc hà sau khi chiết xuất tinh dầu có thể được tận
dụng ủ phân bón sinh học hoặc phối trộn làm thức ăn gia súc.
Với giá trị kinh tế, ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng nên đã

có nhiều nghiên cứu thêm về vai trò, tác dụng cũng như việc chiết xuất các thành phần
của bạc hà. Đây chính là điều kiện để hình thành và phát triển các nền công nghiệp với
quy mô lớn.
2.2.3. Tác dụng dược lý của cây bạc hà
Tính vị, tác dụng: Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra
mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá, tiêu sưng, chống ngứa. Tinh dầu có tác dụng sát
trùng, gây tê tại chỗ, có thể gây ức chế làm ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Nó
kích thích sự tiết dịch tiêu hoá, đặc biệt là mật, chống sự co thắt của các cơ quan tiêu
hoá và ngực. Ngoài ra, bạc hà có thể hãm làm thuốc để kích thích tiêu hoá, chữa
trướng bụng, đau bụng. Nước xông bạc hà rất hiệu quả đối với cảm cúm, nhức đầu, sổ
mũi, đau họng. Tinh dầu bạc hà còn dùng làm thuốc sát trùng và xoa bóp nơi sưng
đau. Nước cất bạc hà sau khi gạn tinh dầu, đã bão hoà tinh dầu nên rất thơm dùng để
pha thuốc súc miệng, làm thuốc đánh răng cho thơm và sát trùng răng miệng, họng
(thuoctuthiennhien.wordpress.com).
2.3. Phương pháp chưng cất tinh dầu bằng nước
Tinh dầu là những hỗn hợp khác nhau của những chất bốc hơi có nguồn gốc
thực vật (rất ít ở động vật), các chất này thường có mùi thơm và thành phần hóa học,
cấu tạo, tính chất vật lý khác nhau, thường không tan hoặc tan rất ít trong nước. Tinh
dầu được chiết xuất từ những thành phần rất nhỏ của thực vật như lá, rễ, hoa, vỏ, quả,
hạt. Có rất nhiều phương pháp chưng cất tinh dầu, mỗi phương pháp khác nhau sẽ cho
ra số lượng tinh dầu khác nhau. Phương pháp chưng cất bằng hơi nước là phương pháp
được thực hiện trong đề tài. Đây là phương pháp không thích hợp với những tinh dầu
dễ bị thủy giải.
Phương pháp thực hiện: Cho nước phủ kín nguyên liệu, nhưng phải chừa một
khoảng không gian tương đối bên trên lớp nước để tránh khi nước sôi mạnh làm văng
nguyên liệu qua hệ thống ống hoàn lưu. Nhiệt cung cấp có thể đun trực tiếp bằng củi
10


lửa hoặc đun bằng hơi nước dẫn từ nồi hơi vào. Trong trường hợp chất nạp quá mịn,

lắng chặt xuống đáy nồi gây hiện tượng cháy khét nguyên liệu ở mặt tiếp xúc với đáy
nồi, lúc đó, nồi phải trang bị những cánh khuấy trộn đều bên trong trong suốt thời gian
chưng cất (Nguyễn Trung Tính, Nguyễn Phương Vỹ, 2008).
2.4. Tổng quan về trà
Trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa mà có giá trị liệu
pháp, giúp cho máu huyết lưu thông, lợi tiểu, có khả năng chống ung thư, tiêu độc,
điều hòa huyết áp. Trước đây trà chỉ phổ biến ở một số nước Châu Á như ở Ấn Độ,
Srilanca, chỗ nào cũng trồng trà để cung cấp cho người bản địa và cả cho xuất khẩu.
Sau này được lan rộng ra các nước Trung Á như một số nước thuộc khối “Udơbêch”
của các nước cộng hòa Liên Xô cũ, đặc biệt những nước này không trồng trà, nhưng ở
nơi nào cũng uống trà. Trên “con đường tơ lụa” trà dần dần có mặt ở các nước Châu
Âu.Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại trà xuất phát từ các khu vực và các
nguyên liệu khác nhau. Người ta không bó hẹp phạm vi của trà là làm từ cây trà nữa
nên có thể chia trà làm hai loại: trà từ cây trà (trà xanh, trà đen, trà Olong, bạch trà) và
trà thảo dược (trà gừng, trà hoa cúc, trà chùm ngây, trà Atiso).
2.4.1. Giá trị của trà
Nước trà không những là một loại nước uống có giá trị và phổ biến mà theo
sách thuốc xưa thì trà còn là một dược thảo giúp tăng cường sự tỉnh táo, giảm đau, đỡ
mệt, phục hồi thị giác.Trên thế giới Trung Quốc là nước đầu tiên uống trà, trong thư
tịch cổ của các triều đại Trung Quốc và các sách y học đều có ghi chép về phương
pháp dùng trà chữa bệnh.
Trong trà chứa các chất chống oxi hóa nên trà giúp làm chậm đi sự già cỗi của
tế bào. Chất Gallotanin trong trà làm ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và
kích thích quá trình phục hồi của chúng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà có khả năng
phòng chống ung thư, ngăn chặn sự tổn thương DNA. Việc uống trà thường xuyên
giúp giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da và hạn chế sự loãng
xương ở người già. Các nhà khoa học cho biết, hoạt chất axit tanic trong trà còn có tác
dụng đối với những người bị nhiễm độc kim loại nặng, kể cả thủy ngân. Ngoài ra, trà
còn có tác dụng làm se niêm mạc ruột, rất hiệu quả trong các trường hợp tiêu chảy cấp
(www.ykhoa.net/yhoccotruyen).


11


Các loại trà được chế biến từ cây dược liệu hiện nay đang là xu hướng nghiên
cứu, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi loại cây dược liệu có công dụng
và giá trị khác nhau, thích hợp cho mọi người, mọi đối tượng. Nhưng nhìn chung các
loại thảo dược đều được sử dụng với các tác dụng như: thanh nhiệt giải độc, giải khát
kháng khuẩn, có tác dụng hỗ trợ chống viêm, chống rối loạn tiêu hóa, điều trị khối u,
cao huyết áp.
2.4.2. Một số sản phẩm trà cỏ ngọt
Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm từ cỏ ngọt không những có chức
năng giải khát mà còn có những tác dụng riêng đối với cơ thể như:
- Trà Atiso – Cỏ ngọt: Làm nước giải khát, mát gan, thông mật, giải độc, an thần, hạ
cholesterol.
- Trà Sâm quy – Cỏ ngọt: Bổ huyết, tăng lực, tiêu hóa, tiêu độc, giải nhiệt, giảm tiểu
đường, ngủ ngon.
- Trà Sotevin: Tăng sức đàn hồi, làm bền vững thành mạch máu, có tác dụng lưu
thông khí huyết, chống nhiễm xạ.
Ngoài ra còn một số trà giải nhiệt được kết hợp với cỏ ngọt như; trà Thảo mộc,
trà Nhân trần – Cỏ ngọt, trà Hoa hòe – Cỏ ngọt, trà Thảo quyết minh – Cỏ ngọt (Trần
Đình Long, 1996).
2.4.3. Trà bạc hà cỏ ngọt
Bạc hà vị cay mát không độc, chữa cảm mạo phong nhiệt, có sốt, nhức đầu,
ngạt mũi, không ra mồ hôi. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống khó
tiêu. Cỏ ngọt là loại cây toàn thân có vị ngọt với độ ngọt cao gấp hàng trăm lần đường
mía. Theo dược sĩ – lương y Bàng Cẩm, Hội Đông y quận Tân Phú cho biết: “ Cỏ ngọt
được dùng chế biến trà dành cho người bị bệnh đái tháo đường, béo phì hoặc cao huyết
áp. Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt được dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà
không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Loại cây này cũng được dùng trong chế

biến sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da”. Như vậy, sự kết hợp giữa bạc hà và cỏ ngọt
tạo nên một loại trà có vị cay the của bạc hà và vị ngọt của cỏ ngọt, phù hợp với mọi
người, mọi lứa tuổi. Trà bạc hà cỏ ngọt hi vọng sẽ mang tới một hương vị mới không
những giúp con người có những phút giây tỉnh táo, thoải mái mà còn giúp phòng
chống một số bệnh thường gặp: căng thẳng, mệt mỏi, cảm cúm, khó tiêu.

12


2.5. Than hoạt tính và Celite
2.5.1. Than hoạt tính
Than hoạt tính là loại than được xử lý từ nhiều nguồn vật liệu như tro của vỏ
lạc (đậu phộng), gáo dừa hoặc than đá. Những nguyên liệu này được nung nóng từ từ
trong môi trường chân không, sau đó được hoạt tính hóa bằng các khí có tính ô xi hóa
ở nhiệt độ cực cao. Quá trình này tạo nên những lỗ nhỏ li ti có tác dụng hấp thụ và giữ
các tạp chất, mùi, màu, cặn, hóa chất vô cơ và hữu cơ, vi khuẩn. Ngoài ra, than hoạt
tính là tác nhân hấp phụ nhờ vào diện tích bề mặt lớn, cấu trúc xốp vi mô và sự tương
tác trên bề mặt lớn. Những ứng dụng quan trọng của than hoạt tính có liên quan đến
những ứng dụng khử màu, mùi và những tạp chất phi hữu cơ khác từ vòi nước, công
nghiệp nước thải, thu hồi dung môi, lọc khí ở những nơi đông người như nhà hàng,
công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa chất để khử màu đường ăn, trong kiểm soát khí
bị ô nhiễm, làm chất lọc trong công nghiệp hoá chất, y dược, thực phẩm và những ứng
dụng lọc khí.
2.5.2. Celite
Celite là một dạng đặc biệt của khoáng diatomit. Diatomit là đá trầm tích với
thành phần chủ yếu là silic oxyt. Nó còn có tên là Kizengua hay đất tảo silic. Do có
nhiều lỗ xốp và tính trơ nên diatomit được sử dụng trong kỹ thuật lọc, làm chất độn và
chất hấp thụ. Diatomit theo tiêu chuẩn thương mại chứa tới 85 - 94% silic oxyt. Mỹ là
nước sản xuất diatomit lớn nhất thế giới, chiếm 50% sản lượng toàn cầu. Diatomit có
nhiều ứng dụng, cụ thể như: dùng để lọc (trong sản xuất rượu, bia, nước ép trái cây,

dầu ăn), làm chất độn (trong sản xuất sơn, gia công chất dẻo, sản xuất thuốc đánh răng,
đúc răng giả), làm vật liệu mài bóng bạc, đánh bóng vỏ ôtô, làm chất hấp thụ mùi hôi,
làm phụ gia trong sản xuất xi măng các chất bọc cách.

13


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng 06/2013 tại Bộ môn Công
nghệ Sinh học và Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lá, thân, ngọn của cây cỏ ngọt và lá cây bạc hà. Mẫu
cỏ ngọt được lấy ở huyện Tân Uyên - Bình Dương, mẫu bạc hà được lấy từ Bộ môn
Công Nghệ Sinh Học trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2.2. Thiết bị và dụng cụ
Cân phân tích, ống nghiệm, bình định mức, tủ lạnh, tủ sấy, máy đo quang phổ,
máy li tâm, phễu, giấy lọc, giấy làm trà túi lọc, kéo, máy dán túi nylon, bếp điện.
3.2.3. Hóa chất
Đường stevia làm chuẩn: Stevia GSG 95, số lô G95 110403 được lấy từ công
ty cổ phần dược phẩm 3/2 F.T.PHARMA.
Than hoạt tính (Trung Quốc), Celite (Ấn Độ).
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nguyên liệu cỏ ngọt sau khi thu hoạch được để khô tự nhiên trong phòng cho
tới khi độ ẩm không đổi sau đó xay nhỏ.
Đối với lá bạc hà, để khô tự nhiên, không xay, sử dụng làm trà ngay khi khô.
3.3.1. Nội dung 1 So sánh hàm lượng Diterpen glycoside trong lá, thân, ngọn qua
các lần cắt

Tất cả các thí nghiệm được thực hiện và đo OD ở bước sóng 210 nm.
3.3.1.1 Xây dựng phương trình đường chuẩn đối với chất chuẩn Stevia GSG 95
Xây dựng phương trình đường chuẩn của chất chuẩn nhằm mục đích tìm ra
được phương trình để tính nồng độ Diterpen glycoside trong các mẫu. Chất chuẩn
Stevia GSG 95 được đo OD ở các nồng độ khác nhau.

14


×