Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG TANG MỘC NHĨ ỨNG DỤNG TRONG DƯỢC LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.75 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG TANG MỘC NHĨ
ỨNG DỤNG TRONG DƯỢC LIỆU

Ngành học
Sinh viên thực hiện
Niên khóa

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
: NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG
: 2009 - 2013

Tháng 6/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG TANG MỘC NHĨ
ỨNG DỤNG TRONG DƯỢC LIỆU

Hướng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ DIỆU TRANG



Sinh viên thực hiện
NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG

Tháng 6/2013


LỜI CẢM ƠN
Con xin tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ, người đã sinh thành và nuôi nấng con nên người,
luôn là chỗ dựa vững chắc, là động lực, là niềm tin giúp con vươn lên phía trước.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Toàn thể quý Thầy Cô của bộ môn Công nghệ Sinh học đã tận tình truyền đạt kiến thức
cho tôi trong suốt quá trình học.
Viện Công nghệ Sinh học và môi trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết
bị trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Cô Lê Thị Diệu Trang đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tập thể lớp DH09SH đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt 4 năm, đặc biệt là
các bạn Nguyễn Thị Ngọc Anh, Lê Phước Thọ, Trần Công Sơn đã chia sẻ những khó khăn
giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6/2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Trường Giang

i


TÓM TẮT

Tang mộc nhĩ là tên gọi một loài nấm mèo sinh trưởng và phát triển trên thân cây
dâu tằm. Loại nấm này từ xa xưa đã được các vị danh y nổi tiếng sử dụng nhằm điều
trị hiệu quả các bệnh liên quan đến làn da như: nám da, tàn nhang, sắc mặt thâm sạm.
Trên thực tế hiện nay, Tang mộc nhĩ là loại dược liệu khó tìm kiếm trong tự nhiên và
việc sử dụng thân cây dâu tằm trồng nấm mèo ở nước ta vẫn chưa phổ biến. Có thể
nói, việc nuôi trồng thành công Tang mộc nhĩ trong điều kiện nhân tạo là việc làm
mang tính cấp bách nhằm khôi phục và bảo tồn nguồn dược liệu quý hiếm này. Xuất
phát từ các yêu cầu thực tế nêu trên, đề tài “Nghiên cứu nuôi trồng Tang mộc nhĩ ứng
dụng trong dược liệu” đã được thực hiện.
Thân cây dâu tằm thu thập từ Bảo Lộc (Lâm Đồng) qua xử lí và phối trộn với
mùn cưa cao su theo các tỉ lệ, tạo thành 6 công thức trồng nấm mèo khác nhau. Sau 25
ngày tạo quả thể, nấm mèo được thu hoạch. So sánh hiệu suất sinh học và chiều dài
quả thể nấm mèo trồng trên các công thức trồng. Đánh giá chất lượng nấm mèo dựa
trên 3 chỉ tiêu: hàm lượng dinh dưỡng tổng số (lilpid, protein, khoáng), thành phần các
axit amin thiết yếu và hoạt tính kháng oxy hóa.
Nấm mèo nuôi trồng trên công thức có bổ sung mùn cưa dâu tằm cho năng suất
và chất lượng cao hơn nấm mèo trồng trên mùn cưa cao su truyền thống. Hiệu suất
sinh học và chiều dài quả thể nấm mèo trồng trên công thức D6 (60% mùn cưa dâu
tằm : 40% mùn cưa cao su) lần lượt là 2,073% và 28,37 mm. Quả thể nấm mèo trên
công thức D6 có hàm lượng dinh dưỡng (13,01% protein, 0,51% lipid, 2,5% khoáng)
và hoạt tính kháng oxy hóa cao nhất với IC50 là 5,54 mg/g. Như vậy, cần nuôi trồng
nấm mèo trên công thức phối trộn D6 để thu được nấm mèo có năng suất và chất
lượng tốt, phù hợp với mục đích nghiên cứu đã đề ra.

ii


SUMMARY
"Research Tang fungus farming in medicinal applications"
Tang fungus is called a wood ear on the growth and development of mulberry

trees. This fungus has been the ancient name of the famous medicine used for effective
treatment of diseases related to skin, such as skin pigmentation, freckles, dark bronzed
countenance. Nowaday, Tang medicinal fungus is difficult to find in nature and the use
of mulberry trees planted mushrooms in our country is still uncommon. It can be said,
Tang successful farming mushrooms in artificial conditions is of urgent work to
restore and conserve this precious medicinal herbs. Stemming from the fact stated in
the request, titled "Research Tang fungus farming in medicinal applications" was done.
Body mulberry collected from Bao Loc (Lam Dong) treated and mixed with
sawdust in the ratio of rubber, forming mushroom recipe 6 different cats. Mushrooms
are harvested after 25 days maked fruit- body. Compare performance and biological
length planting fruiting mushrooms growing on the formula. Assessing the quality of
mushrooms based on 3 criteria: total nutrient content (lilpid, protein, minerals), the
composition of the essential amino acids and antioxidant activity.
Fungus growing on a formula supplemented with sawdust mulberry yield and
higher quality mushrooms grown on sawdust traditional rubber. Performance
biological and length can result mushrooms growing on D6 formula (60% mulberry
sawdust: sawdust, rubber 40%) 2,073% respectively and 28.37 mm. Mushrooms can
result in D6 formula with nutrients (13.01% protein, 0.51% lipid, 2.5% minerals) and
high antioxidant activity with IC50 5.54 mg / g. This requires cultivating mushrooms
on formula mixed mushrooms D6 to obtain high yield and good quality, suitable for
research purposes outlined.
Key words: Tang fungus, fruit-body, mulberry

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ i
Tóm tắt ................................................................................................................................. ii

Summary ............................................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................................... iv
Danh sách các hình .............................................................................................................. v
Danh sách các bảng ............................................................................................................ vi
1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2 Yêu cầu. .......................................................................................................................... 2
1.3 Nội dung thực hiện ......................................................................................................... 2
2. TỔNG QUAN .................................................................................................................. 3
2.1 Tổng quan về nấm mèo .................................................................................................. 3
2.2 Nấm mèo đen ..................................................................................................... ………4
2.2.1 Đặc điểm hình thái của nấm mèo đen ........................................................................ 4
2.2.2 Đặc điểm sinh sản ....................................................................................................... 4
2.2.3 Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm mèo ........................................................... 5
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm mèo ............................................... 6
2.2.4.1 Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của nấm mèo..................... 7
2.2.4.2 Các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm mèo .......... 8
2.2.5 Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo đen ......................................................................... 9
2.3 Tổng quan về cây dâu tằm Morus alba L. ................................................................... 10
2.3.1 Đặc điểm thực vật của cây dâu tằm .......................................................................... 10
2.3.2 Thành phần hóa học của cây dâu trắng .................................................................... 11
2.3.3 Phân bố ..................................................................................................................... 11
2.3.4 Tính vị và công năng của dâu tằm ............................................................................ 12
2.4 Công dụng của Tang mộc nhĩ ...................................................................................... 13
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 14
ii


3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 14
3.2 Vật liệu nghiên cứu...................................................................................................... 14

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 14
3.2.2 Dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu và hóa chất sử dụng ................................................. 14
3.2.2.1 Dụng cụ và thiết bị ................................................................................................ 14
3.2.2.2 Nguyên liệu và hóa chất ........................................................................................ 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 14
3.3.1 Phương pháp xử lí nguyên liệu mùn cưa cây dâu tằm ............................................. 14
3.3.2 Phương pháp đóng bịch mùn cưa ............................................................................. 15
3.3.3 Khảo sát kích thước quả thể và hiệu suất sinh học của nấm mèo trên các công thức trồng....... 16
3.3.4 Đánh giá chất lượng của quả thể nấm mèo .............................................................. 16
3.3.4.1 Phương pháp xác định hàm lượng protein tổng số của quả thể nấm mèo ............. 17
3.3.4.2 Phương pháp xác định hàm lượng lipid tổng số của quả thể nấm mèo ................. 17
3.3.4.3 Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số của quả thể nấm mèo ............ 18
3.3.4.4 Khảo sát khả năng kháng oxy hóa bằng thử nghiệm DPPH ................................. 19
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................... 20
4.1 Sự phát triển của quả thể nấm mèo trên các công thức phối trộn khác nhau .............. 20
4.1.1 Chiều dài của quả thể ............................................................................................... 20
4.1.2 Hiệu suất sinh học của quả thể nấm trên các công thức phối trộn khác nhau .......... 22
4.2 Chất lượng nấm mèo trên các công thức phối trộn khác nhau .................................... 24
4.2.1 Kết quả phân tích hàm lượng lipid, protein, khoáng tổng số ................................... 24
4.2.2 Thành phần axit amin trong quả thể nấm mèo ......................................................... 25
4.2.3 Hoạt tính kháng oxy hóa của quả thể nấm mèo ....................................................... 26
4.2.3.1 Kết quả sàn lọc hoạt tính kháng oxy hóa của các mẫu nấm .................................. 26
4.2.3.2 Kết quả IC50 ........................................................................................................... 27
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 29
5.1 Kết luận........................................................................................................................ 29
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 30
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 32

v



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Một số loài nấm mèo ........................................................................................... 3
Hình 2.2 Chu trình sống của nấm mèo ............................................................................... 5
Hình 2.3 Hình dạng của quả thể nấm mèo trong từng giai đoạn phát triển ........................ 6
Hình 2.4 Các bộ phận của cây dâu Morus alba L ............................................................ 12
Hình 3.1 Bộ dụng cụ Soxhlet....................................................................................................... 18
Hình 4.1 Kích thước quả thể nấm mèo trên các công thức phối trộn khác nhau.............. 22
Hình 4.2 Quả thể nấm mèo trên các công thức phối trộn khác nhau................................ 23
Hình 4.3 Hoạt tính kháng oxy hóa của các mẫu nấm mèo trên các loại cơ chất .............. 27
Hình 4.4 Hoạt tính kháng oxy hóa của các mẫu nấm qua giá trị IC50 .............................. 28

ii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo đen .................................................................. 9
Bảng 2.2 Thành phần axit amin trong nấm mèo đen ........................................................ 10
Bảng 3.1 Các nghiệm thức và thành phần cơ chất ............................................................ 16
Bảng 4.1 Chiều dài quả thể nấm mèo ở đợt thu hoạch 1 .................................................. 21
Bảng 4.2 Hiệu suất sinh học của quả thể nấm ở đợt thu hoạch 1 ..................................... 23
Bảng 4.3 Hàm lượng dinh dưỡng tổng số của quả thể nấm mèo trên các công thức trồng.............. 24
Bảng 4.4 Thành phần axit amin của quả thể nấm mèo trên các công thức phối trộn ....... 26

vii




Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi
cho việc nuôi trồng các loại nấm đặc biệt là nấm mèo. Đây là loại nấm rất tốt cho sức
khỏe do có hàm lượng chất xơ và giá trị dinh dưỡng cao, từ lâu đã được con người sử
dụng rộng rãi như là nguồn thực phẩm hàng ngày. Nấm mèo là loài thực gỗ nên có thể
sinh trưởng và phát triển trên nhiều loài thân cây, cành gỗ mục bằng cách hấp thu dinh
dưỡng từ các cơ chất này để nuôi dưỡng cơ qua bề mặt sợi nấm. Mỗi loại cơ chất sẽ có
các thành phần dinh dưỡng và giá trị dược tính riêng, điều này ảnh hưởng đến chất
lượng nấm mèo trên từng loại cơ chất khác nhau.
Nấm mèo được trồng sản xuất chủ yếu trên các công thức phối trộn khác
nhauthông dụng và rẻ tiền như cao su, rơm rạ, bã mía... nhằm mục đích chính là thực
phẩm sử dụng thường ngày. Trong số các công thức phối trộn khác nhaudùng để nuôi
trồng nấm mèo có thể kể đến dâu tằm là loài có giá trị dinh dưỡng và dược tính cao.
Nấm mèo mọc trên thân cây dâu tằm được gọi tên là Tang mộc nhĩ. Trong đông y, loài
nấm này từ rất lâu đã được các vị danh y nổi tiếng công nhận là có hiệu quả cao trong
điều trị các bệnh về da như: nám da, tàn nhang, sắc mặt thâm sạm…
Trên thực tế hiện nay, Tang mộc nhĩ là loại dược liệu khó tìm kiếm trong tự
nhiên và việc sử dụng mùn cưa thân cây dâu tằm trồng nấm mèo ở nước ta vẫn chưa
phổ biến. Tính đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề nuôi
trồng Tang mộc nhĩ tại Việt Nam. Có thể nói, việc nuôi trồng thành công Tang mộc
nhĩ trong điều kiện nhân tạo là việc làm mang tính cấp bách nhằm giúp khôi phục và
bảo tồn nguồn dược liệu quý hiếm đồng thời mang lại cơ hội chữa trị cho các bệnh
nhân mắc các chứng bệnh về da như đã nêu trên. Để có thể tạo ra sản lượng lớn Tang
mộc nhĩ có giá trị dược liệu cao đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong y học thì cần phải
có quy trình nuôi trồng thích hợp. Đề tài: “Nghiên cứu nuôi trồng Tang mộc nhĩ ứng
dụng trong dược liệu” được thực hiện nhằm xây dựng quy trình nuôi trồng Tang mộc
nhĩ tạo nguồn dược liệu quý đồng thời làm nền tảng cho các hướng nghiên cứu mở
rộng về lĩnh vực này.

1


1.2. Yêu cầu
Xây dựng quy trình nuôi trồng Tang mộc nhĩ có giá trị dược liệu cao trên giá thể
mùn cưa dâu tằm ở điều kiện phòng thí nghiệm.
1.3. Nội dung thực hiện
Khảo sát kích thước quả thể và hiệu suất sinh học của nấm mèo trên các công
thức trồng khác nhau
Phân tích hàm lượng dinh dưỡng tổng số, thành phần axit amin thiết yếu có trong
các mẫu nấm mèo
Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa của quả thể nấm mèo thu được trên các công
thức trồng khác nhau

2


Chương 2 TỒNG QUAN
2.1. Tổng quan về nấm mèo
Nấm mèo là tên chung để chỉ các loài nấm ăn thuộc chi Auricularia, họ
Auriculariaceae, bộ Auriculariales, lớp phụ Auriculariomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ
Basidiomycotina, ngành Nấm thật Eumycota, giới Nấm Mycota hay Fungi. Saccardo (1882 – 1931)
đã thống kê được có trên 50 loài nấm mèo. Reinking (1921) và Mendoza (1938) tìm
thấy 6 loài ở Philippines và Reynolds (1966) cho rằng trong đó có 2 đến 3 loài có thể
ăn được, thích hợp làm sản phẩm thương mại. Một số loài được biết đến nhiều như:
nấm mèo đen (Hắc mộc nhĩ) Auricularia auricula, nấm mèo lông (Mao mộc nhĩ)
Auricularia polytricha, nấm mèo sừng (Giác chất mộc nhĩ) Auricularia conea, nấm
mèo nhăn (Sô mộc nhĩ) Auricularia delicata, nấm mèo hình khiên (Thuẫn hình nấm
mộc nhĩ) Auricularia peltala, nấm mèo vàng nâu (Hạt hoàng mộc nhĩ) Auricularia
fuscosuccinea (Nguyễn Lân Dũng, 2010).


Hình 2.1 Hình ảnh một số loài nấm mèo. (a)Nấm mèo lông (Auricularia polytricha); (b) Nấm mèo vàng
nâu (Ariculariafuscosuccinea); (c) Nấm mèo sừng (Auricularia cornea) (Trịnh Thanh Tâm, 2012).
Nấm mèo có thể sống ở các vùng nhiệt độ khác nhau tùy loài. Các loài như A.
delicata, A. tenuis, A. emini chỉ phát triển ở vùng nhiệt đới trong khi A. mesentérica, A.
ornata, A. polytrica có thể phát triển ở 2 vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đặc điểm chung của các loài này là quả thể có đặc tính giống cao su và gelatin.
Hình dáng thay đổi từ hình chén đến hình vành tai úp ngược, không cuống hay hiếm
khi có cuống. Mỏng và giòn khi khô. Màu sắc quả thể từ màu sáng đến nâu, tối. Mặt
trên có lớp lông, độ dài từ 65 – 200 µm. Mặt dưới là lớp bào tầng, bề ngoài nhẵn, phủ
phấn, thường có nếp gấp (Chang, 1989).
3


Các loài nấm mèo đều thuộc nhóm nấm hoại sinh, sử dụng nguồn dinh dưỡng từ
xác bã thực vật hoặc động vật. Nhóm nấm này có hệ men tiêu hóa tương đối mạnh, có
khả năng phân giải được nhiều cơ chất. Chúng có thể biến đổi các chất này thành
những chất đơn giản để hấp thu. Tơ nấm có cấu trúc sợi len lỏi vào sâu bên trong cơ
chất để hấp thụ dinh dưỡng cung cấp cho toàn bộ cơ thể (Lê Duy Thắng, 2001).
2.2. Nấm mèo đen
2.2.1 Đặc điểm hình thái của nấm mèo đen
Quả thể nấm mèo đen có hình tròn hay hình tai, chiều dài khoảng 2 – 12 cm.
Màu từ nâu đỏ đến nâu gụ, sau khi khô quả thể có màu nâu thẫm hay nâu đen, có lông
ngắn. Bào tử nấm mèo đen có kích thước 9 – 17,5 x 5 – 7,5 μm (Trịnh Thanh Tâm, 2012).
Cắt ngang một phiến nấm mèo và quan sát dưới kính hiển vi quan sát thấy cấu
trúc được sắp xếp như sau: phía trên cùng là lớp lông mềm (zona pilosa) dày không
quá 85 – 100 μm, kế đến là lớp sợi dày (zona compacta) có kích thước 65 – 75 μm, bên
dưới lớp này là lớp thượng tầng (zona subcompacta inferioris) dày từ 115 – 130 μm. Kế
đến là các lớp thượng tầng xốp (laxa superioris), lớp tủy (medulla), lớp hạ tầng xốp
(laxa inferioris), lớp trung tầng (zona intermedie), các lớp này được gộp chung lại gọi

là lớp trung gian. Xếp dưới cuối cùng là lớp bào tử (hymerium) có độ dày khoảng 150 μm.
Tất cả các cấu trúc này đều do sợi nấm (khuẩn ty) liên kết tạo thành. Ở mỗi lớp
thì sợi nấm có kích thước bề ngang khác nhau, sợi nấm ở lớp lông mềm có kích thước
3 – 5 μm, ở lớp thượng tầng 3 – 7 μm, ở lớp thượng tầng xốp 3 – 8 μm, ở lớp tủy là 6 – 10 μm,
ở tầng trung gian 5 – 10 μm (Nguyễn Lân Dũng, 2010).
2.2.2 Đặc điểm sinh sản
Nấm mèo là nấm đảm đa bào, sinh sản hữu tính bằng các bào tử đảm. Bào tử
đảm có thể trực tiếp nảy mầm tạo ra sợi nấm hoặc sinh ra các bào tử đính, về sau các
bào tử đính sẽ nảy mầm tạo ra sợi nấm. Cơ quan sinh sản của nấm mèo là tai nấm
(tản sinh sản) có chứa các tế bào mẹ sinh bào tử là đảm.
Đảm được tạo thành từ các đầu ngọn sợi nấm. Các tế bào này sẽ phồng to và bên
trong 2 nhân đứng riêng lẻ sẽ nhập thành 1 nhân, quá trình này được gọi là sự thụ tinh.
Nhân thụ tinh sẽ phân chia và tạo thành 4 nhân con, mỗi nhân con sẽ tạo thành 1 đảm
bào tử. Đảm bào tử trưởng thành được phóng thích khỏi đảm và phát tán trong không
khí, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ nảy mầm và cho lại hệ sợi nấm. Hệ sợi
4


nấm gồm những tế bào đơn nhân. Sợi nấm có 2 loại: loại (+) và loại (-). Hai loại sợi
này khi gặp nhau sẽ xảy ra hiện tượng phối nhân cho ra hệ sợi sơ cấp chứa 2 nhân. Hệ
sợi này phát triển lan khắp nơi lấy dinh dưỡng, khi gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
thích hợp chúng sẽ bện lại và tạo thành hạch nấm. Hạch nấm tiếp tục phát triển cho ra
quả thể trưởng thành (Lê Duy Thắng, 2001).
tơ nấm

nụ nấm
bào tử nảy mầm

dạng tách


đảm bào tử
dạng chén

dạng dĩa
Hình 2.2 Chu trình sống của nấm mèo. (Lê Duy Thắng, 2001)
2.2.3 Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm mèo
Sự phát triển của quả thể nấm mèo từ lúc xuất hiện nụ nấm cho đến khi quả thể
trưởng thành phải trải qua 5 giai đoạn. Dựa theo kích thước và hình dạng quả thể ở
mỗi giai đoạn mà gọi tên cho dễ phân biệt như:
Giai đoạn 1 (nụ nấm): đây là giai đoạn sớm nhất được hình thành khi các sợi nấm
sơ cấp bện lại với nhau tạo thành khối nguyên sinh dày đặc. Quả thể lúc này có kích
thước nhỏ mỏng, hơi hồng, hình cầu không đều và thường có lông, những sợi lông lúc
này ngắn, dày, sắp xếp lộn xộn. Khoảng 4 – 5 ngày sau thì đạt chiều dài khoảng 1 mm.
Giai đoạn 2 (dạng tách): quả thể tiếp tục lớn lên và lõm xuống, khum lại tạo
thành dạng như chiếc tách nhỏ có chiều dài 0,2 – 3 cm. Khi quả thể đạt chiều dài
5


khoảng 3 mm, các sợi nấm tiếp tục phát triển nhưng chúng liên kết tạo khối lỏng lẻo
hơn. Giai đoạn quả thể đạt chiều dài 3 – 4 mm, sợi nấm bắt đầu phát triển có định
hướng, song song với bề mặt. Lớp lõi được hình thành và tạo ra sự đối xứng giữa các
lớp màng, xuất hiện lớp thụ tầng và zona subcompacta inferioris. Quả thể ở 5 mm thì
hình thành màng zona laxa đặc trưng, lớp của nấm mèo giống như gelatin. Khi đạt đến
chiều dài 7 mm, quả thể có cấu trúc trưởng thành.
Giai đoạn 3 (dạng chén): giai đoạn này quả thể tiếp tục to ra và đạt chiều dài
khoảng 2 – 3,5 cm nhưng bề dày thì mỏng hơn (dày trung bình khoảng 1,3 mm). Quả
thể phát triển không đều về hình dạng, phần cuống ngắn đi đáng kể, lúc này có màu đỏ
nâu đến sậm hơn. Bên ngoài lớp thụ tầng được phủ bởi một lớp bào tử màu trắng ngà.
Giai đoạn 4 (dạng đĩa): sau giai đoạn 3 khoảng 1 tuần, quả thể tiếp tục lớn lên và
to ra tạo thành hình dạng giống như chiếc đĩa nhỏ.

Giai đoạn 5 (dạng trưởng thành): ở giai đoạn này, đặc trưng hình thái bên ngoài
của quả thể là mép duỗi ra và trở nên nhăn nheo, có màu tối, nâu đỏ đến đen sậm, đạt
chiều dài 3 – 7 cm. Từ lúc bắt đầu xuất hiện đến giai đoạn trưởng thành mất khoảng
1,5 – 2,5 tuần.

Nụ

Dạng tách Dạng đĩa

Dạng chén

Dạng trưởng thành

Hình 2.3 Hình dạng của quả thể nấm mèo trong từng giai đoạn phát triển
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm mèo
Nấm mèo được nuôi trồng bằng 2 phương pháp phổ biến là trồng trên gỗ khúc và
trong các túi mạt cưa. Nguyên liệu trồng nấm mèo rất đa dạng và dễ tìm, có thể là các
loại gỗ tạp hay các loại phụ phẩm nông nghiệp như: mùn cưa, bột lõi ngô, bột thân sắn,
bã mía, rơm rạ... Gỗ trồng nấm mèo thường là gỗ cây lá rộng, có nhựa, nhưng không
chứa tinh dầu. Qua so sánh, cho thấy nấm mèo mọc tốt trên mạt cưa cây Bọ chét
(Leucoena leucocephala). Dân các tỉnh đồng bằng phía Nam sử dụng chủ yếu là các
cây vườn, như : Mít (Artocarpus heterophyllus), Xoài (Mangifera indica), Mãng cầu ta,
xiêm (Annona squamosa, A. Muricata), Còng (Samanea saman), Sung (Ficus
racemosa), Gòn (Ceiba pentandra), So đũa (Sespania grandifora)...Ở miền Trung, sử
dụng nhiều các loại cây rừng và cây vườn cho trồng nấm , như Cóc rừng (Lannea
6


coromadelica), Mít (Artocarpus heterophyllus)...Miền Bắc có thể trồng thêm trên các
loại cây như: cây Da cao su hay Da búp đỏ (Ficus elastica), cây Ngái (Ficus hispida),

cây Vả (Ficus auriculata), cây Bồ đề (Ficus religiosa), cây Si (Ficus benjamina), cây
Phượng vĩ (Delonia regia)....
Nuôi trồng nấm mèo không đòi hỏi kĩ thuật quá cao và điều kiện nuôi cấy tương
đối thích hợp cho các vùng miền với mức nhiệt độ sinh trưởng của nấm mèo là khoảng
28 – 30oC. Tuy nhiên, việc nuôi trồng nấm mèo cũng cần chú ý các yếu tố ảnh hưởng
như ánh sáng, dinh dưỡng, độ ẩm, pH…để đảm bảo nấm mèo sinh trưởng và phát triển
tốt, đạt được chất lượng và sản lượng cao (Nguyễn Lân Dũng, 2010).
2.2.4.1 Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của nấm mèo
 Nguồn carbon
Nấm mèo lấy carbon dưới dạng monosaccharides, polysaccharides, amino
axit…bằng cách sản sinh ra các enzyme phân giải cellulose, lignin, hemicellulose, tinh
bột, pectin…thành đường đơn rồi sau đó mới hấp thụ thành dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Trong nấm mèo, các enzyme kể trên hoạt động khá mạnh vài vậy nấm mèo phát triển
tương đối tốt trên các cơ chất gỗ.
 Nguồn nitơ
Nấm cần nitơ để cấu tạo nên các chất như protein, purines, tạo liên kết β-1,4
trong N-acetylglusamine là thành phần cấu tạo kitin của vách tế bào. Ngoài các nguồn
nitơ hữu cơ như: pepton, axít amin, hệ sợi của nấm mèo có thể hấp thụ trực tiếp nguồn
nitơ từ các hợp chất vô cơ như: canxi nitrat, urê, amoni sunphat, amoni clorua,
điamoni photphat.
 Nguồn vitamin và các nguyên tố vi lượng
Vitamin đóng vai trò thiết yếu trong sự trao đổi chất của nấm. Nấm mèo cần có
vitamin để phát triển hệ sợi nấm, nhất là vitamin B1, B6 và B7. Ngoài các nguồn
vitamin kể trên, hệ sợi nấm nấm mèo cần được cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng
quan trọng như: canxi (Ca), magie (Mg), photpho (P), kali (K), sắt (Fe), kẽm (Zn),
đồng (Cu)…

7



2.2.4.2 Các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của nấm mèo
 Nhiệt độ
Bào tử nấm mèo nảy mầm tốt ở nhiệt độ 22 – 32oC, tốt nhất là ở 25oC. Sợi nấm nấm
mèo có thể mọc ở biên độ nhiệt rất rộng, từ 4 – 40oC, nhưng tốt nhất là từ 22 – 32oC. Nếu
nhiệt độ dưới 4oC hoặc trên 40oC thì sẽ ức chế sợi nấm phát triển và có thể gây chết. Nhiệt
độ để hình thành quả thể nằm trong khoảng 15 - 32 oC, thích hợp nhất là từ 20 - 28 oC.
Khi nhiệt độ không khí trên 32oC thì nấm mọc thưa, cánh mỏng, cây nhỏ, mép xoăn.
Nhiệt độ xuống thấp, quả thể dày nhưng cây nhỏ và nhiều lông. Quả thể khó hình
thành ở nhiệt độ 38oC.
 Độ ẩm
Sợi nấm nấm mèo thích hợp phát triển trên môi trường chứa 60 – 70% nước. Quả
thể phát triển tốt trong điều kiện độ ẩm tương đối của không khí là 90 – 95%. Nếu độ
ẩm tương đối thấp hơn 80% thì tai nấm hình thành chậm, có khi không tạo thành được
những tai nấm lớn và dày. Khi đến giai đoạn thu hái nấm mèo, độ ẩm của cơ chất khá
cao, lên đến 90%.
 Ánh sáng
Ở điều kiện tối hay ánh sáng tán xạ thì sợi nấm nấm mèo vẫn phát triển bình thường.
Tuy nhiên, giai đoạn hình thành quả thể nhất thiết cần ánh sáng ở mức độ 250 – 1000 lx
(lux). Nếu thiếu ánh sáng thì nấm mèo không có màu nâu sẫm mà có màu nâu nhạt hay
màu trắng sáng. Khi đó thì sản lượng của nấm mèo sẽ bị giảm sút rõ rệt.
 Độ thoáng khí
Nấm mèo cần có độ thoáng khí để hấp thụ oxy (O2) và thải khí cacbonic (CO2).
Khi lượng CO2 vượt quá 1%, hệ sợi nấm phát triển chậm, quả thể có dạng lạ, dạng san
hô, dạng không mở tai. Nếu lượng CO2 vượt quá 5%, nấm mèo có thể bị chết ngạt.
 Độ pH
Nấm mèo thích hợp với môi trường hơi axít. Sợi nấm có thể phát triển bình
thường ở pH từ 4 – 7, tốt nhất là ở pH từ 5,0 – 6,5. Khi phối trộn nguyên liệu cần
khống chế để có pH khoảng 5 – 6. Canxi cacbonat (CaCO3) là một chất đệm có thể
giúp giữ ổn định pH của môi trường.


8


2.2.5 Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo đen
Nấm mèo đứng hàng thứ 7 trong số các loại nấm ăn được buôn bán trên thế giới.
Đây là loại thực phẩm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Trong nấm mèo có chứa
nguồn protein rất tốt cho sức khỏe của con người. Thông thường, protein trong nấm
mèo chiếm từ 10 - 12% hàm lượng chất khô, tỷ lệ này vượt trội hơn so với nhiều loại
thực phẩm khác. Quả thể nấm mèo chứa hầu hết các loại axit amin thiết yếu bao gồm:
isoleucine, leucine, tryptophan, histamine, phenelalanine, methionine, alanine và
threonine. Các axit amin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và
phát triển của cơ thể con người cũng như các loài động vật khác.
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của nấm mèo đen
Thành phần
Hàm lượng (g/100g nấm mèo khô)
Năng lượng

306 Kcal

Nước

10,9

Protein

10,6

Lipid

0,2


Carbonhydrat

65,5

Cellulose

5,8

Canxi

0,357

Photpho

0,201

Sắt

0,185

Caroten

0,03 x 10-3

Vitamin B1

0, 15 x 10-3

Vittamin B2


0,55 x 10-3

Vitamin B5

2,70 x 10-3
(Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, 1980)

9


Bảng 2.2 Thành phần axit amin thiết yếu trong nấm mèo A. brunnescens
Hàm lượng axit amin (g/100 g protein)
Axit amin thiết yếu
Trứng
A. brunnescens
P. sajor-caju
Isoleucine

2,24

3,13

6,64

Leucine

3,68

4,94


8,84

Lysine

4,48

3,99

6,64

Phenylalanine

2,08

3,94

5,84

Cysteine

0,52

0,90

2,38

Methionine

0,46


1,31

3,15

Threonine

2,72

3,53

5,07

Tryptophan

1,02

0,88

1,60

Valine

2,56

3,77

7,25

Tồng axit chứa sulphur


0,98

2,21

5,53

Tổng axit amin thiết yếu

19,76

26,39

47,22

(Jandaik và Kapoor, 1976)

Ngoài các giá trị dinh dưỡng nêu trên, nấm mèo còn có giá trị dược liệu cao với
rất nhiều công năng. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, nấm mèo đen có vị ngọt, tính
bình, công dụng lương huyết, chỉ huyết (làm mát và cầm máu), ích khí dưỡng huyết,
nhuận phế ích vị, nhuận táo lợi tràng, thường được dùng làm thức ăn và làm thuốc cho
những người mắc các chứng bệnh như xuất huyết (đại tiện ra máu do trĩ, kiết lỵ, đái ra
máu, xuất huyết đáy mắt, rong kinh, băng lậu, ho ra máu…), táo bón, viêm dạ dày mãn
tính, ho do phế táo, thiếu máu…
Theo nghiên cứu của Akira Misaki và ctv, 1981, nấm mèo đen có chứa các chống
oxy hóa mạnh như: poly phenol và polysaccharide. Những chất này có tác dụng thanh
trừ các gốc tự trong cơ thể, ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa tế bào.
Hammerschmidt (1980) phát hiện thấy trong nấm mèo có chất 9-β-D-ribofuranosyl
adenin, có tác dụng chống sự tụ tập của tiểu cầu, do vậy nếu thường xuyên ăn nấm mèo
có thể giảm việc ngưng kết máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, trong

nấm mèo có chứa các polysaccharide, các chất này có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế
bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào
10


lympho T và lympho B. Các olysacpcharide trong nấm mèo còn có tác dụng khả năng
ức chế khối u, phòng chống bệnh ung thư.
2.3. Tổng quan về cây dâu tằm
2.3.1 Đặc điểm thực vật của cây dâu tằm
Dâu trắng tại Việt Nam gọi đơn giản là cây dâu hay dâu tằm, có tên khoa học là
Morus alba L., thuộc họ dâu Moraceae, có nguồn gốc tại khu vực phía Đông châu Á.
Dâu trắng Morus alba L. cao từ 2 – 3 m, tuổi thọ trung bình từ 8 – 12 năm, nhưng nếu
đất tốt và chăm sóc tốt thì tuổi thọ tới 50 năm và có thể cao đến 15 – 20 m. Đây loài
cây thân có nhiều nhựa, không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm
nách. Lá dâu mọc so le, nguyên hoặc chia ba chùy. Trên các cây già, lá dài 8 – 15 cm
có hình tim ở gốc lá, nhọn ở chóp lá và có các khía răng cưa ở mép lá từ cuống lá tỏa
ra 3 gân rõ rệt.Cây dâu trắng có hoa đơn tính, hoa đực mọc thành bông, có 4 lá đài, có
4 nhị, hoa cái cũng mọc thành bông, hoặc thành hình khối cầu, có 4 lá đài. Hoa nở vào
mùa xuân. Quả dâu bé bao bọc các đài, mọng nước thành một quả phức, có màu từ
trắng đến hồng đối với các cây được nuôi trồng, nhưng màu quả tự nhiên của loài
này khi mọc hoang là màu tím sẫm. Rễ dâu ăn sâu và rộng 2 – 3 m, phân bố đều ở
nhiều tầng đất 10 - 30 cm và rộng theo tán cây (Nguyễn Kim Khánh, 2010).
2.3.2 Thành phần hóa học của cây dâu trắng
Thành phần hóa học của dâu trắng rất đa dạng và phong phú. Trong rễ dâu có chứa
các hợp chất như: morusin, cyclomorusin, antonin E, licoricidin, licohalcon A,
licorisoflavan A, neocyclomorusin, kuwanon E. Lá dâu chứa nhiều axit ascorbic, αcaroten, vitamin B1, axit folic, axit folinic, vitamin D và những thành phần dễ bay hơi
như: valeraldehyd, hexaldehyd, etylmetylceton, butylamin, axit acetic, axit isbutyric,
axit probionic. Thành phần quả dâu có chứa thiamin, riboflavin, axit nicotinic và axit
ascobic.Thân dâu chứa nhiều loại axit amin như: phenylalanine, leucine, valine,
tyrosine, proline, alanine, glycine, axit glutamic, serine, cystine, threonine, sarcosine,

acid 4-aminobutanoic, acid pipecolic và acid 5-hydroxypipecolic.
2.3.3 Phân bố
Cây dâu trắng có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó được trồng rộng rãi ở các
nước châu Á trong đó có Việt Nam. Cây dâu ưa đất phù sa bãi bồi hay đất ẩm xốp và

11


khí trời ấm mát. Hiện nay ở nước ta, khu vực Bảo Lộc (Lâm Đồng) là nơi có diện tích
trồng dâu tằm lớn nhất.

Hình 2.4 Các bộ phận của cây dâu Morus alba L (Nguyễn Kim Khánh, 2010).
(a) Lá và hoa cây dâu; (b) Quả dâu non; (c) Quả dâu chín; (d) Thân dâu;(e) Cành dâu

2.3.4 Tính vị và công năng của dâu tằm
Trong đông y, dâu tằm là một loài cây lành tính, hầu hết các bộ phận của cây dâu đều
có vị thuốc quý, kể cả những thứ bám vào cây dâu như: tầm gửi, tổ bọ ngựa, sâu dâu…

12


Lá dâu (tang diệp) có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng tán phong, thanh nhiệt,
lương huyết, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ
nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương.
Vỏ rễ dâu (tang bạch bì) có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh phế nhiệt,
lợi tiểu, hạ suyễn, tiêu sưng, chữa chứng ho lâu ngày, sốt cao, băng huyết, cao huyết áp.
Cành dâu non (tang chi) có vị đắng, tính bình, có tác dụng trừ phong, lợi các
khớp, thông kinh lạc, tiêu viêm, hạ nhiệt, giảm đau.
Quả dâu (tang tầm) có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng bổ gan, thận huyết, trị
tiểu đường, lao hạch.

Tầm gửi cây dâu (tang kí sinh) có vị đắng, tính bình, có tác dụng mạnh gân cốt,
lôi huyết mạch, hạ hồng cầu, an thai, lợi sữa, lợi tiểu.
Sâu dâu (ấu trùng của con xén tóc) có tác dụng đối với trẻ còi xương, suy dinh
dưỡng, bồi bổ sức khỏe cho người già yếu.
2.4. Công dụng của Tang mộc nhĩ
Cây dâu và nấm mèo đều là những loại dược liệu lành tính, không gây hại đến
sức khỏe của con người khi sử dụng. Có thể nói, Tang mộc nhĩ là sự kết hợp hài hòa
giữa hai thành phần dược liệu nấm mèo đen và dâu tằm, từ xưa đã được các danh y sử
dụng trong các bài thuốc mang lại hiệu quả điều trị. Trong sách Y dược kì phương,
một quyển sách bao gồm các phương thuốc hay gia truyền lâu đời của các vị danh y có
kinh nghiệm và tay nghề cao như Tuệ Tĩnh, có viết: “Một phương thuốc làm đẹp da
mặt, bay nám, tàn nhang, sắc mặt sáng tươi. Dùng Tang mộc nhĩ mỗi ngày ăn sau bữa
ăn với phương pháp ăn nóng, nhiều ngày hiệu quả”.
Ngày nay, do nguồn dược liệu này khó tìm nên người ta đã sử dụng các bài thuốc
thay thế để điều trị chứng bệnh nói trên. Nếu nuôi trồng thành công thì đây có thể là
nguồn dược liệu có hiệu quả cao, rẻ tiền và có thể ứng dụng trong công nghệ sản xuất
mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên.

13


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/12/2012 đến ngày 30/5/2013 tại Viện nghiên
cứu Công nghệ sinh học và Môi trường, Đại học Nông lâm TP.HCM, khu phố 6,
Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Thân cây dâu tằm thu thập tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Nguồn giống meo nấm mèo
đen được cung cấp bởi Công ty TNHH MTV Nấm Trang Sinh, khu Nông nghiệp công

nghệ cao, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2 Dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu và hóa chất sử dụng
3.2.2.1 Dụng cụ và thiết bị
Túi nilon chịu nhiệt (túi PP) (19 x 37 cm), bình tam giác (250 ml và 500 ml), cốc
thủy tinh, phễu thủy tinh, pipette, micropipette, bông gòn, đèn cồn, bình định mức
(5; 50; 100 ml), thun, giấy bạc, cốc sứ, khay nhựa, bình hút ẩm.
Tủ cấy vô trùng, nồi hấp khử trùng, máy Kendan, tủ nung Carboxylite, máy cô
quay chân không Buchi Rotavapor R – 200, tủ sấy, cân 4 số, cân 2 số, máy xay mẫu
Philip, bồn siêu âm Power sonic 510 Hwashin, tủ mát Daling, bộ dụng cụ Soxlet.
3.2.2.2 Nguyên liệu và hóa chất
Vôi bột, cám gạo, petrolium ete, methnol, ethanol, 1,1-diphenyl-2picryhydrazyl
(DPPH), thuốc thử methyl red và bromcessol xanh, CuSO4, K2SO4, H2SO4, NaOH,
H3BO3, chất chuẩn vitamin C.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp xử lí nguyên liệu mùn cưa cây dâu tằm
Thân cây dâu tằm sau khi thu gom được phơi khô, xay nhuyễn, loại bỏ các dăm,
rác để tạo bột mùn cưa mịn và đồng đều. Chuẩn bị dung dịch nước vôi (vôi 5% trọng
lượng nguyên liệu), trộn nước vôi với mùn cưa tạo độ ẩm khoảng 60 – 65%. Ủ mùn
cưa ẩm trong bạt nilon phủ kín, sau 2 ngày ủ phải đảo đều đống ủ. Mùn cưa được ủ
trong 5 ngày, sau đó thì đem đi đóng bịch.
14


3.3.2 Phương pháp đóng bịch mùn cưa
Mùn cưa được đem đi đóng bịch sau khi đã qua công đoạn xử lí. Mỗi túi mùn
cưa có trọng lượng 500 g. Trong quá trình đóng bịch mùn cưa cần lưu ý đóng vừa tay,
không nên đóng quá chặt hay quá lỏng tay. Túi mùn cưa được đóng sao cho túi tạo
thành khối hình trụ, căng tròn, nén vừa chặt tay. Phần nguyên liệu chiếm 2/3 chiều cao
túi. Sau khi nén nguyên liệu vào túi xong, dùng một cán gỗ đầu có hình nón thuôn dài
ấn vào chính giữa khối nguyên liệu để tạo ra một giếng rỗng, trên to, dưới nhỏ.

Nguyên liệu nên được đóng hết trong ngày, không để qua đêm. Sau khi đã đóng bịch,
sử dụng các nút nhựa và nút bông đậy chặt túi nguyên liệu để tránh tình trạng bị thấm
nước trong quá trình hấp khử trùng.
3.3.3 Khảo sát kích thước quả thể và hiệu suất sinh học của nấm mèo trên các
công thức trồng
 Mô tả thí nghiệm
Khi tơ nấm đã lan đầy bề mặt bịch cơ chất (quan sát sợi nấm mọc trắng kín cả
bịch) thì rạch bịch thành các đường so le (6 – 8 đường rạch) rồi đưa ra khu vực trồng
nấm. Nơi trồng nấm phải đảm bảo được các yêu cầu về ánh sáng (không bị nắng chiếu
hay ánh sáng mạnh), có khả năng giữ ẩm (không bị gió lùa), độ thông thoáng (không
bí quá sẽ làm ngộp nấm), gần nguồn nước tưới và có chỗ thoát nước, sạch sẽ (ít khói
bụi, nguồn nhiễm..). Thường xuyên tưới nước để tạo độ ẩm không khí trong nhà trồng
đạt 80 – 90% (tránh tưới trực tiếp vào túi nấm mới được rạch). Sau 5 – 10 ngày, quan
sát thấy nấm mèo nhú ra ở vị trí rạch, tiếp tục phun nước tạo độ ẩm, đến khoảng 25
ngày nuôi trồng thì thu hoạch quả thể đợt 1.
Bố trí thí nghiệm 1 yếu tố kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên. Thí nghiệm gồm 3 lô,
mỗi lô gồm 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.
 Chỉ tiêu theo dõi
Chiều dài quả thể: ngay sau khi thu hoạch, dùng thước thẳng có chia vạch cm đo
từ gốc đến mép rìa ngoài cùng của quả thể.
Hiệu suất sinh học: sau khi thu hoạch, quả thể được sấy khô (40oC). Tính hiệu
suất sinh học của quả thể nấm dựa theo tỉ lệ khối lượng quả thể khô so với khối lượng
bịch cơ chất.

15


×