Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH HÌNH THÁI CỦA PHÔI HẠT BƠ (Persea americana) THÔNG QUA KỸ THUẬT NUÔI CẤY PHÔI VÀ LÁT MỎNG TẾ BÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.71 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH HÌNH THÁI CỦA PHÔI HẠT BƠ
(Persea americana) THÔNG QUA KỸ THUẬT NUÔI CẤY PHÔI
VÀ LÁT MỎNG TẾ BÀO

Ngành học:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện:

Trần Hương Nhiên

Niên khóa:

2011-2013

Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH HÌNH THÁI CỦA PHÔI HẠT BƠ
(Persea americana) THÔNG QUA KỸ THUẬT NUÔI CẤY PHÔI


VÀ LÁT MỎNG TẾ BÀO

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện

TS. BÙI MINH TRÍ

TRẦN HƯƠNG NHIÊN

ThS. TRẦN THỊ THU HÀ

Tháng 12/2013


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã đươc sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ
trợ và động viên từ gia đình, từ quý Thầy Cô cùng các bạn. Với sự biết ơn chân thành và
sâu sắc nhất em xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tập thể giáo viên Bộ
môn Công nghệ Sinh học, quý Thầy Cô đã tạo điều kiện cũng như truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Bùi Minh Trí, Thầy là người đã trực tiếp và
tận tình hướng dẫn em trong quá trình em thực hiện đề tài cũng như đã giúp em tháo gỡ
những vướng mắc, khó khăn em gặp phải.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Trần Thị Thu Hà là người giúp em kịp thời bổ
sung những kiến thức cần thiết cho đề tài và là người đã động viên em giữ vững sự quyết
tâm của mình khi em gặp khó khăn.
Con xin cảm ơn Bố Mẹ đã sinh ra con, dạy dỗ và nuôi con khôn lớn, đã luôn bên cạnh
con và hỗ trợ con cho đến ngày hôm nay, giúp con chăm lo cho gia đình riêng của mình

để con yên tâm học tập. Cảm ơn Anh và Con đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên, là
nguồn động lực cho em trong mỗi bước đi của mình
Xin cảm ơn tập thể lớp LT11SH và các anh chị em đã và đang làm đề tài tại Phòng
Công nghệ Sinh học Thực vật, sự giúp đỡ và quan tâm của các bạn là những điều vô cùng
quý giá đối với tôi trong suốt thời gian học tập và sẽ là những kỷ niệm tôi sẽ mang theo
như hành trang sau này của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Chúc tất cả mọi người sức khỏe và thành
công.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013
Trần Hương Nhiên
i


TÓM TẮT

Cây bơ (Persea americana) là một loại cây ăn quả mang lại lợi ích kinh tế và dinh
dưỡng cao được đưa vào sản xuất rộng rãi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nguồn
giống để sản xuất rất quan trọng do đó vấn đề đặt ra là làm sao để có nguồn giống ổn
định, phương pháp nhân giống phải phù hợp để đảm bảo năng suất và phương pháp nuôi
cấy mô được coi là có nhiều triển vọng. Từ đó việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của chất điều
hòa sinh trưởng lên sự phát sinh hình thái của phôi hạt bơ và lát mỏng tế bào từ chồi bơ in
vitro được thực hiện nhằm mục đích định hướng cho phương pháp nhân giống in vitro cây
bơ.
Nội dung thực hiện gồm ba thí nghiệm. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên hai yếu tố với ba lần lặp lại. Môi trường sử dụng là môi trường MS cơ bản có bổ
sung chất điều hòa sinh trưởng tùy vào mục đích từng thí nghiệm. Thí nghiệm 1 tiến hành
khử trùng mẫu phôi hạt bơ nhằm tìm ra nồng độ Javel và thời gian khử trùng thích hợp
cho quy trình khử trùng mẫu. Thí nghiệm 2 đánh giá sự ảnh hưởng của chất điều hòa sinh
trưởng (BA và NAA) ở các nồng độ khác nhau lên sự phát sinh hình thái của phôi hạt bơ.
Thí nghiệm 3 đánh giá sự ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng (BA và NAA) lên sự

phát sinh hình thái của lát mỏng tế bào chồi bơ được nuôi cấy từ hạt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng Javel thương phẩm ở nồng độ 40% và thời
gian khử trùng là 35 phút sẽ cho hiệu quả khử trùng cao nhất lên đến 90% số mẫu sống
sót. Môi trường MS bổ sung BA 3 mg/l và NAA 2 mg/l được đánh giá là tốt nhất đến sự
phát sinh chồi của phôi hạt bơ với số chồi trung bình là 5 chồi và chiều cao chồi trung
bình là 2,5 cm, trong thời gian là 30 ngày. Nồng độ BA thích hợp để mẫu cắt lát mỏng tế
bào chồi bơ cảm ứng được là 1 mg/l, thời gian cảm ứng là 23 ngày.

ii


SUMMARY

Research the morphological generation of embryos avocado (Persea americana) via
embryo culture techniques and Thin Cell Layer culture.
This research is done to know how the effects of plant growth regulators on the
morphology generation of avocado embryos, and sliced of avocado bud cells to orient the
in vitro propagation avocado.
The research includes 3 experiments performed. Experiment 1 conducted sterilized
form of seed avocado embryonic in order to find out the concentration and duration
appropriate for sample sterilization processes. Experiment 2 evaluated the effects of plant
growth regulators (BA and NAA) at the different concentrations on the morphology
arising of seeds avocado embryos. Experiment 3 evaluated the effects of growth
regulators (BA and NAA) on the morphology arising of thin slices of avocado bud cells
are cultured from seeds.
The study results show that when using Javel at concentrations of 40 % and 35 minute
time for effective disinfection highest form up to 90 % of survival samples. Effect of BA
3 mg/l NAA and 2 mg/l is considered the best to rise to the height shoots and buds of
embryonic avocado seed. BA concentration appropriate to the sample thinly sliced
inducible cell is 1mg /l. Therefore, tissue culture method has great potential propagated in

vitro plants to produce the large of planting material avocado to serve production.

iii


MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Tóm tắt .......................................................................................................................ii
Summary ...................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................................viii
Danh mục hình ảnh .................................................................................................... ix
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài .............................................................. 2
CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. Giới thiệu về cây bơ (Persea americana) ............................................................. 3
2.1.1. Vị trí phân loại............................................................................................. 3
2.1.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển ................................................................... 3
2.1.3. Phân bố, phân loại giống bơ ......................................................................... 4
2.1.4. Đặc điểm thực vật học và sinh lý học ........................................................... 5
2.1.4.1. Thân và lá bơ....................................................................................... 5
2.1.4.2. Hoa bơ................................................................................................. 5
2.1.4.3. Quả bơ................................................................................................. 6
2.1.4.4. Hạt và phôi bơ ..................................................................................... 7
2.1.5. Điều kiện sinh thái của cây bơ trồng ngoài tự nhiên ..................................... 7
2.2. Tổng quan về nhân giống in vitro ......................................................................... 8
2.2.1. Định nghĩa ................................................................................................... 8

2.2.2. Quy trình nhân giống in vitro ....................................................................... 9
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống in vitro ............................ 10
2.2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ..................................................................... 10
2.2.3.2. Ảnh hưởng của ánh sáng ................................................................... 10
iv


2.2.3.3. Môi trường nuôi cấy .......................................................................... 11
2.2.3.4. Vai trò của chất kích thích điều hòa sinh trưởng trong nuôi cấy ......... 11
2.3. Nuôi cấy lát mỏng tế bào Thin Cell Layer (TCL) ............................................... 13
2.4. Các nghiên cứu liên quan đến nhân giống in vitro cây bơ................................... 14
2.4.1. Các nghiên cứu về nhân giống in vitro cây bơ trên thế giới ........................ 14
2.4.2. Nghiên cứu về nhân giống in vitro cây bơ tại Việt Nam ............................. 14
CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 16
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài................................................................ 16
3.2. Vật liệu .............................................................................................................. 16
3.2.1. Mẫu nuôi cấy ............................................................................................. 16
3.2.2. Môi trường nuôi cấy .................................................................................. 16
3.2.3. Hóa chất .................................................................................................... 16
3.3. Thiết bị và dụng cụ ............................................................................................ 16
3.3.1. Thiết bị ...................................................................................................... 16
3.3.2. Dụng cụ ..................................................................................................... 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 17
3.4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của Javel các nồng độ và thời gian khác nhau
lên sự sống sót của phôi hạt bơ ................................................................................. 17
3.4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của NAA và BA lên sự phát sinh hình thái của
phôi hạt bơ ................................................................................................................ 18
3.4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của BA và NAA ở các nồng độ khác
nhau lên sự phát sinh hình thái từ phương pháp nuôi cấy lát mỏng chồi cây bơ
in vitro ...................................................................................................................... 20

3.5. Phân tích số liệu ................................................................................................. 21
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 22
4.1. Ảnh hưởng của Javel ở các nồng độ và thời gian khử trùng khác nhau lên
sự sống sót của mẫu cấy............................................................................................ 22
4.2. Ảnh hưởng của BA và NAA lên sự phát sinh hình thái của phôi hạt bơ.............. 26

v


4.3. Khảo sát sự cảm ứng của tế bào lát mỏng cắt từ chồi bơ nuôi cấy in vitro
từ phôi ...................................................................................................................... 32
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 36
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 36
5.2. Đề nghị .............................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

2,4 – D:

2,4 – dichloro phenoxy acetic acid

BA:

Benzyl adenin


BAP:

Benzyl amino purin

cs:

cộng sự

EDTA:

Ethylenediaminotetraacetic acid

FAO:

Food and Agriculture Organization

GA3:

Gibberellic acid

IAA:

β - indole acetic acid

IPA:

β - indole butyric acid

MS:


Murashige & Skoog 1962

NAA:

α – napthil acetic acid

NOA:

Naphthoxyacetic acid

NT:

Nghiệm thức

TB:

Trung bình

TCL:

Thin Cell Layer

lTCL:

longitudinally Thin Cell Layer

tTCL:

transversally Thin Cell Layer


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Các nghiệm thức thí nghiệm sự ảnh hưởng của javel ở các nồng độ và
thời gian khác nhau lên sự sống sót của mẫu cấy ...................................................... 17
Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm sự ảnh hưởng BA và NAA các nồng độ
khác nhau lên sự phát sinh hình thái của phôi hạt bơ ................................................. 19
Bảng 3.3 Các nghiệm thức thí nghiệm sự ảnh hưởng của BA và NAA lên sự
phát sinh hình thái của chồi bơ bằng phương pháp nuôi cấy lát mỏng ....................... 21
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của Javel ở các nồng độ và thời gian khác nhau lên
sự sống sót của phôi hạt bơ ....................................................................................... 23
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của BA và NAA ở các nồng độ khác nhau lên chiều cao
chồi nuôi cấy từ phôi hạt bơ ...................................................................................... 27
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của BA và NAA ở các nồng độ khác nhau lên số chồi
được tạo ra từ một phôi hạt bơ .................................................................................. 29
Bảng 4.4 Sự cảm ứng của mô tế bào lát mỏng từ chồi bơ invitro với môi trường
có bổ sung BA và NAA ở các nồng độ khác nhau ..................................................... 33

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1 Cây bơ được trồng ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam ................................... 3
Hình 2.2 Hạt và phôi hạt bơ ........................................................................................ 7
Hình 4.1 Phôi hạt bơ sau khi cấy 10 ngày ................................................................. 24
Hình 4.2 Ảnh hưởng của BA và NAA ở các nồng độ khác nhau lên chiều cao
chồi bơ nuôi cấy từ phôi sau 30 ngày ........................................................................ 28

Hình 4.3 Ảnh hưởng của BA và NAA lên số lượng chồi của phôi hạt bơ
sau 30 ngày nuôi cấy................................................................................................. 30
Hình 4.4 Ảnh hưởng của dinh dưỡng môi trường lên hình thái chồi bơ
sau 60 ngày nuôi cấy................................................................................................. 32
Hình 4.5 Sự cảm ứng của lớp mỏng tế bào chồi cây bơ dưới sự ảnh hưởng
của BA và NAA sau 23 ngày nuôi cấy ...................................................................... 34

ix


CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bơ (Persae americana) là một trong những loại cây ăn quả chính của vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới, được biết đến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Từ nhiều năm về
trước, bơ đã được đưa vào sản xuất và xuất khẩu ở các nước Mexico, Mỹ, Brazil,
Colombia, Indonesia, Chile (FAO, 1991).
Cây bơ là một loại cây thân gỗ, lâu năm, thời gian trưởng thành kéo dài (khoảng 7
năm) do vậy các cây dù trồng cùng một thời gian nhưng lại không đồng đều (PliegoAlfaro và Berg 1992). Mặc dù có nhiều công dụng về thực phẩm và mỹ phẩm đã được
biết đến nhưng về mặt di truyền lại ít được quan tâm. Do đó công việc chọn giống trước
đây được thực hiện một cách chủ quan, hầu hết các giống bơ có giá trị được lựa chọn
trong một quần thể bơ khá lớn nên có sự khác biệt với nhau trong một vườn cây là rõ rệt.
Tính ổn định về di truyền của các giống bơ đã được duy trì bằng nhân giống vô tính như
sử dụng phương pháp ghép gốc hoặc nuôi cấy mô (Cruz-Hernández, 1998).
Cây bơ là loài cây lưỡng tính và ngoài tự nhiên chúng sinh sản hữu tính thông qua
hình thức thụ phấn chéo giữa các cây lân cận nhau hoặc thụ phấn nhờ gió, do đó chất
lượng của quả hình thành khó có thể kiểm soát được, cây con có thể cho trái với chất
lượng và năng suất khác so với cây mẹ do tỷ lệ phân ly cao. Điều này chứng tỏ yếu tố di
truyền ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như năng suất của đời sau.
Trong sản xuất cây giống, vấn đề quan trọng nhất là cơ sở di truyền vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến sự ổn định của một vườn cây, yếu tố cần cho sự ổn định như kích thước cây,

độ đồng đều về năng suất, khả năng chống chịu của cây giống đối với các bệnh như thối
rễ, nấm đất, yếu tố bất lợi của đất như độ mặn, độ chua (Coffey, 1987).
Thời gian trưởng thành của cây bơ khá lâu gây khó khăn cho việc đánh giá độ đồng
đều của cây giống và sự ảnh hưởng của chúng đến năng suất của các cây đời sau. Nhiều
nghiên cứu đã đề cập đến việc nhân giống vô tính để ổn định tính di truyền cũng như chất
lượng của cây được chọn lọc. Các biện pháp được sử dụng như giâm cành, chiết cành,
chiết rễ và ghép cây nhưng phương pháp áp dụng chủ yếu vẫn là sử dụng gốc ghép.
1


Đối với gốc ghép hay nhân giống đơn thuần từ hạt thường gặp những khó khăn như
thời gian tương đối dài, cây dễ bị nhiễm nấm từ tự nhiên và gây nên một số bệnh ảnh
hưởng đến năng suất trái, mẫu ghép có thể không phù hợp với gốc được chọn, tốn kém
nhân công và kinh phí.
Từ những hạn chế trên phương pháp nhân giống in vitro có thể được xem có nhiều
triển vọng để tạo ra một số lượng cây giống lớn, đồng đều về mặt di truyền. Để giải quyết
vấn đề trên đề tài “Nghiên cứu sự phát sinh hình thái của phôi hạt bơ (Persea americana)
thông qua kỹ thuật nuôi cấy phôi và lát mỏng tế bào” đã được thực hiện nhằm định hướng
cho công việc nhân giống.
1.2. Yêu cầu của đề tài
Tìm hiểu phản ứng tái sinh và phát sinh hình thái của mẫu nuôi cấy in vitro từ phôi hạt
và từ chồi cây bơ khi sử dụng kỹ thuật nuôi cấy phôi hạt và nuôi cấy lát mỏng tế bào.
1.3. Nội dung thực hiện
Xác định được nồng độ Javel và thời gian thích hợp cho qui trình khử trùng mẫu cấy
Xác định được nồng độ chất điều hòa sinh trưởng và đánh giá được ảnh hưởng của
chúng lên sự phát sinh hình thái của phôi hạt bơ.

2



CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây bơ (Persea americana)
2.1.1. Vị trí phân loại
Cây bơ thuộc bộ Laurales, họ Lauraceae, chi Persea, loài Persea americana
(wikipedia.org)

Hình 2.1 Cây bơ được trồng ở vùng Tây Nguyên Việt Nam
(Nguồn: )

2.1.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Bơ hay lê dầu là một loại cây có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, được coi như loài
của miền nhiệt đới châu Mỹ và cũng đã được trồng ở các xứ nhiệt đới khác. Ở Antilles và
California (Mỹ), bơ được trồng nhiều nhất và cho sản lượng cao. Phi châu và Israel là
vùng sản xuất nhiều thứ hai và cung cấp sản phẩm cho châu Âu. Có các giống chính là
Mexico, Guatemala và Antilles. Con người biết ăn trái cây bơ từ xưa, bằng chứng là
người ta tìm thấy bình nước hình trái bơ từ trước thời đại Inca tại tỉnh Chan Chan Trung
Mỹ. Ở nước ta, bơ cũng được nhập trồng từ đầu thế kỷ 20. Hiện nay vùng sản xuất chính
là Lâm Đồng và các tỉnh khác vùng Tây Nguyên.
3


2.1.3. Phân bố, phân loại giống bơ
Đa số các giống bơ đều xuất xứ từ các vùng nhiệt đới Trung Mỹ như Mexico,
Guatemala và quần đảo Antilles. Trong những xứ này, người ta thường phát hiện những
cây bơ mọc hoang dại (en.wikipedia.org).
Bơ gồm rất nhiều giống thuộc họ Lauraceae. Phần lớn các giống có tính chất thương
mại đều thuộc vào 3 chủng: chủng Mexico, chủng Guatemala và chủng Antilles hay West
Indian. Chủng Guatemala và West Indian (Antilles) được xếp vào loài Persea americana
Mill. Chủng Mexico được xếp vào loài Persea drymyfolia (rauhoaquavietnam.vn).
Đặc tính của 3 chủng loại bơ quan trọng:

-

Chủng Mexico: Có lá thay đổi nhiều về kích thước, lá có màu xanh lục, mặt dưới

nhạt hơn mặt trên, đặc biệt khi vò lá ngửi có mùi hôi. Trái thường dài dạng quả lê, dạng
đu đủ. Chất lượng rất tốt do hàm lượng chất béo rất cao: 15-30% (trên thị trường gọi là bơ
sáp). Vỏ trái mỏng, thường trơn tru, khi chín có màu xanh, vàng xanh, hay đỏ tím, đỏ sẫm
tùy giống. Hạt khá lớn, vỏ hạt mỏng, mặt ngoài hạt trơn láng, khi chín hạt nằm lỏng trong
lòng quả nhưng lắc không kêu. Thời gian từ khi ra hoa đến lúc trái chín thường từ 8 – 9
tháng. Đây là chủng bơ có chất lượng cao nhất và có đặc tính chịu rét tốt nhất.
-

Chủng Guatemala: có lá màu xanh sẫm hơn chủng Mexico và chủng Antilles, khi

vò lá không có mùi hôi. Ngọn non màu đỏ tối. Thời gian từ lúc trổ hoa đến lúc trái chín
thường từ 9 – 12 tháng. Trái nhiều. Cuống trái dài, vỏ hơi dày và có sớ gỗ. Da thường sần
sùi như da cá sấu. Hạt nhỏ và nằm sát trong lòng quả. Thịt quả dày cơm, có hàm lượng
dầu béo 10 – 15%. Mặt ngoài hạt láng hoặc trơn láng. Chủng này có sức chống chịu rét
khá tốt.
-

Chủng Antilles hoặc West Indian: có lá to, lá thường có màu sắc gần như đồng đều

ở hai mặt lá; khi vò nát lá, ngửi không có mùi vị. Thời gian từ lúc trổ hoa đến lúc trái chín
thường từ 6 – 9 tháng. Trái thường to, có trái rất to. Cuống trái ngắn. Vỏ trái hơi ngắn và
dai, dày trung bình 0,8 – 1,5 mm. Da trái có màu xanh và khi chín thì đổi sang màu xanh
hơi vàng. Thịt quả có hàm lượng dầu 3 – 10%. Hạt khá lớn và nằm lỏng trong lòng quả,
khi chín lắc qua nghe tiếng kêu. Mặt ngoài của hạt sần sùi, vỏ bao quanh hạt không dính

4



liền với hạt. Chủng Antilles chịu rét yếu nhưng chịu nóng và chịu mặn (3% trong nước
tưới).
Căn cứ vào các đặc điểm trên, có thể nghi nhận các vùng phân bố của các giống bơ
chính ở Việt Nam như sau:
-

Vùng Đà Lạt: hiện diện chủ yếu các giống thuộc chủng Mexico do đặc điểm chịu

rét rất giỏi của nó, bên cạnh đó còn phát hiện các giống thuộc chủng Guatemala, nhưng
chủng này chiếm tỷ lệ rất ít.
-

Vùng Đức Trọng, Đơn Dương, Bảo Lộc: trong các huyện này, chủng Antilles

chiếm tỷ lệ cao nhất so với các chủng khác.
-

Vùng Di Linh: được xem là vùng phân bố chủng Guatemala.

2.1.4. Đặc điểm thực vật học và sinh lý học
2.1.4.1. Thân và lá cây bơ
Cây bơ cao khoảng 20 mét, lá xen kẽ, mỗi lá dài 12 – 25 cm. Cây to được xếp vào loại
cây xanh lá quanh năm, nhưng vài giống có tính rụng lá một phần hoặc rụng hết khi cây
trổ hoa, những đặc tính này chỉ có tính cách tạm thời vì sau đó chồi non lại phát sinh
ngay. Trên đa số giống lá già chỉ rụng dần trong một thời gian khá dài vào mùa xuân nên
cây lúc nào cũng xanh lá. Lá lúc còn non thường có lông mịn, màu hơi đỏ hoặc màu đồng
nhưng đến khi trưởng thành, lá có màu xanh láng và dài. Chiều dài lá rất thay đổi từ hình
thuẩn đến hình dao. Chóp lá thường bén nhọn nhưng có vài giống chóp lá hơi tròn. Mùi vị

của lá thường chỉ đặc trưng cho loài Persea drymifolia, khi vò ngửi có mùi hôi
(vi.wikipedia.org).
2.1.4.2. Hoa bơ
Hoa không hiện rõ, mỗi hoa lớn độ 5 – 10 mm, cụm hoa thành chuỳ dày đặc. Hoa nhỏ,
màu xanh lục hay vàng vàng; đài hơi có lông mịn. Khi hoa nở, hoa có đường kính 12 – 14
mm. Hoa có 12 nhị, nhưng chỉ có 9 nhị hoạt động, mỗi nhị mang 4 túi phấn. Hoa chỉ có
một nhụy và một tâm bì chứa một tiểu noãn. Mặc dù hoa mang tính chất lưỡng tính,
nhưng đặc điểm thụ phấn tùy thuộc vào hoạt động sinh lý của nhị và nhụy. Qua nhiều
nghiên cứu hiện tượng nở hoa và thụ phấn được quan sát ghi nhận cho thấy sự thụ phấn

5


của hoa bơ mang tính tạp giao. Căn cứ vào thời gian hoạt động của nhị và nhụy, các tác
giả đã chia bơ ra thành 2 nhóm:
-

Nhóm A: hoa nở lần 1 vào buổi sáng; nhụy chín nhưng nhị chưa tung phấn; tiếp

theo đó là thời kỳ hoa cụp lại; hoa nở lần 2 vào buổi trưa ngày hôm sau; nhị chín tung
phấn nhưng nhụy không còn khả năng thụ phấn nữa. Khoảng cách thời gian giữa 2 lần nở
hoa của một hoa kéo dài trên 24 giờ.
-

Nhóm B: có đặc điểm nở hoa ngược lại: hoa nở một lần vào buổi chiều; nhụy chín

sẵn sàng đón phấn; tiếp theo đó là thời gian hoa cụp lại khoảng dưới 24 giờ; hoa nở lần 2
vào buổi sáng hôm sau; nhị chín và tung phấn.
Như thế hai nhóm A và B có đặc tính bổ sung sự thụ phấn cho nhau để cây đậu quả tốt
(nongnghiep.vn).

2.1.4.3. Quả bơ
Quả mọng lớn, nạc, dạng quả lê, hình trứng hay hình cầu, màu lục hay màu mận tía.
Khi chín thịt mềm, màu vàng lục giống như chất bơ, có vị ngọt nhẹ. Quả của cây bơ hình
như cái bầu nước, dài 7-20 cm, nặng 100g – 1kg. Quả có ba phần rõ rệt: vỏ, thịt và hạt. Bề
dày và cấu tạo của vỏ thay đổi tùy giống. Quả của những giống thuộc chủng Mexico
thường có vỏ mỏng và láng, chủng Guatemala và Antilles thường có vỏ dày hơn. Có
giống quả vỏ sần sùi, có giống vỏ láng và đôi khi có sớ gỗ. Màu sắc của vỏ quả biến động
từ màu xanh sáng, màu xanh nhạt, xanh vàng, hoặc tím đến tím sẫm khi quả chín. Thịt
quả có hàm lượng dầu béo rất cao so với các loại quả khác.
x Thành phần hóa học trong quả bơ
Quả bơ chứa: Nước 60%; protid 2,08%, lipid 20,10%, glucid 7,40%, tro 1,26%, nghèo
về chất khoáng; các aminoaacid là: cystin, trytophan; có nhiều chất kháng sinh. Còn có
vitamin A, B và C (19 - 20 mg %) (smegtz.org.vn).
2.1.4.4. Hạt và phôi hạt bơ
Hạt quả bơ hình tựa quả trứng, dài 5 - 6 cm, nằm trong trung tâm, màu nâu đậm, và rất
cứng. Hạt được 2 lớp vỏ lụa bao bọc, gồm có hai tử diệp hình bán cầu. Giữa hai tử diệp có
phôi hạt nằm về phía cuống quả, và khi hạt nẩy mầm, cây mầm sẽ mọc thẳng từ dưới lên

6


theo trục thẳng đứng của hạt. Mặt ngoài tử diệp (nội nhũ) trơn láng hoặc sần sùi tùy theo
giống và hình dạng cũng biến động khá nhiều (rauhoaquavietnam.vn).

Hình 2.2: Hạt và phôi hạt bơ
(Nguồn: )
2.1.5. Điều kiện sinh thái của cây bơ phát triển ngoài tự nhiên
Cây bơ có rất nhiều giống thuộc các chủng khác nhau nên không thể nêu nên đặc điểm
sinh thái nói chung.
Về nhiệt độ: Cây bơ có nguồn gốc ở các xứ nhiệt đới Trung Mỹ, phân bố ở độ cao

dưới 1.000 – 2.700 m. Ở đây các giống thuộc chủng Guatemala, Mexico có thể chịu được
nhiệt độ từ -200C đến -600C, các giống Antilles chỉ chịu được nhiệt độ khoảng 00C.
Tại Đà Lạt, nhiệt độ tuyệt đối thấp rất hiếm khi đạt mức 00C – 10C, nên các giống
Antilles kém chịu rét nhất cũng chịu được, do đó vấn đề nhiệt độ thấp đối với cây bơ
không quan trọng lắm. Vấn đề đặt ra là ảnh hưởng của nhiệt độ quá cao đối với sự chống
chịu của giống và vấn đề phẩm chất biểu hiện ở hàm lượng dầu trong quả.
Ẩm độ: Lượng mưa tối thích cho cả năm là 1000 – 1500 mm. Khi bơ ra hoa, nếu gặp
trời mưa dầm, ẩm độ không khí quá cao, hoa sẽ rụng nhiều. Do đó, bơ cần có một mùa
khô mát để ra hoa đậu quả tốt. Mưa nhiều vào mùa quả chín cũng làm giảm chất lượng
quả, hàm lượng dầu không cao.
Gió: Cây bơ có gỗ dòn, chống gió yếu nên vấn đề trồng cây che chắn gió có tác dụng
hạn chế đổ gãy đồng thời giảm tốc độ thoát hơi nước vào mùa ra quả (mùa khô) để cây
không bị rụng trái. Gió còn làm trái cọ sát lẫn nhau, cọ sát với lá, cành gây ra bệnh sinh lý
làm giảm giá trị trái bơ.
Đất đai: Có thể trồng bơ trên nhiều loại đất khác nhau: đất sét pha cát, đất pha sét, đất
thịt nặng. Nhưng vấn đề đặc biệt cần lưu ý là đất phải thông thoáng, dễ thoát nước, giầu
chất hữu cơ. Lớp đất thông thoáng thoát thủy phải sâu ít nhất là 90 cm. Đất có mạch nước
7


ngầm thấp sâu ít nhất là 2m, vì trong thời kỳ đầu sinh trưởng, rễ bơ ăn cạn, cây vẫn phát
triển tốt nhưng càng về sau, bộ rễ ăn càng sâu, gặp đất úng thủy, rễ phát sinh nấm
Phytophthora làm chết cây.
2.2. Tổng quan về nhân giống in vitro
2.2.1. Định nghĩa
Hệ thống nhân giống vô tính, nuôi cấy mô bắt đầu bằng mảnh nhỏ cây trồng không bị
nhiễm vi sinh vật đặt trong môi trường dinh dưỡng. Chồi mới hay callus mà mẫu cấy này
tạo ra bằng sự tăng sinh được phân chia và cấy chuyền (Trần Thị Dung, 2009).
Kỹ thuật nuôi cấy mô cho phép tái sinh chồi hoặc cơ quan từ các mô như lá, thân, hoa,
đế hoa, rễ.

Phương pháp nuôi cấy mô được áp dụng trên thực vật nhằm nhân giống một loại cây
mong muốn dựa và đặc tính quan trọng của tế bào thực vật đó là tính toàn năng (cell
totipotency). Mỗi tế bào riêng rẽ của một cơ thể đa bào đều chứa đầy đủ toàn bộ lượng
thông tin di truyền cần thiết của cả sinh vật đó và nếu gặp điều kiện thích hợp thì mỗi tế
bào có thể phát triển thành một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh.
Ngày nay người ta dùng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm các mục
đích:
-

Tạo quần thể lớn và đồng nhất trong một thời gian ngắn, với diện tích thí
nghiệm nhỏ, có điều kiện môi trường kiểm soát được.

-

Tạo được nhiều cây con từ mô và cơ quan của cây mà ngoài thiên nhiên không
thực hiện được.

-

Làm sạch virus cho cây bằng phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng.

-

Cải thiện giống cây trồng bằng công nghệ sinh học.

2.2.2. Quy trình nhân giống in vitro
Theo Trần Thị Dung (2009), sự thành công của việc nhân giống in vitro chỉ đạt được
khi trải qua các giai đoạn:

8



Giai đoạn 1: Khử trùng mô nuôi cấy
Đây là giai đoạn tối quan trọng quyết định toàn bộ quá trình nhân giống in vitro. Mục
đích của giai đoạn này là phải tạo ra được nguyên liệu vô trùng để đưa vào nuôi cấy in
vitro.
Vô trùng mẫu cấy là một thao tác khó, ít khi thành công ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên,
nếu kiên trì tìm được nồng độ và thời gian vô trùng thích hợp thì sau vàu lần thử chắc
chắn sẽ đạt được kết quả.
Giai đoạn 2: Tái sinh mẫu nuôi cấy
Mục đích của giai đoạn này là tái sinh một cách có định hướng các mô nuôi cấy. Quá
trình này được điều khiển chủ yếu bởi tỷ lệ của các hợp chất auxin và cytokinin ngoại
sinh đưa vào môi trường nuôi cấy. Thường mô non, chưa phân hóa có khả năng tái sinh
cao hơn các mô trưởng thành. Người ta nhận thấy rằng mẫu nuôi cấy trong thời gian sinh
trưởng nhanh của cây cho kết quả khả quan trong tái sinh chồi.
Giai đoạn 3: Nhân nhanh
Giai đoạn này được coi là giai đoạn then chốt của quá trình. Để tăng hệ số nhân, ta
thường thêm vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo các chất điều hòa sinh trưởng (auxin,
cytokinin, gibberellin…), các chất bổ sung khác như nước dừa, dịch chiết nấm men, kết
hợp với các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng thích hợp. tùy thuộc vào từng đối tượng nuôi cấy,
người ta có thể nhân nhanh bằng kích thích sự hình thành qua các cụm chồi (nhân cụm
chồi) hay kích thích sự phát triển của các chồi nách (vi giâm cành) hoặc thông qua việc
tạo cây từ phôi vô tính.
Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh
Khi đạt được kích thước nhất định, các chồi được chuyển từ môi trường ở giai đoạn 3
sang môi trường tạo rễ. Thường 2 – 3 tuần, từ những chồi riêng lẽ sẽ xuất hiện rễ và trở
thành cây hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này người ta thường bổ sung vào môi trường nuôi cấy
auxin là nhóm hormone thực vật qua trọng có chức năng tạo rễ phụ từ mô nuôi cấy.
Giai đoạn 5: Chuyển cây ra đất
Giai đoạn đưa cây hoàn chỉnh ra đất là bước cuối cùng của quá trình nhân giống in

vitro và là bước quyết định khả năng ứng dụng của quá trình này trong thực tiến sản xuất.
9


Đây là giai đoạn chuyển cây con in vitro từ trạng thái sống dị dưỡng sang sống tự
dưỡng hoàn toàn, do đó phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng, ẩm
độ, giá thể… ) phù hợp để cây con đạt tỷ lệ sống cao trong vườn ươm cũng như ra ngoài
đồng ruộng.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống in vitro
2.2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Yêu cầu về khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của từng loại cây
in vitro cũng khác nhau. Thông thường, người ta nuôi cấy trong điều kiện nhiệt độ phòng
từ 25 – 280C. Theo các tác giả Shigenobu và Sakamoto (1981) (trích dẫn bởi Vũ Văn Vụ,
1999) thì nhiệt độ cũng như thời gian chiếu sáng ngày đêm phải không thay đổi trong suốt
thời gian nuôi cấy.
2.2.3.2. Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng (bao gồm cường độ, chu kỳ và thành phần quang phổ) có ảnh hưởng mạnh
đến quá trình phát sinh hình thái của mô nuôi cấy (Read, 1990; Dooley, 1991) (trích dẫn
bởi Vũ Văn Vụ, 1999). Cường độ ánh sáng từ 2.500 – 3.500 lux thường được sử dụng phổ
biến trong nuôi cấy mô. Cường độ ánh sáng lớn hơn thì sự sinh trưởng của chồi chậm lại
nhưng thúc đẩy quá trình tạo rễ (Murashige, 1977) (trích dẫn bởi Vũ Văn Vụ, 1999).
Thành phần quang phổ cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi cấy. Các ánh sáng đơn sắc
khác nhau về bước sóng cũng ảnh hưởng khác nhau về sự tạo chồi, tạo rễ của quá trình
nuôi cấy. Sự thu nhận ánh sáng của chồi phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng và chất liệu
bình nuôi cấy.
2.2.3.3. Môi trường nuôi cấy
Môi trường nuôi cấy cơ bản bao gồm năm thành phần chính:
-

Các muối khoáng đa lượng


-

Các muối khoáng vi lượng

-

Các vitamin

-

Đường làm nguồn carbon

-

Các chất điều hòa sinh trưởng

10


Ngoài ra người ta còn bổ sung thêm một số chất hữu cơ có thành phần xác định như
acid amin, EDTA, hoặc không xác định như nước dừa, dịch chiết nấm men vào môi
trường tùy theo nhu cầu riêng của từng đối tượng nuôi cấy.
Dựa vào hàm lượng và thành phần ta có 3 loại môi trường:
-

Môi trường nghèo chất dinh dưỡng: White, Vacin vad Went, Knop

-


Môi trường có hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình: B5 Gamborg

-

Môi trường giàu chất dinh dưỡng: MS ( Murashige – Skoog)

2.2.3.4. Vai trò của chất kích thích điều hòa sinh trưởng trong nuôi cấy
Chất điều hòa sinh trưởng là những chất với liều lượng thấp, nhưng có hiệu ứng sinh
học cao, được tổng hợp tại một cơ quan của cây và gây ảnh hưởng điều tiết đến các quá
trình sinh lý, trao đổi chất nào đó trong những cơ quan khác. Chất điều hòa sinh trưởng là
sản phẩm trao đổi chất bình thường của cơ thể thực vật, đóng vai trò chủ đạo trong quá
trình sinh trưởng, phát triển và những quá trình sinh lý, hóa sinh khác cũng như trong
phản ứng thích nghi của thực vật đối với điều kiện môi trường (Bùi Trang Việt, 2000).
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật có 3 nhóm chính:
¾ Auxin
Auxin được khám phá ra do các thí nghiệm thực hiện trên các phản ứng làm cong bao
lá mầm.
Công thức hóa học: C10H9O2N
Tên gọi: Indole β acetic acid
Có hai loại auxin là auxin tự nhiên: IAA có trong tế bào thực vật và auxin tổng hợp:
NAA; IBA; 2,4 – D; NOA.
Auxin can thiệp vào nhiều hiện tượng sinh lý, hoạt động của nó tùy thuộc vào nồng độ
và sự hỗ trợ qua lại của chúng với các chất điều hòa khác. Trong trường hợp khảo sát tác
đông riêng rẽ, auxin có tính chất quan trọng là tác động rõ ràng trên sự kéo dài tế bào.
Hiệu quả này là sự nối tiếp cho một sự gia tăng tính đàn hồi của thành tế bào và cho sự
xâm nhập nước vào trong tế bào, sự đề kháng của tế bào giảm đi và tế bào tự kéo dài ra.
Auxin còn có tác dụng kích thích sự hình thành rễ, kìm hãm sự phát triển chồi bên, kìm
hãm sự rụng hoa, rụng quả. Auxin kích thích sự kéo dài tế bào, tuy nhiên chỉ tác động trên
11



tế bào diệp tiêu và khúc cắt thân cô lập, tế bào biểu bì hay dưới biểu bì phản ứng mạnh
đối với auxin khi một đoạn cắt thân cây được chẻ dọc và xử lý auxin thì hai nửa thân cong
vào một cách điển hình (Bùi Trang Việt, 2000).
¾ Cytokinin
Cytokinin là các adenine được thay thế, chất này được người ta biết qua nhóm nội sinh
là Zeatin và Isopentenyladenine (IPA), cytokinin tự nhiên và các chất tổng hợp. Có hai
loại được sử dụng nhiều nhất là: Kinetin (6 furfuryl – aminopurine), Benzyladenine
(BAP).
Tác động của cytokinin cũng thể hiện rất rõ trong sự sinh tạo cơ quan thực vật, kích
thích hình thành từ mô sẹo. Trái lại, chúng là chất đối kháng với sự sinh tạo rễ. Kích thích
sự chuyển hóa, làm thuận lợi một phần việc tổng hợp protein và mặt khác trong lúc bảo
vệ các chất chuyển hóa chống lại tác động của những enzyme phân giải, ngăn chặn sự lão
hóa, gia tăng sự tập trung dinh dưỡng vào các cơ quan đang lớn. Một hiệu quả đối kháng
của tính ưu thế chồi ngọn; các chồi được xử lý bằng Cytokinin sẽ tăng cường cạnh tranh
với chồi tận cùng. Cytokinin kích thích sự phân chia tế bào với điều kiện có auxin.
Cytokinin có tác động trên cả hai bước của sự phân chia tế bào: phân nhân và phân bào.
Trong sự nuôi cấy các mô nghèo Cytokinin, auxin kích thích sự nhân đôi nhiễm sắc thể,
thậm chí tạo tế bào hai nhân nhưng không có sự phân vách, sự phân vách chỉ xảy ra khi
có Cytokinin ngoại sinh (Bùi Trang Việt, 2000).
¾ Gibberellin
Gibberellin đầu tiên được tìm thấy là dạng gibberellic acid (GA) vào năm 1939. Đến
nay đã có hơn 50 gibberellin khác nhau đã được tìm thấy. Gibberellin có tác động làm
tăng chiều dài lóng
Trong nuôi cấy in vitro, gibberellin có tác động đối với nhiều đỉnh sinh trưởng, nếu
thiếu gibberellin đỉnh sinh trưởng thể hiện một dạng hình cầu tạo nên các mắt cây (Dương
Công Kiên, 2002). Gibberellin có hiệu quả kích thích lên sự chuyển hóa, vì chúng làm
thuận lợi cho sự tổng hợp các enzyme phân giải. Gibberellin còn tác động đến sự đậu trái
của cây cho trái không hạt.


12


Một tác động khác phức tạp hơn nhưng kỳ diệu là khả năng đánh thức các chồi, mầm
ngủ trên nhiều giống cây.
Trong lĩnh vực sinh tạo cơ quan thực vật, gibberellin cho thấy các hoạt động đối
kháng, chúng dường như đối nghịch với sự phân hóa tế bào (mô không có tổ chức). Trong
nuôi cấy in vitro, ta áp dụng chúng cho việc nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, chồi ngọn, chồi
thân.
2.3. Nuôi cấy lát mỏng tế bào Thin Cell Layer (TCL)
Hệ thống nuôi cấy lát mỏng tế bào bao gồm các mẫu cấy có kích thước nhỏ được cắt
ra từ những bộ phận khác nhau của thực vật (thân, lá, rễ, phát hoa, các bộ phận của hoa, lá
mầm, chồi, phôi). Nếu mẫu cấy được cấy theo chiều dọc được gọi là lTCL, nếu cắt theo
chiều ngang được gọi là tTCL. Các lTCL (1 mm - 10 mm) chỉ chứa một loại mô như lớp
đơn tế bào biểu bì hoặc một vài lớp (3 – 6 lớp) của tế bào vỏ, ngược lại các tTCL (dày
khoảng 0,2 – 0,5 mm đến vài mm) bao gồm một số tế bào thuộc các mô khác nhau (mô
biểu bì, mô vỏ, tượng tầng, mô ruột hay tế bào nhu mô) ( Trần Thanh Vân và Gendy,
1996). tTCL và lTCL có đặc điểm chung là mỏng. Đặc điểm này đóng vai trò qua trọng vì
các phân tử đánh dấu sự biệt hóa có thể định vị in situ ở những tế bào đích hay những tế
bào đáp ứng. Quá trình định vị này cho phép giới hạn các tế bào cảm ứng không mong
muốn (Trần Thanh Vân, 2003).
Kỹ thuật nuôi cấy tế bào lát mỏng đã được phát triển hơn 30 năm qua với khả năng
điều khiển biệt hóa hoa, rễ, chồi và phôi soma. Kỹ thuật này được ứng dụng thành công
trong nhân giống trên nhiều loài thực vật khác nhau.Nuôi cấy lớp mỏng tế bào là một
phương pháp cho nhiều ưu thế hơn so với những phương pháp nhân giống in vitro truyền
thống khác và được ứng dụng thành công trên nhiều loài cây khác nhau (Dương Tấn Nhựt
và cs, 2003). Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy lớp mỏng tế bào ở cây thân
gỗ chưa được công bố nhiều (Huỳnh Hữu Đức và cs, 2007).
2.4. Các nghiên cứu liên quan đến nhân giống in vitro cây bơ
2.4.1. Các nghiên cứu về nhân giống in vitro cây bơ trên thế giới

Phương pháp thu thập và bảo tồn giống bơ trên thế giới đã được xây dựng trên cơ sở là
nuôi cấy mô tế bào, đối với cây bơ bộ phận thường được sử dụng là chồi nách, mô phân
13


sinh đỉnh, lá. Môi trường được sử dụng hầu hết ở các phương pháp là môi trường
Murashige and Skoog.
Mô của bơ gỗ, Persea americana, đã chứng minh phần nào khó khăn hơn để xử lý
trong điều kiện nuôi cấy mô vô trùng, mặc dù một số cải tiến kỹ thuật đã được phát triển
trong nhiều năm qua. Quy trình khử trùng mẫu bơ đã được công bố nhiều lần nhưng chưa
được ứng dụng rộng rãi vì chưa được chứng minh là tối ưu. Việc sử dụng kỹ thuật nuôi
cấy mô vô trùng để kiểm tra phản ứng sinh lý của mô bơ đối với các yếu tố môi trường,
ánh sáng, nhiệt độ, môi trường nuôi cấy đã có được thông tin cơ bản có thể được áp dụng
cho công tác nhân giống vô tính của cây thân gỗ. Phần lớn các thử nghiệm nuôi cấy mô đã
sử dụng các vỏ quả trái cây như một mô thử nghiệm. Nghiên cứu đã áp dụng trên các mô
có nguồn gốc từ các phân đoạn thân hay có thể sử dụng toàn bộ hoặc từng bộ phận nụ bên
trong cây giống, mô lá mầm (Schroeder, 1980).
Việc trồng các mô thực vật trên môi trường nhân tạo đã được sử dụng rộng rãi như
một công cụ nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu thực vật (Black, 1957 và Morel,
1948), cũng như nhiều người khác, đã mô tả cách sử dụng của phương pháp này trong
nghiên cứu bệnh lý thực vật. Sự quan tâm của các nhà khoa học về phương pháp này
được ứng dụng vào mô bơ trên môi trường nhân giống nhân tạo và cho rằng có thể dùng
phương pháp này để phục vụ cho việc xác định các bệnh nắng đốm hay bệnh do virus gây
ra trên bơ (Desjardins, 1958).
2.4.2. Nghiên cứu về nhân giống in vitro cây bơ tại Việt Nam
Dương Tấn Nhựt và cs (2008) đã nghiên cứu ảnh hưởng của peptone lên sự tái sinh
chồi bơ in vitro và rễ từ phần thân cây bơ trưởng thành hoặc chưa trưởng thành. Trong
nghiên cứu này, đã sử dụng cả hai loại mẫu thân cây bơ trưởng thành và chưa trưởng
thành để nghiên cứu ảnh hưởng của peptone trên chồi tái sinh. Mẫu được cấy trên môi
trường Murashige và Skoog (MS) trung bình không có hoặc có chất điều hòa sinh trưởng

thực vật. Trên môi trường MS bổ sung cả peptone và benzyladenine hoặc axit
dichlorophenoxyacetic, mẫu sống sót nhưng bị ức chế đáng kể trong việc tái sinh chồi.
14


×