Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ NHỆN, NÂNG CAO NĂNG SUẤT NẤM MÈO (Auricularia polytricha) TẠI XÃ SÔNG TRẦU – TRẢNG BOM – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.65 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ NHỆN,
NÂNG CAO NĂNG SUẤT NẤM MÈO (Auricularia polytricha)
TẠI XÃ SÔNG TRẦU – TRẢNG BOM – ĐỒNG NAI

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: TRỊNH THỊ NHƯ NGUYỆT

Niên khóa

: 2009 – 2013

Tháng 06/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ NHỆN,
NÂNG CAO NĂNG SUẤT NẤM MÈO (Auricularia polytricha)
TẠI XÃ SÔNG TRẦU – TRẢNG BOM – ĐỒNG NAI

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

GV. LÊ DUY THẮNG

TRỊNH THỊ NHƯ NGUYỆT

CN. PHẠM MINH TÂM

Tháng 06/2013


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh tạo mọi điều kiện trong
suốt thời gian học tập.
Quý Thầy, Cô thuộc Bộ môn Công nghệ sinh học cùng Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy
trong suốt bốn năm qua.
Thầy Lê Duy Thắng và Cô Phạm Minh Tâm tận tình hướng dẫn, động viên trong
nghiên cứu khoa học, đặc biệt Thầy, Cô truyền đạt và chỉ bảo nhiều kinh nghiệm sống
quý báu.
Gia đình chú Nguyễn Văn Phán, anh Lê Văn Toản tại xã Sông Trầu – huyện Trảng
Bom – tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện hết sức để hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn cô Hàng Châu Trang, chị Xuân Thanh, bạn Võ Hà Sang hết lòng hướng dẫn,
giúp đỡ suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.

Tập thể lớp Công nghệ Sinh học khóa 09 chia sẻ những khó khăn vất vả, vui buồn
trong quá trình học tập cũng như hết lòng hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

Sinh viên thực hiện
Trịnh Thị Như Nguyệt

i


TÓM TẮT

Đồng Nai là tỉnh có phong trào trồng nấm mèo lớn nhất nước với 8 làng nấm và
hơn 1.300 hộ nuôi trồng, cung cấp sản lượng tương đương 35.000 tấn nấm mèo tươi
năm. Tuy trồng nấm đang phát triển mạnh, nhưng người trồng luôn gặp khó khăn do
sự phát triển quá mức của đối tượng sâu hại như ruồi, tuyến trùng đặc biệt nhện làm
giảm năng suất và gây thiệt hại kinh tế cho người trồng.
Trên cơ sở đó đề tài đặt ra: “Nghiên cứu biện pháp sinh học trong phòng trừ
nhện hại trên nấm mèo (Auricularia polytricha) tại xã Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng
Nai” nhằm điều tra nhện hại nấm mèo ở một xã có truyền thống trồng nấm mèo lâu đời
là xã Sông Trầu – huyện Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai, đồng thời tìm ra một giải pháp
tổng hợp trong việc phòng trừ nhện tốt nhất.
Đề tài thực hiện với các nội dung: khảo sát tình hình sản xuất nấm mèo tại xã Sông
Trầu – huyện Trảng Bom – Đồng Nai; ảnh hưởng của một số loại thuốc sinh học đến
phòng trị nhện trên nấm mèo; thiết lập quy trình trồng nấm hiệu quả, hạn chế nhện hại
và nâng cao năng suất nấm.
Kết quả bước đầu đã xây dựng được quy trình phòng trừ nhện trên nấm mèo
bằng cách nâng cao khả năng đề kháng của nấm và điều kiện an toàn vệ sinh trong
canh tác của các hộ trồng nấm tại xã Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai kết hợp việc
sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu sinh học Vimatox 5.5 SG 1o/oo nhằm kiểm soát tốt nhất
đối với nhện hại trên nấm mèo, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và làm nền tảng

thiết lập quy trình sản xuất nấm sạch theo hướng GAP.

ii


SUMMARY
Dong Nai is a province of the first rank about growing movement has 8
mushroom villages and more than 1.300 cultivate families, provide yield almost
35.000 tons of fresh wood ear mushroom every year. Although planting mushroom is
developing strongly, farmers usually meet with difficulties because of over
development of pests such as flies, nematodes, special mites makes to reduce
productivity and damage economic effects for grower.
The thesis “The study for biological method in controlling the mites on wood
ear mushrooms (Auricularia polytricha) in Song Trau village – Trang Bom – Dong
Nai” aimed at surveying the mites harmful situation in a tradition villages is Song Trau
village – Trang Bom – Dong Nai and find a general solution for preventing mites.
The specific contents of the thesis are: surveying the manufacturable situation
wood ear mushrooms in Song Trau – Trang Bom – Đong Nai; finding out the
influence of the biological pesticide on protecting mushroom against from mites on
wood ear mushrooms; establishing an effective planting process for wood ear
mushrooms, to restrain mites, to raise productivity.
As the preliminary results, the thesis sets up processing of preventive mites on
wood ear mushrooms by enhanced to resist mushrooms, hygiene conditions in
cultivation techniques of mushroom grower household in Song Trau village – Trang
Bom district – Dong Nai province, used of combine biological pesticide Vimatox 5.5
SG 1o/oo aimed the best control mites on wood ear mushrooms, ensured safety for
consumers, which is used for being base to establish process of fresh mushroom
produce as GAP.
Keywords: biological method, mites, Auricularia polytricha, process, GAP.


iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ i
Tóm tắt .............................................................................................................................ii
Summary ........................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ......................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu của để tài .................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
2.1. Sinh học nấm mèo ..................................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm hình thái nấm mèo ................................................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm sinh dưỡng nấm mèo ............................................................................. 3
2.1.3. Vị trí phân loại nấm mèo ....................................................................................... 4
2.1.4. Giá trị của nấm mèo .............................................................................................. 4
2.1.5. Đặc điểm sinh sản nấm mèo .................................................................................. 5
2.1.6. Khái quát về nấm mèo lông (Auricularia polytricha) ........................................... 5
2.2. Tình hình trồng nấm hiện nay .................................................................................. 6
2.2.1. Tình hình sản xuất nấm trên thế giới ..................................................................... 6
2.2.2. Tình hình sản xuất nấm trong nước ....................................................................... 6
2.2.3. Tình hình trồng nấm tại Đồng Nai ........................................................................ 8
iv



2.2.4. Tình hình trồng nấm xã Sông Trầu – huyện Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai ........... 8
2.2.4.1. Đặc điểm khí hậu thủy văn tại Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai ................ 8
2.2.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tại Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai ..................... 9
2.2.4.3. Tình hình nuôi trồng nấm tại Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai .................. 9
2.3. Kỹ thuật trồng nấm mèo ......................................................................................... 10
2.3.1. Kỹ thuật trồng nấm bằng gỗ khúc ....................................................................... 10
2.3.2. Kỹ thuật trồng nấm mèo trên túi mạt cưa ............................................................ 12
2.4. Một số sâu hại thường gặp trên nấm ...................................................................... 13
2.4.1. Sâu hại nấm ......................................................................................................... 13
2.4.2. Bệnh hại nấm ..................................................................................................... 135
2.5. Một số loại thuốc phòng trừ sâu hại nấm ............................................................... 16
2.6. Một số nghiên cứu nhện hại nấm trên thế giới và trong nước................................ 18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 20
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 20
3.2. Vật liệu ................................................................................................................... 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 20
3.3.1. Khảo sát tình hình sản xuất nấm mèo ở xã Sông Trầu – Trảng Bom ................. 20
3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thuốc sinh học phòng trừ nhện hại nấm mèo ............... 20
3.3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng một số thuốc sinh học trong trị nhện hại nấm mèo ......... 21
3.3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng một số thuốc sinh học trong phòng nhện hại nấm mèo ... 22
3.3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của phun phòng, phun trị đến năng suất nấm mèo ......... 23
3.3.3. Nghiên cứu quy trình phòng trừ nhện hại đạt hiệu quả trên nấm mèo ................ 23
3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................................... 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 24
4.1. Tình hình sản xuất nấm mèo, biện pháp phòng trừ nhện hại trên nấm mèo ......... 24

v



4.2. Ảnh hưởng của một số thuốc sinh học trong phòng trừ nhện hại nấm mèo........... 27
4.2.1. Ảnh hưởng của một số thuốc sinh học trong trị nhện hại nấm mèo.................... 27
4.2.2. Ảnh hưởng của một số thuốc sinh học trong phòng nhện nấm mèo ................... 29
4.2.3. Đánh giá hiệu quả phòng, trị nhện dựa vào năng suất, đặc điểm nấm mèo ........ 30
4.3. Nghiên cứu quy trình phòng nhện hại nấm mèo đạt hiệu quả ................................ 33
4.3.1. Phân lập và hoạt hóa giống meo nấm mèo ......................................................... 33
4.3.2. Thiết lập quy trình phòng nhện hại đạt hiệu quả trên nấm mèo .......................... 34
4.3.3. Đánh giá năng suất thu hoạch từ quy trình phòng trừ nhện hại nấm mèo........... 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 41
5.1. Kết luận................................................................................................................... 41
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 42
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AI: Active Ingredient
EC: Emulsifiable Concentrate
GAP: Good Agricultural Practice
L: Liquyd
NPS: Ngày sau phun
NT: Nghiệm thức
PGA: Potato Glucose Agar
PTNT: Phát triển nông thôn
SC: Suspensive Concentrate
SG: Water soluble Granule
STT: Số thứ tự
TP: Trước phun

UBND: Ủy Ban Nhân Dân
WP: Wettable Powder
PGAY: Potato Glucose Agar Yeast

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Điều kiện môi trường cần cho tăng trưởng và phát triển của nấm mèo ........ 10
Bảng 2.2 Một số loại thuốc trong phòng trừ sâu hại, bệnh hại trên nấm ...................... 16
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của một số thuốc sinh học trong trị nhện hại nấm mèo ............. 20
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của một số thuốc sinh học trong phòng nhện hại nấm mèo ....... 22
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất nấm mèo, biện pháp phòng trừ nhện hại nấm mèo........ 26
Bảng 4.2 Biến động của mật độ trứng nhện/ cm2 nấm mèo sau phun trị ...................... 27
Bảng 4.3 Hiệu lực phun trị của một số thuốc sinh học với nhện hại nấm mèo ........... 28
Bảng 4.4 Tỷ lệ tai nấm mèo trên đó nhện đẻ trứng sau 15 ngày phun phòng .............. 29
Bảng 4.5 Năng suất nấm mèo khi phun phòng, phun trị nhện hại ................................ 30
Bảng 4.6 Mô tả đặc điểm tai nấm mèo sau khi trị nhện hại tại 7 NSP ......................... 32
Bảng 4.7 Mô tả đặc điểm tai nấm mèo sau khi phun phòng nhện hại tại 15 NSP ........ 33
Bảng 4.8 Khảo sát ảnh hưởng giống và công thức phun đến năng suất nấm mèo ....... 34
Bảng 4.9 Kết quả ảnh hưởng của giống, công thức phun đến năng suất nấm mèo ..... 36
Bảng 4.10 Tương tác giữa giống và công thức phun đến năng suất nấm mèo ............ 37

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Nhện Tarsonemu sp. hại nấm ........................................................................ 17

Hình 2.2 Nhện Hypoasis hại nấm ................................................................................. 17
Hình 2.3 Tuyến trùng hại nấm ..................................................................................... 17
Hình 2.4 Ruồi hại nấm ................................................................................................. 17
Hình 2.5 Bệnh mạng nhện hại nấm.............................................................................. 17
Hình 2.6 Verticillium fungicoli .................................................................................... 17
Hình 2.7 Nấm mốc hại nấm ......................................................................................... 18
Hình 4.1 Nhện trên nấm mèo ........................................................................................ 31
Hình 4.2 Nấm mèo sau khi phun trị nhện hại tại thời điểm 7 NSP .............................. 31
Hình 4.3 Nấm mèo sau khi phun phòng nhện hại tại thời điểm 15 NSP ..................... 32
Hình 4.4 Meo nấm mèo ................................................................................................ 33
Hình 4.5 Năng suất nấm mèo của 12 bịch phôi/nghiệm thức sau phòng nhện ........... 38
Hình 4.6 Quy trình phòng nhện hại nấm mèo vào thời điểm nghịch mùa. ................. 39

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Theo quyết định 439 QĐ/ TTg ngày 16/04/2012 của Thủ tướng chính phủ đã
đưa nấm ăn và nấm dược liệu vào danh mục sản phẩm quốc gia được ưu tiên đầu tư
phát triển từ năm 2012 đến năm 2020. Điều đó cho thấy, Việt Nam là nước có tiềm
năng rất lớn để phát triển ngành nấm, điển hình Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu cả nước về
sản lượng nấm mèo phát triển với 8 làng nấm, 1300 hộ sản xuất và đạt năng suất nấm
mèo tươi 35.000 tấn/ năm. Huyện Trảng Bom có 109 cơ sở làm nghề nấm với 406 lao
động, doanh thu một năm đạt khoảng 10,171 tỷ đồng chủ yếu là từ nấm mèo, ngoài ra
một số ít hộ trồng nấm Bào ngư, nấm Linh chi. Xã Sông Trầu – huyện Trảng Bom –
tỉnh Đồng Nai, nơi có nghề trồng nấm mèo phát triển hơn 10 năm qua, hiện có hơn
100 hộ sản xuất nấm và các hộ này không chỉ trồng nấm mèo mà đã mở rộng sang các
loài nấm khác.

Tuy nhiên, năng suất và chất lượng nấm vẫn còn thấp do sản xuất mang tính thủ
công nhỏ lẻ, nguồn giống thoái hóa cùng với sâu hại. Đặc biệt, do hạn chế hiểu biết về
nhện và biện pháp phòng trừ trong quá trình trồng nên khi dịch hại xảy ra làm giảm
sản lượng, chất lượng nấm, gây thất thu cho người trồng (Đề án: « Khôi phục và phát
triển nghề sản xuất, chế biến nấm các loại trên địa bàn thị xã Long Khánh đến năm
2012 »). Tại cơ sở trồng nấm mèo của anh Lê Văn Toản ở ấp 6 xã Sông Trầu huyện
Trảng Bom, hiện chủ yếu là ấu trùng ruồi gây hại giai đoạn ủ tơ và trứng khi chuẩn bị
ra quả thể, làm giảm năng suất 50% trên mỗi trại. Một số cơ sở khác do bệnh trứng, tỷ
lệ sụt giảm sản lượng có thể lên đến 80% – 90%, gây thiệt hại lớn cho người trồng.
Vì vậy, đề tài thực hiện nhằm điều tra tình hình sản xuất, nhện hại nấm mèo ở
xã Sông Trầu và tìm ra một giải pháp tổng hợp trong phòng trừ nhện hại tốt nhất dựa
trên ba yếu tố là khả năng đề kháng của nấm mèo, điều kiện vệ sinh trong canh tác của
các hộ trồng nấm tại xã Sông Trầu – huyện Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai kết hợp với
việc sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu sinh học đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và
người sản xuất nấm mèo, làm nền tảng cho thiết lập quy trình sản xuất nấm sạch theo
hướng GAP.

1


1.2. Yêu cầu của đề tài
Xây dựng quy trình trồng nấm mèo hạn chế nhện hại và nâng cao năng suất.
1.3. Nội dung thực hiện
-

Điều tra tình hình sản xuất nấm mèo, cách phòng trừ nhện hại tại hộ trồng nấm
mèo xã Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai.

-


Ảnh hưởng của một số loại thuốc sinh học trong phòng trừ nhện hại nấm mèo.

-

Phân lập và hoạt hóa giống nấm mèo trên môi trường thạch.

-

Thiết lập quy trình trồng nấm mèo hiệu quả và an toàn ở địa phương nhằm hạn chế
nhện hại và nâng cao năng suất.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Sinh học nấm mèo
2.1.1. Đặc điểm hình thái nấm mèo
Nấm mèo (hay nấm tai mèo) có tên khoa học là Auricularia, thuộc lớp nấm
Đảm (Basidiomycetes). Saccardo (1882 – 1931), thống kê được trên 50 loài. Trong khi
đó Holterman (1898) và Moller (1895), đề nghị tất cả các loài Auricularia nhiệt đới
đều thuộc một nhóm đơn hay biến đổi. Lowry (1951), chỉ ra bảy trong mười loài từ bộ
sưu tập trên khắp thế giới của ông đều tìm thấy ở Đài Loan. Reinking (1921) và
Mendoza (1938) tìm thấy 6 loài ở Philippines trong khi Reynolds (1966) cho rằng
trong đó 2 đến 3 loài có thể ăn được và thích hợp làm sản phẩm thương mại (S.T.
Chang, 1989).
Theo S.T. Chang (1989), quả thể nấm mèo có đặc tính như cao su hoặc gelatin;
hình thái thay đổi từ chén đến hình vành tai úp ngược, không cuống hay hiếm khi có
cuống; nấm mỏng và giòn khi khô; màu sắc quả thể từ màu sáng đến màu nâu, tối; mặt
trên có lớp lông, độ dày từ 65 – 200 µm hay hơn; mặt dưới là lớp bào tầng, bề ngoài

nhẵn, phủ phấn, thường có nếp gấp.
2.1.2. Đặc điểm sinh dưỡng nấm mèo
Theo Lowry (1951), có tất cả 10 loài nấm mèo, mỗi loài có nhiệt độ cần thiết
cho sinh trưởng khác nhau. Thí dụ: 3 loài Auricularia delicata, Auricularia tenuis,
Auricularia emini chỉ mọc ở vùng nhiệt đới, 3 loài khác Auricularia mesenterica,
Auricularia ornata và Auricularia polytricha thì mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới, nhưng Auricularia polytricha có nhiệt độ thấp tối thích là 27oC và Auricularia
mesenterica, ngoài nhiệt độ thấp (topt = 25oC), còn cần ẩm độ cao. Hai loài Auricularia
cornea và Auricularia fuscosuccinea có khả năng thích nghi một cách linh động đối
với nhiệt độ, tuy nhiên, Auricularia fuscosuccinea lại thích hợp với nhiệt độ cao
(32oC). Loài Auricularia auricula thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, chỉ nuôi trồng được ở
vùng cận nhiệt đới.
Các loài nấm mèo đều thuộc nhóm nấm hoại sinh, thức ăn chính của chúng là
xác bã thực vật hoặc động vật. Nhóm nấm này có hệ men tiêu hóa tương đối mạnh,

3


phân hủy được nhiều cơ chất. Chúng có khả năng biến đổi những chất này thành
những thành phần đơn giản để hấp thu được. Với cấu trúc sợi, tơ nấm len lỏi sâu vào
trong cơ chất rút lấy thức ăn đem nuôi toàn bộ cơ thể nấm (Lê Duy Thắng, 2001).
2.1.3. Vị trí phân loại nấm mèo
Nấm mèo chỉ các loài nấm ăn thuộc chi Auricularia. Chi này thuộc họ
Auriculariaceae,

bộ

Auriculariales,

lớp


phụ

Auriculariomycetidae,

lớp

Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành nấm thật Eumycota, giới nấm
Mycota hay fungi.
Gồm có 20 loài, nhưng chỉ 6 loài nấm mèo được nuôi trồng với số lượng lớn:
nấm mèo đen (Wood Ear, Jew’s Ear), tên khoa học là Auricularia auricula (L. ex
Hook) Underw; nấm mèo lông (Hairy Jew’s Ear), tên khoa học là Auricularia
polytricha (Mort) Sacc; nấm mèo sừng (Cornes Wood Ear), tên khoa học là
Auricularia cornea (Ehrenb. ExFr.) Spreng; nấm mèo hình khiên (Pelt Ear Fungus),
tên khoa học Auricularia peltala Lloyd; nấm mèo vàng nâu (Purple wood Ear, Fuscous
Ear) tên khoa học Auricularia fuscosuccinea (Mont.) Farl (Nguyễn Lân Dũng, 2002).
2.1.4. Giá trị của nấm mèo
Nấm mèo dùng làm thực phẩm từ rất lâu, là loại thức ăn có lợi cho sức khỏe do
chứa ít chất béo, giàu protein, vitamin (B1, B2, C) và khoáng chất. Trong 100 g nấm
mèo khô có chứa 10,9 g nước; 10,6 g protein; 0,2 g lipit; 65,5 g carbonhydrat; 306
Kcal năng lượng; 70 g cellulose; 5,8 g chất khoáng; 357 mg calci; 201 mg phospho;
185 mg sắt; 0,03 mg caroten; 0,15 mg vitamin B1; 0,55 mg vitamin B2; 2,7 mg B5 (
Nguyễn Lân Dũng, 2002).
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, nấm mèo vị ngọt, tính bình, có công dụng
lương huyết, chỉ huyết, ích khí dưỡng huyết, giải độc. Các nhà khoa học Trung Quốc
xác định nấm mèo có tác dụng kháng ung thư. Nhà khoa học Mỹ Hammer Schmidt
(1980) phát hiện thấy nếu ăn nấm mèo thường xuyên có thể giảm việc ngưng kết máu,
làm giảm xơ vữa động mạch. Trong nấm mèo đã phát hiện thấy có chất 9 – ß – D
ribofuranosyl adenine, có tác dụng chống sự tụ tập của tiểu cầu, nấm mèo giúp máu
lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt. Theo y học cổ


4


truyền, nấm mèo có công dụng thông lợi ngũ tạng, hoạt huyết, bổ khí tăng sức, nhuận
táo lợi trường, trừ kiết lỵ, chữa trĩ, bệnh đường ruột. Theo lương y Phạm Như Tá,
những người bị chứng băng huyết, kiết lỵ, táo bón, đường ruột yếu nên lấy nấm mèo
chế biến món ăn thường để chửa trị rất hay.
2.1.5. Đặc điểm sinh sản nấm mèo
Vòng đời của nấm mèo bao gồm từ lúc các đảm bào tử nảy mầm đến khi hình
thành tai nấm hoàn chỉnh mang bào tử mới. Nấm mèo thuộc nấm đảm đa bào, sinh sản
hữu tính bằng bào tử đảm (basidiospore) và bào tử đính (conidia). Sợi nấm có hai loại:
loại (+) và loại (-), hai loại này có thể liên kết lại và sau đó xảy ra quá trình phối chất
(plasmogamy), khi tạo đảm sẽ xảy ra quá trình phối nhân (karyogamy). Giữa hai giai
đoạn này là một thời gian dài tế bào sợi nấm mang hai nhân. Quá trình song nhân hóa
xảy ra sau khi phối chất. Các sợi nấm nối với nhau bởi các móc (clamp) sau quá trình
kiên kết tạo các móc (clamp connection).
Đảm lưỡng bội sẽ giảm phân nhiều lần để tạo ra những thể đơn bội đơn nhân.
Các đảm này sẽ mọc ra các cuống trên đó mang bào tử đảm. Bào tử đảm có thể trực
tiếp nảy mầm tạo ra sợi nấm hoặc sinh ra các bào tử đính. Về sau bào tử đính sẽ nảy
mầm tạo sợi nấm. Hệ sợi này phát triển thành mạng lưới lan khắp nơi lấy chất dinh
dưỡng. Đây là giai đoạn chiếm phần lớn thời gian trong chu trình sống của nấm. Gặp
điều kiện nhất định, như độ ẩm và nhiệt độ thích hợp, hệ sợi nấm sẽ bện lại và tạo
thành hạch nấm, hạch nấm tiếp tục phát triển cho quả thể trưởng thành (Nguyễn Lân
Dũng, 2002).
Từ lúc xuất hiện nụ nấm đến khi tai nấm trưởng thành trải qua nhiều giai đoạn.
Dựa theo hình dạng ở mỗi giai đoạn để gọi tên cho dễ phân biệt: nụ nấm (hạch nấm),
hình tách, hình chén, hình đĩa, trưởng thành. Thời gian này mất khoảng một tuần rưỡi
đến hai tuần rưỡi (Vũ Thị Phương Thảo, 2011).
2.1.6. Nấm mèo lông (Auricularia polytricha)

Nấm mèo Auricularia polytricha phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Quả thể A. polytricha thường có mặt lưng khá lồi lõm, nhiều lông, chiều ngang
rộng nhất 5 – 6 cm, dày 1 – 1,5 mm.

5


Cấu tạo mặt cắt dọc gồm các lớp lần lượt: zona pilosa (lớp lông mềm) là lớp
lông dài 450 µm trở lên, trong suốt, đường kính từ 5 – 6 µm, tạo thành búi dày đặc, với
dải trung tâm nổi bật nhưng dễ bị đút ngắn quan sát thấy thấy dưới kính hiển vi; zona
compacta (lớp sợi dày): dày từ 20 – 40 µm, liên kết chặt chẽ, khó phân biệt giữa các
sợi nấm; zona supcompacta superioris (lớp thượng tầng): dày từ 75 – 85 µm, sợi nấm
có đường kính 2 – 3 µm và hầu như hướng vuông góc với bề mặt; zona laxa superioris
(lớp thượng tầng xốp): dày từ 250 – 260 µm, sợi nấm có đường kính 3 – 4 µm;
medulla (lớp tủy): dày 250 µm, sợi nấm có đường kính 3 – 5 µm, gồm các sợi nấm sắp
song song cách đều mặt trên và mặt dưới; zona laxa inferioris (lớp hạ tầng xốp): dày
250 – 260 µm, đường kính sợi nấm 3 – 4 µm; zona subcompacta inferioris (lớp hạ tầng
dưới lớp sợi dày): dày 90 – 100 µm, đường kính 2 – 3 µm; hymenium (lớp bào tử):
dày 80 – 90 µm (Lowry, 1952).
2.2. Tình hình trồng nấm hiện nay
2.2.1. Tình hình sản xuất nấm trên thế giới
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới hàng trăm năm.
Hiện nay, trong số 2000 loài nấm ăn được, có 80 loài nấm ăn ngon và đang được
nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo (UNESCO, 2004). Việc nghiên cứu nuôi trồng nấm
trên thế giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã trở thành một ngành công nghiệp
thực phẩm thực thụ. Sản lượng nấm ăn nuôi trồng năm 2008 đạt 25 triệu tấn nấm tươi.
Theo ước tính, sản lượng nấm thế giới hiện đạt khoảng 25 triệu tấn/năm; trong
đó, Trung Quốc là nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới, rồi đến Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Pháp, Indonesia, Hàn Quốc. Từ năm 2006 đến nay, tốc độ tăng trưởng của thị trường
nấm thế giới đạt 10%/năm. Những quốc gia tiêu thụ nấm hàng đầu trên thế giới như

Đức (khoảng 300 triệu USD), Hoa Kỳ (200 triệu USD), Pháp (140 triệu USD), Nhật
Bản (100 triệu USD). Mức tiêu thụ bình quân ở những quốc gia này khoảng 4 – 6
kg/người/năm và tăng trung bình 3,5%/năm.
( />
san-xuat-va-tieu-thu-nam-tren-the-gioi.html#.UcVZYDtvC-I).
2.2.2. Tình hình sản xuất nấm trong nước
Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt
trên 100.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 40 triệu USD/năm. Việt Nam
6


đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến ở các địa phương: nấm rơm tập trung chủ yếu ở
các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ…) chiếm 90%
sản lượng nấm rơm cả nước; nấm mèo phân bố ở vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Lâm
Đồng, Bình Phước…) chiếm 70% sản lượng nấm mèo trong cả nước; nấm mỡ, nấm
sò, nấm hương chủ yếu trồng ở các tỉnh miền Bắc, sản lượng mỗi năm đạt khoảng
10.000 tấn; nấm dược liệu: Linh chi, Vân chi, Đầu khỉ,… mới được nuôi trồng ở các
tỉnh và thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Đà
Lạt) sản lượng đạt khoảng 100 tấn (Dự án: « Xây dựng xưởng sản xuất, chế biến và
tiêu thụ nấm theo quy mô trang trại » tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu,
thành phố Đà Nẵng).
Dự kiến đến năm 2015, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ khoảng 400.000 tấn nấm
các loại, xuất khẩu đạt 150 – 200 triệu USD/năm. Đến năm 2020, sản xuất tiêu thụ
nấm tăng lên 1 triệu tấn/năm, tạo thêm 1 triệu việc làm cho lao động nông thôn, đưa
giá trị xuất khẩu lên 450 – 500 triệu USD/năm. Theo TS. Phạm Văn Dư, Phó cục
trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Việt Nam đang trồng khoảng 16
loại nấm, sản lượng đạt 250.000 tấn nấm tươi/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là
60 triệu USD, tăng lên 90 triệu USD vào năm 2011, nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so
với những mặt hàng nông sản khác.
Theo Quyết định 439/QĐ - TTg ngày 16/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ

“Về việc phê duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc
Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020” đã đưa nấm ăn, nấm dược
liệu vào danh mục sản phẩm quốc gia và được ưu tiên đầu tư phát triển. Dựa trên quyết
định này, Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Cục Trồng trọt xây dựng Đề án phát triển
nấm đến năm 2020. Định hướng thời gian tới là xây dựng hệ thống cung cấp giống
nấm theo hướng chuyên nghiệp trên cơ sở thực hiện có hiệu quả dự án sản xuất giống
nấm giai đoạn 2011 – 2015 và những năm tiếp theo, nhằm đảm bảo cung cấp đủ số
lượng, chủng loại và chất lượng cho sản xuất trên cả nước. Bộ Nông nghiệp và PTNT
cũng hoan nghênh việc tiến tới thành lập Ban vận động thành lập Hiệp hội nấm Việt
Nam vào quý IV/2012 nhằm tập hợp các doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý và
người

trồng

nấm

trên

cả

nước

để

thúc

đẩy

phát


( />
7

triển

ngành

nấm.


2.2.3. Tình hình trồng nấm tại Đồng Nai
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai, hiện tỉnh có khoảng
1.400 hộ sản xuất và chế biến nấm, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Xuân Lộc,
Long Khánh, Trảng Bom, Cầm Mỹ, Định Quán. Các hộ đều sản xuất với quy mô lớn,
bình quân mỗi hộ trồng 30 ngàn bịch, có hộ trồng lên tới 150 ngàn bịch. Trong đó,
nấm mèo chiếm khoảng 60%, còn lại là nấm rơm, nấm bào ngư, nấm sò.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Long Khánh,
hiện nay tại địa phương có khoảng 100 cơ sở sản xuất nấm lớn và vài trăm hộ sản xuất
nấm theo mùa vụ. Cuối năm là dịp các cơ sở làm meo giống tăng số lượng và người
trồng nấm mở rộng diện tích. Năm nay, vào vụ nấm Tết nhưng đa số cơ sở giống và
nông dân thu hẹp sản xuất vì ngại thời tiết khắc nghiệt, meo giống bị nhiễm khuẩn nên
ra nấm rất ít, trong khi dịp Tết nhu cầu tiêu thụ nấm cao gấp 2 – 3 lần ngày thường.
Chị Phạm Thị Xoan ở ấp 6, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom) chia sẻ: “Trồng
nấm mèo càng lúc càng khó khăn, dù đã có gần 10 năm kinh nghiệm nhưng tôi vẫn
không tìm ra được cách khắc phục những bất lợi của thời tiết. Với năng suất giảm
30%, vật tư, công thợ đều tăng thì giá nấm mèo phải xấp xỉ 100 ngàn đồng/kg, lợi
nhuận mới đạt tương đối”.
Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai đã triển khai thực hiện xây
dựng mô hình sản xuất nấm theo hướng GAP. Sau 2 năm thực hiện, trên cơ sở giống
gốc được cung cấp từ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật, Trung tâm đã lưu giữ

và nhân giống cấp I, II, III đưa ra sản xuất đại trà, tuyển chọn giống cho năng suất cao,
thích nghi rộng, phù hợp với điều kiện nuôi trồng của địa phương. Từ thành công bước
đầu, Trung tâm đang xây dựng cơ sở sản xuất giống quy mô lớn, cung cấp các loại
giống nấm chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu nuôi trồng nấm của tỉnh trong thời
gian tới đây ( />2.2.4. Tình hình trồng nấm xã Sông Trầu – huyện Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai
2.2.4.1. Đặc điểm khí hậu thủy văn tại Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai
Xã Sông Trầu thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mùa mưa từ
tháng 05 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau. Nhiệt độ trung
bình trong năm là 26,7oC, độ ẩm trung bình 78,94%, tăng vào mùa mưa và giảm vào
8


mùa khô, lượng mưa trung bình năm 1.600 – 1.800 mm, chiếm 85% lượng mưa cả
năm. Mùa khô chịu gió theo hướng chính Bắc Đông – Đông Nam, mùa mưa chủ yếu
gió theo hướng Tây. Chính những điều này thích hợp cho các loại nấm sinh trưởng
phát triển quanh năm ( />2.2.4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tại Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai
Ông Nguyễn Trọng Đàm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Trầu cho biết hiện
đang hướng dẫn nông dân chuyển đổi những vùng canh tác hoa màu không hiệu quả
sang trồng nấm. Phát triển làng nấm mạnh hơn nữa không chỉ là ý đồ của xã mà của cả
UBND huyện. Để giúp người dân có thêm kiến thức nhằm phát triển nghề trồng nấm,
vừa qua, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện đã phối hợp với Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh mở một lớp tập huấn 4 ngày về kỹ thuật trồng nấm ăn và nấm
dược liệu. Như vậy, xã đang tập trung phát triển làng nghề truyền thống
( />2.2.4.3. Tình hình nuôi trồng nấm tại Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai
Làng nấm Sông Trầu, xã Sông Trầu (Trảng Bom – Đồng Nai) sau một thời
gian dài khá trầm lắng thì năm gần đây đã náo nhiệt trở lại. Người trồng nấm mạnh
dạn đầu tư nhiều hơn. Các loại nấm được đưa về đây trồng khá đa dạng, ngoài hai loại
nấm truyền thống là nấm mèo đen và nấm mèo trắng, giờ đây còn có thêm các loại
nấm ăn tươi như: nấm bào ngư, kim châm, nấm rơm và nấm linh chi.
Nghề trồng nấm tại đây hiện đang cho thu nhập khá nên số hộ sản xuất nấm

cũng đã tăng lên. Năm 2007, làng nấm này chỉ có 82 hộ, nay tăng lên 120 hộ. Số nhà
trồng nấm cũng tăng đáng kể, từ 320 nhà lên gần 500 nhà. Bình quân mỗi hộ làm nấm
có 4 nhà trồng nấm. Năm 2007, sản lượng nấm các loại trong xã đạt khoảng 750 tấn.
Còn năm 2008, theo nhận định của những người sản xuất nấm ở đây, sản lượng có thể
lên đến 1.000 tấn, tăng 250 tấn so với năm trước.
Sự ổn định về giá sản phẩm khiến làng nấm Sông Trầu hoạt động rộn ràng trở
lại và dần khẳng định được tên tuổi trên thị trường nấm trong nước
( />
9


2.3. Kỹ thuật trồng nấm mèo
Nấm mèo được xếp vào loại nấm phá gỗ nên có thể trồng trên nhiều loại cây
khác nhau, nhất là cây lá rộng. Một số loại cây được sử dụng trong trồng nấm mèo như
cóc rừng, mít, còng, xoài, sung, gòn, phổ biến hiện nay là trồng trên mạt cưa cao su.
Nấm còn có thể mọc trên các cây sống thí dụ cây trà (Tunstall, 1922) hoặc cây so đũa
mới đốn. Hiện nay, nấm mèo chủ yếu được trồng trên gỗ khúc và mạt cưa. Dựa trên
những đặc điểm sinh lý mà tạo ra điều kiện trồng thích hợp nhằm tạo năng suất cao
cho nấm mèo.
Bảng 2.1 Điều kiện môi trường cần cho tăng trưởng và phát triển của nấm mèo
Yếu tố

Nuôi tơ

Ra quả thể

Nhiệt độ

25 – 32oC


23 – 28oC

Ẩm độ

40 – 70%

85 – 95oC

pH

4,5 – 8,5

6,5 – 7,5

Ánh sáng

Không cần

Cần phát triển bình thường
(Lê Duy Thắng, 2001).

2.3.1. Kỹ thuật trồng nấm bằng gỗ khúc
Gỗ trồng nấm mèo: có thể là cây so đũa, cây gòn, cây xoài, cây mít, cây sung,
cây si, cây bồ đề, cây cóc rừng, cây da phật, cây keo lá tràm,...
Chọn kích cỡ cây: lấy phần gốc hay cành đều được, đường kính từ 10 –20 cm,
ngắn 1 m, dài 1,2 m, hay 1,5 m. Cây cưa xong phải dùng trong vòng 2 tuần với loại
cây gỗ mềm, không nên để lâu. Với loại có mủ nhiều cưa xong nên dựng nghiêng cho
mủ chảy hết ra mới dùng. Lúc cưa nên dùng cưa bén. Những chỗ cây bị bể hay dập vỏ
nên dùng nước vôi rửa qua để ngăn ngừa các vi sinh vật xâm nhập phá hại. Thông
thường sau khi cưa, người ta hơ trên lửa hai đầu khúc gỗ cho khô.

Đục lỗ để cấy meo giống: đục 10 lỗ tròn đều nhau, mỗi lỗ cách nhau 10 cm,
đường kính 1,2 – 1,5 cm, sâu 2 cm. Khi đục, phải lấy phần vỏ bên ngoài của lỗ sắp đục
đem ra cất riêng, để sau này làm nắp đậy. Phía hai đầu khúc gỗ chừa ra một khúc từ 5
– 10 cm, không đục lỗ.
Cách cấy meo giống: để cấy meo giống vào lỗ đục dùng một cái phễu nhỏ đặt
trên miệng lỗ, rồi dùng đũa vít ra một mẫu nhỏ meo giống cho vào lỗ là được. Sau đó,

10


dùng chính miếng vỏ trước đây đã lấy làm nắp đậy lại rồi dùng sáp ong hoặc đất sét
dẻo trét kẽ hở của nắp đậy để phòng ngừa các vi khuẩn xâm nhập vào cây. Một chai
meo nửa lít đủ để cấy được 15 khúc gỗ dài 1 m.
Cách ủ meo: chuyển tất cả các khúc gỗ đã được cấy meo vào láng trại. Có thể
chọn nơi mát mẻ ngoài vườn để ủ meo (nhưng phải dùng tấm phủ). Ngoài mái che mát
mẻ ra còn có nền sạch sẽ, nếu được lót gạch hay tráng xi măng càng tốt. Trước hết,
làm một cái giàn đơn sơ nhưng chắc chắn, sao cho đủ sức chịu đựng được đống gỗ
khúc xếp lên trên. Giàn được kê cao khỏi mặt đất khoảng 20 cm, để tránh bị nhiễm tạp.
Sau khi sắp xếp các khúc gỗ đã cấy meo thành từng đống cao xong cần: theo dõi ẩm
độ những khúc gỗ cấy meo giống, sau khi xếp đống ủ được 1 tuần thì bắt đầu kiểm tra
độ ẩm của cây, mùa mưa ủ rất tốt, nhưng trong những tháng nắng nóng phải tưới hàng
ngày; sắp xếp lại đống gỗ cứ một tuần sắp xếp lại một lần trên vị trí cũ, mỗi lần sắp
xếp lại là mỗi lần xáo trộn vị trí của chúng, sắp gỗ xong tưới cho đủ ẩm việc sắp xếp
lại đống gỗ như vậy phải thực hiện trước sau 3 lần (tức 21 ngày), thường sau 3 lần đảo
đống gỗ ủ như vậy, quan sát gỗ trở nên sắc trắng và phảng phất có mùi nấm thì ngưng
tưới nước, còn sắc gỗ trở đen là meo cây đó đã chết; vệ sinh đống ủ khi thấy sự xuất
hiện của các loại nấm dại hoặc mốc meo phải kịp thời xử lý ngay bằng cách cạo bỏ,
dùng bàn chảy chà xát, sau đó dùng cồn rửa sạch lại trong 3 tuần đầu này, nếu thấy tai
nấm mèo ló ra mọc sớm nên trẩy bỏ hết.
Bảo dưỡng nấm: khi thấy tơ nấm đã mọc lan trong khúc gỗ, nên xếp lại các

khúc gỗ như cũ, nhưng đặt chúng có khoảng cách xa ra từ 5 – 6 cm. Suốt 3 – 4 tuần
sau đó không cần tưới, cứ để khô các khúc cây như vậy cho nấm phát triển.
Sau giai đoạn ủ khô, ngâm các khúc gỗ ngập xuống nước suốt 12 giờ liền để
làm cho gỗ mềm ra, tơ nấm dễ mọc, đồng thời giúp chúng tiêu hóa dễ dàng được các
chất dinh duỡng có sẵn trong cây.
Ngâm nước xong, các khúc gỗ được chuyển hết vào láng trại hoặc nhà. Lần
này, không xếp lại thành đống nữa mà dựng nghiêng chúng, tựa đầu lên các thanh cây
để tiện chăm sóc vì thời gian sắp tới là tới kỳ đón nấm ra. Không nên để khúc gỗ tiếp
xúc với nền nhà. Dùng bao bố hoặc tấm ni lông trùm kín lại vài ba ngày giúp nhiệt độ
các khúc gỗ tăng lên.
Ban đêm, mở các cửa để không khí mát mẻ bên ngoài tràn vào phòng, nhưng
ban ngày các cửa đều phải đóng kín lại. Đó là cách chăm sóc trong giai đoạn này.
11


Thu hoạch: thời gian thu hoạch nấm mèo rất dài, vì nấm cho nhiều đợt. Đợt
đầu, thường thu hoạch 4 – 5 tháng mới hết. Mỗi ngày chỉ hái nấm mèo 1 lần, ta chọn
những nấm có tai to bứt rời ra khỏi khúc gỗ, chừa lại những tai nấm còn nhỏ chờ lớn
hái sau.
Trong thời gian thu hoạch, vẫn phải tưới hàng ngày và chăm sóc. Sau khi thu
hoạch xong đợt 1, những khúc gỗ được “nghỉ” trong vài tuần để bước vào khai thác
đợt 2. Muốn khai thác đợt 2, phải bắt tay làm lại từ đầu như cách làm trong đợt 1
( ).
2.3.2. Kỹ thuật trồng nấm mèo trên túi mạt cưa
Chuẩn bị nguyên liệu: nguyên liệu sử dụng chủ yếu là mạt cưa cao su được xử
lý làm ẩm với nước vôi 1,5% và ủ qua đêm, có thể bổ sung thành phần dinh dưỡng cho
nấm bằng cách thêm ure hoặc D.A.P hay cả hai với nồng độ tổng cộng không quá là
5o/oo và MgSO4 từ 1 – 2o/oo, làm ẩm cho tới khi đạt độ ẩm từ 40 – 60%. Nguyên liệu
nên ủ ít nhất 12 giờ để cho thấm đủ nước và nước dư sẽ đọng xuống nền. Quá trình ủ
đống tạo điều kiện cho xạ khuẩn phân hủy một phần mạt cưa và tiêu diệt mầm bệnh tự

nhiên có sẵn trong nguyên liệu. Sau khi ủ đống phải loại bỏ các gỗ vụn, văm bào và lá
cây, vì nó làm giảm khả năng thanh trùng.
Vô bịch – khử trùng: mạt cưa sau khi chế biến được cho vào túi nylon. Bịch nén
xong tiến hành làm cổ (miệng rộng đường kính 2,5 cm, cao 3 – 4 cm tạo điều kiện tơ
dễ hô hấp), soi và đậy nắp. Tốt nhất nên tiến hành khử trùng ngay không nên để quá
12 giờ, trong suốt thời gian này không nên đậy nút bông. Phương pháp khử trùng phổ
biến hiện nay là dùng nhiệt ẩm (có hoặc không có áp suất) và cần thiết bị tương ứng.
Dù phương pháp nào cũng đều phải đảm bảo nhiệt độ và thời gian khử trùng thích
hợp. Một vài nơi dùng thùng phuy, miệng thùng bọc vải nhựa và bao bố ướt. Nhiệt độ
các nồi này thường không cao, khoảng 85 – 90oC, do đó, phải kéo dài 5 – 6 giờ. Một
số nơi dùng chảo lớn, thùng hấp bọc tôn, sắt, xi măng,... dạng hình khối hộp, cửa mở
ra trước mặt. Nhiệt độ trong nồi khoảng 95 – 100oC, thời gian khử trùng từ 5 – 6 giờ.
Khu vực Long Khánh còn làm nồi khối tròn, có nắp đậy và ốc vặn chắc chắn, nhiệt độ
khoảng 105oC trong 4 – 5 giờ.
Cấy meo giống nấm: bịch hấp xong để nơi sạch sẽ trong 12 – 24 giờ rồi cấy, tốt
nhất nên sử dụng tủ cấy, nếu không có tủ cấy phải che chắn gió mỗi khi cấy. Lưu ý cần

12


tránh trường hợp phòng cấy quá kín, sẽ làm độ ẩm lên cao dễ tạo ra mầm bệnh; bịch
không cấy trong trường hợp thiếu meo giống nên giữ 5 ngày là tối đa, trước khi cấy
cần làm nóng lại.
Nuôi ủ tơ: bịch sau khi cấy được chuyển vào nhà ủ cho tơ nấm mọc. Nhà ủ cần
phải sạch, thoáng mát, ít ánh sáng, nhưng không tối, không ủ chung với dàn nấm đang
tưới. Nhà ủ cần xử lý vệ sinh và định kỳ phun thuốc diệt côn trùng, nền đất thì rắc tro
hoặc thuốc diệt tuyến trùng. Trong quá trình nuôi ủ, các bịch không nên chồng chất lên
nhau quá cao và theo dõi kiểm tra bịch thường xuyên, nếu thấy xuất hiện nấm mốc
xanh hại nấm thì tiến hành loại bỏ ngay lập thức ngăn chăn sự lây lan.
Tưới đón nấm: bịch đã đầy tơ được chuyển sang nhà trồng để chuẩn bị thu

hoạch. Yêu cầu nhà trồng cần phải sạch sẽ và đủ ánh sáng, có khả năng giữ ẩm nhưng
không bí quá làm ngộp nấm, gần nguồn nước tưới và tránh xa nguồn nhiễm. Trước khi
mở miệng cần rửa lại bịch. Sau khi rạch không nên tưới nước, chỉ nên tưới sau 5 – 6
giờ, để tơ nấm kịp phục hồi không bị nhiễm trùng. Sau đó tưới nhẹ để giữ ẩm trong 5 –
7 ngày cho nụ nấm nhú ra, phủ kín miệng vết rạch. Lúc này lượng nước tưới và số lần
tưới nhiều hơn cho tai nấm không bị khô. Trong quá trình tưới đón nấm cần theo dõi
khả năng bị bệnh sinh lý và bệnh nhiễm để có cách xử lý hiệu quả, nếu phát hiện nấm
mốc, trứng nhện hại thì tiến hành loại bỏ.
Thu hái nấm: vào khoảng thời gian 60 ngày tính từ lúc cấy meo, trước khi hái
tiến hành ngưng tưới nước vào thời điểm 20 – 25 ngày sau rạch bịch lúc này tai nấm
đã trưởng thành và tai nấm lúc này cong ra, lưu ý nên hái từng chùm, không nên tách
lẻ, và hái sát gốc không chừa lại thịt nấm. Nấm hái xong cắt bỏ mạt cưa dính theo
cuống. Rửa nước muối 2%, rửa lại nước thường trước khi phơi. Nếu có hệ thống sấy
nên phơi nắng cho ráo rồi sấy. Nấm khô cho vào bao nylon buộc miệng bảo quản nơi
khô ráo (Lê Duy Thắng, 2001).
2.4. Một số sâu bệnh thường gặp trên nấm
2.4.1. Sâu hại nấm
Thành phần sâu bệnh thường gặp trên nấm ăn là một số loài ruồi, bọ nhảy và
nhện mạt. Ngoài ra, cá biệt còn có kiến, dế, gián, cuốn chiếu.
Ruồi bao gồm: ruồi bóng tối Scaridae, ruồi lưng gù Pharidae, ruồi đóm
Ceridomyidae. Đặc điểm hình thái sinh học của từng loài ruồi: ruồi bóng tối trưởng
13


thành nhỏ, dài khoảng 2 – 3 mm, màu nâu đen, có vòi dài; khả năng bay xa nhưng
thường di chuyển bằng cách nhảy; một ruồi cái có thể đẻ 200 – 300 trứng, trứng rải rác
trên tai nấm, dòi dài 4 – 5 mm, màu trắng, đầu màu đen; vòng đời trung bình 30 ngày.
Ruồi lưng gù Pharidae rất nhỏ, cơ thể dài 0,5 – 1 mm, màu đen, trên lưng có bướu; sức
bay kém nhưng chạy nhanh; dòi dài 3 – 5 mm, không có đầu, màu trắng hoặc vàng;
sinh sản nhanh vòng đời khoảng 10 ngày. Ruồi đóm Ceridomyidae cơ thể nhỏ, thân

mỏng manh, cánh dài có đóm hồng; dòi màu trắng hoặc vàng cam; điểm đặc biệt của
loài ruồi này là ấu trùng có thể tiếp tục sinh sản ra mà không phải qua giai đoạn ruồi
mẹ trưởng thành. Một ấu trùng có thể sinh 20 – 30 con, chu trình này chỉ cần 8 – 10
ngày. Tác hại chủ yếu do ấu trùng gây ra. Dòi ăn tơ nấm, đục khoét vào chân nấm làm
nấm sinh trưởng kém, nấm non có thể chết hàng loạt. Ngoài ra, ruồi trưởng thành còn
mang bào tử nấm mốc và nhện lan truyền phá hoại nấm. Biện pháp phòng trừ: nơi
trồng nấm cần phải xa cống rãnh, chuồng trại chăn nuôi. Các phế liệu trồng nấm cần
thu gom thường xuyên và đưa ra xa. Phòng ủ nấm phải thoáng để ruồi không điều kiện
ẩn náu. Trước và sau mỗi đợt phải vệ sinh kỹ nhà trồng. Phun thuốc diệt ruồi trước khi
nuôi trồng ít nhất khoảng 2 ngày bằng các thuốc Sherpa, Sevin, Basudin, Bassa,
Trebon không phun trực tiếp lên nấm.
Nhện là đối tượng gây hại chủ yếu trên nấm mèo gồm: nhện đỏ Tarsonemus sp.,
nhện rơm Pyrophagus, nhện Pygmacophorus. Đặc điểm hình thái sinh học: kích thước
rất nhỏ, chỉ như hạt cám, không có cánh, màu hồng hoặc trắng ngà. Sức sinh sản nhiều
và nhanh, vòng đời trung bình 10 – 12 ngày. Nhện sống tập trung dày trên các mô nấm,
chích hút hoặc đục khoét làm nấm sinh trưởng kém, biến màu, mở đường cho ruồi và
các loại nấm mốc phá hoại. Không để phòng nuôi ủ nấm bị ẩm thấp, vệ sinh, xử lý
phòng và trước sau nuôi nấm. Các thuốc dùng trừ nhện là Danitol, Ortus, Comite,
Sherpa Chú ý không phun trực tiếp lên nấm.
Tuyến trùng Dyctilenchus sp. là một loài giun tròn dài dưới 1 mm, dạng sợi, hai
đầu nhọn, sinh sản nhanh chỉ sau 2 – 3 ngày là thành thục đẻ trứng và nở ra tuyến
trùng non. Tuyến trùng đục vào mô nấm, chui vào cuống làm hư hại nấm; tai nấm mèo
bị hại dễ rụng; vết chích của tuyến trùng còn mở đường cho vi khuẩn xâm nhiễm làm
mô nấm bị thối nhầy nhớt và màu vàng nâu. Phòng trừ bằng cách tăng nhiệt độ đống ủ

14


×