Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY IN VITRO KHÔNGSỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG TRÊN MỘT SỐ TỔ HỢP LAI LAN DENDROBIUM MINI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY IN VITRO
KHÔNGSỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG
TRÊN MỘT SỐ TỔ HỢP LAI LAN DENDROBIUM MINI

Ngành học:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện:

TRƯƠNG THẾ PHONG

Niên khoá:

2011 - 2013

Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY IN VITRO
KHÔNG SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG
TRÊN MỘT SỐ TỔ HỢP LAI LAN DENDROBIUM MINI

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. BÙI MINH TRÍ

TRƯƠNG THẾ PHONG

ThS. NGUYỄN VĂN VINH

Tháng 12 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Để trưởng thành và đạt được kết quả như ngày hôm nay, trước tiên con xin gửi
lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và là chỗ dựa tinh thần
vững chắc nhất cho con trong suốt thời gian học đại học cũng như trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi chân thành gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học cùng tất cả
thầy cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong thời gian theo học tại trường.
Tôi xin chân thành gửi lời biết ơn đến Thầy Bùi Minh Trí đã quan tâm, tận tình chỉ
bảo và cho tôi những ý tưởng, định hướng đề tài, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong quá trình làm đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời biết ơn đến Thầy Nguyễn Văn Vinh đã trực tiếp hướng dẫn
tận tình và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.

Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Sở Khoa Học Công Nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh đã cung cấp kinh phí cho đề tài “Nghiên cứu lai tạo, đột biến và chọn lọc
một số dòng lan Dendrobium mini mới có triển vọng”, chủ nhiệm đề tài Thạc sĩ
Nguyễn Văn Vinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú tại “Trạm huấn luyện và thực nghiệm nông
nghiệp Văn Thánh” thuộc “Trung tâm khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh” đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các anh chị thuộc phòng thí nghiệm Công Nghệ Sinh Học thực vật
Đại học Nông Lâm Tp.HCM và tập thể lớp LT11SH đã hướng dẫn, giúp đỡ, cũng như
chia sẻ với tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
Tp HồChí Minh, tháng 12 năm 2013
Sinh viên
Trương Thế Phong

i


TÓM TẮT
Dendrobium mini thuộc giống Dendrobium nhưng có thân cây thấp, dễ trồng
không đòi hỏi nhiều diện tích trồng, cây cho hoa quanh năm và lâu tàn. Hiện nay, trên
thị trường Việt Nam giống Dendrobium mini chưa có độ đa dạng cao, nhiều giống còn
mang những khuyết điểm như: thân cây yếu, phát hoa ngắn. Nên việc tạo ra giống lan
Dendrobium mini mới để thỏa mãn nhu cầu thị hiếu của khách hàng và thu lại lợi ích
kinh tế là việc làm cần thiết.
Thí nghiệm được tiến hành trên đối tượng là ba tổ hợp lai lan Dendrobium mini
24 x 11, 13 x 16A, 13 x 21A được sử dụng vào ba môi trường Murasgige và Skoog
(MS), ½ MS (đa lượng giảm ½ so với MS), Vacind và Went (VW) có bổ sung 150
ml/lit nước dừa, 20 g/lit đường, 7g/lit agar và 0,5 g/lit than hoạt tính. Thí nghiệm được
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố, 3 lần lặp lại.

Môi trường thích hợp cho hạt nảy mầm là môi trường ½ MS + 7 g/lit agar+ 30
g/lit đường môi trường. Môi trường nhân nhanh chồi tốt nhất là môi trường ½ MS +
150ml/lit nước dừa + 20g/litđường + 7g/lit agar + 0,5 g/lit than hoạt tính môi trường.
Môi trường tạo rễ tốt nhất là môi trường MS + 150ml/lit nước dừa + 20g/litđường +
7g/lit agar + 0,5g/lit than hoạt tính môi trường.
Từ khóa: Dendrobium, nuôi cấy mô, nhân giống hoa lan

ii


SUMMARY
Dendrobium mini is genus of Dendrobium with lower trunk, easy to grow not
require a lot of acreage, tree to flower all year. Currently, Dendrobium mini have not
high diversity in Vietnam market, many still carry the same defects such as weak
trunk, short inflorescence. So creating new Dendrobium mini orchids to satisfy the
needs and tastes of customers capture economic benefits is necessary.
The experiment was conducted on three Dendrobium mini orchid hybrid
combinations24 x 11, 13 x 16A, 13 x 21A seeds more sown in three media was
Murasgige and Skoog (MS), ½ MS (macro half compared with MS), Vacind and Went
(VW) supplemented with 150 ml/ lit of coconut water, 20 g sugar/ lit, 7 g agar/ lit and
0,5 g/ lit activated charcoal. The experiment layout was completely randomifed design
with 3 repetitions.
The appropriate medium for seed germination was ½ MS + 7 g agar + 30 g
sugar/liter medium. The best shoots multiply medium was ½ MS + 150 ml coconut
water + 20 g sugar + 7 g agar + 0.5 g activated carbon/liter medium. The best medium
for rooting was MS + 150 ml coconut water + 20 g sugar + 7 g agar + 0.5 g activated
carbon/liter medium.
Key words: Dendrobium, tissue culture, orchid breeding.

iii



MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn ....................................................................................................................... i
Tóm tắt ............................................................................................................................ ii
Summary ........................................................................................................................ iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. vi
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách các hình và biểu đồ .................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2.Yêu cầu ..................................................................................................................... 2
1.3 Nội dung thực hiện ................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1. Giới thiệu về giống lan Dendrobium và Dendrobium mini ..................................... 3
2.1.1 Đặc điểm của lan Dendrobium ............................................................................... 4
2.1.2 Đặc điểm hình thái.................................................................................................. 5
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến sinh trưởng, phát triển của
lan Dendrobium ............................................................................................................... 7
2.1.3.1 Yêu cầu nhiệt độ .................................................................................................. 7
2.1.3.2 Yêu cầu độ ẩm và chế độ tưới nước .................................................................... 7
2.1.3.3 Yêu cầu ánh sáng ................................................................................................ 8
2.1.3.4 Nhu cầu dinh dưỡng ............................................................................................ 8
2.1.3.5 Sâu bệnh và các vấn đề khác ............................................................................... 8
2.2 Tầm quan trọng của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật .............................. 9
2.3. Những khó khăn và lợi ích trong nhân giống in vitro ............................................ 10
2.3.1 Những khó khăn trong nhân giống in vitro .......................................................... 10

2.3.2 Những lợi íchtrong nhân giống in vitro ................................................................ 10
2.4. Các phương pháp nhân giống lan Dendrobium ...................................................... 11
2.4.1. Các phương pháp nhân giống Dendrobiumngoài thiên nhiên ............................. 11
iv


2.4.1.1 Nhân giống vô tính ............................................................................................ 11
2.4.1.2 Nhân giống hữu tính .......................................................................................... 11
2.4.2 Nhân giống Dendrobiumtrong phòng thí nghiệm ................................................ 12
2.5. Sơ lược về kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................................... 12
2.5.1 Điều kiện nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................................................. 13
2.5.2. Kỹ thuật gieo cấy hạt lan trong phòng thí nghiệm .............................................. 13
2.5.2.1 Đặc điểm của hạt lan ......................................................................................... 13
2.5.2.2 Khử trùng trái lan .............................................................................................. 13
2.6 Các công trình nghiên cứu về môi trường nuôi cấy lan Dendrobium
và Dendrobium mini .................................................................................................... 14
2.7. Kỹ thuật lai tạo lanDendrobium ............................................................................ 15
2.7.1 Chọn lọc bố mẹ .................................................................................................... 15
2.7.2 Kỹ thuật thụ phấn ................................................................................................ 15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 17
3.2 Vật liệu giống nghiên cứu ...................................................................................... 17
3.3 Hóa chất và vật tư ................................................................................................... 18
3.4 Dụng cụ và thiết bị ................................................................................................. 18
3.5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 19
3.5.1 Thí nghiệm 1........................................................................................................ 19
3.5.2 Thí nghiệm 2........................................................................................................ 20
3.5.3 Thí nghiệm 3........................................................................................................ 21
3.6 Xử lý số liệu ........................................................................................................... 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 23

4.1. Môi trường gieo hạt thích hợp cho 3 tổ hợp lan laiDendrobium mini .................. 23
4.1.1 Tổ hợp 24(♀) x 11(♂) ......................................................................................... 23
4.1.2 Tổ hợp 13(♀) x 16A(♂) ...................................................................................... 25
4.1.3 Tổ hợp 13(♀) x 21A(♂) ...................................................................................... 27
4.2 Môi trường nhân chồi thích hợp cho 3 tổ hợp lai lan Dendrobium mini ............... 29
4.2.1 Tổ hợp 24(♀) x 11(♂) ......................................................................................... 29
4.2.2 Tổ hợp 13(♀) x 16A(♂) ...................................................................................... 31

v


4.2.3 Tổ hợp 13(♀) x 21A(♂) ...................................................................................... 32
4.3 Môi trường ra rễ thích hợp cho 3 tổ hợp lan lai Dendrobium mini ........................ 34
4.3.1 Tổ hợp 24(♀) x 11(♂) ......................................................................................... 35
4.3.2 Tổ hợp 13(♀) x 16A(♂) ...................................................................................... 36
4.3.3 Tổ hợp 13(♀) x 21A(♂) ...................................................................................... 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 40
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 40
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 41
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NT

Nghiệm thức


BAP

6-benzyl aminopurine

NAA

α-naphthaleneacetic acid

BA

6-benzyl adenin

Murasgige và Skoog

MS

Vacind và Went

VW

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thông tin các tổ hợp lai sử dụng nhân giống ............................................... 17
Bảng 3.2 Các nghiệm thức gieo hạt lan lai Dendrobium mini..................................... 19
Bảng 3.3 Các nghiệm thức nhân chồi lan lai Dendrobium mini .................................. 20
Bảng 3.4 Các nghiệm thức tạo rễ lan lai Dendrobium mini ........................................ 21
Bảng 4.1 Sự chuyển biến hình thái của hạt lan lai của tổ hợp 24(♀) x 11(♂)

khi được nuôi cấy trên 3 môi trường khác nhau ........................................................... 23
Bảng 4.2 Sự chuyển biến hình thái của hạt lan lai của tổ hợp 13(♀) x 16A(♂)
khi được nuôi cấy trên 3 môi trường khác nhau ........................................................... 25
Bảng 4.3 Sự chuyển biến hình thái của hạt lan lai của tổ hợp 13(♀) x 21A(♂)
khi được nuôi cấy trên 3 môi trường khác nhau ........................................................... 27
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên sự sinh trưởng, phát triển chồi
của tổ hợp lan lai 24(♀) x 11(♂) .................................................................................. 29
Bảng 4.5Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên sự sinh trưởng, phát triển chồi
của tổ hợp lan lai 13(♀) x 16A(♂) ............................................................................... 31
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên sự sinh trưởng, phát triển chồi
của tổ hợp lan lai 13(♀) x 21A(♂) .............................................................................. 33
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự ra rễ của tổ hợp lan lai
24(♀) x 11(♂) .............................................................................................................. 35
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự ra rễ của tổ hợp lan lai
13(♀) x 16A(♂) ............................................................................................................ 37
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự ra rễ của tổ hợp lan lai
13(♀) x 21A(♂) ............................................................................................................ 38

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Lan Dendrobium mini ..................................................................................... 4
Hình 2.2 Cấu tạo cơ quan sinh sản của lan Dendrobium ............................................... 6
Hình 2.3 Một số giống hoa Dendrobium ........................................................................ 9
Hình 3.1 Hạt lan Dendrobium mini trước và sau khi cấy ............................................ 17
Hình 4.1 Sự chuyển biến hình thái của hạt lan lai Dendrobium minitổ hợp
24(♀) x 11(♂) .............................................................................................................. 24
Hình 4.2Sự chuyển biến hình thái của hạt lan lai Dendrobium minitổ hợp

13(♀) x 16A(♂) ............................................................................................................ 26
Hình 4.3 Sự chuyển biến hình thái của hạt lan lai Dendrobium minitổ hợp
13(♀) x 21A(♂) ............................................................................................................ 28
Hình 4.4 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng, phát triển
của chồi lan lai tổ hợp 24(♀) x 11(♂) ........................................................................... 30
Hình 4.5 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng, phát triển
của chồi lan lai tổ hợp13(♀) x 16A(♂) ......................................................................... 32
Hình 4.6 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng, phát triển
của chồi lan lai tổ hợp 13(♀) x 21A(♂) ........................................................................ 34
Hình 4.7 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự ra rễ của tổ hợp lai
24(♀) x 11(♂) ............................................................................................................... 36
Hình 4.8 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự ra rễ của tổ hợp lai
24(♀) x 11(♂) ................................................................................................................ 37
Hình 4.9Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự ra rễ của tổ hợp lai
13(♀) x 21A(♂) ............................................................................................................. 39

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa
dạng của chúng. Đây không chỉ là một loài hoa đẹp có giá trị về mặt tinh thần mà còn
có giá trị kinh tế cao và hiện đang có thị trường tiêu thụ mạnh trong nước cũng như
xuất khẩu. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống người dân được nâng
cao, ngành hoa nói chung và hoa lan nói riêng được mở rộng và tiêu thụ ngày càng
nhiều. Nhu cầu về hoa không chỉ giới hạn trong các dịp lễ tết, mà
đãdầndầnchiếmvịtrícaotrongcácbàntiệc,

hội


nghị,đámcướibằngcáchtrangtrígiỏhoa,lẵnghoa,bìnhhoavàhoacàiáo. Do đó Hoa lan đang
được xem làmột loại hoa trang trí quan trọng và có giá trị kinhtế cao,là mặt hàng xuất
khẩu chiến lược của nhiều quốc gia.
Chẳnghạnchỉvới

loạihoachủ

lực

làDendrobium,TháiLanđãxuấtkhẩuđạt

doanhthugần600triệuUSDmỗinăm.TheothốngkêcủaBộNôngnghiệpHoaKỳ,
2000,tổngsảnlượnglanbánrathị

trườngđạtxấp

năm

xỉ100.000.000USD,trongđó

Phalaenopsischiếm 75 %(Griesbach,2002).Bêncạnhđó,ởcácnướcpháttriển như Anh,
Mỹ, Đức, Ý, Singapore, Hồng Kông đều nhập khẩu rấtnhiều phong lan. ViệtNam
chúngtacũngcónhiềutriểnvọngkinhdoanhxuấtkhẩuphonglan(Huỳnh Văn Thới, 2005).
Hiện nay, các loài Dendrobium mini đang được ưa chuộng tại Việt Nam và các thị
trường khác như Nhật Bản và Hàn Quốc với nhiều nguyên nhân khác nhau như giá thành
rẻ, dễ trồng, không đòi hỏi nhiều diện tích trồng, cây cho hoa quanh năm và lâu tàn (2 – 3
tháng) nên mang lại lợi nhuận cao (Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 2004). Một số giống lan
Dendrobium mini với sắc hoa từ trắng tuyền đến hồng, hồng phớt, hồng nhạt và điểm
vàng. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam hiện nay, giống lan Dendrobium mini màu sắc

không đa dạng, nhiều giống còn mang những khuyết điểm như thân cây yếu, phát hoa
ngắn. Nên việc tạo ra và nhận nhanh giống lan Dendrobium mini mới để thỏa mãn nhu
cầu thị hiếu của khách hàng và thu lại lợi ích kinh tế là một việc làm cần thiết.

1


Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đề tài được thực hiện: “Khảo sát môi trường nuôi
cấy in vitro không sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trên một số tổ hợp lai lan
Dendrobium mini”.
1.2 Yêu cầu
Xác định được môi trường nuôi cấy thích hợp cho ba tổ hợp lai lan Dendrobium
mini.
1.3Nội dung thực hiện
- Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng, phát triển của hạt lan
lai từ ba tổ hợp 24(♀) x 11(♂), 13(♀) x 16A, 13(♀) x 21A(♂)
- Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng, phát triển của chồi lan
lai từ ba tổ hợp 24(♀) x 11(♂), 13(♀) x 16A, 13(♀) x 21A(♂)
- Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự tạo rễ của ba tổ hợp lai lan 24(♀) x
11(♂), 13(♀) x 16A, 13(♀) x 21A(♂)

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về giống lan Dendrobiumvà lan Dendrobiummini
Dendrobium là loài lan sống trên các cành cây nhưng không cộng sinh, phân
bố nhiều ở Châu Âu và Nam Thái Bình Dương, được tìm thấy nhiều ở Châu Úc,
Tân Guinea, Thái Lan, Việt Nam và dãy núi Himalaya. Dendrobium được trồng
phục vụ cho lan chậu và lan cắt cành. Hiện nay, thị trường Dendrobium ngày càng

đa dạng và phong phú do các loại lan lai có nguồn gốc khác nhau. Dendrobium là
loại hoa cắt cành phổ biến ở Thái lan như: Dendrobium Anna, Blue, Bangkok Land,
Big White, Candy, Candy Kiss, Casablanca, Caesar, Channel, Chidchom, Intuwong,
Juliana, Madame Pompadour, Marco Polo Madame Pompadour, Mary Mak,
Missteen, Nina, Royal Pink, Sabin, Sakura, Siam Ruby, Sonia, Walter Oumae,
Yoko, Waipahu (Dương Công Kiên, 2003).
Dendrobium là loài đa thân với nhiều giả hành, các giả hành thường mang
một thân với nhiều lá mọc xen kẽ, trên thân có rất nhiều mắt ngủ. Hoa có thể mọc từ
thân thành từng chùm hay từng hoa. Hoa có màu trắng, vàng đến tím. Thường lá đài
sau nằm một mình, hai lá đài bên dài ra dính lại với nhau ở mép dưới và dính vào đáy
của trụ tạo thành một phần dưới chân của trụ phía dưới gọi là cằm. Môi gắn vào
cằm, đôi khi kéo dài về phía sau tạo thành cựa, móc hay túi. Môi nguyên hay có
thùy, gai, sọc có lông hoặc không. Hai cánh hoa bên giống như hai lá đài. Trụ thấp,
phần đực của đỉnh trụ có nắp đậy, nắp gắn vào trụ nhờ một chỉ ngắn về phía sau, bốn
khối phấn nhỏ dính lại với nhau từng cặp (Nguyễn Công Nghiệp, 2004).
Lan Dendrobium mini là một loài lai tạo, thân đứng. Loài lan này được chọn lọc từ
Thái Lan và được du nhập vào nước ta. Đặc điểm của loài lan này là cây dạng bụi, lùn (chỉ
cao 15 – 20 cm), nhưng rất siêng hoa, hoa nở quanh năm. Cây nhỏ nhưng nhảy chồi rất
mạnh, nhảy chồi ngay cả trên các thân già hay cây suy yếu. Hoa có kích thước không lớn
chỉ khoảng 4 x 5cm nhưng hoa rất đẹp, số hoa trên cành nhiều từ 6 - 13 hoa, hoa rất bền
lâu tàn (1,5 – 2 tháng). Thông thường trên một giả hành có tới 3 - 4 phát (cành) hoa, nếu
cây tốt có thể lên đến 5 phát hoa (Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 2009).

3


2.1.1 Đặc điểm lan Dendrobium
Dendrobium thuộc lớp một lá mầm Monocotyledones, bộ Orchidales,
họOrchidaceae, họ phụ Epidendroideae, tông Epidendreae, giốngDendrobium.
HọOrchidaceaecókhoảng750chi,25.000loài,chiếm


vịtríthứhaisauhọCúc

trongngànhthựcvậthạtkínvàlàhọlớnnhấttrongngànhmộtlámầm.Cácloàitrong

hệ

thốngnàyphânbốrấtrộng,dođóhìnhtháivàcấu tạo cũnghếtsứcđadạngvàphức tạp (Dương
Công Kiên, 2006).

Hình 2.1 Lan Dendrobium mini

Theo Huỳnh Văn Thới (2005), tên Dendrobiumcó nguồn gốctừ chữ Hy Lạp
Dendronnghĩalàcâygỗvàbioslàtôisống.Dendrobium làgiốngphụ sinh, sống trên cây gỗ.
Có người gọi là Hoàng Lan, có người gọi là Đăng Lan.Dendrobiumcótrên 1.600 loài
và chia thành 2 dạng chính:
+ Dạng đứng(Dendrobium phalaenopsis) thườngmọc ở xứnóng,chịu ẩm và rất
siêng ra hoa với các giống tiêu biểu như: Nhất điểmhồng, Nhất điểmhoàng, Báo hỉ, Ý
thảo, Thủy tiên, Sonia.
+Dạngthòng (Dendrobiummobile) chịukhíhậu mátmẽ với các giống tiêu biểu
như:Giảhạc,Hạcvĩ,Long tu, Phi điệpvàng.
Với1.600loàikhácnhauđòihỏinhiềucáchchămsóckhácnhau,nguyêndolà
vìchúngdunhậptừnhiềuđịadanhkhácnhau như:NhậtBản, TriềuTiênvàNewzealand, đặc
biệt là Guinea là nơisản sinh ra nhiều loài Dendrobiumnhất (Thiên Ân, 2002).
ỞViệtNam,Dendrobiumcóđến100loài,xếptrong14tôngđượcphânbiệt bằng thân (giả
hành), lá và hoa (Nguyễn Công Nghiệp, 2004).

4



2.1.2 Đặc điểm hình thái
TheoNguyễnCôngNghiệp(2004)thìkhôngcómộthìnhdạngchungnhấtvề
hoavàdạngcâydosốlượngquálớn,phânbốrộngrãi.RiênggiốnglanDendrobium đều có bộ
phận sinh dưỡng như rễ, thân, giả hành, lá và cơ quan sinh sản như hoa, trái.
Dendrobium

cóhệrễkhísinh,cómộtlớphútẩm

dàybaoquanhgồm

nhữnglớptế

bàochếtchứađầykhôngkhínênrễánhlênmàuxanhbạc.Vìvậyrễhútđượcnước
mưachảydọctrênvỏ câygỗhaynướclơ lửngtrongkhôngkhí,hơi sươngvàhơinước, giúp cây
hút dinh dưỡng và chấtkhoáng,mặt khác giúp cây bám chặt vào giá thể, không
bịgiócuốn.Mộtsốloàicóthânlákém

pháttriển

thậmchítiêugiảm

hoàntoàn,cóhệrễ

chứadiệplụctốgiúpcâyhấpthụánhsángcầnthiếtchosựrahoavàquanghợp (Nguyễn Công
Nghiệp, 2004).
RễlanDendrobium cũnggiốngnhưrễlanVũNữ,Cattleyathuộcloại rễbángió,
khôngchịuđượclạnh,nếubịlạnhtrongthờigiandài rễ cây sẽ bị mục nát và cây bị
chết(Dương Công Kiên, 2006).
Nhómnàythườngcórễnhỏnhưngrấtnhiềurễ,chủyếubámvàogiáthể,vàothâncây
đểhútdưỡngchấtdínhvàogiáthểnhưnước,chonênkhitrồngvàochậu,phảiđểgiá

thểnhiềuhơn,gầnnhưtoànbộrễđềubám

vàogiáthể,vàothànhchậu,chỉcómộtsốít

rễchìarangoài.Đốivớilan rễbángióphảitrồngvớigiáthể nhỏhơnvànhiềuhơn,để bộ rễ
bámdàyđặc hút nhiều dưỡngchất (Huỳnh Văn Thới, 2005).
Thân: Dendrobium thuộc nhóm đa thân (còn gọi là nhóm hợp trục) có hệ
thống nhánh nằm ngang bò dài trên giá thể hoặc nằm sâu trong đất gọi là thân rễ.
Một số Dendrobium lá chỉ có ở các mầm non, là loài chống tàn, chống vàng úa và
rụng vào mùa thu, thân phình to giống như củ không có lá là nơi dự trữ năng lượng
(Trần Văn Bảo, 1999)
Giả hành: Là những đoạn phình to, bên trong có các mô mềm chứa dịch nhày
làm giảm sự mất nước và dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây trong điều kiện khô
hạn khi cây sống bám trên cao. Ngoài ra giả hành còn chứa diệp lục tố nên có thể
quang hợp được (Nguyễn Công Nghiệp, 2004)
Hình dạng và kích thước của giả hành rất đa dạng: hình cầu, thuôn dài hay hình
trụ xếp chồng lên nhau tạo thành thân có lá mọc xen kẽ. Một số loài ở xứ lạnh chỉ

5


có nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng nên giả hành không có màu xanh nhưng phía
trên có nang lá (Dương Công Kiên, 2002).
Lá: Các lá mọc xen kẽ nhau và ôm lấy thân giả do lá có tận cùng bằng một
cuốn thay thuôn dài xuống thành bẹ ôm thân, hình dạng và cấu trúc lá rất đa dạng
(Nguyễn Công Nghiệp, 2004). Lá có hình kim, trụ có rãnh hay phiến mỏng. Dạng lá
mềm mại mọng nước, nạc, có màu xanh bóng, đậm hay nhạt tùy thuộc vào vị trí sống
của cây. Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo gân vòng cung như cái quạt hay chỉ gấp lại
theo gân giữa như hình chữ V. Những lá sát dưới gốc đôi khi giảm đi chỉ còn những bẹ
không phát triển hay giảm hẳn thành vảy (Dương Công Kiên, 2002).

Các loài thuộc giống Dendrobium vùng nhiệt đới nói riêng và họ Orchidaceae
nói chung đôi khi rụng lá vào mùa khô hạn. Sau đó, cây ra hoa hay sống ẩn để khi gặp
mưa thì cho chồi mới (Trần Văn Bảo, 1999).
Hoa: Dendrobium thuộc nhóm phụ ra hoa ở nách lá. Chồi hoa mọc từ các mắt
ngủ giữa các đọt lá trên thân gần ngọn và cả trên ngọn cây. Sự biểu hiện trước khi ra
hoa khác biệt như có nhiều loài rụng hết lá trước khi ra hoa. Thời gian ra hoa đầu mùa
mưa hay đầu tết. Giống Dendrobium khi đủ dinh dưỡng thì cho hoa thành từng chùm,
phát hoa dài và thời gian ra hoa trung bình 1-2 tháng (Nguyễn Công Nghiệp, 2004).
Trái: Họ Orchidaceae đều có quả thuộc loại quả nang, khi hạt chín, các nang
bung ra chỉ còn dính nhau ở phần đỉnh và gốc. Ở một số loài, khi chín quả không
nứt ra nên hạt chỉ ra khỏi quả khi quả bị mục nát (Dương Công Kiên, 2002).
b

a

Hình 2.2 Cấu tạo cơ quan sinh sảncủa lan Dendrobium. a. Cấu tạo hoa chi tiết,
b. Quả lan khi chín

6


2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến sinh trưởng, phát triển của lan
Dendrobium
2.1.3.1 Yêu cầu nhiệt độ
Nhiệt độ tác động ở cây lan qua con đường quang tổng hợp, cường độ quang hợp
gia tăng theo nhiệt độ, thường nhiệt độ tăng 10% thì tốc độ quang hợp tăng lên gấp đôi.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự ra hoa ở một số loài lan như lan Bạch Câu
Dendrobium crumenatum đòi hỏi giảm nhiệt độ khoảng 5 - 6oC trong vài giây thì 9 ngày
sau chúng sẽ nở hoa đồng loạt. Ở 18,5oC Dendrobium nobile chỉ tăng trưởng mà không ra
hoa nhưng chúng sẽ ra hoa khi nhiệt độ hạ xuống 13oC hay thấp hơn (Trần Hợp, 1998).

Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ, có thể tạm chia Dendrobium thành hai nhóm
chính:
- Nhóm ưa lạnh sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ lý tưởng là 150C, gồm các
giống được lấy từ các vùng cao nguyên ở độ cao trên 1.000m. các loài này nếu được
trồng ở nhiệt độ cao hơn hoặc bằng 25oC, thì cây vẫn sống nhưng hiếm khi ra hoa.
- Nhóm ưa nóng, nhiệt độ thích hợp cho các loài của nhóm này
là 25oC, gồm đa số các giống Dendrobium ở vùng nhiệt đới, và các loài của giống
Dendrobium lai hiện đang trồng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam
(Nguyễn Xuân Linh, 2002).
Ngoài ra, còn có một nhóm Dendrobium trung gian có thể sống ở cả vùng lạnh
và vùng nóng, nhưng ở vùng lạnh cây sinh trưởng và ra hoa nhiều hơn như
Dendrobium primulinum, Dendrobium farmeri nhiệt độ lý tưởng của các loài này là 20oC
().
2.1.3.2 Yêu cầu độ ẩm và chế độ tưới nước
Các cây lan, sống bám trên các cây cao, chúng lấy nước từ các trận mưa, từ
hơi nước trong không khí. Chính ẩm độ quyết định sự hiện diện của các loài phong lan.
Trong thời kỳ sinh trưởng cần tưới đủ, nhất là vào mùa nóng. Giữa các lần
tưới cần xem xét các giá thể trồng có bị đọng nước không. Khô hoặc gần khô là tốt
nhất. Phải đảm bảo cho giá thể trồng được thông thoáng làm cho rễ lan có lúc khô, và
được khô từng lúc là điều rất quan trọng. Chế độ thở của lan có một phần nhờ vào
rễ.Thời kỳ sinh trưởng độ ẩm cần từ 60 đến 70 %. Thời kỳ nghỉ cần giảm thích đáng
().

7


2.1.3.3 Yêu cầu ánh sáng
Dendrobium là loài lan ưa sáng (60 – 70 %), rất thích hợp với ánh sáng mạnh, có
những loài yêu cầu ánh sáng tới 80 – 90 %. Nhờ đó mà chúng phát triển được các giả
hành thật mạnh mẽ, tất nhiên không để ánh nắng chiếu trực tiếp có thể làm cháy lá (Vũ

Ngọc Phương và cs, 2007). Do đặc tính này nên việc nuôi trồng trong nhà hoặc dùng ánh
sáng nhân tạo thực tế không thuận tiện, dễ dàng.
2.1.3.4 Nhu cầu dinh dưỡng
Dendrobium thân đứng đòi hỏi dinh dưỡng cao, chúng cần rất nhiều phân bón
và có thể dùng nhiều dạng phân bón khác nhau. Còn các loại Dendrobium thân
thòng hấp thu phân chậm nên phải dùng nồng độ thật loãng.
Các loại phân hữu cơ như: phân heo, bánh dầu khô, phân tôm cá, phân trâu
có thể dùng rất tốt bằng cách phân bò khô pha loãng với nước rồi tưới, hoặc vò chặt
từng viên đặt trên bề mặt giá thể, rễ lan sẽ hấp thụ dần dần các dưỡng chất được
phóng thích qua quá trình tưới nước. Các loại phân vô cơ được dùng thường có công
thức 30 – 10 – 10 dùng 3 lần/tuần với nồng độ 1 muỗng cà phê/4 lít. Trong suốt mùa
tăng trưởng, ta bón phân 10 – 20 – 30 làm 2 lần/tuần để tạo một sức chịu đựng cho cây
trước khi bước vào mùa nghỉ. Trong mùa tăng trưởng nếu cây có nụ hoa, thay phân 30 –
10 – 10 bằng phân 10 – 20 – 20 với chu kỳ bón như trên cho đến khi hoa tàn.
Trong mùa nghỉ hoàn toàn không bón phân cho Dendrobium, hay đúng hơn giảm
và không bón phân cho Dendrobium khi cây hoàn tất thời kì tăng trưởng hằng năm của
nó. Thường phân bón được dùng ở dạng hỗn hợp và bổ sung thêm các chất phụ gia là các
sinh tố và các nguyên tố vi lượng (www.hoacaycanh.com).
2.1.3.5 Sâu bệnh và các vấn đề khác
Vì lan Dendrobium cần được bón nhiều loại phân hữu cơ khác nhau và môi
trường xơ dừa sẽ mục nát sau một thời gian ngắn được trồng. Đây là 2 nguyên nhân
gây ra nhiều sâu bệnh hại.
Một loại rệp dính màu vàng, kích thước rất bé thường xuất hiện trên bề mặt lá.
Loại này gây tác hại trên cây qua việc hút nhựa.
Đối với các loài côn trùng cắn phá Dendrobium thì loại trừ chúng tương đối dễ
dàng bằng thuốc bảo vệ thực vật như: Serpa, Bassa, nồng độ 1/500.

8



Mặc dù Dendrobium là cây kháng bệnh rất mạnh, tuy nhiên cây vẫn bị nấm và
virus tấn công nếu điều kiện vệ sinh quá kém. Nguy hiểm nhất là bệnh khô thân gần
gốc giả hành do một loài virus thâm nhập làm cho các giả hành bị khô và chết.
Có thể ngừa bệnh bằng cách xịt Topsil, Zineb, Benomyl với nồng độ 1/400 định
kỳ nửa tháng một lần (www.hoacaycanh.com).

Hình 2.3 Một số giống hoa Dendrobium
2.2 Tầm quan trọng của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Phươngphápnàycóýnghĩavôcùngto lớnđối vớiviệcnghiêncứulýluậnsinh học cơ
bản,đồng thời cógiá trị đóng góp trực tiếp cho thực tiễn sản xuất và đời sống.
Vềmặtlýluậnsinhhọccơbản:đãmởrakhảnăngtolớnchoviệctìmhiểu
sâusắcvềbảnchấtcủasựsống.Thựctếđãchophéptáchvànuôicấytrước
hếtlàmôphânsinh(meristem)rồitừđóchoranhómtếbàokhôngchuyênhoágọilà
môsẹo(callus)vàtừmôsẹothìcó thể kích thích tái sinh và tạo cây hoàn chỉnh.
Về mặt thực tiễn sản xuất: Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để phục tráng và
nhân nhanh các giống cây trồng quí, có giá trị kinh tế cao. Hiện nay phương pháp này đã

9


trở thành phổ biến và áp dụng trong công tác chọn giống cây trồng. Ngoài ra, bằng
phương pháp này chỉ sau thời gian ngắn có thể tạo được sinh khối lớn có hoạt chất sinh
học được tạo ra vẫn giữ nguyên được hoạt tính của mình (Nguyễn Đức Lượng, 2002).
2.3. Nhữngkhókhăn và lợi ích trong nhân giống in vitro
2.3.1 Khó khăn trong nhân giống in vitro
Tuynhângiốnginvitro đạtđượcnhữngthànhtựuto lớnnhưngcạnhđóđãgặp không ít
khó khăn,theo Nguyễn Văn Uyển và cs (1984) thì có một số khó khăn
sau:Nhângiốngtrênmôitrườngagarthìgiáthànhsảnxuấtvẫncòncaovàthời gian nhân giống
dài.Khisảnxuấtởquimôcôngnghiệpthìchiphíchonănglượngvànhâncông vẫn còn ở mức
cao.Đôi khi xảy ra biến dịsomatrong quá trình nuôi cấy, đặc biệtlàtáisinhthông qua mô

sẹo.Giớihạnsựđadạngcủadòngsảnphẩmnhângiốngdocâycontạorathườngđồng nhất về
mặt di truyền.Quá trình nhân giốngphức tạp.Tính bất định về mặt di truyền.
Nhângiống invitro là tạoquầnthểđồngnhấtvớisố lựợng lớn.Tuynhiêntrong một số
trường hợp phương pháp này cũng tạo ra biến dị soma, mà tế bào môsẹo thì có nhiều
biến dị hơn so vớiđỉnh chồi. Những nhân tố thường gây ra biến dị soma là:
+ Kiểudichuyền:cácloàicâykhácnhauthìtạo racácbiến dịkhácnhau,nói chung cây
càng có mứcđộ bội thể cao thì càng dễ biến dị.
+ Số lầncấychuyền:số lầncấy chuyềncàngnhiềuthìđộ biếndịcàngcao. Khi nuôi cấy
dài hạnthường gây ra biến dị nhiễmsắc thể.
+ Ngoài ra, khi cấy chuyền nhiều lần, môi trường phát triển các chồingang cóthể
chuyểnsangtạoracácbấtđịnh(adventitiousshoots).Kếtquảlàcóthểtạoracácbiến

dị

tế

bàosoma.Vìvậycâycontạo ra không đồng nhất. Đốivớimục đích vi nhân giống, sự
tạochồinganglàkỹthuậtthíchhợpđangđượcsử dụng. Theonguyêntắc,cáchnày tạo ra
đúngkiểu cây (Dương Công Kiên, 2003).
2.3.2 Những lợi ích trong nhân giống in vitro
Theo Bùi Bá Bổng (1995), nhân giốngin vitro cónhững ưu điểmsau:Tạo các cây
conđồng

nhất



giống

(chiếtcành,hom),nhângiống


cây

mẹ.So

bằng

nuôi

vớikiểu

nhân

cấymôcóưuđiểm

giống
làcó

thông

thường

thểnhânmộtsố

lượngcâycon lớn từmộtcáthểbanđầutrong một thời gian ngắn.Không chiếmnhiều diện
tích trồng.Cóthểcungcấpcâygiốngbấtcứ thờiđiểm nàovìchủđộngđược,dokhôngbị ảnh
hưởng bởi thời tiết,điều kiện ngoại cảnh vàtạo ra các cây con sạch bệnh bằng phương

10



pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng kết hợp xử lý nhiệt và vi ghép trong ốngnghiệm và
nhân

được

các

giốngmới

bằng

kỹthuật

cứu

phôi,

chuyểngen.Mộtsốcâyquícóthểnhânnhanhđểđưavàosảnxuấtvàviệctraođổigiống được dễ
dàng.
Ngoài ra, kỹ thuật nuôi cấy mô còn giúp cho việc nhân giống hữu tính cácđối
tượngquímàvớikỹthuậtnhângiốngthôngthườngkhóthựchiệnđược(nhưtrường
hợpgieohạtlan).Ngàynayđãcónhiềucôngthức môi trường gieo hạt chotừng loại lan
(Nguyễn Công Nghiệp, 2004).
2.4. Các phương pháp nhân giống lan Dendrobium
2.4.1. Nhân giống lan Dendrobium ngoài thiên nhiên
2.4.1.1 Nhân giống vô tính
Phương pháp tách bụi là phương pháp đã được các nghệ nhân sử dụng đối với
các


giống

lan

đa

thân

nhưCattleya,

Dendrobium,

Cymbidium,

Paphiopelium…ởCattleya, Dendrobium, và những giống tương tự.Ở mỗi gốc của giả
hành thường có ít nhất một mắt ngủ nên có thể tách mỗi hành giả thành một đơn vị để
trồng.
Phương pháp chiết cành ở Dendrobium thường tạo ra cây con trên giả hành (Keiki)
một cách tự nhiên. Khi các cây con này khá mạnh, có rễ tốt,có thể tách ra khỏi giả hành để
trồng.
2.4.1.2 Nhân giống hữu tính
Sự thụ phấn: Trong thiên nhiên sự thụ phấn ở lan do côn trùng thực hiện. Cấu
trúc của hoa lan là hoàn toàn để thích ứng cho sự thụ phấn ấy.
Có hai phương pháp thụ phấn:
- Sự tự thụ phấn: Khi phấn hoa của bông hoa này được rơi vào nuốm của chính
hoa ấy. Điều này hiếm khi xảy ra trong tự nhiên ở hoa lan vì cấu trúc của bộ phận sinh
dục đực và cái ở hoa lan.
- Sự thụ phấn chéo: Khi phấn hoa ở hoa này được để vào nuốm của hoa khác của
cùng cây hay cùng loài (thường xảy ra trong thiên nhiên do côn trùng thực hiện), hoặc
khác loài, khác giống (Nguyễn Vũ Thị Hoàng Uyên, 2005).

- Sự hình thành quả lan: Nếu sự thụ phấn có kết quả, thì có thể ngay trong ngày
hay sang ngày hôm sau, các phiến hoa héo lại nhưng không rụng. Và để tránh sự thụ

11


phấn khác do côn trùng người ta dùng bao nilong để bảo vệ hoa, nhưng không buộc
kín miệng vì hầm hơi sẽ làm hư trái. Sau khi thụ phấn, bầu noãn dần dần trương phù to
ra thành trái. Mỗi trái có thể chứa hàng ngàn hay đến cả triệu hạt. Khi trái từ màu xanh
lục chuyển sang màu vàng lục thì nên hái trái.
- Gieo hạt lan:
Trong thiên nhiên muốn hạt lan nẩy mầm thì hạt lan phải được nhiễm một loại
nấm kí sinh. Người ta đã khám phá ra một số loài nấm giúp nẩy mầm ở hạt lan, mỗi
loài nấm chỉ giúp nẩy mầm một số giống lan nhất định.
+Rhizoctonia repens giúp nảy mầm ở Cattleya, Laelia, Angraecum, Cypripedium
(Paphiopedilum).
+Rhizoctonia mucoroides giúp nẩy mầm ở Vanda, Phalaenopsis.
+Rhizoctonia lanugiosa giúp cho hột nẩy mầm ở Oncidium, Odontoglossum và
Miltonoa (Nguyễn Vũ Thị Hoàng Uyên, 2005).
2.4.2 Nhân giống lan Dendrobium trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm lan Dendrobium được nhân giống bằng phương pháp gieo
hạt in vitro. Trong thiên nhiên, vì hạt lan quá nhỏ, không chứachất dự trữ và chỉ có một
phôi chưa phân hóa, nên không thể phát triển theo một phương cách bình thường được và
vì vậy mà việc cho hạt lan nẩy mầm và phát triển thành cây lan trưởng thành là vấn đề khó
khăn. Người trồng lan đã tìm nhiều cách gieo hạt nhưng không thành công. Năm 1922,
Knudson ở Mỹ, thành công trong việc thay thế nấm bằng đường ở môi trường thạch để
gieo hạt. Phương pháp này có ưu điểm là kết hợp được với kỹ thuật lai giống tạo ra nhiều
giống lan mới cung cấp cho thị trường, giúp bảo tồn các loài lan quý và nhân nhanh số
lượng giúp cho công tác bảo tồn (trích dẫn Nguyễn Tiến Bân, 1990).
2.5. Sơ lược về kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật

Nhân giống in vitro hay nuôi cấy mô đều là thuật ngữ mô tả các phương thức
nuôi cấy các bộ phận thực vật trong ống nghiệm có chứa môi trường xác định điều
kiện vô trùng. Kỹ thuật in vitro dựa trên nguyên lý là tế bào thực vật có tính toàn thể,
nghĩa là từ một mô, một cơ quan hoặc một tế bào của bất kỳ bộ phận nào của cây đều
có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh nếu được nuôi trong môi trường thích hợp.

12


2.5.1 Điều kiện nuôi cấy tế bào thực vật
Yêu cầu cơ bản nhất của phòng nuôi cấy mô là phải đảm bảo vô trùng. Khái
niệm vô trùng này bao gồm vô trùng môi trường nuôi cấy và cả sự bảo đảm sao cho
mẫu nuôi cấy được hoàn toàn vô trùng.
Các yêu cầu cơ bản của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật:
+ Khi thiết lập phòng nuôi cấy mô thực vật phải đảm bảo được tính liên tục thuận
lợi cho các thao tác, các giai đoạn trong suốt quá trình nuôi cấy mô.
+ Đảm bảo được vệ sinh (tính vô trùng) của sản phẩm cuối cùng.
+ Chuẩn bị môi trường đúng cách, chọn đúng môi trường cho từng loại thực vật
và từng giai đoạn nuôi cấy.
+ Chọn và xử lý mô thích hợp trước khi cấy (Dương Công Kiên, 2003).
2.5.2. Kỹ thuật gieo cấy hạt lan trong ống nghiệm
2.5.2.1 Đặc điểm của hạt lan
Không giống những loại hạt khác, hạt lan rất nhỏ, như hạt bụi và không chứa
nguồn dự trữ thức ăn. Trong tự nhiên, hạt có thể nẩy mầm nhưng sẽ không phát triển
nếu không có sự tác động của nấm mycorrhizal. Loại nấm này tiêu hóa các vật chất
hữu cơ trên cây chủ hoặc trong đất, chuyển hóa thành các đường đơn giản giúp hạt lan
nẩy mầm và giúp phôi phát triển. Khi hạt lan đã nẩy mầm, nó sẽ tạo ra một lượng lớn
các tế bào không phân hóa được gọi là protocorm. Nếu tất cả đều tốt, protocorm sẽ tiếp
tục trong vài tuần, vài tháng, thậm chí cả năm tùy loài, cho đến khi đủ lớn để tạo thân
và rễ. Ở các loài lan đất, duy trì mối quan hệ cộng sinh này rất quan trọng trong suốt

giai đoạn đầu tiên của cây, vì protocorm nằm dưới đất nên không thể tự tổng hợp thức
ăn. Ở các loài lan phụ sinh, protocorm thường xanh, và vì thế nó có thể tự tổng hợp
được một ít thức ăn (Nguyễn Công Nghiệp, 2004).
2.5.2.2 Khử trùng trái lan
Việc khử trùng trái lan có thể thực hiện theo hai phương pháp:
- Quả lan sau khi mổ ra, hạt thu được trước khi đem gieo cần tuyển chọn các hạt
chắc, các hạt lép không thụ tinh cần phải loại bỏ đi bằng cách đem ly tâm trong nước
cất, các hạt lan tốt sẽ lắng phía dưới ống nghiệm, hạt lép nổi lên trên, được gạn bỏ đi.
Các hạt tốt được tiếp tục khử trùng bằng Hypochlorite calcium 10 %. Sau đấy, cho hạt
lan và nước khử trùng vào ống nghiệm, vừa đủ phủ kín hạt lan, lắc mạnh, đều và để

13


yên trong vòng 10 phút, sau đó đổ nước khử trùng ra bằng ống hút, và tiếp tục rửa hạt
lan 3 lần bằng nước cất vô trùng. Cuối cùng hạt lan đã khử trùng sẽ được gieo vào các
bình chứa môi trường.
- Khi quả lan đã được cắt trên cây, mang vào phòng thí nghiệm, cần để nơi sạch
sẽ, thoáng mát. Nếu chưa gieo hạt ngay thì có thể giữ quả trong tủ lạnh, trong vòng 3 4 ngày. Khi gieo hạt, trước tiên quả lan cần cắt bỏ các cuống dài, đuôi còn sót lại các lá
đài, cánh hoa. Dùng bông gòn có tẩm cồn 70o (Nguyễn Vũ Thị Hoàng Uyên, 2005).
2.6 Các công trình nghiên cứu về môi trường nuôi cấy lan Dendrobiumvà Dendrobium
mini
Nền môi trường nuôi cấy với nồng độ và tỷ lệ khác nhau của các nguyên tố đa
lượng, vi lượng, vitamin có ảnh hưởng rất rõ đến nuôi cấy in vitro cây lan. Nhiều tác
giả đã xác nhận dùng các môi trường Vacin Went (VW), Murashige và Skoog (MS),
Knudson (KC) rất tốt cho cấy mô các loài thuộc họ lan (Vũ Ngọc Lan, 2013).
Năm 2013, Vũ Ngọc Lan đã nghiên cứu nhân giống in vitro không sử dụng chất
điều tiết sinh trưởng và một số biện pháp kỹ thuật nuôi trồng 2 loài lan bản địa
Dendrobiumnobile Lindl, Dendrobium chrysanthum Lindld tại Hà Nội.
Năm 2011, Nguyễn Văn Song cũng nhân nhanh in vitro loài lan rừng có nguy cơ

tuyệt chủng với nguồn nguyên liệu ban đầu là gieo hạt trên môi trường MS + 15%
đường sacarose + 2,0mg/l BA.
Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2009) đã nghiên cứu nhân giống lan Dendrobium
anosmum và Dendrobium mini bằng phương pháp nuôi cấy in vitro trên môi trường
MS và ½ MS.
Năm 2007, Bùi Thị Tường Thu và Trần Văn Minh cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng
của các loại môi trường khác nhau đến nuôi cấy mô lan. Trong năm loại môi trường
nghiên cứu (MS, VW, KC, Orchmax và Lindemann), môi trường tốt nhất cho cây
Dendrobium lai là môi trường MS và cho cây Cymbidium lai là môi trường Orchimax.
Năm 2011, Asghar S. và cộng sự đã đề xuất môi trường nhân nhanh chồi lan là
MS + 100ml/l nước dừa + 20g/l đường + 60g chuối chín/l + 6g agar/l.
Đối với giống lan Vanda dearei và Cymbidyum findlaysonianum sự sinh trưởng
của PLB tốt nhất là trên môi trường ½ MS sau đó đến môi trường KC và VW (Tawaro
và cs, 2008).

14


×