Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

làng nghề chuồn chuồn tre trong phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: HƯỚNG DẪN DU LỊCH
TÊN ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG NGHỀ LÀM
CHUỒN CHUỒN TRE Ở THẠCH XÁ – THẠCH THẤT – HÀ NỘI

GVHD:
TS. ĐÀO THANH THÁI
Nhóm sinh viên: TRƯƠNG THỊ HÀ - 0941390072
PHẠM THỊ HÀ - 0941390164
BÙI THU HIỀN - 0941390027
Hệ đào tạo:
CHÍNH QUY
Khóa:
9
Hà Nội, tháng 5, năm 2018


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

MỤC LỤC

Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội, được sự tận tình chỉ bảo của các thầy cô trong nhà trường, đặc biệt là
các thầy cô trong khoa Du lịch đã giúp e trưởng thành rất nhiều.
Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thiện Khóa luận tốt nghiệm với đề
tài “Tìm hiểu về làng nghề truyền thống làm chuồn chuồn tre tại Thạch Xá Thạch Thất - Hà Nội” ngoài sự cố gắng của bản than nhóm sinh viên, chúng
em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, địa
phương nghiên cứu. Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội nói chung và các thầy cô khoa Du lịch nói riêng
đã giúp đỡ chúng em trong quá trình nghiên cứu. Chúng em cũng xin được
cảm ơn chính quyền địa phương xã Thạch Xá - huyện Thạch Thất đã tạo điều
kiện cho chúng em được tìm hiểu, nghiên cứu về làng nghề truyền thống làm
chuồn chuồn tre. Đặc biệt chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.
Đào Thanh Thái đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian
làm khóa luận để chúng em có thể hoàn thành tốt nhất.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận với tất cả sự cố gắng, nhưng có
sự hạn chế về kiến thức nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em
kính mong quí thầy cô chỉ bảo và giúp để bài khóa luận của chúng em được
hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin gửi tới thầy cô lời kính chúc sức khỏe,
chúc thầy cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ để tiếp tục cống hiến và giúp đỡ cho các
thế hệ sinh viên tiếp theo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2018
Nhóm sinh viên
Phạm Thị Hà
Trương Thị Hà
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI
Bùi Thu Hiền

Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của một địa phương, một
vùng, một quốc gia là điều vô cùng quan trọng. Điều đó góp phần giữ gìn,
phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Việt Nam là một đất
nước có rất nhiều nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt là ở vùng cư dân tại
đồng bằng sông Hồng. Với đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp và chế độ
làng xã, nghề thủ công xuất hiện sớm và gắn liền với lịch sử thăng trầm của
dân tộc ta. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội. Các làng nghề chính là nơi để con người ta tìm về với nét văn
hóa truyền thống tốt đẹp, hoài niệm quá khứ. Sự tồn tại của làng nghề không
chỉ mang lại các giá trị về mặt kinh tế, mà còn lưu giữ trong đó là cả bản sắc
văn hóa đặc sắc.
Trải qua thời gian thăng trầm của lịch sử dân tộc, các nghề thủ công đang
ngay một mai mòn theo quá trính công nghiệp hóa - hiện đại hóa toàn cầu.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị

của nghề thủ công, Nhà nước đã có những chính sách tích cực góp phần bảo
tồn giá trị làng nghề dân tộc. Đồng thời cũng giữ gìn, phát huy quảng bá hình
ảnh đất nước con người Việt Nam tới khách du lịch trong và ngoài nước. Việc
hình thành các chương trình du lịch làng nghề đã giúp du khách đến tiếp cận
với nghề thủ công, tham quan và tìm hiểu ngày càng nhiều hơn. Tuy nghiên
vẫn còn có tồn tại những hạn chế nhất định cần được khắc phục.
Làng nghề làm chuồn chuồn tre tại xã Thạch Xá - huyện Thạch Thất - Hà
Nội là một làng nghề thủ công với nhiều giá trị. Các sản phẩm tại làng nghề
chưa đựng trong đó sự khéo léo, tinh xảo, tỉ mỉ của bàn tay nghệ nhân làm
nghề. Đến với làng nghề làm chuồn chuồn tre xã Thạch Xá, du khách sẽ được
đến thăm quan tìm hiểu về qui trình tạo ra những chú chuồn chuồn đầy màu
sắc; tận hưởng không gian làng xã Việt Nam truyền thống; trở về hoài niệm
với những nét bản sắc văn hóa xưa cũ đậm đà của người nông dân chất phác.
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch làng nghề.
Phân tích thực trạng và tiềm năng phát triển làng nghề gắn với du lịch để
thu hút khách du lịch tới thăm quan tìm hiểu làng nghề. Đề xuất giải pháp
phát triển du lịch tại làng nghề làm chuồn chuồn tre xã Thạch Xá và đề xuất
một số chương trình du lịch làng nghề chuồn chuồn tre Thạch Xá - huyện
Thạch Thất - Hà Nội.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Du lịch làng nghề.
Khách thể nghiên cứu của đề tài: Làng nghề làm chuồn chuồn tre ở

Thạch Xá - Thạch Thất - Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận về làng nghề và du lịch làng nghề.
Khảo sát và đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển du lịch làng nghề
tại làng nghề làm chuồn chuồn tre xã Thạch Xá - huyện Thạch Thất - Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch tại địa phương.
5. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/3/2018 đến ngày 21/4/2018.
Nội dung nghiên cứu: Du lịch làng nghề tại làng nghề làm chuồn chuồn
tre tại xã Thạch Xá - huyện Thạch Thất - Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài khóa luận, nhóm chúng em có sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp quan sát
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, nhóm chúng em gồm 3 người có
dùng các kỹ thuật quan sát:
Quan sát tự do: là dạng qaun sát mà trong đó người nghiên cứu còn chưa
xác định được nhứng yếu tố nào (tính huống nào) sẽ là chủ yếu cho nghiên
cứu để định hướng sự chú ý.
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

Với phương pháp quan sát này chúng em sử dụng để quan sát môi
trường xung quanh làng, quan sát kĩ về làng nghề với các hộ gia đình làm
chuồn chuồn trong làng.
Ngoài ra khi sử dụng hình thức quan sát này, chúng em còn quan sát các

động tác của các nghệ nhân trong quá trình làm nên một con chuồn chuồn tre,
những biểu lộ bằng hành động: ánh mắt, cái nhìn,…, quan sát nhịp độ: tốc độ
nói, nhịp điệu.
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình quan sát thì chúng em có kết hợp với
việc ghi chép lại những gì đã quan sát được, ghi chép nhanh các thông tin
quan trọng. Bên cạnh đó chúng em còn sử dụng thêm các hình thức chụp ảnh,
quay phim, ghi âm trong đó trình quan sát.
Quan sát tham dự: là dạng quan sát mà ở đó người đi quán sát trực tiếp
tham gia vào các hoạt động của những người được quan sát.
Với cách quan sát này, chúng em không chỉ được lắng nghe các thông tin
về quy trình, công đoạn tạo nên một con chuồn chuồn tre mà chúng em còn
được tham gia vào làm một số công đoạn để tạo nên một con chuồn chuồn tre:
Quan sát các hành động của các nghệ nhân khi làm chuồn chuồn tre: các
kỹ thuật với tre: cách chẻ tre, chặt tre thành các đoạn, chuốt bóng tre, vót tre
để tạo hình các con vật…
Vừa quan sát vừa được cùng tham gia một số công đoạn làm chuồn
chuồn: cách để ghép và gắn kết các bộ phận vào với nhau để tạo nên một sản
phẩm, cách để sơn màu lên sản phẩm, vẽ các họa tiết trang trí lên sản phẩm,
phết nhũ để hoàn thiện sản phẩm...
Phương pháp quan sát tham dự này giúp chúng em dễ dàng tiếp thu được
các thông tin mà các nghệ nhân cung cấp, hiểu hơn về các quy trình tạo nên
những con chuồn chuồn tre.

Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI


6.2. Phương pháp phỏng vấn
Khi đi phỏng vấn các hộ gia đình và các khách du lịch thì nhóm chúng
em điều tra theo bộ câu hỏi trong phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước nhằm
tập trung vào các vấn đề chính đó là các vấn đề liên quan đến làm chuồn
chuồn tre và sự phát triển nhờ làm chuồn chuồn tre ở làng Thạch Xá.
Trong quá trình phỏng vấn nhóm chúng em có sử dụng các phương pháp:
• Phỏng vấn sâu:
Nhóm chúng em đi phỏng vấn 5 người thợ lành nghề và một số người
dân địa phương tại làng nghề. Những người được phỏng vấn có cả nam cả nữ.
Trước khi đi phỏng vấn, chúng em có chuẩn bị sẵn một số các câu hỏi
liên quan đến chuồn chuồn tre. Nội dung các câu hỏi chủ yếu xoay quanh vấn
đề về nguyên vật liệu tạo nên chuồn chuồn tre: cần những vật liệu gì để tạo
nên chuồn chuồn tre, cách chọn vật liệu đó như thế nào, các yêu cầu kĩ thuật
cần có; các kỹ thuật cần có để tạo nên một sản phẩm có thể bán được,…
Khi đi phỏng vấn chúng em sử dụng những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn
để phỏng vấn các nghệ nhân trong làng. Việc sử dụng phỏng vấn sâu giúp
chúng em tìm hiểu thật sâu đề các vấn đề lien quan đến chuồn chuồn tre,
nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu.
Đi phỏng vấn chúng em phỏng vấn với các nhóm người khác nhau, các
độ tuổi khác nhau để có được nhiều thông tin bổ ích:
Với người trẻ tuổi trong làng: họ đưa ra các thông tin chủ yếu là việc sơn
và cách trang trí để chuồn chuồn được đẹp mắt bởi họ thường làm các công
việc là sơn và vẽ trang trí lên thân chuồn chuồn.
Với những người lớn tuổi: họ đưa ra rất nhiều các thông tin bởi họ là
người trực tiếp tham gia vào việc làm chuồn chuồn tre từ công đoạn đầu tiên
là chọn vật liệu phù hợp đến công đoạn cuối cùng là đóng gói sản phẩm để
bán và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Nhưng có lẽ thông tin chủ yếu
nhât đó là cách chọn vật liệu như thế nào là tốt nhất, các kỹ thuật cần thiết khi

Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

làm chuồn chuồn như kỹ thuật chuốt tre, kỹ thuật để chuồn chuồn có thể cân
bằng được mà không bị rơi.
Khách du lịch: thông tin của họ thì chủ yếu là những ý kiến khách quan
của họ về những nghệ nhân làm chuồn chuồn cũng như các cảm nhận về làng
nghề làm chuồn chuồn.
• Phỏng vấn lịch sử đời sống
Phương pháp phỏng vấn lịch sử đời sống được chúng em sử dụng để tìm
hiểu thông tin về sự ra đời của nghề làm chuồn chuồn tre và sự phát triển
nghề làm chuồn chuồn tre ở làng. Với phương pháp này chúng em được các
nghệ nhân ở làng kể cho nghe vì sao lại có nghề làm chuồn chuồn tre này và
vì đâu mà lại có những con chuồn chuồn tre.
Để đạt hiệu quả và thu được thông tin đầy đủ nhất chúng em sử dụng các
kỹ thuật đó là: ghi âm, quay phim,… để lưu các lời kể để làm tư liệu tham khảo.
• Bảng hỏi
Sau khi xác định các biến dữ liệu cần thu thập dựa trên mục tiêu nghiên
cứu, nhóm chúng em có thiết kế được 2 bảng hỏi: Bảng dành cho khách du
lịch và bảng dành cho người dân địa phương tham gia sản xuất sản phẩm làng
nghề. Những phiếu hỏi được sắp xếp theo một tự của suy luận logic đề khi đi
phỏng vấn điều tra sẽ thu được những thông tin chính xác liên quan đến đề tài
nghiên cứu là chuồn chuồn tre.
Bảng hỏi gồm 2 dạng câu hỏi: câu hỏi bán cấu trúc (câu hỏi mở) và câu
hỏi cấu trúc (câu hỏi đóng).
Trong đó, câu hỏi mở chỉ dùng để lấy thông tin thêm về cảm nhận chung
của du khách, của người dân khi tham gia du lịch tại làng nghề chuồn chuồn tre.

6.3. Phương pháp xử lý phiếu
Áp dụng nguyên tắc tổng hợp tư liệu trong tiếp cận lịch sử để sắp xếp,
phân tích và tổng hợp tư liệu theo “trình tự thời gian” và “nhân - quả”.
Đối với số liệu thứ cấp: dùng phương pháp thống kê mô tả, bảng biểu.
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

Đối với số liệu sơ cấp: các bảng hỏi sau khi thu về được kiểm tra và lọc
sử dụng để làm tư liệu cho bài khóa luận.
Kết quả điều tra được xử lý dựa trên cơ sở thống kê toán. Để giúp giảm
nhẹ rất nhiều công việc xử lý các kết quả điều tra chúng em sử dụng chương
trình xử lý thống kê trên máy đã được phổ dụng – đó là chương trình SPSS
(Statistical Package for Social Studies).
6.4. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập thông tin và số liệu: Thông tin phục vụ cho quá
trình nghiên cứu được thu thập từ 2 nguồn cơ bản:
Nguồn thông tin thứ cấp: Sưu tầm, thu thập các thông tin từ sách, báo,
tạp chí, internet, các bài báo cáo nghiên cứu... có liên quan đến nội dung đề
tài làng nghề chuồn chuồn tre. Trên cơ sở đó, tiến hành chọn lọc, hệ thống
hóa, xử lý để rút ra những nội dung đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.
Nguồn thông tin sơ cấp: Thông tin có được qua phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương tại làng nghề
truyền thống làm chuồn chuồn tre.
7. Bố cục của đề tài
Khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về làng nghề.

Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về làng, làng nghề,
làng nghề, sản phẩm du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại làng nghề làm chuồn chuồn
tre xã Thạch Xá - huyện Thạch Thất - Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề tại làng làng
chuồn chuồn tre Thạch Xá – Thạch Thất – Hà Nội
Do giới hạn về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm, nội dung Khóa luận
khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Vì vậy, chúng em rất mong

Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

nhận được sự góp ý của Quý thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện và mang
tính khả thi hơn.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!

Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ

DU LỊCH LÀNG NGHỀ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Các nước trên thế giới khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối
với kinh tế nông nghiệp thì phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được coi là
phát huy lợi thế so sánh, nội lực của đất nước; vừa thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế vừa giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội. Trong đó, làng
nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề ở nông thôn là những nguồn lực
còn nhiều tiềm năng của đất nước. Vì vậy, vấn đề phát triển làng nghề, làng
nghề truyền thống, ngành nghề ở nông thôn và phát triển nông nghiệp, nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ý nghĩa thực tiễn quan
trọng đã được nghiên cứu, thảo luận tại nhiều hội thảo trong và ngoài nước.
Được nhiều tác giả, nhiều nhà khóa học chính quyền các cấp quan tâm, các
sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành đề cập và đã đạt
được những kết quả nhất định. Sau đây là tổng quan tình hình nghiên cứu liên
quan đến đề tài như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.
"Ly nông, bất ly hương, làm thủ công tại làng" [1] đã báo cáo thành quả
của một dự án nghiên cứu với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Hỗ trợ phát
triển quốc tế đan Mạch (DANIDA), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy
điển (SIDA) và Bộ Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC). Các tác giả chỉ rõ: Mối
liên kết giữa các trung tâm đô thị và các vùng nông thôn được phản ánh bằng
mối quan hệ dân số, lưu thông hàng hoá, tiền tệ và thông tin.
"Rosearch on Tourism Developmment of Traditional Villaget and the
Change of Form" (Nghiên cứu phát triển du lịch của làng nghề truyền thống
và các thay đổi hình mẫu) [12] nghiên cứu nội dung chuyển đổi khu vườn
LNTT và chiến lược kinh tế mới của các hộ gia đình nông 9 thôn trong khu
vực Bogor, Indonesia. Từ đó, tạo bước đệm để phát triển các làng nghề nơi
đây gắn liền với hình thái du lịch sinh thái kết hợp với khu vườn LNTT, góp
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

phần cải thiện thu nhập và tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn ở
Indonesia.
"To Establish a Protection System for China’s Famous Villages of
Historic and Cultural Interest" (Để thiết lập một hệ thống bảo vệ Làng lịch sử
và văn hóa của Trung Quốc) [13] đã cho rằng nên thành lập một hệ thống bảo
vệ cho “Làng nổi tiếng của Trung Quốc tham quan lịch sử văn hóa”. Trong
các di sản lịch sử và văn hóa của thế gới, những ngôi làng cổ xưa của Trung
Quốc chiếm một vị trí quan trọng. Ở Trung Quốc, số lượng LNTT là rất lớn,
phân bố rộng rãi và có giá trị lịch sử cao, được ví như “ngọc trai của văn hóa
truyền thống” và “bảo vật quốc gia của bộ sưu tập dân gian”. Tuy nhiên,
việc bảo tồn và phát triển chưa thỏa đáng. Do đó việc cấp thiết trước mắt là
lựa chọn và quyết định một số làng cổ đại diện chi nghiên cứu hộ ngay lập tức
và bảo vệ đặc biệt như “ngôi làng nổi tiếng lịch sử văn hóa của Trung Quốc”.
Nghiên cứu này xem xét lại các quan niệm về ý tưởng về một hệ thống bảo vệ
và thảo luận về các điều kiện để chấp thuận tình trạng, nội dung, nguyên tắc,
phương pháp và biện pháp bảo vệ cũng như định hướng trong khai thác và
phát triển của chúng. Hệ thống bảo vệ sẽ đóng vai trò tích cực trong việc bảo
tồn hiệu quả cảnh quan và văn hóa cổ đại.
"Persistence and Tranformation of Chinese Traditional Villages Rethinkinh the Planning of Traditional Settlemetnts" (Sự kiên trì và phát triển
của Trung Quốc về truyền thống làng - Xem xét lại Quy hoạch khu định cư
truyền thống) [14] đã nghiên cứu vấn đề kiên trì và chuyển đổi của làng nghề
truyền thống Trung Quốc đồng thời xem xét lại các kế hoạch của khu định cư
truyền thống. Tác giả đã tiến hành trình bày các ký tự quy hoạch không gian
cơ bản của ngôi làng cổ của Trung Quốc, bài báo tập trung vào phân tích cơ

bản các yếu tố xã hội, văn hóa, và tự nhiên. Tuy nhiên trong quá trình đô thị
hóa và toàn cầu hóa. Biến đổi sắc bén của cơ cấu kinh tế mang lại tác động
tiêu cực đến phát triển làng nghề truyền thống ở Trung Quốc. Vì vậy, tác giả
đã nghiên cứu và chỉ ra được năm khía cạnh giá trị của các làng nghề truyền
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

thống của Trung Quốc cần được gìn giữ và bảo tồn, để hướng tới khôi phục
và phát triển làng nghề truyền thống ở Trung Quốc hiện nay.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.
Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội [11] đã chỉ rõ sự hình thành
làng nghề, cách truyền nghề và những giá trị văn hóa của làng nghề Thăng
Long - Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa
[11]. Tác giả đã đề cập những vấn đề chung về làng nghề, vai trò, tác động và
những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề. Đồng thời đi sâu
phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề về lao
động, vốn, công nghệ thị trường tiêu thụ của sản phẩm và môi trƣờng trong
các làng nghề.
“Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề đá mỹ nghệ Non
Nước” [10] đã nêu sơ lược quá trình hình thành của làng nghề; vài nét về thực
trạng trong đó có phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, lao động và thu nhập,
nguồn nguyên liệu, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, những chính sách hỗ trợ của
nhà nước và phân tích hạn chế và nguyên nhân; cuối cùng khuyến nghị một số
giải pháp phát triển mang tính đột phá.
“Một số ý kiến về đảm bảo vốn cho phát triển làng nghề" [3] đã nêu bật

vai trò làng nghề; thực trạng sự phát triển LNTT tại Hà Bắc, Nam Hà; thực
trạng về vốn tại các làng nghề ở 2 địa phương trên; đề xuất giải pháp huy
động vốn cho phát triển làng nghề.
“Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề tiểu thủ
công nghiệp” [4] đã phân tích nguyên nhân dẫn đến chất lượng sản phẩm
chưa cao. Đặc biệt tập trung vào nguyên nhân chất lượng nguồn nguyên liệu.
“Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề”[9] đã phân tích các
giải pháp tài chính tiền tệ; vai trò của chính sách tài chính tiền tệ và tác động
của chính sách tiền tệ đối với các làng nghề.

Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

“Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế” [8] đã phân tích vai trò của các làng nghề. Phân tích
giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề: Giải pháp nghiên cứu
thị trường để xác định cơ cấu sản phẩm; giải pháp quy hoạch và chiến lược
phát triển làng nghề ở từng địa phương; tập trung giải pháp hoàn thiện các
chính sách thúc đẩy sự phát triển làng nghề.
“Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng
bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay”, [2] đã hệ thống và làm rõ vị trí,
vai trò của làng nghề tiểu thủ công nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển thị trường của làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.
Ngoài ra, còn một số bài báo nghiên cứu về làng nghề, làng nghề truyền
thống đăng trên các tạp trí khoa học.
Những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu làng nghề trên nhiều

khía cạnh khác nhau, về việc bảo tồn và phát triển các làng nghề ở Việt Nam
nói chung, của các địa phương nói riêng trong những năm gần đây với định
hướng và phương pháp về phát triển làng nghề truyền thống. Cho đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể về phát triển du lịch tại làng nghề
làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá - Thạch Thất - Hà Nội. Chính vì lý do trên
nên nhóm em đã quyết định chọn đề tài “ Phát triển du lịch tại làng nghề làm
chuồn chuồn tre ở Thạch Xá - Thạch Thất - Hà Nội” để nghiên cứu trong khóa luận
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Làng
Theo Wikipedia, Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã
hội quan trọng của nông thôn ở Việt Nam.
Theo Bùi Xuân Đính, “làng là đơn vị tụ cư truyền thống của người nông
dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ (về cheo
cưới, tang ma, khao vọng) thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và cả “thổ
ngữ” (tiếng làng) riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch sử”
Đặc trưng cho mỗi làng đều có đình làng, với các chức năng sau:
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

 Thờ cúng thần hoàng làng là người có công xây dựng làng hoặc người có
nhiều công với đất nước.
 Trụ sở hành chính của làng - Đây là nơi hội họp xem xét những vấn đề trọng
đại của làng. Đặc biệt đây là nơi làng xem xét luận tội những người vi phạm
lệ làng (nhiều nơi gọi là hương ước hoặc hiện nay gọi chung là luật ước). Tổ
chức hội hè đình đám,… Tuỳ thuộc vào quy mô của làng, dưới làng có thể
chia ra một số thôn xóm.

1.2.2. Nghề
Theo Tổng cục thống kê “làng nghề và thống kê làng nghề”[7]:
Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, hầu hết dân cư sống ở vùng nông thôn
đều có hoạt động thêm một số nghề thủ công với mục đích ban đầu sản xuất
ra một số hàng gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của hộ gia
đình mang tính chất tự cung tự cấp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn
có. Nhưng qua một quá trình dài phát triển do có sự khác nhau về tay nghề và
kinh nghiệm tích luỹ được ở từng địa phương nhất định đã có sự chuyên môn
hoá và các sản phẩm làm ra bắt đầu đưa ra thị trường trao đổi như những loại
hàng hoá. Đó là quá trình chuyên môn hoá lâu đời và các sản phẩm của địa
phương đó không những bền đẹp mà có giá thành rẻ nên được xã hội chấp
nhận. Chẳng hạn quê lụa Hà Tây có làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng cả trong và
ngoài nước, hoặc nghề rèn ở Đa Sỹ…và Hà Tây nơi có nhiều làng nghề nổi
tiếng nên được thiên hạ đặt tên là “đất của trăm nghề”. Không riêng Hà Tây
mà hầu hết các địa phương trên cả nước ở làng quê nào ngoài sản xuất nông
nghiệp đều có làm thêm một vài nghề phụ. Song vấn đề quan tâm ở đây là
những hoạt động ngành nghề nào được gọi là nghề. Theo quan điểm chung,
các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địa phương nào đó được gọi là
nghề khi nào phải tạo ra được một khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường
thường xuyên và những người sản xuất, hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề đang
hành làm nguồn thu chủ yếu thì mới được xem là có nghề như cha ông thường
nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

1.2.3. Làng nghề

 Theo luận văn tốt nghiệp “ nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch tại làng
gốm Chu Đậu - Hải Dương”
Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông
nghiệp, càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên
kết chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức
theo kiểu nghề nghiệp, tạo thành các phường hội như Phường gốm, Phường
đúc đồng, Phường dệt vải… Từ đó, các nghề được lan truyền và phát triển
thành các làng nghề.
Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống
và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh dân tộc.
Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ công
nghiệp ở nông thôn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình, rồi đến cả
họ và sau đó lan ra cả làng. Thông qua lệ làng mà làng nghề định ra những
quy ước như : không truyền nghề cho người làng khác, không truyền nghề
cho con gái, hoặc uống rượu ăn thề không để lộ bí quyết… Trải qua một thời
gian dài lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những nghề được lưu giữ, có những
nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những nghề mới ra đời.
Vì vậy, quan niệm về làng nghề có nhiều ý kiến khác nhau:
Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng
đều hoạt động cho nghề đó làm nghề sống chủ yếu. Với quan niệm này thì
làng nghề đó hiện nay không còn nhiều.ví dụ như nghề gốm chỉ có ở Phù
Lãng (Bắc Ninh), Bát Tràng (HN)… Đó là những làng thuần nhất không làm
ruộng, còn đa số vừa làm ruộng, vừa làm nghề, ở đây thủ công nghiệp đối với
họ chỉ là nghề phụ để tăng thêm thu nhập mà thôi.
Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở
đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ
thủ công, nhiều khi cũng là người làm nghề nông. Nhưng do yêu cầu chuyên
môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

thống ngay tại làng nghề hay phổ nghề ở nơi khác. Quan niệm này về làng
nghề như vậy vẫn chưa đủ. Không phải bất cứ làng nào có vài ba lò rèn hay
dăm ba gia đình làm nghề mộc,nghề khảm… đều là làng nghề. Để xác định
làng đó có phải là làng nghề hay không, cần xem xét tỷ trọng lao động hay số
hộ làm nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỷ trọng thu nhập từ
ngành nghề so với tổng thu nhập của thông (làng).
Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ
các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu
đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội,
kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề. Song ở đây chưa
phản ánh đầy đủ tính chất làng nghề; nó như một thực thể sản xuất kinh doanh
tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, là một đơn vị kinh tế tiểu thủ công
nghiệp có tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế - văn hóa xã hội một cách tích cực.
 Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, kỷ yếu hội thảo quốc tế “bảo tồn và phát
triển làng nghề truyền thống việt nam” tháng 8/1996
“Làng nghề là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối thủ nông và chăn nuôi
(gà, lợn, trâu,….) làm một số nghề phụ khác (thêu, đan lát,…) song đã nổi trội
một nghề cổ truyền,tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay
bán chuyên nghiệp, có ông trùm,ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ đã
chuyên tâm,có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ,tử ư nghệ”,”nhất
nghệ tinh,nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những
hàng thủ công,những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ,đã trở thành sản phẩm
hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung quanh với thị
trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra
nước ngoài.

 Theo cục di sản văn hóa, khái niệm làng nghề theo khái niệm văn hóa bao
gồm các nội dung:
 Là một địa danh gắn với cộng đồng dân cư có 1 nghề truyền thống lâu đời
được lưu truyền và có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

 Ổn định về một nghề hay 1 số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình sản xuất ra 1 loại sản phẩm.
 Có 1 đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được
lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau.
 Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống 1 bộ phận dân cư và quan trọng
hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn
hóa và xã hội liên quan tới chính họ.
Có nhiều khái niệm về làng nghề được các nhà nghiên cứu đưa ra, tuy
nhiên có thể khẳng định một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau:
 Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất 1 nghề.
 Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu
nhập của làng.
Tiêu chí phân loại làng nghề Làng nghề ở Việt Nam rất đa dạng, ngày
nay có thể phân loại làng nghề theo các tiêu chí sau:
Theo lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề:
 Làng nghề truyền thống;
 Làng nghề mới.
Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh:
 Làng nghề TTCN như: dệt, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ.v.v…

 Làng nghề công nghiệp cơ khí, chế tác như: chế tác vàng bạc, dát vàng, gia
công tái chế sắt thép.v.v..
 Làng nghề xây dựng;
 Làng nghề dịch vụ.
Theo quy mô làng nghề:
 Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặc
cùng một không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề ở đó
các làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực
lượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê;
 Làng nghề quy mô nhỏ là trong phạm vi một làng theo địa giới hành chính. Ở
các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông
nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc.
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam:
 Các làng nghề truyền thống chuyên doanh mộ t chủng loại sản phẩm hàng
hoá;
 Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống;
 Các làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát triển
các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng. Loại làng nghề này phát triển
mạnh trong những năm gần đây.
Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề:
 Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề phi
nông nghiệp;
 Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp;

 Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.
Các tiêu chí xác định làng nghề Ở Việt Nam, theo Thông tư
116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làng nghề
được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
 Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề
nông thôn;
 Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận;
 Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1.2.4. Khái niệm du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại du lịch đã được ghi nhận như một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực hoạt dộng của con người. Ngày nay
du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã
hội và đang phát triển mạnh mẽ thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều
quốc gia trên thế giới.
Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển
của loài người. Trong thời kỳ cổ đại Ai Cập và Hy Lạp, hoạt động du lịch
mang tính tự phát, đó là cuộc hành hương về đất thành, các thánh địa, chùa
chiền, các nhà thờ Kito giáo… Đến thế kỷ thứ XVII, khi các cuộc chiến tranh
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

kết thúc, thời kỳ Phục Hưng ở các nước châu Âu bắt đầu, kinh tế xã hội phát
triển nhanh, thông tin, bưu điện cũng như giao thông vận tải phát triển và thúc
đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ.
Thời kỳ du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của hãng du lịch lữ hành

Thomas Cook - người đặt nền móng cho việc phát triển các hãng du lịch lữ
hành ngay nay. Năm 1841, Thomas Cook đã tổ chức cho 570 người đi từ
Leicestor tới Loughborough với một mức giá trọn gói bao gồm các dịch vụ về
thức ăn, đồ uống, vui chơi và ca nhạc tập thể… Nhưng du lịch chỉ thực sự phổ
biến cuối thế kỷ thứ XIX và bùng nổ vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX khi cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai đem lại những thành quả to lớn về
kinh tế và xã hội. Con người sống trong không gian “bê tông”, “máy tính”, tác
phong công nghiệp đã quá mệt mỏi, họ nảy sinh nhu cầu trở về với thiên
nhiên, về với cội nguồn văn hóa dân tộc hay chỉ đơn giản là nghỉ ngơi sau một
thời gian lao động.
Như vậy, du lịch đã trở thành hiện tượng quen thuộc trong đời sống con
người và ngày càng phát triển phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu. Theo
Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) năm 1998 khách du lịch toàn cầu là 625 triệu
lượt người, thu nhập từ du lịch là 448 tỷ đô la Mỹ, năm 1999 là 645 triệu lượt
người, năm 2000 là 692 triệu lượt người.
Vậy du lịch là gì?
Theo Liên Hợp Quốc (1963) định nghĩa về du lịch như sau: “ Du lịch là
tổng hợp cá mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến
lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”
Hay theo Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) định nghĩa: “Du lịch bao gồm
tất cả các hoạt động của một cá nhân đi đến và lưu lại tại những điểm ngoài
nơi ở thường xuyên của họ trong thời gian không dài hơn 1 năm với mục đích
nghỉ ngơi, công vụ và mục đích khác.”
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

Còn ở Việt Nam, theo luật du lịch Việt Nam 2005 thì: “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
1.2.5. Khái niệm du lịch làng nghề
Nhìn chung khái niệm du lịch làng nghề vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta.
Du lịch làng nghề thuộc loại hình du lịch văn hóa. Đây là một loại hình thu
hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Xu hướng
hiện đại ngày nay cuộc sống căng thẳng nhiều áp lực, con người quay về với
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhu cầu đi du lịch về những
miền nông thôn, làng nghề truyền thống ngày càng cao.
Từ đó ta có thể hiểu du lịch làng nghề là: “Du lịch làng nghề là một loại
hình du lịch văn hóa mà qua đó du khách được thẩm nhận các giá trị văn hóa
vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề nào đó của
một dân tộc.”
1.2.6. Khái niệm về sản phẩm du lịch
 Theo Từ điển du lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984.
Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó
là: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất
trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một
khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung
ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở
vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó.
 Theo giáo trình “Nhập môn du lịch học” – NXB Giáo dục Việt Nam của
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm nhiều

yếu tố trong đó có 5 yếu tố chính:
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

 Điểm thu hút khách (các di sản văn hóa, ườn quốc gia, bãi biển, công trình
kiến trúc, lễ hội, phong tục tập quán...)
 Khả năng tiếp cận của điểm đến (cơ sở hạ tầng, các loại phương tiện vận
chuyển...)
 Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến (cơ sở lưu trú, nhà hàng, cửa hàng bán
lẻ...)
 Hình ảnh của điểm đến
 Giá cả hàng hóa, dịch vụ của điểm đến
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô
hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ
và tiện nghi phục vụ khách du lịch.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
1.3. Đặc điểm của du lịch làng nghề
 Điểm đến là một làng nghề đã và đang hoạt động sản xuất các sản
phẩm thủ công.
 Điểm hấp dẫn của du lịch làng nghề là khách du lịch được tìm hiểu về
lịch sử hình thành và các đặc điểm của làng nghề, cũng có thể tìm hiểu
về những đặc điểm riêng của những sản phẩm thủ công tại làng nghề.
 Dịch vụ du lịch làng nghề hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của các hộ
làng nghề cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương.
 Góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của làng nghề và nghề thủ công
Du lịch làng nghề góp phần giáo dục cho nhân dân về lịch sử dan tộc và

nâng cao tình yêu quê hương, đất nước.
1.4. Nguyên tắc phát triển du lịch làng nghề
Mỗi làng nghề được công nhận làng du lịch cần đáp ứng được 5 tiêu chí là:
 Làng nghề truyền thống có lịch sử hàng trăm năm trở lên;
 Có ít nhất 30% số hộ gia đình tham gia sản xuất nghề truyền thống;
 Có thương hiệu như lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, thêu Quất Động, gỗ Đồng
Kỵ, mây tre đan Phú Vinh, Nhôm Đồng Phước Kiều...;
 Có nghệ nhân tiêu biểu đã góp phần lưu giữ nghề từ đời này sang đời khác;
 Có cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp, mặt bằng thoáng đãng.
Các tiêu chí phát triển du lịch làng nghề:
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

 Số lượng sản phẩm làng nghề bán cho du khách,
 Số lượng du khách đến tham quan
 Doanh thu và lợi nhuận từ các địa điểm du lịch làng nghề.
1.5. Điều kiện phát triển du lịch làng nghề
Xu hướng ngày nay con người đi du lịch hướng về các giá trị văn hóa cổ
xưa, việc phát triển du lịch làng nghề là vô cùng cần thiết vì nó sẽ mang lại rất
nhiều thuận lợi cho cả hoạt động du lịch và sự phát triển của làng nghề. Phát
triển du lịch làng nghề đem lại lợi nhuận cho địaphương, giải quyết công ăn
việc làm cho lao động, góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền
thống, giữ lại những nét đẹp văn hóa độc đáo có một không hai.
Để phát triển du lịch làng nghề cần có những điều kiện sau:
 Thuận tiện cho việc giao thương: Đây là yếu tố quan trọng để một làng nghề
có thể phát triển vì gần đường giao thông sẽ thuận lợi cho việc vận chuyển

thông thương giữa các làng nghề và vùng khác
 Gần nguồn nguyên liệu để có thể liên tục phát triển sản xuất
 Làng nghề đó phải có sản phẩm độc đáo, đặc trưng
 Gần các danh lam thắng cảnh để có thể kết nối tour du lịch
 Phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch.
1.6. Ý nghĩa của du lịch làng nghề
Tạo việc làm cho người lao động và giảm thời gian nông nhàn ở nông thôn
Du lịch làng nghề đóng góp tích cực về tạo việc làm ở nhiều địa phương.
Vì đặc điểm chủ yếu của làng nghề là sản xuất thủ công và sử dụng nhiều sức
lao động. Số lượng lao động ở các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ sử dụng lao
động thường xuyên từ 2 đến 4 người. Tuy nhiên các cơ sở sản xuất quy mô
lớn sử dụng lao động hàng chục người, có khi lên đến hàng trăm người. Số
lượng lao động tham gia sản xuất phi nông nghiệp còn nhiều hơn nếu tính cả
lao động thời vụ. Trung bình mỗi hộ sản xuất thu hút thêm 2- 5 lao động, còn
mỗi cơ sở thu hút 8- 10 lao động thời vụ. Nhiều làng nghề, nhất là các làng
nghề chế biến nông sản, do tính chất mùa vụ số lao động thời vụ rất lớn, thậm
chí gấp 4- 7 lần số lao động thường xuyên.
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. ĐÀO THANH THÁI

Du lịch làng nghề còn có nhiều đóng góp ý nghĩa khác, tạo việc làm cho
lao động lớn tuổi, lao động có trình độ văn hóa thấp hay lao động có hoàn
cảnh gia đình khó khăn. Những lao động này nếu không tham gia sản xuất phi
nông nghiệp sẽ khó tìm được việc làm ở các khu công nghiệp hay những công
việc khác.
Tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động

Cùng với vai trò tạo việc làm cho người lao động, cdu lịch làng nghề còn
góp phần tăn thu nhập cho cơ sở sản xuất và người lao động. Các làng nghề
đã thu hút phần lớn các hộ gia đình ở làng nghề tham gia sản xuất, trở thành
các cơ sở sản xuất của làng nghề. Hầu hết cơ sở sản xuất ở các làng nghề sống
và có thu nhập chính từ nghề phi nông nghiệp.
Các làng nghề còn góp phần cải thiện đời sống của dân cư ở làng nghề,
thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Kinh
nghiệm cho thấy mức sống của dân cư ở làng nghề thường cao hơn dân cư ở
làng thuần nông. Nhiều hộ gia đình ở làng nghề có nhà cửa khang trang, mua
sắm các vật dụng gia đình đầy đủ và tiện nghi hơn các hộ gia đình ở các làng
thuần nông.
Bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương và góp phần phát triển du lịch
Lịch sử phát triển làng nghề luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh
tế- xã hội của Việt Nam. Làng nghề là phương thức sản xuất truyền thống, có
bề dày lịch sử lâu đời, là nơi hội tụ và kết tinh những nét văn hóa truyền thống
đặc trưng của Việt Nam. Nhiều làng nghề đã nổi bật lên trong lịch sử văn hóa,
văn minh của Việt Nam. Du lịch làng nghề còn thể hiện nét văn hóa qua hoạt
động lễ hội, hoạt động mua bán sản phẩm và phong cảnh của làng nghề. Các
hoạt động lễ hội thụ hưởng thành quả lao động sau một năm làm việc vất vả
hay hoạt động giỗ Tổ bày tỏ sự tri ân đến ông Tổ của làng nghề hàng năm là
những hoạt động mang đậm nét văn hóa thu hút nhiều người quan tâm.
Làng nghề không chỉ là nơi sản xuất hàng hóa mà còn là môi trường phát
triển văn hóa, kinh tế và xã hội, đồng thời là chiếc nôi của công nghệ truyền
Phát triển DL tại làng nghề làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá-Thạch Thất-Hà Nội


×