Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Thực trạng sử dụng các PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.02 KB, 67 trang )

Trường Đại học Tài chính – Marketing
Khoa Thương mại

Bộ môn: Kỹ thuật Nghiệp vụ Ngoại thương
Giảng viên: Thầy Phạm Gia Lộc

THỰC TRẠNG
SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC
THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM

1


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU:
I. Giới thiệu:
II. Mục tiêu bài luận:

5
5

B. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ:
6
I. Thanh toán quốc tế:
6
1. Khái niệm thanh toán quốc tế.
6
2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế.
6


3. Vai trò của thanh toán quốc tế.
7
a) Đối với nền kinh tế.
7
b) Đối với ngân hàng.
8
II. Đồng tiền thanh toán:
9
III. Thời hạn thanh toán:
10
1. Trả tiền trước.
10
2. Trả tiền ngay.
11
3. Trả tiền sau.
13
IV. Phương tiện thanh toán:
13
1. Hối phiếu (Bill of Exchange – B/E).
13
a) Khái niệm Hối phiếu
13
b) Những người liên quan đến Hối phiếu.
13
c) Hình thức của Hối phiếu.
14
d) Các loại Hối Phiếu.
14
2. Séc (Cheque).
15

a) Khái niệm Séc.
15
b) Những ngươi liên quan đến Séc.
15
c) Các loại Séc.
15
V. Các vấn đề lưu ý khi lựa chọn phương pháp thanh toán quốc tế: 16
VI. Các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều ở các doanh nghiệp
Việt Nam.
1. Phương thức chuyển tiền.
a) Khái niệm
b) Các bên tham gia.
c) Trình tự nghiệp vụ.
d) Các hình thức chuyển tiền.
e) Ưu điểm và Nhược điểm.
f) Trường hợp áp dụng.
g) Thuận lợi và Khó khăn.
2. Phương thức ghi sổ.
a) Khái niệm.

17
17
17
18
18
19
19
19
20
21

21
2


b) Các bên tham gia.
21
c) Trình tự nghiệp vụ.
21
d) Ưu điểm và Nhược điểm.
22
e) Trường hợp áp dụng.
22
f) Thuận lợi và Khó khăn.
23
3. Phương thức nhờ thu.
23
a) Khái niệm.
23
b) Các bên tham gia.
23
c) Các hình thức nhờ thu:
24
i. Phương thức nhờ thu trơn:
24
1) Khái niệm.
24
2) Trình tự nghiệp vụ.
24
3) Ưu điểm.
25

4) Trường hợp áp dụng.
26
5) Thuận lợi và Khó khăn.
26
ii. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ:
26
1) Khái niệm.
26
2) Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ.
27
3) Nhờ thu chấp nhận đổi thức từ. 28
4) Nhờ thu kèm điều kiện đặc biệt. 29
5) Thuận lợi và Khó khăn.
29
d) Ưu điểm chung của phương thức nhờ thu.
30
4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
30
a) Khái niệm.
30
b) Các bên tham gia.
30
c) Trình tự nghiệp vụ.
32
d) Mở thư tín dụng cần những gì.
34
i. Điều kiện mở L/C.
34
ii. Các giấy tờ cần nộp khi đến ngân hàng
để mở L/C.

35
iii. Ký quỹ mở L/C.
35
iv. Sơ đồ quy trình phát hành L/C.
36
v. Thanh toán phí mở L/C.
37
e) Nội dung thư tín dụng L/C.
37
f) Ưu điểm và Nhược điểm.
40
g) Trường hợp áp dụng.
43
h) Thuận lợi và Khó khăn.
44
C. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM:
45
I. Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế ở các doanh nghiệp
Việt Nam:

46
3


II. Những ưu điểm vượt trội cả Tín dụng chứng từ - Phương thức thanh toán được
các doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng hiện nay.
48
1. Đối với nhà nhập khẩu.
48

2. Đối với nhà xuất khẩu.
49
III. Thực trạng sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ở các doanh
nghiệp Việt Nam:
49
IV. Thực trạng rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ.
51
1. Các loại rủi ro đối với doanh nghiệp nhập khẩu.
51
2. Các loại rủi ro đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
53
3. Các loại rủi ro từ những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến
doanh nghiệp.
55
V. Nguyên nhân hình thành rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng
phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ:
56
1. Các loại rủi ro đối với doanh nghiệp nhập khẩu.
56
2. Các loại rủi ro đối với doanh nghiệp xuất khẩu.
57
3. Các loại rủi ro từ những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến
doanh nghiệp.
58
D. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC:
59
I. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ tại các doanh nghiệp Việt Nam.
59

1. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp nhập
khẩu.
59
2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho
doanh nghiệp xuất khẩu.
69
3. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ những nguyên nhân
khách quan.
75
II. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro chung cho các phương thức thanh toán
quốc tế.
E. MỞ RỘNG:
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

76
78
79

4


A.

MỞ ĐẦU:
I. Giới thiệu:

Khi con người xuất hiện trên trái đất, hoạt động kinh tế đầu tiên đơn
thuần chỉ là tồn tại qua ngày. Trải qua nhiều ngàn năm tiến hóa và phát triển, nhu
cầu của con người ngày càng cao, việc trao đổi hàng hóa hình thành, dần trở thành
thói quen để thỏa mãn các nhu cầu đó và ở đỉnh cao của việc trao đổi hàng hóa,

bước chuyển mình vĩ đại của nền kinh tế, tiền tệ xuất hiện trở thành công cụ đắc
lực giúp việc mua bán, trao đổi trở nên dễ dàng hơn.
Với nhịp độ phát triển của xã hội, nơi mà mọi hoạt động giao dịch diễn
ra mọi lúc mọi nơi, các phương thức thanh toán mới thay thế cho việc trực tiếp trao
đổi tiền bạc được ra đời như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ,... nhằm đáp
ứng được nhu cầu giao dịch an toàn giữa các quốc gia với nhau cũng như giúp việc
trao đổi, buôn bán trở nên nhanh chóng và thuận tiện.
II. Mục tiêu bài luận:

Ở Việt Nam hiện nay sử dụng các phương thức thanh toán thương mại nào ? Ưu –
nhược điểm ra sao ? Tìm hiểu được những đặc điểm này sẽ phần nào giúp mọi
người ứng xử nhanh nhạy, bắt kịp với sự biến đổi liên tục của thị trường kinh tế
Việt Nam cũng như thế giới.

B.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ:
I. Thanh toán quốc tế:
1. Khái niệm.
5


Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc
thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại
thương.
Ngoài ra thanh toán quốc tế còn được hiểu là việc chi trả bằng tiền liên quan
đến các dịch vụ mua bán hàng hóa hay cung ứng lao vụ…giữa các tổ chức hay cá nhân
nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác,hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc
tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Các quan hệ quốc tế
được phân chia thành 2 loại: bao gồm thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch.

2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào
cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày
càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng cũng
tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng đồng tiền của các
nước để chi trả lẫn nhau. Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu
trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay.
Thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch
thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới.
Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến
việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp
đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào
là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để
lựa chọn các biện pháp phòng chống
Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại
dưới hình thức rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động.
Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không
dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt. Do vậy thanh toán quốc
tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát
triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế.
Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán
thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các

6


chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia
tham gia trong thanh toán.
3. Vai trò của thanh’ toán quốc tế.
a) Đối với nền kinh tế.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì
hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của
đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích
luỹ trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp với sức mạnh trong
nước với môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia đều đặt
kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong
chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế ngày
càng được khẳng định.
Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động
kinh tế quốc dân.Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa,
dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp
phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất
và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh
toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng
hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn.
Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các
quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt
chi phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ
bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ
thuật thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn
tin tưởng cho khách hàng.
Như vậy, thanh toán quốc tế là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát
triển.
b) Đối với ngân hàng.

7


Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng
của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa

dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế. Trên cơ
sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin
cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động mà còn là
một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động
thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm
hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động thanh
toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển
hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương
mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác…
Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi
thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn
ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân
hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.
Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng
sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh
chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng
lưới ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân
hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác
được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính
quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.
Như vậy, thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng.
Trong thanh toán quốc tế, việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh
toán là một điều kiện rất quan trọng. phương thức thanh toán tức là chỉ người bán dùng
cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Tuỳ theo những hoàn cảnh
và điều kiện cụ thể, các bên tham gia trong thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận
với nhau, cùng sử dụng một phương thức thanh toán thích hợp trên nguyên tắc cùng có
lợi, người bán thu được tiền nhanh và đầy đủ, người mua nhập hàng đúng số lượng, chất
8



lượng và đúng hạn. Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thương
mại và thanh toán quốc tế, người ta đã thiết lập nhiều phương thức thanh toán khác nhau.
Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong ngoại thương hiện nay gồm có: phương
thức thanh toán chuyển tiền (Remittance), phương thức uỷ thác thu (Collection), phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit)…
Trong thực tế, khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau thì thanh toán
tín dụng chứng từ là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoại
thương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi và bình đẳng cho tất cả các bên tham gia(người
mua, người bán, ngân hàng). Hiện nay ở Việt Nam và các nước trên thế giới, thanh toán
bằng thư tín dụng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% trong tổng số kim ngạch
hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong nội dung tiếp theo em xin đề cập sâu về phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ.
II. Đồng tiền thanh toán:
Việc thanh toán hàng xuất nhập khẩu có thể thực hiện bằng đồng tiền của nước
xuất khẩu, đồng tiền của nước nhập khẩu hay tiền của nước thứ 3. Đôi khi trong hợp
đồng còn cho quyền người nhập khẩu được thanh toán bằng các loại ngoại tệ khác
Đồng tiền dùng để thanh toán trong giao dịch ngoại thương là
Tiền tệ quốc gia là tiền một nước:
+ Đô la mỹ USD
+ Bảng Anh GBP
+ Mác Đức DEM
+ France Pháp FRF
+ Franc Thụy Sĩ CHF
+ Đô la Canada CAD
+ Đô La Hồng Kông HKD
+ Cua ron Thụy Điển SEK
+ Nhân dân tệ Trung Quốc CNY
+ Yên Nhật JPY
Tiền tệ quốc tế (International Currency) là đồng tiền của các khối kinh tế và tài

chính như : SDR (special drawing right) là quyền rút vốn hoặc vay đặc biệt do quỹ tiền tệ
quốc tế (International Monetary Fund-IMF) phát hành năm 1970 ; đồng ECU (Euro
Currency Unit) là đồng tiền chung của cộng đồng châu Âu. Tiền tệ quốc tế hầu như ít
dùng trong thanh toán quốc tế hiện nay (trừ đồng ECU kể từ 1.1.1999)
9


Tiền tệ thế giới (World currency) vàng,ít dùng trong thanh toán hiện nay
Trong thanh toán quốc tế còn dùng tiền mặt ( Cash) là tiền giấy của các nước
nhưng rất ít dùng ; tiền tín dụng (Credit Currency) là tiền tài khoản cho vay, dùng qua hối
phiếu, séc…(chiếm tỷ trọng khá lớn trong thanh toán quốc tế).
III. Thời hạn thanh toán:
1. Trả tiền trước.
a) Khái niệm.
Trả tiền trước là sau khi kí hợp đồng hoặc sau khi bên XK chấp nhận đơn đặt
hàng của bên NK thì trước khi giao hàng bên NK đã trả cho bên XK toàn bộ hay một số
phần tiền hàng.
-

b) Mục đích.
Cấp tín dụng ngắn hạn cho người xuất khẩu.
Đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu.

-

c) Phân loại.
Người nhập khẩu trả tiền trước cho người bán X ngày kể từ sau ngày kí hợp đồng
hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực.
+ Mục đích của loại này là nhằm cấp tín dụng xuất khẩu.
+ Thời gian cấp tín dụng bắt đầu tính từ ngày bắt đầu ứng trước tiền đến ngày

người xuất khẩu hoàn trả tiền ứng trước đó.
+ Số tiền ứng trước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu người xuất khẩu và

-

khă năng cấp tín dụng của người nhập khẩu.
+ Giá hàng hợp đồng này nhỏ hơn giá hàng tiền ngay.
Người xuất khẩu trả tiền trước cho người bán X ngày trước ngày giao hàng. Ngầy
giao hàng ở đây được hiểu là ngày giao chuyến hàng đầu tiên qui định trong hợp
đồng.
+ Mục đích của loại trả trước này nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng nhập
khẩu.
+ Thời gian trả tiền trước thường rất ngắn 10-15 ngày. Người bán chỉ giao
hàng khi được báo có số tiền ứng trước.
Thông thường là không tính lãi với số tiền ứng trước.

10


-

2. Trả tiền ngay: 5 loại
Người nhập khẩu trả tiền ngay khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
không trên phương tiện vận tải – Cash on Delivery.
+ Giao tại xưởng – EXW
+ Giao tại biên giới – DAF
+ Giao dọc mạn tàu – FAS
+ Giao hàng cho người vận tải – FCA
Người nhập khẩu sẽ trả tiền sau khi nhận được các chứng từ: hóa đơn đã có


xác nhận của người nhập khẩu hoặc B/L “Received for Shipment” hoặc AWB, RWB,
Post Receipt.
- Người nhập khẩu trả tiền ngay khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
trên phương tiện vận tải.
+ Chỉ thích hợp với giao hàng phương thức vận tải biển (Giao hàng trong tàu
– FOB hoặc giao hàng trên boong tàu – FOD) hoặc bằng tàu tỏa (Giao hàng
trên boa tàu)
+ Thanh toán khi nhận được các chứng từ: B/L Shipped on Board, B/L
Received for Shipment có ghi chú “on board” hoặc “Shipped on Board”
-

hoặc “Laden on board”
Sau khi hoàn thanh nghĩa vụ giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi hàng,
người nhập khẩu trả tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.
+ Tên bộ chứng từ: Shipping Document hoặc Commercial Documents.
+ Số loại và số lượng quy định trong hợp đồng và phương thức thanh toán áp
dụng.
+ Thông thường chứng từ đòi tiền được chuyển bằng hệ thống ngân hàng.
Điều kiện nhận chứng từ:
+ Vô điều kiện: chứng từ gửi hàng được trao trực tiếp cho người mua không
kèm điều kiện phải trả tiền.
+ Có điều kiện: trả tiền ngay đổi lấy chứng từ (document against payment)

-

hoặc trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu đòi tiền của người bán.
Giống loại 3 nhưng người mua trả tiền sau khi nhận chứng từ trong vòng 5-7 ngày.
+ Gọi là D/P X ngày.
+ Áp dụng các mặt hàng phức tạp về quy cách phẩm chất, chủng loại như hóa
chất, thuốc Bắc.

+ Ngân hàng trao chứng từ cho người nhập khẩu kiểm tra trong vòng 5-7
ngày, người nhập khẩu trả tiền thì ngân hàng mới kí hậu hoặc trao B/L.
11


-

Người nhập khẩu trả tiền ngay sau khi nhận xong hàng hóa tại nơi quy định –
Cash on Receipt.
Có nhiều khái niệm nhận hàng khác nhau:
+ Tại địa điểm nước người bán.
+ Tại địa điểm nước mua sau khi hàng đã được giám định.
Trên phương tiện vận tải của người mua điều đến để nhận hàng.

-

3. Trả tiền sau.
Trả hàng sau X ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người bán hàng đã hoàn
thành giao hàng trên phương tiện vận tải nơi người bán đã hoàn thành giao hàng

-

trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng.
Trả tiền sau X ngày kể từ này người bán đã hoàn thành giao hàng trên phương tiện

-

vận tải tại nơi giao hàng.
Trả tiền sau X ngày kể từ ngày nhận được chứng từ - D/A (Document against


-

Acceptance)
Trả tiền sau X ngày kể từ ngày nhận xong hàng hóa.
IV. Phương tiện thanh toán:
1. Hối phiếu (Bill of Exchange – B/E).
a) Khái niệm.
Hối phiếu là 1 mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người xuất khẩu (người bán,

người cung ứng dịch vụ) ký phát đòi tiền người nhập khẩu (người mua, người nhận cung
ứng), yêu cầu người này phải trả 1 số tiền nhất định và trong 1 thời gian nhất định (có thể
trả sau hoặc trả ngay).
-

b) Những người liên quan đến Hối phiếu.
Người ký phát hối phiếu (Drawer): Người bán, người xuất khẩu, người cung

-

ứng dịch vụ.
Người trả tiền hối phiếu (Drawee): Người mua, nhà nhập khẩu, người nhận cung

-

ứng hoặc một người thứ 3 do sự chỉ định của người trả tiền trên hối phiếu.
Người hưởng lợi hối phiếu (Beneficiary): Người ký phát hối phiếu hoặc là người
hối phiếu chỉ định.
c) Hình thức của Hối phiếu.
12



Hối phiếu là phương tiện đòi tiền trong phương thức thanh toán nhờ thu và
phương thức tín dụng chứng từ nên có 2 hình thức hối phiếu khác nhau:
-

Hối phiếu theo hình thức nhờ thu:

-

Hối phiếu theo hình thức tín dụng chứng từ:

-

-

-

d) Các loại Hối Phiếu.
Theo thời hạn trả tiền:
+ Hối phiếu trả tiền ngay (Sight Bill)
+ Hối phiểu trả tiền có thời hạn (Usance Bill)
Theo chứng từ kèm theo:
+ Hối phiếu trơn (Clean Bill)
+ Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill)
Theo tính chất chuyển nhượng:
+ Hối phiếu đích danh (Nominal Bill)
+ Hối phiểu trả tiền cho người cầm phiếu (Bearer Bill)
+ Hối phiếu theo lệnh (Order Bill)
2. Séc (Cheque).
13



a) Khái niệm.
Séc là 1 mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho
ngân hàng phục vụ mình trích 1 số tiền nhất định trả cho người cầm Séc hoặc cho người
được chỉ định trên Séc.
-

b) Những ngươi liên quan đến Séc.
Người ký séc: là người chủ tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng, là con nợ,

-

nhà nhập khẩu.
Người thụ lệnh: là ngân hàng thực hiện việc trích tài khoản người ký phát séc trả

-

cho người thụ hưởng.
Người thụ hưởng: là người hưởng lợi số tiền trong tờ séc, là chủ nợ, nhà xuất
khẩu.

-

-

c) Các loại Séc.
Căn cứ vào tính lưu chuyển của Séc:
+ Séc ghi tên.
+ Séc vô danh.

+ Séc theo lệnh.
Căn cứ vào đặc điểm sử dụng:
+ Séc gạch chéo: Séc gạch chéo thường và Séc gạch chéo đặc biệt.
+ Séc xác nhận.
+ Séc du lịch.
V. Các vấn đề lưu ý khi lựa chọn phương pháp thanh toán quốc tế:
1) Độ an toàn trong thanh toán:
Vấn đề an toàn trong thanh toán luôn được nhà xuất khẩu đặt lên mối quan hệ

hàng đầu. Nó dựa trên:
- Mức độ tham gia của ngân hàng trong từng phương thức thanh toán.
- Năng lực kinh doanh, uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu.
- Ảnh hưởng của luật lệ địa phương can thiệp đối với từng phương thức thanh toán.
- Thời hạn thanh toán: càng dài, độ rủi ro càng cao phụ thuộc tình hình tài chính của
con nợ, phụ thuộc vào yếu tố lạm phát, yếu tố biến động tỷ giá.
2) Chi phí dịch vụ ngân hàng:

14


Với những phương thức thanh toán khác nhau, mức độ chi trả các loại chi phí
khác nhau. Phương thức tín dụng chứng từ có độ ăn toàn cao nhưng thủ tục phức tạp hơn
và chi phí dịch vụ ngân hàng cũng cao hơn.
3) Trị giá hợp đồng:
Trị giá lô hàng càng lớn thì càng phải đảm bảo cho nhà xuất khẩu nhận được
tiền khi giao hàng và nhà nhập khẩu nhận được hàng đúng yêu cầu về số lượng, phẩm
chất hàng hóa khi thanh toán tiền. Trong trường hợp, phương thức tín dụng chứng từ
thường được lựa chọn.
4) Mối quan hệ làm ăn, uy tín, thực lực tài chính giữa các bên:
Tùy vào mối quan hệ làm ăn, uy tín trên thương trường, thực lực tài chính giữa

người mua và người bán mà 2 bên có sự tin cậy lẫn nhau nhiều hay ít. Trên cơ sở đó mà
lựa chọn phương thức hợp lý đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng và thanh toán
được nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chi phí.
5) Tình hình thị trường:
Tùy thuộc vào thị trường hàng ưu thế thuộc về ai, nhà nhập khẩu hay nhà xuất
khẩu, tính chất độc quyền hay khan hiếm của hàng hóa mà lựa chọn phương thức thanh
toán có lợi nhất cho mình.
VI. Các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhiều ở các

doanh nghiệp Việt Nam.
1. Phương thức chuyển tiền (Remittance).
a) Khái niệm.
Phương thức chuyển tiền là 1 phương thức thanh toán trong đó 1 khách hàng
(người trả tiền, người mua, người nhập khẩu,…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển
1 số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung cấp
dịch vụ,…) ở 1 địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của
mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
b) Các bên tham gia.
15


-

Người trả tiền (Người chuyển tiền): Người ủy nhiệm cho ngân hàng đại diện

-

mình chuyển tiền.
Người hưởng lợi: Người bán hoặc chủ nợ, hoặc là người nào đó mà người chuyển


-

tiền chỉ định.
Ngân hàng chuyển tiền: Ngân hàng ở nước người chuyển tiền.
Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền: Ngân hàng ở nước người hưởng
lợi.
c) Trình tự nghiệp vụ.

(1) Giao dịch thương mại.
Ngân hàng
chuyển tiền

(3)

Ngân hàng
đại lý

(4)

(2)
Người nhập
khẩu

Người xuất
khẩu
(1)

(2) Người chuyển tiền viết đơn yêu cầu chuyển tiền (bằng thư hoặc điện) cùng ủy nhiệm
chi (nếu có tài khoản mở tại ngân hàng).
(3) Ngân hàng chuyển tiền và ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển tiền cho

người hưởng lợi.
(4) Đại lý ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi.
-

d) Các hình thức chuyển tiền: 2 hình thức
Chuyển tiền bằng thư:
Ngân hàng thực hiện chuyển tiền bằng cách gửi thư cho ngân hàng đại lý ở

nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Theo hình thức này, chi phí chuyển tiền thấp
nhưng tốc độ chậm, do vậy dễ bị ảnh hưởng nếu có biến động về giá.
- Chuyển tiền bằng điện:
Ngân hàng thực hiện việc chuyển tièn bằng cách ra lệnh bằng điện cho ngân
hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Theo hình thức này, chi
16


phí chuyển tiền cao hơn nhưng nhanh chóng hơn, do vậy ít bị ảnh hưởng của biến động
giá.
-

e) Ưu điểm và Nhược điểm.
Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi.
Nhược điểm:
Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán, việc trả tiền nhanh hay

chậm phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của người chuyển tiền hay người trả tiền, trong
quan hệ thương mại thì đó là người mua hay nhập khẩu. Do vậy phương thức này không
đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, tức là người hưởng lợi. Tốc độ thanh toán
thường chậm.
f) Trường hợp áp dụng.

Do phương thức chuyển tiền mức độ an toàn trong thanh toán thấp, nó chỉ nên
sử dụng cho các mối quan hệ giữa các đối tác tin cậy lẫn nhau hoặc quy mô thanh toán
nhỏ. Nó thường được áp dụng cho các trường hợp chuyển vốn đầu tư, chuyển tiền tư
nhân, chuyển tiền chính phủ, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc cho các nghiệp vụ
thanh toán phi mậu dịch khác. Trong quan hệ thanh toán mậu dịch, không nên sử dụng
trong thanh toán hàng xuất khẩu mà chỉ nên sử dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu.
Thông thường, phương thức chuyển tiền được thực hiện sau khi giao hàng,
trên thực tế người ta có thể thực hiện chuyển tiền trước khi giao hàng trong trường hợp
người mua ứng trước 1 phần tiền hàng cho người bán. Khoản tiền này thực chất là 1
khoản tín dụng do người mua cấp cho người bán, hay cũng có thể coi là 1 khoản tiền đặt
cọc để tạo sự yên tâm cho bên bán giao hàng đồng thời ràng buộc người mua phải nhận
hàng. Trong tình huống này, 2 bên cần ghi rõ trong hợp đồng mua bán. Người ta cũng có
thể vận dụng hình thức chuyển tiền trả chậm 1 khoảng thời gian sau khi giao hàng mà
thực chất đây là 1 hình thức mua bán chịu. Ngược lại với tình huống trên, trong tình
huống này chính là người bán cấp tín dụng cho người mua, nó có lợi cho người mua.
g) Thuận lợi và Khó khăn.
-

Thuận lợi:

17


Phương thức chuyển tiền là 1 phương thức đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi
trong việc thanh toán. Các công ty có thể thực hiện giao dịch 1 cách nhanh chóng thông
qua hệ thống ngân hàng, do đó việc trao đổi, mua bán diễn ra dễ dàng hơn.
- Khó khăn:
Do phương thức này thanh toán qua ngân hàng và ngân hàng chỉ đóng vai trò
trung gian nên việc thanh toán nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào người mua, tức
người chuyển tiền. Tuy nhiên, phương thức thanh toán này đều gây 1 số khó khăn

nhất định đối với cả người nhập khẩu lẫn người xuất khẩu.
+ Đối với nhà xuất khẩu (Người bán): Trong trường hợp nhà xuất khẩu giao
hàng trước khi thanh toán, người nhập khẩu hay người mua có thể chỉ thanh
toán khi đã nhận đủ số hàng hoặc thanh toán chậm hơn nữa, dù hàng đã
được giao xong. Đây là 1 bất lợi cho người bán, nhưng lại là lợi thế cho
người mua.
Đối với nhà nhập khẩu (Người mua): Trong trường hợp người mua chuyển tiền trước 1
phần hoặc toàn bộ số tiền cần thanh toán, người mua sẽ chịu rủi ro khi người nhập khẩu
có thể sẽ giao hàng chậm, không đủ số lượng và không đúng chất lượng.
2. Phương thức ghi sổ.
a) Khái niệm.
Đây thực chất là 1 hình thức mua bán chịu. Phương thức này áp dụng trong
mua bán hàng hóa quốc tế như sau: Nhà xuất khẩu (Người ghi sổ) sau khi hoàn thành
nghĩa vụ của hình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở 1 quyển sổ nợ để ghi nợ. Nhà nhập khẩu (Người
được ghi sổ), bằng 1 đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do 2 bên thỏa
thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toán cho người ghi sổ.
-

b) Các bên tham gia.
Người bán: Người hưởng lợi (Principal).
Người mua: Người trả tiền (Drawee).
Ngân hàng bên bán: Ngân hàng nhận sự ủy tháo của người bán (Remitting

-

Bank).
Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán: Ngân hàng ở nước người mua
(Collecting Bank or Presenting Bank).
18



c) Trình tự nghiệp vụ.

(1) Người bán giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi chứng từ hàng hóa cho người mua.
(2) Báo nợ trực tiếp giữa người bán và người mua.
(3) Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền khi đến định kỳ thanh toán.
-

d) Ưu điểm và Nhược điểm.
Ưu điểm: Rất đớn giản, tránh được các chi phí tài trợ và dịch vụ, linh hoạt (Không
qui định ngày thanh toán cụ thể).
Nhược điểm:
+ Khả năng kiểm soát tiền tệ thấp vì theo phương thức này, mức độ chuyển
giao ngoại hối có ưu tiên thấp.
+ Bất lợi cho nhà xuất khẩu vì họ ít có bằng chứng cam kết về nghĩa vụ của
người mua phải trả 1 số tiền nhất định vào 1 thời điểm nhất định (Không có
sự tham gia của Ngân hàng và các chứng từ của ngân hàng).
e) Trường hợp áp dụng.
Phù hợp trong trường hợp nhà nhập khẩu khan hiếm ngoại tệ, khi đó họ chấp

nhận trả giá cao hơn. Đổi lại, họ sẽ mua được hàng hóa. Nó cũng phù hợp trong các mối
quan hệ mua bán hàng, đổi hàng hoặc hàng bán giao làm nhiều lần.
Phương thức này chỉ áp dụng giữa các bên có quan hệ mua bán thường xuyên
và tin cậy lẫn nhau, giữa nội bộ các công ty với nhau, giữa công ty mẹ và công ty con.
Nó cũng có thể được áp dụng trong các thanh toán phi mậu dịch (Hàng hóa
không dùng để kinh doanh).
f) Thuận lợi và Khó khăn.
Trong phương thức ghi sổ, thực chất là người bán cho người mua vay số tiền
trả chậm, tuy nhiên ở đây người bán có tính lãi trên số tiền trả chậm này. Như vậy, khi áo

dụng phương pháp ghi sổ cần ưu ý:
19


-

-

Thuận lợi:
+ Người bán được tính lãi trên số tiền trả chậm.
+ Người mua có thể giải quyết được vấn đề thiếu vốn tức thời.
Khó khăn:
+ Người bán vẫn phải chịu rủi ro khá cao trong trường hợp người mua không
thanh toán đúng thời hạn vì lý do khách quan hay chủ quan.
+ Người mua phải chịu giá cao hơn do phải trả lãi trên số tiền sẽ trả định kỳ.
Trong thực tế, phương pháp này ít được nhà xuất khẩu sử dụng vì tiềm ẩn

nhiều rủi rỏ trong khi hầu như nhà nhập khẩu không phải chịu bất cứ rủi ro nào.
3. Phương thức nhờ thu.
a) Khái niệm.
Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó người nhập khẩu sau khi
hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng (người
nhập khẩu), lập toàn bộ chứng từ thanh toán kèm theo thư ủy nhiệm, ủy thác cho ngân
hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu, trên cơ sở toàn bộchứng từ thanh toán
do mình lập ra…
-

b) Các bên tham gia.
Người đề nghị nhờ thu (Principal): là người ủy thác ngân hàng thu hộ mình tiền
ở người trả - người xuất khẩu – người cung ứng dịch vụ (gọi chung là bên xuất


-

khẩu)/ người giao chỉ thị cho ngân hàng.
Ngân hàng chuyển giao/ Ngân hàng ủy nhiệm thu (Remitting bank): là ngân
hàng được Principal giao chỉ thị nhờ thu và các chứng từ cần thiết để nhờ thu hộ /

-

ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.
Người trả tiền (Drawee): là đối tựong mà ngân hàng xuất trình chứng từ đòi tiền
hoặc yêu cầu kí chấp nhận trả tiền trên hối phiếu, theo quy định chỉ thị nhờ thu/

-

người nhập khẩu / người sử dụng dịch vụ được cung ứng.
Ngân hàng thu hộ/ nhờ thu (Collecting bank): là bất kì ngân hàng nào, ngoài
ngân hàng chuyển giao, tham gia thực hiện quá trình nhờ thu- thường là ngân hàng

-

của nhà nhập khẩu và cũng là ngân hàng xuất trình.
Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): trong trường hợp người trả tiền không
có quan hệ trực tiếp với ngân hàng thu hộ, ngân hàng thu hộ sẽ chuyển chứng từ
20


nhờ thu đến một ngân hàng khác, có quan hệ tài khoản trực tiếp với người mua, để
xuất trình cho người mua, yêu cầu thanh toán, hoặc chấp nhận trả tiền Hối phiếu kì
hạn.

c) Các hình thức nhờ thu:
i.

Phương thức nhờ thu trơn:

1) Khái niệm.
Là một hình thức thanh toán bằng giấy nhờ thu, trong đó bên xuất khẩu ủy
nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở bên nhập khẩu chỉ căn cứ vào chứng từ
tài chính do mình lập ra, còn các chứng từ thương mại được bên xuất khẩu chuyển giao
trực tiếp cho bên nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ.
2) Trình tự nghiệp vụ.

(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu
(2) Người xuất khẩu lập hối phiếu và uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập
khẩu
(3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu cho ngân hàng đại lý để thông báo cho
người nhập khẩu biết
(4) Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận
hay thanh toán . Nếu hợp đồng thoả thuận điều kiện thanh toán D/A người nhập khẩu chỉ

21


cần chấp nhận thanh toán, nếu là D/P người nhập khẩu phải thanh toán ngay cho người
xuất khẩu
(5) Người xuất khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán
(6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang ngân hàng
uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu đồng ý trả
tiền hoặc thông báo cho ngân hàng uỷ thác thu biết trong trường hợp người nhập khẩu từ
chối trả tiền.

(7) Ngân hàng uỷ thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo cho
người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền.
3) Nhược điểm:
Phương thức này có nhược điểm là hoàn toàn không đảm bảo quyền lợi cho
nhà xuất khẩu vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu,
thời gian thanh toán chậm, các ngân hàng chỉ đơn thuần là nhà trung gian, không có trách
nhiệm gì với bên xuất khẩu lẫn bên nhập khẩu. Chính vì vậy mà nhờ thu hối phiếu trơn
không được áp dụng rộng rãi trong thanh toán ngoại thương.
4) Trường hợp áp dụng.
Hai bên xuất và nhập khẩu tin cậy lẫn nhau, luôn có thiện chí trong việc thực
hiện nghĩa vụ của mình hoặc hai bên trong cùng nội bộ công ty.
Dùng để thanh toán các khoản giao dịch đơn giản, số tiền không lớn như cước
phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức,…
5) Khó khăn.
-

Với nhà xuất khẩu:
Mất quyền kiểm soát hang hoá, không được thanh toán hoặc đảm bảo thanh

toán tại thời gian hàng hoá được chuyển đi.
Khi việc thanh toán bị từ chối nhà xuất khẩu cũng khó thu hồi lại hàng hoá của mình.
- Với nhà nhập khẩu
Khi hối phiếu đến trước, nhà nhập khẩu đã phải trả tiền, trong khi chưa biết
hàng hoá nhận được có phù hợp với những điều khoản được ghi trong hợp đồng ngoại
thương không.
ii.

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ:
1) Khái niệm.
22



Là phương thức mà nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng từ
thanh toán, lập toàn bộ chứng toán từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối
phiếu) ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền bán hàng ở nhà nhập khẩu với điều kiện là nhà
nhập khẩu phải trả tiền ngay hoặc nhận trả tiền trên hối phiếu có kì hạn thì ngân hàng mới
trao toàn bộ chứng từ gởi hàng cho người nhập khẩu để họ nhận hàng. Tùy theo thời hạn
trả tiền phương thức này lại chia làm 2 loại:
2) Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ.
Được sử dụng trong mua bán trả tiền ngay.
Trong trường hợp này, trách nhiệm của ngân hàng bên nhập khẩu bị ràng buộc:
ngừoi nhập khẩu chỉ đựoc nhận hàng khi đã thu xếp việc thanh toán. Do vậy dù cho
người xuất khẩu bị mất quyền kiểm soát hàng hóa, họ vẫn duy trì được quyền sở hữu
hàng hóa trong trường hợp người nhập khẩu từ chối không nhận hàng miễn là tất cả các
chứng từ gốc cần thiết cho việc nhận hàng được giữ lại ở ngân hàng nhờ thu. Rủi ro đối
với nhà nhập khẩu được tối thiểu hóa.
*Sơ đồ nghiệp vụ nhờ thu D/P:

(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người chuyên chở để chở đến nước người mua
(2) Người xuất khẩu đến ngân hàng mình giao dịch gửi toàn bộ chứng từ hàng hóa cùng
hối phiếu đòi tiền người mua để nhờ thu hộ.
(3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để
thông báo cho người nhập khẩu
(4) Ngân hàng đại lý yêu cầu nhà nhập khẩu trả tiền để đổi lấy toàn bộ chứng từ
23


(5) Người nhập khẩu trả tiền để đổi lấy toàn bộ chứng từ đi nhận hàng.
(6) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang cho ngân hàng
nhận uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu

(7) Ngân hàng nhận uỷ thác báo có cho người xuất khẩu.
3) Nhờ thu chấp nhận đổi thức từ.
Được sử dụng trong trường hợp mua chịu.
Trình tự tiến hành D/A cũng giống như D/P, chỉ có một điểm khác là người
nhập khẩu chỉ phải kí chấp nhận vào hối phiếu, hứa sẽ trả tiền khi đến hạn, sẽ được ngân
hàng nhờ thu trao toàn bộ chứng từ để đi nhận hàng. Đến kì hạn trả tiền ghi trên hối
phiếu, ngừoi nhập khẩu sẽ trả tiền cho người xuất khẩu theo phương thức thích hợp.
*Sơ đồ nghiệp vụ nhờ thu D/A

(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người chuyên chở để chở đến nước người mua
(2) Người xuất khẩu đến ngân hàng mình giao dịch gửi toàn bộ chứng từ hàng hóa cùng
hối phiếu đòi tiền người mua để nhờ thu hộ.
(3) Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để
thông báo cho người nhập khẩu
(4) Ngân hàng đại lý yêu cầu nhà nhập khẩu trả tiền để đổi lấy toàn bộ chứng từ
(5) Người nhập khẩu trả tiền để đổi lấy toàn bộ chứng từ đi nhận hàng.
(6) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang cho ngân hàng
nhận uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu
(7) Ngân hàng nhận uỷ thác báo có cho người xuất khẩu.
Trong trường hợp này, điều quan trọng cần lưu ý là trách nhiệm của ngân hàng
nhờ thu không bị ràng buộc như trong D/P và rủi ro cho nhà xuất khẩu là toàn bộ khi
24


người nhập khẩu không thanh toán khi đến kì hạn, hoặc quốc gia nhà nhập khẩu không
cho phép thanh toán.
4) Nhờ thu kèm điều kiện đặc biệt.
Phương thức này cũng tưong tự như D/ P va D/A, chỉ có điểm khác là thanh
toán viên ngân hàng chỉ giao chứng từ cho khách hàng khi họ giao những chứng từ sau:
giấy hứa trả tiền, thư cam kết trả tiền, biên lai thư tín khác,…

5) Thuận lợi và Khó khăn.
(Đối với nhà xuất khẩu)
- Thuận lợi:
Phương thức này cũng tưong tự như D/ P va D/A, chỉ có điểm khác là thanh toán
viên ngân hàng chỉ giao chứng từ cho khách hàng khi họ giao những chứng từ sau: giấy
hứa trả tiền, thư cam kết trả tiền, biên lai thư tín khác,…
-

Khó khăn:
+ Người nhập khẩu có thể viện lí do không nhận chứng từ khi công việc kinh
doanh của họ không thuận lợi.
+ Quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về người xuất khẩu nhưng hàng hóa lại
nằm ở nước nhà nhập khẩu. Người xuất khẩu phải tốn kém chi phí để tiêu

thụ hàng hóa ở nơi khác hoặc đem về nước.
Thời gian thu hồi tiền chậm , vốn bị ứ đọng khi người nhập khẩu kéo dài việc trả tiền
bằng cách chưa nhận hàng hóa.
-

d) Ưu điểm chung của phương thức nhờ thu.
Nhà xuất khẩu:
+ Chi phí thấp.
+ Ngân hàng nhà nhập khẩu hành xử như là đại lý cho họ.
+ Ngân hàng nhờ thu được chọn bởi ngân hàng nhà xuất khẩu ở nước người
nhập khẩu để thu xếp việc thanh toán cũng hành xử như đại lý của ngân
hàng nhà xuất khẩu.
+ Ngân hàng nhờ thu được chọn bởi ngân hàng nhà xuất khẩu ở nước người
nhập khẩu để thu xếp việc thanh toán cũng hành xử như đại lý của ngân

-


hàng nhà xuất khẩu.
Nhà nhập khẩu:
25


×