Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.97 KB, 109 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên
trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái)
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, báo chí có vai trò rất quan trọng. Nó là hoạt động
tinh thần tham gia vào nhiệm vụ phát triển xã hội. Trước hết nhiệm vụ của báo
chí là phản ánh trung thực và góp phần vào thúc đẩy đời sống phát triển. Không
những vậy báo chí còn là nơi cung cấp những trang thông tin về tri thức kinh tế,
về những hiểu biết về chính trị hay những giao lưu của các hoạt động xã hội
đang diễn ra nóng bỏng.
Tác giả Hà Minh Đức đã viết trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” rằng:
“Báo chí ở giữa cuộc đời và cuộc sống có thể tràn vào báo chí với độ sâu rộng
nhất, nhộn nhịp, sinh động và thời sự nhất. Dòng đời chảy trên trang báo có thể
với sự việc xảy ra trong từng ngày thậm chí còn ngắn hơn, cận kề với thời điểm
của câu chuyện, về không gian thường bao quát nhiều phạm vi từ thời sự của
một quốc gia đến từng thành phố.” [7, 29]
Từ sau cách mạng tháng Tám thành công cho đến nay, “Báo chí trở thành
công cụ của Đảng để lãnh đạo quần chúng, là vũ khí đấu tranh giai cấp, sắc bén
chống kẻ địch, xây dựng cuộc sống mới.” (Chỉ thị của Bộ chính trị ngày 8 - 2 -
1958) [7, 26]. Báo chí là tiếng nói của nhà nước, của quần chúng cách mạng.
Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, báo chí Việt Nam đã thật sự khởi sắc về
số lượng cũng như chất lượng.
Đối với một địa phương, đặc biệt là một tỉnh miền núi phía Bắc như Yên
Bái (với diện tích tự nhiên là 6.882,922km (theo thống kê năm 2003) và có tới
30 thành phần dân tộc được phân bố rải rác khắp nơi) thì chắc hẳn việc đi lại
cũng như cung cấp, truyền đạt những thông tin hàng ngày gặp rất nhiều khó
khăn. Đặc biệt là đối với những đồng bào dân tộc vùng cao, cư trú cách xa trung
tâm thành phố đến hàng 100 - 200km) thì vai trò của báo chí lại càng quan

Website: Email : Tel : 0918.775.368


trọng hơn bao giờ hết. Nó không những là phương tiện phản ánh tổng kết thực
tiễn của địa phương về kinh tế, chính trị, văn hoá... mà nó còn là một “diễn đàn
của nhân dân”. Để nhân dân có thể phát biểu nguyện vọng và chính kiến của
mình về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong vòng năm năm trở lại đây, ngành
báo Yên Bái đã thật sự có những bước thay đổi nhảy vọt, từ một tờ báo còn non
nớt, ít kinh nghiệm, ít những chuyên mục... nay đã trở thành “một món ăn quen
thuộc” vào sáng thứ 2,4,6 hàng tuần. Không chỉ có vậy, đến với Báo Yên Bái,
chúng ta bắt gặp rất nhiều các văn bản báo chí với những phong cách khác nhau,
ngôn ngữ phong phú, nội dung đa dạng ... mà điển hình cho nó là Trang báo về
chuyên mục Văn hoá - xã hội.
Văn hoá - xã hội là một trong những nội dung chính của bất kì tờ báo nào,
bởi lẽ đó là một bức tranh phản ánh đời sống hiện thực của xã hội, của con
người, của những gì thuộc về thế giới xung quanh ta. Nó gắn kết giữa con người
với con người laị với nhau. Điển hình như ở Yên Bái, trang văn hoá- xã hội có
một tầm rất quan trọng và chiến lược, đó là dù người đọc đang đâu hay làm gì
nhưng vẫn có thể biết được, có thể hình dung được cuộc sống của những người
dân tộc cách xa họ đến hàng trăm km... để từ đó có thể đồng điệu với những vất
vả, với những đau thương, hay chia sẻ với những niềm vui của họ..
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ khảo sát về đặc điểm sử dụng các phương
tiện liên kết giữa các câu, giữa các đoạn văn với nhau trên trang Văn hoá - xã
hội Từ đó có thể khám phá ra đặc điểm phong cách của người viết cũng như của
Trang Văn hoá- xã hội ( Báo Yên Bái) nói chung.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và kiến thức có hạn, ở đây chúng tôi chỉ
khảo sát một trong những phương tiện liên kết tiêu biểu nhất, và thường gặp
nhất trong các loại văn bản báo chí, đó là : “Phương tiện nối” .
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là:
Tìm hiểu cách thức sử dụng phương tiện liên kêt nối, các kiểu quan hệ
trong phương thức nối, cũng như vai trò của các phương thức nối đó trong các
văn bản báo chí trên trang Văn hoá - xã hội. Qua đó, chúng tôi sẽ phân tích vai


Website: Email : Tel : 0918.775.368
trò của những từ ngữ nối đó trong văn bản Báo chí nói chung và trang văn hoá-
xã hội Báo Yên Bái nói riêng.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Khoá luận của chúng tôi đặt ra nhiệm vụ cần phải giải quyết như sau:
Khảo sát các phương tiện nối trong văn bản báo chí trên trang Văn hoá -
xã hội từ tháng 6/2006 cho đến tháng 12/2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khoá luận chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác
nhau như: Phương pháp thống kê; phương pháp miêu tả; và phương pháp so
sánh đối chiếu.
- Phương pháp thống kê: Có mục đích thu thập các cặp phát ngôn chứa
các phương tiện nối cũng như tần số xuất hiện của các phương tiện nối đó trong
văn bản Báo chí. (Trang văn hoá - xã hội, Báo Yên Bái)
- Phương pháp mô tả: Nhằm miêu tả và phân tích định tính các phương
tiện liên kết trong các văn bản báo chí thuộc phạm vi khảo sát.
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh- đối
chiếu để thấy được sự khác nhau trong việc sử dụng các phương tiện liên kết
trên các văn bản.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I. Khái niệm chung về phép nối
Định nghĩa:
“Cơ sở cho việc liên kết hai phát ngôn là sự tồn tại của các quan hệ
trong đó có các quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng.và nó được thể hiện ra bằng
những phương tiện từ vựng thì ta có hiện tượng nối liên kết hay là các phép
nối nói chung.” [ 11, 169 ]

Như vậy, hiện tượng nối kết của một quan hệ hai ngôi sẽ có mô hình
chung như sau:
A r B
Trong đó: A , B : cặp phần tử được sắp xếp thứ tự .
r : phương tiện nối
Và theo [11, 169], có hai chức năng chính là : chức năng liên kết, và chức
năng ngữ nghĩa ( gọi tên, định loại quan hệ )
Trong hiện tượng liên kết, phương tiện nối r không bao giờ tách ra để nằm
giữa hai phát ngôn A và B, mà luôn nằm hẳn ở một trong hai phát ngôn, khiến
cho phát ngôn đó trở thành kết ngôn và phụ thuộc vào phát ngôn kia.
Nếu, theo mô hình : A.rB (thì đó là liên kết hồi quy )
Ar. B ( thì đó là liên kết dự báo ).
Theo quan điểm của Diệp Quang Ban: “ Phép nối là phương thức có tác
dụng báo hiệu các mối quan hệ có thể nhận biết đầy đủ bằng cách tham khảo
những phần khác nhau trong văn bản.”; “ Các yếu tố dùng để nối có tác dụng
liên kết nhờ trong chúng tiềm tàng những ý nghĩa riêng nào đó được giả định
trước là có mặt giữa những mệnh đề, những câu...trong văn bản.”[1]
Như vậy, phép nối có chức năng xiết chặt mối quan hệ giữa các mệnh đề
trong câu ghép, và nó còn biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các phát ngôn đó.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. Nhận diện
Phép nối là một phương tiện được sử dụng tại vị trí đầu câu hoặc trước vị
từ (trước động từ ở vị ngữ). Nó là những từ có khả năng chỉ quan hệ để bộc lộ
(kiểu quan hệ giữa hai câu) có quan hệ với nhau, và chính bằng cách đó, nó có
tác dụng liên kết hai câu này lại với nhau.
Dấu hiệu để nhận diện các phép nối như những phương tiện liên kết phát
ngôn là sự vắng mặt của một trong hai ngôi chứa r.Ss
Ví dụ : Chúng ta xét hai ví dụ sau :
(1) : Lan không bằng lòng nh ưng cô cũng không thể hiện ra ngoài.

(2) : Lan không bằng lòng. Như ng cô cũng không thể hiện ra ngoài.
Với hai ví dụ đã nêu trên đây, thì chỉ có ví dụ thứ 2 , từ "nhưng" mơí là
phương tiện nối liên kết giữa các phát ngôn, bởi vì phát ngôn thứ hai thiếu hẳn
đi ngôi A của quan hệ. Để bù đắp sự thiếu hụt này, phát ngôn rB (kết ngôn) phải
liên kết với phát ngôn A (chủ ngôn) đứng trước nó.
Tuỳ thuộc vào tính chất của các phương tiện nối mà trong hiện tượng nối
liên kết cần phải phân biệt hai trường hợp: Nếu sự có mặt của các phương tiện
nối có thể làm thay đổi cấu trúc nòng cốt của phát ngôn, khiến cho nó phụ thuộc
vào chủ ngôn không chỉ về mặt về nội dung mà cả về mặt cấu trúc , thì đó chính
là phép nối chặt (các từ nối như giới từ, liên từ là phương tiện của phép nối này).
Còn nếu sự vắng của các phương tiện nối chỉ làm cho phát ngôn chứa nó
phụ thuộc vào chủ ngôn về mặt nội dung mà không động chạm gì đến cấu trúc,
thì đó là phép nối lỏng.
Như vậy, theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm, sẽ có hai loại phép nối
riêng biệt: Phép nối lỏng và phép nối chặt.
Để có một cách nhìn khái quát hơn về hai loại phép nối này, có thể xem
xét bảng so sánh sau đây:

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1: So sánh những nét cơ bản nhất giữa phép nối lỏng và nối chặt
Phép nối lỏng Phép nối chặt
Phép nối lỏng là phương thức
liên kết thể hiện ở sự có mặt
trong kết ngôn những phương
tiện từ vựng (từ, cụm từ) không
làm biến đổi cấu trúc của nó và
diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa
hai ngôi mà “ ngôi” còn lại là
chủ ngôn.
Phép nối chặt là phương thức liên kết

của ngữ trực thuộc thể hiện bằng sự
có mặt của các từ nối (liên từ, giới
từ) ở chỗ bắt đầu (liên kết hồi quy)
hoặc chỗ kết thúc (liên kết dự báo)
của nó, tạo thành một quan hệ ngữ
nghĩa hai ngôi giữa ngữ trực thuộc
với chủ ngôn.
III. Phân loại
Trong giới ngôn ngữ học hiện nay có rất nhiều cách phân loại từ nối và
phương tiện nối, nhưng trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi theo quan điểm
của tác giả Trần Ngọc Thêm [10], nhìn nhận các từ nối dưới hai loại chính sau
đây :
+ Phép nối lỏng
+ Phép nối chặt.
1. Phép nối lỏng
1.1. Khái niệm
(Như đã nêu ở phần trên). Phép nối lỏng là phương thức liên kết thể hiện
ở sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng ( từ, cụm từ ) không
làm biến đổi cấu trúc của nó và diễn đạt một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi mà "
ngôi" còn lại là chủ ngôn. [ 11, 170]
1.2. Nhận diện
Phép nối lỏng có thể được phân loại theo tính chất, chức năng của các
phuơng tiện nối, chính vì vậy cần phải xác định xem những loại yếu tố từ vựng
nào có thể làm phương tiện thể hiện của phép nối lỏng.Theo hướng này chúng ta
có thể tách ra thành hai kiểu :
+ Phương tiện nối là các từ và cụm từ làm thành phần chuyển tiếp
+ Phương tiện nối là những từ phụ tố có nghĩa so sánh trong danh ngữ

Website: Email : Tel : 0918.775.368
hoặc động ngữ

Trước hết, chúng ta đi xét xem các phương tiện nối là các từ và cụm từ
làm thành phần chuyển tiếp:
Đây là một loại phương tiện nối lỏng có số lượng lớn nhất và tần số sử
dụng cao nhất.
Với những "thành phần chuyển tiếp" thuộc phép nối lỏng này:
- Về mặt hình thức nó chỉ mang tính chất "chêm xen" ngoài nòng cốt câu,
chính vì thế việc thêm hay bớt nó, không ảnh hưởng gì đến cấu trúc của phát
ngôn.
- Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn nhận nó trên phương diện ngữ nghĩa thì
lại hoàn toàn khác: Sự có mặt của nó chỉ ra sự liên kết của phát ngôn chứa nó
với chủ ngôn, do vậy nó làm mất đi tính hoàn chỉnh nội dung của phát ngôn.
Ví dụ : " Gia đình chị bình quân mỗi năm thu trên 3 tấn lúa, hơn 2 tấn chè
búp tơi và xuất chuồng từ 1,5 – 2 tấn lợn thịt hơi. Ngoài ra, chị còn mở quán
may quần áo phục vụ bà con , thu nhập của gia đình chị đạt mức từ 25 -30 triệu
đồng / năm."
(Chị cán bộ dân số năng động _ Báo Yến Bái, số 1812, ra ngày 29-11-06)
Với ví dụ trên đây, phát ngôn thứ hai là một câu rất đặc trưng, ở đó có
chứa từ " ngoài ra ", làm thành phần chuyển tiếp. Và thành phần chuyển tiếp này
chỉ ra:
+ Thứ nhất, phát ngôn chứa nó không phải là phát ngôn đầu tiên trong văn
bản, trước phát ngôn này còn ít nhất một phát ngôn khác liên kết với nó hay nói
cách khác nó có chức năng liên kết.
+ Thứ hai, sự kiện nêu ra trong phát ngôn chứa nó diễn ra trong cùng một
đối tương, hoàn cảnh, sự việc, vớiý ý nghĩa là bổ sung thêm các sự kiện vào đó
để làm rõ nghĩa hơn cho phát ngôn trước. ( chức năng ngữ nghĩa ).
Các yếu tố cấu tạo từ vựng làm thành phần chuyển tiếp có cấu tạo và
nguồn gốc rất đa dạng.[ 11, 172] Chúng có thể là:
+ Các từ : thoạt tiên, cuối cùng, đồng thời, bỗng nhiên, chẳng hạn, vả
lại, thậm chí, song le, sự thật, đặc biệt…


Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Các kết hợp cố định hóa : ( song tiết ) tiếp theo, thứ hai, ngoài ra, hơn
nữa, mặt khác, trái lại, ngược lại, tóm lại, nhìn chung…
+ Các kết hợp có xu h ướng cố định hoá : thường có ba mô hình cấu tạo cơ
bản như sau:
- Mô hình “ động từ + trạng tố chỉ cách thức” : nói cách khác, nói khác
đi, nói đúng ra, nói một cách tóm tắt, nói một cách chính xác hơn..
- Mô hình “ từ nối + đại từ “ :với từ nối là giới từ ta có : trên đây, trước
đây, sau đây, từ đó, do vậy..; với từ nối liên từ ta có : vì vậy, bởi vì, bởi vậy,
tuy thế, như thế..
- Mô hình tận cùng bằng từ “ là” : “ đại từ + là” :thế là, vậy là..
“ danh từ + là”: nghĩa là, kết quả
là…
Còn đối với kiểu nối lỏng thứ hai: Chúng được chia thành hai loại nhỏ:
- Các từ làm phụ tố trong động ngữ: Nhóm này gồm các phụ từ như:
cũng, lại, vẫn, còn, cứ...và các trợ động từ như: thêm,..khi sử dụng các phụ từ
này còn có thể kết hợp lại để bổ sung nghĩa cho nhau (lại cũng, vẫn cứ, vẫn
còn...)
Sự có mặt ở các yếu tố này không gây một ảnh hưởng đặc biệt nào đối với
cấu trúc của một phát ngôn. Chúng hoạt động giống hết như những phụ tố khác
không có chức năng nối lỏng. Chức năng nối lỏng ở các từ này là do ngữ nghĩa
của chúng quy định
Tất cả các phương tiện nối lỏng còn được phân loại theo các quan hệ ngữ
nghĩa mà chúng biểu hiện hoặc theo hướng liên kết của chúng (đó chính là liên
kết hồi quy hay dự báo). Có thể nói, đây là cách phân loại hết sức quan trọng.
Nói chung, các loại quan hệ thuần tuý không chỉ thể hiện một loại quan hệ
thuần tuý mà còn chia thành hai loại rõ rệt : Quan hệ định vị (gắn liền với các sự
vật.sự kiện) và quan hệ lôgíc (phổ biến ở những nội dung mang tính chất tư duy,
lập luận).
1.3. Phân loại


Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đối với những từ thuộc quan hệ trong phép nối lỏng, tác giả Trần Ngọc
Thêm [10] đã chia ra thành ba loại quan hệ khác nhau, làm cho người tìm hiểu
rất dễ nhận diện và phân biệt:
+ Quan hệ định vị
+ Quan hệ lôgíc- diễn đạt.
+ Quan hệ lôgíc- sự việc.
Trong mỗi một quan hệ riêng biệt đó, tác giả lại chia ra thành rất nhiều
các nhóm quan hệ nhỏ khác nhau, các từ nối khác nhau, tạo nên một hệ thống
những từ nối rất phức tạp, đa dạng.
Trên thực tế, có từ nối là thuộc quan hệ nối này, nhưng cũng lại thuộc
quan hệ nhóm khác. Những trường hợp như vậy, người ta rất dễ nhầm lẫn. Trong
tình hình đó chỉ có thể dựa vào những tính chất và bối cảnh của từng đoạn, từng
câu trong văn bản để có thể xác định được chúng.
( Để hiểu và phân biệt chúng một cách rõ nét hơn về các quan hệ nối,
cũng như phân biệt sự khác và giống nhau đối với phép nối chặt. Có thể xem
bảng 2, bảng 3, bảng 4 ở phần 3.2.3 sau.)
2. Phép nối chặt
2.1. Định nghĩa
“Phép nối chặt thuộc phạm vi nghiên cứu của hiện tượng nối liên kết.
Nó là một trong những phương thức liên kết của ngữ trực thuộc thể hiện bằng
sự có mặt của từ nối (liên từ, giới từ) ở chỗ bắt đầu (liên kết hồi quy), hoặc chỗ
kết thúc (liên kết dự báo) và tạo thành một quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi giữa:
Ngữ trực thuộc và chủ ngôn.” [11, 205]
Các ngữ trực thuộc có liên kết bằng phép nối chặt có thể gọi là Ngữ trực
thuộc nối.
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu: Ngữ trực thuộc là gì ?
"Nếu một phát ngôn liên kết với một phát ngôn khác trong văn bản bằng
một trong hai phương thức liên kết trực thuộc thì phát ngôn đó là Ngữ trực

thuộc.” [11, 184]
Như vậy, theo quan điểm của tác giả Trần Ngọc Thêm, thì phép nối chặt là

Website: Email : Tel : 0918.775.368
một trong hai phương thức liên kết đặc thù nhất của Ngữ trực thuộc, và nó là
những phương thức liên kết cực mạnh.
Chúng ta cần phải khẳng định rằng từ nối dùng để liên kết các phát ngôn
lại với nhau.
2.2. Nhận diện
Thứ nhất, như đã chỉ ra rằng: Phép nối chặt là những phương thức liên kết
của Ngữ trực thuộc được thể hiện bằng sự có mặt của những từ nối ( liên từ, giới
từ). Và nhờ có những từ nối này mà phát ngôn trở nên không hoàn chỉnh về cấu
trúc câu, trở thành một ngữ trực thuộc hẳn vào chủ ngôn. Cũng nhờ vào đó, mà
phép nối chặt có phần nào dễ nhận diện hơn.
Chúng ta đi xem xét ví dụ sau đây:
Ví dụ (1) : A! Bé hiểu rồi: “ Mùa hạ đến từ trong lòng, phải không nhỉ?”
Rồi, đôi hàng mi lại khẽ nhếch lên, dễ thương đến lạ kì!”
(Mùa hạ của bé _ Báo Yên bái, số 1748 ra ngày 3 – 7 – 2006 )
Ví dụ (2): “Bé ngước nhìn chùm phượng đỏ bên đường, gọi tiếng râm ran
hoà vào từng kẽ lá, thắp cho mùa hạ một màu đỏ man mác, lạ lùng. Rồi , một
đám mây trời mùa hạ trắng xoá vẽ nên hạ bừng sáng với những tia nắng tinh
nghịch, màu phượng thắm rắc thêm nền trời long lanh.”
( Mùa hạ của bé _ Báo Yên bái, số 1748 ra ngày 3 – 7 – 2006 )
Qua hai ví dụ trên, chúng ta có thể thấy từ “ rồi ” có nhiệm vụ là từ nối
giữa hai câu lại với nhau thành nội dung nhất định. Mới nhìn qua, tưởng chừng
như từ “ rồi” trong hai ví dụ đó hoàn toàn giống nhau về quan hệ cũng như tính
liên kết.
Bởi lẽ, từ “ rồi” với ý nghĩa là : “ biểu thị hành động ở trong câu trước đã
hoàn thành, nên chuyển sang hành động của câu sau.” Nhưng nếu chúng ta bỏ từ
nối “ rồi” đó đi trong cả hai ví dụ, thì sẽ nhận được một sự khác biệt nhau rõ rệt:

Ví dụ (1): A! Bé hiểu rồi: “ Mùa hạ đến từ trong lòng, phải không nhỉ?”.
Đôi hàng mi lại khẽ nhếch lên, dễ thương đến lạ kì!”
(Mùa hạ của bé _ Báo Yên bái, số 1748 ra ngày 3 – 7 – 2006 )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ở ví dụ này, phát ngôn thứ hai chỉ là một ngữ trực thuộc của chủ ngôn mà
thôi, chứ nó không phải là một câu riêng lẻ. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào chủ
ngôn. Không giống như vậy, đối với:
Ví dụ (2): “ Bé ngước nhìn chùm phượng đỏ bên đường, gọi tiếng râm ran
hoà vào từng kẽ lá, thắp cho mùa hạ một màu đỏ man mác, lạ lùng. Một đám
mây trời mùa hạ trắng xoá vẽ nên hạ bừng sáng với những tia nắng tinh nghịch,
màu phượng thắm rắc thêm nền trời long lanh.”
(Mùa hạ của bé _ Báo Yên bái, số 1748 ra ngày 3 - 7 - 2006 )
Chúng ta có thể thấy rõ ràng , dù bỏ đi từ nối “ rồi” nhưng đó vẫn là hai
câu đơn hoàn toàn độc lập nhau, không hề phụ thuộc nhau về mặt ngữ pháp. Đó
chính là từ nối “ rồi” trong phép nối lỏng.
Như vậy chứng tỏ rằng, việc nhận diện xem đó có phải là phép nối chặt
hay không, thì điều quan trọng nhất chúng ta phải xét xem, nếu bỏ đi từ nối liên
kết thì phát ngôn thứ hai có phải là một ngữ trưc thuộc vào chủ ngôn hay không?
Nếu phải thì đó chính là phép nối chặt.
Tuy nhiên đây cũng là một hiện tượng nối xuất hiện rất ít trong văn bản.
Chính vì vậy, vẫn còn nhiều điều cần phải bàn luận thêm về vấn đề này.
2.3. Phân loại
Tương tự như ở hiện tượng nối lỏng mà đã nói đến ở phần 3.1.3, tác giả
Trần Ngọc Thêm dựa trên những quan hệ của những từ nối và cụm từ nối đó
trong câu, đã phân chia ra thành ba loại quan hệ lớn:
+ Quan hệ định vị.
+ Quan hệ lôgíc - diễn đạt.
+ Quan hệ lôgíc sự vật.
Vậy thì giữa hai hiện tượng nối lỏng và nối chặt (có cùng ba loại quan hệ

giống nhau như vậy), hoạt động của những từ nối, cụm từ nối có giống nhau
không?
Để xem xét rõ hơn về khía cạnh này, chúng tôi xin đưa ra ba bảng so sánh
sau dựa trên ba mối quan hệ nối đó:

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 2: So sánh phép nối lỏng và phép nối chặt theo quan hệ định vị
Quan hệ định vị
Phép nối lỏng Phép nối chặt
Định vị thời gian
Định vị
KGian
Định vị thời gian Định vị không gian
TG kế
tiếp
TG
đảo
TG đồng
thời
TG đột biến
TG kế
tiếp
TG đảo
TG
đồng
thời
KG tâm KG biên
KG định
hướng
Thế rồi,

lát sau..
sau
khi..
đồng thời,
trong đó
Bỗng nhiên,
đột nhiên..
cạnh đó, gần
đó, tại
đây..
rồi,
đến,
từ...
trước,
sau.

ở, tại,
trong
giữa
Cạnh, bên,
gần, ngoài..
Từ, đến,
tới, ra,
vào.
Bảng 3: So sánh phép nối lỏng và nối chặt theo quan hệ lôgíc - diễn đạt

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quan hệ lôgíc diễn đạt
Phép nối lỏng Phép nối chặt
Trình tự diễn đạt Thuyết minh - bổ sung Xác minh- nhấn mạnh Trình tự diễn đạt

Thuyết
minh-bổ
sung
Mở đầu
Diễn
biến
Kết
thúc
Giải
thích
Minh
hoạ
Bổ sung Xác minh Chính xác
Nhân
mạnh
Đẳng
lập
Tuyển
chọn
Đầu tiê,
trước
tiên..
Trên
đây, tiếp
theo, ...
Cuối
cùng,
tóm lại..
Tức là,
nghĩa

là..
Ví dụ, cụ
thể, minh
hoạ..
Ngoài ra,
hơn nữa,
còn, nữa,,
Quả
nhiên, tất
nhiên …..
Rõ ràng,
thật vậy,
sự thật..
Nhất là,
đặc biệt
là..
Và, với,
cùng...
Hay,
hoăc
Như, rằng
Bảng 4: So sánh phép nối lỏng và nối chặt theo quan hệ lôgíc - sự vật
Quan hệ lôgíc sự vật
Phép nối lỏng Phép nối chặt

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhân quả Tương phản - đối lập Nhân quả
Tương
phản- đối
lập

Sở hữu-
phương tiện
Tương phản
đối
lập
Nguyên nhân điều kiện
Giả
thiết
Hương
đích
Kết quả
Sở
hữu
Phương
tiện
Thì ra, hoá
ra, như vậy,..
Tuy nhiên,
tuy vậy, lẽ ra..
Trái
lại,..
Vì, bởi, tại,
do, nhờ…
Tuy dù,
dẫu, thà..
Nếu,
giá, hễ..
Để, cho Nên, thì,
mà…
Nhưng,

song..
Của Bằng,
Với.


Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN NỐI
TRÊN VĂN BẢN BÁO CHÍ
(Trang văn hoá - xã hội, Báo Yên Bái , từ tháng 6/2006 – 12/ 2006)
Phân loại các từ nối dựa vào tiêu chí về mối quan hệ, ở đây chúng tôi sẽ
khảo sát những từ nối đó trên ba mối quan hệ khác nhau theo thứ tự sau:
+ Quan hệ định vị
+ Quan hệ lôgíc – diễn đạt.
+ Quan hệ lôgíc – sự vật.
Qua việc mô tả và phân loại các phương tiện nối, đến đây chúng tôi xin đi
vào khảo sát tình hình cụ thể của từng quan hệ nối khác nhau.
I. Quan hệ định vị
Quan hệ định vị là quan hệ giữa những từ ngữ chỉ ra khoảng không gian,
thời gian nào đó,nhằm liên kết các câu lại với nhau thành một văn bản, có tính
chặt chẽ về nội dung cũng như hình thức biểu hiện.
Với những từ nối thuộc loại quan hệ này, người ta phân chúng ra thành
hai loại nhỏ hơn (chung cho cả nối lỏng và nối chặt ).[11]
+ Định vị thời gian
+ Định vị không gian.
1. Định vị thời gian
Đây chủ yếu là những từ nối nói về thời gian, trình tự thời gian, quá trình
diễn biến thời gian từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc…trong văn bản. Nó làm cho
văn bản có tính hệ thống, có tính lôgíc không chỉ trên phương diện hình thức mà
cả phương diện ngữ nghĩa.

Tuy nhiên, đối với từng phép nối lỏng hay chặt, chúng ta sẽ có những từ
nối khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ đi phân tích cụ thể hơn:
1.1. Phép nối lỏng
(Như đã định nghĩa trong phần 1.1, chương I) Phép nối lỏng là phương
tiện nối dùng các từ và các cụm từ làm thành phần chuyển tiếp. Theo quan điểm
của tác giả Trần Ngọc Thêm, [11] những từ nối này chỉ mang tính chất chêm

Website: Email : Tel : 0918.775.368
xen, chứ thực chất nó không làm ảnh hưởng gì đến cú pháp hay ngữ nghĩa của
văn bản.
1.1.1. Thời gian kế tiếp
Bao gồm những từ nối như: Thế rồi, lát sau, sau đó, tiếp đó, còn, từ đó,
trong thời gian tới, …
+ Thế rồi: Sự chuyển tiếp từ hành động, sự kiện từ câu trước sang câu sau
trong quá trình của người viết.
Ví dụ 1: "Họ cùng cười, cùng hạnh phúc. Thế rồi , mùa thu cũng đến, cái
mùa thu mà chi thích.."
(Người đàn bà... Báo Yên Bái, số 1798, ra ngày 27-10-2006 )
+ Lát sau: Tiếp tục những diễn biến mà ở câu trước đã nêu ra, để làm nổi
bật và rõ ýý hơn cho câu trước.
Ví dụ 2: "Giàng A Tông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có
đến tận bảy anh em, năm Tông học lớp 5 tiểu học, cái tuổi hết sức trong trắng,
hồn nhiên và ngây thơ, vẫn chưa hiểu gì về sự khốn khó, đông con của đồng bào
mình, vẫn đang ở trần theo lũ trẻ Mông đi chăn trâu thì bố gọi vê bảo tắm gội, ăn
mặc đẹp. Lát sau làm " chú rể", khi đó cô vợ mình mới học hết lớp ba mới tệ
chứ."
(Chuyện về " thủ lĩnh" thanh niên người Mông _ 1750, ra ngày 7-7-
2006)
+ Sau đó: Cũng giống như " lát sau", tiếp tục những diễn biến ở câu trước
Ví dụ 3: " Đặt vấn đề thật làý nhị nhẹ nhàng với những ẩn dụ tinh tế, diễn

đạt một cách khéo léo lýýý do đến thăm của nhà trai ; đôi trẻ mến nhau, nếu hai
bên thông cảm và thống nhất sẽ dẫn đến hôn nhân, nếu không đây chỉ là cụôc
thăm hỏi của tình nghĩa bản mường. Sau đó , bà mối hát, khéo léo ca ngọi chàng
trai đã đến tuổi lấy vợ có tài đức vẹn toàn.."
(Nét đẹp bài hát dạm ngõ của người Thái đen Mường Lò _ Báo Yên Bái,
số 1777, ra ngày 8-9-2006 ).
+ Tiếp đó (tiếp theo): ý Cũng giống như từ quan hệ "sau đó", tiếp tục
những diễn biến ở câu trước, làm cho câu trước (phát ngôn trước trở nên rõ

Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghĩa hơn )
Ví dụ 4: " Cũng giống như những lần trước đến thăm nhau, đầu tiên là hỏi
nhau những câu thật sáo rỗng, thật buồn tẻ. Tiếp đó , là những lời khen nịnh
nhau, khen mãi không thôi…nghe sao mà thấy đau lòng đến thế."
(Đến thăm nhau _ Báo Yên Bái, số 1643, ra ngày 29 - 06-2006 ).
+ Vẫn (biểu hiện sự tiếp tục, kéo dài của sự kiện, hành động đã xảy ra ở
câu trước, và vẫn còn tiếp tục kéo dài đến câu sau).
Ví dụ 5: “Là con nhà gia giáo, ngày bé bố anh chỉ biết mỗi chữ “ g” có
cái đuôi ngoạch ra hình tam giác mà bị ông nội vút cho đủ mười đầu ngón tay
rồi bắt viết lại 1000 lần bao giờ cho cái đuôi “ g” trong lại thì thôi. Vẫn giữ cái
nếp ấy, nên giờ thì bố anh càng buồn vì biết không không thể đánh con mình
mười ngón tay, càng không thể bắt nó làm được cái việc “vẽ” chữ như ngày
xưa.”
(Đánh mất bản thân _ Báo Yên bái, số 1735 ra ngày 2 – 6 – 2006 )
+ Còn : Biểu hiện sự kéo dài của một quá trình, một hành động, trạng thái
có ý nghĩa là chưa hết, chưa chấm dứt ở câu trước sang câu sau.
Ví dụ 6 : " Ôtô, xe máy đỗ chật cả khoảng sân rộng trước cửa nhà hàng,
không người nào từ chối lời mời. Còn ông bà Bảo nụ cời " thu hoạch" thường
trực trên môi , tay bắt tay, miệng cảm ơn rối rít."
(Ngân hàng cũng chịu _ báo Yên Bái, số 1795, ra ngày 20-10- 2006 ).

Ví dụ 7: " Lớp tôi, toàn học sinh giỏi ở các trường thành phố nên trông
bạn nào cũng rất tự tin. Còn tôi- học sinh giỏi trường làng, liệu có theo các bạn
được không? "
(Cô bé trường làng _ Báo Yên Bái, số 1739 ra ngày 12 -6-2006 ).
+ Rồi : Biểu thị hành động ở câu trớc đã hoàn thành, nên chuyển sang
hành động câu sau.
Ví dụ 8: " Buổi tối, nhìn những đôi trai gái trên xe tình tứ lớt qua cửa nhà
làm cho tôi thấy chạnh lòng. Rồi những buổi thứ bảy mùa đông, tôi lại phải trùm
chăn kín đầu để khóc cho khuây khoả.."
(Những lá thư niềm tin _ Báo Yên bái, số 1795 , ra ngày 20-10-2006 )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ví dụ 9:" Lại một tối thứ bảy buồn nữa qua đi...Rồi, tôi nhận được thư
anh, một lá, hai lá,..rồi không nhớ tới lá thứ bao nhiêu nữa."
(Những lá thư niềm tin _ Báo Yên bái, số 1795, ra ngày 20-10-2006)
Ví dụ 10: "Bé ngước nhìn chùm phượng đỏ bên đường , gọi tiếng râm ran
hoà vào từng kẽ lá, thắp cho mùa hạ một màu đỏ man mác , lạ lùng. Rồi, một
đám mây trời mùa hạ trắng xoá vẽ nên mùa hạ bừng sáng với những tia nắng
tinh nghịch , màu phượng thắm rắc thêm nền trời long lanh."
(Mùa hạ của bé _ báo Yên Bái, số 1748 ra ngày 3- 7- 2006 )
+ Từ đó: Lấy sự kiện, sự việc của câu (đoạn) trước làm điểm mốc, làm
gốc, và tiếp tục những diễn biến đó trong câu (đoạn) sau, tạo nên sự kết hợp
logíc chặt chẽ trong văn bản.
Ví dụ 11: "Ban chấp hành công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan tổ
chức nghiêm túc và đầy đủ cho 100% đoàn viên nghiên cứu và học tập các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Công tác tư tưởng chính trị đ-
ược làm tốt, nhận thức của các Đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng được nâng lên. Từ đó , đã tạo nên niềm tin, sự phấn khởi, đoàn kết,
thống nhất cao trong tư tưởng, hành động của mỗi Đảng viên để thực hiện nhiệm
vụ."

(Công đoàn Văn phòng Tình uỷ _ Tổ chức mạnh, hoạt động hiệu quả,
Báo Yên bái, số 1787 ra ngày 2-10-2006 )
Ví dụ 12 : " Như xã vùng cao Suối Giàng có trên 98% dân tộc Mông,
trước đây trẻ em gái không được đến trường nhưng từ khi thực hiện chỉ thị 50,
Suối Giàng đã thành lập được Hội Khuyến học, và đến nay đã có 10 chi Hội với
190 hội viên. Từ đó , Hội đã huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi đạt 98%; cơ
sở trường lớp khang trang hơn, công tác giáo dục có bước phát triển tiến bộ ."
(Khuyến học ở Văn Chấn _ báo Yên Bái, số 1788, ra ngày 4-10-2006)
+ Trong thời gian tới : Lấy câu trước làm mốc chỉ những hành động,
diễn biến, sự việc và câu ở trong câu chứa nó này tiếp tục những diễn biến đó
Ví dụ 13: "Ngoài ra, hàng trăm em học sinh nghèo vượt khó học tập còn
được tặng sách, vở và các đồ dùng học tập khác. Trong thời gian tới, Văn Yên

Website: Email : Tel : 0918.775.368
tiếp tục thực hiện tốt hơn nội dung cuộc vận động này cũng như cuộc vận động
"Ngày vì người nghèo"..."
(Văn Yên tiếp tục thực hiện xây dựng đời sống văn hoá_ Báo Yên Bái, số
1812, ra ngày 29-11-2006 ).
1.1.2. Thời gian đảo
Bao gồm những từ nối sau đây : trước đó, sau khi.
+ Trước đó : Là từ nối liên kết giữa hai hay nhiều câu chỉ những nội dung
mà đã được nêu ra trước đó, mà câu chứa nó chỉ mang hàm ý nhấn mạnh và
quay ngược lại làm rõ ý, giải thích cho câu đứng trước nó mà thôi..
Ví dụ 14 : “ Yếu tố nào đã thúc đẩy nền kinh tế sản xuất nông lâm nghiệp
của Văn Chấn đạt kết quả cao như vậy? Trước đó, phải nói đây là một huyện
vùng cao cách xa trung tâm thành phố đến 60- 70km, nên kinh tế cũng như cuộc
sống của người dân còn gặp vô vàn những khó khăn; nhưng nhờ vào ý thức
muốn làm giàu, muốn nâng cao cuộc sống của người dân, nên họ đã tích cực
tham gia học hỏi, rèn luyện kĩ năng cũng như kiến thức để có thể một ngày nào
đó, quê hương mình sẽ đổi mới.”

( Lao động – xã hội : Văn Chấn làm tốt công tác nông- lâm nghiệp._
Báo Yên Bái, số 1737 ra ngày 7 – 6 – 2006 )
+ Sau khi : Lấy những sự kiện trong câu trước làm mốc, và trong câu tiếp
theo có chứa nó phát triển những hành động, sự kiện đó.
Ví dụ 15 : “ Đặc biệt là làm tốt việc giới thiệu mức độ tin cậy của công ty,
nghành nghề lao động ở các nước đối tác nhập khẩu lao động; giới thiệu về cách
giao tiếp. điều kiện ăn ở lao động ở nứơc ngoài..điều này giúp cho người lao
động có nhu cầu tham gia lao động xuất khẩu, nắm bắt thông tin nhanh, đầy đủ
và sớm đi đến quyết định. Sau khi, đã tuyển dụng được lao động, những công
việc tiếp theo như: khám sức khoẻ, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng...”
( Lao động – xã hội : Văn Chấn làm tốt công tác xuất khẩu lao động._
Báo Yên Bái, số 1737 ra ngày 7 – 6 – 2006 )
1.1.3. Thời gian đồng thời
Bao gồm những từ nối như là : đồng thời, trong đó, cứ thế.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Đồng thời : Hai sự kiện cùng sảy ra song song, cùng một lúc về thời
gian giữa hai sự việc nói ở hai câu nối tiếp nhau.
Ví dụ 16: " Để tổ chức các hoạt động Đội, Hội đồng Đội tỉnh đã bám sát
chương trình các công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Trung ương .Đồng
thời phối hợp chặt chẽ với các cấp, các nghành , đoàn thể triển khai các công tác
Đội hàng năm."
( Thiếu niên nhi đồng Yên Bái _ Xứng danh cháu ngoan Bác Hồ, Báo
Yên Bái, số 1802 ra ngày 6-11-2006 )
Ví dụ 17 : " Nghành giáo dục huyện Văn Yên sẽ tách các trường liên cấp
thành các trường độc lập, thành lập các trường mầm non mới , đa dạng các hình
thức học tập , mở các lớp bổ túc văn hoá phù hợp với từng vùng. Đồng thời ,
huyện tiếp tục mở và duy trì các hình thức lớp ghép tại vùng xa, vùng sâu, đặc
biệt là những vùng còn nhiều khó khăn."
( Phổ cập giáo dục trung học cơ sở Văn Yên _ kết quả bớc đầu và

những vấn đề đặt ra , Báo Yên Bái, số 1803 ra ngày 8-11- 2006 )
+ Trong đó : Mang hàm ý ý nhấn mạnh những sự việc cho câu trước.
Ví dụ 18: " Thị xã Nghĩa Lộ hiện có trên 17 nghìn người trong đó độ tuổi
lao động và chủ yếu nằm trong khu vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó, số lao
động ở tuổi từ 18-35 là dộ tuổi quy định trong xuất khẩu lao động chiếm khoảng
35-37%."
(Thị xã Nghĩa Lộ còn nhiều khó khăn trong xuất khẩu lao động_
Báo Yên Bái , số 1779, ra ngày 13-9-2006 ).
+ Cứ thế: Tiếp tục những diễn biễn ở câu trước, nhưng mang hàm ýy
nhấn mạnh, nối tiếp của sự vật sự việc.
Ví dụ 19: "Quả chuối, nải chuối cây nhà lá vườn chả đáng là bao nhưng
nó là tấm lòng của nhau. Cứ thế, tình xóm phố trở nên thân thiện."
(Đất chăng dây- cây dựng sào_ Báo Yên Bái, số 1778, ra ngày 11-9-2006
)
1.1.4. Thời gian đột biến, ngắt quãng
Bao gồm những từ nối : Bỗng nhiên, chợt, bỗng, đột nhiên.

Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Bỗng nhiên (chợt) : Là từ nối mang ý nghĩa đột ngột, không lường trư-
ớc được sự việc câu trước đã nêu ra. Người ta có thể nói cách khác như là : “
Bỗng” hay là “ chợt”.
Ví dụ 20 : " Tháng tám. Mưa cả ngày lẫn đêm, mưa rả rích suốt
tuần.Chợt, nhìn kìa...trên hàng rào xanh ngàn, nụ tầm xuân đầu tiên đã nở."
(Nụ hoa đầu tiên _ Báo Yên Bái, số 1772 ra ngày 28-8-2006 ).
Ví dụ 21 : " chị ngồi im vừa nghe bập bõm, vừa nghĩ những điều xa xôi..
Bỗng nhiên có một người lạ mặt xuất hiện."
(Người đàn bà _ báo Yên Bái, số 1798, ra ngày 27-10-2006 )
+ Đột nhiên: Cũng giống như “ bỗng nhiên”, mang lại sự bất ngờ, đột
ngột trong câu chứa nó mà câu trước chưa đưa ra. Chính vì vậy, nó thuộc vào
quan hệ chỉ thời gian mang tính đột biến.

Ví dụ 22: " Chiều nay, tôi ngồi trên chiếc đu ngoài công viên ngắm lá
phong rơi đầy mặt đất.Đột nhiên, giật mình nhìn lên thấy những chiếc lá phong
cuối cùng đang rơi. Vậy là thu lại sắp sửa xa tôi rồi sao ?"
(Mùa thu của tôi _ Báo Yên bái, số 1802, ra ngày 6-11-2006 )
1.2. Phép nối chặt
1.2.1. Thời gian kế tiếp
Bao gồm những từ nối như là : Rồi, đến, từ…
+ Rồi : Là từ nối dùng để chỉ quan hệ lôgíc giữa hai bộ phận do chúng
kết nối lại. Nó không thể hiện những hành động sự việc diễn ra theo mối quan
hệ đồng thời mà nó là những hành động, sự việc nối tiếp nhau diễn ra theo trình
tự thời gian thuận.
Những sự việc hành động trong câu chứa quan hệ từ “ rồi” diễn ra sau sự
việc hành động trong câu đứng trước nó.
Ví dụ 23: " A ! Bé hiểu rồi: " Mùa hạ đến từ trong lòng, phải không nhỉ ? "
Rồi, đôi hàng mi lại khẽ nhếch lên, dễ thương đến lạ kì !
(Mùa hạ của bé _ Báo Yên Bái, số 1748 ra ngày 3 – 7- 2006 )
+ Đến: Là từ nối biểu thị sự vận động của một quá trình trong câu chuyện
theo một thời gian từ trước đến hiện tại. Người ta có thể dùng bằng cụm từ nối

Website: Email : Tel : 0918.775.368
khác như là: “ Đến nay, cho đến lúc này.”
Ví dụ 24: “ các trường đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo , thực
hiện nhiệm vụ tuyển sinh đào tạo , tăng cường việc đa dạng hoá các loại hình
đào tạo tại chức, liên kết đào tạo theo địa chỉ. Đến nay, cơ bản đã đào tạo đủ
giáo viên cho tỉnh, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên vùng cao.
(Một số vấn đề đào tạo cán bộ cho vùng cao _ 1764, báo Yên Bái, ra
ngày 9-8-2006 )
+ Từ : Lấy những sự kiện, sự việc của câu ( đoạn ) trước làm điểm mốc,
làm gốc, và tiếp tục những diễn biến đó trong câu ( đoạn ) sau, tạo nên sự kết
hợp logíc chặt chẽ trong văn bản.

Ví dụ 25 : “ Thân cây nứa còn làm được rất nhiều việc : nứa khô làm củi
đốt, nứa đan rào làm leo dưa, giàn mướp cho bà, cho mẹ...nứa làm nhà, làm vũ
khí..tuỳ theo từng loại mà ngoài những công dụng chung, chúng còn có những
cách sử dụng khác nhau. Từ những ống nứa Ngộ, có thể tiện thành ống gánh
nước, ống để muối, để hạt giống nơi gác bếp...nhiều khi rảnh rỗi, ông nội tôi
thường ngồi chẻ nan đan những cái cót lớn cho nhà bác phơi thóc, phơi ngô..”
( Nứa rừng _ Báo Yên Bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 )
Ví dụ 26: “ Tạm biệt 13 hộ dân còn trụ lại bản Làng Giàng, ngược suối Tà
Dê Đơ mất gần hai giờ đi bộ chúng tôi đến địa điểm mà người dân đã di cư sang.
Theo ranh giới bản đồ 364, dân Làng Giàng đã xâm phạm sang đất Phong Dụ
Thượng khoảng 3km .Từ trên cao nhìn xuống bản mới hình thành với gần 20
nóc nhà với ruộng nước, lúa nương, ao cá...
(Thương quá Làng Giàng, báo Yên Bái, số 1763 ra ngày 7 – 8 – 2006 )
1.2.2. Thời gian đảo
Bao gồm từ nối như là : trước, sau.
+ Trước : Chỉ những sự việc, hành động đã có ở câu trước, câu sau này
chỉ mang ýý nhắc lại hoặc nhấn mạnh thêm mà thôi.
Ví dụ 27: " Thêm một trường hợp “ cười ra nước mắt” đó là một đám cưới
rước dâu đi qua cầu, cô dâu ngồi sau xe máy chú rể , có lẽ vì mặt phằng sàn cầu
quá kém cùng với sự cộng hưởng mạnh khi nhiều người qua cầu cùng một lúc

Website: Email : Tel : 0918.775.368
mà cô dâu bị bắn ra khỏi xe máy, phải đưa đi cấp cứu, song may là cô dâu không
bị thương nặng. Trước sự xuống cấp của cây cầu, hàng năm chính quyền xã đã
dành một phần tiền để tu sửa, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.”
(Nỗi kinh hoàng từ một cây cầu “ quá đát” _ Báo Yên Bái, số 1800 ra
ngày 1- 11- 2006 )
Ví dụ 28: “ Số phạm nhân đông, loại phạm tội đa dạng , phức tạp, riêng
phạm nhân có tiền sử nghiện ma tuý chiếm tới gần 60%, chưa kể số phạm nhân
nhiễm HIV có trên trăm người...Những con số trên đây cho thấy công tác quản

lý tại trại giam hết sức khó khăn, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giám thị phải có tinh
thần trách nhiệm cao, đồng thời thể hiện sự cảm thông chia sẻ với những người
lầm lỗi , giúp họ làm lại cuộc đời. Trước những yếu tố khách quan như vậy, Ban
giám thị đã đẩy mạnh hoạt động, đề ra nhiều biện pháp tích cực.”
(Để không còn những người lầm lỗi tại cộng đồng _ Báo Yên Bái, số
1744 ra ngày 23 – 6 – 2006 )
+ Sau : Chỉ những hành động, sự việc diễn ra sau thời điểm hiện tại ( thời
điểm của phát ngôn).
Ví dụ 29 : " Nếu năm 2000 toàn huyện chỉ có 81 thôn bản, nhà trường và
hai dòng họ có hội khuyến học với 6.767 hội viên, thì đến nay đã có 297 thôn
bản, trường học và 12 dòng họ có tổ chức này với trên 22.000 hôi viên.Sau 5
năm thực hiện chỉ thị 50 của Bộ chính trị, sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện
Văn Chấn đã được chú trọng theo hướng xã hội hoá, cơ sở vật chất được quan
tâm đầu tư, hệ thống trường lớp được củng cố; chất lượng giáo dục từng bước
nâng lên.”
(Khuyến học ở Văn Chấn - Báo Yên Bái, số 1788 ra ngày 4 - 10 - 2006 )
Ví dụ 30 : “ Bởi đó là những lúc các thành viên trong gia đình quây quần,
sum họp nhưng với các cô giáo vùng cao sống xa nhà thì cơ hội đó rất hiếm hoi.
Phải là người có tâm hồn nhạy cảm, biết cảm thông chia sẻ những buồn vui của
người khác , tác giả Nguyễn Hiền Lương mới có thể viết nên những vần thơ
chân thực như vậy. Sau những giờ làm việc, niềm vui của anh Lương không ai
khác là cũng muốn trở về với tổ ấm gia đình.”

Website: Email : Tel : 0918.775.368
( Trang sách trang đời _ Báo Yên Bái, số 1814 ra ngày 4 – 12 – 2006 )
1.2.3. Thời gian đồng thời
Với sự có mặt của từ nối " và ".
+ Và : Thuộc phép nối chặt, biểu thị mối quan hệ trình tự diễn đạt. Từ nối
" và " biểu thị điều sắp nêu ra là điều xảy ra , diễn ra tiếp theo những điều vừa
nói tới trong câu trước, nhiều khi đó là kết quả hay hậu quả của những điều vừa

được nói tới đó.
Ví dụ 31 : “ Mừng nhất là bà Lân, ngoài công việc chợ búa, bếp núc , trò
chuyện với mấy bà bạn cùng khu phố , nay bà có thêm niềm vui mới là mảnh
vườn nhỏ , với dăm luống rau của từng mùa tươi tốt. Và cũng chẳng có ai vui
bằng bà mỗi khi được hái mớ rau vườn nhà biếu hàng xóm hay mời họ ra thăm
vườn rau.”
(Chuyện thường ngày: Mưa ơi là mưa ! _ Báo Yên Bái, số 1769 ra ngày
21 – 8 - 2006 )
Ví dụ 32: “ Chị lao công đang quét rác, một chút hương hoa để chị trút đi
ưu phiền, mỏi mệt , nở nụ cười vì thấy đường phố đã sạch đẹp hơn . Một người
mẹ đang ngồi đan áo, một chút hương hoa để những mũi len đỏ đều tay và ngay
ngắn, cũng như tình yêu của mẹ dành cho con..Và rồi gió lại bay về bên hàng
rào hoa hồng, kể cho tầm xuân nghe những nơi mà nó vừa đi qua, những điều
mà chúng vừa đem lại.”
(Nụ hoa đầu tiên _ Báo Yên Bái, số 1772 ra ngày 28 – 8 - 2006)
Nếu xem xét những ví dụ này chúng ta có thể thấy, từ nối " và " có tác
dụng biểu hiện mối quan hệ liên hợp giữa hai phát ngôn, mà chúng ta không thể
bỏ đi được. Mặt khác, nếu trong phát ngôn thứ hai không có từ nối " và" thì nó
trở thành một ngữ trực thuộc của phát ngôn thứ nhất mà thôi. (xem khái niệm
Ngữ trực thuộc trong phần 3.2.1 chương I)
Xem lại ví dụ (31): đó là hai phát ngôn riêng biệt :
(1): Mừng nhất là bà Lân, ngoài công việc chợ búa, bếp núc , trò chuyện
với mấy bà bạn cùng khu phố, nay bà có thêm niềm vui mới là mảnh vườn nhỏ ,
với dăm luống rau của từng mùa tươi tốt

Website: Email : Tel : 0918.775.368
(2): Và cũng chẳng có ai vui bằng bà mỗi khi được hái mớ rau vườn nhà
biếu hàng xóm hay mời họ ra thăm vườn rau.”
Phát ngôn (2) chính là một ngữ trực thuộc, được xây dựng theo nòng cốt
qua lại đã bị tỉnh lược phần chủ đề vì vậy chúng ta không thể hiểu được rõ nghĩa

của nó mà phải nhờ vào phát ngôn (1) (hay còn gọi là chủ ngôn), thì ngữ nghĩa
mới thực sự hoàn chỉnh. Qua đây, chúng ta có thể nói: phát ngôn (2) là một ngữ
trực thuộc của phát ngôn (1) hay là của chủ ngôn.
Đây là một vấn đề quan trọng để chúng ta có thể nhận biết được sự khác
biệt cơ bản và rõ nét nhất giữa nối lỏng và nối chặt.
Để có một cái nhìn khái quát về những từ nối mà chúng tôi vừa khảo sát
trên đây. Có thể quan sát qua hai bảng sau đây:

×