Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

“Nghiên cứu một số bệnh nấm hại cây rau họ hoa thập tự tại gia lâm, hà nội”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.53 MB, 99 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới thầy giáo PGS.TS. ĐỖ TẤN DŨNG người đã trực tiếp,
tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Học viện Nông
nghiệp Việt Nam nói chung và các thầy cô trong bộ môn Bệnh cây – Khoa Nông
Học nói riêng, đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tập
tại Học viện.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã giành cho tôi sự quan tâm, động
viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ, nhân dân các xã
Đặng Xá, Kim Lan huyện Gia Lâm, Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện
tốt đề tài này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Huyền



ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT...................................................vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài..........................................................................2
1.2.1. Mục đích......................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................3
PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................4
2.1. Những nghiên cứu nước ngoài.......................................................................4
2.2. Những nghiên cứu trong nước.....................................................................15
PHẦN 3 : VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....19
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................19
3.2. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................19
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................19
3.4. Nội dung nghiên cứu....................................................................................19
3.5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................20
3.5.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng..............................................20
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm....................................21
3.5.3. Hiệu lực của nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ bệnh lở cổ rễ
hại cây rau họ hoa thập tự trong điều kiện chậu vại..................................27
3.5.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu....................................................28
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................30
4.1. Điều tra thành phần bệnh hại gây hại trên cây rau họ hoa thập tự vụ thu

đông tại Gia Lâm, Hà Nội.........................................................................30

iii


4.2. Điều tra diễn biến một số bệnh nấm hại cây rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm,
Hà Nội.......................................................................................................33
4.2.1. Điều tra diễn biến bệnh lở cổ rễ gây hại cây rau họ hoa thập tự tại Gia
Lâm, Hà Nội..............................................................................................33
4.2.2. Điều tra diễn biến bệnh đốm vòng gây hại cây rau họ hoa thập tự tại Gia
Lâm, Hà Nội..............................................................................................38
4.2.3. Điều tra diễn biến bệnh thối hạch gây hại cây rau họ hoa thập tự tại Gia
Lâm, Hà Nội..............................................................................................43
4.3. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của một số nấm
hại trên cây rau họ hoa thập tự..................................................................44
4.3.1. Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của nấm Rhizoctonia solani gây
hại trên các cây rau họ hoa thập tự............................................................45
4.3.2. Đặc điểm hình thái sinh học của nấm Alternaria brassicae gây hại trên các
cây thuộc họ hoa thập tự...........................................................................50
4.4. Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo trong nhà lưới của một số isolate nấm gây
bệnh trên cây rau họ hoa thập tự...............................................................52
4.5. Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma virirde và vi khuẩn Basillus
subtilis với nấm Rhizoctonia solani và Alternaria brassicae trên môi
trường nhân tạo.........................................................................................57
4.5.1 Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma virirde với các isolate của
nấm Rhizoctonia solani.............................................................................57
4.5.2. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn Bacillus subtilis với các isolate nấm
R. solani trên môi trường PGA.................................................................62
4.5.3. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn Bacillus subtilis với các isolate nấm
Alternaria brassicae trên môi trường PGA................................................64

4.6. Khảo sát hiệu lực của nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ bệnh lở
cổ rễ gây hại cây rau họ hoa thập tự trong điều kiện chậu vại..................70

iv


4.6.1. Hiệu lực của nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ bệnh lở cổ rễ
hại su hào trong điều kiện chậu vại...........................................................71
4.6.2. Hiệu lực của nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ bệnh lở cổ rễ
hại bắp cải trong điều kiện chậu vại.........................................................72
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................75
5.1. Kết luận........................................................................................................75
5.2 Đề nghị..........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................79

v


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CS

Cộng sự

B.subtilis

Bacillus subtilis.

BS - G

Vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis gốc


BS - C

Vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis phân lập từ đất trồng cà chua

BS - O

Vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis phân lập từ đất trồng ớt

CT

Công thức

HLƯC

Hiệu lực ức chế

HLPT

Hiệu lực phòng trừ

T.viride

Trichoderma viride.

TV - G

Trichoderma viride gốc.

TV - 2


Trichoderma viride 2.

R. solani

Rhizoctonia solani.

A. brassicae Alternaria brassicae

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Thành phần bệnh nấm hại một số cây rau họ hoa thập tự vụ đông xuân
năm 2016 - 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội......................................................30
Bảng 4.2 : Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại cây bắp cải tại Gia Lâm, Hà Nội...........33
Bảng 4.3 : Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại cây bắp cải tím tại xã Văn Đức, Gia
Lâm, Hà Nội..............................................................................................35
Bảng 4.4 : Diễn biến bệnh lở cổ rễ hại cây súp lơ xanh tại Gia Lâm, Hà Nội....36
Bảng 4.5 : Diễn biến bệnh đốm vòng hại cây bắp cải tại xã Văn Đức, Gia Lâm,
Hà Nội.......................................................................................................38
Bảng 4.6: Diễn biến bệnh đốm vòng hại cây bắp cải tím tại xã Kim Lan, Gia
Lâm, Hà Nội..............................................................................................40
Bảng 4.7: Diễn biến bệnh đốm vòng hại su hào tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà
Nội.............................................................................................................41
Bảng 4.8: Diễn biến bệnh thối hạch hại cây bắp cải tại Gia Lâm, Hà Nội..........43
Bảng 4.9: Danh lục các isolatenấm Rhizoctonia solani và nấm Alternaria
brassicae phân lập trên cây rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm, Hà Nội.......44
Bảng 4.10 : Đặc điểm hình thái của nấm Rhizoctonia solani gây hại trên các cây
rau họ hoa thập tự trên môi trường PGA..................................................45

Bảng 4.11: Thí nghiệm lai giữa các isolate của nấm Rhizoctonia solani trên môi
trường nhân tạo.........................................................................................48
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của các isolate
nấm Rhizoctonia solani.............................................................................49
Bảng 4.13 : Đặc điểm hình thái của các isolate nấm Alternaria brassicae gây hại
trên các cây thuộc họ hoa thập tự trên môi trường PGA...........................51
Bảng 4.14: Kết quả lây bệnh nhân tạo của các isolate nấm Rhizoctonia solani
trên cây bắp cải và súp lơ xanh.................................................................52
Bảng 4.15: Kết quả lây bệnh của các isolate nấm Alternaria brassicae trên cây
bắp cải và su hào.......................................................................................53

vii


Bảng 4.16: Nghiên cứu tính gây bệnh của các isolate nấm Rhizoctonia solani
trên một số cây ký chủ..............................................................................55
Bảng 4.17: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma viride với các isolate
nấm Rs - BC - ĐX trên môi trường PGA..................................................57
Bảng 4.18: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma viride với các isolate
nấm Rs - SLX - VĐ trên môi trường PGA...............................................59
Bảng 4.19: Khảo sát hiệu lực ức chế của nấm Trichoderma viride với các isolate
nấm Rs - BCT - VĐ trên môi trường PGA...............................................60
Bảng 4.20: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn Bacillus subtilis với các
isolate nấm R. solani trên môi trường PGA..............................................62
Bảng 4.21 : Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn Bacillus subtilis với isolate
nấm Al - SH - VĐ trên môi trường PGA..................................................64
Bảng 4.22 : Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn Bacillus subtilis với isolate
nấm Al - BC - VĐ trên môi trường PGA..................................................66
Bảng 4.23: Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn Bacillus subtilis với các
isolate nấm Al - BCT - KL trên môi trường PGA.....................................68

Bảng 4.24 : Hiệu lực của nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ bệnh lở
cổ rễ hại su hào trong điều kiện chậu vại..................................................71
Bảng 4.25 : Hiệu lực của nấm đối kháng Trichoderma viride phòng trừ bệnh lở
cổ rễ hại bắp cải trong điều kiện chậu vại.................................................72
Bảng 4.16 : Nghiên cứu tính gây bệnh của nấm Rhizoctonia solani trên một số
cây ký chủ.................................................................................................82
Bảng 4.25 : Hiệu lực của nấm Trichoderma viride phòng trừ bệnh lở cổ rễ hại
bắp cải trong điều kiện chậu vại................................................................83
Bảng 4.24 : Hiệu lực của nấm Trichoderma viride phòng trừ bệnh lở cổ rễ hại su
hào trong điều kiện chậu vại.....................................................................85

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Sơ đồ thí nghiệm khảo sát hiệu lực ức chế của các isolate nấm T.
viride với các isolate nấm R. solani..........................................................25
của các isolate vi khuẩn B. subtilis với các isolate nấm R. solani.......................26
Hình 3.3 : Sơ đồ thí nghiệm khảo sát hiệu lực ức chế của các isolate vi khuẩn B.
subtilis với các isolate nấm Alternaria brassicae.....................................27
Hình 4.1 : Triệu chứng bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani hại giai đoạn cây con
bắp cải.......................................................................................................32
Hình 4.2 : Triệu chứng bệnh lở cổ rễ gây hại trên cây bắp cải giai đoạn thu hoạch.....32
Hình 4.3 : Triệu chứng của bệnh thối hạch.........................................................32
gây hại trên bắp cải và hạch nấm hình................................................................32
thành trên vết bệnh..............................................................................................32
Hình 4.4 : Bào tử phân sinh nấm Alternaria brassicae gây bệnh đốm vòng......32
Hình 4.5 : Triệu chứng bệnh sương mai trên cải bẹ............................................32
Hình 4.6 : Cành bào tử và bào tử của nấm..........................................................32

gây bệnh sương mai Peronospora brassicae.......................................................32
Hình 4.7 : Triệu chứng bệnh lở cổ rễ trên bắp cải...............................................34
Hình 4.8 : Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên bắp cải tím...................................36
Hình 4.9 : Triệu chứng bệnh lở cổ rễ hại trên cây súp lơ xanh...........................37
Hình 4.10: Triệu chứng bệnh đốm vòng gây hại trên lá bắp cải.........................40
Hình 4.11 : Triệu chứng bệnh đốm vòng trên lá bắp cải tím...............................41
Hình 4.12 : Triệu chứng bệnh đốm vòng hại trên lá su hào................................42
Hình 4.13: Triệu chứng bệnh thối hạch trên cây bắp cải.....................................44
Hình 4.14: a: Tản nấm của isolate Rs - SLT - b: Sợi nấm của isolate Rs - SLT - VĐ.46
Hình 4.15: a : Tản nấm của isolate Rs - BC – KL b : Sợi nấm của isolate Rs - BC
- KL...........................................................................................................46
Hình 4.16: a : Tản nấm của isolate Rs - SLX – VĐ b : Sợi nấm của isolate Rs SLX – VĐ.................................................................................................46

ix


Hình 4.17: a : Tản nấm của isolate Rs - BCT – VĐ b : sợi nấm của isolate Rs BCT - VĐ..................................................................................................46
Hình 4.18:

a : Tản nấm của isolate Rs - BC – ĐX b : Sợi nấm của isolate Rs

- BC - ĐX..................................................................................................47
Hình 4.19 :

a : Tản nấm của isolate Rs - SH – ĐX b : Sợi nấm của isolate Rs -

SH - ĐX....................................................................................................47
Hình 4.21: Tản nấm của các isolate nấm Rhizoctonia solani trên môi trường
PCA và PGA sau 4 ngày..........................................................................50
Hình 4.22 : Tản nấm, sợi nấm cành bào tử và bào tử phân sinh của isolate nấm

Al - BC - VĐ

................................................................51

Hình 4.23 : Tản nấm, sợi nấm cành bào tử và bào tử phân sinh của isolate Al SH - VĐ.....................................................................................................51
Hình 4.24 : Lây bệnh nhân tạo trong nhà lưới của isolate Rs - BC - ĐX trên cây
bắp cải.......................................................................................................53
Hình 4.25 : Lây bệnh nhân tạo trong nhà lưới của isolate Rs - BC - KL trên cây
súp lơ xanh................................................................................................53
Hình 4.26 : Vết bệnh sau 7 ngày trên cây su hào của isolate Al - BCT - KL......54
Hình 4.27 : Vết bệnh sau 7 ngày trên cây bắp cải của isolate Al - SH - VĐ.......54
Hình 4.28 : Nghiên cứu tính gây bệnh trên dưa chuột, đậu cô ve, bắp cải, su hào
của isolate nấm Rs - SH - ĐX sau 7 ngày gieo hạt...................................56
Hình 4.29: Hiệu lực ức chế của isolate TV-2 với nấm R. solania (isolate Rs SLX - VĐ).................................................................................................59
Hình 4.30: Hiệu lực ức chế của isolate TV-G với nấm R. solania (isolate Rs BCT - VĐ).................................................................................................61
Hình 4.31 : Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn B.subtilis với các isolate nấm
R.solani trên môi trường PGA..................................................................64
Hình 4.32 : Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn B.subtilis với isolate nấm Al SH - VĐ trên môi trường PGA.................................................................66

x


Hình 4.33 : Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn B.subtilis với isolate nấm Al BC -VĐ trên môi trường PGA..................................................................68
Hình 4.34 : Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn B.subtilis với isolate nấm Al BCT - KL trên môi trường PGA...............................................................70
Hình 4.35 : Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride với isolate (Rs - SH
- ĐX ) hại su hào trong điều kiện chậu vại...............................................72
Hình 4.36 : Hiệu lực phòng trừ của nấm đối kháng T. viride với bệnh lở cổ rễ
(Rs - BC -KL ) hại bắp cải trong điều kiện chậu vại.................................74

xi



PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ
tuyến 8o đến vĩ tuyến 23o với mùa đông lạnh ở phía Bắc và nhất là các tỉnh miền
núi. Do các đặc điểm đó, Việt Nam có các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối
đa dạng từ nhiệt đới, ôn đới tới - cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới
ở miền Nam. Vùng Á nhiệt đới có một số đặc điểm của khí hậu ôn đới như Sapa,
Bắc Hà ( Lào Cai ), Đà Lạt ( Lâm Đồng ). Ở vùng này có mùa đông lạnh, nhiệt
độ thường vào khoảng 4 - 5°C có trường hợp xuống dưới 0°C. Với điều kiện khí
hậu như vậy, lợi thế của các vùng này là phát triển tốt các loại rau á nhiệt đới và
một số loại rau ôn đới làm cho thành phần các loại rau của Việt Nam trở nên
phong phú hơn. Vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh như Vùng đồng bằng, trung
du, miền núi phía Bắc Việt Nam có thể trồng rau quanh năm. Đặc biệt vụ đông ở
các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc điều kiện khí hậu cho phép
trồng ngoài các loại rau nhiệt đới chịu lạnh còn có thể trồng một số loại rau á
nhiệt đới và cả ôn đới. Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để
phát triển nhiều loại rau vụ đông như cà chua,dưa chuột, bắp cải,su hào,... Trong
đó, Họ Cải ( Brassicae ) hay còn gọi là Họ Thập Tự ( Cruciferae ) gồm: cải bắp,
su hào, súp lơ, rau cải,… là những cây trồng chính bên cạnh cây lúa. Đây là
những loại rau có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có ý nghĩa to lớn về mặt y
học, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Ở nước ta, việc phát triển
và trồng rau họ thập tự còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và
tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó rau họ thập tự là loại rau đang được
khuyến khích phát triển.
Tuy nhiên, cũng chính sự gia tăng đó đã tạo điều kiện cho nhiều loại dịch
hại xuất hiện và gây hại, đặc biệt phải kể đến các bệnh do nấm có nguồn gốc
trong đất như bệnh đốm vòng (Alternaria brassicae và A. brassiicola), bệnh lở
cổ rễ (Rhizoctonia solani ), bệnh thối hạch cải bắp (Sclerotinia sclerotiorum),


1


bệnh đốm lá (Cercospora brassiicola), bệnh thán thư (Colletotrichum
higginanum), bệnh sương mai (Peronospora brassicae),… Chúng gây hại và
làm ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế do dinh dưỡng dồi dào và thời gian sinh
trưởng của các loại rau thuộc họ hoa thập tự ngắn dễ bị tồn thương do cấu tạo
thân thảo mọng nước thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhập và gây hại. Nhóm nấm
đất có phổ kí chủ rất rộng, chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau
như: đậu tương, lúa, cà chua, ngô, su hào, cải bắp,...
Để phòng trừ bệnh hại cây trồng hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải. Các
biện pháp hóa học tuy giúp diệt trừ dịch lại nhanh chóng tuy nhiên việc thiếu
hiểu biết hay vì lợi nhuận mà làm dụng thuốc BVTV trong sản xuất hiện nay đã
dẫn tới hệ lụy về ô nhiễm môi trường dẫn tới mất cân bằng sinh học và ảnh
hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Theo đó, biện pháp sinh học sử dụng các sinh vật
khác để tiêu diệt sinh vật gây hại cây trồng một cách có chọn lọc đã và đang
được phát triển mạnh mẽ. Đối với nấm hại cây trồng thì biện pháp phổ biến là sử
dụng vi sinh vật đối kháng mà thường là nấm đối kháng. Một số chế phẩm nấm
đối kháng Trichoderma viride, Trichoderma harzianum,…đã được ứng dụng
rộng rãi để phòng trừ các bệnh nấm hại cây trồng.
Xuất phát từ những nhu cầu của thực tiễn sản xuất rau màu hiện nay, được
sự phân công của Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng. Chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số bệnh nấm hại cây rau họ hoa thập tự tại
Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Điều tra xác định thành phần, diễn biến một số bệnh nấm hại phổ biến
trên cây rau họ hoa thập tự vụ đông xuân năm 2016 - 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài nấm gây hại cây rau họ
hoa thập tự và khả năng phòng trừ bằng vi sinh vật đối kháng.

2


1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần và mức độ phổ biến của một số bệnh nấm
hại cây rau họ hoa thập tự vụ đông xuân năm 2016 - 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Điều tra diễn biến một số bệnh nấm trên cây rau họ hoa thập tự.
- Phân ly nuôi cấy, nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học của
một số loài nấm hại cây rau họ hoa thập tự.
- Khảo sát hiệu lực ức chế của vi sinh vật đối kháng đối với một số bệnh
nấm hại cây rau họ hoa thập tự.
- Khảo sát khả năng phòng trừ một số bệnh nấm hại cây rau họ hoa thập
tự bằng vi sinh vật đối kháng.

3


PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu nước ngoài
Họ cải Brassicaceae bao gồm một loạt các loại rau có tầm quan trọng về
kinh tế, dinh dưỡng (D'Antuono và cộng sự, 2007). Các loại rau thuộc họ cải
được trồng rông rãi ở các nước Châu Âu thuộc họ Brassica oleracea L (nhiễm
sắc thể haplo, n = 9), bao gồm: bắp cải (B. oleracea L. Var. Capitata L.), cải xoăn
(B. oleracea L. var. Acephala DC.), súp lơ (B. oleracea L. var. Botrytis L.), bông
cải xanh và bông cải xanh nảy mầm (B. oleracea L. var. Italica Plenck), và cải
xoăn hoặc cải củ (B. oleracea L. Var. Gongylodes L.) (Zeven và cộng sự, 1998,
Dixon, 2007).

Một số khác thuộc họ Brassica campestris L. (nhiễm sắc thể haplo, n =
10)] gồm các nhóm nhỏ : củ cải (B. rapa L. var. Rapa Sensu auct mult), cải bắp
Trung Quốc (B. Rapa L. var. Pekinensis (Lour) Hanelt) (Dixon, 2007), củ cải
(Raphanus sativus L.), hạt cải dầu (Raphanus sativus L. var. Oleifera Metzg.),
mù tạt của Ấn Độ (Brassica juncea L.). Nhiều loài là cỏ dại (Lorenzi, 2000), bao
gồm mù tạt hoang dã (Sinapis arvensis L.), củ cải dại (Rapistrum rugosum (L.).
Ở nhiều nước, thiệt hại do sâu, bệnh, cỏ dại trung bình là 20 - 30 % tiềm
năng năng suất cây trồng, điều này có nghĩa là cứ 5 ha thì có 1 ha không cho thu
hoạch. Thiệt hại do nấm, vi khuẩn, virus, mycoplasma gây ra là rất lớn trong đó
thiệt hại lớn nhất do nấm, có đến 80% bệnh hại cây trồng do nấm gây ra, 20%
còn lại do các vi sinh vật khác. Các loại rau thuộc họ hoa thập tự chủ yếu thân
thảo mọng nước vì vậy trong điều kiện thích hợp rất dễ bị các tác nhân ngoại
cảnh tác động đặc biệt là sâu bệnh. Bệnh do nấm gây ra gồm các bệnh lở cổ rễ
(Rhizoctonia solani), thối hạch bắp cải (Sclerotinia sclerotiorum), đốm vòng
(Alternaria brassicae và Alternaria brassicola), sương mai (Peronospora
parasitica), bệnh gỉ trắng (Albugo candida), bệnh phấn trắng (Erysiphe
cruciferarum), bệnh đốm cháy lá (Pyrenopeziza brassicae),…).

4


Các bệnh gây thối rễ và thân do tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất là
nguyên nhân gây thiệt hại năng suất nghiêm trọng cho cây rau họ hoa thập tự.
Sự lan truyền của các tác nhân gây bệnh trong nước tưới, thoát nước kém, cây
giống không sạch bệnh và khí hậu là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của các bệnh này. Bệnh do các tác nhân có nguồn gốc từ đất gây ra các
triệu chứng không điển hình, như còi cọc, vàng lá, héo và chết cây. Cần lưu ý
rằng một số tác nhân gây bệnh khác cũng như sâu đục thân, sùng cuốn ăn rễ, và
những điều kiện đất bất lợi cũng có thể gây ra những triệu chứng này. Những
bệnh này do một số tác nhân gây bệnh phổ biến, bao gồm nấm, vi khuẩn gây

bệnh và tuyến trùng ký sinh thực vật.
Nấm Rhizoctonia solani là tác nhân gây bệnh cho cây trồng có nguồn gốc
trong đất, là loài nấm phổ biến xuất hiện ở khắp các vùng trồng trọt trên thế giới
(Janice Y. Uchida, 2008). Theo Farr D. F., et al (1989) chỉ riêng ở Mỹ có đến
hơn 500 loài thực vật là ký chủ của nấm này. Ở Nhật R.solani gây hại hơn 142
loài thực vật thuộc 52 họ thực vật. Một số cây ký chủ có thể kể đến như: đậu
tương, đậu lima, đu đủ, dưa chuột,... đặc biệt là cây họ cà, họ đậu, họ bầu bí
(Akira ogoshi, 1996). Với phạm vi ký chủ và phân bố rộng, R.solani thực sự là
một loài dịch hại nguy hiểm đe dọa nghiêm trọng đến nền sản xuất nông nghiệp
trên toàn thế giới.
Nấm R. solani đã được Decandolle mô tả đầu tiên vào năm 1815 khi đó có
tên là Rhizoctonia crocorum trong đó loài R. solani là quan trọng nhất. Tuy
nhiên bệnh chỉ được biết đến vào năm 1858, khi Julius Kühn nghiên cứu bệnh lở
cổ rễ trên cây khoai tây (Paulo Ceresini, 1999).
Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ được xác định là thuộc bộ nấm
trơ (Mycelia sterilia), nhóm nấm bất toàn (Fungi imperfecti) giai đoạn hữu tính
là Thanatephorus cucumeris thuộc họ Ceratobasidiaceae, bộ Ceratobasidiales,
lớp nấm đảm Basidiomycetes (Baruch Sneh và CS, 1998).

5


Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ là một loại nấm đất đa thực gây
bệnh khá nghiêm trọng và phổ biến trong sản xuất trên nhiều đối tượng cây
trồng, đặc biệt là trên những loại cây trồng chính như lúa, đậu, cà, dưa chuột và
thuốc lá...(Führer Ithurrart et al., 2004).
Nấm Rhizoctonia solani có thể gây ra khá nhiều triệu chứng khác nhau như
héo rũ cây con, thối gốc, lở cổ rễ, thối thân mầm, thối quả và loét thân (Schwartz
et al., 2007).
Nấm Rhizoctonia solani Kühn gây bệnh lở cổ rễ trên rất nhiều loài cây

trồng thuộc các họ như : họ cà, họ hòa thảo, họ hoa thập tự vv. Khi nghiên cứu
trên bắp cải, Denis Persley (1994) cho biết hiện tượng thối thân và thối bắp cải
đều do nấm Rhizoctonia solani xâm nhiễm và gây hại. Triệu chứng xuất hiện ở
trên thân gần sát mặt đất, đầu tiên xuất hiện những vết thối ướt màu tối trên thân
khi chuyển ra trồng trên đồng ruộng cây mọc chậm, còi cọc và có thể bị chết.
Trong các cây rau họ hoa thập tự, nấm Rhizoctonia solani gây ra các triệu
chứng teo thắt ở cây con, lở gốc rễ của cây giống, thối bắp và cháy lá ở ngoài
đồng ruộng; gây hại nặng trên hầu hết cây trông thuộc họ hoa thập tự như cải
ngựa (Armoracia rusticana ), cải củ, cải canh, súp lơ,…
Bệnh teo thắt thân, rễ, chết cây con (Damping-off) :
Hạt nhiễm bệnh bị mốc, thối và phân hủy trong đất ẩm, nhiệt độ thấp. Trên
thân cây con vết bệnh có màu nâu nhạt, cây bị thắt ở cổ rễ sát mặt đất làm cây
héo, đổ gục và chết. Đất ẩm và nhiệt độ bằng hoặc hơn 24 °C giúp bệnh phát
sinh phát triển mạnh.
Cải chíp (Brassica rapa subsp. chinensis) là một loại rau phổ biến ở Châu
Á. Vào tháng 7 năm 2003, các triệu chứng bệnh rụng lá lần đầu tiên được quan
sát thấy trên lá của cây cải chíp ở giai đoạn 6 đến 8 lá trên một cánh đồng tại
nông trại thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Các triệu chứng xuất hiện ban đầu
bao gồm các đốm nhỏ có các mô chết hoại, đường kính 1-3 mm, kèm với các tổn
thương thứ phát có đường viền rộng lớn bất thường. Trong điều kiện có độ ẩm

6


cao, các sợi nấm trắng xuất hiện trên thân cây, tuy nhiên không gây tổn thương.
Mô cây cắt từ thân cây bị nhiễm (1 x 2 cm) được khử trùng bề mặt và đặt trên
môi trường nuôi cấy. khảo sát ch thấy tất cả 13 mẫu phân lập đều thuộc về AG4
(Sneh & Ogoshi, 1998).
Nấm Rhizoctonia solani gây bệnh cháy lá bắp cải (Brassica oleracea var
capitata) đã được báo cáo ở New York State, Mỹ (Abawi và Martin, 1985). Tuy

nhiên, đây là báo cáo đầu tiên về bệnh rụng lá của cây cải chíp (Brassica rapa
subsp. chinensis) do R. solani AG4.
Ở Malaysia bệnh xuất hiện vào những vùng đất tái canh tác theo nghiên
cứu vào năm 2000 - 2005 có khoảng 80.000 ha được tái canh trước đó trồng bắp
sau đó là trồng cây cải. Hầu hết vùng tái canh thuộc tiểu điền và rất mẫn cảm với
bệnh lở cổ rễ. Sự xuất hiện và phân bố của bệnh rễ nói chung chưa thể hiện rõ
do yếu tố địa lý hay thổ nhưỡng. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng phụ thuộc nhiều
vào việc vệ sinh đồng ruộng và thu gom tất cả rễ nhiễm bệnh ra ngoài.
Có không ít những nghiên cứu về tính đa dạng, phạm vi ký chủ, khả năng gây
bệnh cũng như các đặc tính sinh thái, sinh học của nấm. Trong những nghiên cứu
đó các tác giả đều chỉ ra rằng R. solani là một loài nấm phức tạp ở chúng luôn có
sự biến động giữa các isolate về khả năng gây bệnh, phổ ký chủ, các đặc tính hình
thái, sinh lý. Các isolate của nấm R. solani đã được Carling và CS nhận biết và chia
thành 14 nhóm tương hợp (Anastomosis Group - AG) từ AG 1 đến AG 13 và AG B1 (Carling, D. E et.al.,2001; Carling, D. E et.al., 2002).
Triệu chứng gây bệnh hại của nấm R. solani rất khác nhau, tùy từng bộ
phận như lở cổ rễ, thối rễ, chết rạp cây con, thối bẹ lá, thối gốc,… Tuy nhiên
chúng chỉ tấn công vào phần dưới mặt đất của cây như rễ, trụ dưới lá mầm và
hạt giống (Paulo Ceresini, 1999). Đa số những triệu chứng do R. solani gây ra
thường được biết với cái tên “damping off”. Hạt giống bị nhiễm nấm R.solani sẽ
bị mất sức nảy mầm. Giai đoạn cây con từ 2 lá mầm và 1 - 2 lá thật khi bị loài
nấm này tấn công có thể bị đổ gục và chết. Triệu chứng thường xuất hiện trên

7


cây bị bệnh là những chấm nâu, nâu đỏ ở gần phần thân sát mặt đất, rễ bị thối.
Bên cạnh đó nấm R. solani cũng có khả năng xâm nhiễm qua thân, lá, quả, nơi
có vị trí gần mặt đất hoặc tiếp giáp với đất (Jaince Y. Uchida, 2008).
Theo P. Subrahmanyam và CS (1980), nấm Rhizoctonia solani Kühn xâm
nhiễm qua hạt giống hoặc truyền qua đất, và kết quả làm cây chết từ giai đoạn

cây con. Trong cây con, tổn thương thường được biểu hiện trên hypocotyl (phần
mầm hạt phát triển thành gốc sau này) có vết bệnh chìm, màu nâu, kéo dài ở
phần dưới mặt đất. Tổn thương làm vết bệnh trở thành màu đen và bong vỏ
hypocotyl dẫn đến triệu chứng lở cổ rễ điển hình. Tổn thương tương tự phát triển
lên cả rễ và lan rộng toàn hệ thống gốc cây lạc làm thối rễ và sau đó chết cây.
Các vết bệnh thường được bao phủ bởi lớp sợi nấm màu nâu sáng, hạch nấm có
thể hình thành trên các mô chết.
Sợi nấm Rhizoctonia solani còn non không màu trong suốt và mọc thẳng
trên môi trường nhân tạo hay trên bề mặt cây trồng. Các nhánh của sợi nấm ngắn
đi và phát triển thành hạch. Trong tự nhiên, sợi nấm có màu vàng nhạt rồi
chuyển sang vàng nâu (Baruch Sneh và CS, 1998).
Theo Baruch Sneh và CS (1998) thì hạch nấm có màu nâu, hình dạng và
kích thước khác nhau, đường kính hạch nấm dao động từ 1 - 8 µm. Hạch nấm
thường được hình thành trên bề mặt ký chủ, trên bộ phận cây trồng và trên mô
thực vật.
Nấm Rhizoctonia solani chịu tác động của điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, pH và
hệ vi sinh vật đất đến sự tồn tại và khả năng xâm nhiễm lan truyền. Điều kiện nhiệt
độ cho nấm sinh trưởng phát triển mạnh là 25 - 30 oC (Mc Carter, SM 1993).
Theo tác giả Kokalis – Burelle,N và CS (1997) cho thấy nấm R. solani sản
sinh ra một số độc tố gây hại cho cây trồng như axit oxalic có thể làm biến đổi
màu ở hạt và gây ra các vết đốm trên lá và giai đoạn đầu của bệnh.
Đây là một loại bệnh gây thiệt hại lớn cho cây cải bắp và một số cây trồng
khác vì thế nhiều tác giả đã đưa ra các biện pháp để phòng trừ bệnh hại do nấm

8


Rhizoctonia solani gây ra như chọn tạo giống bệnh, canh tác, thuốc hoá học.
Trong biện pháp chọn tạo giống chống bệnh người ta đã sử dụng các
phương pháp lai tạo, phương pháp chọn lọc cá thể để tạo ra các giống cây trồng

có khả năng chống chịu bệnh cao. Stuteville và Erwin, 1990 cho rằng bệnh chết
rạp cây con do nấm Rhizoctonia solani gây ra có thể xảy ra trước và sau khi hạt
nẩy mầm, sự chống chịu của cây trồng được kiểm soát bởi các gen khác nhau.
Nhiều nghiên cứu về hiệu lực các loại thuốc hoá học đối với nấm
Rhizoctonia solani cũng được tiến hành. Thấy rằng nhóm hợp chất vô cơ có tác
dụng phòng trừ bệnh khá cao và thời gian hữu hiệu tương đối dài nhưng không
ức chế được hoàn toàn sự phát triển của nấm khi bệnh đã xảy ra. Chất kháng
Polioxin cũng có hiệu lực phòng trừ cao. Ngoài ra, thuốc trừ cỏ PCP cũng tỏ ra
hạn chế được bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra.
Nhiều nghiên cứu được tiến hành ở các nước trên thế giới như Anh, Pháp,
Mỹ,… đã sử dụng các loài sinh vật có ích đặc biệt là các vi sinh vật đối kháng
trong đó có loài nấm Trichoderma spp được đánh giá rất cao.
Bệnh thối hạch phá hại rất phổ biến trên 160 loài cây thuộc 32 họ khác
nhau nhưng chủ yếu là cải bắp, cà rốt, đậu trắng, khoai lang,… Cây cải bắp có
thể bị bệnh từ giai đoạn còn non, nhưng bệnh phá hại chủ yếu vào thời kỳ cuốn
bắp trở đi làm cây chết, bắp cải thối khô.
Bệnh thối hạch gây ra bởi nấm Sclerotinia sclerotiorum. Nấm này phân bố
rộng trên toàn thế giới (Purdy, 1979). Thối hạch gây thiệt hại nặng trên các cây
họ đậu. Tỷ lệ bệnh trên các ruộng khác nhau là khác nhau dao động từ 0 - 100 %
(Tu, 1986).
Sợi nấm Sclerotinia sclerotiorum màu trắng và hạch to màu đen trên thân
và lá của nhiều cây trồng lá rộng, như cải bắp, đậu tương, đậu cô ve lùn và cô ve
leo, cà chua, khoai tây, lạc, súp lơ xanh, súp lơ trắng và xà lách (Shiva R. và
Beasley D, 2005).

9


Hầu như trên cải bắp bệnh gây hại trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng
của cây, nhưng bệnh nặng nhất vào giữa đến cuối vụ. Bệnh xâm nhiễm vào lá

già. vết bệnh ban đầu có màu xám, thối ướt, hình tròn, bao phủ một lớp nấm
màu trắng (Helene R. Dillard, 1987). Sau đó hạch nấm màu đen được hình thành
trên bắp (Shiva R. và Beasley D, 2005).
Cây con bị bệnh, gốc thân sát mặt đất bị thối nhũn làm cây chết gục đổ trên
ruộng. Trên cây lớn, vết bệnh thường bắt đầu từ các lá già sát mặt đất và gốc
thân. Ở trên thân vết bệnh lúc đầu có màu vàng nâu, nếu trời ẩm ướt chỗ bị bệnh
dễ bị thối nhũn nhưng không có mùi thối, nếu trời khô hanh, chỗ bị bệnh khô teo
có màu nâu nhạt. Khi cắt ngang thân thấy lớp vỏ và lớp gỗ có mầu nâu sẫm.
Cuống lá và phiến lá bị bệnh có màu trắng ủng nước, thường lan từ rìa mép lá
vào trong. Khi trời ẩm ướt lá bệnh dễ bị thối, rách nát, các lá khác bị vàng dần.
Bệnh lan rộng lên bắp đang cuốn làm bắp cải thối từ ngoài vào trong, dần dần
cây chết khô trên ruộng. Đặc biệt trên bề mặt hình thành lớp nấm màu trắng xen
lẫn nhiều hạch nấm màu đen nâu hình dạng không đều bám chặt trên đó. Đến
giai đoạn này bắp cải rất dễ bị gục đổ trên ruộng. Hạch nấm tồn tại trong đất qua
thời gian dài. Trong điều kiện thuận lợi, hạch nấm nảy mầm hình thành quả thể
đĩa. Các quả thể đĩa mang túi các bào tử túi xâm nhiễm vào cây (Erwin D. C. và
Ribeiro O. K, 1996).
Nguồn bệnh ban đầu là các bào tử túi, chúng nảy mầm trong điều kiện ẩm
ướt trên các tàn dư cây bệnh. (Steadman, 1979).Nguồn bệnh thứ cấp là sự phát
tán bệnh từ cây bệnh sang cây khoẻ. Sau đó hạch nấm sẽ được hình thành trên
thân cây bệnh (Tu, 1986).
Sự lan truyền bệnh thối hạch phụ thuộc vào những yếu tố sau: nguồn bệnh
trong đất, độ am đất, lượng mưa, tưới tiêu, độ mẫn cảm của giống, độ cao luống,
mật độ cây trồng. Trên đồng ruộng nhiễm bệnh khi gặp điều kiện không khí
lạnh, độ ẩm cao có thể bùng phát thành dịch (Tu, 1987).

10


Truyền bệnh thứ cấp từ cây bệnh sang cây khoẻ. Tỷ lệ bệnh tăng khi mật

độ cây trồng cao. Độ mẫn cảm của giống cũng là một nhân tố quan trọng trong
quá trình lan truyền bệnh. Những giống mẫn cảm cảm như Fleetwood, tỷ lệ bệnh
có thể từ 0-100% trong 4 tuần với bề rộng luống trồng 80 cm trong khi đó giống
kháng ExRico 23 tỷ lệ bệnh chỉ từ 0 - 35 %. Lượng mưa cũng là một yếu tố rất
quan trọng trong quá trình lan truyền bệnh (Tu, 1987).
Mật độ trồng ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh, mật độ cao thì tỷ lệ bệnh tăng. Độ
mẫm cảm của giống cũng là một nhân tố quan trọng trong quá trình lan truyền
bệnh. Những giống mẫm cảm như Fleetwood, tỷ lệ bệnh có thể từ 0 - 100 %
trong 4 tuần với bề rộng luống 80cm trong khi đó giống kháng ExRico 23 tỷ lệ
bệnh chỉ từ 0 - 35%. Lượng mưa cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá
trình lan truyền bệnh (Tu, 1987). Các vùng trồng khác nhau có tỷ lệ bệnh khác
nhau, dao động từ 0 - 85%. Do vậy cần lựa chọn vùng trồng sạch bệnh hoặc
vùng có tỷ lệ bệnh thấp để trồng cây (Tu, 1986)
Luân canh với các cây trồng như ngô, bông, không nên luân canh với
những cây trồng là phổ ký chủ của Slerotinia sclerotiorum như đậu tương, đậu
cô ve lùn, đậu cô ve leo, cà chua, khoai tây, xà lách,… kế tiếp nhau ở những
vùng có mùa đông lạnh (Erwin D.C. và Ribeiro O.K, 1996, Stirling G.R ).
Do nấm Sclerotinia sclerotiorum có khả năng tồn tại trên hạt dưới dạng
sợi. Nấm tiềm sinh ở mày hạt, nội nhũ trong khoảng 3 năm nên làm giảm khả
năng nảy mầm của hạt tới 88 – 100%, có thể xử lý hạt bằng Captan và
Thiophanate với hiệu lực trừ nấm 100% (Tu, 1989a).
Bệnh trên lá là một trong những hạn chế quan trọng nhất các yếu tố cho
việc trồng rau thập tự ở nhiệt đới và vùng phụ cận nhiệt đới. Các loài nấm thuộc
chi Alternaria là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng nhất trên lá
được phát hiện trên các loài rau thuộc họ Brassicaceae (Humpherson - Jones,
1992, Cucuzza và CS, 1994, Verma và Saharan, năm 1994; Peruch và CS, 2006).
Nấm Altrernaria spp gây ra triệu chứng trên lá là các đường tròn đồng tâm màu

11



nâu nhạt tới đậm ở điều kiện ẩm ướt có lớp nấm trên bề mặt vết bệnh
(Humpherson - Jones, 1992).
Bệnh đốm vòng do hai loài nấm Alternaria brassicae và Alternaria
brassicicola gây ra, nấm gây hại ở hầu hết các cây họ hoa thập tự như súp lơ, cải
canh, cải tàu, cải bắp, cải dầu, cải củ,…
Hai loài nấm A.brassicae và A.brassicicola phá hại cây ký chủ ở tất cả các
giai đoạn sinh trưởng kể cả hạt. Trên cây con vết bệnh xuất hiện trên thân màu đen,
làm cho cây còi cọc hoặc làm chết rạp cây con (Valkonen và Koponen, 1990).
Trên cây trưởng thành, bệnh hại chủ yếu ở phần lá già do chúng thường
xuyên tiếp xúc với đất và dễ bị xây xát khi có mưa, gió lớn. Khi bệnh xâm
nhiễm vào lá già thường không gây thiệt hại lớn đến năng suất và bệnh có thể
được kiểm soát bằng cách loại bỏ các lá bị bệnh (Chuup và Sherf, 1960).
Theo tác giả Chupp và Sherf (1960) cho biết cả hai loài nấm này đều truyền
qua hạt giống. Chúng làm nhăn hạt, héo cuống quả trước khi hình thành hạt hoặc
chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhiễm làm thối mềm thân, cuống dẫn tới
có thể làm chết cây. Ngoài việc gây hại hạt giống cây trồng, chúng còn có thể
tồn tại trong hạt giống, truyền bệnh cho cây vụ sau dẫn đến làm chết cây con
(Rangel, 1945).
Theo Mathur, S.B và CS (2000) đã mô tả cành bào tử của nấm A.brassicae
có màu oliu sáng hoặc màu nâu tối, bào tử thường mọc riêng lẻ hoặc đôi khi
mọc thành cụm. Thể sợi nấm có màu trắng, mượt với các bào tử bao phủ lên hạt
giống. Bào tử nấm thẳng, dạng chùy ngược, có vòi, bào tử có từ 6 - 19 vách
ngăn ngang (thông thường có từ 11 - 15), có từ 0 - 8 vách ngăn dọc theo chiều
dọc không đối xứng. Bào tử nhẵn với kích thước 75 - 35 x 20 - 30 µm, vòi có
chiều dài bằng 1/3 - 1/2 chiều dài của bào tử.
Cành bào tử A. brassicae tạo ra bào tử vô tính có chiều dài khoảng 160 200 µm. Sự hình thành bào tử xảy ra ở nhiệt độ khoảng 8 - 24 oC, tương ứng với
khoảng nhiệt độ này bào tử sẽ thành thục sau 12 - 14 giờ. Tại nhiệt độ tối ưu là

12



16 – 240C chuỗi bào tử được hình thành sau 12 - 14 giờ. Bào tử nấm A.
brassicae nảy mầm được trong khoảng nhiệt đồ từ 8 - 31 oC, nhưng hầu hết bào
tử nấm nảy mầm nhanh chóng trong 3 giờ khi nhiệt độ khoảng 21 - 28 oC
(khoảng 98 % bào tử nảy mầm) (Degenhardt et al., 1982).
Tản nấm A.brassicicola có màu đen sáng bóng bao gồm bào tử dính trên các
chuỗi đơn, hẹp dài. Hiếm khi sợi nấm phân nhánh và không thấy có thể sợi nấm
trên hạt giống. Bào tử thẳng, hình trụ thường thon dần về phía đỉnh có từ 1 - 11
vách ngăn ngang, vách dọc hiếm thấy (S. B. Mathur và Olaga, 2000). Nấm A.
brassicicola hình thành bảo tử ở nhiệt độ 8 - 30 oC, tại đó bào tử thành thục sau 13
- 14 giờ. Nhiệt độ tối ưu là 18 - 30 oC ở đó bào tử được hình thành sau 13 giờ.
Sự xâm nhiễm của nấm lên cây trồng chỉ xảy ra với điều kiện có giọt mưa,
sương hoặc độ ẩm không khí cao. Quá trình xâm nhiễm sẽ xảy ra tối thiểu sau 9
- 18 giờ (Humpherson - Jone và Phelps, 1989). Theo tác giả Chupp và Sherf
(1960); Rangel (1945) cho rằng độ ẩm duy trì liên tục trong 24 giờ hoặc hơn sẽ
đảm bảo cho sự xâm nhiễm thành công. Độ ẩm tương đối 91.5 % hoặc cao hơn
nấm sẽ hình thành được một lượng lớn bào tử thành thục sau 24 giờ.
Bào tử Aternaria brassicicola có thể tồn tại trên bề mặt hạt khoảng 2 năm
khi được bảo quản ở 10 oC, độ ẩm 50 %, sợi nấm có thể tồn tại trong hạt khoảng
12 năm (Maude và Humpherson - Jones, 1980). Nấm gây bệnh chịu ảnh hưởng
nhiều của thời tiết, nấm gây hại nặng cho cây trồng khi gặp điều kiện thời tiết
mát mẻ, mưa nhiều và ở những khu vực có lượng mưa tương đối cao. Trên tàn
dư cây bệnh, bào tử nấm tồn tại được khoảng 12 tuần. Những ruộng cây trồng
được thu hoạch trong vụ này sẽ là nguồn bệnh lây nhiễm bệnh cho các ruộng
trồng xung quanh và cây trồng vụ sau (Humpherson – Jones và Phelps, 1989).
Nấm gây bệnh đốm vòng tồn tại dưới dạng bào tử trên vỏ hạt hoặc sợi nấm
trong hạt cũng như tàn dư cây bệnh. Mẫu hạt cũ trên 20 tháng nhiễm nấm
Alternaria brassicae được lưu trữ ở 0oC trong 14 tháng thấy sức nảy mầm của
bào tử nấm vẫn cao. Nấm A. brassicae trong mẫu bảo quản 6 tháng ở nhiệt độ


13


23 - 30oC thấy bào tử vẫn còn hữu hiệu và còn khả năng lây nhiễm. Đôi khi
trong hạt còn có những sợi nấm tiềm sinh, vì vậy khi đã sử lý bề mặt hạt cây con
vẫn có thể bị nhiễm bệnh ( Rangel, 1945 ).
Theo nghiên cứu của tác giả Rangel (1945) cho rằng phương thức lây
nhiễm qua tàn dư cây bệnh thường xảy ra ở giai đoạn vườn ươm và cây con bị
nhiễm bệnh ở vườn ươm có thể mang nguồn bệnh ra ruộng sản xuất.
Các tác giả Tripathi và Kasuhik (1984) cho rằng nấm Alternaria brassicae
và Alternaria brassicicola còn tồn tại dạng vi hạch (microsclerotia) và hậu bào
tử khi trên lá bệnh có một phần bị thối rữa. Cả vi hạch và hậu bào tử đều có thể
được hình thành trong tế bào bào tử đính, chúng phát triển tốt nhất ở điều kiện
nhiệt độ thấp (30 oC). Bào tử hậu cũng có thể phát triển trong tế bào bào tử đính
trên đất tự nhiên ở nhiêt độ phòng (Tsuneda và Skoropad, 1977).
Nấm gây bệnh đốm vòng còn tổn tại trên tàn dư cây bệnh. Trong một số
nghiên cứu cho thấy các tác nhân gây bệnh trên tàn dư lá cây cải dầu và cải bắp
có thể tổn tại lâu như trên lá bị bệnh còn tươi. Với cải dầu tác nhân gây bệnh tổn
tại được trong 8 tuần, còn đối với cải bắp là 12 tuần (Humpherson - Jones,
1989). Theo nghiên cứu của tác giả Rangel (1945) cho rằng phương thức lây
nhiễm qua tàn dư cây bênh thường xảy ra ở giai đoạn vườn ươm và cây con bị
nhiễm bệnh ở vườn ươm có thể mang nguổn bệnh ra ruộng sản xuất.
Dựa trên các nghiên cứu về đặc điểm phát sinh phát triển, đặc điểm sinh
học của nấm gây bệnh đốm vòng, các tác giả đã đề xuất một số biên pháp phòng
trừ dịch bệnh:
Sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ: Nghiên cứu sơ bộ về xạ khuẩn cho
thấy điều kiện thí nghiệm trong phòng và trên đổng ruộng, xạ khuẩn Streptomyces
arabicus đều có tác dụng diệt trừ nấm Alternaria brassicae và Alternaria
brassicicola (Sharma và cộng sự., 1984; Sharma và cộng sự., 1985). ở Phần Lan,

người ta xử lý bề mặt hạt giống bằng Streptomyces griseoviridis (15 mg/g hạt
giống) mang lại hiệu quả phòng trừ tốt (Valkonen và Koponen, 1990).

14


×