Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

T4, bài 4 số phần tử của tập hợp tập con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.19 KB, 13 trang )

KIỂM TRA BÀI CŨ

Viết các tập hợp sau theo cách liệt kê:

a)
b)
c)
d)

P là tập hợp số chẵn lớn nhất có một chữ số;
Q là tập hợp các số tự nhiên chẵn có một chữ số;
Tập hợp số tự nhiên;
Tập hợp số tự nhiên khác không.


TIẾT 4
SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP. TẬP HỢP CON

GV: Phạm Ngọc Hoa


1. Số phần tử của một tập hợp
a. Ví dụ
Tập hợp

Số phần tử của tập hợp

A = {5}

N(A) = 1


B= {x;y}

N(B) = 2

C = {1;2;3;…;100}

N(C) = 100

¥ = {0;1;2;3;.......}

¥ có vô số phần tử


1. Số phần tử của một tập hợp
?1
Tập hợp
D = {0}

Số phần tử của tập hợp
N(D) =

1
E= {bút; thước}
H={

?2

x ∈ ¥ }/ x ≤ 10

N(E) =


2

N(H) =

11

Tìm số phần tử của tập hợp P, biết P là tập hợp các số tự nhiên x mà x + 5 = 2?

Chú ý: Tập hợp rỗng




1. Số phần tử của một tập hợp
b. Kết luận
Một tập hợp có thể có một phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không
có phần tử nào.


Bài tập 16, SGK tr 13
Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?
a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 =12;
b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 =7;
c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x.0 =0;
d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x.0 =3;
e) Tập hợp E các số tự nhiên x mà x không vượt quá 20;
f) Tập hợp F các số tự nhiên x mà x chẵn và không vượt quá 20;
g) Tập hợp G các số tự nhiên x mà x chia hết cho 2;



2. Tập hợp con
a. Tập hợp con
Ví dụ: Cho hai tập hợp:
E= {x;y}
F={x;y;c;d}
Mỗi phần tử của tập hợp E có thuộc tập hợp F không?
Mỗi phần tử của tập hợp E đều thuộc tập hợp F.

Ta nói E là tập hợp con của tập hợp F.


2. Tập hợp con

Khi nào tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B?

Định nghĩa: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập
hợp con của tập hợp B. Ký hiệu A ⊂ B hoặc B ⊃ A.

A ⊂ B hoặc B ⊃ A đọc là:
A là tập hợp con của tập hợp B
A được chứa trong B
B chứa A


2. Tập hợp con
?3
Cho ba tập hợp: M = {1;5}, A = {1;3;5},
B = {5;1;3}.
Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba tập nói trên.


Đáp án:
M ⊂ A; M ⊂ B;
A ⊂ B; B ⊂ A;


2. Tập hợp con
b. Chú ý
Hai tập hợp A và B trong ?3 có gì đặc biệt?
Đáp án: A ⊂ B và B ⊂ A.
Khi đó, ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau.

Nếu A ⊂ B và B ⊂ A thì A và B là hai tập hợp bằng nhau.


Củng cố

Nhắc lại các ký hiệu thuộc, không thuộc, tập con.

Làm bài tập 20, SGK tr 13 vào vở ghi.


Hướng dẫn bài tập về nhà

1.

Học thuộc định nghĩa tập hơp con và hai tập hợp bằng
nhau.

2.


Làm các bài tập 17,18,19 trang 13.


HAVE A NICE DAY!



×