Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

T4 so phan tu cua 1 tap hop tap hop con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.68 KB, 4 trang )

Tiết 4. Số phần tử của tập hợp. Tập hợp con

Giáo viên:

Phạm Ngọc Hoa

Ngày soạn:

16/08/2016

Ngày dạy:

2016

29/08/2016

Tiết 4. Bài 4.
SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP. TẬP HỢP CON
I.

MỤC TIÊU

I.1. Kiến thức
-

Trình bày khái niệm số phần tử của một tập hợp và khái niệm tập rỗng.

-

Trình bày khái niệm tập hợp con và cách sử dụng kí hiệu của quan hệ bao hàm.


-

Trình bày khái niệm hai tập hợp bằng nhau.

I.2. Kỹ năng
-

Xác định đúng số phần tử của một tập hợp cho trước.

-

Nhận dạng một tập hợp là tập hợp con của một tập hợp cho trước và sử dụng đúng kí
hiệu của quan hệ bao hàm.

-

Nhận dạng hai tập hợp cho trước có bằng nhau hay không.

I.3. Thái độ
-

Tích cực, chủ động và sáng tạo tham gia vào bài giảng và lĩnh hội kiến thức.

-

Yêu thích môn học.

I.4. Định hướng phát triển năng lực
-


Năng lực tư duy toán học.

-

Năng lực giao tiếp toán học.

II.

CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
-

Giáo viên: máy chiếu, máy tính, phiếu học tập.

-

Học sinh: SGK, SBT, vở ghi.

III.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH LỚP: 1’
2. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3’

Câu hỏi: Viết tập hợp P là tập hợp số chẵn lớn nhất có một chữ số, tập hợp Q các số tự nhiên chẵn
có một chữ số, tập hợp số tự nhiên, tập hợp số tự nhiên khác không.
Đáp án:

- Tập hợp số chẵn lớn nhất có một chữ số là P= {8}.

-


Tập hợp các số tự nhiên chẵn có một chữ số Q= {0; 2; 4; 6; 8}

-

Tập hợp các số tự nhiên �={0; 1; 2; 3; 4; …}

-

Tập hợp các số tự nhiên khác không �*={1; 2; 3; 4;…}.
3. GỢI ĐỘNG CƠ VÀ HƯỚNG ĐÍCH: 1’

GV: Mỗi tập hợp P, Q, �, �* có bao nhiêu phần tử?
HS: Tập hợp P có 1 phần tử, tập hợp Q có 5 phần tử, tập hợp � và �* có vô số phần tử.
Phạm Ngọc Hoa- Trường THCS Chu Văn An

1


Tiết 4. Số phần tử của tập hợp. Tập hợp con

2016

GV: Vậy, một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, ta cùng
sang bài học ngày hôm nay.
4. BÀI MỚI: 35’
Hoạt động của GV và Học sinh
1.

Nội dung


Số phần tử của một tập hợp (15’)

GV:- Giới thiệu VD1.

a. Ví dụ:

LỚP: Lắng nghe, ghi chép.

A = {5};
B = {x;y};
C = { 1;2;3;…;100}

�={0; 1; 2; 3; 4; …};
�*={1; 2; 3; 4; …}
Ta nói: Tập hợp A có 1 phần tử, tập hợp B có 2
phần tử, tập hợp C có 100 phần tử, tập hợp �
và �* có vô số phần tử.
GV: -Yêu cầu học sinh làm ?1- SGK- tr 12.

?1. – Tập hợp D={0} có một phần tử.

HS: Suy nghĩ, làm bài.

- Tập hợp E={ bút, thước} có hai phần tử.

GV: Muốn biết tập hợp H có bao nhiêu phần tử, - H=  x  N | x 10 nên
trước tiên ta cần làm gì?
H={ 0;1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}
HS: Liệt kê các phần tử của tập hợp H.

Suy ra, H có 11 phần tử.
GV: Gọi một học sinh liệt kê các phần tử của H.
Đặt câu hỏi: Như vậy, H có bao nhiêu phần tử?
HS: H có 11 phần tử.
GV: - Yêu cầu học sinh làm ?2- SGK- tr 12.
Số tự nhiên x nào thỏa mãn x+5=2?
HS: Không có số tự nhiên nào thỏa mãn x+5=2.

?2. Tìm số tự nhiên x mà x+5=2.
Không có số tự nhiên x nào thỏa mãn x+5=2.
Tập I ={x  � | x+5=2} không có phần tử nào.

GV: Nếu đặt I là tập hợp các số tự nhiên x thỏa
mãn x+5=2, thì tập I có bao nhiêu phần tử?
HS: Tập I không có phần tử nào.
GV: Đưa ra khái niệm và cách kí hiệu tập hợp Chú ý: SGK- tr 12.
rỗng. Yêu cầu học sinh đọc chú ý trong SGK- tr
Tập hợp rỗng:  .
12.
VD: I=  .
Ta thấy, tập hợp A và D có 1 phần tử, tập
b. Số phần tử của một tập hợp.
hợp E có 2 phần tử, tập hợp B có 5 phần tử, tập Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều
� và �* có vô số phần tử, tập I lại không có phần tử, có vô số phần tử hoặc cũng có thể
phần tử nào. Vậy, một tập hợp bất kì có thể có không có phần tử nào.
bao nhiêu phần tử?
HS: Một tập hợp bất kì có thể có 1, 2, 3, …
Phạm Ngọc Hoa- Trường THCS Chu Văn An

2



Tiết 4. Số phần tử của tập hợp. Tập hợp con

2016

phần tử, vô số phần tử hoặc không có phần tử
nào.
GV: Yêu cầu học sinh đọc lại phần đóng khung
trong SGK- tr 12.
GV: HD LỚP làm bài tập 16 và bổ sung các câu Bài tập 16. SGK tr 13
e-g, SGK, tr 13.
Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?
LỚP: Làm bài tập vào vở.
a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 =12;
GV: Gọi HS trả lời miệng, Nhận xét.

b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 =7;
c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x.0 =0;
d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x.0 =3;
e) Tập hợp E các số tự nhiên x mà x không vượt
quá 20;
f) Tập hợp F các số tự nhiên x mà x chẵn và
không vượt quá 20;
g) Tập hợp G các số tự nhiên x mà x chia hết
cho 2;
2.

GV: Trình bày VD.


Tập hợp con (20’)
a) Ví dụ

Vẽ sơ đồ Venn thể hiện quan hệ bao hàm giữa Cho tập hợp E= {x, y}; F={x, y, c, d}.
hai tập E, F.
Mọi phần tử của tập hợp E đều thuộc tập hợp F.
Ta nói: tập hợp E là tập hợp con của tập hợp F.
GV: Khi nào tập hợp A được gọi là tập con của
b) Định nghĩa
tập hợp B?
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập
HS: Tập A được gọi là tập con của tập B nếu
hợp B thì tập hợp A gọi là tập con của tập hợp
mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B. B.
Kí hiệu: A  B hoặc B  A.
Sơ đồ Venn:
Đọc: A là tập hợp con của tập hợp B, A chứa
trong B, hoặc B chứa A.
A  B hoặc B  A khi và chỉ khi mỗi x  A đều
có x  B .
GV: Chia lớp thành các nhóm yêu cầu làm ?3- ?3. M={1;5}; A={1;3;5}; B={5; 1; 3}
SGK- tr 13.
M  A vì M chỉ có hai phần tử 1, 5 thì 1, 5  A;
HS: Làm vào bảng nhóm. Đại diện nhóm lên M  B vì M chỉ có hai phần tử 1, 5 thì 1, 5  A;
treo kết quả.
A  B vì A có 3 phần tử 1, 3, 5 thì 1, 3, 5 đều
GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. GV chốt thuộc B;
lại đáp án đúng, cho điểm các nhóm.
B  A vì B có 3 phần tử 1, 5, 3 thì 1, 5, 3 đều
thuộc A.

Phạm Ngọc Hoa- Trường THCS Chu Văn An

3


Tiết 4. Số phần tử của tập hợp. Tập hợp con

2016

GV: Yêu cầu học sinh nhận xét các phần tử của
c) Chú ý: Hai tập bằng nhau
hai tập hợp A và B trong ?3.
A=B nếu A  B và B  A.
HS: Các phần tử của tập hợp A cũng là các
phần tử của B và ngược lại, chỉ khác thứ tự.
GV: Khi đó, ta nói tập hợp A bằng tập hợp B.
Vậy, tập A bằng tập B khi nào?
HS: A=B nếu A  B và B  A.
GV: HD học sinh làm bài tập 20 vào vở ghi.

Bài tập 20. SGK tr 13
Cho tập hợp A = {15;24}. Điền kí hiệu ∈, , =
vào ô vuông cho đúng:
a) 15 A;

IV.

b) {15}A; c) {15;24}  A

CỦNG CỐ: 3’


GV: Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Thế nào là tập hợp rỗng? Tập A là con của tập B
khi nào? Hai tập hợp A, B bằng nhau khi nào?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu LỚP làm bài tập sau:
Bài tập: Lập quan hệ bao hàm giữa các tập sau đây:
A là tập các số tự nhiên chia hết cho 2;
B là tập các số tự nhiên chẵn;
C là tập các số tự nhiên chia hết cho 3;
D là tập các số tự nhiên chia hết cho 4;
E là tập các số tự nhiên chia hết cho 6;
V.

HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: 2’

1. Học định nghĩa tập hợp rỗng, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.
2.

Làm các bài tập 17, 18, 19 trang 13 SGK, các bài tập SBT. Chuẩn bị cho tiết Luyện tập.

Phạm Ngọc Hoa- Trường THCS Chu Văn An

4



×