Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 học kì I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 40 trang )

Lưu hành nội bộ

Tài liệu ôn tập Sinh 10

Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

A. LÍ THUYẾT
Bài 1: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
* CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
 Các cấp tổ chức chính của thế giới sống gồm: tế bào, cơ thể, quần thể - loài,
quần xã, hệ sinh thái - sinh quyển.
 Các cấp tổ chức còn lại: phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan là các cấp
tổ chức trung gian.
I. Cấp tế bào
- Tế bào được cấu tạo từ các phân tử (muối vô cơ, nước, các chất hữu cơ), đại
phân tử (prôtêin, axít nuclêic, cacbohiđrat, lipit) và các bào quan.
- Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống.
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra tại tế bào.
II. Cấp cơ thể
1. Cơ thể đơn bào
Cấu tạo từ một tế bào nhưng thực hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống.
2. Cơ thể đa bào
Cấu tạo từ nhiều tế bào. Các tế bào phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức
năng tạo nên mô, cơ quan và hệ cơ quan, cơ thể.
- Mô: là tập hợp nhiều tế bào cùng thực hiện một chức năng nhất định.
- Cơ quan: nhiều mô khác nhau trong cơ thể tập hợp lại thành cơ quan.
- Hệ cơ quan: nhiều cơ quan tập hợp lại thành một hệ cơ quan, thực hiện một chức
năng nhất định của cơ thể.
- Cơ thể: tập hợp của nhiều hệ cơ quan.
III. Cấp quần thể - Loài
- Loài là một hoặc một nhóm các quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối


với nhau và tương đối cách ly sinh sản với các nhóm khác.
- Quần thể: Nhiều cá thể cùng loài sống chung với nhau trong cùng một vùng địa lí
vào cùng một thời điểm nhất định có khả năng giao phối và sinh ra con cái.
- Quần thể được xem là đơn vị sinh sản và tiến hóa của loài.
IV. Cấp quần xã
Quần xã: gồm nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau cùng chung sống trong 1
vùng địa lý nhất định.
V. Hệ sinh thái – Sinh quyển
- Hệ sinh thái: bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó tạo thành một thế
thống nhất.
- Sinh quyển: Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên trái đất.
VI. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
- Nguyên tắc thứ bậc: là tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức
sống cấp trên.
- Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp
mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức dưới không có được.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
VQHTĐN


Lưu hành nội bộ

Tài liệu ôn tập Sinh 10

- Hệ thống mở: Mọi cấp tổ chức sống đều là hệ mở, chúng không ngừng trao đổi
vật chất và năng lượng với môi trường, chịu sự tác động của môi trường, đồng thời
góp phần làm biến đổi môi trường.
- Tự điều chỉnh: Các tổ chức sống luôn có khả năng tự điều chỉnh duy trì cân bằng
động trong hệ thống (cân bằng nội môi) để giúp nó tồn tại, sinh trưởng, phát triển…

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa:
- Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này
sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Từ một nguồn gốc chung sinh vật luôn phát sinh các biến dị và CLTN không
ngừng tác động để giữ lại các dạng sống thích nghi  Dù có chung nguồn gốc nhưng
các sinh vật luôn tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau tạo nên thế giới sống vô cùng
đa dạng và phong phú

Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới
1. Khái niệm giới
Giới (Regnum): là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung
những đặc điểm nhất định.
2. Hệ thống phân loại 5 giới
Thế giới sống được chia thành các giới khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật và
động vật.
II. Đặc điểm chính của mỗi giới
1. Giới Khởi sinh (Monera)
- Đại diện: vi khuẩn (nhân sơ)
- Cấu tạo: nhân sơ có kích thước nhỏ 1-5m.
- Phương thức sống đa dạng: tự dưỡng hay dị dưỡng.
2. Giới Nguyên sinh (Protista)
- Đại diện: Tảo, Nấm nhầy và Động vật nguyên sinh.
- Tảo: SV nhân thực, đơn bào hoặc đa bào. Phương thức sống quang tự dưỡng (cơ
thể có diệp lục).
- Nấm nhầy: SV nhân thực, cơ thể tồn tại 2 pha đơn bào và hợp bào. Phương thức
sống dị dưỡng, hoại sinh.
- Động vật nguyên sinh: SV nhân thực, đơn bào. Đa dạng về hình dáng, sống dị
dưỡng hoặc tự dưỡng.
Như vậy, giới động vật nguyên sinh gồm tảo, nấm nhầy và động vật nguyên sinh

là những sinh vật được cấu tạo từ các tế bào nhân thực, cơ thể có thể đơn bào, hợp bào
hay đa bào. Phương thức sống tự dưỡng hay dị dưỡng.
3. Giới Nấm (Fungi)
- Đại diện: Các dạng Nấm men, nấm sợi, nấm đảm.
- Cấu tạo : nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, thành tế bào chứa kitin.
- Phương thức sống: dị dưỡng (hoại sinh, kí sinh, cộng sinh).
4. Giới Thực vật (Plantae)
- Đại diện: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín
- Cấu tạo: sinh vật nhân thực, đa bào, thành tế bào cấu tạo bằng cellulose.
- Hình thức sống: Sống cố định, có khả năng quang hợp (có diệp lục) tự dưỡng.
5. Giới Động vật (Animalia)

VQHTĐN


Lưu hành nội bộ

Tài liệu ôn tập Sinh 10

- Đại diện: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân
khớp, Da gai và Động vật có dây sống.
- Cấu tạo: Sinh vật nhân thực, đa bào, có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ
cơ quan chuyên hoá cao.
- Phương thức sống: dị dưỡng và có khả năng di chuyển
* Đặc điểm của các giới có thể đƣợc tóm tắt qua bảng sau
Đặc
Các giới
Đặc điểm
Sinh
Vai trò đối với tự

điểm dinh
Đại diện
sinh vật
cấu tạo
sản
nhiên và con ngƣời
dƣỡng
Phân giải các chất hữu
1.
Khởi Nhân sơ, Tự dưỡng, Vô tính Vi khuẩn
đơn bào
dị dưỡng
cơ, gây bệnh…
sinh
2. Nguyên
sinh

Nhân thực, Tự dưỡng, Vô tính
đơn và đa dị dưỡng
bào

Phân giải các chất hữu
cơ, gây bệnh, là thức
ăn cho sinh vật khác…

3. Nấm

Nhân thực, Dị dưỡng
đơn và đa
bào

Nhân
Tự dưỡng
thực, đa
bào
Nhân
Dị dưỡng
thực, đa
bào

Phân giải các chất hữu
cơ, gây bệnh, là thức
ăn cho sinh vật khác…
Thức ăn cho động vật,
điều hòa khí hậu, giữ
đất, giữ nước…
Cân bằng sinh thái, là
mắt xích quan trọng
trong chu trình sinh địa – hóa…

4. Thực vật
5. Động vật

Tảo,
Nấm
nhầy, Động
vật
nguyên
sinh
Vô tính, Nấm
men,

hữu tính Nấm
sợi,
Nấm đảm
Vô tính, Rêu, Quyết,
hữu tính Hạt trần, Hạt
kín
Vô tính, Thân lỗ, Ruột
hữu tính khoang, Giun
dẹp, Thân
mềm...

B. BÀI TẬP
Câu 1. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì
1. Tất cả các loài sinh vật đều có cấu tạo từ tế bào.
2. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều diễn ra trong tế bào.
3. Cơ sở của sinh sản là sự phân bào.
Phương án đúng là:
A. 1
B. 1, 2
C. 1, 2, 3
D. 1, 3
Câu 2. Các đại phân tử trong tế bào có thành phần chủ yếu là gì?
A. Pôlysaccarit
B. Lipit và Prôtêin
C. Gluxit và axit nuclêic
D. Prôtêin và axit nuclêic
Câu 3: Các bào quan trong tế bào do sự tập hợp của các thành phần nào?
A. Các phân tử và đại phân tử
B. Các nguyên tố chính C, H, O, N
C. Prôtêin và axit nuclêic

D. Các phức hợp chất hữu cơ, nước và muối khoáng
Câu 4. Phát biểu nào sau đây về mô là đúng?
1. Tập hợp nhiều cơ quan cùng đảm nhiệm một chức năng nhất định của cơ thể gọi là
mô.
2. Mô là tập hợp nhiều tế bào cùng loại.

VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10

Lưu hành nội bộ

3. Có nhiều loại mô như mô cơ, mô thần kinh, mô biểu bì, mô liên kết… nhưng không
có mô máu.
4. Các tế bào trong cùng một mô cùng thực hiện một chức năng nhất định.
Phương án đúng là:
A. 2, 3
B. 1, 2, 3, 4
C. 2, 3, 4
D. 2, 4
Câu 5. Nhờ quá trình điều hòa của cơ quan nào mà cơ thể động vật là một thể thống
nhất?
A. Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp
B. Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết
C. Hệ thần kinh và thể dịch
D. Nhờ tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể
Câu 6. Các cá thể cùng loài, sống chung trong với nhau trong một cùng địa lí nhất
định, tạo nên cấp độ sống nào sau đây?
A. Hệ sinh thái

B. Quần thể sinh vật
C. Quần xã sinh vật
D. Sinh quyển
Câu 7. Một cấp độ tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây?
1. Là hệ thống mở
2. Tương tác với môi trường sống
3. Cấu trúc phù hợp với chức năng
4. Tự điều chỉnh
5. Không thay đổi
6. Hoạt động độc lập với môi trường xung quanh
Phương án đúng là:
A. 4, 5, 6
B. 1, 2, 5
C. 5, 6
D. 1, 2, 3, 4
Câu 8. Vì sao các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở?
A. Trao đổi chất và năng lượng với môi trường
B. Cần được môi trường cung cấp năng lượng
C. Phải bài tiết từ cơ thể ra môi trường những chất không cần thiết
D. Lấy vật chất từ môi trường đồng hóa các hợp chất đặc trưng cho cơ thể
Câu 9. Hệ cơ quan của cơ thể đa bào là
A. Nhiều cơ quan giống nhau cùng đảm nhận một chức năng
B. Nhiều cơ quan khác nhau có chức năng khác nhau
C. Nhiều cơ quan giống nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau
D. Nhiều cơ quan khác nhau, hoạt động phối hợp cùng thực hiện một chức năng
Câu 10. Đơn vị cơ bản trong hệ thống phân loại hiện nay là
A. Loài
B. Quần thể
C. Quần xã
D. Bộ

Câu 11. Vi khuẩn được xếp vào giới nào?
A. Khởi sinh
B. Động vật
C. Nguyên sinh
D. Nấm
Câu 12. Giới khởi sinh không có đặc điểm nào?
A. Cơ thể đơn bào
B. Sống theo phương thức tự dưỡng
B. Cơ thể chứa tế bào nhân thực
D. Sống theo phương thức dị dưỡng
Câu 13. Giới nguyên sinh có những đặc điểm nào?
1. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào
2. Tế bào nhân sơ hoặc nhân thực
3. Sống theo phương thức dị dưỡng
4. Sống theo phương thức tự dưỡng
Phương án đúng là:
A. 1, 3, 4
B. 1, 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 3
VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10

Lưu hành nội bộ

Câu 14. Giới nấm không có đặc điểm nào?
1. Cơ thể đa bào phức tạp
2. Tế bào nhân sơ

3. Tế bào nhân thực
4. Sống theo phương thức tự dưỡng
5. Sống theo phương thức dị dưỡng
Phương án đúng là:
A. 2
B. 3, 4
C. 2, 4
D. 1, 2, 5
Câu 15. Giới thực vật có những đặc điểm nào sau đây?
1. Sống theo phương thức dị dưỡng
2. Cơ thể đa bào phức tạp
3. Tế bào nhân thực hoặc tế bào nhân sơ
4. Sống cố định theo phương thức tự dưỡng
5. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5
B. 2, 3, 4, 5
C. 2, 3, 4
D. 2, 4
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không thuộc giới động vật?
1. Tế bào nhân sơ
2. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào
3. Sống chuyển động và theo phương thức dị dưỡng
4. Cơ thể đa bào phức tạp
Phương án đúng là:
A. 1
B. 1, 2, 3
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 2
Câu 17. Giới nguyên sinh bao gồm

A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh .
C. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
D. Tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không thuộc nhóm động vật nguyên sinh?
A. Không có thành xenlulôzơ
B. Không có lục lạp
C. Cơ thể đa bào
D. Sống dị dưỡng, có thể vận động bằng lông hoặc roi
Câu 19. Nấm nhầy có những đặc điểm cơ bản nào?
A. Đơn bào, cộng bào; tự dưỡng hoặc dị dưỡng
B. Đa bào, dị dưỡng hoại sinh
C. Đơn bào, cộng bào; tự dưỡng quang hợp
D. Đơn bào, cộng bào; dị dưỡng hoại sinh
Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng về giới nấm?
A. Nấm là sinh vật thuộc tế bào nhân sơ
B. Mọi loài nấm đều thuộc cơ thể đa bào dạng sợi
C. Tùy theo loài, nấm có thể sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng
D. Nấm sinh sản chủ yếu bằng cách nảy chồi
Câu 21. Giới nấm sống theo phương thức dinh dưỡng nào sau đây?
1. Cộng sinh
2. Kí sinh
3. Hội sinh
4. Hoại sinh
5. Bán kí sinh
6. Tự dưỡng
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 5
B. 1, 2, 4
C. 2, 4, 5

D. 1, 2, 3, 4, 5, 6
VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10

Lưu hành nội bộ

Câu 22. Trong công nghiệp thực phẩm, khi ứng dụng hoạt động của giới nấm, con
người thường sử dụng loài nấm nào?
A. Nấm hương
B. Nấm mốc
C. Nấm hoại sinh
D. Nấm men
Câu 23. Đặc điểm về cấu tạo nào sau đây không thuộc giới thực vật?
1. Cơ thể phân hóa thành nhiều mô, cơ quan
2. Là những sinh vật nhân thực, đa bào
3. Lớp ngoài cùng của tế bào là màng sinh chất
4. Tế bào chứa lục lạp và chất diệp lục
5. Có không bào phát triển
Phương án đúng là:
A. 3, 5
B. 1, 4
C. 3
D. 2, 3
Câu 24. Giới thực vật có đặc điểm dinh dưỡng nào?
1. Tự dưỡng nhờ chứa lục lạp
2. Thân cành vững chắc nhờ tế bào có màng xenlulôzơ
3. Có thể vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng
4. Sử dụng chất vô cơ, tổng hợp chất hữu cơ

5. Có đời sống cố định
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 4
B. 1, 2, 5
C. 1, 2, 4, 5
D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu 25. Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm thích nghi của giới thực vật?
A. Có quá trình tạo hạt, quả để bảo vệ, nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối các thế
hệ
B. Có thể thụ phấn nhờ gió, nhờ nước, nhờ côn trùng, sâu bọ. Thụ tinh kép tạo hợp tử
và tạo nội nhũ để nuôi phôi phát triển
C. Hệ mạch dẫn kém phát triển
D. Có lớp cutin phủ bên ngoài bề mặt để chống mất nước nhưng bề mặt dưới của lá có
nhiều khí khổng giúp trao đổi khí và thoát hơi nước
Câu 26. Giới thực vật có những đặc điểm nào sau đây?
1. Gồm những sinh vật nhân thực hoặc nhân sơ, đơn bào hoặc đa bào
2. Cơ thể phân hóa thành các mô, cơ quan và hệ cơ quan
3. Có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh
4. Đa phần có khả năng dị dưỡng, một số ít có khả năng tự dưỡng
Phương án đúng là:
A. 2, 3, 4
B. 2, 3
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 2, 3
Câu 27. Đặc điểm về dinh dưỡng của động vật là gì?
1. Sử dụng chất hữu cơ được tổng hợp sẵn
2. Không có khả năng quang hợp vì không có lục lạp bên trong tế bào
3. Một số có khả năng hóa năng hợp để tổng hợp chất hữu cơ
4. Một số động vật có lối sống hoại sinh
Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 1, 2
D. 1, 2, 3, 4
Câu 28. Về phương thức dinh dưỡng, giới động vật có điểm khác cơ bản so với giới
thực vật là gì?
A. Giới động vật theo phương thức dị dưỡng, còn giới thực vật theo phương thức tự
dưỡng
B. Giới thực vật đồng hóa nhanh hơn tốc độ đồng hóa của giới động vật

VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10

Lưu hành nội bộ

C. Giới thực vật theo phương thức quang tự dưỡng còn giới động vật theo phương
thức quang dị dưỡng
D. A và C đúng
Câu 29. Đặc điểm nào sau đây ở giới động vật có mà giới thực vật không có?
A. Động vật chứa ribôxôm có chân còn ribôxôm trong tế bào thực vật không có chân
B. Ở tế bào động vật nhân có vai trò sinh lí trung tâm còn vai trò này ở tế bào giới thực
vật do lục lạp đảm nhận
C. Tế bào động vật có màng nguyên sinh còn tế bào thực vật chỏ có màng xenlulôzơ
D. Giới động vật có cơ quan vận động và hệ thần kinh còn thực vật thì không
Câu 30. Giới động vật được chia thành hai nhóm chính nào?
A. Nhóm động vật ở nước và nhóm động vật ở cạn
B. Nhóm động vật bậc thấp và nhóm động vật bậc cao
C. Nhóm động vật đơn bào và nhóm động vật đa bào

D. Nhóm động vật không xương sống và nhóm động vật có xương sống
Câu 31. Cho các cấp tổ chức của thế giới sống như sau
1. Cấp hệ sinh thái
2. Cấp tế bào
3. Cấp cơ thể
4. Cấp loài
5. Cấp quần thể
6. Cấp quần xã
7. Cấp sinh quyển
Cách sắp xếp nào sau đây theo thứ tự từ tổ chức thấp đến cao?
A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7
B. 2 – 3 – 5 – 4 – 6 – 1 – 7
C. 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 1
C. 2 – 3 – 5 – 4 – 6 – 7 – 1
Câu 32. Whittaker và Margulis đề nghị xếp sinh vật vào 5 giới nào sau đây?
A. Giới Thực vật; giới Động vật; giới vi sinh vật; giới sinh vật tự dưỡng; và giới sinh
vật dị dưỡng
B. Giới Khởi sinh; giới Hoại sinh; giới Nấm; giới Thực vật và giới Vi sinh vật
C. Giới Khởi sinh; giới Nguyên sinh; giới Nấm; giới Thực vật và giới Động vật
D. Giới sinh vật; giới thực vật hạt trần; giới thực vật hạt kín; giới động vật không
xương sống và giới động vật có xương sống
Câu 33. Ở giới động vật, sắp xếp nào sau đây đúng theo bậc phân loại từ thấp đến
cao?
A. Loài – Chi – Họ – Bộ – Lớp – Ngành – Giới
B. Loài – Chi – Bộ – Họ – Lớp – Ngành – Giới
C. Chi – Loài – Bộ – Họ – Lớp – Ngành – Giới
D. Loài – Bộ – Chi – Họ – Lớp – Ngành – Giới
Câu 34. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. Các đại phân tử
B. Tế bào

C. Mô
D. Cơ quan
Câu 35. Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện
nay vẫn được sử dụng là
A. Linnê
B. Lơvenhuc
C. Hacken
D. Oaitâykơ
Câu 36. Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm
A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng
B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng
C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể
D. Trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể.
Câu 37. Ngành thực vật đa dạng và tiến hoá nhất là ngành
A. Rêu
B. Quyết
C. Hạt trần
D. Hạt kín
Câu 13. Đặc điểm của vi khuẩn?
VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10

Lưu hành nội bộ

A. Thuộc nhóm nhân sơ
B. Sinh sản bằng bào tử
C. Phagơ có thể xâm nhập vào cơ thể
D. Hình thành hợp tử từng phần

Câu 38. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ
A. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật
B. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi
C. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống
D. sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế
hệ khác
Câu 39. Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là:
A. Quần thể sinh vật
B. Cá thể sinh vật
C. Cá thể và quần thể
D. Quần xã sinh vật
Câu 40. Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là:
A. Quần thể sinh vật
B. Cá thể snh vật
C. Cá thể và quần thể
D. Quần xã và hệ sinh thái
Câu 41. Những giới sinh vật nào thuộc nhóm sinh vật nhân thực?
A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật
B. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật
C. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm
D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật
Câu 42. Giới động vật gồm những sinh vật mang các đặc điểm nào?
A. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh
B. Đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh
C. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh
D. Đa bào, một số tập đoàn đơn bào,nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản
ứng nhanh
Câu 43. Giới thực vật gồm những sinh vật mang đặc điểm gì?
A. Đa bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng chậm
B. Đa bào, nhân thực, phần lớn tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm

C. Đa bào, một số loại đơn bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng
chậm
D. Đa bào, nhân thực, tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm
Câu 44. Nấm men thuộc giới nào?
A. Khởi sinh
B. Nguyên sinh
C. Nấm
D. Thực vật

Câu 45. Địa y là sinh vật thuộc giới nào?
A. Khởi sinh
B. Nấm
C. Nguyên sinh

VQHTĐN

D. Thực vật


Lưu hành nội bộ

Tài liệu ôn tập Sinh 10

Phần hai: SINH HỌC TẾ BÀO
Chƣơng I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

A. LÍ THUYẾT
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƢỚC
I. Các nguyên tố hóa học
- Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg…

- Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sinh vật chia thành: nguyên tố đại
lượng và nguyên tố vi lượng.
- Nguyên tố đại lượng:
+ Có hàm lượng ≥ 0,01% khối lượng cơ thể sống như: C, H, O, N, Ca, S,...
+ Các nguyên tố đa lượng chính (C, H, O, N) là thành phần cấu tạo nên các đại
phân tử hữu cơ: Prôtêin, cacbohiđrat, lipit và A.Nu cấu tạo nên tế bào, tham gia các
hoạt động sinh lí của tế bào.
- Nguyên tố vi lượng:
+ Có hàm lượng < 0,01% khối lượng chất khô: Mo, Ni, I, Fe, Mn, Cu, Zn…
+ Là thành phần cấu tạo nên các enzim, các hoocmon, điều tiết các quá trình
trao đổi chất trong tế bào.
II. Nƣớc và vai trò của nƣớc trong tế bào
1. Cấu trúc và đặc tính lí hóa của nƣớc
- Cấu tạo: gồm 2 nguyên tử hiđrô liên kết cộng hoá trị với 1 nguyên tử ôxi. CTHH
H2O.
- Tính chất: nước có tính phân cực → các phân tử nước có thể liên kết với nhau
tạo nên cột nước liên tục.
2. Vai trò của nƣớc đối với tế bào
- Là thành phần chủ yếu trong mọi cơ thể sống, là dung môi hòa tan các chất, là
môi trường phản ứng, tham gia các phản ứng sinh hóa...
- Điều hòa thân nhiệt.
Đọc thêm
- Nước tự do là nước chứa trong các thành phần của tế bào, trong không bào,
trong các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn. Nước tự do có các vai trò sau:
+ Làm dung môi hòa tan các chất.
+ Là môi trường cho các phản ứng sinh hóa. Hầu hết các phản ứng sinh hóa
trong tế bào thực vật đều xảy ra trong dung dịch nước.
+ Tham gia vào các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ
của cây, tham gia quang hợp, hô hấp…)
+ Đảm bảo độ nhớt của nguyên sinh chất, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn

ra bình thường.
- Nước liên kết là dạng nước bị các phần tử tích điện hút bởi một lực nhất định
hoặc trong các liên kết hóa học. Nước liên kết có vai trò:
+ Đảm bảo độ bền vững hệ thống keo nguyên sinh chất của tế bào. Bảo vệ các
thành phần quan trọng trong tế bào.
+ Duy trì độ trương và một phần hình dạng tế bào.
+ Đánh giá được tính chịu nóng, chịu hạn của cây.
VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10

Lưu hành nội bộ

Bài 4: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT
I. Cacbohiđrat (đƣờng)
1. Cấu trúc hóa học
- Là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O. Đơn phân chủ yếu cấu
tạo nên Cacbohiđrat là đường 6C.
- Có các dạng đường sau: đường đơn, đường đôi, đường đa.
a. Monosaccarit (Đƣờng đơn): gồm các loại đường chứa từ 3C đến 7C.
- Đường 5C (Pentoz: riboz, deôxiriboz): tham gia cấu tạo Nuclêôtit.
- Đường 6C (Hexoz: glucoz, fructoz, galactoz): đơn phân cấu tạo đường đôi, đa
b. Disaccarit (Đƣờng đôi): gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết
glicozit (saccaroz, lactoz, mantoz).
c. Polisaccarit (Đƣờng đa): gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên
kết glicozit (tinh bột, glicogen, xenluloz, kitin).
2. Chức năng của cacbohiđrat
- Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể.
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.

II. Lipit
- Là chất hữu cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O. Không tan trong nước, chỉ
tan trong dung môi hữu cơ: benzen, ete, clorofooc, rượu nóng…
- Lipit bao gồm lipit đơn giản (mỡ, dầu, sáp) và lipit phức tạp (photpholipit và
steroit).
1. Mỡ
- Cấu tạo: gồm 1 phân tử glixêrol liên kết với 3 axit béo bởi các liên kết este (mỡ
động vật thường là các axit béo no, dầu thực vật là các axit béo no không no).
- Chức năng: dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
2. Photpholipit
- Cấu tạo: gồm glixêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm photphat.
- Chức năng: là thành phần cấu tạo chính của màng tế bào.
3. Stêrôit
- Colestêron cấu tạo màng tế bào.
- Estrôgen, testosterôn là hoocmôn giới tính. Chức năng: tham gia vào quá trình
trao đổi chất, điều hòa sinh trưởng.
4. Các sắc tố và vitamin: có bản chất lipit như
- Diệp lục, carôtenôit: hấp thu năng lượng ánh sáng trong quang hợp.
- Các vitamin:
+ Vitamin A: hỗ trợ màu sắc thị lực, tăng trưởng hợp lí và làn da khỏe mạnh.
Vitamin A có trong gan, hoa quả, lá rau xanh, sữa…
+ Vitamin D: tăng khả năng hấp thụ canxi và sự phát triển của xương và răng.
Các nguồn thức ăn chứa dồi dào vitamin D đó là gan, cá, lòng đỏ trứng, sữa và ngũ cốc
tăng cường. Ngoài ra cơ thể của bạn cũng tự sản xuất ra vitamin D trong nội bộ cơ thể.
+ Vitamin E có khả năng giúp hình thành hồng cầu, bảo vệ phổi và duy trì các
mô trong gan, mắt và da. Bạn có thể tìm được ở các loại hạt, hạt giống, cá mòi và rau
lá xanh.
+ Vitamin K giúp cho khả năng chống đông máu. Nguồn của vitamin này bao
gồm dầu đậu tương, sữa và các loại rau xanh lá. Đồng thời cơ thể cũng sản xuất
vitamin K trong nội bộ cơ thể.


VQHTĐN


Lưu hành nội bộ

Tài liệu ôn tập Sinh 10

Bài 5: PRÔTÊIN
I. Cấu trúc của Prôtêin
1. Thành phần cấu tạo
- Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo gồm các đơn phân là các axit amin.
- CTCT chung của axít amin

- Thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin quyết định tính đa dạng
của Prôtêin.
2. Các bậc cấu trúc
- Prôtêin có 4 bậc cấu trúc: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4.
- Khi cấu trúc không gian 3 chiều của Prôtêin bị hỏng thì Prôtêin mất đi chức năng
sinh học (bậc 3, 4).
II. Chức năng của Prôtêin
- Tham gia vào cấu trúc tế bào và cơ thể.
- Vận chuyển các chất.
- Bảo vệ cơ thể.
- Thu nhận thông tin.
- Xúc tác các phản ứng.
- Điều hoà quá trình trao đổi chất....
* Đọc thêm
Loại
Prôtêin

Prôtêin cấu
trúc
Prôtêin
Enzime
Prôtêin
Hormone
Prôtêin vận
chuyển
Prôtêin vận
động
Prôtêin bảo
vệ
Prôtêin thụ
quan
Prôtêin dự
trữ

VQHTĐN

Chức năng
Cấu trúc, nâng đỡ
Xúc tác sinh học: tăng
nhanh, chọn lọc các
phản ứng sinh hóa
Điều hòa các hoạt động
sinh lý
Vận chuyển các chất
Tham gia vào chức năng
vận động của tế bào và
cơ thể

Bảo vệ cơ thể chống
bệnh tật
Cảm nhận, đáp ứng các
kích thích của môi
trường
Dự trữ chất dinh dưỡng

Ví dụ
Collagen và Elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây
chẳng, gân. Keratin tạo nên cấu trúc chắc của da, lông, móng. Prôtêin tơ nhện, tơ tằm tạo
nên độ bền vững của tơ nhện, vỏ kén
Các Enzime thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, Enzime Amylase trong nước bọt
phân giải tinh bột chín, EnzimePepsin phân giải Prôtêin, Enzime Lipase phân giải Lipid
Hormone Insulin và Glucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều
hòa hàm lượng đường Glucosetrong máu động vật có xương sống
Huyết sắc tố Hemoglobin có chứa trong hồng cầu động vật có xương sống có vai trò vận
chuyển Oxy từ phổi theo máu đi nuôi các tế bào
Actinin, Myosin có vai trò vận động cơ. Tubulin có vai trò vận động lông, roi của các
sinh vật đơn bào
Interferon chống virut. Kháng thể chống vi khuẩn gây bệnh
Thụ quan màng của tế bào thần kinh khác tiết ra (chất trung gian thần kinh) và truyền tín
hiệu
Albumin lòng trắng trứng là nguồn cung cấp axit amin cho phôi phát triển. Casein trong
sữa mẹ là nguồn cung cấp Acid Amincho thai nhi. Trong hạt cây có chứa nguồn Prôtêin
dự trữ cần cho hạt nảy mầm


Lưu hành nội bộ

Tài liệu ôn tập Sinh 10


Bài 6: AXIT NUCLEIC

I. Axit Deôxiribonucleic (ADN)
1. Cấu trúc của ADN
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit (gồm 4
loại: A, T, G, X)
- Mỗi nuclêôtit được cấu tạo từ 3
thành phần:
+ 1 gốc đường pentoz (Deôxiriboz)
+ Nhóm phôtphat
+ 1 trong 4 loại bazơ nitơ: A, T, G,
X
- Các nucleotit trên 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste (lk cộng
hóa trị) tạo thành chuỗi polinucleotit.
- Theo Watson – Crick: Phân tử ADN gồm 2 chuỗi polinucleotit xoắn song song,
ngược chiều nhau quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
- Các Nu ở 2 chuỗi polinucleotit liên kết với nhau bằng lk hiđrô theo NTBS: A liên
kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
- Mỗi vòng xoắn có: 10 cặp Nu, dài 34 Å, đường kính vòng xoắn 20 Å.
2. Chức năng của ADN
Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
II. Axit Deôxiribonucleotit (ARN).
1. Cấu trúc của ARN
ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 1 nucleotit. Có 4 loại
nucleotit là A, U, G, X. Có 3 loại ARN thực hiện các chức năng khác nhau:
- mARN: cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit dưới dạng mạch thẳng.
- tARN: có cấu trúc với 3 thùy, trong đó có 1 thùy mang bộ 3 đối mã.
- rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nucleotit liên kết bổ sung với
nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ.

2. Chức năng các loại ARN
- mARN: truyền đạt thông tin di truyền.
- rARN: cùng với Prôtêin cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp Prôtêin.
- tARN: vận chuyển các axit amin đến ribôxôm để tổng hợp Prôtêin.

VQHTĐN


Lưu hành nội bộ

Tài liệu ôn tập Sinh 10

B. BÀI TẬP
Câu 1. Về mặt cấu tạo, giới động vật khác giới thực vật ở đặc điểm cơ bản nào?
A. Ở động có màng sinh chất, còn ở thực vật thì không
B. Ở thực vật có lục lạp chứa diệp lục còn ở động vật thì không
C. Tế bào động vật có nhân phát triển còn ở tế bào thực vật thì không
D. Ở thực vật có không bào còn ở động vật thì không
Câu 2. Căn cứ vào điều nào sau đây, người ta cho rằng giới vô cơ và giới hữu cơ được
thống nhất ở cấp độ nguyên tử?
A. Vì giới vô cơ có trước, giới hữu cơ có sau
B. Vì cả hai giới đều có chung nguồn gốc
C. Vì các nguyên tố hóa học tìm thấy trong vật thể sống cũng tồn tại trong vật thể vô

D. Vì cả hai giới đều xảy ra trao đổi chất với môi trường bên ngoài
Câu 3. Nhóm nguyên tố nào sau đây đều là những nguyên tố đa lượng?
A. C, H, O, N, Mn
B. Ca, Na, N, P, Fe, K
C. S, Mg, Ca, K, N, Na
D. H, N, C, Ca, Cu, O

Câu 4. Điều nào sau đây sai khi đề cập đến các nguyên tố đa lượng?
1. Tế bào cơ thể cần sử dụng một lượng lớn hơn rất nhiều so với các nguyên tố vi
lượng
2. Có vai trò chủ yếu trong xây dựng các cấu trúc của tế bào
3. Là thành phần không thể thiếu trong các hệ enzim quan trọng của tế bào
4. Phần lớn được tồn tại trong chất nguyên sinh dưới dạng anion và cation
Phương án đúng là
A. 2, 4
B. 1, 2, 4
C. 3
D. 1, 4
Câu 5. Các nguyên tố nào là thành phần chủ yếu của cơ thể sống?
A. C, H, O, N, Fe, Cu
B. C, H, O, N, Mg, P
C. C, H, O, N, P, Ca
D. C, H, N, P, K
Câu 6. Nước có vai trò nào đối với hoạt động sống của tế bào?
A. Là nguyên liệu ôxi hóa cung cấp năng lượng cho tế bào
B. Bảo vệ cấu trúc tế bào; điều hòa nhiệt độ; là dung môi hòa tan và là môi trường
phản ứng của các thành phần hóa học; là nguyên liệu cho các phản ứng trao đổi chất
C. Bảo vệ cấu trúc tế bào; điều hòa nhiệt độ; là dung môi hòa tan và là môi trường
phản ứng của các thành phần hóa học
D. Điều hòa nhiệt độ; là dung môi hòa tan và là môi trường phản ứng của các thành
phần hóa học; là nguyên liệu cho các phản ứng trao đổi chất
Câu 7. Các loại hợp chất được gọi là đại phân tử hữu cơ, có vai trò quan trọng đối với
tế bào gồm có
A. Xenlulôzơ, phốtpholipit, sterôit, clorophyl, saccarôzơ, mantôzơ, lipit, axit nuclêic,
prôtêin và diệp lục
B. Cacbohiđrat, lipit, ARN, prôtêin, ADN
C. Xenlulôzơ, phốtpholipit, sterôit, clorophyl, saccarôzơ, mantôzơ, lipit, axit nuclêic,

prôtêin và diệp lục, cacbohiđrat, lipit, ARN, prôtêin, ADN
D. Xenlulôzơ, phốtpholipit, sterôit, prôtêin, ADN
Câu 8. Đâu là công thức tổng quát của cacbohiđrat?
A. (CH2O)n
B. (CHO)n
C. (C2H2O)n
D. (CHO2)n
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng với đường đơn?
A. Là đơn phân của pôlisaccarit, dễ bị ôxi hóa để cung cấp năng lượng cho tế bào,
quan trọng nhất là đường chứa 5C và 6C
VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10

Lưu hành nội bộ

B. Có từ 3 – 7 cacbon, là đơn phân của pôlisaccarit, dễ bị ôxi hóa để cung cấp năng
lượng cho tế bào
C. Có từ 3 – 7 cacbon, là đơn phân của pôlisaccarit, dễ bị ôxi hóa để cung cấp năng
lượng cho tế bào, quan trọng nhất là đường chứa 5C và 6C, các đường đơn có tính ôxi
hóa mạnh
D. Có từ 3 – 7 cacbon, là đơn phân của pôlisaccarit, dễ bị ôxi hóa để cung cấp năng
lượng cho tế bào, quan trọng nhất là đường chứa 5C và 6C
Câu 10. Fructôzơ còn được gọi là gì?
A. Đường mía
B. Đường quả
C. Đường nho
D. Đường sữa
Câu 11. Hãy nối các loại đường cho đúng với tên gọi của chúng?

1. Glucôzơ
a. Đường sữa
2. Fructôzơ
b. Đường mía
3. Galactôzơ
c. Đường quả
4. Saccarôzơ
d. Đường nho
5. Pentôzơ
Đáp án đúng là:
A. 1d, 2c, 4b, 5a
B. 1a, 2b, 3c, 4d
C. 1d, 2c, 3a, 4b
D. 1d, 2c, 3b, 4a
Câu 12. Người ta cho các loại đường và tên gọi của chúng
1. Monosaccarit
a. Đường đôi
2. Saccarôzơ
b. Đường sữa
3. Disaccarit
c. Đường đa
4. Mantôzơ
d. Đường mía
5. Pôlisaccarit
e. Đường đơn
6. Lactôzơ
g. Đường mạch nha
7. Xenlulôzơ
04 bạn học sinh (A, B, C và D) đã nối các loại đường với tên gọi của chúng
nhưng có 1 bạn đã nối các cặp đều sai. Hãy cho biết đó là bạn nào?

A. 1a, 3c, 5e, 6b
B. 2b, 4d, 5c, 7g
C. 2b, 3c, 4e, 7a
D. 3b, 4c, 5a, 6b
Câu 13. Chức năng của Cacbohiđrat là gì?
A. Là thành phần cấu trúc của axit nhân; là nguyên liệu ôxi hóa; là chất dự trữ cho tế
bào; là thành phần bắt buộc của các enzim quan trọng; tham gia xây dựng nhiều bộ
phận của tế bào
B. Là nguyên liệu ôxi hóa; là chất dự trữ cho tế bào; tham gia xây dựng nhiều bộ phận
của tế bào
C. Là chất dự trữ cho tế bào; tham gia xây dựng nhiều bộ phận của tế bào
D. Là nguyên liệu ôxi hóa; là chất dự trữ cho tế bào
Câu 14. Lipit đơn giản gồm các hợp chất nào?
A. Mỡ, dầu và sterôit
B. Mỡ, sáp và phốtpholipit
C. Phốtpholipit và sterôit
D. Mỡ, sáp và dầu
Câu 15. Lipit phức tạp gồm các hợp chất nào?
A. Các phốtpholipit và steroit
B. Các este và phốtpholipit
C. Các phốtpholipit, mỡ, dầu và sáp
D. Các phốtpholipit, sterôit, mỡ, dầu và sáp
Câu 16. Vì sao phốtpholipit có tính lưỡng cực?
A. Đầu ưa nước gắn với axit béo, đuôi kị nước là đầu ancol phức
VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10

Lưu hành nội bộ


B. Đầu ưa nước với glixêrol, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hiđrô dài của axit béo
C. Đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với mạch cacbua hiđrô dài của
axit béo
D. Đầu ưa nước gắn với ancol phức, đuôi kị nước gắn với axit béo
Câu 17. Các hợp chất nào sau đây đều thuộc nhóm sterôit?
A. Mỡ, dầu và sáp
B. Estrogen, colesterol, testosterol, progesterol
C. Colesterol, phenol, progesterol, estrogen
D. Colesterol, progesterol, axit mật, ancol
Câu 18. Trong các hợp chất của lipit, giữa glyxerol và axit béo thực hiện bởi loại liên
kết gì?
A. Este
B. Cộng hóa trị
C. Hiđrô
D. Disunfua
Câu 19. Chức năng của lipit là gì?
A. Tham gia cấu trúc hệ thống các màng sinh học; Là chất dự trữ; Là thành phần cấu
trúc của diệp lục
B. Tham gia cấu trúc hệ thống các màng sinh học; Là chất dự trữ; Là thành phần cấu
trúc của diệp lục; Là thành phần cấu tạo các vitamin A, K, D, E
C. Là thành phần bắt buộc của enzim; Là thành phần cấu trúc của màng xenlulôzơ
D. Tham gia cấu trúc hệ thống các màng sinh học; Là thành phần cấu trúc của diệp
lục; Là thành phần cấu tạo các vitamin A, K, D, E
Câu 20. Đâu là điểm giống nhau giữa cacbohiđrat và lipit?
A. Đều được cấu tạo bởi 3 nguyên tố chính là C, H, O; Đều là nguồn năng lượng dự
trữ của tế bào; Đều là thành phần cấu trúc các bộ phận của tế bào; Đều là nguyên liệu
trực tiếp để ôxi hóa tạo năng lượng; Đều tham gia cấu tạo các hoocmôn sinh dục
B. Đều được cấu tạo bởi 3 nguyên tố chính là C, H, O; Đều là nguồn năng lượng dự
trữ của tế bào

C. Đều được cấu tạo bởi 3 nguyên tố chính là C, H, O; Đều là nguồn năng lượng dự
trữ của tế bào; Đều là thành phần cấu trúc các bộ phận của tế bào
D. Đều là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào; Đều là thành phần cấu trúc các bộ phận
của tế bào
Câu 21. Mỗi đơn phân của prôtêin gồm có các thành phần nào?
A. Nhóm – NH2, nhóm – COOH, gốc hóa học R có hóa trị 1
B. Axit phesphoric, đường C5H10O4, bazơ nitric
C. Nhóm – NH2, Axit phesphoric, đường C5H10O4, bazơ nitric
D. Nhóm – NH2, nhóm – COOH, bazơ nitric
Câu 22. Trong cấu trúc của 1 axit amin, nhóm – COOH có tên gọi là (1) nhờ đó
prôtêin có tính (2). (1) và (2) lần lượt là gì?
A. Cacbôxyl và axit
B. Cacbôxyl và kiềm
C. Amin và axit
D. Amin và kiềm
Câu 23. Tính chất hóa học của một axít amin được quyết định bởi nhóm nào trong cấu
trúc của nó?
A. Nhóm amin
B. Nhóm Cacbôxyl
C. Gốc hóa trị R
D. Liên kết hóa học với axít amin bên cạnh
Câu 24. Liên kết hóa học giữa các axít amin trong cấu trúc prôtêin được gọi là gì?
A. Liên kết Hiđrô
B. Liên kết ion
C. Liên kết peptit
D. Liên kết hóa trị
VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10


Lưu hành nội bộ

Câu 24. Số lượng chuỗi pôlypeptit trong cấu trúc của 1 phân tử prôtêin là bao nhiêu?
A. 4 chuỗi
B. Nhiều hơn 1 chuỗi
C. Phụ thuộc vào cấu trúc không gian của prôtêin cụ thể
D. 1 chuỗi
Câu 25. Đặc điểm của prôtêin cấu trúc bậc 4 là gì?
A. Hai hay nhiều chuỗi pôlypeptit phối hợp với nhau
B. 1 chuỗi pôlypeptit xoắn hình cầu
C. 2 chuỗi pôlypeptit xoắn anpha hoặc gấp nếp bêta
D. 4 chuỗi pôlypeptit mạch thẳng
Câu 26. Nội dung nào sau đây không đúng?
A. Có 4 dạng cấu trúc không gian cơ bản của prôtêin gồm bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4
B. Prôtêin bậc 1 có mạch thẳng, bậc 2 xoắn lò xo có liên kết hiđrô để tăng độ vững
chắc giữa các vòng
C. Prôtêin bậc 3 hình cầu, trong prôtêin bậc 4 các chuỗi pôlypeptit xếp thành khối
dạng cầu
D. Prôtêin nào có bậc càng cao, độ bền vững càng thấp
Câu 27. Tính đa dạng của prôtêin do yếu tố nào quy định?
A. Cấu trúc không gian; Trình tự sắp xếp các axít amin
B. Cấu trúc không gian; Trình tự sắp xếp các axít amin; Liên kết hóa học; Thành phần
và số lượng axít amin
C. Cấu trúc không gian; Trình tự sắp xếp các axít amin; Thành phần và số lượng axít
amin
D. Trình tự sắp xếp các axít amin; Thành phần và số lượng axít amin
Câu 28. Prôtêin có các chức năng nào sau đây?
A. Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất; Kháng thể, bảo vệ cơ thể; Kích tố, điều
hòa trao đổi chất; Chỉ huy việc tổng hợp NST; Nguyên liệu ôxi hóa tạo năng lượng;

Quy định các tính trạng của cơ thể
B. Chỉ huy việc tổng hợp NST; Quy định các tính trạng của cơ thể
C. Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất; Kháng thể, bảo vệ cơ thể; Kích tố, điều
hòa trao đổi chất; Nguyên liệu ôxi hóa tạo năng lượng; Quy định các tính trạng của cơ
thể
D. Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất; Kháng thể, bảo vệ cơ thể; Kích tố, điều
hòa trao đổi chất; Nguyên liệu ôxi hóa tạo năng lượng
Câu 29. Thông tin di truyền là gì?
A. Là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của gen được dịch mã thành trình tự các
axít amin trong phân tử prôtêin
B. Là trình tự các đối mã của tARN, sẽ dịch mã thành trình tự các axít amin trong phân
tử prôtêin
C. Là trình tự các ribônuclêôtit được ghi trong bản phiên mã được dịch mã thành trình
tự các axít amin trong phân tử prôtêin
D. Là trình tự các axít amin trong phân tử prôtêin
Câu 30. Trâu, bò, ngựa, thỏ… đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác
nhau do đâu?
A. Do cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau
B. Do có quá trình trao đổi chất khác nhau
C. Bộ máy tiêu hóa của chúng khác nhau
D. Có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit
VQHTĐN


Lưu hành nội bộ

Tài liệu ôn tập Sinh 10

Câu 31. ADN dạng B thường gặp phổ biến có các đặc điểm nào?
A. Xoắn kép, xoắn phải, khối lượng lớn; dài hàng trăm µm, rộng 20Å

B. Rộng 20Å, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi chu kì dài 34Å gồm 10 cặp
nuclêôtit
C. Xoắn kép, xoắn phải, khối lượng lớn; dài hàng trăm µm, rộng 20Å; cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân, mỗi chu kì dài 34Å gồm 10 cặp nuclêôtit
D. Xoắn kép, xoắn trái, khối lượng lớn, dài hàng trăm nanômet, rộng 20Å
Câu 32. ADN được cấu tạo bởi các nguyên tố chính nào sau đây?
A. C, H, O, N, K
B. C, H, O, P
C. C, H, O, N, P
D. C, H, O, N, S
Câu 33. Kích thước trung bình của 1 nuclêôtit là bao nhiêu?
A. 3,4 µm
B. 3,4 nm
C. 3,4 Å
D. 34 Å
Câu 34. Vào năm (1) hai nhà khoa học (2) đã xây dựng mô hình ADN dạng B. (1) và
(2) lần lượt là gì?
A. 1927, Bo và Corens
B. 1953, Whatson và Crick
C. 1927, Devries và Corens
D. 1901, Whatson và Crick
Câu 35. Trong cấu trúc ADN có các loại liên kết hóa học nào?
A. Liên kết cộng hóa trị và liên kết hiđrô
B. Liên kết peptit và liên kết cộng hóa trị
C. Liên kết hiđrô và liên kết peptit
D. Liên kết hiđrô và liên kết glicozit
Câu 36. Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp nuclêôtit trong hai mạch của ADN được
thực hiện như thế nào?
A. Giữa A và G nối với nhau bởi 2 liên kết hiđrô; giữa T và X liên kết với nhau bởi 3
liên kết hiđrô

B. Giữa A và T nối với nhau bởi 2 liên kết hiđrô; giữa G và X liên kết với nhau bởi 3
liên kết hiđrô
C. Giữa A và X nối với nhau bởi 2 liên kết hiđrô; giữa G và T liên kết với nhau bởi 3
liên kết hiđrô
D. Giữa A và T nối với nhau bởi 3 liên kết hiđrô; giữa G và X liên kết với nhau bởi 2
liên kết hiđrô
Câu 37. Các hệ quả rút ra từ nguyên tắc bổ sung là gì?
1. A = T; G = X;

AG
1
TX

2. Trong ADN tổng hai loại nuclêôtit có kích thước lớn luôn bằng tổng hai loại
nuclêôtit có kích thước bé
3. Biết trình tự nuclêôtit của mạch này ta suy ra được trình tự nuclêôtit của
mạch kia
4. A = G; T = X;

AT
1
G X

Phương án đúng là:
A. 1
B. 1, 2
C. 1, 2, 3
D. 1, 2, 3, 4
Câu 38. Một đoạn ADN dài 2788Å chứa bao nhiêu vòng xoắn?
A. 41

B. 164
C. 82
D. 28
Câu 39. Một gen có chiều dài 5100Å sẽ chứa bao nhiêu nuclêôtit?
A. 2400
B. 3000
C. 3500
D. 1500
Câu 40. Các thành phần chính trong cấu trúc của 1 ribônuclêôtit là gì?
A. Axit photphoric, đường C5H10O5, bazơ nitric
B. Polypeptit, đường C5H10O5, bazơ nitric
VQHTĐN


Lưu hành nội bộ

Tài liệu ôn tập Sinh 10

C. Polypeptit, đường C5H10O4, bazơ nitric
D. Axit photphoric, đường C5H10O4, bazơ nitric
Câu 41. Kí hiệu của 3 loại ARN thông tin, ARN vận chuyển và ARN ribôxôm lần lượt
là gì?
A. mARN, rARN, tARN
B. mARN, tARN, rARN
C. tARN, mARN, rARN
D. tARN, rARN, mARN
Câu 42. Nói đến ARN, câu nào sau đây không đúng?
A. rARN có vai trò tổng hợp eo thứ cấp của NST
B. mARN là bản phiên mã từ mạch khuôn của gen
C. rARN có vai trò tổng hợp các chuỗi polypeptit đặc biệt tạo thành ribôxôm

D. tARN có vai trò hoạt hóa axít amin tự do và vận chuyển đến ribôxôm
Câu 43. Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là gì?
1. Số lượng mạch, số lượng đơn phân
2. Cấu trúc của một đơn phân khác nhau ở đường, trong ADN có T không có U
còn trong ARN thì ngược lại
3. Liên kết hóa trị xảy ra giữa H3PO4 với đường 5C
4. Về liên kết hiđrô và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric
Phương án đúng là:
A. 2, 4
B. 1, 3, 4
C. 1, 4
D. 1, 2, 4
Câu 44. Trong thành phần hóa học của tế bào có những nguyên tố chủ yếu nào?
A. C, H, O, N
B. N, P, K
C. Mn, Mo, Cu, Zn D. C, H, O, N, Mg
Câu 45. Chức năng cơ bản của Cacbohiđrat là gì?
A. Là thành phần cấu trúc của các hệ enzim quan trọng trong tế bào
B. Bảo quản, lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
C. Cấu trúc màng sinh chất, tạo kháng thể và các hoocmôn quan trọng
D. Cấu trúc, dự trữ, nguyên liệu oxy hóa cung cấp năng lượng
Câu 46. Phát biểu nào sau đây về prôtêin là sai?
A. Prôtêin là đại phân tử sinh học, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân; có vai trò
cấu trúc và tham gia các hoạt động sinh lí quan trọng của tế bào
B. Prôtêin được cấu tạo bởi các đơn phân axít amin, nối với nhau bằng liên kết peptit.
Có 4 cấu trúc không gian gồm: bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4
C. Mọi cơ thể sống dù tiến hóa thấp nhất hay cao nhất đều được cấu tạo bởi prôtêin
D. Prôtêin được cấu tạo bởi 4 nguyên tố chính l à C, H, O, N; có vai trò truyền đạt
thông tin di truyền cho nhân tế bào
Câu 47. Gọi A, T, G, X là các loại nuclêôtit trong ADN. Tương quan nào sau đây là

không đúng?
A. A+T = G+X

B.

A X
1
T G

C. A+G = T+X
D. %(A+X) = %(G+T)
Câu 48. Một gen có 96 chu kì xoắn thì có bao nhiêu cặp nuclêôtit?
A. 1920
B. 960
C. 480
D. 1440
Câu 49. Một gen có số lượng nuclêôtit loại G = 525 chiếm 35% tổng số nuclêôtit của
gen. Số liên kết hóa trị và liên kết hiđrô của gen lần lượt là bao nhiêu?
A. 2998 và 2025
B. 1499 và 2025
C. 1498 và 2025
D. 1498 và 1500
Câu 50. Vì sao các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật?
A. Phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật
B. Chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym
C. Chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật
VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10


Lưu hành nội bộ

D. Chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định
Câu 51. Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên
A. Lipit, enzym
B. Prôtêin, vitamin.
C. Đại phân tử hữu cơ
D. glucôzơ, tinh bột, vitamin
Câu 52. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. Nhiệt dung riêng cao
B. Lực gắn kết
C. Nhiệt bay hơi cao
D. Tính phân cực
Câu 53. Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước mang đặc điểm nào?
A. Rất nhỏ
B. Có xu hướng liên kết với nhau
C. Có tính phân cực
D. Dễ tách khỏi nhau
Câu 54. Do đâu nước có tính phân cực?
A. Cấu tạo từ oxi và hiđrô
B. Electron của hiđrô yếu.
C. 2 Đầu có tích điện trái dấu
D. Các liên kết hiđrô luôn bền vững
Câu 55. Cácbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố nào?
A. C, H, O, N
B. C, H, N, P
C. C, H, O
D. C, H, O, P
Câu 56. Cacbohyđrat gồm các loại nào?

A. Đường đơn, đường đô
B. Đường đôi, đường đa
C. Đường đơn, đường đa
D. Đường đôi, đường đơn, đường đa
Câu 57. Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohyđrat là gì?
A. Glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ
B. Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ
C. Glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ
D. Fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ
Câu 58. Đường mía (saccarotơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi
A. Hai phân tử glucozơ
B. Một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ
C. Hai phân tử fructozơ
D. Một phân tử gluczơ và một phân tử galactozơ
Câu 59. Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là
A. Tinh bột
B. Xenlulôzơ
C. Đường đôi
D. Cacbohyđrat
Câu 60. Fructôzơ là 1 loại
A. pôliasaccarit
B. đường pentôzơ C. Đisaccarrit
D. Đường hecxôzơ
Câu 61. Chất hữu cơ nào có đặc tính kị nước?
A. Prôtit
B. Lipit
C. Gluxit
D. Lipit và Gluxit
Câu 62. Một phân tử mỡ bao gồm
A. 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo

B. 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo
C. 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo
D. 3 phân tử glxêrôl với 3 axít béo
Câu 63. Chức năng chính của mỡ là gì?
A. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
B. Thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất
C. Thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn
D. Thành phần cấu tạo nên các bào quan
Câu 64. Phốtpho lipit cấu tạo như thế nào?
A. 1 phân tử glixêrin liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat
B. 2 phân tử glixêrin liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat
C. 1 phân tử glixêrin liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat
D. 3 phân tử glixêrin liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat
Câu 65. Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước như
A. Tinh bột, glucozơ, mỡ, fructôzơ
B. Mỡ, xenlulôzơ, phốtpholipit, tinh bột
C. Sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ
D. Vitamin, sterôit, glucozơ, cácbohiđrát
VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10

Lưu hành nội bộ

Câu 66. Đơn phân của prôtêin là gì?
A. Glucôzơ
B. Axít Amin
C. Nuclêôtit
D. Axít béo

Câu 67. Chức năng không có ở prôtêin là gì?
A. Cấu trúc
B. Xúc tác quá trình trao đổi chất
C. Điều hoà quá trình trao đổi chất
D. Truyền đạt thông tin di truyền
Câu 68. ADN là thuật ngữ viết tắt của hợp chất nào?
A. Axit nuclêic
B. Axit nuclêôtit
C. Axit đêoxiribonuleic
D. Axit ribonucleic
Câu 69. Đơn phân của ADN là gì?
A. Nuclêôtit
B. axít amin
C. bazơ nitơ
D. axít béo
Câu 70. Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm những thành phần nào?
A. Đường pentôzơ và nhóm phốtphát
B. Nhóm phốtphát và bazơ nitơ
C. Đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ
D. Đường pentôzơ và bazơ nitơ
Câu 71. ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại
nucleotit nào?
A. Ribonucleotit ( A,T,G,X )
B. Nucleotit ( A,T,G,X )
C. Ribonucleotit (A,U,G,X )
D. Nuclcotit ( A, U, G, X)
Câu 72. Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết nào?
A. Hyđrô
B. Peptit
C. Ion

D. cộng hoá trị
Câu 73. Loại phân tử nào có chức năng truyền thông tin từ ADN tới riboxom và được
dùng như khuôn tổng hợp nên protein?
A. AND
B. rARN
C. mARN
D. tARN
Câu 74. Cấu trúc mang và truyền đạt thông tin di truyền là
A. Prôtêin
B. ADN
C. mARN
D. rARN
Câu 75. Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi?
A. Số vòng xoắn
B. Chiều xoắn
C. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các Nuclêôtit
D. Tỷ lệ A + T/G + X
Câu 76. Bốn nguyên tố chính nào cấu tạo nên chất sống?
A. C, H, O, P
B. C, H, O, N
C. O, P, C, N
D. H, O, N, P
Câu 77. Thuật ngữ nào sau đây bao hàm các thuật ngữ còn lại?
A. Đường đơn
B. Đường đôi
C. Polysaccarit
D. Cacbohidrat
Câu 78. Đường mía (saccarozo) có cấu tạo bởi?
A. 2 phân tử glucôzơ
B. 1 phân tử glucôzơ và 1 phân tử fructôzơ

C. 2 phân tử fructôzơ
D. 1 phân tử glucôzơ và 1 phân tử Galactôzơ
Câu 79. Khi nấu canh cua, vì sao thịt cua tạo thành mảng?
A. Vì prôtêin bị đông tụ bởi nhiệt
B. Vì các phân tử glucôzơ kết vón
C. Do các phân tử lipit kết vón và nổi lên
D. Vì khi gặp nhiệt độ cao các chất tương tác với nhau

Câu 80. Dưới điều kiện nào prôtêin bị biến tính?
A. Tính phân cực của các phân tử nước
B. Nhiệt độ cao
C. Sự có mặt của O2
D. Sự có mặt của CO2
VQHTĐN


Lưu hành nội bộ

Tài liệu ôn tập Sinh 10

Chƣơng II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

* Khái quát về tế bào
- Tế bào là đơn vị cơ bản nhất cấu tạo
nên mọi cơ thể sống.
- Thành phần chính của tế bào:
+ Màng sinh chất.
+ Tế bào chất.
+ Nhân hoặc vùng nhân.

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Kích thước nhỏ chỉ bằng khoảng 1/10 TB nhân thực, 1-5µm.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh (Vùng nhân)
- TBC không có hệ thống nội màng, các bào quan chưa có màng bao bọc.
II. Cấu tạo của tế bào nhân sơ
Tế bào vi khuẩn gồm các thành phần cơ bản là: màng sinh chất, tế bào chất và
vùng nhân. Ngoài ra 1 số vi khuẩn còn có lông, roi.
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
a. Thành tế bào
- Cấu tạo: peptidoglican.
- Chức năng sống: quy định hình dạng của tế bào, hỗ trợ sự hoạt động của roi (tiên
mao).
b. Màng sinh chất
- Cấu tạo: 2 lớp Photpholipit và Prôtêin.
- Chức năng sống: Khống chế trao đổi chất, duy trì áp suất thẩm thấu, tổng hợp
nhiều enzim và Prôtêin của chuỗi hô hấp.
c. Lông, roi: giúp vi khuẩn di chuyển, bám vào bề mặt tế bào sinh vật chủ.
2. Tế bào chất
- Gồm 2 thành phần chính là: Bào tương, Ribôxôm.
- Ribôxôm: tổng hợp các loại prôtêin.
- 1 số VK có các hạt dự trữ: dự trữ chất dinh dưỡng (lipoit, glycogen).
3. Vùng nhân
- Không có màng bao bọc, chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.
- Chứa thông tin di truyền của vi khuẩn.

VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10


Lưu hành nội bộ

Bài 8, 9, 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. Nhân tế bào
1. Cấu tạo
- Hình cầu, đường kính 5µm, bao bọc bởi 2 lớp màng.
- Dịch nhân: chứa chất nhiễm sắc (NST- gồm ADN liên kết với nhiều Prôtêin
kiềm tính loại Histon) và nhân con (hạch nhân).
2. Chức năng
- Chứa thông tin di truyền.
- Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào thông qua sự điều khiển
sinh tổng hợp prôtêin.
II. Lƣới nội chất:
1. Cấu tạo
- Là bào quan có màng đơn,
gồm hệ thống ống và xoang dẹt
thông với nhau.
- Lưới nội chất có 2 loại
+ Lưới nội chất hạt: Trên
màng gắn nhiều hạt ribôxôm.
+ Lưới nội chất trơn: gắn nhiều
enzim.
2. Chức năng
- Lưới nội chất hạt: tổng hợp
Prôtêin, vận chuyển các chất.
- Lưới nội chất trơn: tổng hợp
lipit, chuyển hóa đường, phân hủy
chất độc hại.
III. Ribôxôm

1. Cấu tạo
- Nhỏ, không có màng bao bọc.
- Được cấu tạo bởi 1 số loại rARN và nhiều Prôtêin khác nhau.
2. Chức năng: tổng hợp Prôtêin.

VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10

Lưu hành nội bộ

IV. Bộ máy Gôngi

1. Cấu tạo: có màng đơn, gồm hệ thống
các túi màng dẹp xếp chồng lên nhau,
nhưng tách biệt nhau.
2. Chức năng: lắp ráp, đóng gói, phân
phối các sản phẩm của tế bào.
V. Ti thể
- Cấu tạo: màng kép; màng trong gấp nếp thành các mào trên đó gắn nhiều enzim
hô hấp; bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
- Chức năng: tổng hợp ATP từ đó cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống
của tế bào, là trung tâm biến đổi năng lượng của tế bào.
- Trong quá trình hô hấp xảy ra tại ti thêt còn tạo ra nhiều sản phẩm trung
gian có vai trò quan trọng trong chuyển hóa vật chất.
- Người ta đã chứng minh được rằng ti thể có nguồn gốc từ tế bào vi khuẩn
hiếu khí
VI. Lục lạp: Có ở TB quang hợp của TV, là 1 trong 4 dạng của lạp thể (lục lạp, sắc
lạp, lão lạp, vô sắc lạp).

- Cấu tạo:
+ Ngoài: màng kép không gấp nếp.
+ Trong: chất nền chứa ADN, ribôxôm và các tilacôit (túi dẹt, trên màng chứa
nhiều chất diệp lục và enzim quang hợp) xếp chồng tạo thành grana.
- Chức năng: chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong các
hợp chất hữu cơ (quá trình quang hợp).
- Lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí
VII. Một số bào quan khác
1. Không bào: chủ yếu ở động vật bậc thấp, tế bào thực vật.
- Cấu tạo:
+ Ngoài: màng đơn.
+ Trong: có dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp
suất thẩm thấu.
- Chức năng: tùy loài sinh vật và loại tế bào mà không bào có các chức năng khác
nhau như dự trữ chất dinh dưỡng, chứa chất hữu cơ, chứa chất phế thải độc hại, hút
nước, chứa sắc tố, tiêu hóa, co bóp…
- Không bào có nguồn gốc từ bộ máy Gôngi và lưới nội chất
2 . Lizôxôm: chỉ có ở TB ĐV.
- Cấu tạo: dạng túi, màng đơn, chứa nhiều enzim thủy phân.
- Chức năng: phân hủy tế bào già, bị tổn thương, bào quan già và các đại phân tử
hữu cơ.
VIII. Màng sinh chất (màng tế bào)
Là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào.
1. Cấu trúc

VQHTĐN


Tài liệu ôn tập Sinh 10


Lưu hành nội bộ

- Thành phần chính: lớp phốtpholipit kép và prôtêin khảm động (xuyên màng và
bám màng).
- Ngoài ra còn có: colestêron, glicôlipit, glicôprôtêin.
2. Chức năng
- Trao đổi chất với môi trường có chọn lọc.
- Thu nhận thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế
bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn”- glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào).
IX. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
1. Thành tế bào: ở TB TV, nấm.
- Cấu tạo: xenlulôzơ (TBTV), kitin (nấm).
- Chức năng: bảo vệ và quy định hình dạng tế bào.
2. Chất nền ngoại bào
- Cấu trúc: từ các sợi glicôprôtêin.
- Chức năng: giúp các tế bào liên kết với nhau tạo thành các mô nhất định và giúp
tế bào thu nhận thông tin.

Bài 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. Vận chuyển thụ động
- Là sự vận chuyển các chất qua màng từ nơi có ………………………………. đến nơi có
…………………………………. , ……………….. tiêu tốn ………………………...
- Cơ chế vận chuyển: Khuếch tán (sự chuyển động của các chất phân tán từ nơi có
nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và phụ thuộc vào đặc tính lí hóa của chất khuếch
tán).
- Các loại môi trường:
+ Môi trường ưu trương: là môi
trường có ……………………………………………..…………….
hơn nồng độ chất tan trong……………………..
+ Môi trường đẳng trương: là môi

trường có nồng độ chất tan …………….…
nồng độ chất tan trong …………………………….
+ Môi trường nhược trương: là môi
trường có nồng độ chất tan ……………………...
nồng độ chất tan trong ……………………………………………………………………………………………………….
- Thẩm thấu: là hiện tượng ……………………. đi từ nơi có nồng độ chất tan …………… đến
nơi có nồng độ chất tan ……………………...
* Khái niệm khác cần nhớ
Thẩm tách (hay thẩm tích) là sự khuếch tán của chất tan theo cơ chế thụ động.
II. Vận chuyển chủ động
Là sự …………………………. các chất từ nơi có ……………………….. đến nơi có
……………………………….. (ngược chiều gradient nồng độ, phải …………………………………… và phải
nhờ các “máy bơm” đặc hiệu, cần enzim hoạt tải.
III. Nhập bào và xuất bào.
Vận chuyển nhờ sự ………………………………..: gồm có ……………………….. và ………………………..
- Nhập bào: Là phương thức tế bào ………………………..………………………..…………bằng cách
biến dạng màng sinh chất. Có 2 hình thức nhập bào: ………………………..và ………………………..

VQHTĐN


Lưu hành nội bộ

Tài liệu ôn tập Sinh 10

- Xuất bào: là phương thức tế bào ………………………..………………………..các chất hoặc phân
tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ
biến đổi và bài xuất các chất hoặc các phân tử ra ngoài.

B. BÀI TẬP

Câu 1. Dựa vào cấu trúc, người ta chia tế bào thành các nhóm nào sau đây?
A. Tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào vi sinh vật
B. Tế bào có thành bảo vệ, tế bào không có thành bảo vệ
C. Tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực
D. Tế bào bậc thấp, tế bào bậc cao
Câu 2. Đâu không phải là chức năng của màng sinh chất?
A. Nhận dạng tế bào
B. Thu nhận thông tin từ môi trường ngoài
C. Trao đổi chất có chọn lọc
D. Bảo vệ tế bào
Câu 3. Nơi lưu trữ thông tin di truyền chủ yếu của tế bào là (I). Ngoài ra, thông tin di
truyền còn có mặt tại các bào quan (II). (I) và (II) lần lượt là
A. Nhân hoặc vùng nhân và ribôxôm, ti thể
B. Nhân hoặc vùng nhân và ti thể, lục lạp
C. Tế bào chất và ti thể, lục lạp
D. Nhân hoặc vùng nhân và ribôxôm, ti thể
Câu 4. Trong tế bào, nơi nào diễn ra các hoạt động sống quan trọng?
A. Nhân
B. Màng sinh chất C. Tế bào chất
D. Ti thể, lục lạp
Câu 5. Nhờ phức hợp nào, thành tế bào nhân sơ có hình dạng ổn định?
A. Peptidoglican
B. Colesterol
C. Lipoprotein
D. Xenlulôzơ
Câu 6. Căn cứ vào đặc điểm nào người ta chia vi khuẩn thành hai loại Gram dương và
Gram âm?
A. Khả năng nhuộm màu Gram của vi khuẩn
B. Tính ôn hòa hoặc tính độc của vi khuẩn
C. Hình dạng và kích thước vi khuẩn

D. Cấu tạo thành tế bào vi khuẩn
Câu 7. Khi nhuộm màu, loại vi khuẩn Gram âm có màu gì?
A. Hồng
B. Đỏ
C. Tím
D. Xanh lam
Câu 8. Màng sinh chất của tế bào vi khuẩn được cấu tạo như thế nào?
A. Chủ yếu là hợp chất peptidoglican
B. Pectin và xenlulôzơ
C. Phốtpholipit và axit nuclêic
D. Lớp kép phốtpholipit và prôtêin
Câu 9. Vai trò của lông (nhung mao) ở mặt ngoài tế bào vi khuẩn là gì?
A. Tiếp nhận, tiếp hợp, dính bám
B. Di chuyển
C. Tự vệ
D. Định hình tế bào
Câu 10. Cấu trúc giúp vi khuẩn di chuyển được được gọi là gì?
A. Lông
B. Đuôi
C. Roi
D. Gai
Câu 11. Tế bào chất của vi khuẩn có các thành phần chính nào?
A. Bào tương; ribôxôm; hạt dự trữ
B. Nhân tương; ribôxôm; hạt dự trữ
C. Bào tương; ribôxôm; ti thể
D. Bào tương; ti thể; lizôxôm
Câu 12. Ngoài ADN dạng vòng, trong vùng nhân của một số vi khuẩn còn chứa ADN
dạng vòng nhỏ được gọi là gì?
VQHTĐN



×