Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CHỦ NGHĨA xã hội và CON ĐƯỜNG TIẾN lên CHỦ NGHĨA xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.02 KB, 44 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa
thế giới của dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”. Đó là một hoài bão, một ước mơ lớn lao trong suốt cuộc đời 79 mùa
xuân của Người, Đồng thời trở thành tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh – Tư
tưởng về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên Chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống Tư
tưởng của Người. Nó bao gồm những quan điểm rất cơ bản của chủ tịch Hồ
Chí Minh về sự chuyển biến cách mạng từ cách mạng dân tộc dân chủ lên
cách mạng Xã hội chủ nghĩa, về xã hội Xã hội chủ nghĩa về con đường tiến
lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí
Minh về Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở
nước ta chẳng những cho chúng ta nhận thức sâu sắc thêm về công lao to lớn,
trí tuệ thiên tài của chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là cơ sở khoa học để nhận
thức đúng đắn hơn về đường lối đổi mới theo con đường tiến lên Chủ nghĩa
xã hội ở nước ta do Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên mà tôi chọn đề tài:
“QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG TIẾN LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1


Ở VIỆT NAM” làm tiểu luận kết thúc học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh
về Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Do


điều kiện thời gian, tài liệu và khả năng nghiên cứu còn hạn chế tôi rất mong
nhận được những ý kiến, bổ sung, sửa chữa của các thầy cô giáo và các bạn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội ờng đi lên Chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam là đề tài rất rộng nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về
như: Giáo sư Song Thành với Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc; Hoàng
Trang với Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa
xã hội…
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Quá trình hình thành và phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Trình bày một cách có hệ thống quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Qua đó thấy được sự phát triển một cách biện chứng, luôn
hoàn thiện bổ sung trong tư tưởng của Hồ Chí Minh.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có ba
chương:
Chương 1: Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên Chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.

2


Chương 2: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ
nghĩa xã hội.
Chương 3: Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh về con

đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.
6. Đóng góp của đề tài.
Bài tiểu luận hoàn thành có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho bạn đọc
quan tâm nghiên cứu về vấn đề "quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng
Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam”.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM

1.1Lý luận Mác - Lê Nin về xã hội Xã hội chủ nghĩa và con đường tiến
lên Chủ nghĩa xã hội
- C.Mác là người sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên cơ sở chủ
nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị, bằng những kết quả nghiên cứu của
mình, Mác đã rút ra kết luận Chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ bị diệt vong và
nhường chỗ cho Chủ nghĩa xã hội. Người đã phác thảo ra một xã hội tương
lai- xã hội Cộng sản chủ nghĩa- một xã hội không có giai cấp, không có áp
bức bóc lột và bất công, con người được hoàn toàn tự do và phát triển toàn
diện.
Mác phân tích một cách khách quan khoa học về thái độ giai cấp gắn liền
với cơ sở kinh tế và địa vị xã hội dưới chế độ Tư bản chủ nghĩa. Từ đó Mác
chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là người đào mồ chôn Chủ nghĩa tư
bản và xây dựng xã hội mới- Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa.
Mác đã chỉ ra cho giai cấp vô sản con đường tiến lên hoàn thành sứ mệnh

của mình là phải trải qua một quá trình phát triển liên tục không ngừng, phải
có Đảng Cộng Sản lãnh đạo, phải liên minh chặt chẽ giữa mục tiêu trước mắt
và mục tiêu cuối cùng, kết hợp giữa cách mạng ở từng nước với cách mạng
thế giới.
Lênin kế tục và phát triển những quan điểm tư tưởng của Mác trong giai
đoạn lịch sử mới- giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - đã tìm ra quy luật phát triển

4


không đều của Chủ nghĩa tư bản. Từ đó Lênin rút ra kết luận quan trọng là
cách mạng vô sản có khả năng giành thắng lợi ở một số nước thậm chí ở một
nước đơn lẻ nếu đó là mắt khâu yếu nhất trong dây truyền Tư bản chủ nghĩa.
Đặc biệt là Lê Nin đã phát triển tư tưởng cách mạng không ngừng của Mác
trong thời đại mới – thời đại cách mạng giải phóng dân tộc đã nằm trong
phạm trù cách mạng vô sản. Lê Nin cho rằng các nước kể cả những nước có
nền kinh tế chậm phát triển sau khi đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và được sự giúp đỡ của các nước Xã hội
chủ nghĩa có thể bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa mà tiến lên
thẳng Chủ nghĩa xã hội. Lê Nin đã nhấn mạnh vấn đề chuyên chính vô sản,
chỉ rõ nhiệm vụ chức năng của chuyên chính vô sản. Đồng thời nêu ra những
luận điểm quan trọng về thời kỳ quá độ và những luận điểm quan trọng về
phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Những luận điểm cơ bản của Mác và LêNin được nêu ra trên đây trở
thành những cơ sở lý luận quan trọng đề Hồ Chí Minh hình thành tư tưởng về
Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
1.2 Thực tiễn kinh nghiệm của cách mạng Xã hội chủ nghĩa thế giới và
thực tiễn Việt Nam khi bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Thực tiễn kinh nghiệm của cách mạng Xã hội chủ nghĩa thế giới nhất là
ở Liên Xô, Trung Quốc đã tác động lớn đến Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ

nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Dưới ánh sáng cảu Chủ nghĩa Mác LêNin, cách mạng Xã hội chủ nghĩa
đã giành thắng lợi một nước đơn lẻ năm 1917 đến sau chiến tranh thế giới lần
thứ 2 mà đặc biệt là đến nhất là đến những năm 50 của thế kỷ XIX, Chủ nghĩa
xã hội đã trở thành hệ thống thế giới do Liên Xô làm trụ cột với nền kinh tế
phát triển và nền quốc phòng vững mạnh. Với 40 năm xây dựng và phát triển
của Chủ nghĩa xã hội thế giới. Hội nghị 81 của Đảng Cộng Sản họp tại

5


Matxcova năm 1957 đã tổng kết và rút ra những kết luận có tính quy luật cho
các nước đi lên Chủ nghĩa xã hội nghiên cứu vận dụng. Đó là:
- Phải do giai cấp lãnh đạo thông qua đội tiên phong của nó là Đảng
Cộng Sản
- Thiết lập khối liên minh giữa giai cấp công nhân với quần chúng nông
dân và lao động khác.
- Thiết lập chế độ sở hữu công cộng về những tư liệu sản xuất cơ bản
- Cải tạo dần nền công nghiệp theo Chủ nghĩa xã hội
- Phát triển kinh tế quốc dân một cách có kế hoạch
- Thực hiện cách mạng Xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa
- Xóa bỏ áp bức dân tộc, xây dựng sự bình đẳng và hữu nghị giữa các
dân tộc anh em
- Bảo vệ những thành quả cảu Chủ nghĩa xã hội
- Thực hiện sự đoàn kết nhất trí giữa giai cấp công nhân các nước và
thực hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Riêng các nước có nền kinh tế c hậm phát triển (như Việt Nam) đi lên
Chủ nghĩa xã hội, Đản ta nêu ra một vấn đề có tính quy luật nữa là thực hiện
công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa
Đó là những kết luận đồng thời cũng là những bài học kinh nghiệm được

rút ra từ thực tiễn cách mạng Xã hội chủ nghĩa thế giới để các nước nghiên
cứu thực hiện. Tuy nhiên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh của Hồ Chí Minh là
phải vận dụng một cách sáng tạo. Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận
đầu tiên tại trường Nguyễn Ái Quốc năm 1957 Người nói: “Muốn đỡ bớt mò
mẫm, muốn đỡ phạm sai lầm thì chúng ta phải học tập kinh nghiệm các nước
anh em và áp dụng kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo”.

6


- Từ thực tiễn Việt Nam
Thực tiễn Việt Nam là cơ sở trực tiếp quyết định sự hình thành tư tưởng
của Hồ Chí Minh về Xã hội chủ nghĩa và con đường tiến lên Chủ nghĩa xã
hội. Xuất phát từ thực tiễn đất nước, xã hội và con người Việt Nam mà Người
vận dụng những nguyên lý phổ biến của Chủ Nghĩa Mác – LêNin, vận dụng
những bài học của các nước anh em một cách sáng tạo.
Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, thông minh, sáng
tạo trong dựng nước và giữ nước. Nhân dân ta đã bao năm sống trong đọa đày
đau khổ. Độc lập tự do, ấm no, hạnh phúc vừa là ước mơ lâu đời, vừa là đòi
hỏi trực tiếp của nhân dân ta sau khi được giải phóng hoàn toàn khỏi ácộng
hòa thống trị của ngoại bang. Thực tiễn đó đã trở thành niềm tin là cơ sở để
Hồ Chí Minh phác thảo ra một xã hội mới, đề ra chiến lược, sách lược cho
con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thực tiễn Việt Nam vấn đề nổi bật là đặc điểm khi đất nước bước vào
thời kỳ qúa độ lên Chủ nghĩa xã hội “từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên Chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển Tư bản
chủ nghĩa” đó là đặc điểm “to nhất” của ta trong thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội.
Cách mạng Xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt
để nhất trong lịch sử. Đối với nước ta cuộc cách mạng đó lại diễn ra trong

một điều kiện đặc biệt đó là “một đất nước vừa thoát thai khỏi ách thực dân
phong kiến với... một nền kinh tế rất nghèo nàn vô cùng lạc hậu...lại bị chiến
tranh tàn phá nặng nề” hay nói cách khác là nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội
từ điểm xuất phát rất thấp. Chính từ đặc điểm “to nhất” đó đòi hỏi chúng ta
phải lựa chọn hình thức, bước đi và phương pháp tiến lên Chủ nghĩa xã hội
cho phù hợp. Hồ Chí Minh đặt vấn đề “Trong những điều kiện như thế, chúng
ta phải dùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến
dần lên Chủ nghĩa xã hội” cho Đảng và nhân dân ta lựa chọn. Trước hết đó là
7


cơ sở trực tiếp để Hồ Chí Minh hình thành tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội và
con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Để thấy rõ được qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng của Người về
Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo
hướng hoàn thiện, bổ sung, có kế thừa và phát triển theo tôi cần phải chia ra
các giai đoạn như sau:
2.1 Giai đoạn từ 1890-1911
Với hai Hiệp ước Hecmăng (1883) và Patơrôt (1884) được ký kết dưới
áp lực quân sự của tư bản Pháp đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà
nước phong kiến độc lập Việt Nam và sự đầu hàng của triều Nguyễn trước
Chủ nghĩa tư bản Pháp. Hàng triệu con dân đất Việt từ nay chính thức bước
vào cuộc đời nô lệ lầm than và đọa đầy đau khổ.
Trước tình hình như vậy đã có nhiều cuộc khởi nghĩa đấu tranh nhằm
đưa nước ta đi theo những con đường khác nhau mà tiêu biểu là: đưa đất nước
ta đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản và đưa nước ta qauy lại con đường

phong kiến tập quyền. Đó là phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết
(1885), đó là phong trào cảu Phan Bội Châu, Phan Châu Chinh... Tuy các
phong trào này đều xuất phát từ tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc và không
muốn nhân dân ta chịu cảnh lầm than song do hạn chế của lịch sử, do cách lựa
chọn con đường đi theo đất nước không còn phù hợp với xu thế của thời đại
nữa nên hầu hết các khuynh hướng này đều đi vào ngõ cụt hay gặp thất bại
nặng nề.
8


Cũng trong giai đoạn này dân tộc ta đã đón nhận thêm một người con
mới - Nguyễn Sinh Cung mà sau này cả dân tộc goi Người cái tên kính yêu là
Bác Hồ.
Được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan. Xuất thân
tron một gia đình nhà nho yêu nước (Cả ông ngoại và cha đều là những sĩ phu
yêu nước) ngay từ nhỏ Hồ Chí Minh đã được hấp thụ truyền thống chống
ngoại xâm của dân tộc, nền văn hiến nước nhà. Người lại được hưởng nền
giáo huấn “yêu nước, thương nòi” cảu gia đình, truyền thống đấu tranh bất
khuất của đất Lam Hồng.
Đây cũng là giai đoạn Nguyễn Tất Thành có được những chuyến đi xa
vượt ra khỏi mảnh đất Nam Đàn như Thôn Hạ Phủ Đức Thọ, Làng Đông Thái
(Nay đều thuộc Đức Thọ - Hà Tĩnh), còn một số nơi thuộc huyện Nghi Lộc Nghệ An, đặc biệt hơn là Người còn cùng cha ra tận Thái Bình để thăm một
số sĩ phu yêu nước.
Chính từ những chuyến đi này giúp Nguyễn Tất Thành mở rộng thêm
tầm nhìn và tầm suy nghĩ không riêng gì đất Nam Đàn mà đâu đâu trên đất
Nghệ An, người dân cũng lam lũ trong tiếng ngựa trâu tôi tớ, ở đâu cũng ầm ĩ
những đốm lửa muốn đốt cháy quân thù. Câu hỏi “làm thế nào để cứu nước,
cứu dân” sớm được đặt ra trong tâm trí của Nguyễn Sinh Cung. Song bài học
nhãn tiền của các vị tiền bối trước đã để lại là không thể dựa vào Nhật để đuổi
Pháp hay dựa vào Pháp để đánh Pháp được và suy nghĩ đầu tiên trong đầu của

người thiếu niên này là “muốn đánh kẻ thù phải học tiến kẻ thù để hiểu được
kẻ thù”. Đây là lý do mà Nguyễn Tất Thành xuống học tại trường tiểu học
Vinh. Ba từ: “Liberté; Égalité; Fraternité”(Tự do, Bình đẳng, Bác Ái) đã được
Hồ Chí Minh chú ý và tìm hiểu ngay bởi đây là những điều hoàn toàn mới lạ
khác với những điều mà anh đã học tập trong sácộng hòa thánh hiền khiến
anh nảy sinh ý muốn “tìm hiểu những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Đây

9


cũng là động lực thôi thúc Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường ra
nước ngoài xem thế giới làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào ta.
Với một nhân cácộng hòa giàu lòng yêu nước, nhân ái, thương người, có
hoài bão cứu nước và thấu hiểu được sức mạnh của ý chí độc lập tự cường
của dân tộc cộng với vốn tri thức thông minh, linh khiếu chính trị sắc sảo và
chí lớn tìm đường cứu nước, cứu dân nên Nguyễn Tất Thành- ngay từ lúc còn
ở trạc tuổi 13 đã xác định không đi theo con đường phong kiến- lối mòn của
các bậc tiền bối mà anh quyết định đi sang Pháp để xem “mẫu quốc” ra sao và
đặc biệt là tìm hiểu tại sự thật của những từ “Tự do- bình đẳng- Bác ái” mĩ
miều. Đã có rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng thời điểm Bác
ra đi ngày 5/6/1911 là chưa mang trong mình mục đích cứu nước, họ nói đó
chỉ là cách để Nguyễn Tất Thành giải quyết bi kịch của gia đình, của bản
thân. Song thực tế lịch sử lúc đó đã minh chứng hàng loạt các cuộc đấu tranh
của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nổ ra và đều thất bại và yêu cầu lịch sử
đặt ra là phải tìm ra con đường cứu nước và nhiệm vụ lịch sử đó đã đặt lên vai
người thanh niên ưu tú này tuy rằng con đường đó còn lờ mờ, chưa thực hiện
rõ.
Như vậy, ngay từ những năm tháng niên thiếu trong Nguyễn Tất Thành
đã manh nha xuất hiện tư tưởng về một xã hội mới không có áp bức bóc lột,
không có bất công mất tự do mà sau này Người đã hiểu đó là xã hội Xã hội

chủ nghĩa.
2.2. Giai đoạn 1911-1920
Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh tìm tòi và xác lập tư tưởng Xã hội chủ
nghĩa. Ngày 5.6.1911 với vai trò là một phụ bếp lấy tên là Anh Ba, Nguyễn
Tất Thành đã lên tàu Amiran Laturơ Tơrêvin rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu
cuộc hành trình khắp 5 châu 4 biển để tìm ra một con đường mới, một xã hội
mới cho dân tộc.

10


Trong nước, các cuộc vận động cứu nước giai đoạn này đã lần lượt thất
bại. Chính phủ Nhật đồng tình với chính quyền thuộc địa Đông Dương đã trục
xuất người Việt Nam yêu nước ra khỏi nước Nhật khiến cho không ít người
nản chí thậm chí có người ddeer cho kẻ thù mua chuộc trở thành phản bội,
phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục bị dập tắt, những người lãnh đạo phong
trào cùng với các vị khoa bảng đi đầu trong cuộc chống thuế ở Trung kỳ năm
1908 cũng lĩnh án trên dưới 20 năm tù cho đến chung thân, bị đầy ra Côn
Đảo, tiếng súng của Nghĩa quân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vẫn
còn nổ, nhưng yếu dần.
Như vậy là các con đường cứu nước theo các khuynh hướng khác nhau ở
trong nước lúc này đã bị khủng hoảng trầm trọng.
Trên thế giới, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I nổ ra (1914-1918). Cuộc
chiến tranh này đã khơi sâu, làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các nước đế
quốc (Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc). chính mâu thuẫn này đã làm cho
Chủ nghĩa tư bản thế giới suy yếu tạo điều kiện cho cách mạng tháng 10 Nga
(7.11.1917) do Lênin và Đảng cộng sản Nga lãnh đạo đã giành được thắng
lợi. Cách mạng tháng 10 thắng lợi, nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới
ra đời mở đầu 1 thời đại mới trong lịch sử, thời đại qúa độ từ Chủ nghĩa tư
bản lên Chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Đồng thời làm nảy sinh thêm 1

mâu thuẫn mang tính thời đại: Mâu thuẫn giữa Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa
tư bản.
Tháng 3.1919 quốc tế cộng sản do Lênin sáng lập để trở thành bộ tham
mưu chiến đấu của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải
phóng dân tộc.
Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga, sự lớn mạnh của Nhà nước Liên
bang Xô Viết do Đảng Cộng Sản lãnh đạo và sự ra đời của quốc tế cộng sản

11


đã tạo ra tiền đề lý luận và thực tiễn cho các nước đi theo con đường Chủ
nghĩa xã hội.
Giữa lúc hoàn cảnh thế giới và trong nước có những biến động như vậy
bắt đầu cuộc hành trình của mình. Sau 1 tháng lênh đêng trên biển, Anh đã tới
Pháp rồi qua nhiều nước khác ở châu Âu, châu Mỹ và Châu phi như: Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Côngô, Xênêgan, Anh, Mỹ... với lòng
yêu nước và căm thù bọn thực dân cướp nước và bè lũ tay sai bán nước,
Người đã kiên trì chịu đựng mọi gian khổ, chú ý xem xet tình hình và suy
nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe, mong sao thực hiện được hoài bão cao
cả của mình.
Trong những năm sống va hoạt động ở Anh, Người đã học được những
bài học đầu tiên về chống chế độ thực dân Anh. Khi đến Mỹ tuy sống không
lâu nhưng Người đã sớm nhận rõ bộ mặt thật của bọn đế quốc Hoa Kỳ. Đằng
sau khẩu hiệu “cộng hòa dân chủ” của giai cấp tư sản Mỹ là những thủ đoạn
bóc lột nhân dân lao động rất tàn bạo. Người thông cảm sâu sắc với đời sống
cơ cực của những người lao động da đen một cách man rợ. Năm 1912, khi
ngắm nhìn tượng Thần tự do biểu tượng của nước Mỹ, Nguyễn Tất Thành
không chỉ khâm phục tài năng kiến trúc- nghệ thuật của những người sáng tạo
ra nó mà còn trăn trở: "ánh sáng trên đầu tượng thần Tự do, còn dưới chân

tượng thần Tự do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ
đang bị dẫm nát. Bao giờ người da đen mới được bình đẳng với người da
trắng. Bao giời mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc, bao giờ phụ nữ mới
bình đẳng với người nam giới" [15; 83].
Trải qua những năm tháng lăn lội trong quần chúng lao động ở nhiều nơi
trên thế giới, Nguyễn Tất Thành đã thấy rõ cảnh bất công, tàn bạocủa xã hội
Tư Bản. Người vô cùng khổ cực trước đời sống khổ cực của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động các nươcứ không kể là da trắng, da vàng hay da
đen. Đến một số nước thuộc địa châu Phi, Người thấy rõ đâu đâu người dân
12


mất nước cũng khổ cực như nhau. Bước đầu, Người đã rút ra kết luận quan
trọng là ở đâu Chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu giai cấp
công nhân và nhân dân lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man, các dân tộc
thuộc địa đều có một kẻ thù không đội trời chung là bọn đế quốc, thực dân.
Người nhận rõ giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đều là bạn,
chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù: “ Dù màu da có khác nhau, trên đời
này cũng chỉ có 2 giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột.
Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản”
Nhìn từ thực tế này, Nguyễn Tất Thành nhận rõ rằng không thể đưa đất
nước mình đi theo con đường Chủ nghĩa tư bản mặc dù đến thời điểm này
Người vẫn chưa tìm được rõ nét mô hình Chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm tháng này, Người đã tham gia vào nhiều các phong
trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đặc biệt là sự
kiện đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng xã hội Pháp bởi theo
người: “Đây là tổ chức cộng hòa duy nhất theo đuổi lý tưởng cao qúy của
Đại cách mạng Pháp “Tự do-Bình đẳng- Bác ái” [19; 46]. Hoạt động trong
Đảng xã hội Pháp Hồ Chí Minh cũng là một trong những người đầu tiên bỏ
phiếu tán thành việc ra nhập quốc tế cộng sản.

Mặc dù ở thời điểm đó được nghe rất nhiều trong các buổi thảo luận tại
các cuộc họp, được tiếp xúc các phương tiện thông tin đại chúng những câu
như: Chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản, bóc lột, Chủ nghĩa xã hội, cách mạng
không tưởng khoa học, S. Ximông, Phuriê, giải phóng, chủ nghĩa tập thể, chủ
nghĩa cộng sản... nhưng Hồ Chí Minh vẫn chưa hiểu rõ hết nội hàm khái niệm
của chúng đặc biệt là các từ Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội. Song
Người vẫn bỏ phiếu tán thành bởi Người “hiểu rõ một điều Đệ tam quốc tế
rất chý ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa. Đệ tam quốc tế nói sẽ giúp đỡ các

13


dân tộc bị áp bức giành lại độc lập tự do và độc lập của họ. Còn Đệ nhị quốc
tế không hề nhắc đến vận mạng các thuộc địa. Vì vậy tôi đã tán thành Đệ
tam quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ Quốc tôi, đây là tất cả
những điều tôi muốn, đấy là tất cẩ những gì tôi hiểu” [19;49].
Như vậy là đến đây Hồ Chí Minh đã hình thành trong mình con đường
đưa dân tộc đi theo cn đường quốc tế vô sản đólà con đường Chủ nghĩa xã hội
“Bản yêu sách của nhân dân An Nam” do Người soạn thảo và được ký tên
Nguyễn Ái Quốc đã có tác động mạnh mẽ đến người Việt Nam ở trong và
ngoài nước bởi nội dung của Bản yêu sácộng hòa đã dám đưa vấn đề chính trị
của Việt Nam ra quốc tế “đòi” cho Việt Nam có những quyền lợi cơ bản thiết
thực, chính đáng.
1. Ân xá cho tất cả tù chính trị bản xứ
Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách ban bố cho ngừời bản
xứ cũng được những đảm bảo về pháp lý như người Âu châu, xóa bỏ hoàn
toàn và triệt để các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố và áp bức đối
với bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.
1.


Quyền tự do báo chí và ngôn luận

2.

Quyền tự do lập hội và hội họp

3.

Quyền tự do xuất dương và đi du lịch nước ngoài

4.

Quyền tự do giáo dục thành lập các trường kỹ thuật chuyên

nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ học.
5.

Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật

6.

Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu

ra tại nghị viện Pháp để giúp nghị viện biết được những nguyện vọng của
người bản xứ
14


Với những nội dung trên thực sự là dấu hiệu mới của cuộc đấu tranh của
nhân dân Việt Nam trên đường đi tới độc lập dân tộc đi tới Chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên Chủ
nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn này được thể hiện qua những bài báo
đầu tiên chống Chủ nghĩa tư bản theo hướng Xã hội chủ nghĩa. Đó là bài
“Vấn đề dân bản xứ” đăng trên báo L’humanitê với nội dung: “Phải đánh giá
đúng tình hình cụ thể và trước hết là kinh tế, phải phân biệt rõ rệt lợi ích của
giai cấp bị áp bức của những người lao động, của những người bị bóc lột,
phải phân biệt thật rõ rệt các dân tộc bị áp bức, phụ thuộc không được hưởng
quyền bình đẳng với những dân tộc đi áp bức, bóc lột được hưởng đầy đủ mọi
quyền lợi để đập lại sự lừa dối kiểu dân chủ tư sản đang che dấu việc tuyệt
đại đa số nhân dân trên trái đất bị một thiểu số nhỏ bé những nước tư bản
tiên tiến rât mực giàu có nô dịch về mặt thuộc địa và tài chính. Đồng thời
LêNin cũng vạch rõ hòa ước Vecxây, đã thúc đẩy sự tan vỡ của những ảo
tưởng dân tộc tiểu tư sản về khả năng chung sống là hòa bình và bình đẳng
giữa các dân
tộc - dưới chế độ Tư bản chủ nghĩa" [14; 200]. Lênin nhấn mạnh "chính sách
của quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải làm cho vô
sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi
nhau để tiến hành cuộc cách mạng nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư
sản, các phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải gắn chặt với cuộc
đấu tranh và chiến thắng của chính quyền XôViết đối với chủ ngiã đế quốc
thế giới, các Đảng Cộng Sản phải trực tiếp ủng hộ phong trào cách mạng của
các dân tộc thuộc địa [14; 198]. Được sự giúp đỡ của các đồng chí cách mạng
Pháp trong đó có Maxen Casanh, Pônvayăng, Môngmutxô... Người càng thấy
rõ hơn quốc tế thứ 3 và bài luận cương của Lênin thực sự đáp ứng nguyện
vọng thiết tha nhất của Người là độc lập cho Tổ Quốc, tự do cho đồng bào. Từ
bài Luận cương, Người đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó cách mạng giải phóng dân
15



tộc Việt Nam đó là sau này, Người đã nhắc lại cảm tưởng của mình khi được
đọc luận cương của LêNin “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động,
phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi
một mình trong buồng mà tôi nói to như đang nói trước quần chúng đồng
bào: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta,
đây là con đường giải phóng cho chúng ta” [13; 10].
Bắt đầu từ đây sau 10 năm gian lao, mải miết đi tìm Người đã tìm được
con đường đi cho hàng triệu người dân Việt Nam đang ngày đêm mong đợi.
Người đã hoàn toàn tin theo Lênin và quốc tế thứ 3. Người say mê nghiên cứu
các tác phẩm của Mác và Lênin, tác phẩm tư bản của các Mác là cuốn sách
gối đầu dường. Niềm tin này là cơ sở để Người đi theo con đường của Chủ
nghĩa Mác- Lênin.
Hành động lịch sử đầu tiên để thể hiện quyết tâm ấy là tại Đại hội đại
biểu lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp đã họp tại Tua từ ngày 25 đến ngày 30
tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ai Quốc đã đọc tham luận tố cáo tội ác tày trời
của thực dân ở Đông Dương, kêu gọi những người chân chính Pháp và giai
cấp công nhân cần phải hành động một cách thiết thực để ủng hộ cuộc đấu
tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam và các thuộc địa khác. Người khẩn
thiết yêu cầu “Đảng phải tuyên truyền cách mạng xã hội trong tất cả các
thuộc địa, chúng tôi thấy rằng việc Đảng xã hội ra nhập quốc tế thứ 3 có
nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể rằng từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm
quan trọng của vấn đề thuộc địa. Chúng tôi rất sung sướng khi nghe tin thành
lập một đoàn thường trực nghiên cứu về vấn đề Bắc Phi và mai đây chúng tôi
sẽ vui mừng khi Đảng phái một đồng chí của Đảng sang Đông Dương để
nghiên cứu những vấn đề ở xứ đó và nghiên cứu những hoạt động cần phải
tiến hành” [7;45].
Lần đầu tiên Hồ Chí Minh nhắc đến cụm từ Chủ nghĩa xã hội, đồng thời
ta cũng thấy bản tham luận của Người cũng thể hiện tinh thần cách mạng tiến

16



công nói lên tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc địa với
giai cấp công nhân ở các nước chính quốc, nêu lên trách nhiệm của giai cấp
công nhân Pháp vơí vận mệnh của nhân dân các nước thuộc địa, nhằm thực
hiện tốt luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Đến đây ta thấy rằng: nếu như cuộc đấu tranh của Người ở hội nghị
Vecxây mới là “Phát pháo hiệu” thức tỉnh nhân dân ta trong sự nghiệp đấu
tranh chống thực dân Pháp thì việc Người tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản
Pháp năm 1920 đánh dấu một bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt
thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người.
Từ đó, Người đã tìm được con đường cách mạng đúng đắn cho nhân dân Việt
Nam, con đường kết hợp đấu tranh giai cấp vơí đấu tranh dân tộc, kết hợp độc
lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế vô sản cao cả.
Bước đường hoạt động cách mạng của Người gắn liền với thời đại cách
mạng vô sản mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga thành công. Quốc tế
cộng sản thành lập đã giúp cho Hồ Chí Minh tìm thấy ánh sáng của chủ nghĩa
Mác Lênin, hành động của người phù hợp với trào lưu tiến hóa lịch sử,
chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản, đã có một lớp người
Việt Nam yêu nước chân chính đi theo Chủ nghĩa Mác-Lênin Từ đó, Chủ
nghĩa Mác-Lênin bắt đầu thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào
yêu nước ở Việt Nam. Cách mạng Việt Nam từ đây đã có một con đường mớicon đường cách mạng vô sản tiên lên Chủ nghĩa xã hội. Đây là thời khắc để
đánh dấu dứt khoát sự hình thành tư tưởng về Chủ nghĩa xã hội của Nguyễn
Ái Quốc.
2.3. Giai đoạn 1920 -1930

17



Đây là giai đoạn mà Nguyễn Ái Quốc tích cực xúc tiến việc tuyên truyền
Chủ nghĩa xã hội về trong nước. Đặc biệt đây là thời kỳ hoạt động thực tiễn
và lý luận cực kỳ sôi nổi và phong phú của Nguyễn Ái Quốc.
Sau khi trở thành người Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc dành toàn bộ thời
gian hoạt động làm việc ở ban nghiên cứu thuộc địa trực thuộc ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng Sản. Tại đây Người đã khẳng định: “Chỉ có trong chủ
nghĩa cộng sản người ta mới thấy tình hữu ái thực sự và quyền bình đẳng và
cũng chỉ có nó chúng ta mới có thể thực hiện sự hòa hợp và hạnh phúc ở
chính quốc và thuộc địa”. Đến đây trong tư tưởng của mình Nguyễn Ái Quốc
đã thực sự thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của Chủ nghĩa xã hội và Chủ
nghĩa cộng sản. Trong giai đoạn này Người tiếp tục viết những bài tố cáo thực
dân và biểu dương tinh thần bất khuất của nhân dân các nước thuộc địa cho
các báo Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền: cùng với những thanh niên tiên tiến
từ các thuộc địa của Pháp tới, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa vào năm 1921
và được bầu vào ban lãnh đạo của Hội, ra tờ báo Người cùng khổ - trình bày
dự thảo Nghị quyết về Chủ nghĩa cộng sản, ở Đại hội II và III Đảng Cộng Sản
Pháp, Người đã trình bày tham luận: Nghĩa vụ của mỗi người cộng sản là làm
tất cả để giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Bên cạnh đó Người còn viết hơn 60 bài đăng các báo trong thời gian
sống ở Pháp với nhiều nội dung khác nhau trong đó có nội dung cơ bản là:
Người phân tích những điều kiện, chỉ rõ Chủ nghĩa cộng sản có thể áp dụng
vào châu á, những hiểu biết về Chủ nghĩa Mác-Lênin, kinh nghiệm hoạt động
thực tiễn cách mạng khiến Nguyễn Ái Quốc đã phác họa cho bạn đọc hiểu
lịch sử địa lý và tình hình hiện thời ở địa lục châu á, về nước Nhật đế quốc
chủ nghĩa, về Triều Tiên, Trung Quốc từ thời hoàng đế, cách hàng nghìn năm
đã đề ra chế độ “tỉnh điền”, nhà học đề ra chế độ lao động bắt buộc, đến
Khổng tử đề xướng thuyết Đại đồng, Mạnh tử đề cao “Dân vi qúy”. Ở Việt
Nam luật pháp cấm mua bán toàn bộ đất đai, 1/4 đất trồng trọt buộc phải làm
18



của chung. Đó là cơ sở để Châu á tiếp thu Chủ nghĩa xã hội dễ dàng hơn châu
Âu.
Trong những năm hoạt động ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã tiến
hành có kết quả việc đào tạo, huấn luyện cán bộ, phổ biến Chủ nghĩa MácLênin vào Việt Nam, các bài giảng của Người trong tác phẩm “Đường cách
mệnh” đề cập đến rất nhiều vấn đề về con đường cách mạng, phương pháp và
hình thức đấu tranh cách mạng; lực lượng tiến hành cách mạng...đặc biệt cũng
trong bài giảng của mình, Hồ Chí Minh đã giúp cho những học viên hiểu
được thế nào là Chủ nghĩa xã hội và tại sao nên chọn con đường đi lên Chủ
nghĩa xã hội là cần thiết và nội dung này được đánh giá khá cao như L.Mácti
viên mật thám Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ đã khẳng định: “Trong những
số đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc muốn nhấn mạnh trước hết đến sức mạnh và sự
đoàn kết đã đem lại cho một tập thể, nhấn mạnh đến những lợi ích mà những
cá nhân trong tập thể ấy làm được, Nguyễn Ái Quốc đã thức tỉnh tinh thần
dân tộc đặc trưng của khí chất của người An Nam. Tiếp đó ông dần dần cung
cấp
cho độc giả của mình những hiểu biết về lịch sử An Nam, về các trào lưu tư
tưởng nước ngoài, về lịch sử các cường quốc thế giới... rồi ông lần lượt đưa
ra từng thuật ngữ Hán- Việt tương ứng với nội dung một cuốn từ vựng mới về
Chủ nghĩa xã hội và đã nêu ra một định nghĩa rõ ràng, chính xác về các thuật
ngữ ấy. Từng bước, lúc đầu còn ít sau đó thường xuyên hơn, công bố một câu
hoặc một bài ngắn thông tin cho độc giả biết về sự tồn tại của Liên xô và
hạnh phúc mà Nhân dân Xô Viết đang được hưởng. Nguyễn Ái Quốc không
ngần ngại dành đến 60 số báo của mình để chuẩn bị tinh thần cho độc giả
trước khi ông nói rõ ý đồ của mình: Chỉ có Đảng Cộng Sản mới có thể đảm
bảo được hạnh phúc” [6; 51].
Ngoài sự chuẩn bị về mặt lý luận, Nguyễn Ái Quốc còn chuẩn bị tổ chức
cho cách mạng Việt Nam những năm 1928 -1929 phong trào cách mạng trong
19



nước lên cao với phong trào yêu nứơc, cuối năm 1929 phong trào công nhân
Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ thể hiện tính chất độc lập của phong
trào và trở thành lực lượng nòng cốt của phong trào giải phóng dân tộc Việt
Nam. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước đòi hỏi được sự lãnh đạo
của một đảng cách mạng của giai cấp công nhân. Những điều kiện thành lập
Đảng đã chín muồi nhưng trong nước lúc bấy giờ có 3 tổ chức Cộng sản ở ba
kỳ tuy thống nhất về mục đích nhưng lại chia rẽ về tổ chức và hành động. Lợi
ích của cách mạng và nguyên tắc tổ chức của chính Đảng Mác- Lênin không
cho phép trong một nước có 3 tổ chức cộng sản. Thành lập một đảng MácLênin ở Việt Nam là yêu cầu bức thiết của phong trào công nhân và phong
trào yêu nước lúc bấy giờ. Tháng 2 -1930 theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt
Nam vào ngày 3/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng -Trung Quốc) lấy tên là
Đảng Cộng Sản, tại Hội nghị này Nguyễn Ái Quốc đã thông qua Chính cương
vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi nhân dân nhân ngày
thành lập Đảng, ngay trong phần đầu của chính cương vắn tắt Nguyễn Ái
Quốc đã khẳng định: “...Chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền cách
mạng (révolution démoratique bourgrise) và thổ địa cách mạng (révolution
agraise) để đi tới Chủ nghĩa xã hội”. [13; 301].
Như vậy, nếu như năm 1921 Người đã có nhận thức “Chủ nghĩa xã hội
thâm nhập vào châu Á hơn là ở châu Âu” thì đến năm 1930 tư tưởng đó của
Người đã trở thành đường lối chiến lược của cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc của một nước thuộc địa mà cốt lõi là gắn độc lập dân tộc Chủ nghĩa xã
hội. Đây là lý luận cách mạng không ngừng của Mác và Lênin được Hồ Chí
Minh vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam. Đường lối đó do Hồ Chí
Minh vạch ra được Hội nghị thành lập thành lập Đảng tháng 2 năm 1930 tiếp
nhận trở thành nguồn cổ vũ động viên chẳng những công nhân, nông dân mà
cả dân tộc trong đó có giai cấp tư sản bản xứ và tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ

20



tập hợp dưới ngọn cờ của Đảng và Hồ Chí Minh đấu tranh cho độc lập dân
tộc và Chủ nghĩa xã hội. Đến đây Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội
cơ bản đã được hoàn thiện, từ chỗ hiểu Chủ nghĩa xã hội vì tin theo Lênin, tin
theo quốc tế III nay Người đã xác lập được trong tư tưởng của mình Chủ
nghĩa xã hội phải là:
" A-Về phương diện xã hội thì:
a, Dân chúng được tự do tổ chức,...
b, Nam nữ bình đẳng....
c, Phỏng giáo dục theo công nông hóa
B.

Về chính trị

a, Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến
b, Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập
c, Dựng ra chính phủ công nông binh
d, Tổ chức ra quân đội công nông
C. Về kinh tế
a, Thủ tiêu hết các thứ Quốc trái
b, Thủ tiêu hết sản nghiệp lớn “Như công nghiêp, vận tải, ngân
hàng,...”của Tư bản chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh.
c, Thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân
cày nghèo.
d, Miễn thuế cho nhân dân nghèo
e, Mở mang công nghiệp và nông nghiệp
f, Thi hành Luật ngày làm 8h "[13; 301, 302].

21



Mô hình Chủ nghĩa xã hội mà Người vạch ra đã trở thành thực tiễn trong
giai đoạn sau này.
2.4 Giai đoạn 1930 -1954
Đây là giai đoạn Nguyễn Ái Quốc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và khẳng
định tư tưởng của mình về Chủ nghĩa xã hội là một sáng kiến sáng suốt, là
mục tiêu cần đạt được của cách mạng Việt Nam. Người trực tiếp lãnh đạo
toàn dân tộc Việt Nam thực hiện giai đoạn đầu của cách mạng của Chủ nghĩa
xã hội là Cách mạng giải phóng dân tộc.
Những đường lối, chủ trương mà Hồ Chí Minh vạch ra trong cương lĩnh
đầu tiên của Đảng đặc biệt là chủ trương phấn đấu tiến lên Chủ nghĩa xã hội
thể hiện sự vận dụng sáng tạo lí luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin về Chủ nghĩa
xã hội vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Trong thời gian từ 1931 đến 1935 Hồ Chí Minh đã trải qua muôn vàn
khó khăn gian khổ cả về vật chất và tinh thần song Người đã giữ vững và kie
định mục tiêu hệ tư tưởng của mình. Thời kỳ 1936 -1939, Nguyễn Ái Quốc ở
nước ngoài nhưng Người luôn quan tâm theo dõi tình hình trong nước. Sau
Đại hội VII, Quốc tế cộng sản đã ra nghị quyết về “Thành lập mặt trận thống
nhất giai cấp công nhân” và “Thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít”.
Vận dụng quan điểm, tư tưởng của mình vào cách mạng Việt Nam.Thông qua
thư
từ, báo chí trao đổi như “ ý kiến về đường lối chủ trương của Đảng trong thời
kỳ mặt trận dân chủ (1936 – 1939)... Người đã góp nhiều ý kiến qúy báu với
các đồng chí lãnh đạo trong nước về chuyển hướng chính sách của Đảng như
xác định mục tiêu đấu tranh, tổ chức mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi, thái độ
đối với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân khác về yêu cầu đối với
Đảng.

22



Đến Hội nghị Trung ương lần 8 tháng 5 năm 1941 do Hồ Chí Minh chủ
trì mới khẳng định dứt khoát chủ trương chuyển hướng chiến lựơc của Đảng
ta. Từ đó tư tưởng về chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam của Hồ
Chí Minh trong đó có mục tiêu và con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội với
các chủ trương đường lối của Đảng là thống nhất. Vì vậy mà nội dung tư
tưởng của Hội nghị cũng chính là nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh, Hội
nghị đã khẳng định: Mục đích cách mạng nước ta hiện nay là “ Đánh đuổi
giặc Pháp - Nhật làm cho xứ Đông Dương độc lập... cách mạng Đông Dương
hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải
giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa mà là hai cuộc cách mạng chỉ
phải giải quyết 1 vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng...cuộc cách mạng Đông
Dương trong giai đoạn hiện tại là 1 cuộc cách mạng dân tộc giải phóng....” và
Người cũng chỉ rõ “Nếu không đánh đuổi được Pháp -Nhật thì vận mạng của
dân tộc phải chịu kiếp trâu ngựa muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không
làm sao giải quyết được”
Mặt khác quán triệt tinh thần cách mạng triệt để và cách mạng không
ngừng, Nghị Quyết nêu: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải đi đến cách
mạng tư sản dân quyền và cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Vậy nên không thể
làm cách mạng giải phóng dân tộc rồi ngừng lại mà phải tiến lên làm tròn
nhiệm vụ tư sản dân quyền và chinh phục chính quyền vô sản...”.
Về chính quyền, Nghị quyết Trung ương 8 viết: Sau lúc đánh đuổi được
Pháp - Nhật sức thành lập nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần dân
chủ. Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc
quyền riêng của một giai cấp nào mà là của chung cả toàn thể dân tộc, chỉ trừ
có bọn tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và những bọn phản quốc.
Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng chế độ dân chủ mới một cách toàn
diện như sau:


23


- Về chính trị: Thực hiện phổ thông đầu phiếu, nêu lên quyền tuyển cử và
ứng cử, ban hành các quyền tự do dân chủ cho nhân dân (tự do ngôn luận,
xuất bản, tổ chức, tín ngưỡng), bỏ các chế độ áp bức do đế quốc đặt ra. Lập
Việt Nam các mạng quân, trừng trị và tịch thu tài sản bọn việt gian phản quốc,
nam nữ bình quyền, dân tộc tự quyết, liên hiệp và thân thiện với các dân tộc.
- Về kinh tế: Bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý do Pháp - Nhật đặt ra,
lập nên 1 thứ thuế rất nhẹ và công bằng; quốc hữu hóa ngân hàng của đế quốc
Pháp, Nhật, lập nên quốc gia và ngân hàng thống nhất, mở mang kỹ nghệ,
giúp đỡ thủ công nghiệp làm cho nền kinh tế quốc gia được phát triển, mở
mang thuỷ lợi giao thông....
- Về giáo dục: Hủy bỏ nền giáo dục nô lệ, lập nền quốc dân giáo dục,
cưỡng bức giáo dục đến sở đẳng, mở các trường chuyên môn quân sự, chính
trị, kỹ thuật để đào tạo các nhân tài, khuyến khích giúp đỡ trí thức phát triển
tài năng...
- Về xã hội: Thi hành luật lao động ngày làm 8h, giúp đỡ gia đình đông
con, lập nhà hát, điện ảnh, lập ẫu trĩ viện, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trí
thức cho nhân dân, lập nhà thương, nhà đỡ đẻ cho nhân dân.
- Về ngoại giao: Hủy bỏ tất cả các hiệp ước mà Pháp đã ký bất kỳ với
nước nào về Việt Nam, tuyên bố các dân tộc bình đẳng và hết sức giữ gìn hòa
bình, kiên quyết chống tất cả các lực lượng xâm phạm đén quyền lợi của nước
Việt Nam mặt trận liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên
thế giới.
Chủ trương đúng đắn, sáng tạo đó đã động viên được toàn dân tộc dấy
lên cao trào chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang mạnh mẽ và khi thời cơ đến cả
nước
nhất tề nổi dậy tổng khởi nghĩa, tiến hành thắng lợi cách mạng tháng tám, đập
tan ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp, lật đổ chế độ chuyên chế quân


24


chủ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm và lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa - Nhà nước dân chủ đầu tiên ở khu vực Đông Nam á.
Sau cách mạng tháng 8, các thế lực thù địch, phản động liên kết với nhau
mưu đồ thủ tiêu thành quả của cách mạng. Trước tình hình phức tạp của thế
giới và trong nước, cách mạng Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn. Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẳng định : “ Cuộc cách mạng Đông Dương lúc
này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp
diễn nó chưa hoàn thành vì nước ta chưa được hoàn toàn độc lập. Nhiệm vụ
cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong, giai cấp vô sản vẫn phải hăng hái
kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là dân tộc
trên hết, tổ quốc trên hết”.
Tuy nhiên nhân dân ta đã giành được chính quyền, nhiệm vụ giải phong
dân tộc diễn ra trong điều kiện mới “ Vừa kháng chiến chống đế quốc, vừa
bảo vệ chính quyền mớ". Do đó, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta nêu khẩu
hiệu “ Vừa kháng chiến vừa kiến quốc”. Hai nhiệm vụ đó quan hệ chặt chẽ
với nhau. Kháng chiến để hoàn thành giải phóng dân tộc, kiến quốc nhằm xây
dựng chế độ mới – chế độ dân chủ mới (dân chủ nhân dân). Tại hội nghị cán
bộ Đảng lần thứ 6 (1-1949), Hồ Chí Minh đã chỉ rõ. Những vấn đề thảo luận
thì nhiều, nhưng đều hướng vào một đường đi: Kháng chiến thắng lợi, xây
dựng chế độ dân chủ mới để tiến tới Chủ nghĩa xã hội”. Người vạch rõ mục
tiêu trước mắt của cách mạng Việt Nam là: “ Đảng lao động Việt Nam đoàn
kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, lãnh đạo
toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên Chủ nghĩa xã
hội” [9; 174].
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam
nêu “ Đảng lao động Việt Nam nhằm hoành thành sự nghiệp giải phóng dân


25


×