Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

PHẨM CHẤT TINH DỊCH LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS NUÔI TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI CHẤT LƯỢNG CAO - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.96 KB, 67 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHẨM CHẤT TINH DỊCH LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS
NUÔI TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI CHẤT LƯỢNG
CAO - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ NỘI – 2017


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA CHĂN NI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHẨM CHẤT TINH DỊCH LỢN PIÉTRAIN KHÁNG
STRESS NUÔI TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI
CHẤT LƯỢNG CAO - HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP
VIỆT NAM
SV thực hiện

: ĐỖ THỊ THU QUỲNH

Lớp

: CNTYC


Khố

: 58

Ngành

: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Người hướng dẫn

: TS. HÀ XN BỘ

Bộ mơn

: DI TRUYỀN – GIỐNG VẬT NI

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân, tơi cịn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cá
nhân, tập thể và đơn vị khác.
Với lịng biết ơn sâu sắc tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: thầy giáo
TS. Hà Xuân Bộ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thực tập.
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các cán bộ bộ môn Di
truyền - Giống vật nuôi – Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi hồn thành khố luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong trường Học viện

Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy bảo tơi trong suốt 4 năm học qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm giống lợn chất lượng
cao – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các anh chị kỹ thuật công nhân viên
đã giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình thực tập.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân trong gia đình
đã ln ở bên, chăm sóc, động viên và tồn thể bạn bè đã giúp đỡ trong suốt thời
gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2017
Sinh viên

Đỗ Thị Thu Quỳnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i
MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................vi
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................................2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................3
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN....................................................................................................3
1.1.1.Vai trị của lợn đực giống và công tác thụ tinh nhân tạo.......................................3
1.1.2. Tổng quan về tinh dịch và tinh trùng lợn.............................................................4
1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH LỢN.................15
1.2.1. Thể tích tinh dịch (V, ml)...................................................................................15
1.2.2. Chỉ tiêu hoạt lực của tinh trùng (A, %)..............................................................16
1.2.3. Nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml)........................................................................17

1.2.4. Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (VAC, tỷ/lần)...............................17
1.2.5. Giá trị pH của tinh dịch......................................................................................18
1.2.6. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình......................................................................................18
1.2.7. Áp suất thẩm thấu..............................................................................................19
1.2.8. Acrosome tinh trùng...........................................................................................19
1.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH...............19
1.3.1. Giống và độ tuổi................................................................................................19
1.3.2. Chế độ ni dưỡng và chăm sóc........................................................................20
1.3.3. Các nhân tố khác................................................................................................21
1.4. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA GIỐNG LỢN
PIÉTRAIN VÀ LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS...........................................22
1.4.1 Nguồn gốc, đặc điểm, ngoại hình của giống lợn Piétrain....................................22
1.4.2. Dịng Piétrain kháng stress.................................................................................23
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.................................27
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................................27


1.5.2. tình hình nghiên cứu ngồi nước........................................................................28
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................30
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN NGHIÊN CỨU...................................................30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................30
2.1.2. Điều kiện nghiên cứu.........................................................................................30
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................31
2.2.1. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................31
2.2.2. Địa điểm và thời gian.........................................................................................31
2.2.3. Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh dịch.................32
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................................................................36
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................37
3.1. PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA LỢN PIÉTRAIN KHÁNG STRESS,
LANDRACE VÀ YORKDHIRE......................................................................37

3.1.1 Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress......................38
3.1.2 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến thể tích tinh
dịch.................................................................................................................... 41
3.1.3, Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến hoạt lực của
tinh trùng (A).....................................................................................................43
3.1.4 Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến nồng độ tinh
trùng (C, triệu/ml)..............................................................................................45
3.1.6. Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến sức kháng
tinh trùng (R).....................................................................................................49
3.1.7. Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình (K,%)...........................................................................................51
3.1.8. Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến giá trị pH
tinh dịch............................................................................................................. 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................................55
1. KẾT LUẬN.............................................................................................................55
2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................56


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn...........................................................30
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress...............38
Bảng 3.2, Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến thể tích
tinh dịch (V, ml).................................................................................................41
Bảng 3.3.Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến hoạt lực
của tinh trùng (A)..............................................................................................43
Bảng3.4. Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến nồng độ
tinh trùng (C, triệu/ml)......................................................................................45
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến tổng số
tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (vac, tỷ/lần).................................47

Bảng 6, Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến sức kháng
tinh trùng (R).....................................................................................................49
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình (K,%)...........................................................................................51
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của kiểu gen halothane, năm, mùa vụ và thế hệ đến giá trị pH
tinh dịch.............................................................................................................53


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: cấu tạo trong của dịch hồn............................................................................5
Hình 1.2: Cấu tạo dương vật của lợn.............................................................................6
Hình 1.3 : Sơ đồ của quá trình hình thành tinh trùng...................................................10
Hình 1.4:Cấu tạo của tinh trùng...................................................................................13
Hình 2.1: Buồng đếm Newbauer..................................................................................32
Hình 2.2:Vùng đếm tinh trùng.....................................................................................33
Hình 2.3: Cách đếm tinh trùng.....................................................................................33


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
A (0 ≤ A ≤ 1)
ATP
C (triệu/ml)
CC, CT, TT
CS
K
L
MC
PiDu50
R
TTNT

V (ml)
VAC (tỷ/lần)

Hoạt lực tinh trùng
Adenosine Triphosphataza
Nồng độ tinh trùng
Các kiểu gen
Cộng sự
Kỳ hình
Landrace
Móng Cái
Piétrain kháng tress x Duroc
Sức kháng
Thụ tinh nhân tạo
Thể tích tinh dịch
Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một

Y

lần khai thác
Yorkshire


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn ni khơng đóng vai trị then chốt trong nền kinh tế tồn cầu
nhưng có vai trị về chính trị - xã hội. Đối với nước ta chăn nuôi chăn nuôi là
một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong ngành nông nghiệp. Ngành chăn
ni nói chung, chăn ni lợn nói riêng giữ một vai trò rất quan trọng trong việc
cung cấp nguồn thực phẩm cho xã hội. Từ những năm 1970, Việt Nam đã nhập nội

một số giống lợn ngoại như: Yorkshire, Landrace,…vào sản xuất nhằm tăng năng
suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi.
Tháng 12 năm 2007, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học
viện Nông Nghiệp Việt Nam) đã nhập dòng thuần Piétrain kháng stress từ khoa
thú y Đại học Liège Vương quốc Bỉ và ni tại xí nghiệp chăn ni Đồng Hiệp
Hải Phịng. Tháng 11 năm 2011, Trung tâm Giống lợn chất lượng cao (nay là
Trung tâm giống vật nuôi chất lượng cao), Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trở
thành cơ sở thứ hai nhân giống thuần chủng dòng lợn này. Lợn Piétrain là một
giống lợn nổi tiếng của Vương Quốc Bỉ về năng suất thân thịt và tỷ lệ nạc cao
(60- 62 %). Tuy nhiên giống lợn này tồn tại gen lặn T ở locus halothane làm cho
dòng giống lợn này rất mẫn cảm với các tác nhân gây stress, làm giảm năng suất
và chất lượng thịt. Trường đại học Liege- Bỉ nghiên cứu về ảnh hưởng của locus
halothane đến năng suất và chất lượng thịt đã tạo ra dòng lợn Piétrain kháng
stress đặt tên là Piétrain ReHal. Dòng Piétrain ReHal với năng suất và chất
lượng thịt cao, giảm chi phí trong q trình chăn ni đã khắc phục được nhược
điểm của các dịng Piétrain cổ điển. Tuy nhiên, lợn Piétrain kháng stress có khả
năng tăng khối lượng trung bình vẫn cịn thấp.
Sự phát triển bền vững của ngành chăn ni nói chung, và ngành chăn
ni lợn nói riêng, đực giống có vai trị hết sức quan trọng đối với cải tiến di
truyền, đặc biệt là các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thịt. Do vậy, việc
kiểm tra đánh giá về khả năng sinh sản đặc biệt phẩm chất tinh dịch là không


thể thiếu trong chăn nuôi lợn. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Phẩm chất tinh dịch lợn Piétrain kháng stress nuôi tại
Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao - Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam”.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn Piétrain kháng stress nuôi trong điều
kiện chuồng kín tại Trung tâm giống vật ni chất lượng cao – Học viện Nông

nghiệp Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đó.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1.Vai trị của lợn đực giống và công tác thụ tinh nhân tạo
Trong chăn ni lợn, lợn đực giống có vai trị rất quan trọng trong việc cải
thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Đặc biệt, giá trị của một đực giống tốt se
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái. Tuy lợn đực giống
chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng đàn nhưng lại đóng vai trị quan trọng trong
chăn ni lợn, đặc biệt là trong công tác chọn lọc và nhân giống.
Theo Trần Đình Miên (1975) các tính trạng như màu sắc, lông da, thể
chất, tốc độ sinh trưởng, sức đề kháng, tỷ lệ nạc... đều được từ hưởng từ con
đực. Các công thức lai tạo lợn hướng nạc đều rất chú trọng sử dụng con đực có
khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nạc cao. Nhiều tác giả đều chứng minh rằng sức
sống, khả năng sinh trưởng, phát dục, sức đề kháng của đời sau phụ thuộc vào
sức sống của tinh trùng. Sức sống của tinh trùng cũng tác động tới khả năng sinh
sản của lợn nái như: tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ đẻ, số con đẻ ra trên ổ. Qua thực tế, ta
thấy một con đực giống ảnh hưởng tới đời sau ở mức độ rộng lớn cả về số lượng
cũng như chất lượng đời sau. Cùng với phương pháp thụ tinh nhân tạo se góp
phần làm tăng thêm giá trị và hiệu quả sử dụng đực giống, chất lượng đời sau
cụng vì thế mà được đảm bảo hơn.
Từ 1960 trở lại đây, thụ tinh nhân tạo đã đạt được những thành tựu đáng
kể trong chăn nuôi. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phương pháp thụ tinh
nhân tạo mang là biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy ngành chăn ni phát triển,
mang lại nhiều lợi ích to lớn cho ngành chăn nuôi lợn cũng như các ngành chăn
nuôi gia súc khác. TTNN làm giảm được số đầu lợn đực giống phải nuôi, tăng
hiệu suất sử dụng đực giống q, tránh hiện tượng đồng huyết, thối hóa giống
thơng qua sinh sản. Qua đó, tiết kiệm được diện tích chuồng trại, thức ăn, sức

lao động. Nâng cao được phẩm chất đời sau nhanh nhất từ đó tăng nhanh sản


phẩm chăn nuôi cho xã hội. TTNT tránh được sự lây lan của một số bệnh qua
đường sinh sản như bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng...
Thụ tinh nhân tạo cũng là biện pháp kỹ thuật nhân giống, cải tạo giống một
cách nhanh chóng nhất, tốt nhất và giảm chi phí tăng hiệu quả kinh tế nhất. Bằng
cách thành lập ngân hàng tinh dịch, bảo quản lâu dài tinh dịch giúp trao đổi vận
chuyển dễ dàng, tạo điều kiện bảo tồn các dịng đực q, mở rộng khơng gian
cải tạo giống một cách nhanh chóng và làm tư liệu lai tạo giống. Thụ tinh nhân
tạo đặc biệt cần thiết khi kết hợp với kế hoạch gây động dục hàng loạt, giúp
thuận lợi trong cơng tác chăm sóc và quản lý.
Muốn có đực giống tốt trong công tác thụ tinh nhân tạo cần phải xác định
nguồn nhập giống, ni thích nghi, thăm dò hướng và khả năng sử dụng. Để đực
giống tốt được sử dụng hiệu quả ta cần giải quyết tốt các vấn đề trong q trình
ni dưỡng như: chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, khai thác, sử dụng, đánh giá
phẩm chất tinh dịch, môi trường pha chế bảo tồn... Năng suất, chất lượng tinh
dịch lợn là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của đời sau, ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất sinh sản của lợn nái, cũng như của chính lợn đó. Xuất
phát từ thực tế đó, việc kiểm tra chất lượng tinh dịch giữ một vai trò quan trọng
trong việc chọn lọc và nâng cao chất lượng đực giống.
1.1.2. Tổng quan về tinh dịch và tinh trùng lợn
1.1.2.1. Sinh lý sinh dục gia súc đực

 Cấu tạo bộ máy sinh dục lợn đực
Hệ sinh dục lợn đực gồm các bộ phận chủ yếu sau:
- Dịch hoàn: (Testis hay cịn gọi là tinh hồn) là một tuyến, vừa là tuyến
ngoại tiết tức là sinh ra tinh trùng, vừa có chức năng nội tiết hay sinh ra
hormone-testosterone, có tác dụng làm phát triển đặc điểm giới tính. Trong thời
kỳ bào thai dịch hồn được hình thành ở hốc bụng của bào thai đến khoảng 3 - 4

tháng trước khi sinh nó ra ngồi qua lỗ bẹn và nằm trong bao dịch hoàn (ngoài
xoang bụng và xoang chậu), nằm dưới hậu môn, sau rễ dương vật.


Hình 1.1: cấu tạo trong của dịch hồn
Cấu tạo của dịch hoàn bao gồm :
 Giáp mạc riêng (Tunica vaginalis propria): cấu tạo bởi một lớp sợi bền,
là phần kéo dài của phúc mạc. Giàu mạch quản và thần kinh.
 Màng trắng (Tunica abluginea): nằm bên trong lớp giác mạc riêng, từ
đây phát ra nhiều bức ngăn hình tia, chia dịch hoàn thành nhiều múi. Mỗi múi
đều chứa những ống sinh tinh uốn khúc (tubuli abluginea) ở đó tinh trùng được
hình thành. Tất cả các ống sinh tinh đều hướng về vách giữa của dịch hoàn.
 Mạng tinh (Rate testis) và thể Haimo (Highmor): khi đi vào vách giữa
của dịch hoàn, những ống sinh tinh uốn khúc biến thành những ống sinh tinh
thẳng và đan chéo vào nhau tạo thành mạng tinh. Mạng tinh cùng với vách giữa
của dịch hoàn tạo thành thể Haimojihu.
- Phụ dịch hoàn (Epididymis, mào tinh): Được bao bọc bởi màng sợi và
màng trắng, là một lõm úp trên dịch hoàn và được gắn vào bờ sau dịch hoàn, tận
cùng là một cái ống. Phụ dịch hoàn bắt đầu từ mạng tinh chạy ra khoảng 12 - 15
ống tinh. Mỗi ống tinh trong một ngăn mào tinh là những ống uốn khúc. Tất cả
ống này đều đổ vào ống xuất chung, uốn khúc gọi là ống mào tinh (ductus
epididymidis). Ống này hướng từ chõm xuống đuôi mào tinh và khi thoát ra


khỏi cơ quan này thì thành một ống duy nhất - ống dẫn tinh (ductus deferens).
Tinh trùng không ngừng được sinh ra ở ống sinh tinh sau đó đi vào dịch hoàn
phụ. Dịch hoàn phụ là nơi cất giữ tinh trùng, ở đó tinh trùng có thể sống được 1
-2 tháng, dịch hồn phụ có thể giữ trữ được khoảng 200 tỷ tinh trùng (70% nằm
ở đi dịch hồn phụ), sau đó chúng bị hấp thu hoặc bị đào thải ra ngoài.
- Bao dịch hoàn: mỗi dịch hoàn được bao bọc bởi một bao sợi (màng

trắng), bên ngoài được phủ bằng một tinh mạc, bên trong được phủ bởi một
màng mạch máu
- Dương vật: nằm ở dưới vách bụng, được bắt đầu bằng một trụ, hai đầu
bám vào hai mẩu xương ngồi, hướng ra phía trước. Dương vật lợn đực có một
đoạn cong chữ S, nằm kín trong da, khi giao phối mới thị ra ngồi. Đầu dương
vật có hình xoắn như mũi khoan, cách đầu mút 0,5 - 0,7 cm có lỗ phóng tinh ra
ngồi. Khi giao phối hay lấy tinh dương vật thị ra ngồi 20 - 40 cm. Dương vật
lợn có cấu tạo hệ thống thần kinh mạch quản phát triển làm chức năng thực hiện
phản xạ giao phối.

Hình 1.2: Cấu tạo dương vật của lợn
- Thừng dịch hoàn: thừng dịch hoàn gồm các động mạch và thần kinh đi
vào dịch hoàn, chúng cấu tạo bởi các mơ liên kết, các hệ cơ vịng và cơ dọc liên
kết với nhau.

 Các tuyến sinh dục phụ


Tuyến sinh dục phụ bao gồm ba tuyến: Tuyến tiền liệt, tuyến củ hành,
tuyến tinh nang. Tuyến sinh dục phụ có tác dụng pha lỗng tinh dịch, ni sống
tinh trùng ở mơi tường ngồi, điều hịa độ pH tinh dịch, rửa và bôi trơn đường
sinh dục cái. Thành phần, thứ tự tiết của các tuyến có ý nghĩa sinh lý đặc biệt.
Đầu tiên tuyến củ hành tiết sau đó tuyến tiền liệt cuối cùng là nang tuyến.
Tuyến củ hành (Glandula bulborethrales): hay còn gọi là tuyến Cowper,
nằm ở cuối niệu đạo trong xoang chậu trên vòng cung ngồi. Trong tuyến củ hành
có các cơ củ hổng và các cơ co bóp tuyến. Thân tuyến to nhỏ khơng giống nhau.
Tuyến này tiết ra một lướng khá lớn hạt thể Selatin. Dịch tiết của tuyến này có
bản chất là Anbumonoit, đặc quánh trong suốt. Khi con đực xuất tinh hạt thể
Selatin gặp men Vegikinasa của tuyến tinh nang rồi đông lại, tạo thành thể lớn
hơn, những hạt thể này hấp thụ nước và tăng lên về thể tích và được gọi là keo

phèn. Tuy nhiên keo phèn là chất khơng có lợi cho tinh trùng vì khi tinh trùng ra
ngồi cơ thể nếu trong tinh dịch có lẫn keo phèn se hấp thụ nước tinh và số
lượng lớn tinh trùng làm cho tinh trùng thường tụ lại nên rất nhanh chết. Do đó
khi làm TTNT người ta thường lọc bỏ keo phèn ngay trên phễu khi đang lấy tinh
hoặc ngay sau khi lấy tinh.
Tuyến tiền liệt (Prostate gland): nằm ở phần cuối của ống dẫn tinh và
phần đầu của niệu đạo trong xoang chậu. Tuyến tiền liệt có rất nhiều lỗ đổ vào
niệu đạo. Dịch tiết của tuyến này trong suốt và có tính kiềm nên có tác dụng
trung hịa axit H2CO3 do tinh trùng sinh ra trong quá trình hoạt động. Tiết
enzyme chống ngưng kết tinh trùng do có tác dụng hoạt hóa tinh trùng. Tuyến
này cịn có chức năng nội tiết là tiết ra hormone Prostaglandin có tác dụng sinh
lý: Khi tinh dịch đi vào đường sinh dục con cái làm co bóp cơ trơn tử cung giúp
cho tinh trùng tiến nhanh vào ống dẫn trứng để đến vị trí thụ tinh. Thể tích của
tuyến thay đổi theo tuổi, gia súc non thì tuyến này rất nhỏ, to nhất khi trưởng
thành và teo đi khi già.
Tuyến tinh nang (Glandula vesiculase): Là hai tuyến hình trứng, màu


vàng nhạt mặt ngoài nổi nhiều u. Là một túi rỗng chứa tinh trùng. Nang tuyến
tiết ra chất keo màu trắng hay vàng qua ống phóng tinh đổ vào đường niệu sinh
dục. Chất tiết này không trộn lẫn với tinh trùng. Chất tiết có chứa Vegikinasa
gặp chất tiết của tuyến tiền liệt tiết ra thì ngưng đặc lại tạo thành một cái nút
đóng tử cung sau khi giao phối khơng cho tinh dịch trào ngược ra ngồi. Chất
tiết có chứa glucose và axit béo có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và tăng cường
hoạt lực cho tinh trùng.
1.1.2.2. Đặc tính của tinh dịch và tinh trùng lợn
1.1.2.2.1. Sự tiết tinh dịch và thành phần tinh dịch ở lợn
Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực khi nó thực hiện thành
cơng phản xạ sinh dục, chỉ được hình thành một cách tức thời khi con đực hưng
phấn cao nhất trong quá trình giao phối. Tich dịch bao gồm tinh thanh (95 97%) và tinh trùng (3 - 5%). Tinh trùng được sinh ra từ những ống sinh tinh ở

dịch hồn cịn tinh thanh được sinh ra từ các tuyến sinh dục phụ.
Lợn đực ngoại, khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng cơ thể đạt 90-100kg
thể trọng người ta có thể tiến hành khai thác tinh. Khi khai thác lợn đực trong thụ
tinh nhân tạo, quá trình xuất tinh, ta có thể quan sát thấy rõ 3 giai đoạn xuất tinh.
 Giai đoạn đầu: tiết ra 10 - 20 ml dịch trong suốt khơng có tinh trùng,
chất này có tác dụng rửa đường niệu sinh dục cho tinh trùng di chuyển.
 Giai đoạn hai: kéo dài 1 - 2 phút, tiết ra khoảng 100 - 120ml, chất này
gồm tinh trùng và các chất phân tiết của các tuyến sinh dục như tiền liệt, cowper,
tinh nang.
 Giai đoạn ba: là giai đoạn bài tiết chủ yếu của các tuyến sinh dục phụ (150
- 200ml). Số lượng tinh trùng ở giai đoạn này ít, giai đoạn này kéo dài 4 - 5 phút.
Tinh thanh chiếm 94,7% khối lượng tinh dịch, là mơi trường có tác dụng
kích thích tinh trùng hoạt động. Sự hoạt động của tinh trùng làm tiêu hao năng
lượng dự trữ, làm trương phồng màng bọc đầu tinh trùng, đồng thời làm mất


diện tích bề mặt gây ra các đám kết dính làm tinh trùng lợn chóng chết khi ra
ngồi cơ thể con đực (Milovanov, 1962). Tinh thanh của tinh dịch là hỗn hợp
chất lỏng được tiết ra bởi tuyến sinh dục phụ như: tiền liệt tuyến và niệu đạo (55
- 70%); tinh nang (20 - 26%); tuyến Cowper (15-18%) và tinh hoàn phụ (2 3%). Tinh trùng trong tinh dịch chỉ chiếm (2 - 7%). Theo Ogiuwn f.v (1977) và
Levin K.L (1980) (dẫn theo Nguyễn Tấn Anh (1984). Tinh thanh chiếm khối
lượng lớn trong tinh dịch và chỉ là môi trường cho tinh trùng hoạt động, do vậy
khối lượng tinh thanh là chỉ tiêu chỉ có ý nghĩa về mặt pha lỗng và qua nó
khơng thể kết luận được chất lượng tinh.
Choline: Ít ở dạng tự do mà thường ở dạng phức hợp với glyxerin,
photphoryl tạo thành photphoryl choline, glyxerin photphoryl choline. Chất này
cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động. Năm 1964, Dasson thấy rằng tế
bào trong đường sinh dục con cái tiết ra men Diesterase có tác dụng cắt mạch
nối của glyxerin giải phóng ra năng lượng vừa phải.
Axit Citric: Khơng có quan hệ tới sinh trưởng của tinh trùng nhưng lại có

tác dụng làm đơng đặc tinh dịch điều này có ý nghĩa trong mơi trường sống của
tinh trùng.
Đường Fructose: Cung cấp năng lượng cho hoạt động của tinh trùng.
Fructose trong tinh dịch do glucose trong máu tạo ra.
Innositol: Màu trắng, kết tinh, không thuần chất, kết hợp với axit
photphoric. Do tuyến Cowper tiết ra có tác dụng bảo vệ tinh trùng do có gốc SH
(Sulphydryl), tham gia cân bằng áp lực do ở lợn khơng có NaCl khơng tham gia
vào q trình trao đổi chất.
Ergothionine: Do tuyến Cowper tiết ra tham gia các phản ứng oxy hóa
khử.
1.1.2.2.2. Sự hình thành và cấu tạo của tinh trùng
Tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã hoàn chỉnh về hình thái, cấu tạo và đặc
điểm sinh lý, sinh hóa bên trong và có khả năng thụ thai (thụ tinh). Nói cách


khác, tinh trùng là tế bào sinh dục đực đã qua kỳ phân chia giảm nhiễm, đã
thành thục và có khả năng thụ thai. Tinh trùng được hình thành trong lịng ống
sinh tinh của dịch hồn từ khi con đực thành thục về tính.

Hình 1.3 : Sơ đồ của q trình hình thành tinh trùng
Các giai đoạn hình thành tinh trùng gồm:
- Giai đoạn sinh sản: tinh bào nguyên thủy sinh sản thành tinh nguyên
bào, tinh nguyên bào xuất hiện khơng lâu trước khi con đực thành thục về tính,
đây là những tế bào lớn, hình trịn, có nhiễm sắc thể phân tán rất điển hình.
- Giai đoạn sinh trưởng: giai đoạn này tinh nguyên bào tăng lên về kích
thước, đến cuối giai đoạn sinh trưởng thì được gọi là tinh bào cấp I (Cyt I). Quá
trình nguyên phân (Mitosis) cho ra những Cyt I với 2n nhiễm sắc thể. Giai đoạn
này xảy ra trong thời gian 15 - 17 ngày.
- Giai đoạn thành thục: đặc trưng của giai đoạn này là xảy ra quá trình
giảm phân - Meiois (hay phân bào giảm nhiễm) qua hai lần phân chia liên tiếp.

Sau lần phân chia thứ nhất tạo ra Cyt II, và sau lần phân chia thứ hai thì tạo ra
tiền tinh trùng (hay tinh tử).
- Giai đoạn biến thái: tiền tinh trùng (tinh tử) phải trải qua giai đoạn biến


thái. Giai đoạn này có thể tóm tắt như sau:
 Nhân tế bào thu nhỏ lại và biến thành đầu tinh trùng, phần lớn tế bào chất
dồn về một phía tạo thành phần cổ tinh trùng. Một số thể Golgi tập trung ở đầu mút
trước của tiền tinh trùng tạo thành Acrosom, Acrosom có màng bọc và xoang.
 Cả hệ thống Acrosom với màng nhân và màng ngoài tạo thành mũ trước
chóp của tinh trùng và nối với tế bào Sertoli để nuôi dưỡng tinh trùng.
 Các ty thể chuyển xuống vùng cổ, phần lớn tế bào chất biến đi chỉ còn
một lớp mỏng bao quanh miền ty thể và đi.
Q trình này diễn ra trên tế bào dinh dưỡng Sertoli trong lòng ống sinh
tinh, trong thời gian 14 - 15 ngày. Cuối giai đoạn này từ tiền tinh trùng se trở
thành tinh trùng non và rơi vào trong lòng ống sinh tinh được đẩy và đưa về phía
phụ dịch hoàn.
- Giai đoạn phát dục: Xảy ra ở phụ dịch hoàn, tinh trùng tiếp tục phát dục
và thành thục và trở thành tinh trùng thành thục (Spematozoon), hay còn gọi là
giao tử đực, có 1n nhiễm sắc thể. Chúng được chia thành hai loại: loại mang
nhiễm sắc thể X và loại mang nhiễm sắc thể Y. Giai đoạn này mất 14 - 15 ngày.
1.1.2.2.3. Cấu tạo của tinh trùng lợn
Tinh trùng của mỗi lồi có hình thái ổn định và đặc trưng. Theo nhiều tác
giả khi nghiên cứu về hình thái tinh trùng đều cho rằng tinh trùng có dạng con
nịng nọc. Chiều dài đầu gần gấp đơi chiều rộng, bề dày khơng đáng kể, trơng
thẳng đầu tinh trùng hình quả trứng, trơng nghiêng đầu có hình tấm hơi cong.
Thành phần hóa học: 25% vật chất khơ, 75 % nước. Trong 25% vật chất
khô gồm 85% protein, 13,2% lipid và 1,8 % chất khoáng. Đầu tinh trùng chứa
chủ yếu là AND, đi thì nhiều lipid, ngồi ra là các enzyme. Tinh trùng gồm ba
phần chính:

Phần đầu: Hình bầu dục, chứa nhiều AND, có nhiều enzyme tham gia vào
q trình oxyl hóa tinh trùng. Trong màng trên cùng là hệ thống Acrosom. Phần
trước của đầu được bao phủ 1 mũ mỏng còn gọi là bao đầu, dưới là thể đỉnh.
Trong bao đầu tập trung enzyme Hyaluronidara giúp tinh trùng phá vỡ màng


phóng xạ của tế bào trứng. Tuy nhiên xoang Acrosom thường bị trương phồng
lên, bong ra, thẩm xuất ra ngoài, rời ra khỏi đầu do tác động cơ học (xóc, lắc)
hay tác động hóa học (nồng độ các chất trong tinh dịch) vật lý (nhiệt độ) làm
tinh trùng mất khả năng thụ tinh. Trong quá trình vận chuyển hay bảo quản cần
lưu ý để xoang Acrosom được nguyên vẹn. Sau hệ thống Acrosom là nhân tinh
trùng, nhân chiếm hầu hết phần đầu 76.7- 80,3 % là kho duy nhất chứa các nhân
tố di truyền của con đực.
Phần cổ thân: là nơi chủ yếu chứa nguyên sinh chất của tinh trùng. Từ 1
trung tử nằm trong hố thụ tinh xuất phát 2 sợi trục đuôi và những sợi fibrin.
Công thức là 2:9:9, các sợi trục trung tâm và các sợi vòng bên kéo dài xuống
phần đi tạo thành hình mái chèo. Phần cổ thân đính với phần đầu rất lỏng lẻo
có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thụ tinh: Khi tinh trùng chui vào phần
nỗn hồng của tế bào trứng thì cổ tách đầu ra khỏi thân. Bên cạnh đó cổ dễ bị
đứt bởi tác động cơ giới, nhiệt, hóa hất dẫn đến làm giảm tỷ lệ thụ thai hoặc tinh
trùng khơng cịn khả năng thụ tinh nữa. Nhân cổ thân có chứa các ty thể với
50% là protein và 30 % lipid, trong đó có chứa men giúp cho tinh trùng trong
q trình photphoryl hóa. Trong ngun sinh chất cịn chứa một lượng đáng kể
Lipoit trong đó Plasmalogen là chủ yếu. Ngồi ra cịn có chứa một lượng lớn
ATP, ATP có tác dụng cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động, nhưng nó
lại giảm đi rất nhanh. Do đó khi bảo quản tinh dịch cần bổ sung thêm năng
lượng vào môi trường pha chế để kéo dài thời gian sống của tinh trùng.
Phần đuôi: Bao quanh đuôi là màng chung của tinh trùng, màng bán thêm
Lipoprotein. Phần protein khá bền vững có cầu trúc gần giống Keratin và có
chứa 1% lưu huỳnh.Đi bao gồm: đi trung đoạn, đi chính và đi phụ.

Đi có chức năng chính là giúp cho tinh trùng vận động. Năng lượng vận động
được cung cấp tại chỗ từ việc cắt mạch nối cao năng của ATP ở phần thân và
đuôi tinh trùng. Đuôi tinh trùng là cơ quan đặc biệt của tế bào sinh dục đực,
được hình thành sau tinh trùng trong quá trình biến thái.
Từ cấu tạo của tinh trùng ta thấy dinh dưỡng cho đực giống cần phải chú
ý tới hàm lượng protein tiêu hóa và photpho để giúp cho q trình nhân bào,


biến thái và thành thục của tinh trùng. Đực giống cần phải được ni dưỡng
trong tiểu khí hậu tốt, chăm sóc quản lý tốt, có thể giảm thấp được tinh trùng kỳ
hình do rối loạn quá trình nhân bào, quá tình biến thái gây ra. Cần có chế độ khai
thác tinh dịch hợp lý, khai thác nhiều se huy động cả những tinh trùng chưa thành
thục. Nếu khai thác quá ít se huy động những tinh trùng già cỗi, đang bị phân hủy.

Hình 1.4:Cấu tạo của tinh trùng.
1.1.2.2.3. Hoạt động của tinh trùng
Khi cịn trong dịch hồn phụ, tinh trùng hoạt động rất yếu hoặc không hoạt
động. Khi được giải phóng ra ngồi, tinh trùng trở nên hoạt động mạnh do tác
động của dịch tiết do các tuyến sinh dục phụ tiết ra.
Trạng thái hoạt động của tinh trùng thể hiện chất lượng tinh dịch. Nếu tinh
trùng hoạt động càng mạnh thì chất lượng càng tốt. Tinh trùng có 3 hình thức
vận động cơ bản (Nguyễn Tấn Anh, 1985):
- Vận động tiến thẳng: đây là những tinh trùng có khả năng thụ thai.
- Vận động xoay tròn: những tinh trùng có dạng vận động này thường là
khơng có khả năng thụ thai.
- Vận động tại chỗ: thường là những tinh trùng non hoặc bị dị tật, những
tinh trùng này không có khả năng thụ thai


1.1.2.2.4.. Trao đổi chất và năng lượng của tinh trùng

Tinh trùng có giá trị to lớn về mặt sinh sản, là một tế bào đơn bội khơng
có q trình phân chia nữa. Tinh trùng cụng là tế bào duy nhất có thể hoạt động
được ngồi cơ thể. Để sống và hoạt động tinh trùng cần năng lượng. Năng lượng
này được tạo ra từ quá trình trao đổi chất của tinh trùng là q trình đường phân
và hơ hấp. Đây là hai quá trình trao đổi chất cơ bản của tinh trùng. Trong tinh
dịch cả hai quá trình xảy ra chủ yếu trên đường (glucolis), tùy theo sự có mặt
của oxy mà một trong hai q trình đó được diễn ra. Tuy nhiên q trình hơ hấp
của tinh trùng có thể xảy ra với cả axit hữu cơ, axit amin và lipit.
Nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất của tinh trùng được lấy từ trong
tinh thanh và trong chính bản thân tinh trùng. Ngồi ra, ngun liệu đó cịn có
trong môi trường pha chế và bảo tồn tinh dịch.
Hai quá trình trao đổi chất cơ bản của tinh trùng:
- Quá trình đường phân: diễn ra trong điều kiện yếm khí. Trong điều kiện
vắng mặt của oxy, đường fructose được biến đổi như sau:
C6H12O6 => 2C3H6O3 + 27,7 Kcal
Từ một phân tử đường fructose qua quá trình đường phân cho ra 2 phân tử
acid lactic và 50 Kcal, năng lượng này được dự trữ dưới dạng ATP. Ngồi
fructose thì các đường khác như glucose, manose, maltose… cũng được huy
động để lấy năng lượng.
Acid lactic trong tinh dịch phân ly rất lớn, nên nồng độ ion H + tăng lên đã
ức chế quá trình đường phân, đồng thời đầu độc tinh trùng, làm giảm sức sống,
sức hoạt động của tinh trùng, thậm chí dẫn đến chết tinh trùng. Vì vậy, trong mơi
trường pha lỗng tinh dịch rất cần phải có năng lực đệm.
- Q trình hơ hấp diễn ra như sau:
C6H12O6 + 6O2 => 6CO2 + 6H2O + 679 Kcalo
Q trình hơ hấp địi hỏi mơi trường phải có mặt của oxy, tinh trùng sử
dụng oxy để oxy hóa cơ chất. Thơng qua quá trình này mà cơ chất được phân


giải triệt để. Năng lượng thu được là tối đa. Năng lượng sinh ra được dự trữ dưới

dạng ATP. Từ 1 phân tử đường đơn qua q trình hơ hấp thu được 38 ATP.
Ngoài các đường tham gia vào quá trình hơ hấp thì chính acid lactic là sản
phẩm của quá trình đường phân cũng là nguyên liệu của quá trình hơ hấp. Khi
hết ngun liệu là đường thì tinh trùng còn sử dụng các nguồn khác như cholinplasmalogen, lipid, acid amin tự do để tiến hành q trình hơ hấp tạo ra năng
lượng. Khi tinh trùng oxy hóa acid amin tự do như Tirozin, phenylalanine,
tryptophan... nhờ vào enzim amino acid- oxydaza và sản phẩm của q trình này
có H2O2, nhưng H2O2 lại gây độc cho tinh trùng. Vì vậy, để bảo tồn tinh trùng
được lâu người ta thường hạn chế q trình hơ hấp của tinh trùng và cố gắng giữ
cho tinh trùng ở trạng thái yếm khí.
1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH LỢN
1.2.1. Thể tích tinh dịch (V, ml)
Là lượng tinh dịch đã được lọc bỏ keo phèn mà con đực xuất ra khi thực
hiện thành công phản xạ xuất tinh. Đây là chỉ tiêu thường xuyên, đánh giá khả
năng sản xuất tinh dịch của lợn đực giống. Lượng tinh dịch không phụ thuộc vào
trọng lượng và kích cỡ mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
- Các loài khác nhau, giống khác nhau thì thể tích tinh dịch cũng khác
nhau.
- Thể tích tinh dịch phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc ni
dưỡng, nhiệt độ, chế độ khai thác, tuổi....
Trong tinh dịch lợn có chứa một lượng khá lớn hạt thể selatin, chiếm tỷ
lệ 20 -30% lượng tinh dịch, chúng là sản phẩm của tuyến củ hành. Khi xuất tinh
những hạt thể Selatin gặp enzyme Vegikinase của tuyến tinh nang rồi đọng lại
thành những tinh thể lớn hơn. Sau đó các thể này hấp thụ nước và tăng lên về
thể tích gọi là keo phèn (Trần Tiến Dũng và CS, 2002).
Trong giao phối tự nhiên, keo phèn có tác dụng bịt lỗ tử cung không cho
tinh dịch chảy ra ngồi. Trong TTNT cần phải nhanh chóng loại bỏ keo phèn,
nếu khơng nó se hấp phụ một phần nước trong tinh dịch và một số lượng lớn tinh


trùng. Do đó khi xác định thể tích tinh dịch cần phải loại bỏ keo phèn bằng cách lọc

qua 4 - 6 lớp vải màn tiêu độc rồi mới định lượng tinh lọc.
Theo Nguyễn Thiện và CS (1993) thể tích tinh dịch: lợn nội đạt 200 300 ml, lợn ngoại đạt 300 - 500ml.
1.2.2. Chỉ tiêu hoạt lực của tinh trùng (A, %)
Hoạt lực là sức sống (sức hoạt động) của tinh trùng có phương hướng
chuyển động tiến thẳng. Là tỷ lệ % tinh trùng có sức hoạt động tiến thẳng so với
tổng số tinh trùng mà ta quan sát được. A là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá
chất lượng tinh dịch, A cho biết khả năng thụ thai của quần thể tinh trùng trong tinh
dịch (Dương Đình Long 1996). Theo Corteel (1997) tinh trùng có hoạt lực cao có tỷ
lệ thụ tinh cao, tinh trùng có hoạt lực yếu có tỷ lệ thụ tinh thấp.
Ở phụ dịch hồn tinh trùng khơng được vận động, khi ra ngồi cơ thể tinh
trùng được hoạt hóa và vận động. Tùy theo sức sống mà tinh trùng vận động
theo một trong ba phương thức.
 Vận động tiến thẳng: là sự vận động của tinh trùng mà phương của
vectơ vận động ổn định. Chỉ có tinh trùng vận động tiến thẳng mới có khả năng
tham gia vào q trình thụ tinh.
 Lắc lư: là sự vận động của tinh trùng mà hầu như khơng có vectơ vận
động khơng thay đổi vị trí tương đối của chúng.
 Xoay vòng: là sự vận động của tinh trùng mà phương của vecto vận
động luôn bị thay đổi (Theo Trần Tiến Dũng và cs ,2002)
Chỉ có tinh trùng vận động tiến thẳng mới có khả năng tham gia quá
trình thụ tinh. Theo Milovanov(1962) sức sống đời sau phụ thuộc vào sức sống
của tinh trùng, tinh trùng càng nhiều sức sống thì khả năng sinh trưởng phát dục ,
sức kháng bệnh của đời sau cao. Theo Dương Đình Long (1996): Các giống lợn
ngoại đã cải tiến như Đại Bạch, Landrace, Duroc có A = 80 - 90%, cịn giống lợn
chưa được cải tiến thì A nhỏ hơn A= 70 - 80%, A thay đổi theo giống. Theo
Nguyễn Lăng (1994): Yorkshire A= 80 - 90%, Landrace A = 70 - 80%. Theo kết


quả nghiêm cứu của Đào Đức Thà và cs (2013), Yorkshire A=73%, Landrace A =
72%.

Trong TTNT gia súc chỉ có tinh dịch đạt A> 0,6 thì tinh dịch đó mới dùng
để pha chế và bảo tồn ở dạng lỏng, A> 0,7 thì tinh dịch đó mới đủ tiêu chuẩn để
pha chế và bảo tồn ở dạng đông lạnh (Theo Trần Tiến Dũng và CS 2002). Theo
tiêu chuẩn nhà nước TCVN 1859/76 A> 0,7 mới sử dụng để pha chế và bảo tồn
(Nguyễn Thiện, Đào Đức Thà, 1998). Tinh dịch bảo tồn phải đạt 40 - 50% (tinh
lỏng) và > 30% ( tinh đông lạnh) mới sử dụng để dẫn tinh cho gia súc cái.
Các yếu tố nhiệt độ môi trường, chế độ dinh dưỡng, khoảng cách lấy tinh,
chế độ khai thác... đều có ảnh hưởng tới A. Nhiệt độ cao làm cho tinh trùng chết
nhanh, nhiệt độ thấp làm cho sức vận động của tinh trùng giảm, hoặc ngừng vận
động đây chính là cơ sở khoa học để bảo tồn và đông lạnh tinh dịch.
1.2.3. Nồng độ tinh trùng (C, triệu/ml)
Nồng độ tinh trùng cho thấy số lượng tinh trùng có trong một đơn vị thể
tích tinh ngun (106/ml hoặc 108/ml).
Là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tinh dịch và là cơ sở để tính số
liều tinh sản xuất. C là chỉ tiêu thường xuyên.
Theo Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Quốc Đạt (1997), C là một thông số cần
thiết giúp ta quyết định tỷ lệ pha loãng tinh nguyên với môi trường bảo quản
tinh dịch và định liều phối trong thụ tinh nhân tạo.Theo tiêu chuẩn của Bộ Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn quyết định số 1712/2008 C không nhỏ hơn 220
triệu/ml.
Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào các yếu tố: giống, lứa tuổi, mùa vụ,
chăn sóc nuôi dưỡng, quản lý....
1.2.4. Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (VAC, tỷ/lần)
Là tổng số tinh trùng tiến thẳng có trong 1 lần xuất tinh, đây là chỉ tiêu tổng
hợp của 3 chỉ tiêu V, A, C. Chỉ tiêu này đánh giá khái quát chất lượng tinh dịch
và quyết định cho việc pha loãng. Theo Nguyễn Tấn Anh, Lưu Kỷ, 1985 thì


×