HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
SONEPASEUTH OUDOMXAY
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁC DÒNG VỊT
CV. SUPER MEAT ÔNG BÀ NUÔI TẠI
TRUNG TÂM GIỐNG LỢN CHẤT LƯỢNG CAO
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
SONEPASEUTH OUDOMXAY
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁC DÒNG VỊT
CV. SUPER MEAT ÔNG BÀ NUÔI TẠI
TRUNG TÂM GIỐNG LỢN CHẤT LƯỢNG CAO
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số:
60.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Đặng Vũ Bình
2. PGS. TS. Bùi Hữu Đoàn
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2016
Tác giả
Sonepaseuth OUDOMXAY
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS. Đặng Vũ Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Giống lợn
chất lượng cao, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2016
Tác giả
Sonepaseuth OUDOMXAY
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Mục lục ........................................................................................................................ iv
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ, hình .................................................................................................viii
Tóm tắt luận văn........................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu ............................................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.
Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu............................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng .................................................. 3
2.1.2. Khả năng sản xuất của vịt .................................................................................. 4
2.2.
Tình hình nghiên cứu vịt trên thế giới và ở việt nam ........................................ 18
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 18
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................... 20
Phần 3. Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................... 24
3.1.
Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 24
3.1.1. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 24
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 24
3.2.
Vật liệu ............................................................................................................ 24
3.3.
Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 25
3.3.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 25
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 27
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 31
4.1.
Kết quả nghiên cứu trên vịt sinh trưởng ........................................................... 31
4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................ 31
4.1.2. Khối lượng cơ thể của vịt ................................................................................. 35
4.1.3. Tiêu tốn thức ăn giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi ....................................................... 38
4.2.
Kết quả nghiên cứu trên vịt sinh sản................................................................. 39
4.2.1. Tỷ lệ giảm đàn ................................................................................................. 39
4.2.2. Tuổi đẻ và khối lượng trứng ............................................................................. 42
4.2.3. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng .............................................................................. 44
4.2.4. Tiêu tốn thức ăn của vịt trong giai đoạn sinh sản .............................................. 48
4.2.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng .................................................................. 51
4.2.6.
Kết quả ấp nở.................................................................................................. 54
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 57
5.1.
Kết luận ........................................................................................................... 57
5.2.
Kiến nghị ......................................................................................................... 57
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 58
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
CV
Cherry Valley
g
gam
kg
kilôgam
Super M
Super Meat
TB
Trung bình
TT
Tuần tuổi
TTTA
Tiêu tốn thức ăn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Số lượng vịt theo dõi của 4 dòng ............................................................25
Bảng 3.2.
Chế độ dinh dưỡng trong các giai đoạn nuôi khác nhau ..........................25
Bảng 3.3.
Lịch sử dụng vacxin và thuốc phòng bệnh ..............................................26
Bảng 3.4.
Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng ..................................................................27
Bảng 4.1.
Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 0-24 tuần tuổi .................................................32
Bảng 4.2.
Khối lượng các dòng vịt trong giai đoạn hậu bị ......................................35
Bảng 4.3.
Tiêu tốn và chi phí thức ăn của vịt hậu bị................................................38
Bảng 4.4.
Số mái đẻ và tỷ lệ giảm đàn qua các tuần đẻ trứng ..................................40
Bảng 4.5.
Tuổi đẻ và khối lượng trứng tại một số thời điểm....................................43
Bảng 4.6.
Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng cộng dồn......................................................44
Bảng 4.7.
Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng ........................................................49
Bảng 4.8.
Các chỉ tiêu chất lượng trứng ..................................................................52
Bảng 4.9.
Kết quả ấp nở .........................................................................................55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ ghép phối tạo các dòng bố mẹ .........................................................24
Hình 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của các dòng vịt trong giai đoạn hậu bị .............................33
Hình 4.2. Khối lượng các dòng vịt trong giai đoạn hậu bị .........................................37
Hình 4.3. Tỷ lệ giảm đàn qua các tuần đẻ trứng ........................................................41
Hình 4.4. Tỷ lệ đẻ qua các tuần đẻ ............................................................................46
Hình 4.5. Năng suất trứng cộng dồn ..........................................................................46
Hình 4.6. Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất trứng ...........................................................50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁC DÒNG VỊT CV. SUPER MEAT
ÔNG BÀ NUÔI TẠI TRUNG TÂM GIỐNG LỢN CHẤT LƯỢNG CAO
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sản xuất của 4 dòng vịt ông bà CV.
Super Meat Nuôi tại Trung tâm Giống lợn Chất lượng cao, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam trong thời gian từ 2/2014 đến 7/2015. Số lượng vịt của 4 dòng
T5, T4, T1 và T6 được theo dõi trong giai đoạn sinh trưởng (từ mới nở đến 24
tuần tuổi) tương ứng là: 122, 535, 208 và 949 cá thể, còn trong giai đoạn sinh sản
(từ bắt đầu đẻ đến 42 tuần đẻ) tương ứng là: 112, 504, 195 và 847 cá thể. Trong
suốt thời gian thí nghiệm, vịt được nuôi theo phương thức nuôi khô không có
nước bơi lội, được chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh theo quy trình kỹ thuật của
Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên. Kết quả cho thấy: Trong giai đoạn sinh
trưởng, vịt có tỷ lệ nuôi sống tương đối cao, lúc 24 tuần tuổi khối lượng cơ thể
của 2 dòng trống T5 và T1 đạt tương ứng là 4,3 và 3,8 kg/con của 2 dòng mái T4
và T6 đạt tương ứng là 3,6 và 2,8 kg. Hai dòng mái T4 và T6 có tuổi đẻ lần đấu
lúc 25 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ trung bình là 67,58 và 70,16%, năng suất trứng trung
bình là 206,27 và 198,70 quả/mái/42 tuần, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là
4,49 và 4,30kg, khối lượng trứng là 88,47 và 86,52 g/quả. Các dòng vịt theo dõi
đều đạt được các tiêu chuẩn về sinh trưởng, sinh sản.
Từ khoá: dòng ông bà, vịt CV. Super Meat, nuôi cạn không có nước bơi lội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix
THESIS ABSTRACT
PRODUCTION PERFORMANCE OF GRANDPARENTS LINES OF CV.
SUPER MEAT DUCK RAISED AT HIGH QUALITY BREEDING PIG VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE
The study aimed to evaluate the production performance of grandparents 4
lines of CV. Super Meat duck raised at High Quality Breeding Pig Center,
Vietnam National University of Agriculture from February 2014 to July 2015.
The duck number of 4 lines T5, T4, T1 and T6 in the growth stage (from
hatchlings to 24 weeks of age) were 122, 535, 208 and 949 individuals,
respectively in the laying stage (from starting laying to 42 weeks of laying) were
112, 504, 195 and 847 individuals, respectively. During the experiment time, all
ducks were raising in dry farming no swimming water, sanitary care and disease
prevention according to the technical process of Dai Xuyen Duck Research
Center. The results showed that: in the growth stage, the survival rate was
relatively high, body weight at 24 weeks of age were 4.3 and 3.8 kg/head for the
male lines T5 and T1, respectively and 3.6 and 2.8 kg/head for the two female
lines T4 and T6, respectively. The female lines T4 and T6 reached age at starting
laying at 25 weeks, average laying rates 67.58 and 70.16%, average egg
productivities 198.70 and 206.27egg/42 weeks, respectively, FCR 4.49 and
4,30kg per 10 eggs and egg weight 88.47 and 86.52 g/egg, respectively. The
duck lines have achieved the standard of growth and reproduction.
Keywords: grandparents line, CV. Super Meat duck, dry farming no
swimming water.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và ngành chăn nuôi thủy cầm nói
riêng từ lâu đã chiếm một ví trí quan trọng trong kinh tế hộ gia đình của người
nông dân Việt Nam. Chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời,
chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi
của Việt Nam. Trong đó, vịt là loài thủy cầm có ý nghĩa kinh tế trong tập đoàn
các giống vật nuôi, với những đặc điểm nổi bật: lớn nhanh, đẻ nhiều, ít bệnh, tạp
ăn, có khả năng tự kiếm sống và tận dụng thức ăn rơi vãi trong mùa thu hoạch,
thức ăn tự nhiên trên ruộng nước, ao hồ, sông ngòi, kênh rạch. Các sản phẩm của
vịt cũng rất đa dạng gồm thịt, trứng và lông. Việt Nam là nước chăn nuôi thủy
cầm đứng vị trí thứ 2 thế giới về số lượng và có tốc độ tăng trưởng bình quân
trong nhiều năm qua là 8% (Hội nghị Thủy cầm thế giới lần thứ 5). Để góp phần
phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi thủy cầm, đặc biệt là con vịt, chúng ta đã
nghiên cứu chọn, tạo ra được những dòng, giống vịt có năng suất cao, chất lượng
thịt tốt, phù hợp với nhiều vùng sinh thái và phương thức chăn nuôi khác nhau,
đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị hiếu của người tiêu dùng. Ba hướng nghiên
cứu chủ yếu sau đây đã được tiến hành:
- Bảo tồn và khai thác các giống vịt nội địa;
- Nhập nội, nuôi thích nghi và phát triển một số giống vịt có năng suất như
CV. Super Meat, CV. Super M2, CV. Super M3, Star76, M14, M15,...
- Lai giữa các dòng, giống vịt nhập nội với các giống vịt nội địa, giữa các
giống vịt nhập nội với nhau và lai giữa vịt với ngan.
Vịt chuyên thịt CV. Super Meat, một tiến bộ mới về di truyền của hãng
Cherry Valley Vương quốc Anh, là một giống vịt chuyên thịt, có năng suất thịt
và năng suất trứng cao, hiện được nuôi rộng rãi ở nhiều nước. Vịt CV. Super
Meat ông bà được nhập vào Việt Nam từ năm 1990 - 1991, được nuôi tại Trung
tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên và Trại vịt giống Vigova (Hoàng Văn Tiệu,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
1996). Nguyễn Đức Trọng (1995) đã theo dõi khả năng sản xuất các dòng trống
và dòng mái của vịt CV Super M qua 5 thế hệ. Lương Tất Nhợ (1996) đã đánh
giá khả năng sản xuất của vịt CV. Super Meat trong điều kiện chăn nuôi ở đồng
bằng Bắc Bộ. Hoàng Thị Lan và cs. (2005) đã tiến hành chọn lọc vịt CV. Super
Meat trên cơ sở hai dòng vịt nhập về từ Vương quốc Anh năm 1990 và đã chọn
tạo ra hai dòng mới là dòng trống T5 và dòng mái T6. Nguyễn Ngọc Dụng và
cs. (2008) đã chọn lọc nâng cao khả năng sản xuất 2 dòng trống và mái của vịt
CV. Super Meat tại Trạm Nghiên cứu Gia cầm Cẩm Bình qua 9 thế hệ. Dương
Xuân Tuyển và cs. (2008) đã nhận thấy phương thức nuôi có nước bơi lội và
hoàn toàn không có nước bơi lội ảnh hưởng đến kết quả ấp nở của trứng vịt CV.
Super Meat.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sản xuất của các dòng vịt CV.
Super Meat ông bà nuôi theo phương thức nuôi khô không có nước bơi lội tại
Trung tâm Giống lợn Chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nghiên
cứu này cũng là thử nghiệm đầu tiên của Trung tâm đối với phương thức chăn
nuôi vịt CV. Super Meat không có nước bơi lội.
1.2. MỤC TIÊU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản của các dòng vịt CV. Super Meat
ông bà nhập nội nuôi theo phương thức không có nước bơi lội tại Trung tâm
Giống lợn Chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định khả năng sản xuất của giống vịt CV. Super Meat ông bà nhập
nội, làm cơ sở công tác định hướng chăn nuôi giống vịt này trong tương lai.
- Xác định khả năng sinh trưởng của 4 dòng vịt A (T5), B (T4), C (T1) và
D (T6).
- Xác định khả năng sinh sản của 2 dòng vịt mái B và D.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng
Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là các tính
trạng số lượng và sự thay đổi trong quá trình tiến hóa của sinh vật cũng kéo
theo sự thay đổi của các tính trạng số lượng. Có hai hiện tượng di truyền cơ
bản có liên quan đến các tính trạng số lượng: trước hết là sự giống nhau giữa các
con vật thân thuộc, đó là cơ sở di truyền của sự chọn lọc; tiếp đến là hiện
tượng suy hóa cận thân và hiện tượng ngược lại về sức sống của con lai hoặc
ưu thế lai, đây là cơ sở di truyền của sự chọn phối để nhân thuần hoặc lai tạo.
Các tính trạng có thể xác định giá trị bằng cách cân, đo, đong, đếm là
các tính trạng số lượng… Nguyễn Văn Thiện (1995) cho biết: các tính trạng
số lượng do giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường quy định. Giá trị kiểu gen
(Genotyp Value) do các gen có hiệu ứng riêng biệt, tuy nhỏ, nhưng khi tập hợp
nhiều gen thì có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng, chúng gây ra các hiệu ứng
cộng gộp, trội và át gen. Tính trạng số lượng chịu tác động lớn của các tác động
ngoại cảnh. Theo Đặng Vũ Bình (2002) để biểu thị các đặc tính của các tính
trạng số lượng người ta sử dụng khái niệm giá trị, đó là các số đo dùng để đánh
giá các tính trạng số lượng. Các giá trị thu được khi đánh giá một tính trạng ở
con vật gọi là giá trị kiểu hình (Phenotype Value ) của cá thể đó.
Để phân tích các đặc tính di truyền của quần thể, ta phân chia giá trị
kiểu hình thành hai phần:
P=G+E
Trong đó:
P: Giá trị kiểu hình
G: Giá trị kiểu gen
E: Ảnh hưởng của môi trường
Theo Nguyễn Văn Đức (2006): các gen cùng locus có tác động trội - D
(Dominance) các gen không cùng locus có tác động át chế - I (Epistatique
Interaction) và sự đóng góp của tất cả các gen gọi là hiệu ứng cộng tính - A
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
(Additive Effect). H iệu ứng cộng tính A được gọi là giá trị giống ( B reeding
V alue ) có thể xác định được qua giá trị của bản thân hoặc họ hàng. D và I có
ý nghĩa trong lai giữa các dòng, giống. Như vậy kiểu di truyền G được xác định:
G=A+D+I
Người ta cũng phân tích ảnh hưởng của môi trường E thành 2 phần:
E = Eg + Es
Eg: Môi trường chung (General Environment);
Es: là môi trường riêng (Special Environment).
Nếu bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh, kiểu hình P sẽ
được thể hiện như sau:
P = A + D + I + Ec + Es
Giá trị đo lường được của các tính trạng số lượng trên một cá thể được
gọi là giá trị kiểu hình của tính trạng đó. Di truyền học số lượng vẫn lấy các
quy luật di truyền học Mendel làm cơ sở nhưng do đặc điểm của các tính
trạng số lượng khác với các tính trạng chất lượng nên phương pháp nghiên cứu
trong di truyền học số lượng khác với phương pháp nghiên cứu trong di truyền
học Mendel ở hai phương diện: thứ nhất là đối tượng nghiên cứu không
thể chỉ dừng lại ở mức độ cá thể mà phải được mở rộng ở phạm vi quần thể,
thứ hai là sự sai khác nhau giữa các cá thể không chỉ là sự phân loại mà nó đòi
hỏi phải có sự đo lường các cá thể.
2.1.2. Khả năng sản xuất của vịt
2.1.2.1. Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng thích
ứng của vật nuôi đối với điều kiện ngoại cảnh và nó có ý nghĩa lớn đối với
những giống được chuyển từ vùng này sang vùng khác.
Vịt là loài thủy cầm có sức sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt
(Nguyễn Thị Minh và cs., 2011; Nguyễn Đức Trọng và cs., 2009). Vịt là loài vật
nuôi có khả năng thích ứng rộng rãi hơn nhờ các tiềm năng sinh học đặc biệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
(Khajarern and Khajarern, 1990). Vịt Bắc Kinh có tỷ lệ nuôi sống đến 50 ngày tuổi
đạt 95,0 - 98,8%, giai đoạn sinh sản từ 26 - 66 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống là 94% và
tỷ lệ hao hụt trung bình là 0,15 %/tuần đẻ (Digges and Leahy, 1985).
Theo Hoàng Văn Tiệu và cs. (1993), khi nuôi vịt CV. Super Meat dòng
trống và dòng mái ở giai đoạn vịt con 1 - 4 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 93,0 97,1% giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 92,0 - 97,3%. Theo Lương Tất
Nhợ (1993), tỷ lệ nuôi sống của vịt CV. Super Meat bố mẹ nuôi tại Trung tâm
Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đạt 97,3% giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống giai
đoạn hậu bị và giai đoạn sinh sản tương ứng là 96,3% và 96,0%. Kết quả nghiên
cứu tỷ lệ nuôi sống trên vịt CV. Super Meat thương phẩm đạt 98% khi nuôi đến 8
tuần tuổi (Dương Xuân Tuyển và cs., 1993).
Phùng Đức Tiến và cs. (2009), khi nghiên cứu khả năng sản xuất của vịt
CV. Super M3 ông bà nhập về từ Vương quốc Anh cho biết: tỷ lệ nuôi sống của
vịt giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi ở trống A đạt 98,67% mái B đạt 98,26% trống C
đạt 97,83% và mái D đạt 97,58%.
Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu có hệ số di truyền thấp h 2 = 0,06 - 0,13. Tỷ lệ
nuôi sống của vịt chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, ảnh hưởng lớn
nhất đó chính là nhiệt độ, nhất là vịt trong giai đoạn úm. Lương Tất Nhợ (1994)
cho rằng: trong giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi đầu, vịt thường có tỷ lệ hao hụt cao. Vịt
CV. Super Meat có tỷ lệ chết chiếm tới 80% trong giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi so
với toàn giai đoạn vịt con 0 - 8 tuần tuổi (Dương Xuân Tuyển, 2008).
Quá trình nuôi thích nghi có ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của vịt,
những vịt nuôi thích nghi qua nhiều thế hệ, tỷ lệ nuôi sống đạt cao hơn, theo
Hoàng Văn Tiệu (1993), tỷ lệ nuôi sống của vịt Anh Đào - Hungari đến 60
ngày tuổi ở thế hệ 1 là 87,2% thế hệ 2 và 3 tỷ lệ nuôi sống là 94,4% và 95,4% đối
với vịt Anh Đào chăn thả theo mùa vụ tỷ lệ nuôi sống đạt 95%, nuôi ngoài mùa
vụ đạt 97%. Hoàng Thị Lan và cs. (2008) cho biết: tỷ lệ nuôi sống của vịt CV.
Super Meat đến 8 tuần tuổi ở vịt dòng trống thế hệ 1 chỉ đạt 97,1% và đến thế
hệ 5 đạt 98,5% và vịt dòng mái ở thế hệ 1 tỷ lệ nuôi sống là 96,2% đến thế hệ 5
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
tỷ lệ nuôi sống đã tăng lên 98,7%. Kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M2
khi nuôi đến 8 tuần tuổi cũng tương tự ở thế hệ xuất phát tỷ lệ nuôi sống đạt
98,04% và đến thế hệ sau tỷ lệ nuôi sống đạt 98,97% (Nguyễn Đức Trọng và
cs., 2007).
Tỷ lệ nuôi sống còn bị ảnh hưởng bởi phương thức nuôi, theo Soo
(1985) vịt Bắc Kinh khi nuôi trên nền chuồng có chất độn chuồng kết quả tốt
hơn khi nuôi trực tiếp trên sàn lưới. Theo Phạm Văn Trượng và cs. (1997)
vịt CV. Super Meat nuôi theo phương thức chăn thả cổ truyền có tỷ lệ nuôi
sống đến 56 ngày tuổi là 91,97%, trong khi đó nếu nuôi theo phương thức chăn
thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp tỷ lệ nuôi sống đạt cao hơn 97,2%. Dương
Xuân Tuyển và cs. (2008) khi nghiên cứu về phương thức nuôi khô không có
nước bơi lội và nuôi có nước bơi lội đối với vịt CV. Super Meat có tỷ lệ nuôi
sống ở giai đoạn vịt con phương thức nuôi khô đạt 96,8% cao hơn tỷ lệ nuôi
sống của vịt nuôi theo phương thức nuôi nước (92,7%) và sự chênh lệch về tỷ lệ
nuôi sống giữa hai phương thức là 4,1%, tương tự giai đoạn hậu bị tỷ lệ nuôi
sống tương ứng là 97,2% và 92,2%.
2.1.2.2. Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình sinh
trưởng của vật nuôi, đây là chỉ tiêu có hệ số di truyền trung bình h 2 = 0,33 0,76 và việc chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể là có hiệu quả (Powell,
1985). Hệ số di truyền về khối lượng cơ thể ở vịt trống lúc 4 tuần tuổi là 0,64 và
vịt mái là 0,43 (Stasko, 1981), hệ số di truyền về khối lượng cơ thể lúc 8 tuần
tuổi của vịt trống là 0,35, vịt mái là 0,43 (Pingel and Heimpold, 1983). Nghiên
cứu của Kain (1988) cho biết hệ số di truyền về khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi
của vịt trống là 0,43 và vịt mái là 0,41. Theo Dương Xuân Tuyển (1998), hệ số
di truyền về khối lượng cơ thể của vịt CV. Super Meat ở 8 tuần tuổi là 0,218 0,266 hệ số di truyền về khối lượng cơ thể của vịt CV. Super Meat ở 7 tuần
tuổi là 0,55 (Hoàng Thị Lan, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Khối lượng cơ thể phụ thuộc vào loài, giống và dòng, các giống vịt
chuyên thịt có khối lượng cơ thể lớn hơn vịt kiêm dụng và vịt chuyên trứng,
vịt dòng trống có khối lượng cơ thể lớn hơn vịt dòng mái. Kết quả nghiên cứu
trên vịt CV. Super M2 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên lúc 8
tuần tuổi cho thấy: vịt dòng trống con trống có khối lượng 2830g, con mái có
khối lượng 2269g, vịt dòng mái con trống có khối lượng 2662g, con mái có
khối lượng 1964g (Nguyễn Đức Trọng, 2007). Theo dõi trên vịt CV. Super M3
nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên cho thấy: lúc 8 tuần tuổi, ở dòng
trống, con trống có khối lượng là 2801,9 g/con và vịt mái là 1864,7 g/con; ở
dòng mái khối lượng của vịt trống là 1965,2 g/con và vịt mái là 1693,2 g/con
(Nguyễn Đức Trọng và cs., 2008).
Hoàng Thị Lan và cs. (2008) cho biết: Vịt CV. Super Meat nuôi qua 5
thế hệ dòng trống có khối lượng lúc bắt đầu vào đẻ đạt 2919,6 - 3218,0 g/con và
vịt dòng mái có khối lượng lúc bắt đầu vào đẻ là 2650,6 - 2858,3 g/con.
Nguyễn Ngọc Dụng (2008) khi chọn lọc vịt CV. Super Meat tại Trạm Nghiên
cứu gia cầm Cẩm Bình nhận thấy: lúc 24 tuần tuổi khối lượng vịt dòng trống
đạt 2985,0 - 3395,2 g/con và vịt dòng mái đạt 2912,3 - 3228,0 g/con.
Giới tính và tuổi cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng cơ thể, vịt
trống có khối lượng cơ thể lớn hơn so với vịt mái, điều này là do các gen liên
kết với giới tính quy định. Theo Leeson (1982) khối lượng cơ thể ở 7 tuần
tuổi của vịt trống Bắc Kinh là 3279g/con và vịt mái là 3113g/con, sự chênh
lệch về khối lượng cơ thể giữa vịt trống và mái là 166g, tương đương với
5,07%. Theo Dương Xuân Tuyển (2006) vịt bố mẹ V17 có khối lượng cơ thể
lúc 21 tuần tuổi ở vịt trống đạt 3578,3 g/con và khối lượng cơ thể vịt mái là
3309,0 g/con. Kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super M3 nuôi tại Trạm
Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình cho thấy: ở 8 tuần tuổi trống A có khối lượng
2523 g/con, mái B có khối lượng cơ thể là 2183 g/con; đến 24 tuần tuổi khối
lượng cơ thể của trống A đạt 4377,68 g/con và mái B là 3768,35 g/con
(Phùng Đức Tiến và cs., 2009).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
Tốc độ mọc lông cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, theo Kushner (1974)
cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, những
locus quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng trọng cao.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, các điều kiện môi trường như nhiệt độ,
ẩm độ, chế độ chiếu sáng, phương thức nuôi, mật độ nuôi cũng ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng từ đó ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể của con vật.
Theo Trần Quốc Việt và cs. (2010) các mức năng lượng và protein khẩu phần
khác nhau có ảnh hưởng đến sự biến đổi khối lượng cơ thể của vịt CV. Super
Meat, ở 7 tuần tuổi khối lượng của vịt ở mức thấp là 3032 g/con, ở mức trung
bình là 3076 g/con và ở mức cao khối lượng đạt 3108 g/con có sự sai khác về
khối lượng cơ thể với P < 0,001. Xem xét đồng thời với ảnh hưởng của các mức
axit amin trong khẩu phần và ảnh hưởng tương tác giữa năng lượng - protein
- axit amin tác giả cũng cho biết là có sự sai khác về khối lượng cơ thể ở 7 tuần
tuổi (P<0,001).
Trong di truyền có hiện tượng liên kết gen, sự tương quan giữa hai tính
trạng do liên kết gen là tương quan di truyền, trong đó có tương quan thuận và
tương quan nghịch, đây là cơ sở để áp dụng các mối tương quan này vào công
tác chọn lọc để đem lại hiệu quả. Khối lượng cơ thể có tương quan di truyền với
một số tính trạng như năng suất trứng, tuổi đẻ quả trứng đầu, tiêu tốn thức ăn…
theo Hudsky et al. (1986) giữa khối lượng cơ thể và năng suất trứng của vịt
nuôi tại Tiệp Khắc có mối tương quan di truyền nghịch, hoặc thuận nhưng
rất thấp. Kontecka (1979) khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi với khối lượng trứng có
tương quan di truyền thuận là 0,26 - 0,30; giữa khối lượng cơ thể 4 tuần tuổi
với 8 tuần tuổi có tương quan di truyền thuận khá chặt 0,62 - 0,96. Tuy nhiên
tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể ở 4 tuần tuổi với khối lượng
trưởng thành là tương quan thuận nhưng không chặt chẽ, trong khi tương quan
giữa khối lượng cơ thể ở 6 - 8 tuần tuổi với khối lượng trưởng thành là chặt
chẽ hơn, Dương Xuân Tuyển (1998) cho biết: tương quan di truyền giữa khối
lượng cơ thể lúc vào đẻ của vịt dòng trống CV. Super Meat ở vịt trống và vịt
mái với khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi là 0,403 và 0,425.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
Như vậy, có thể sử dụng khối lượng cơ thể ở giai đoạn 6 - 8 tuần tuổi
để tiến hành chọn lọc, đồng thời khối lượng cơ thể có tương quan nghịch với
tiêu tốn thức ăn, nên trong chọn giống thường sử dụng chọn tăng khối lượng cơ
thể để làm giảm chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn. Theo Klemn (1995), tương quan di
truyền giữa tiêu tốn thức ăn và khối lượng cơ thể ở 49 ngày tuổi là tương quan
nghịch với giá trị rG = -0,27 và tương quan giữa tiêu tốn thức ăn và tăng khối
lượng là tương quan nghịch rG = -0,54 .
2.1.2.3. Khả năng sản xuất trứng của vịt
Khả năng sinh sản của vịt được thể hiện thông qua các tính trạng số
lượng như tuổi đẻ, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi và tiêu tốn thức
ăn/10 quả trứng.
a. Tuổi đẻ
Sự thành thục về tính là thời điểm các cơ quan sinh dục đã phát triển và
hoàn chỉnh, độ thành thục sinh dục của con mái được xác định qua tuổi đẻ quả
trứng đầu tiên, tuổi đẻ này được tính toán dựa trên số liệu của từng cá thể vịt, do
vậy mà nó phản ánh được mức độ biến dị của tính trạng, biết được những vịt đẻ
sớm hay muộn. Đối với những đàn không theo dõi cá thể, tuổi thành thục về
tính được tính khi toàn bộ đàn có tỷ lệ đẻ 5%, nhược điểm của phương pháp này
là không biết được tuổi đẻ chính xác của từng cá thể.
Tuổi đẻ là một chỉ tiêu có hệ số di truyền thấp, ở vịt Bắc Kinh hệ số di
truyền của tuổi đẻ 0,22 - 0,31 (Wezyk, 1985), hệ số di truyền của tuổi đẻ ở vịt
White Tsaiya tính theo thành phần phương sai bố là 0,49 tính theo thành phần
phương sai mẹ là 0,3 và tính theo thành phần phương sai của cả bố và mẹ là 0,4.
Tuổi đẻ của vịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, hướng sản xuất,
chế độ dinh dưỡng, thời gian thay thế đàn trong năm, phương thức nuôi... Các
giống vịt hướng trứng có tuổi đẻ sớm hơn các giống vịt hướng thịt. Theo
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) vịt Triết Giang có tuổi đẻ là 16 tuần tuổi,
vịt Đốm có tuổi đẻ là 22 - 23 tuần tuổi (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2010), vịt CV.
Super M3 Super Heavy tuổi đẻ là 25 tuần (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2010).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2007), vịt CV. Super M2 khi nhập về
Việt Nam được nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên có tuổi đẻ ở thế hệ
xuất phát là 161 ngày ở dòng trống và 140 ngày ở dòng mái, thế hệ 1 dòng trống
là 199 ngày và dòng mái là 180 ngày, trung bình tuổi đẻ ở 2 thế hệ tương
đương so với tiêu chuẩn của hãng Cherry Valley.
Thời gian thay thế và ấp nở khác nhau trong năm cũng ảnh hưởng đến
tuổi đẻ của vịt. Theo Hwang (1996), vịt Brown Tsaiya nở vào tháng 10 thường
có tuổi đẻ muộn hơn so với vịt nở vào các tháng khác trong năm, khi sử dụng
cường độ chiếu sáng mạnh thì kết quả lại ngược lại. Nguyễn Đức Trọng (2005)
nghiên cứu trên vịt CV. Super Meat khi thay thế đàn ở các mùa khác nhau trong
năm nhận thấy: tuổi đẻ của vịt là khác nhau, tuổi đẻ của vịt dòng trống và dòng
mái khi thay thế đàn vào vụ đông xuân tương ứng là 175 và 160 ngày, khi thay
thế đàn vào vụ xuân hè thì tuổi đẻ tương ứng là 187 ngày và 165 ngày.
Phương thức nuôi có ảnh hưởng rõ rệt đến tuổi đẻ của vịt, kết quả
nghiên cứu trên vịt CV. Super Meat khi nuôi theo 2 phương thức là nuôi khô
không có nước bơi lội và nuôi có nước bơi lội cho thấy: Tuổi đẻ của vịt dòng
ông và dòng bà ở phương thức nuôi khô là 178 và 164 ngày, trong khi đó ở
phương thức nuôi nước tuổi đẻ tương ứng là 190 và 169 ngày (Nguyễn Đức
Trọng, 2005). Dương Xuân Tuyển và cs. (2008) khi nghiên cứu ảnh hưởng
của phương thức nuôi khô và phương thức nuôi có nước đối với khả năng
sinh sản của vịt CV. Super Meat cho thấy có sự khác nhau về tuổi đẻ của vịt
được nuôi theo 2 phương thức khác nhau, vịt nuôi theo phương thức nuôi khô
tuổi đẻ là 161 ngày sớm hơn so với vịt nuôi nước (182 ngày) là 21 ngày.
b. Năng suất trứng
Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của vịt trong một khoảng thời
gian nhất định, đây là một trong những chỉ tiêu sản xuất quan trọng nhất của vịt
và là một tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện ngoại
cảnh, hệ số di truyền của tính trạng này là thấp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
Năng suất trứng phụ thuộc vào giống, dòng, phương thức chăn nuôi
khác nhau và điều kiện địa lý cũng ảnh hưởng đến năng suất trứng. Theo
Hoàng Văn Tiệu (1993), vịt CV. Super Meat nuôi công nghiệp tại Trung tâm
Nghiên cứu vịt Đại Xuyên thế hệ xuất phát vịt dòng mái có năng suất trứng đạt
155,5 quả/mái/40 tuần đẻ và vịt dòng trống đạt 141,6 quả/mái/40 tuần đẻ, kết
quả trên tương đương với 83,4% so với tiêu chuẩn của giống. Nguyễn Đức
Trọng và cs. (2007) vịt CV. Super M2 nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại
Xuyên qua 2 thế hệ dòng trống có năng suất trứng là 187,49 quả/mái/48 tuần đẻ
và vịt dòng mái có năng suất trứng là 200,49 quả/mái/48 tuần đẻ. Kết quả
nghiên cứu trên vịt CV. Super M3 nuôi tại Trạm Nghiên cứu Gia cầm Cẩm
Bình nhận thấy: dòng trống có năng năng suất trứng đạt 199,22 quả/mái/48
tuần đẻ, dòng mái có năng suất trứng là 223,7 quả/mái/48 tuần đẻ (Phùng Đức
Tiến và cs., 2009). Tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, vịt CV. Super M3
dòng trống có năng suất trứng 180,6 quả/mái/48 tuần đẻ và dòng mái là 231,77
quả/mái/48 tuần đẻ (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2009).
Kết quả nghiên cứu trên vịt CV. Super Meat khi nuôi theo 2 phương thức
nuôi khô không cần nước bơi lội và nuôi có nước bơi lội cho thấy năng suất trứng
của vịt dòng ông và dòng bà ở phương thức nuôi khô không có nước bơi lội là 154
và 171 quả/mái/40 tuần đẻ, trong khi đó năng suất trứng của vịt dòng ông và dòng
bà ở phương thức nuôi có nước bơi lội là 164 và 176 quả/mái/40 tuần đẻ (Nguyễn
Đức Trọng, 2005). Theo Dương Xuân Tuyển (2008) vịt CV. Super Meat nuôi theo
phương thức nuôi khô không có nước bơi lội có năng suất trứng đạt 196,4
quả/mái/40 tuần đẻ, trong khi đó vịt được nuôi theo phương thức nuôi có nước bơi
lội năng suất trứng chỉ đạt 139,1 quả/mái/40 tuần đẻ.
Ngoài ra, năng suất trứng của vịt không những phụ thuộc vào yếu tố
giống, dòng mà còn phụ thuộc vào chính bản thân mỗi cá thể (Dương Xuân
Tuyển, 1998). Bên cạnh đó năng suất trứng trong hai tháng đẻ đầu có tương
quan thuận rất chặt chẽ với năng suất trứng của cả chu kỳ (Pingel, 1990), đây là
2 yếu tố quan trọng giúp cho quá trình chọn lọc đạt hiệu quả cao, tiến bộ di
truyền nhanh về năng suất trứng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
c. Khối lượng và cấu tạo trứng vịt
Khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng của trứng giống có liên quan
đến kết quả ấp nở, kết quả ấp nở tốt nhất ở trứng có khối lượng xung quanh
giá trị trung bình của giống, trứng có khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn đều
cho kết quả ấp nở thấp hơn (Nguyễn Văn Trọng, 1998). Nguyên nhân của
hiện tượng trên là do sự mất cân đối giữa các thành phần của trứng, trứng quá to
hoặc quá nhỏ đã làm cản trở sự phát triển của phôi (Landauer, 1972). Thường
thì trứng nhỏ có tỷ lệ lòng đỏ cao và tỷ lệ lòng trắng thấp hơn so với trứng to,
ngoài ra trứng nhỏ còn có diện tích bề mặt so với khối lượng lớn hơn trứng có
khối lượng lớn, từ đó ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước trong quá trình bảo quản
và ấp. Khối lượng trứng là tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của một số
lượng lớn các gen, là tính trạng có hệ số di truyền cao 0,4 - 0,6 (Pingel, 1989),
nên có thể cải tiến tính trạng này một cách nhanh chóng thông qua chọn lọc
(Kushner, 1974; Pingel, 1989).
Khối lượng trứng phụ thuộc vào giống, các giống vịt hướng thịt có khối
lượng trứng lớn hơn các giống vịt kiêm dụng và các giống vịt hướng trứng.
Theo Tai (1985), vịt Bắc Kinh có khối lượng trứng trong khoảng 77,09 89,70g. Vịt CV. Super Meat nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên ở
dòng trống có khối lượng trứng đạt 84,5g và dòng mái đạt 81,2g (Nguyễn Đức
Trọng, 1998), kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển (1998) cũng trên vịt
CV. Super Meat nuôi tại Trại vịt giống Vigova có khối lượng trứng 84,73g ở
dòng trống và 82,1g ở dòng mái. V ịt Đốm có khối lượng trứng đạt 72,65g,
vịt chuyên trứng Triết Giang có khối lượng 59,93 - 62,46g (Nguyễn Đức Trọng
và cs., 2009).
Khối lượng trứng còn phụ thuộc vào tuổi của vịt, chế độ dinh dưỡng và
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khối lượng trứng của vịt Bắc Kinh ở tháng đẻ
đ ầu là 60,6g, nhưng sau 3 - 4 tháng đẻ khối lượng trứng đạt 74,9g và sự sai
khác về khối lượng ở các giai đoạn là rất rõ rệt, Nguyễn Thị Bạch Yến (1997)
cho biết: trứng vịt Khaki Campbell có khối lượng nhỏ ở tháng đẻ đầu tiên, sau
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
đó tăng và ổn định ở tháng đẻ thứ 4 và 5, sau đó giảm dần ở cuối chu kỳ đẻ
t rứng. Trứng vịt khai thác ở thời gian đẻ khác nhau cũng có khối lượng khác
nhau, trứng vịt CV. Super Meat năm đẻ thứ 2 cao hơn khối lượng trứng năm đẻ
thứ nhất trung bình là 1,4g (Nguyễn Văn Trọng, 1995), theo Nguyễn Thị Bạch
Yến (1997) vịt Khaki Campbell năm đẻ thứ 2 có khối lượng trứng cao hơn năm
đẻ thứ nhất 1,39 - 3,10g.
Chỉ số hình thái trứng là tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của trứng.
Theo King and Henderson (1954), hệ số di truyền của tính trạng chỉ số hình
thái trứng là 0,57 và là một tính trạng tương đối ổn định, hệ số biến động của
chỉ số hình thái là rất thấp, nhỏ hơn 5,35% (Hoàng Văn Tiệu, 1993; Nguyễn
Thị Bạch Yến, 1997; Dương Xuân Tuyển, 1998).
Hoàng Văn Tiệu (1993) cho biết: vịt Anh Đào Hungari nuôi nhốt có chỉ
số hình thái của trứng là 1,40 - 1,42; vịt CV. Super Meat có chỉ số hình thái
trứng ở dòng trống là 1,422 và dòng mái là 1,411 (Dương Xuân Tuyển, 1998).
Nguyễn Văn Trọng (1995) cho biết: trứng vịt CV. Super Meat năm đẻ thứ nhất
có chỉ số hình thái là 1,41 và năm đẻ thứ hai là 1,42.
Các chỉ tiêu bên trong trứng bao gồm chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ,
đơn vị Haugh. Chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ và đơn vị Haugh càng cao, chất
lượng trứng càng tốt. Chỉ số lòng đỏ thường dao động trong khoảng 0,4 - 0,5,
chỉ số lòng đỏ và chỉ số lòng trắng có tương quan với khối lượng trứng, hệ số
tương quan kiểu hình tương ứng là -0,43 và 0,3 (Awang, 1987).
Dương Xuân Tuyển (1993) cho biết: trứng giống vịt CV. Super Meat có
chỉ số lòng đỏ là 0,4 chỉ số lòng trắng là 0,1 và đơn vị Haugh đạt 92,48.
Nguyễn Đức Trọng (1998) cũng nghiên cứu trên vịt CV. Super Meat cho thấy
chỉ số lòng đỏ của trứng là 0,46, chỉ số lòng trắng là 0,096, đơn vị Haugh đạt
83,6 ở trứng vịt dòng trống, còn trứng của vịt dòng mái các chỉ tiêu tương ứng là
0,47; 0,098 và 84,2.
Vịt CV. Super Meat nuôi theo phương thức nuôi khô không có nước bơi
lội và nuôi có nước bơi lội tại Trại vịt giống Vigova theo nghiên cứu của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
Dương Xuân Tuyển và cs. (2008): chỉ số lòng đỏ là 0,41, chỉ số lòng trắng là
0,09 ở phương thức nuôi khô không có nước bơi lội và phương thức nuôi có
nước bơi lội hai chỉ số này tương ứng là 0,4 và 0,09.
Hoàng Thị Lan và cs. (2009) đã khảo sát trứng của các tổ hợp lai vịt T15,
T51, T46 và T64 của vịt CV. Super Meat: khối lượng trứng lần lượt là 88,67g;
89,83g; 87,33g và 86,80g; chỉ số hình thái của trứng vịt T15, T51 và T46 là
1,41; của T64 là 1,42. Chỉ số lòng đỏ ở trứng của 3 tổ hợp lai T15, T51, T64 là
0,43 và của tổ hợp lai T46 là 0,44. Chỉ số lòng trắng của trứng tổ hợp lai T15
là 0,15 và 3 tổ hợp lai còn lại là 0,14. Đơn vị Haugh của 4 tổ hợp lai lần lượt là
93,32; 93,50; 94,24 và 92,18.
2.1.2.4. Khả năng ấp nở của trứng vịt
Khả năng ấp nở của trứng vịt được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
a. Tỷ lệ trứng có phôi
Tỷ lệ trứng có phôi ảnh hưởng trực tiếp tới số con nở ra trong quá trình
sinh sản của một vịt mái, chỉ tiêu này đánh giá khả năng kết hợp giữa tinh
trùng của vịt trống và bao noãn của vịt mái, đây là chỉ tiêu có hệ số di
truyền thấp h2 = 0,17 (Stasko, 1968) và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại
cảnh tác động, tỷ lệ trứng có phôi phụ thuộc vào tỷ lệ trống mái trong đàn,
khả năng cho phôi của từng cá thể vịt trống, khoảng thời gian thụ tinh của tinh
trùng sau một lần giao phối và thời điểm giao phối.
Tỷ lệ trứng có phôi khác nhau ở từng dòng khác nhau, kết quả nghiên
cứu trên vịt CV. Super Meat qua 4 thế hệ cho thấy tỷ lệ trứng có phôi của dòng
mái là 92,91% luôn cao hơn tỷ lệ trứng có phôi của dòng trống là 88,2 92,0% (Dương Xuân Tuyển, 1998). Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009),
vịt CV. Super Meat dòng T5, T6 cho tỷ lệ trứng có phôi khác nhau ở dòng trống
và dòng mái, dòng trống T5 qua 2 thế hệ tỷ lệ trứng có phôi đạt 90,54 - 91,29
% và dòng mái T6 tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,12 - 92,52%. Nguyễn Ngọc
Dụng và cs. (2008) cũng nghiên cứu trên vịt CV. Super Meat nuôi tại Trạm
Nghiên cứu Gia cầm Cẩm Bình ở 5 thế hệ cũng cho tỷ lệ trứng có phôi ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14