Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Câu hỏi chuyên ngành kế toántThi công chức cấp xã (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.08 KB, 36 trang )

Trình bày những nguyên tắc về quản lý sử dụng Tài sản nhà nước:
Điều 2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

1. Mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử
dụng.
2. Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân
cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước.
3. Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn,
định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm.
4. Tài sản nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của
pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh,
liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị
trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định.
6. Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành
vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm
minh theo quy định của pháp luật.

Nêu các bộ phận cấu thành của hệ thống ngân sách NN VN, vẽ sơ đồ cơ cấu tổ
chức của hệ thống ngân sách NN
Hệ thống NSNN ở nước ta bao gồm: NSTƯ và NSĐP. NSĐP bao gồm
ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND.


Cơ cấu tổ chức của hệ thống NSNN nước ta có thể mô tả theo sơ đồ sau:

Phân tích khái niệm đặc điểm, vai trò của Ngân sách NN.
Khái niệm NSNN

NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà


nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Đặc điểm của NSNN
Bản chất của NSNN còn có thể được nhìn nhận một cách rõ nét thông qua
các đặc điểm của nó. Về bản chất, NSNN được thể hiện thông qua các đặc điểm
sau:


Thứ nhất, quy mô quỹ NSNN và các hình thức thu, chi NSNN đều bị
quyết định bởi quy mô, tốc độ, chất lượng phát triển của mỗi ngành, mỗi vùng,
mỗi địa phương.
Thứ hai, các quan hệ phân phối của NSNN chủ yếu dựa trên nguyên tắc
không hoàn trả một cách trực tiếp. Cần nhận thức rõ đặc điểm này để lựa chọn
và áp dụng các biện pháp trong quản lý thu, chi và phân cấp NSNN cho phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội trong từng thời gian cụ thể.
Thứ ba, sự vận động và phát triển của NSNN luôn phải được kế hoạch
hóa một cách cao độ. Nền tảng cho việc kế hoạch hóa NSNN là các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội mà nhà nước đề ra cho các khoảng thời gian khác nhau
từ ngắn hạn đến dài hạn.
Thứ tư, công khai, minh bạch luôn là yêu cầu đòi hỏi phải đáp ứng trong
quá trình quản lý NSNN.
Vai trò của NSNN
Thứ nhất, NSNN đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng cho việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời gian cụ thể theo quy định của
pháp luật.


Thứ hai, NSNN là công cụ tài chính quan trọng được nhà nước sử dụng
để hướng dẫn, điều tiết, kích thích cung – cầu hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế
trong từng thời gian cụ thể.

Thứ ba, NSNN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh
tế quốc dân.
Nêu khái niệm, đặc điểm và vai trò của thu tài chính xã
Khái niệm thu tài chính xã
Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách nhà nước phân cấp
cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên
tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp
luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý.

Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí mà cấp xã được
hưởng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật, trong đó thuế, phí và lệ phí là những nguồn thu quan trọng.

Đặc điểm của thu tài chính xã
1) Thu tài chính xã được luật pháp quy định


Thông thường các khoản thu tài chính xã được quy định tại Luật NSNN, Nghị
định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, thu tài
chính xã còn phụ thuộc vào quy định của chính quyền cấp tỉnh thông qua việc Hội
đồng nhân dân quyết định tỷ lệ % phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện với
cấp xã.
2. Thu tài chính xã hoàn toàn không giống nhau về quy mô, phạm vi giữa các
xã (kể cả các xã trong cùng một khu vực và các giữa các xã tại những khu vực
khác nhau) xuất phát từ các hoạt động kinh tế được diễn ra trên địa bàn xã.
3. Thu tài chính xã luôn chịu tác động của các yếu tố như: đặc điểm về địa lý,
lịch sử; hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; mức thu nhập của người dân; tính minh
bạch, công khai của hoạt động tài chính và mức độ liêm chính của đội ngũ cán bộ,
công chức xã.
Vai trò của thu tài chính xã

Thu tài chính xã đảm bảo nguồn lực tài chính cho chính quyền cấp xã thực
hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Thu tài chính xã tạo điều kiện duy trì, phát triển các hoạt động sự nghiệp công
về văn hóa, y tế cơ sở, giáo dục mầm non, giao thông nông thôn,… Trên cơ sở đó


góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân địa phương trong việc thụ
hưởng các dịch vụ công trên địa bàn xã.
Phân loại các khoản thu tài chính xã
Phân loại theo tên gọi của khoản thu
1) Các khoản thuế
Nói một cách chung nhất, thuế là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi cá nhân hay tổ
chức phải nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định của pháp luật. Đặc
điểm quan trọng nhất của thuế là tính bắt buộc, tính không hoàn trả trực tiếp và
tính
pháp lý cao.
Nghĩa vụ thuế, miễn giảm thuế do Quốc hội quy định tại các văn bản Luật,
Nghị quyết hoặc Pháp lệnh. Tùy theo đối tượng chịu thuế và chủ thể nộp thuế,
pháp
luật hiện hành ở nước ta quy định các loại thuế sau đây: 27
(1). Thuế môn bài;
(2). Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (XNK)
(3). Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
(4). Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB);


(5). Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN);
(6). Thuế thu nhập cá nhân (TNCN);
(7). Thuế tài nguyên;
(8). Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu lực từ 01/01/2012

(9). Thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN);
(10). Thuế nhà đất (từ 2012 bị bãi bỏ và được thay bằng thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp – SDĐPNN).
2) Phí và lệ phí
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân
khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí do pháp luật quy định.
Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà
nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy
định trong Danh mục lệ phí do pháp luật quy định.
3) Các khoản huy động, đóng góp trực tiếp cho ngân sách xã
Đây là những khoản được pháp luật cho phép huy động đóng góp của
nhân dân trên nguyên tắc tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của xã như đóng
góp xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, công trình thủy lợi.


4) Các quỹ chuyên dùng của xã (quỹ ngoài ngân sách)
Hiện hành, gồm có các quỹ:
- Quỹ quốc phòng an ninh (được thu theo quy định của Luật Dân quân tự
vệ (Luật số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009).
- Quỹ đền ơn đáp nghĩa (được thu theo Nghị định số 45/2006/NĐ-CP
ngày 28/4/2006 của Chính phủ).
- Quỹ khuyến học, các quỹ khác (được thành lập, hoạt động theo Nghị
định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động
của quỹ xã hội, quỹ từ thiện).
5) Các khoản thu từ hoa lợi tài sản công
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương mà quy mô của
nguồn thu này có thể khác nhau nhưng thường bao gồm những khoản thu từ đấu
thầu, thu khoán từ đất công do xã trực tiếp quản lý.
6) Những khoản viện trợ, đóng góp tự nguyện
Đây là những khoản thu do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tự

nguyện đóng góp hoặc viện trợ không hoàn lại cho cấp xã (có nơi có, nơi không
và không phải thời gian nào cũng có).


2.1.2.2. Phân loại theo phân cấp ngân sách
1) Thu ngân sách xã
Đây là những khoản thu mà ngân sách cấp xã được hưởng trọn vẹn 100%
hoặc được phân chia theo tỷ lệ % giữa cấp xã với cấp trên theo quy định của Luật
NSNN và trong mọi trường hợp chúng phải được phản ánh vào ngân sách của xã.
a)- Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%:
Bao gồm các khoản thu mà cấp xã được quyền sử dụng toàn bộ số thu được
trên địa bàn xã, đó là :
- Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách xã theo quy định;
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã;
- Thu đấu thầu, thu khoán từ đất công do xã trực tiếp quản lý;
- Các khoản huy động, đóng góp trực tiếp cho ngân sách xã;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho ngân sách xã;
- Thu kết dư ngân sách xã;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
b)- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách xã với ngân sách
cấp trên:


Luật NSNN quy định dành một phần nguồn thu thuế, phí, lệ phí từ các hoạt
động kinh tế phát sinh tại địa bàn xã cho ngân sách xã được sử dụng nhằm tạo
quyền
chủ động về tài chính cho cấp xã. Đây cũng là việc phân chia lợi ích để khuyến
khích
xã đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn đồng thời cũng gắn trách nhiệm tăng
cường

quản lý thu của các cấp. Các khoản thu phân chia theo Luật NSNN hiện hành: 29
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (từ 2011 trở về trước là thuế nhà, đất);
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ gia đình;
- Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Các khoản thu nêu trên, ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ tối thiếu là 70%.
Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã và khả năng nguồn lực của từng địa
phương, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách xã được hưởng cao hơn
(tối đa là 100%) đối với các nguồn thu trên.
Điểm hết sức lưu ý ở đây là: các khoản thu nêu tại điểm (b) này ngân sách
cấp xã được thụ hưởng toàn bộ hoặc tỷ lệ % số thu nhưng Chi cục thuế huyện là



quan chịu trách nhiệm quản lý thu. Tại những nơi thực hiện uỷ nhiệm thu cho xã
thì
Tài chính xã thực hiện công việc thu theo Hợp đồng uỷ nhiệm và được hưởng kinh
phí uỷ nhiệm thu do cơ quan thuế trả.
c)- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm thu bổ sung cân đối
và thu bổ sung có mục tiêu.
- Thu bổ sung cân đối là khoản tiền chuyển nguồn cân đối từ ngân sách cấp
trên hoặc điều hoà ngân sách cho ngân sách xã trong trường hợp thu ngân sách xã
bị
thiếu hụt so với nhu cầu cân đối chi các nhiệm vụ chi đã phân cấp cho xã.
- Thu bổ sung có mục tiêu là khoản tiền của NSNN cấp trên hỗ trợ cho ngân
sách xã để thực hiện một số nhiệm vụ mục tiêu cụ thể. Số thu bổ sung theo mục
tiêu
được xác định hàng năm và có sự thay đổi trên cơ sở nhu cầu bổ sung thêm các
nhiệm vụ mục tiêu, dựa vào kết quả thực hiện các chương trình và khả năng bố trí

của ngân sách cấp trên.
Như vậy, giữa thu bổ sung cân đối và thu bổ sung có mục tiêu mặc dù đều bổ


sung thêm nguồn thu cho ngân sách xã song có sự khác nhau căn bản ở chỗ: thu bổ
sung cân đối dựa trên cơ sở các nhiệm vụ chi đã được phân cấp cho xã, còn thu bổ
sung có mục tiêu dựa trên cơ sở các nhiệm vụ chi theo mục tiêu được tăng thêm
cho
xã và khoản chi này mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách xã tùy thuộc vào kết quả
thực hiện các chương trình và khả năng bố trí của ngân sách cấp trên.
2) Thu ngoài ngân sách xã
Với cách phân loại thứ 2 (theo mức độ được hưởng của ngân sách cấp xã) thì
các nguồn thu ngoài ngân sách xã chỉ bao gồm các quỹ như Quỹ quốc phòng an
ninh, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ khuyến học._

Làm thế nào để chấp hành tốt công khai Ngân sách cấp xã
1. Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách các
cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công
bố công khai.
2. Quy trình, thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, hoàn lại các khoản thu, cấp phát và thanh toán
ngân sách phải được niêm yết rõ ràng tại nơi giao dịch.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc công khai ngân sách.

Hành vi vi phạm Ngân sách Nhà nước:
Những hành vi sau đây là những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách:


1. Che dấu nguồn thu, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước;
2. Cho miễn, giảm, nộp chậm các khoản nộp ngân sách và sử dụng nguồn thu trái quy
định hoặc không đúng thẩm quyền;

3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách và
tài sản của Nhà nước;
4. Thu sai quy định của pháp luật;
5. Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dự toán ngân sách được giao;
6. Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật;
7. Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước;
8. Tổ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế hoặc đề nghị hoàn thuế mà kê khai
sai, nộp sai;
9. Quản lý hoá đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửa chữa, làm giả hoá đơn, chứng từ;
sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp;
10. Trì hoãn việc chi ngân sách, quyết toán ngân sách;
11. Các hành vi khác trái với quy định của Luật này và những văn bản pháp luật có liên
quan.

Nêu những nội dung cơ bản quản lý thu phí và lệ phí
1) Quản lý thu
a) Những khoản phí, lệ phí được phép thu
+ Phí chợ (tại những nơi có chợ nông thôn);


+ Phí đò, phà tại những xã có song, có bến đò, phà;
+ Phí sử dụng bến, bãi, mặt nước;
+ Phí thăm quan danh lam thắng cảnh thuộc quyền quản lý của địa phương
(nếu được tỉnh, huyện phân cấp);
+ Phí an ninh trật tự;
+ Lệ phí chứng thực, chứng thư;
+ Lệ phí hộ tịch, hộ khẩu.
b) Nội dung quản lý thu tại xã
- Thực hiện công khai các loại phí, lệ phí được phép thu trên địa bàn xã. Trên
cơ sở Nghị quyết của HĐND, UBND xã chịu trách nhiệm công bố những khoản

phí, lệ phí tại địa bàn xã (tên khoản phí, lệ phí; cơ quan nào quy định, quy định tại
văn bản nào,…)
- Tại các điểm thu phí, lệ phí phải niêm yết công khai các nội dung quy định
trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định thu về đối tượng nộp, mức thu,
các trường hợp miễn giảm, mẫu chứng từ thu,…
- Cấp chứng từ thu phí, lệ phí cho người nộp, thực hiện ghi vào sổ sách theo
dõi số tiền phí, lệ phí thu được;
- Định kỳ tổng hợp báo cáo Chi cục thuế huyện về kết quả thu phí, tình hình


và kết quả sử dụng biên lai chứng từ thu phí.
- Thực hiện quyết toán khi hết năm về các kết quả thu phí, lệ phí trong năm,
tình hình sử dụng tiền phí để lại cho tổ chức thu, kết quả số phí, lệ phí nộp vào
NSNN.
Trình bày công tác tổ chức chấp hành thu ngân sách xã :
_ UBND xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ
và kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN.
_Đối với các khoản thu theo Hợp đồng uỷ nhiệm thu đã ký với cơ quan thuế:
_Tài chính xã căn cứ vào sổ bộ thuế (danh sách) do cơ quan thuế lập để triển khai thu tại
các địa điểm thuận lợi, định kỳ lập giấy nộp tiền và nộp tiền vào KBNN.
_Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của UBND xã, các khoản thu do
UBND xã thu về nguyên tắc là phải nộp vào KBNN theo chế độ quy định. Đối với
các xã ở xa KBNN, được phép để tại xã sử dụng và định kỳ làm thủ tục thu, chi ngân
sách qua KBNN. Các xã cần phải lưu ý không để tiền mặt tồn ở xã vượt quá mức quy
định của KBNN.
_Đối với số thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã, làm thủ tục
rút dự toán tại KBNN theo dự toán được giao và theo tiến độ sử dụng.
_Về nguyên tắc, các khoản thu NSNN được nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực
tiếp tại KBNN, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng
hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc uỷ nhiệm cho tổ chức,



cá nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy đủ, kịp thời vào KBNN.
_Tất cả các khoản thu NSNN được hạch toán bằng đồng nội tệ, chi tiết theo
niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN.
_Các khoản thu NSNN bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi
ra đồng nội tệ theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch toán thu NSNN.
_Các khoản thu không đúng chế độ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp. Các
khoản thu đã tập trung vào NSNN nhưng được miễn giảm hoặc hoàn trả, thì KBNN hoàn
trả cho các đối tượng nộp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
_Nguồn thu bổ sung từ Ngân sách huyện cho xã đã được thông báo theo dự
toán từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được duyệt, đối chiếu với nhu cầu sử dụng kinh phí
Ngân sách xã, tài chính xã chủ động rút dự toán bổ sung từ Ngân sách huyện đảm bảo
nhu cầu chi.

Thế nào là phân cấp quản lý ngân sách. Tại sao phải phân cấp quản lý ngân
sách :

Khái niệm phân cấp quản lý NSNN

Phân cấp quản lý NSNN là quá trình phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý


NSNN giữa chính quyền nhà nước Trung ương với chính quyền nhà nước địa
phương.
Sự cần thiết phải phân cấp quản lý NSNN
_Về lý thuyết, quản lý và điều hành ngân sách có thể tập trung cao độ mọi
quyền lực vào chính quyền trung ương. Nhà nước chỉ có một ngân sách duy
nhất, ngân sách này do chính quyền trung ương toàn quyền quản lý và quyết

định sử dụng, phủ nhận sự tồn tại độc lập của NSĐP.
_Lợi thế của cách quản lý này là cho phép tập trung toàn bộ nguồn thu vào
tay nhà nước trung ương để bố trí chi tiêu cho hợp lý, công bằng, đồng đều giữa
các vùng, miền, ngành nghề chống biểu hiện cục bộ địa phương.
_Tuy nhiên, phương án này tạo ra tư tưởng ỷ lại, thụ động trông chờ vào
trung ương và đặc biệt là nguồn lực vốn có hạn của xã hội có thể bị sử dụng lãng
phí, không đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của người dân. Do đó, trên thực tế
các nhà nước đều thực hiện phân cấp quản lý ngân sách ở mức độ nhất định cho
chính quyền địa phương. Phân cấp được xem như một phương thức để tăng tính
dân chủ, linh hoạt, hiệu quả và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc
cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công cộng.
_Nhà nước thay mặt cho cồng đồng cung cấp những hàng hoá và dịch vụ


công cộng mà người dân mong muốn. Trên thực tế để đảm bảo việc cung ứng đó
một cách hiệu quả phải xuất phát từ nhu cầu của người dân. Những hàng hoá,
dịch vụ công cộng gắn với đặc thù của từng địa phương, chỉ có chính quyền địa
phương hiểu rõ nhất họ cần gì? Hơn nữa, việc gắn với người hưởng lợi đã tạo
động lực để chính quyền cũng như người dân phát huy tính chủ động, sáng tạo
trong việc phát huy nội lực, tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu, chi
ngân sách. Người dân cũng sẵn sàng, tự giác hơn trong việc chi trả cho các dịch
vụ mà họ đã lựa chọn.
_Tất nhiên, đi cùng với phân cấp quản lý ngân sách nhiều vấn đề có thể nảy
sinh như mất công bằng; tham nhũng, tuỳ tiện, không đảm bảo kỷ luật tài khoá
tổng thể hay chính sách chiến lược quốc gia cũng cần được tính đến và có
“thuốc chữa” khi cần thiết.
Trình bày nội dung chi, lập, chấp hành dự toán và quyết toán trong dự án quy
hoạch:
Trình tự lập dự toán chi phí quản lý dự án
Xác định nguồn kinh phí được trích theo từng dự án:

Việc xác định nguồn kinh phí trích theo từng dự án được giao quản lý để ghi
vào Mẫu số 01(i)/DT-QLDA – Bảng tính nguồn kinh phí quản lý dự án (danh mục


kèm theo). Mẫu số 01(i)/DT-QLDA lập riêng cho từng dự án (i) chạy từ 1 đến n, cụ thể
như sau:
a) Căn cứ tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt và định mức trích chi phí quản lý
dự án theo văn bản công bố của cơ quan có thẩm quyền để xác định chi phí quản lý dự án
của dự án (ký hiệu là GQLDA). Trường hợp các dự án không có định mức trong các văn
bản công bố hoặc chỉ làm công tác chuẩn bị đầu tư cho dự án thì trích theo dự toán do cấp
giao nhiệm vụ duyệt.
b) Căn cứ tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt và định mức trích chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng theo văn bản công bố của cơ quan có thẩm quyền để xác định
các khoản chi phí tư vấn đầu tư xây dựng do chủ đầu tư, BQLDA thực hiện (ký hiệu là
GTV). Trường hợp khoản chi phí tư vấn không có định mức trong các văn bản công bố
thì lập dự toán theo quy định.
c) Xác định mức chi cụ thể cho những công việc thuộc chi phí quản lý dự án
mà chủ đầu tư, BQLDA cần phải thuê tư vấn thực hiện (ký hiệu là GTTV).
d) Kinh phí quản lý dự án phần do chủ đầu tư, BQLDA được sử dụng theo
từng dự án trong suốt quá trình quản lý dự án ký hiệu là GQLDA (CĐT) được xác
định theo công thức:
GQLDA (CĐT) = GQLDA + GTV - GTTV
đ) Phân chia cụ thể: phần do chủ đầu tư được sử dụng, phần do BQLDA được
sử dụng. Tỷ lệ phân chia kinh phí tương ứng với tỷ lệ phân công nhiệm vụ, trách
nhiệm giữa chủ đầu tư và BQLDA; do chủ đầu tư quyết định sau khi thoả thuận


thống nhất với BQLDA trên cơ sở phân công nhiệm vụ được ghi trong quyết định
thành lập BQLDA hoặc văn bản giao nhiệm vụ.
e) Dự kiến phân bổ chi phí quản lý dự án cho các năm triển khai thực hiện dự

án.
4.4.4.2. Lập Bảng tổng hợp nguồn kinh phí:
theo Mẫu số 02/DT-QLDA (theo danh mục kèm theo), trong đó xác định rõ:
Nguồn trích từ các dự án được giao quản lý, Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tư vấn
sau khi trừ các khoản thuế phải nộp (nếu có); Tổng kinh phí được sử dụng, luỹ kế
kinh phí đã sử dụng các năm trước, kinh phí dự kiến sử dụng năm kế hoạch, kinh phí để
sử dụng các năm sau.
4.4.4.3. Lập Bảng tính lương năm:
theo Mẫu số 03/DT-QLDA (theo danh mục kèm theo), trong đó xác định rõ
danh sách cán bộ trực tiếp tham gia quản lý dự án theo 3 mục: cán bộ hưởng lương
từ dự án, cán bộ hưởng lương theo hợp đồng QLDA, cán bộ kiêm nhiệm quản lý dự
án.
4.4.4.4. Lập dự toán chi phí quản lý dự án năm:
theo Mẫu số 04/DT-QLDA (theo danh mục kèm theo).
Nội dung dự toán chi phí quản lý dự án


Chi tiền lương:
Bao gồm lương ngạch, bậc theo quỹ lương được giao; lương hợp đồng dài hạn
đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theo quyết định của cấp có thẩm
quyền và quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tiền lương.
Việc xác định quỹ tiền lương cho cán bộ quản lý dự án phải đảm bảo đúng
biên chế được duyệt của cấp có thẩm quyền. Trường hợp tiết kiệm các khoản chi tiêu
khác, được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương cho những người hưởng
lương từ chi phí quản lý dự án theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TTBLĐTBXH
ngày 26/4/2011 của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội hướng dẫn
thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu
có).
Chi tiền công trả cho lao động theo hợp đồng

Các khoản phụ cấp lương
Bao gồm phụ cấp chức vụ, khu vực, thu hút, đắt đỏ, làm đêm, thêm giờ, độc
hại, nguy hiểm, lưu động, trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án, phụ cấp
khác.
Chi tiền thưởng


Tiền thưởng thường xuyên, thưởng đột xuất (nếu có) và các chi phí liên quan
đến khen thưởng.
Chi phúc lợi tập thể:
Thanh toán tiền nghỉ phép, nghỉ chế độ, trợ cấp khó khăn thường xuyên, trợ
cấp khó khăn đột xuất, tiền thuốc y tế.
Các khoản đóng góp
Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có), kinh
phí công đoàn, trích nộp khác đối với các cá nhân được hưởng lương từ dự án theo
quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chi thanh toán dịch vụ công cộng
Bao gồm tiền điện, tiền nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, khoán phương
tiện, các dịch vụ khác.
Chi mua vật tư văn phòng
Bao gồm công cụ, dụng cụ văn phòng, tủ tài liệu, bàn ghế, văn phòng phẩm,
bảo hộ lao động, khác.
Chi thanh toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc
Bao gồm: cước phí điện thoại, bưu chính, Fax, Internet, sách, báo, tài liệu
quản lý.


Chi phí hội nghị
Chi thanh toán công tác phí
Chi phí thuê mướn

Bao gồm thuê phương tiện đi lại, nhà làm việc, thiết bị phục vụ các loại, thuê
chuyên gia và giảng viên, thuê đào tạo lại cán bộ, thuê mướn khác.
Chi đoàn ra
Bao gồm tiền vé máy bay, tàu, xe, thuê phương tiện đi lại, tiền ăn, ở, tiêu vặt.
Chi đoàn vào
Bao gồm tiền vé máy bay, tàu, xe, thuê phương tiện đi lại, tiền ăn, ở, tiêu vặt.
Chi sửa chữa tài sản
Chi phí mua sắm tài sản dùng cho quản lý dự án
Bao gồm: nhà cửa, phương tiện đi lại, thiết bị phòng cháy chữa cháy, máy
tính, phần mềm máy tính, máy văn phòng, tài sản khác.
Chi phí khác
Bao gồm nộp thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm tài sản và phương tiện, tiếp khách,
khác.
Dự phòng
bằng 10% của dự toán.


Quy trình thu Ngân sách xã qua Kho bạc NN? Vẽ sơ đồ
6.1.6. Các quy trình thu ngân sách xã
6.1.6.1. Thu ngân sách xã bằng chuyển khoản
- Bước 1: Cơ quan thu hoặc xã (nếu xã trực tiếp quản lý đối tượng nộp) ra
thông báo thu gửi đối tượng nộp.
- Bước 2: Căn cứ thông báo thu, đối tượng lập 4 liên giấy nộp tiền vào NSNN
và gửi đến ngân hàng nơi mở tài khoản.
- Bước 3: Khi nhận được giấy nộp tiền, Ngân hàng làm thủ tục trích tài khoản
tiền gửi của đối tượng nộp để chuyển vào tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân
hàng. Sau đó, xử lý các liên giấy nộp tiền như sau:Liên 1 gửi lại đối tượng nộp (để
xác nhận số thuế đã nộp); liên 2 lưu để hạch toán giảm tài khoản của đối tượng và
tăng tài khoản tiền gửi của KBNN; Liên 3 và liên 4 chuyển cho KBNN; truờng hợp
thanh toán điện tử, thì ngân hàng chuyển chứng từ phục hồi có đầy đủ các yếu tố

trên
giấy nộp tiền cho KBNN.
- Bước 4: Khi nhận được các liên giấy nộp tiền, KBNN kiểm tra lại, nếu thấy
phù hợp thì hạch toán thu NSNN và ghi tăng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng; đồng


thời, lưu 1 liên GNT, 1 liên gửi cho cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp
(nếu
xã trực tiếp quản lý đối tượng nộp thì KBNN gửi 1 liên giấy nộp tiền cho xã).
- Bước 5: Định kỳ đối chiếu số liệu giữa KBNN và cơ quan thu hoặc xã (nếu
xã trực tiếp quản lý đối tượng nộp).
Trường hợp đối tương nộp mở tài khoản tại KBNN, thay vì đối tượng nộp gửi
giấy nộp tiền đến ngân hàng sẽ gửi giấy nộp tiền đến KBNN nơi mở tài khoản. Các
bước tiến hành tại KBNN cũng tương tự như trường hợp đối tượng nộp mở tài
khoản
tại ngân hàng (khi đó không còn bước 3 nữa).
245

6.1.6.2. Thu ngân sách bằng tiền mặt trực tiếp vào KBNN
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Cơ quan thu hoặc xã (nếu đối tượng nộp thuộc diện xã quản lý) ra
thông báo thu gửi đối tượng nộp.
- Bước 2: Căn cứ thông báo thu, đối tượng lập 3 liên giấy nộp tiền vào NSNN
và đem số tiền phải nộp đến KBNN để làm thủ tục nộp tiền.
- Bước 3: Khi nhận được tiền và giấy nộp tiền của đối tượng nộp, KBNN


×