Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Báo cáo hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại VKSND TP Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.2 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC LUẬT

CHUYÊN ĐỀ
BÁO CÁO THỰC TẬP

Đề tài:
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

Thời gian thực tập: 4 tuần (Từ 10/07/2015 đến 07/08/2015)
Địa điểm thực tập: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế
Sinh viên thực tập: LÊ HOÀNG THU THỦY
Lớp: Luật kinh tế - K36A

Huế, tháng 9/2015
1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện chuyên đề báo cáo thực tập này, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các lãnh đạo, cán bộ trong cơ quan cũng như
quý thầy cô, gia đình, bạn bè. Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban lãnh đạo nhà trường , Phòng đào tạo công tác sinh viên, Bộ môn
Luật Kinh tế - Quốc tế, Đại học Luật – Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành chuyên đề
thực tập.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện cần thiết nhất trong thời gian thực tập cũng như thực hiện chuyên đề này.
Kiểm sát viên Trần Viết Cảnh là cán bộ hướng dẫn và cũng như là một


người anh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian 8 tuần thực tập tại cơ
quan.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ và tạo điều kiện cần thiết
nhất trong thời gian tôi thực hiện chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 09 năm 2015

Sinh viên
Lê Hoàng Thu Thủy

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

2


3


MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, có thể nói mua bán hàng
hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất
và tiêu dùng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động mua bán hàng
hóa đã và đang khẳng định vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa trong quá
trình thể hiện mục đích giữa các chủ thể kinh doanh.
Việc nắm vững, hiễu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua
bán hàng hóa sẽ giúp các chủ thể kinh doanh kí kết và thực hiện hợp đồng
được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh những tranh chấp, rủi ro đáng tiếc.
Trong hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về sự điều
chỉnh quan hệ hợp đồng như Bộ luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005…
Tuy nhiên, bên cạnh đó các quan hệ phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa

ngày càng đa dạng và phức tạp gây ra những tranh chấp không đáng có, công
tác áp dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa hiện nay ở
nước ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và chưa đạt được kết quả mong
muốn gây ảnh hưởng đến quyền cũng như lợi ích của các chủ thể kinh doanh.
Chính vì thế việc nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm
sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ở nước ta
là hết sức cần thiết và từ đó góp phần bảo đảm mọi hành vi xâm phạm quyền
lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh đều được xử lí đúng theo pháp
luật và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp
dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp
hợp đồng mua bán hàng hóa.

4


NỘI DUNG
1. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế
1.1. Cơ cấu, tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thành phố
Huế
Cùng với sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế,
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế được thành lập năm 1975. Qua 40 năm
xây dựng và trưởng thành, đến nay lực lượng đã lớn mạnh rất nhiều cả về số
lượng lẫn chất lượng.
Đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành và đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiều năm liền được công nhận là đơn vị
xuất sắc.
Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Huế là đơn vị trực thuộc Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, tọa lạc tại địa chỉ 111 đường Nguyễn Huệ,
phường Phú Nhuận, thành phố Huế, tỉnh TT – Huế. Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Huế có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động

tư pháp theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn
thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế
có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của
tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của
công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập
thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp
luật.
Để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ theo luật định, Viện kiểm sát nhân
dân thành phố Huế được cơ cấu, tổ chức chặt chẽ, khoa học, đảm bảo việc

5


tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp nói riêng và hoạt động trị an trên
địa bàn nói chung.
Cụ thể cơ cấu, tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế, gồm
có 27 đồng chí:
Kiểm sát viên: 16 đồng chí
Kiểm tra viên: 03 đồng chí
Chuyên viên: 02 đồng chí
Cán bộ, nhân viên: 06 đồng chí
Được phân bổ vào các bộ phận, bao gồm:
- Bộ phận Văn phòng – tổng hợp;
- Bộ phận Hình sự: trị an – ma túy;
- Bộ phận Hình sự: kinh tế – chức vụ;
- Bộ phận Dân sự - Thi hành án.
Với ban lãnh đạo gồm:
-


Viện trưởng: Đồng chí Hà Văn Thanh.
Phó Viện trưởng: Đồng chí Bùi Thị Thu Thanh.
Phó Viện trưởng: Đồng chí Hà Viết Sơn.
Phó Viện trưởng: Đồng chí Trần Xuân Phú.

Với biên chế như vậy, Viện được tổ chức thành nhiều bộ phận khác
nhau cùng phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Bộ Luật tố tụng hình sự
2003, Luật Thi hành án hình sự năm 2010, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004,
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành, để
hoạt động của các cơ quan tố tụng được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục
luật định. Cụ thể là:
- Bộ phận hình sự: thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát trong hoạt động hình sự từ khâu khởi tố, điều tra cho đến khâu truy
tố, xét xử.

6


- Bộ phận dân sự: thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết các vụ
việc trên các mảng dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động, kinh
doanh thương mại.
- Bộ phận kiểm sát thi hành án với hai chức năng: thực hiện việc kiểm
sát hoạt động thi hành án trên tất cả các mảng (dân sự, hành chính, lao động,
kinh doanh thương mại, hình sự); kiểm sát hoạt động tạm giam, tạm giữ, quản
lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
- Phòng kiểm sát và giải quyết việc khiếu nại, tố cáo với chức năng
kiểm sát việc giải quyết việc khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp trên tất
cả các mảng (hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, hành
chính, thi hành án), đồng thời giải quyết việc khiếu nại khi xét thấy cần thiết,

tiếp nhận đơn từ tố cáo của công dân để hoạt động của các cơ quan tư pháp
diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công tác trị an trên địa
bàn.
- Văn phòng với hai bộ phận thực hiện những chức năng, nhiệm vụ
khác nhau. Đó là:
+ Bộ phận văn thư: đảm nhiệm nhiệm vụ lưu trữ giấy tờ, tài liệu
công tác của ngành; tổng hợp những thông tin, số liệu trong hoạt động của
ngành theo từng tháng, từng quý, từng năm;
+ Bộ phận tài vụ: đảm nhiệm công tác kế toán, tính toán, tổng hợp
các khoản kinh phí hoạt động trong cơ quan, đảm bảo cho công tác chi tiêu
trong cơ quan diễn ra một cách minh bạch, đúng pháp luật.
Với cơ cấu tổ chức như vậy, trong thời gian qua Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Huế đã thực hiện đúng vai trò của mình, đồng thời Viện cũng đã
đạt được những thành tựu nhất định, xứng đáng là đơn vị xuất sắc trong
ngành.

7


SƠ ĐỒ 1.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT

Viện trưởng
Hà Văn Thành

Phó Viện trưởng
Hà Viết Sơn

Kiểm
sát
viên


Chuyên
viên
(CV)

Phó viện trưởng
Bùi Thị Thu Thanh

Phó viện trưởng
Trần Xuân Phú

Kiểm
sát
viên

Kiểm
tra
viên

CV

Kiểm
sát
viên

CV

Văn phòng

CV


Nhân
viên
hợp
đồng

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thành phố
Huế
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế được giao thực hiện chức năng
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của Cơ quan điều tra
và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự; kiểm sát
việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế,
lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát việc tuân
8


theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân;
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và
giáo dục người chấp hành án phạt tù; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp)
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân thành phố
Huế có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà
nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân
phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo
pháp luật
2. Một số vấn đề chung trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án

tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Huế.
2.1. Thực tiễn hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh
chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố
Huế.
Tại địa bàn thành phố Huế, qua quá trình thực tập tại Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Huế, tôi nhận thấy số lượng án tranh chấp hợp đồng mua
bán hàng hóa tương đối phổ biến, chiếm tỷ lệ cao từ 10 - 15% tổng số vụ án
thụ lý của 1 năm, và liên tục tăng sau mỗi năm.
Năm 2013, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế, thụ lý: 55 vụ án.
Trong đó án cũ năm 2012 chuyển sang 08 vụ, thụ lý mới 47 vụ. Viện kiểm sát
đã tham gia phiên tòa giải quyết được vụ 51vụ.
Năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế, thụ lý: 79 vụ án.
Trong đó án cũ năm 2013 chuyển sang 04 vụ, thụ lý mới 75 vụ. Viện kiểm sát
đã tham gia phiên tòa giải quyết được vụ 68 vụ
9


2.2. Ưu điểm về việc áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát trong
hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng mua
bán hàng hóa.
Qua quá trình thực tập tại Viện kiếm sát nhân dân thành phố Huế, tôi được
nghiên cứu hồ sơ vụ án, phân tích hồ sơ, làm báo cáo đề xuất cũng như tham
gia các phiên tòa thực tiễn. Tôi nhận thấy, Viện kiểm sát đã thực hiện tốt công
tác rà soát, kiểm tra việc giải quyết vụ án. Viện kiểm sát đã kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của
người tham gia tố tụng là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan trong các vụ án. Từ đó cũng phát hiện ra những sai sót trong việc áp
dụng của các cơ quan trên.
Theo vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 35/2013/TLST-KDTM

ngày 28/5/2013 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”, quyết số
05/2013/QĐPT-KDTM đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại
phúc thẩm “ Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa nguyên đơn là
công ty cổ phần An Phú – Thừa Thiên Huế và bị đơn là công ty cô phần
Vinacomex Đà Nẵng. Sau quá trình nghiên cứ hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo của
bị đơn và kiểm sát trực tiếp tại phiên tòa thì Viện kiểm sát đã đưa ra những ý
kiến nhằm nâng cao hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa Án cũng nhưng
phát hiện ra những sai sót cần khắc phục của Tòa Án trong quá trình giải
quyết vụ án.
Thông qua quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án từ khi thụ lý vụ án
tới thời điểm đưa vụ án ra xét xử thì đại diện Viện kiểm sát thấy rằng, Thẩm
phán đã chấp hành đúng các quy định của Bộ Luật Tố Tụng dân sự trong quá
trình giải quyết vụ án về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án phúc thẩm kể từ ngày

10


thụ lý. Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng Xét xử đã thực hiện đúng các quy
định của Bộ Luật Tố Tụng dân sự về phiên tòa phúc thẩm, khách quan, rõ
ràng, có căn cứ, công khai tại phiên tòa, không có đương sự nào phản đối hay
yêu cầu thay đổi các thành viên Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, bên cạnh đó Viện
kiểm sát đã phát hiện ra sai sót của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án
như sau: Đối với việc kháng cáo của bị đơn: Đối với bản án sơ thẩm số
07/2012/KDTM-ST ngày 22/11/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Huế,
thấy rằng Tòa án sơ thẩm đã có quyết định số 07/2012/QĐST-KDTM ngày
17/09/2012, Quyết định đưa vụ án ra xét xử, thời gian mở phiên tòa vào lúc 7
giờ 30 ngày 30/09/2012 nhưng tại phiên tòa do Kiểm sát viên, người đại diện
theo ủy quyền của bị đơn, người đại diện theo pháp luật của người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan đã vắng mặt, nên HĐXX sơ thẩm đã phải hoãn phiên
tòa và ngày 9/11/2012, tòa án dã tống đạt giấy triệu tập và thông báo mở lại

phiên tòa lần 2 số 885 bằng đường bưu điện cho Công ty Cổ phần VinaComex
Đà Nẵng biết để tham gia tố tụng tại phiên tòa vào ngày 22/11/2012 . Ngày
14/11/2012 Công ty Cổ phần Vinacomex Đà Nẵng đã nhận được cả hai văn
bản tố tụng trên của Tòa Án. Theo giấy triệu tập thì đại diện Công ty Cổ phần
Vinacomex Đà Nẵng phải có mặt tại phiên tòa vào lúc 13 giờ 30 ngày
22/11/2012 để tham gia tố tụng tại phiên tòa và đại diện Công ty đã có mặt
đúng theo thời gian tòa án yêu cầu, những thực tế phiên tòa đã diễn ra vào lúc
7 giờ 30 phút cùng ngày và đã kết thúc trước 13 giờ 30. Đây là lỗi thuộc về
Tòa án sơ thẩm trong việc ấn định thời gian mở phiên tòa không thống nhất,
sai sót nghiêm trọng trong các văn bản tố tụng, vi phạm nghiêm trọng về thủ
tục tố tụng, nên Công ty Cổ phần Vinacomex Đà Nẵng đã không tham gia tại
phiên tòa được. Việc HĐXX sơ thẩm xét xử vắng mặt bị đơn đã gây ảnh
hưởng lớn đến quyền lợi của họ tại phiên tòa, như quyền tự bảo vệ, quyền đưa
ra các chứng cứ để không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn,

11


quyền thỏa tuận với nguyên đơn về hướng giải quyết vụ án và các quyền khác
theo luật định. Do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng mà cấp phúc thẩm
không thể khắc phục được, nên Viện kiểm sát yêu cầu cấp phúc thẩm cần
chấp nhận nội dung kháng cáo của bị đơn, hủy bản án sơ thẩm để giải quyết
lại vụ án theo đúng trình tự tố tụng để đảm bảo quyền lợi chính đáng theo luật
định.
Trong Vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hoá giữa các bên đương sự: - Nguyên đơn: Công ty TNHH
Thuận Hoà Bình; - Bị đơn: Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình (do ông Đỗ Hoàng
Bình- giám đốc làm đại diện theo pháp luật). Tòa án đã xác định sai tư cách
của bị đơn
Ngày 31/3/2012, Công ty TNHH Thuận Hoà Bình ký hợp đồng bán cho

Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình mặt hàng dây cáp điện với tổng trị giá hợp
đồng là 817.248.000 đồng. Thực hiện hợp đồng, phía Công ty TNHH
Thuận Hoà Bình đã giao đủ hàng cho Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình và đến
ngày 2/5/2013 hai bên đối chiếu công nợ, theo đó số tiền Doanh nghiệp tư
nhân Vĩ Bình còn nợ lại là 577.248.000 đồng. Ngày 19/7/2013, Công ty
TNHH Thuận Hoà Bình khởi kiện đối với Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình yêu
cầu trả số tiền trên cùng tiền lãi phạt quá hạn theo hợp đồng.
Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 03/2008/KDTM-ST ngày
20/6/2008, Toà án nhân dân TP Huế đã quyết định (tóm tắt): Chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn; buộc bị đơn là Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình
phải trả cho Công ty TNHH Thuận Hoà Bình số tiền 671.222.974 đồng (gồm
nợ gốc là 577.248.000 đồng, lãi phạt quá hạn là 93.975.974 đồng).
Ngày 20/6/2008, ông Đỗ Hoàng Bình - Chủ Doanh nghiệp tư nhân Vĩ
Bình có đơn kháng cáo.

12


Tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 953/2014/KDTM-PT ngày
25/8/2008, Toà án nhân dân tỉnh TT Huế đã quyết định: Giữ nguyên bản án sơ
thẩm.
Xét thấy: Theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Luật Doanh nghiệp năm
2005 thì “Chủ Doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh
chấp liên quan đến doanh nghiệp”. Trong vụ án này, Toà án cấp sơ thẩm
và Toà án cấp phúc thẩm xác định Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình là bị đơn
đều là không đúng. Phải xác định bị đơn trong vụ án là ông Đỗ Hoàng Bình Chủ Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Bình.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ Viện kiểm sát đã phát hiện
Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm còn có sai sót khác về tố tụng:
các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự xuất trình đều là những bản

photocopy, không có công chứng, chứng thực và cũng không được Thẩm
phán tiến hành đối chiếu với bản gốc, nhưng Hội đồng xét xử vẫn căn cứ vào
các tài liệu này để giải quyết vụ án là không đúng quy định tại khoản 1 Điều
83 Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 mục 2 phần II Nghị
quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao.
Tóm lại, trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp
hợp đồng mua bán hàng hóa đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật,
trong thời gian qua Viện kiểm sát đã phối hợp chặt chẽ với Tòa Án để thực
hiện tốt công tác giải quyết các vụ án phức tạp trên địa bàn và trong phạm vi
chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế có nhiệm vụ góp
phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và
quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ

13


tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, đảm
bảo để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân trên địa bàn thành phố Huế đều phải được xử lý
theo pháp luật.
2.3. Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm sát việc
giải quyết các vụ tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Viện kiểm
sát nhân dân thành phố Huế
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì trong thời gian qua hoạt động
kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa của
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế còn gặp phải một số những khó khăn,
vướng mắc nhất định:
Thứ nhất, thông qua việc kiểm sát việc giải quyết vụ án từ khi thụ lý đến
khi đưa ra giải quyết thì cơ quan Viện kiểm sát phải làm việc nhiều với cơ

quan Tòa án nhưng trên thực tế thì tình hình số lượng vụ án trên địa bàn thành
phố rất nhiều, dẫn đến việc chuyển hồ sơ, thời gian gửi bản án còn chậm trễ,
đôi khi là còn thiếu sót hồ sơ, dẫn đến tình trạng mất thời gian trong quá trình
kiểm tra, giám sát.
Thứ hai, số lượng vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trên
địa bàn không nhiều, chiếm tỉ lệ nhỏ so với các vụ án khác, nên trong hoạt
động kiểm sát, Kiểm sát viên còn nhiều lúng túng khó khăn để tìm ra phương
hướng giải quyết.
Thứ ba, hệ thống pháp luật của chúng ta chưa đồng bộ, nhiều lĩnh vực
Bộ luật tố tụng hình sự còn chưa quy định cụ thể hoặc có quy định nhưng lại
chung chung, hay có quy định nhưng qua thời gian áp dụng đến nay không
còn phù hợp nữa cần phải bổ sung, điều chỉnh, thay thế.

14


3. Những vấn đề học tập được qua quá trình thực tập tại Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Huế
3.1. Những kiến thực học tập được qua quá trình thực tập tại Viện kiểm
sát
Thông qua quá trình thực tập tại Viện kiểm sát đã mang lại cho tôi
những kinh nghiệm bổ ích, góp phần củng cố và hoàn thiện thêm những kiến
thức đã được học làm tiền đề cho việc nghiên cứu và công tác truy tố, kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của ngành Viện kiểm sát cũng như quá trình công
tác thực tiễn sau này.
Thứ nhất, nhận biến được sự khác biệt trong cơ cấu tổ chức và hoạt
động của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế có gì khác biệt so với Viện
kiểm sát của các tỉnh khác trong cả nước.
Thứ hai, thông qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự, vào sổ bút lục
các vụ án, đã giúp bản thân tôi hiểu rõ hơn về quá trình điều tra truy tố, giám

sát hoạt động của Viện kiểm sát, để một vụ án dân sự được đưa ra xét xử
trước pháp luật thì hồ sơ bao giồm những gì, cơ quan nào tham gia trong quá
trình tố tụng, cách thức thu thập chứng cứ và việc giám sát quá trình xét xử
của Toà án.
Thứ ba, qua việc tham dự các phiên toà, cùng với kiểm sát viên của
Viện kiểm sát cho thấy được sự phối hợp giữa cơ quan trong quá trình điều
tra, truy tố, xét xử.
Trong thời gian thực tập tại cơ quan, cá nhân tôi đã thực hiện được một
số hoạt động như theo hẹn, đem theo các hồ sơ liên quan đến trình hẹn đúng
giờ, đúng người, trao đổi thẳng thắn với người hướng dẫn, ghi nhận đầy đủ
và chính xác những gì được dặn dò để thực hiện đúng.
Tuy thời gian tiếp xúc trực tiếp những hoạt động chính của Viện kiểm sát
không dài, nhưng qua quá trình thực tập thi tôi được học và tiếp cận với

15


những hoạt động của ngành và đặc biệt là tiếp cận với các hoạt động từ truy
tố, nghiên cứu cáo trạng và bản án khác đã mang lại cho bản thân tôi nhiều
kiến thức mới mẻ, thiết thực và được bổ sung thêm một cách rõ rang, phục vụ
cho chuyên môn sau này. Giúp tôi nắm vững những kiến thức mà mình đã học
tập nghiên cứu trước đây và vận dụng có hiệu quả vào thực tế, ngoài ra đã học
hỏi được kinh nghiệm từ thực tiễn và rút ra được rất nhiều bài học quý báu
sau khi kết thúc thời gian thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế.
Ngày đầu tiên đến cơ quan, tôi đã được cơ quan tiếp nhận một cách tận
tình, được sở giới thiệu về hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, công việc chính
của Viện kiểm sát cũng như phân công cán bộ kiểm sát viên hướng dẫn tôi
trong quá trình thực tập, được tiếp cận với hoạt động công việc chính của
ngành. Tôi đã có cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học áp dụng vào thực
tiễn làm việc tại Viện kiểm sát.

Sau khi được hướng dẫn, giới thiệu về cơ câu tổ chức của Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Huế, cũng như việc phổ biến nội quy làm việc, giúp tôi
hiểu được việc tổ chức và hoạt động cũng như chức năng nhiệm vụ của phòng
dân sự như thế nào và làm việc ra sao. Tôi cũng được tham gia vào các cuộc
họp, các buổi làm việc của phòng với các cán bộ kiểm sát viên cơ sở. Từ đó,
biết được trưởng phòng phân công nhiệm vụ cho các chuyên viên làm việc
như thế nào trong cuộc họp, cho tôi nhiều kinh nghiệm và bài học trong việc
tổ chức và quản lý. Công việc được phân công rõ ràng và khoa học, không có
tình trạn chuyên viên tư pháp từ chối làm côn việc của mình khi các yêu cầu
của người dân đúng pháp luật. Từ đó tôi có thể đúc rút một số kinh nghiệm,
bước đầu làm tiền để vận dụng những kiến thức lý luận mà bản thân đã học và
nghiên cứu được ở trường đại học vào thực tiễn công việc sau này.
3.2. Những kỹ năng đạt được qua quá trình thực tập tại Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Huế

16


Việc thực tập trong cơ quan nhà nước tạo cơ hội cho mỗi sinh viên
được làm quen với môi trường nề nếp kỷ luật và tinh thân tập thể. Qua thời
gian thực tập tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế, tôi cũng tích luỹ
được một số kỹ năng nhất định như: việc đọc hồ sơ, phân tích vụ án, làm báo
cáo đề xuất, hướng giải quyết của vụ án dân sự và việc dân sự, kỹ năng giao
tiếp, làm việc trong môi trường công sở, cách ứng xử trong công việc, xử lý
tình huống khó khăn, tạo mối quan hệ với mọi người một cách thân thiện
nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ trong cơ quan thực tập. Tôi còn
học hỏi được kỹ năng bố trí công việc hợp lý. Bên cạnh đó, tôi còn bổ sung
được các kỹ năng soạn thảo văn bản như: báo cáo, trích cứu bút lục, tham gia
vào các phiên toà.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập tương đối ngắn, cũng như đây là lần

đầu tiếp xúc, làm việc trong môi trường hành chính nên bản thân tôi đã gặp
phải một số hạn chế.
4. Một số kiến nghị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm Sát
Nhân Dân Thành Phố Huế và hoàn thiện việc áp dụng pháp luật trong vụ
án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Viện kiểm sát nhân dân
thành phố Huế
4.1. Kiến nghị chung
Qua quá trình thực tập và nghiên cứ hồ sơ vụ án tại Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Huế, với kiến thức và kinh nghiệm hạn chế của bản thân,
tôi xin đưa ra một vài kiến nghị như sau:
- Cần tăng cường công tác phối hợp giải quyết vụ án
giữa Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế.
- Thường xuyên xây dựng các chuyên môn nghiệp
vụ, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn về công tác thực hành quyền công
tố và kiểm sát hoạt động tư pháp để toàn thể cán bộ, công chức học tập, rút

17


kinh nghiệm nhằm nâng cáo chất lượng công tác kiểm sát. Tuy nhiên các hoạt
động nêu trên phải đước đầu tư kỹ càng, có chất lượng, tránh tình trạng tổ
chức tràn lan, cán bộ tập huấn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc không có kỹ
năng truyền đạt, tài liệu phổ biến sơ sài, hiệu quả thấp
- Trang bị tốt hơn cơ sở vật chất, các trang thiết bị
hiện đại để phát huy tính năng động cũng như hiệu quả công việc
4.2. Kiến nghị cụ thể
Một là, về phía Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế nên
thường xuyên chỉ đoạ, rà soát việc giải quyết các hồ sơ tồn, phối hợp với Tòa
án chặt chẽ và thông suốt để đạt kết quả tốt hơn.
Hai là, về quyền kiến nghị của Viện Kiểm sát, Theo quy định của Bộ

luật Tố tụng Dân sự, thì chưa quy định chế tài khi Toà án không chấp hành
văn bản kiến nghị của VKS; mặc dù có đầy đủ căn cứ cho rằng Toà án đã vi
phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự. Vì vậy những văn
bản kiến nghị yêu cầu Toà án khắc phục vi phạm của Viện kiểm sát trong tố
tụng dân sự, chưa thật sự phát huy được tính hiệu quả và nhiều khi chỉ mang
tính hình thức. Để khắc phục vướng mắc này, Bộ luật Tố tụng Dân sự cần bổ
sung quy định “Khi có căn cứ cho rằng, Toà án có vi phạm pháp luật trong
quá trình thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự nhưng chưa đến mức phải kháng
nghị thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị yêu cầu Toà án khắc phục vi phạm.
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của
Viện kiểm sát, Toà án phải gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết kiến nghị
cho Viện kiểm sát đã ban hành kiến nghị”
Ba là, về việc phát biểu ý kiến của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 197 thì khi tham gia phiên tòa sơ thẩm Kiểm
sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Tuy

18


nhiên, Điều 234 lại quy định Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa sơ thẩm chỉ
phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết
vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử .... là mâu thuẫn, hơn nữa khi kiểm sát
viên phát biểu về việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng, người
tham gia tố tụng thì các đương sự không hiểu là Viện kiểm sát phát biểu về cái
gì vì họ cho rằng phát biểu đó không có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án
nên vai trò của kiểm sát viên trong phiên tòa dân sự không được coi trọng, đề
nghị sửa đổi Điều 234 cho phù hợp với Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Bốn là, nên thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật cho doanh
nghiệp, tổ chức kinh doanh trong thành phố để mọi người hiểu và nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước.

Năm là, Về việc thông báo sửa chữa, bổ sung bản án: Điều 240 Bộ luật
Tố tụng Dân sự quy định việc thông báo sửa chữa, bổ sung bản án nhưng
không ấn định trong thời hạn nào Toà án được quyền sửa chữa, bổ sung, nên
dẫn đến việc có bản án Toà án đã ban hành nhưng rất lâu sau mới có thông
báo sửa chữa, bổ sung, đính chính bản án, gây khó khăn trong quá trình thi
hành bản án. Đề nghị có quy định rõ về thời hạn được đính chính, bổ sung
bản án trong tố tụng dân sự.

19


KẾT LUẬN
Trên đây là những phân tích, đánh giá và những kiến nghị của em về tình hình
hoạt đồng kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán
hàng hóa của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế. Tuy nhiên, do không có
điều kiện để kiểm tra hồ sơ một cách đầy đủ nhất ở mọi khâu trong quá trình
giải quyết vụ án, do thời gian nghiên cứu về chuyên đề không nhiều mặt khác
còn có những hạn chế nhất định do bước đầu làm quen với việc nghiên cứu,
bản thân còn nhiều hạn chế nhất định về trình độ kiến thức, khả năng diễn đạt,
…nên báo cáo chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy
em rất mong được sự góp ý chân thành của thầy cô quan tâm đến đề tài này
giúp em nâng cao hơn nữa, hoàn thiện hơn nữa kỹ năng nghiên cứu phục vụ
cho công việc sau này.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU SƯU TẦM
1. Hồ sơ vụ án kinh doanh thương mại số 35/2013/KDTM ngày
25/03/2013 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa

nguyên đơn là công ty cổ phần An Phú – Thừa Thiên Huế và bị đơn là
công ty cô phần Vinacomex Đà Nẵng.

21



×